1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON ĐIỀU TRỊ BẰNG THẮT ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Trang 2

ĐÀO CÔNG HÙNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON ĐIỀU TRỊ BẰNG THẮT ỐNG ĐỘNG MẠCH

TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 8720106.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS LÊ HỒNG QUANG 2 PGS TS PHẠM VĂN ĐẾM

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

TS.BS Lê Hồng Quang và PGS.TS Phạm Văn Đếm, những người thầy đã tận tụy dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn, đã dành thời gian đọc và cho tôi những đóng góp vô cùng quý báu để hoàn chỉnh luận văn

Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và toàn thể cán bộ nhân viên Bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là tập thể bác sĩ, điều dưỡng Trung tâm Sơ sinh, Trung tâm Tim mạch trẻ em, Phòng Kế hoạch Tổng hợp và các đồng nghiệp của Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cổ vũ tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè thân thiết, những người đã luôn động viên khích lệ và hết lòng ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2024

Học viên

Đào Công Hùng

Trang 4

Tôi xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS Lê Hồng Quang và PGS.TS Phạm Văn Đếm

2 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này !

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2024

Người viết cam đoan

Đào Công Hùng

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Một số định nghĩa về ống động mạch và sơ sinh 3

1.2 Phôi thai học và tiến triển tự nhiên của ống động mạch 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24

2.2 Đối tượng nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.4 Các biến số nghiên cứu 27

2.5 Xử lý số liệu: 30

2.6 Đạo đức nghiên cứu 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32

3.2 Kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 42

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 50

4.1 Đặc điểm lâm sàng chung của đối tượng nghiên cứu 50

4.2 Kết quả phẫu thuật thắt ống động mạch 55

4.3 Các yếu tố liên quan 63

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 6

LA: NCPAP:

WHO: ALĐMP: Dd:

Ds:

ĐMC: ĐMP: Hatt: Hattr: HATB: ÔĐM: TAĐMP: TBS: TLN: TLT: XN: XQ:

patent ductus arteriosus Left Atrium

Nasal Continuous Positive Airway Pressure

World Health Organization

huyết động Nhĩ trái

Thở áp lực dương liên tục qua mũi

Tổ chức Y tế thế giới Áp lực động mạch phổi

Đường kính thất trái cuối tâm trương

Đường kính thất trái cuối tâm thu

Động mạch chủ Động mạch phổi Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Huyết áp trung bình Ống động mạch

Tăng áp động mạch phổi Tim bẩm sinh

Thông liên nhĩ Thông liên thất Xét nghiệm X- Quang

Trang 7

Bảng 1.2 Phân loại kích thước ÔĐM trên siêu âm tim 16

Bảng 3.1 Tình trạng lâm sàng tại thời điểm vào viện 34

Bảng 3.2 Thông số nhịp tim trước phẫu thuật 37

Bảng 3.4 Đặc điểm một số thông số siêu âm-Doppler tim trước phẫu thuật 39 Bảng 3.5 Bảng đặc điểm ống động mạch 40

Bảng 3.6 Tỷ lệ và mức độ hở van tim kèm theo 42

Bảng 3.7 Sự thay đổi của các thông số trên siêu âm Doppler tim 43

Bảng 3.8 Sự thay đổi huyết động trước và sau phẫu thuật thắt ÔĐM 44

Bảng 3.9 So sánh chỉ số tim ngực trên phim XQ trước và sau phẫu thuật 45

Bảng 3.10 So sánh điểm Silverman trước - sau phẫu thuật 45

Bảng 3.11 Sự thay đổi về khí máu của nhóm bệnh nhân thở máy trước và sau phẫu thuật 46

Bảng 3.12 Theo dõi bệnh nhân tử vong 47

Bảng 3.13 Các yếu tố liên quan với tỉ lệ tử vong 48

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa thở máy và thời gian nằm viện 49

Trang 8

Hình 1.4 Hình ảnh phẫu thuật thắt ống động mạch 20

Hình 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính 32

Hình 3.2 Phân bố bệnh nhân theo cân nặng 33

Hình 3.3 Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai 33

Hình 3.4 Phân bố bệnh nhân được hỗ trợ surfactant theo các nhóm tuổi thai 35

Hình 3.5 Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội khoa và không điều trị nội khoa trước phẫu thuật 36

Hình 3.6 Tỉ lệ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương trên 25 mmHg.37 Hình 3.7 Tiếng thổi ở tim trước điều trị 41

Hình 3.8 Tỉ lệ bệnh nhân tử vong theo dõi trong 3 tháng sau phẫu thuật… 43

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Còn ống động mạch (CÔĐM) ở trẻ sơ sinh là một tình trạng tim bẩm sinh do ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kì bào thai không đóng lại sau khi sinh CÔĐM là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 3 chỉ sau thông liên thất và thông liên nhĩ, chiếm tỉ lệ khoảng 5% đến 10% ở trẻ sơ sinh đủ tháng [1],[2],[3] và lên đến hơn 50% ở trẻ non tháng [4] CÔĐM là nhóm tim bẩm sinh có luồng shunt trái – phải, bệnh có thể diễn biến âm thầm không có triệu chứng nhưng hầu hết sẽ tiến triển làm ảnh hưởng chức năng hô hấp, giãn thất trái, nhĩ trái và cuối cùng là suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, ngoài ra với trẻ sinh non ống động mạch lớn còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác là viêm ruột hoại tử, xuất huyết não thất và loạn sản phế quản phổi [1],[5],[6] Vì vậy CÔĐM ở trẻ em cần được chẩn đoán sớm, kịp thời để lựa chon được phương pháp điều trị hiệu quả [2],[7],[8]

Tại Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi năm có khoảng từ 4000 – 4500 trẻ sơ sinh nhập viện, trong đó trẻ sơ sinh non tháng chiếm 52%, nhu cầu điều trị đóng ống động mạch là rất lớn, ước tính khoảng 400 – 600 trẻ/năm [9] Phương pháp cổ điển điều trị CÔĐM đối với trẻ đẻ non là theo dõi ống đóng tự nhiên hoặc đóng ống bằng thuốc [7],[10] Trong các trường hợp đặc biệt, chống chỉ định hoặc điều trị nội khoa thất bại, ống động mạch có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thắt ống động mạch [11],[12],[13] Trong nhiều năm qua, kỹ thuật thắt ống động mạch được áp dụng tại nhiều trung tâm ở Việt Nam [14] Tuy nhiên huyết động học của tim sau phẫu thuật có thay đổi không và thay đổi đến mức nào? Tính an toàn và hiệu quả trên trẻ sơ sinh đẻ non còn chưa được ghi

nhận nhiều Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh đẻ non điều trị bằng thắt ống động mạch tại

Trang 10

điều trị phẫu thuật thắt ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương 2 Nhận xét kết quả điều trị trẻ sơ sinh đẻ non có chỉ định phẫu thuật thắt ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Một số định nghĩa về ống động mạch và sơ sinh

Bệnh còn ống động mạch (patent ductus arteriosus) là bệnh tim bẩm sinh không tím rất thường gặp do còn tồn tại ống nối giữa động mạch phổi (ĐMP) và động mạch chủ (ĐMC) xuống cách 5-10 mm so với động mạch dưới đòn trái Ống động mạch (ÔĐM) thường có hình nón với đầu nhỏ hơn phía ĐMP, có nhiều hình dạng ống: thẳng hoặc thắt hẹp nhiều chỗ [15] Hình dạng hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng là ống động mạch có dạng hình ống

Chiếm khoảng 10% trong số bệnh tim bẩm sinh, tỉ lệ Nam/Nữ = 1/3 Tồn tại ống động mạch ở trẻ non tháng (persistance ductus ateriosus): Ở bào thai, tâm thất phải bơm và nhận khoảng 2/3 tổng cung lượng tim Tuy nhiên, do sức cản của phổi còn rất cao trong thời kỳ bào thai (cao gấp 5 lần sức cản hệ thống), nên phần lớn máu từ thất phải bơm lên động mạch phổi sẽ qua ống động mạch đổ vào động mạch chủ xuống, 65% cung lượng tim vào động mạch phổi, nhưng chỉ có 8% máu qua phổi Ống động mạch sẽ giúp cho sự lưu thông máu của trẻ từ phổi (lúc này chưa hoạt động) về tim, giúp cho trẻ nhận được oxy từ tuần hoàn bánh rau của mẹ Sau khi sinh, sự thích ứng của tuần hoàn phụ thuộc vào việc đóng ống động mạch trong những ngày đầu đời Ở trẻ non tháng, việc đóng ống động mạch thường không xảy ra do cấu trúc chưa trưởng thành và phản ứng với các cơ quan điều hòa trương lực ống động mạch (ví dụ, oxy) Một cơ chế khác nữa là sự mở lại của ống động mạch sau đóng, việc mở lại ống động mạch có thể là do tác động tương tự của việc sinh non làm giảm phản ứng của ống động mạch với các yếu tố thúc đẩy co thắt ban đầu tại thời điểm sinh Theo các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ còn ÔĐM tỉ lệ nghịch mức độ non tháng và cân nặng của trẻ [3],[4],[16] Còn ống động

Trang 12

máu đến phổi trong bối cảnh trẻ sinh non có thể dẫn đến phù phổi, suy hô hấp và giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa, thận và não Tỷ lệ mắc bệnh còn ống động mạch (tức là ống động mạch còn mở sau 3 ngày đầu sau sinh) có thể lên đến hơn 50% ở trẻ non tháng dưới 28 tuần tuổi thai Mặc dù tỷ lệ đóng tự phát ở những trẻ này cao, nhưng thực tế trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 60% đến 70% trẻ non tháng <28 tuần tuổi thai phải can thiệp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật ống động mạch sau đó [16]

Định nghĩa sơ sinh non tháng và nhẹ cân [17] Sơ sinh non tháng: ít hơn 37 tuần thai (258 ngày) Trong đó:

(1) Non tháng muộn: 34 tuần 0/7 - 36 tuần 6/7; (2) Non vừa: 32 đến 33 6/7 tuần; (3) Rất non tháng: <32 tuần 0/7; (4) Cực non tháng: <28 tuần 0/7

Tính ngày tuổi thai từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh cuối Ngày thụ thai được cho là khoảng 2 tuần sau ngày thứ nhất của chu kỳ kinh cuối

Trẻ sơ sinh cân nặng thấp

Trẻ cân nặng thấp hay nhẹ cân (Low birth weight) là trẻ có cân nặng lúc sinh <2500 gram

Trong đó:

(1) Nhẹ cân vừa: 1500 – 2499 gram (Moderate low birth weight); (2) Rất nhẹ cân: 1000 – 1499 gram (Very low birth weight); (3) Cực nhẹ cân: <1000 gram (Extremely low birth weight)

Trang 13

1.2 Phôi thai học và tiến triển tự nhiên của ÔĐM

1.2.1 Phôi thai học:

Hệ thống mạch máu của bào thai bắt đầu từ mầm nội mạc tạo ra đám rối nội mạc của trung bì nội tạng Sự phát triển của động mạch bắt đầu với quá trình biệt hoá các tế bào thành tế bào cơ trơn Trong quá trình hình thành cung động mạch chủ, có sự tham gia của các tế bào như tế bào mào thần kinh (neural crest cell), tế bào cơ trơn, và các tế bào thần kinh bao quanh cung động mạch Ống động mạch là một phần của cung động mạch chủ thứ 6 ở bên trái ở bào thai người phát triển bình thường tạo ra ống nối giữa ĐM phổi đến quai ĐM chủ (hình 1.1) Mặc dù có cùng nguồn gốc phôi thai, nhưng tổ chức cơ trơn ở thành ống động mạch hình thành và phát triển rất sớm, trong cùng thời điểm ở các động mạch lớn chỉ phát triển tổ chức chun Tổ chức chun của thành ống động mạch ít hơn so với động mạch chủ và động mạch phổi [18] Hiện nay vẫn còn chưa rõ nguyên nhân của chương trình biệt hoá đặc hiệu và sự trưởng thành sớm về tổ chức học duy nhất có ở ống động mạch

Hình 1.1 Phát triển phôi thai học ống động mạch [18]

Trang 14

Ở giai đoạn cuối của thời kỳ bào thai, cấu trúc ống động mạch thay đổi để chuẩn bị cho quá trình đóng ống [18] Vào quí hai của thời kỳ bào thai, ÔĐM có cấu trúc gồm bế bào cơ và 1 màng chun nội mạc đơn hay đôi khu trú và lớp dưới mội mạc rất mỏng Giai đoạn tiếp theo, lớp dưới nội mạc dày lên do hiện tượng tăng sinh nội mạc tạo lồi dưới nội mạch (Intima cushion) Giai đoạn trưởng thành: màng chun nội mạc bị đứt đoạn do tế bào cơ trơn ở lớp cơ trung mạc xâm lấn vào lớp dưới nội mạc, lồi nội mạc tiếp tục phát triển sâu vào trong lòng ống Ở bào thai đủ tháng đường kính ống động mạch khoảng 10 mm, giống như là đường kính động mạch chủ xuống Trong bào thai co thắt cơ trơn ống động mạch bị ức chế bởi nồng độ Prostaglandins tuần hoàn và tại chỗ và bởi phân áp oxy trong máu thấp

Sau khi sinh ÔĐM đóng qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn ÔĐM co thắt: xảy ra ngay những giờ đầu sau sinh do phân áp oxy trong máu tăng cao cùng với sự dầy lên của lớp dưới nội mạc (tạo nhú nội mạc) ÔĐM co thắt gây ra tình trạng thiếu máu, oxy cho thành ống động mạch, đây là điều kiện quan trọng để khởi phát đóng ÔĐM giải phẫu

Giai đoạn đóng ÔĐM giải phẫu: đặc chưng bởi sự thoái hoá và chết các tế bào cơ trơn và các tế bào nội mạc chuyển thành cấu trúc vĩnh viễn là dây chằng động mạch [19] Quá trình này thường hoàn thành trong vòng 2 – 3 tuần

Sự tồn tại ÔĐM sau sinh là một tình trạng bất thường, các nghiên cứu giải phẫu bệnh đã phân biệt 2 nhóm còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh [18] :

Bệnh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng (Patent Ductus Arteriosus):

Trang 15

Tồn tại ống động mạch sau sinh ở trẻ đẻ non là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành về mặt cấu trúc Vì vậy quá trình đóng ống động mạch chức năng và giải phẫu sẽ không hoàn toàn trong vòng vài ngày sau đẻ (hay còn gọi là chậm đóng ống động mạch) Tỉ lệ mắc còn ống động mạch tỉ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh trẻ < 1000g: 42%, 1- 1,5kg: 21%, 1,5 – 1,75g: 7%, nguy cơ tăng lên khi trẻ bị suy hô hấp [20]

Các nghiên cứu tổ chức học ở bào thai non tháng, trẻ sơ sinh non tháng và trẻ sơ sinh đủ tháng đã kết luận không thể tiên đoán rằng ống động mạch trưởng thành nhanh tại thời điểm ra đời của trẻ Các nghiên cứu cũng cho thấy mức độ trưởng thành về tổ chức học của ống động mạch không tương ứng một cách đặc hiệu với một giai đoạn trưởng thành nào của bào thai Ở những trẻ sơ sinh rất non tháng, ống động mạch cũng có thể tạo ra các biến đổi tổ chức học (tạo nhú nội mạc, chết tế bào) tương đương như trẻ đủ tháng và làm đóng ống động mạch hoàn toàn

Bệnh còn ống động mạch bẩm sinh (Persistance Ductus Arteriosus): Sự tồn tại ống động mạch ngoài 3 tháng tuổi, ở trẻ đủ tháng được gọi là bệnh còn ống động mạch bẩm sinh Tỉ lệ mắc bệnh CÔĐM chiếm 13,5% bệnh tim bẩm sinh Ống động mạch ở trẻ đẻ đủ tháng và trẻ em có thể coi là các dị tật bẩm sinh nguyên phát của thành động mạch Sự thay đổi cấu trúc của ống động mạch cho quá trình đóng ÔĐM sinh lý không xảy ra, lớp dưới nội mạc vẫn gắn chặt với lớp chun nội mạc Không có hiện tượng xâm nhập ngược của nội mạc và sự di cư của tế bào cơ trơn vào lớp dưới nội mạc [21]

Như vậy sự biệt hoá và trưởng thành của ống động mạch xảy ra rất sớm trong thời kỳ bào thai và chuẩn bị cho quá trình đóng ống động mạch sau sinh Sự chậm đóng của ống động mạch chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh non tháng cần được phân biệt với bất thường cấu trúc mạch của bệnh còn ống

Trang 16

có tác dụng điều trị bệnh còn ống động mạch bẩm sinh

1.2.3 Sự đóng ống động mạch và một số yếu tố ảnh hưởng

Sau khi trẻ ra đời, ngay những nhịp hô hấp đầu tiên sức cản mạch phổi giảm nhanh chóng và sức cản mạch hệ thống tăng lên làm ngay lập tức giảm dòng shunt phải sang trái qua ÔĐM Lưu lượng máu qua ÔĐM giảm cùng sự

thay đổi của các yếu tố duy trì ÔĐM làm thúc đẩy sự đóng của ống

Prostaglandin E2 (PGE2): Mức độ mở của ÔĐM trong bào thai phụ thuộc nồng độ Prostaglandin E2 trong máu tuần hoàn Nghiên cứu cho thấy nồng độ Prostaglandin E2 sau sinh ở trẻ không suy hô hấp giảm xuống bình thường sau một vài giờ Ngược lại ở trẻ có suy hô hấp nồng độ Prostaglandin

E2 vẫn ở mức cao giúp duy trì sự thông thương của ÔĐM [7]

Áp lực oxy máu động mạch: Hầu hết cơ trơn bình thường đáp ứng với áp lực oxy máu cao bằng cách co mạch và ngược lại khi áp lực oxy máu thấp thì cơ trơn giãn ra ÔĐM cũng chịu tác động của nồng độ oxy như mạch máu khác nhưng cường độ lớn hơn Vì vậy sau khi sinh do quá trình trao đổi khí ở phổi, phân áp oxy tăng lên nhanh chóng, là nguyên nhân kích thích gây đóng

ÔĐM [22],[23]

Nitric oxide: Nitric oxide (NO) có tác dụng điều hòa giãn nở ÔĐM ở trẻ sơ sinh nhưng chất này không có trong máu thời kì bào thai Lúc này, nồng độ oxy thấp gây giãn ÔĐM nhưng không chịu ảnh hưởng của NO Tuy nhiên sau khi ra đời, NO được tổng hợp bởi các tế bào nội mô tăng lên sẽ “cộng hưởng” cùng nồng độ oxy thấp gây mở ÔĐM [9]

Những thay đổi trên dẫn tới quá trình đóng ÔĐM chức năng do co thắt cơ trơn xảy ra trong 10-15 giờ đầu sau sinh Sau đó, quá trình tăng sinh sợi

Trang 17

của nội mạc bắt đầu và hoàn tất đóng ÔĐM về giải phẫu trong 2-3 tuần ÔĐM còn tồn tại sau 3 tháng được xem là bệnh lý [24]

1.3 Giải phẫu ÔĐM

Vị trí ÔĐM: Là một ống nối giữa ĐMC xuống với thân ĐMP hoặc ĐMP trái, nằm ngay dưới chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái Rất ít gặp ÔĐM bên phải hoặc ÔĐM hai bên ÔĐM thường có chiều dài chung từ 2-15 mm đường kính từ 5-15mm [25],[26]

Hướng đi: từ phía đầu ĐMP ống động mạch đi sang trái, lên trên và ra sau để nối với ĐMC, khi chụp hình mạch máu góc chụp cần nghiêng trái 90 độ và nghiêng phải 30 độ để hình ảnh thẳng góc nhất, hạn chế sai sót trong khi đo kích thước ÔĐM

Trẻ càng lớn thì cấu trúc ÔĐM càng bị vôi hóa, ít nguy cơ co thắt ống trong khi can thiệp nhưng làm tăng nguy cơ chảy máu, nguy cơ vỡ ống khi cặp, cắt ống

1.3.1 Hình thái ÔĐM theo phân loại của Krichenko

Dựa trên hình ảnh chụp mạch máu, dùng vị trí hẹp nhất của ÔĐM làm mốc xác định, có 05 nhóm được chia ra Riêng nhóm A và B dựa vào tương quan của đầu ống phía ĐMP với bóng khí quản mà được chia thành 3 dưới nhóm [27] :

Type A: “hình nón”, đầu ĐMC nở rộng, co thắt gần đầu ĐMP Type B: “cửa sổ”, rất lớn và ngắn

Type C: “hình ống”, không co thắt Type D: “phức tạp”, co thắt nhiều chỗ Type E: “giãn dài”, co thắt ở đầu xa

Trang 18

Hình 1.2 Phân loại ống động mạch theo Krichenko [27]

Trang 19

mạch làm tăng sức cản phổi, khi sức cản đó vượt qua sức cản hệ thống sẽ làm đảo chiều shunt thành phải qua trái (hội chứng Eisenmenger) [1]

Suy tim sung huyết: ÔĐM lớn, lưu lượng máu lên động mạch phổi nhiều dẫn đến dòng máu trở về tâm nhĩ trái và tâm thất trái tăng lên trong thì tâm trương Theo quy luật Starling, tim trái giãn ra để đáp ứng tăng gánh thể tích, dẫn đến suy tim trái tâm trương và cuối cùng giảm chức năng tống máu của tim, suy tim toàn bộ

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Tỷ lệ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ÔĐM khoảng 0,15- 0,3%, thường gặp ở OĐM kích thước nhỏ và vừa Ở bệnh nhân ÔĐM có tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, chỉ định đóng lỗ thông là cần thiết [13]

Hậu quả của tồn tại ÔĐM ở trẻ sinh non [3],[4] - Thiếu máu não cấp tính

- Xuất huyết não thất - Xuất huyết phổi - Suy hô hấp

- Viêm ruột hoại tử

- Loạn sản phế quản phổi, phụ thuộc hỗ trợ oxy - Tử vong do nhiễm trùng huyết, suy hô hấp

Các bệnh lý liên quan đến ÔĐM có nhiều khả năng xảy ra hơn xảy ra với một ÔĐM có ý nghĩa huyết động (hsPDA) Mặc dù định nghĩa về hsPDA vẫn còn khác nhau và thiếu sự đồng thuận, nó thường được cho là do các ÔĐM mà trên hình ảnh siêu âm tim và lâm sàng có bằng chứng về giảm tưới máu hệ thống và tăng tuần hoàn phổi quá mức [4],[16]

Độ lớn của shunt qua ÔĐM thường xác định mức độ nghiêm trọng của những dấu hiệu đó

Trang 20

Nhịp tim nhanh Không Có

Hỗ trợ hô hấp Không cần hỗ trợ hô hấp, nhu cầu oxy thấp, Sp02 và Pa02 ổn định

Cần hỗ trợ hô hấp xâm lấn hoặc không xâm lần

Tình trạng hô hấp xấu đi (tăng nhu cầu oxy hoặc lưu lượng khi thở oxy lưu lượng cao qua cannula, tăng PEEP, FiO2 khi thở NCPAP, thở máy xâm lần hoặc không xâm lần), thường xuyên giảm Sp02

Triệu chứng ở bụng Bụng mềm không chướng

Bụng chướng, không tiêu sữa, các triệu chứng khác nghi ngờ viêm ruột hoại tử

Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan

Không có Suy thận, viêm ruột hoại tử, giảm tưới máu cơ quan

Siêu âm tim, Dopple mạch máu (não, bụng)

Giãn nhĩ trái nhẹ: LA/Ao ≤ 1.2

Giãn nhĩ trái nặng: LA/Ao ≥ 1.4

Trang 21

Kích thước thất trái bình thường

Chức năng tâm thu bình thường EF ≥ 55%

Đường kính ÔĐM hẹp nhất ≤1 mm

Vmax qua ÔĐM ≥ 3 m/s

Dòng cháy trái phải tâm trương và tâm thu ≥ 2m/s (PDA co thất hoặc sắp đóng)

Flow tâm trương và trung bình qua mạch máu phổi bình thường

Kháng trở động mạch não trước ≤ 0,75

Không đảo ngược dòng chảy tâm trương ĐMC xuống

Giãn thất trái nặng

Rối loạn chức năng tâm thu EF < 50%

Đường kính ≥ 2-3mm (vị trí ÔĐM hẹp nhất) hoặc ≥ thân động mạch phổi

Vmax qua ÔĐM ≤ 2 m/s

Dòng chảy trái-phải qua ống / tâm trương ≥ 0,5m/s

Tăng flow tâm trương và trung bình qua mạch máu phổi

Giãn động mạch phổi nặng

Kháng trở động mạch não trước ≥ 0,9

Đảo ngược dòng chảy tâm trương ĐMC xuống

Trang 22

1.5.1 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

a) Đối với ÔĐM kích thước nhỏ - Áp lực động mạch phổi (ALĐMP) bình thường [1],[3],[5]

Lâm sàng ít có triệu chứng, tiếng thổi nghe thấy hoặc không Toàn trạng phát triển bình thường

b) Đối với ÔĐM kích thước trung bình, lớn – có tăng ALĐMP [1],[3],[5]

Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện 2-3 ngày sau sinh khi ALĐMP giảm xuống, trong một số trường hợp đặc biệt là trẻ đẻ non có sử dụng Surfactant triệu chứng suy tim có thể biểu hiện ngay trong ngày đầu tiên do sự giảm ALĐMP nhanh chóng Các triệu chứng thường gặp là:

Tiềng thổi ở tim: thổi liên tục hoặc thổi tâm thu, nghe rõ nhất ở khoang liên sườn II cạnh ức trái

Mỏm tim đập mạnh ( tăng động trước tim trái)

Mạch nảy do khoảng dao động huyết áp tâm thu và tâm trương lớn, thường trên 25 mmHg

Triệu chứng khác: Thở nhanh, cơn ngừng thở, tăng nhu cầu oxy và nguy cơ thở máy kéo dài

Triệu chứng toàn thân: Chậm phát triển thể chất, chậm tăng cân, hay bị viêm phổi do máu lên phổi nhiều

c) Cận lâm sàng [1],[3],[5]

Xquang ngực: Có thể gặp hình ảnh cung dưới trái giãn, tăng tuần hoàn phổi

Trang 23

Điện tim: Hình ảnh tăng gánh tâm trương thất trái, các rối loạn nhịp đi kèm như loạn nhịp xoang, ngoại tâm thu, block nhĩ thất

1.5.2 Chẩn đoán CÔĐM

Các triệu chứng lâm sàng nêu trên là không đặc hiệu, có thể gặp trong các bệnh lý bẩm sinh khác như cửa sổ chủ phế, thông động tĩnh mạch Chụp X quang tim phổi và điện tâm đồ gợi ý cho cho chẩn đoán nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu thấp Chẩn đoán xác định CÔĐM bằng siêu âm tim Thông tim và chụp mạch được chỉ định khi can thiệp đóng ÔĐM bằng dụng cụ hoặc trong những bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp

1.6 Vai trò của siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán xác định và hơn nữa, qua siêu âm tim cho phép chẩn đoán các dị tật tim bẩm sinh kèm theo khác, đặc biệt trong các trường hợp tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch

Hình 1.3 Các chỉ số đánh giá trên siêu âm tim [28]

Trang 24

1.6.1 Phân loại ÔĐM theo kích thước trên siêu âm tim

Bảng 1.2 Phân loại kích thước ÔĐM trên siêu âm tim [29],[30]

Thông số

Phân loại ÔĐM

Kích thước ÔĐM so với cân

1.6.2 Đánh giá áp lực động mạch phổi trên siêu âm [31],[32],[33]

Công thức ước tính ALĐMP thông qua siêu âm Doppler ALTP = ALĐMPtt = ALĐMC – 4V2

Trong đó: V là vận tốc tối đa dòng shunt qua ÔĐM (đo trên Doppler liên tục), ALĐMC là áp lực động mạch chủ chính là huyết áp tâm thu đo ở cánh tay bệnh nhân, ALTP là áp lực thất phải thường tương đương với ALĐMP tâm thu nếu không có chênh áp giữa buồng thất phải và động mạch phổi

Phân loại tăng ALĐMP theo áp lực ĐMP tâm thu (ALĐMPtt)

Trang 25

Tỉ lệ ALĐMP tâm thu/HA tâm thu: Tăng áp lực ĐMP ở các mức độ Nhẹ: ALĐMPtt > 35 mmHg và nhỏ hơn 50% HATT

Trung bình: ALĐMPtt từ 50% đến 75% HATT Nặng: ALĐMPtt > 75% HATT

Phân loại tăng ALĐMP theo ALĐMP trung bình: Nhẹ: 25 mmHg ≤ALĐMP trung bình ≤ 35 mmHg

Trung bình: 35 mmHg <ALĐMP trung bình ≤ 45 mmHg Nặng: ALĐMP trung bình > 45 mmHg

1.7 Điều trị bệnh còn ống động mạch

1.7.1 Điều trị nội khoa

Điều trị đóng ÔĐM bằng thuốc ở trẻ đẻ non dựa trên nguyên lý dùng các chất ức chế tổng hợp các PGE1 và PGI2 để thúc đẩy sự đóng ống Trước đây hay sử dụng Indomethacin nhưng có nhiều tác dụng phụ như giảm lưu lượng máu não, tổn thường thận, rối loạn chức năng tiểu cầu… nên hiện nay nhiều trung tâm sơ sinh sử dụng các thuốc ức chế Cyclo-oxygenase không chọn lọc như Ibuprofen, paracetamol [1],[9]

Đối với ÔĐM nhỏ, không triệu chứng lâm sàng mà chỉ phát hiện trên siêu âm cần dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng cách dùng kháng sinh dự phòng trước các thủ thuật xâm lấn như nhổ răng, thủ thuật tai mũi họng Theo dõi và tái khám định kì

Đối với ÔĐM lớn, điều trị nội khoa nhằm dự phòng viêm nội tâm mạc kết hợp giảm thiểu biến chứng bội nhiễm phổi, suy tim sung huyết, duy trì sự phát triển bình thường của trẻ [3],[34]

Trường hợp ÔĐM có hội chứng Eisenmenger: Điều trị nội khoa tránh làm tăng áp lực ĐMP, điều trị tình trạng đa hồng cầu, biến chứng tắc mạch [16]

Trang 26

1.7.2 Đóng ống động mạch qua thông tim

Lịch sử đóng ống động mạch qua thông tim

Người đầu tiên thực hiện phương pháp này là Porstmangn năm 1967 Ông đã thắt ÔĐM thành công với nút Ivalon Plug bằng cách luồn catheter với kích thước lớn (12-28 Fr) qua da

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân cần ngoại khoa can thiệp đạt tới 15% do các lý do: kích cỡ của dụng cụ không tương hợp với đường kính mạch máu hoặc có biến chứng mạch máu Năm 1976, Rashkind đã sáng chế ra dụng cụ giống cái dù, gọi là dụng cụ Rashkind [26]

Ngày nay đã có những dụng cụ phù hợp hơn cho đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh ( ADO, AS…) Tuy nhiên kỹ thuật can thiệp đóng ống động mạch qua da ở trẻ sơ sinh cũng đã có các nghiên cứu khuyên nên làm ở các trung tâm tim mạch lớn, bác sĩ làm can thiệp có kinh nghiệm

1.7.3 Phẫu thuật đóng ống động mạch

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật: Điều trị triệt để

Chi phí điều trị thấp Ít tai biến

Trong một số trường hợp như CÔĐM ở trẻ sơ sinh có triệu chứng suy tim ứ huyết, suy hô hấp sớm không đáp ứng với điều trị nội khoa; các trường hợp ÔĐM khổng lồ, ÔĐM có biến chứng (phình tách ống, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…) thì duy nhất có phương pháp ngoại khoa được chỉ định

Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật:

Trang 27

Bệnh nhân phải chịu một cuộc mổ với các tai biến có thể xẩy ra như tai biến liên quan đến gây mê, tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, tổn thương ống ngực, tổn thương dây thần kinh thanh quản, nhiễm khuẩn

Để lại sẹo mổ Thời gian nằm viện dài Đòi hỏi một thời gian nhất định để bệnh nhân bình phục

Trang 28

(3) Ống động mạch lớn và viêm ruột hoại tử Trong trường hợp này, phẫu thuật ống động mạch cần được tiến hành trước và có thể làm cải thiện tình trạng viêm ruột hoại tử (được coi như một trường hợp phẫu thuật ống động mạch cấp cứu)

Trang 29

Biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật: Chảy máu vết mổ

Chảy máu vị trí khâu đóng ÔĐM

Shunt tồn lưu hay gặp trong mổ thắt ÔĐM

Khàn tiếng hoặc mất tiếng do tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược

Năm 2010, trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung – Cam Ngọc Phượng đánh giá kết quả phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sinh non nhẹ cân BV Nhi Đồng 1 từ tháng 1/2009 đến tháng 10/2010 Có 9 trường hợp phẫu thuật thắt ống động mạch trong thời gian này Tuổi thai trung bình từ 31 ± 4 tuần và cân nặng lúc sinh trung bình khoảng 1750 ± 750 gram Trước mổ cả 9 trường hợp đều không thể cai máy hay NCPAP được Trong đó có 4 trường hợp đã được điều trị Ibuprofen 1 đến 2 đợt Tỉ lệ nhĩ trái/động mạch chủ (LA/Ao) trên siêu âm ≥ 1,5 ở 3 trường hợp Không có trường nào tử vong hay có biến chứng trong vòng 7 ngày sau mổ [35]

Năm 2018, Nghiên cứu của Lê Hồng Quang và Đỗ Đức Trực trên 34 trẻ sơ sinh còn ống động mạch được phẫu thuật thắt ống động mạch tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy: Phương pháp phẫu thuật thắt ống động mạch là an toàn Không có bệnh nhân tử vong liên quan quá trình phẫu thuật, hồi sức Không có shunt tồn lưu sau phẫu thuật 1 tuần

Trang 30

Tình trạng suy hô hấp, tỷ lệ tim ngực trên phim xquang ngực cải thiện rõ rệt sau 1 tuần Ba trẻ tử vong trong quá trình điều trị, do biến chứng của trẻ đẻ non, và nhiễm trùng bệnh viện cũng như tình trạng nặng của trẻ trước phẫu thuật [15]

Theo báo cáo của Avsar (2016) và cộng sự, mổ thắt ống động mạch tại giường cho trẻ nhỏ hơn 28 tuần tuổi và 1000 gram tại Bệnh viện Đại học Hanyang Seoul, kết quả là không có ca nào tử vong trong mổ, một ca tràn khí màng phổi được báo cáo như biến chứng muộn của phẫu thuật, có 5 trong số 26 trẻ tử vong, nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm khuẩn huyết (3 ca), còn 21 ca ra viện được trong thời điểm 86-238 ngày Theo dõi các ca bệnh trong 2 tháng đến 3 năm, vấn đề hay gặp nhất sau khi ra viện là bệnh phổi mạn [36]

Trong một nghiên cứu hồi cứu năm 2019 của Megan Foster và các cộng sự kéo dài trong 25 năm và trên 180 trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh cực thấp (<1000 gram) đánh giá các biên chứng ngắn hạn trên các trẻ sơ sinh này sau khi được phẫu thuật thắt ÔĐM cho kết quả: Tuổi thai trung bình là 24 tuần và cân nặng khi sinh trung bình là 680 gram Chỉ định phẫu thuật phổ biến nhất là thất bại điều trị với indomethacin chiếm tới 92% Có một trường hợp tử vong trong lúc phẫu thuật Số ngày thở máy trung bình là 38 ngày Các biến chứng ngắn hạn sau phẫu thuật được ghi nhận ở 44% bệnh nhân (Trong đó các biến chứng thường gặp cao nhất là 33% số bệnh nhân cần dùng thuốc vận mạch ngay sau phẫu thuật, 9% bị liệt dây thanh quản và 4% bệnh nhân tràn khí màng phổi) Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện và tỷ lệ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi giữa trẻ sơ sinh có và không có biến chứng khi thắt [37]

Trang 31

Nghiên cứu năm 2020 của Jun Ho Lee và các cộng sự tại Bệnh viện Đại học Hanyang Seoul trên 233 trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng dưới 1500 gram cho cho thấy rằng ở trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng dưới 1500 gram mắc còn ống động mạch không đáp ứng với điều trị nội khoa, nên được đóng ống động mạch sớm để giảm viêm ruột hoại tử nặng, xuất huyết não nặng, nhiễm trùng huyết Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: Tuổi thai trung bình và cân nặng khi sinh ở nhóm thắt ống động mạch thấp hơn đáng kể so với nhóm không thắt (p < 0,001) Đường kính ống ÔĐM > 2,0 mm (p < 0,001), điểm Apgar thấp sau 5 phút (p = 0,033) và viêm màng ối (p = 0,037) là những yếu tố dự báo khả năng phải điều trị phẫu thuật cho ÔĐM [11]

Trang 32

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân sơ sinh đẻ non được chẩn đoán còn ống động mạch và được phẫu thuật thắt ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Bệnh nhân sơ sinh đẻ non: Dưới 37 tuần tuổi

Được chẩn đoán xác định: còn ống động mạch đơn thuần, có shunt phải hoặc shunt 2 chiều (chủ yếu shunt trái-phải)

trái-Bệnh nhân đã được đưa ra thông qua hội đồng chuyên môn tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương và có chỉ định phẫu thuật thắt ống động mạch

Hồ sơ bệnh án đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu của nghiên cứu

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Các bệnh nhân không đảm bảo đủ các điều kiện kể trên và/ hoặc có một trong số những bất thường sau:

Bất thường nghiêm trọng về giải phẫu lồng ngực hoặc đốt sống Cha mẹ bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả lấy số liệu hồi cứu kết hợp tiến cứu Có 24 bệnh nhân hồi cứu và 16 bệnh nhân tiến cứu

Trang 33

2.3.2 Cỡ mẫu - phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu theo phương pháp mẫu thuật tiện, tất cả các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu được đưa vào nghiên cứu

Tiến cứu: Đối với các bệnh nhân được thắt ÔĐM từ tháng 01/03/2023 đến 1/12/2023

Trước khi phẫu thuật thắt ÔĐM:

Bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm cơ bản, chụp X-quang tim phổi thẳng, siêu âm tim qua thành ngực để xác định vị trí, kích thước của ống động mạch bởi ít nhất hai bác sỹ chuyên khoa tim mạch nhi

Tất cả các bệnh nhân được đưa ra thông qua hội đồng chuyên môn tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương và có chỉ định phẫu thuật thắt ống động mạch

Phẫu thuật thắt ÔĐM tại Bệnh viện Nhi Trung ương Sau phẫu thuật bệnh nhân được về khoa hồi sức sơ sinh

Trang 34

Sơ đồ nghiên cứu :

Bệnh nhi chẩn đoán xác định còn ống động mạch đơn thuần có shunt trái-phải hoặc shunt 2 chiều (chủ yếu shunt trái-phải) và đƣợc chỉ định phẫu

Khám lâm sàng, theo dõi cận lâm sàng (Siêu âm tim, XQ, XN máu) sau phẫu thuật 1 ngày

– 07 ngày Khai thác lâm sàng, cận lâm

sàng (Siêu âm tim, XQ, XN máu) sau phẫu thuật 1 ngày –

07 ngày

Khám lâm sàng, theo dõi siêu âm tim, XQ sau 02 tuần và 03 tháng

Khai thác lâm sàng kết quả siêu âm tim, XQ sau 02 tuần và 03 tháng

Trang 35

2.4 Các biến số nghiên cứu

- Tuổi thai: Cực non: Dưới 28w, Rất non: 28-36w6d, Non vừa: 33w6d, Non muộn: 34-36w6d

32 Cân nặng lúc sinh: Đơn vị: gram - Giời tính: Nam – Nữ

Tiếng rên thì thở ra Không Qua ống nghe Nghe được bằng tai + Silverman <3 điểm: không suy hô hấp

+ Silverman 3-5 điểm: có suy hô hấp + Silverman >5 điểm: suy hô hấp nặng

- Viêm phổi (viêm phế quản phổi) [38]: lâm sàng: nghe phổi có rale ẩm nhỏ hạt; Cận lâm sàng: hình ảnh viêm phế quản phổi; Hỗ trợ hô hấp (thở CPAP hay thở máy)

Xử lý số liệu

Trang 36

- Suy tim: Bệnh nhân được chẩn đoán và phân loại suy tim dựa vào các triệu chứng lâm sàng [40]

+ Nhịp tim nhanh: trên 160 nhịp/phút + Tiếng ngựa phi

+ Phù

+ Gan to > 2 cm dưới bờ sườn hoặc dấu hiệu gan đàn xếp + Tiểu ít < 1ml/kg/giờ

+ Khó thở, nhịp thở tăng > 60 lần/phút + Bú khó

+ Mồ hôi quá nhiều kể cả khi nghi ngơi

- Nhịp tim: Số nhịp tim trong 1 phút Lấy theo chỉ số đo trên mornitoring vào cùng 1 thời điểm là 10h trong ngày

- Huyết áp: Huyết áp tâm trương/Huyết áp tâm thu/Huyết áp trung bình Đơn vị: mmHg Lấy theo chỉ số đo trên mornitoring vào cùng 1 thời điểm là 10h trong ngày

- Chỉ số vận mạch VIS (vaso-active inotropic score): Được tính trên mỗi bệnh nhân

- Công thức tính chỉ số thuốc vận mạch [42] IS = Dopamin dose (µg/kg/min)

+ Dobutamin dose (µg/kg/min)

+ 100 x Epinephrine dose (µg/kg/min) VIS = IS + 10 x Milrinone dose (µg/kg/min) + 10.000 x Vasopressin dose (units/kg/min) + 100 x Norepinephrine dose (µg/kg/min)

IS: inotrope score; VIS: vaso-active inotropic score

Trang 37

- Chỉ số thuốc vận mạch được chia làm 2 nhóm: nhóm thấp với VIS ≤ 20 và nhóm cao với VIS > 20

- Tri giác: Đánh giá theo thang điểm AVPU

- Xuất huyết não – màng não: Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm thóp hoặc chụp cắt lớp vi tính sọ não

- Siêu âm tim

+ Đường kính ÔĐM: phía ĐMP, phía ĐMC Đơn vị: mm

+ Chiều shunt qua ÔĐM, Dòng chảy ngược thì tâm trương ĐMC xuống ở vị trí ÔĐM

+ PG max qua ÔĐM

+ Dd: Đường kính thất trái cuối tâm trương, được định nghĩa là chiều dài tính từ chỗ dày nhất thành sau đến vách liên thất trên trục dọc cạnh ức Đơn vị: mm [42]

+ EF: EF được định nghĩa là phần trăm thay đổi của thể tích thất trái ở cuối tâm trương đến đầu tâm thu, chỉ số này được tính theo công thức

EF(%) = (LVEDV − LVESV)/LVEDV × 100

+ Thông thường EF thay đổi trong khoảng 10-15% Khi EF giảm trên 10% trong khoảng giới hạn bình thường (>55%) hoặc giảm trên 5% trong khoảng thấp hơn 55% thì có ý nghĩa lâm sàng [44],[45]

+ ALĐMP: được tính bằng HAtt - chênh áp tối đa qua ÔĐM Đơn vị: mm Hg [31]

+ Bất thường cấu trúc kèm theo

+ Kích thước nhĩ trái: LA có thể được đánh giá bằng M-mode và siêu âm 2D đo khoảng cách thành sau động mạch chủ đến thành sau nhĩ trái Đơn vị: mm [46]

+ Đường kính gốc ĐMP và nhánh ĐMP phải, trái:

Trang 38

+ Đường kính động mạch chủ: Động mạch chủ gần nên được đo ở các mức sau ở trục dài parasternal xem tại thời điểm mở rộng tối đa: gốc động mạch chủ ở xoang của Valsalva, ngã ba xoang và động mạch chủ lên đi qua phía trước của động mạch phổi phải Đơn vị: mm [48]

- Kết quả điều trị: Tỷ lệ tử vong

Nguyên nhân tử vong

- Tính tần suất và tỉ lệ % đối với các biến định tính

- Kiểm tra tính chuẩn của các biến định lượng bằng test Wilk Các biến này được phân nhóm và trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu biến phân phối chuẩn hoặc theo trung vị và tứ phân vị thứ 25 và 75 nếu biến phân phối không chuẩn

Shapiro So sánh hai giá trị trung bình bằng Paired Samples Test (với biến chuẩn) hoặc Wilcoxon Signed Ranks Test (với biến không chuẩn)

2.6 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành với sự chấp thuận thông qua đề cương nghiên cứu và được sự đồng ý của Bệnh viện Nhi Trung ương

Trang 39

- Đây là một nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào quá trình điều trị của bệnh nhân

Trang 40

Trong thời gian từ 1/06/2022 đến 1/12/2023, có 40 bệnh nhân sơ sinh đẻ non còn ống động mạch đủ tiêu chuẩn đƣợc thu thập vào nghiên cứu

3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

3.1.1 Thông tin chung

Hình 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính

(n = 15)

NamNữ

Ngày đăng: 21/07/2024, 18:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phát triển phôi thai học ống động mạch [18]. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 1.1. Phát triển phôi thai học ống động mạch [18] (Trang 13)
Hình 1.2. Phân loại ống động mạch theo Krichenko [27]. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 1.2. Phân loại ống động mạch theo Krichenko [27] (Trang 18)
Hình 1.3. Các chỉ số đánh giá trên siêu âm tim [28]. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 1.3. Các chỉ số đánh giá trên siêu âm tim [28] (Trang 23)
Bảng 1.2. Phân loại kích thước ÔĐM trên siêu âm tim [29],[30]. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 1.2. Phân loại kích thước ÔĐM trên siêu âm tim [29],[30] (Trang 24)
Hình 1.4. Hình ảnh phẫu thuật thắt ống động mạch [14]. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 1.4. Hình ảnh phẫu thuật thắt ống động mạch [14] (Trang 28)
Sơ đồ nghiên cứu : - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Sơ đồ nghi ên cứu : (Trang 34)
Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính (Trang 40)
Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng (Trang 41)
Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai (Trang 41)
Bảng 3.1. Tình trạng lâm sàng tại thời điểm vào viện. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.1. Tình trạng lâm sàng tại thời điểm vào viện (Trang 42)
Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân đƣợc hỗ trợ surfactant theo các nhóm tuổi  thai. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.4. Phân bố bệnh nhân đƣợc hỗ trợ surfactant theo các nhóm tuổi thai (Trang 43)
Hình 3.5. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội khoa và không điều trị nội khoa  trước phẫu thuật - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.5. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội khoa và không điều trị nội khoa trước phẫu thuật (Trang 44)
Hình 3.6. Tỉ lệ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương   trên 25 mmHg. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.6. Tỉ lệ chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương trên 25 mmHg (Trang 45)
Bảng 3.2. Thông số nhịp tim trước phẫu thuật. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.2. Thông số nhịp tim trước phẫu thuật (Trang 45)
Bảng 3.4. Đặc điểm thông số siêu âm-Doppler tim trước phẫu thuật. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.4. Đặc điểm thông số siêu âm-Doppler tim trước phẫu thuật (Trang 46)
Bảng 3.5. Bảng đặc điểm ống động mạch trên siêu âm tim Doppler trước  phẫu thuật. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.5. Bảng đặc điểm ống động mạch trên siêu âm tim Doppler trước phẫu thuật (Trang 47)
Hình 3.7. Tiếng thổi ở tim trước điều trị. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Hình 3.7. Tiếng thổi ở tim trước điều trị (Trang 48)
Bảng 3.6. Tỷ lệ và mức độ hở van tim kèm theo. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.6. Tỷ lệ và mức độ hở van tim kèm theo (Trang 49)
Bảng 3.8. Sự thay đổi huyết động trước và sau phẫu thuật thắt ÔĐM. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.8. Sự thay đổi huyết động trước và sau phẫu thuật thắt ÔĐM (Trang 51)
Bảng 3.10. So sánh điểm Silverman trước - sau phẫu thuật. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.10. So sánh điểm Silverman trước - sau phẫu thuật (Trang 52)
Bảng 3.11. Sự thay đổi về khí máu của nhóm bệnh nhân thở máy trước  và sau phẫu thuật - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.11. Sự thay đổi về khí máu của nhóm bệnh nhân thở máy trước và sau phẫu thuật (Trang 53)
Hỡnh 3.8. Tỉ lệ bệnh nhõn tử vong theo dừi trong 3 thỏng sau phẫu thuật. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
nh 3.8. Tỉ lệ bệnh nhõn tử vong theo dừi trong 3 thỏng sau phẫu thuật (Trang 54)
Bảng 3.12. Theo dừi bệnh nhõn tử vong. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.12. Theo dừi bệnh nhõn tử vong (Trang 54)
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan với tỉ lệ tử vong. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan với tỉ lệ tử vong (Trang 55)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thở máy và thời gian nằm viện. - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thở máy và thời gian nằm viện (Trang 56)
Hình ảnh  Nhập viện   Trước can thiệp  Sau can thiệp  Bình thường - Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh Đẻ non Điều trị bằng thắt Ống Động mạch tại bệnh viện nhi trung Ương
nh ảnh Nhập viện Trước can thiệp Sau can thiệp Bình thường (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w