Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ sơ sinh đẻ non điều trị bằng phẫu thuật thắt ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

MỤC LỤC

VALUE ]

BÀN LUẬN

    Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 23 bệnh nhân chiếm 57,5% cần được hỗ trợ surfactant trước phẫu thuật thắt ống động mạch.Và các bệnh nhân này hầu hết ở nhóm có tuổi thai và cân nặng khi sinh thấp hơn nhiều so với các bệnh nhân không cần hỗ trợ surfactant. Vì vậy giả thuyết hỗ trợ surfactant ngay sau sinh lại là yếu tố liên quan thuận lợi cho sự không đóng đƣợc ống động mạch sinh lí trên lâm sàng có thể đƣợc ủng hộ, song cần có thêm nhiều nghiên cứu và trên số lƣợng bệnh nhân lớn hơn để đƣa ra kết luận. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến cho phổi của trẻ bị xẹp kèm theo sự chƣa hoàn thiện của lồng ngực khiến cho trẻ dễ suy hô hấp hơn, bên cạnh đó khi trẻ có ống động mạch lớn dòng máu từ trái qua phải làm mất cân bằng giữa thông khí và tưới máu phổi, kèm theo lưu lượng máu qua động mạch phổi tăng làm tăng nguy cơ phù phổi, giảm chức năng phổi lại là yếu tố thuận lợi cho quá trình suy hô hấp và viêm nhiễm [1].

    Điều này cho thấy phương pháp phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh là một phương pháp an toàn, có thể do cơ sở vật chất và kĩ thuật ngày càng phát triển cùng với tay nghề của các bác sĩ phẫu thuật và cũng nhƣ hồi sức sau mổ ngày càng đƣợc nâng cao. Theo tác giả Jun Ho Lee và cộng sự nghiên cứu trên 233 trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng dưới 1500 gram trong đó có 134 trẻ được phẫu thuật thắt ống động mạch, ghi nhận 2 trường hợp có shunt tồn lưu cần phẫu thuật lại ngay sau mổ [11]. Mặt khác, trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Trực (2018) tại Bệnh viện Nhi Trung ương không ghi nhận trường hợp nào có tai biến phẫu thuật, không có bệnh nhân tử vong trong phẫu thuật, điều này có thể giải thích rằng do sự khác biệt giữa hai nhóm đối tƣợng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Trực phần lớn là những trẻ đủ tháng, có mức độ trưởng thành phổi tốt hơn so với nhóm đối tƣợng của chúng tôi là trẻ sơ sinh non tháng.

    Phần lớn nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là nhóm bệnh nhân đẻ non nên có tình trạng suy hô hấp nặng và viêm phổi phải thở máy trước phẫu thuật thắt ống động mach cao, có đến 27 bệnh nhân chiếm đến 67,5%, trong đó có 20 trẻ rút ống nội khí quản trước 2 tuần, có 5 bệnh nhân rút nội khí quản sau 2 tuần, thời gian sớm nhất rút nội khí quản là sau 1 ngày,. Thời gian rút ống nội khí quản trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, Theo nghiên cứu của Raval (2007) trên 197 trẻ sơ sinh đẻ non đƣợc phẫu thuật thắt ống động mạch từ năm 1992 đến năm 2004 tại Bệnh viện Nhi Bắc Carolina thời gian trung bình rút ống nội khí quản đối với bệnh nhân thở máy trước phẫu thuật là 27 ngày, thời gian cai máy sớm trước 10 ngày chiếm 30% (54 trẻ) [55]. Nguyễn Thị Anh Vy (2006) khi nghiên cứu hiệu quả của indomethacin trên 33 trẻ còn ống động mạch, tác giả ghi nhận tất cả các phim chụp xquang ngực đều có tỷ lệ tim ngực trên 55%, không có trường hợp nào phát hiện cung động mạch phổi phồng, tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ tim ngực trước và sau khi điều trị bằng indomethacin thay đổi không có ý nghĩa thống kê [58].

    Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể giải thích tất cả trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn, tạo ra dòng shunt có ý nghĩa làm tăng lượng máu lên phổi, tăng lưu lượng máu trở về nhĩ trái, thất trái. Sau khi thắt ống động mạch, làm ngừng sự thông thương giữa hai hệ đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn, các tác giả nhận thấy có sự thay đổi đột ngột về sinh lý tim trái, đặc biệt là sự tăng hậu gánh của nhĩ trái trong khi đó tiền gánh nhĩ trái lại giảm đi dẫn đến sự thay đổi đột ngột cung lƣợng tim của thất trái [59],[60]. Trong nghiờn cứu chỳng tụi khi theo dừi huyết ỏp xõm nhập 3 ngày trờn nhóm bệnh nhân tự thở và 7 ngày trên nhóm bệnh nhân thở máy trước phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy tất cả các bệnh nhân đều tăng huyết áp sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

    Tỷ lệ đường kính nhĩ trái/ động mạch chủ là một chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng huyết động của ống động mạch và hậu quả của ống động mạch (giãn buồng tim trái), trong 40 bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật thắt ống động mạch đã làm giảm gánh nặng cho tim đặc biệt là các buồng tim trỏi thụng qua việc giảm rừ rệt đường kớnh nhĩ trỏi, đường kớnh thất trái cuối tâm trương, tỷ lệ đường kính nhĩ trái/ động mạch chủ (LA/Ao). Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của Raval là 21,6%, trong đó có 28 trẻ có tử vong vì suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết là 8 trẻ, suy thận sau mổ là 3 trẻ, 1 trẻ suy gan, những trẻ sống sót sau phẫu thuật thường là những trẻ có tuổi thai cao hơn, điểm APGAR cao hơn, thở máy thông số thấp hơn, cân nặng khi sinh và cân nặng tại thời điểm phẫu thuật cao hơn [55]. Tương tự các nghiên cứu của các tác giả trên chúng tôi nhận thấy các trường hợp tử vong có tuổi thai và cân nặng thấp hơn so với nhóm còn sống, các yếu tố tuổi thai ≤ 27 tuần, cân nặng thấp ≤ 1100 gram và nhiễm khuẩn bệnh viện đều là các yếu tố nguy cơ tử vong có ý nghĩa thống kê.