Với đề tài này, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các ý tưởng về dòng sản phẩm nước ép cam, từ đó thực hiện các cuộc khảo sát về nhu cầu người tiêu dùng, khảo sát thị trường cũng như khảo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NƯỚC CAM MẬT ONG
GVHD: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
SVTH:
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NƯỚC CAM MẬT ONG
GVHD: NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GVHD
Nhận xét:
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Nhận xét:
TP Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2022
Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan rằng báo cáo Đồ án này là do chính chúng tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thùy Dương
TP.HCM, tháng 07 năm 2022 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 6TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Mục đích của đồ án này là nghiên cứu phát triển sản phẩm “Nước cam mật ong” Với đề tài này, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các ý tưởng về dòng sản phẩm nước ép cam, từ đó thực hiện các cuộc khảo sát về nhu cầu người tiêu dùng, khảo sát thị trường cũng như khảo sát khả năng đáp ứng nguyên vật liệu, chi phí đầu tư, vận hành sản xuất
để từ đó chọn ra ý tưởng khả thi nhất chính là “Nước cam mật ong” Để phát triển sản phẩm này, chúng tôi đã thực hiện những nội dung sau:
- Phát triển concept sản phẩm
- Xây dựng bản mô tả sản phẩm
- Xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm
- Xây dựng các phương án nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm sản phẩm
- Lập kế hoạch nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm
Trang 7Đặc biệt chúng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thùy Dương, người
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện
Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022
Trang 8MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GVHD i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN iv
LỜI CẢM ƠN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Đặt vấn đề 3
1.2 Lý do chọn đề tài 3
1.3 Mục tiêu đề tài/dự án 6
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 8
BẢNG KẾ HOẠCH MÔ TẢ CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THEO CÔNG CỤ 5W+1H 10
CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG 14
2.1 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm 14
2.2 Hình thành ý tưởng sản phẩm 15
2.3 Phân tích ý tưởng 16
2.3.1 Ý tưởng 1: Nước ép cam – cà rốt 16
2.3.2 Ý tưởng 2: Nước ép cam – mật ong 17
2.3.3 Ý tưởng 3: Nước ép cam – thơm 18
2.4 Biên bản tổ chức Brainstorm 19
CHƯƠNG 3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, KHẢO SÁT 21
3.1 Khảo sát nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm 21
3.2 Khảo sát sản phẩm của đối thủ cạnh tranh 30
3.3 Khảo sát môi trường kinh tế, xã hội 43
3.3.1 Về môi trường kinh tế 44
3.3.2 Về môi trường văn hóa - xã hội 44
3.4 Các luật và quy định của Chính phủ 45
3.4.1 Hồ sơ công bố chất lượng 46
Trang 93.4.2 Kiểm nghiệm và công bố sản phẩm/ Tổng hợp các luật, quy định liên quan
đến sản phẩm 46
3.5 Khảo sát khả năng đáp ứng nguyên vật liệu, chi phí đầu tư, vận hành CNSX 49 3.5.1 Khả năng đáp ứng nguyên liệu 49
3.5.2 Khả năng đáp ứng công nghệ sản xuất 50
3.6 Khảo sát các yếu tố ràng buộc rủi ro 57
CHƯƠNG 4 SÀNG LỌC VÀ CHỌN Ý TƯỞNG KHẢ THI 59
4.1 Tiêu chí sàng lọc các ý tưởng 59
4.2 Đánh giá 59
4.2.1 Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng 59
4.2.2 Tính sáng tạo 59
4.2.3 Khả năng đáp ứng công nghệ sản xuất 60
4.2.4 Giá cả sản phẩm xuất ra thị trường 60
4.3 Kết quả 60
4.4 Kết luận 61
4.5 Phân tích SWOT 61
CHƯƠNG 5 PHÁT TRIỂN CONCEPT (KHÁI NIỆM) SẢN PHẨM 63
5.1 Xác định nhu cầu người tiêu dùng 63
5.2 Tạo và lựa chọn concept sản phẩm 68
CHƯƠNG 6 XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ SẢN PHẨM 69
6.1 Xây dựng bản mô tả sản phẩm 69
6.2 Sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu của pháp luật 71
CHƯƠNG 7 XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ SẢN PHẨM 73
7.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất 73
7.1.1 Chỉ tiêu nguyên liệu 73
7.1.2 Chỉ tiêu sản phẩm 76
7.2 Xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm 77
CHƯƠNG 8 XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM SẢN PHẨM 80
8.1 Quy trình công nghệ sản xuất dự kiến 80
8.1.1 Quy trình 1 80
8.1.2 Quy trình 2 82
8.1.3 Quy trình 3 85
8.2 So sánh, lựa chọn sơ đồ sản xuất phù hợp 88
8.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm dự kiến 89
8.4 Thiết kế thí nghiệm 90
Trang 108.4.1 Khảo sát quá trình phối trộn 90
8.4.2 Khảo sát chế độ thanh trùng 91
CHƯƠNG 9 LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN THIỆN SẢN PHẨM 92
CHƯƠNG 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
10.1 Kết luận 94
10.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
PHỤ LỤC A: NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ 97
PHỤ LỤC B: HÌNH ẢNH CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM) 100
PHỤ LỤC C: CÔNG THỨC PHỐI TRỘN CHO 1 SẢN PHẨM 103
PHỤ LỤC D: HÌNH ẢNH SẢN PHẨM SƠ BỘ 105
PHỤ LỤC E: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 106
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập khả dụng 2010-2020 4
Hình 1.2 Mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam Q4/2019 4
Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện doanh số bán nước trái cây, nước đóng chai, trà/ cà phê pha sẵn và nước giải khát có gas tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Dữ liệu EVBN) 5
Hình 1.4 Xu hướng quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm nước trái cây từ năm 2016 – nay 6
Hình 2.1 Mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với nước ép 14
Hình 2.2 Vị trái cây ưa thích của nước ép trái cây 15
Hình 3.1 Thiết bị máy rửa sục bọt 52
Hình 3.2 Phân loại 52
Hình 3.3 Thiết bị gọt vỏ 53
Hình 3.4 Thiết bị ép 53
Hình 3.5 Thiết bị lọc Brown, model 3900 54
Hình 3.6 Hệ thống tách dịch quả và tách chất đắng 54
Hình 3.7 Thiết bị phối trộn 55
Hình 3.8 Thiết bị đồng hóa 55
Hình 3.9 Thiết bị bài khí 56
Hình 3.10 Thiết bị tiệt trùng UHT 56
Hình 3.11 Thiết bị chiết rót và dán nhãn 57
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng hình thành ý tưởng của các thành viên trong nhóm 16
Bảng 3.1 Bảng mô tả thông tin sản phẩm đối thủ cạnh tranh 31
Bảng 3.2 Bảng đánh giá các ảnh hưởng đến sản phẩm 45
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các luật, quy định liên quan đến sản phẩm 46
Bảng 3.4 Bảng các yếu tố hạn chế, ràng buộc dự án PTSP 57
Bảng 4.1 Bảng tiêu chí đánh giá, sàng lọc sản phẩm 59
Bảng 4.2 Bảng phân tích SWOT 61
Bảng 6.1 Bản mô tả sản phẩm 69
Bảng 6.2 Chỉ tiêu vi sinh vật của đồ uống không cồn 71
Bảng 6.3 Các chỉ tiêu hóa học của đồ uống không cồn 72
Bảng 6.4 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (đối với nước cam) 72
Bảng 6.5 Chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng 72
Bảng 7.1 Chỉ tiêu lý – hóa của nước sạch 73
Bảng 7.2 Các chỉ tiêu cảm quan của mật ong 74
Bảng 7.3 Các chỉ tiêu cảm quan của đường tinh luyện 74
Bảng 7.4 Các chỉ tiêu lý – hóa của đường tinh luyện 75
Bảng 7.5 Chỉ tiêu lý - hóa của acid citric 75
Bảng 7.6 Mức sử dụng tối đa phụ gia acid citric trong thực phẩm 76
Bảng 7.7 Yêu cầu cảm quan đối với đồ uống không cồn 76
Bảng 7.8 Chỉ tiêu vi sinh vật của đồ uống không cồn 76
Bảng 7.9 Các chỉ tiêu hóa học của đồ uống không cồn 77
Bảng 7.10 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (đối với nước cam) 77
Bảng 7.11 Chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng 77
Bảng 7.12 Bản thông số thiết kế sản phẩm 77
Bảng 8.1 Bảng so sánh ưu, nhược điểm của 3 quy trình 89
Trang 13DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTSP: Phát triển sản phẩm
ATTP: An toàn thực phẩm
CNSX: Công nghệ sản xuất
Trang 14MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhu cầu về chất dinh dưỡng càng cao, vì thế mà các sản phẩm nước giải khát thuần tự nhiên được ra đời nhiều hơn Trong số các loại nước giải khát thuần tự nhiên thì nước ép trái cây là một loại thức uống được nhiều người ưa chuộng
Nước ép cam khá thân thuộc với những tín đồ yêu thích nước ép trái cây Một loại nước
ép có vị ngọt và chua vừa phải, rất dễ uống kể cả đối với những khách hàng khó tính Hầu hết các loại sản phẩm nước ép cam trên thị trường hiện nay sử dụng đường saccharose là chất tạo ngọt chủ yếu Dựa vào đặc điểm này nhóm đã sáng tạo bổ sung mật ong để thay thế một phần cho đường Mật ong tạo vị ngọt thanh lại góp phần tạo nên giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm Vitamin C trong nước ép cam là nguồn cung cấp lớn chất đề kháng cho cơ thể, góp phần chống lão hóa, hỗ trợ làm đẹp cho chị em phụ
nữ
Với những ưu điểm trên, chúng tôi đã phát triển đề tài “Phát triển nước cam mật ong”
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu phát triển sản phẩm “Nước cam mật ong”
Nội dung nghiên cứu chính:
Xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm
Xây dựng các phương án nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm sản phẩm
Lập kế hoạch nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm
Trang 15Chương 4: Sàng lọc và chọn ý tưởng khả thi
Chương 5: Phát triển concept sản phẩm
Chương 6: Xây dựng bản mô tả sản phẩm
Chương 7: Xây dựng các thông số thiết kế sản phẩm
Chương 8: Xây dựng các phương án nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm sản phẩm Chương 9: Lập kế hoạch nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm Chương 10: Kết luận và kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng bận rộn với công việc và do
áp lực cạnh tranh thu nhập nên người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng hơn với những sản phẩm đang sẵn có nhằm tiết kiệm thời gian chế biến Ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam hiện cũng đang có sự thúc đẩy do tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng đáng kể của du lịch và những tầng lớp trung lưu
Theo báo cáo nghiên cứu ngành đồ uống Việt Nam Quý 3 năm 2019, trên thế giới lượng nước giải khát tiêu thụ qua kênh off-trade toàn cầu đạt 600 tỷ lít (2017) Về chủng loại, nước đóng chai được tiêu thụ nhiều nhất thế giới, chiếm 52% sản lượng nước giải khát tiêu thụ toàn cầu trong năm 2017, tiếp theo là Nước có gas và nước ép hoa quả đứng các
vị trí tiếp theo với thị phần lần lượt là 27% và 10% Ở Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nước giải khát ở Việt Nam đạt 6.27 tỷ lít (tăng 40% so với 6T/2018), tiêu thụ đạt 6.23 tỷ lít (tăng 39.5% so với 6T/2018) trị giá 25.9 nghìn tỷ đồng (tăng 39.2% so với cùng kỳ năm ngoái) [1] Tuy nhiên, việc tiêu thụ nước giải khát vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi đối với sức khỏe cộng đồng Trong những năm vừa qua, người tiêu dùng đang rất chú trọng vào các đặc tính về sức khỏe khi sử dụng nước giải khát, vì vậy nhà sản xuất ngày càng đưa ra những sản phẩm bổ dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể,
ví dụ việc mở rộng trong lĩnh vực đồ uống chức năng Luật pháp đã được đưa ra để đảm bảo rằng các nhà sản xuất nước giải khát tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã được thiết lập [2]
Đồ uống chức năng là một phần ngành đang phát triển nhanh chóng của thị trường và bao gồm đồ uống được làm từ nước trái cây, vitamin và khoáng chất, đồ uống chăm sóc sức khỏe và giàu dinh dưỡng Trên thị trường nhiều thức uống chức năng đã được phát triển để cung cấp các lợi ích y tế hoặc sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện khả năng miễn dịch và tiêu hóa, đồng thời giúp tăng cường năng lượng, sức đề kháng [3] Đây được xem là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ 21
1.2 Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hiện nay, do áp lực từ nhịp sống đô thị, nhu cầu thị trường về các sản phẩm sẵn có dùng được ngay mà không phải tốn quá nhiều thời gian pha chế ngày càng tăng Việt Nam đã phát triển thành nước thu nhập trung bình với tổng thu nhập trung bình khả dụng là 8,59% Bên cạnh đó mức chi tiêu hộ gia đình cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng hằng năm (CAGR) đạt 10,3%
Trang 17Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập khả dụng 2010-2020
Một trong những động lực tăng trưởng của chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho thực phẩm
đồ uống là tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên 33 triệu người (2020) Ước tính Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đạt tốc độ hình thành tầng lớp trung lưu nhanh nhất Châu Á [1]
Ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát đang phát triển vô cùng mạnh Theo Tổng cục thống kê, trong quý 1 năm 2021, ngành sản xuất đồ uống tăng 16,9% [4] Tuy nhiên trong những năm gần đây, người Việt Nam ngày càng quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe Theo một cuộc khảo sát từ Nielsen, có 45% người khảo sát lo ngại về sức khỏe và đây là mức cao nhất trên toàn cầu [5]
Hình 1.2 Mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam Q4/2019
Trang 18Thị trường nước giải khát đang có sự chuyển mình rõ rệt trong cả việc đầu tư, phát triển sản phẩm và xu hướng lựa chọn những sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên Kết quả
là, đã có một sự thay đổi theo hướng đồ uống bổ dưỡng hơn, lành mạnh hơn với ít đường
và caffeine hơn, như những sản phẩm nước ép từ trái cây, trà xanh hay nước uống trà được làm từ các loại thảo mộc đang được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, mọi người ngày càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có một sản phẩm tốt cho sức khỏe của mình [6]
Sự chênh lệch về sản lượng tiêu thụ nước trái cây, nước đóng chai, trà/cà phê pha sẵn
và nước giải khát có gas tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 là minh chứng cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ uống và nhu cầu sản phẩm của người dân
Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện doanh số bán nước trái cây, nước đóng chai, trà/ cà phê pha
sẵn và nước giải khát có gas tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Dữ liệu EVBN)
Năm 2015, sản lượng tiêu thụ nước giải khát (nước trái cây, nước đóng chai, trà/ cà phê pha sẵn) và nước ngọt có gas tại Việt Nam lần lượt đạt 2,4 tỷ lít và 1,1 tỷ lít Đến năm
2020, doanh số bán hàng của từng lĩnh vực ước tính lần lượt là 3,3 tỷ lít và 1,5 tỷ lít Sản lượng tiêu thụ nước giải khát có tăng từ năm 2015 đến năm 2020, tuy nhiên trong
đó nước trái cây, nước đóng chai, trà/ cà phê pha sẵn có doanh số gần như gấp đôi nước ngọt có gas [7]
Ở một khía cạnh song song, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến nước trái cây Việc này được thể hiện ở hình 1.4
Trang 19Nguồn: Google Trends
Hình 1.4 Xu hướng quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm nước trái cây từ
năm 2016 – nay [8]
Biểu đồ cho thấy xu hướng quan tâm của người tiêu dùng đến sản phẩm nước trái cây
từ năm 2016 – 2022 đang tăng trưởng liên tục Đây là một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc, điều đó cho thấy là người tiêu dùng ngày nay đang ngày càng quan tâm đến sản phẩm nước trái cây nhiều hơn
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 3690/QĐ-BCT ngày 12/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, khuyến khích sản xuất các loại nước giải khát từ hoa quả và các loại nước giải khát bổ dưỡng và tầm nhìn đến năm 2035 [9]
Điều đó cho thấy thị trường nước giải khát Việt Nam nói chung và thị trường nước trái cây nói riêng là một thị trường đầy tiềm năng và đề tài phát triển nước giải khát trái cây đáng để đầu tư
− Xây dựng các thông số phù hợp và khả thi để phát triển quy trình sản xuất
− Ứng dụng lý thuyết đa học vào sản xuất sản phẩm thực tế
− Ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất sản phẩm thực phẩm
− Cải tiến sản phẩm ra thị trường để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
− Cải tiến sản phẩm “Nước ép đóng chai bổ sung thành phần mới” để tạo ra sản phẩm mới lạ, đáp ứng nhu cầu, có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa ngành công nghiệp đồ uống
Trang 20− Sản phẩm đáp ứng tính tiện lợi khi sử dụng
− Sản phẩm được bán và phát triển toàn quốc Sản phẩm được phân phối ở điều kiện nhiệt độ thường, có thể bán từ các cửa hàng tiện lợi, chợ, hay đại kênh bán lẻ,…
− Cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu nước giải khát trong nước
− Mở rộng thị trường ra nước ngoài tạo nên tên tuổi thương hiệu nước giải khát Việt Nam với các thương hiệu quốc tế
− Thúc đẩy đầu ra nông sản Việt Nam
Trang 21TT Tên công việc Thời gian
làm việc
Kết quả làm được
Đảm nhận Nhiệm vụ/Hình thức
- Đọc bài của nhau và tìm thêm ý tưởng cho sản phẩm
18/04/2022-Trà Yến Như
- Thu thập thông tin Tiến hành khảo sát nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm
- Trao đổi trực tiếp trên mạng Tìm kiếm tài liệu liên quan đến sản phẩm
Trang 22- Mỗi thành viên nhận nhiệm vụ, sau
đó làm và sẽ gộp lại với nhau để đưa ra kết quả công việc
- Mỗi thành viên nhận nhiệm vụ, sau
đó làm và sẽ nộp lại với nhau để đưa ra kết quả công việc
- Đọc bài của nhau và lựa chọn sản phẩm cuối cùng
Tốt
Trà Yến Như
Xây dựng concept cho sản phẩm
Đinh Lan Phương
Lập bảng mô tả cho sản phẩm Mô
tả khách hàng mục tiêu, HSD, chức năng, giá thành,…
7 Xây dựng các
thông số thiết kế
sản phẩm/CNSX
19/05/2022- 25/05/2022 Tốt
Đinh Lan Phương
Lập bảng xây dựng thông số thiết kế sản phẩm Xây dựng chỉ tiêu vi sinh, …cảm quan cho sản phẩm
Trà Yến Như
Liệt kê các phương án nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm sản phẩm
9 Tiến hành nghiên
cứu, thử nghiệm
sản phẩm sơ bô
13/06/2022- 14/06/2022 Tốt 2 thành
Tốt 2 thành
viên
Hoàn thành sản phẩm Hoàn thiện
đồ án
Trang 23BẢNG KẾ HOẠCH MÔ TẢ CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THEO CÔNG CỤ
5W+1H Hạng
Người phối hợp
Thời gian thực hiện
dự kiến
Nơi thực hiện
Kết quả mong đợi/
Mục tiêu
Ghi chú
- Đề ra kế hoạch, ý
tưởng cá nhân
- Trao đổi, thảo
luận ý tưởng tốt nhất
- Đề ra chiến lược,
xu hướng giải quyết và hình thành mục tiêu
2 thành viên trong nhóm
GVHD 14/04/2022 Phòng
B402
- Nắm chắc được mục đích/ mục tiêu của đề tài
- Tạo ra sản phẩm mới có thể lưu thông trên thị trường
- Nắm bắt được tiền đề, cơ sở cần có để phát triển được sản phẩm mới
2 thành viên trong nhóm
Người tiêu dùng, các quan điểm cá nhân khác
15/04/2022- 17/04/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
- Tập hợp ý tưởng cho sản phẩm mới theo định hướng chiến lược theo đuổi
- Nêu ra 3 sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và mục tiêu đề tài
- Giải thích được
sự phù hợp của các ý tưởng với mục tiêu đề tài
Trang 24- Khảo sát nhu cầu,
mong muốn của người tiêu dùng bằng form khảo sát online
- Khảo sát sản
phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Trà Yến Như
Khách hàng, nhà phân phối, người cung ứng
18/04/2022- 24/04/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
- Thu thập, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng
- Tiềm năng phát triển của sản phẩm trên thị trường
- Nhận định sự khác biệt sản phẩm và kế hoạch đối thủ Sàng lọc
- Trình bày, chứng
minh kết quả sàng lọc và lựa chọn sản phẩm đáp ứng với tiêu chí và khả thi nhất
Đinh Lan Phương
GVHD, Khách hàng
25/04/2022 Tại nhà
Loại bỏ những ý tưởng không khả thi, giữ lại
ý tưởng tiềm năng và có tính thực tiễn
- Phân tích về:
người tiêu dùng, mục tiêu thị trường, đối thủ, cơ hội, thách thức, mục tiêu công ty,…
Trà Yến Như
Người tiêu dùng
26/04/2022- 04/05/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
Xác định được nội dung cụ thể chi tiết về sản phẩm, người tiêu dùng, công nghệ, thị trường
để tiến hành thiết kế sản phẩm cụ thể
Trang 25lượng, lợi ích, hạn
sử dụng, kênh và
điều kiện môi
trường phân phối
Người tiêu dùng
5/05/2022- 18/05/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
- Lập được bảng
mô tả sản phẩm với đầy đủ nội dung chính từ concept sản phẩm
- Đánh giá những nguy cơ, mức độ phù hợp của sản phẩm với các mục tiêu đề ra
Trà Yến Như
19/05/2022- 25/05/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
- Xác định được các thông số phù hợp với từng công đoạn
- Trình bày và chứng minh các thông số/chỉ tiêu
kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với yêu cầu
Chú
ý đến
số liệu
ở từng công đoạn
tiếp thị, cơ hội kinh
doanh, thông tin
Đinh Lan Phương
26/05/2022- 06/05/2022
Tại nhà,
sử dụng mạng online
- Xây dựng được chiến lược phù hợp cho sản phẩm
- Chọn được phương án, CNSX tốt nhất
và khả thi để sản xuất sản phẩm
Trang 26Làm sản phẩm sơ
trong nhóm
GVHD 13/06/2022-
14/06/2022
Phòng thí nghiệm
Thu được mẫu sản phẩm theo như các thông số
từ người thử
2 thành viên trong nhóm
Người tiêu dùng
15/06/2022- 25/07/2022
Tại nhà, phòng thí nghiệm
Tiến hành đánh giá cảm quan và nhận đánh giá từ các bạn sinh viên trong trường
Trang 27CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG
2.1 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm
Một nghiên cứu của công ty Archer Daniels Midland đã công bố vào ngày 14/10/2020 cho thấy được các xu hướng của người tiêu dùng ngày nay là: [10]
− Tăng cường tập trung vào chức năng miễn dịch chiếm tới 57%
− Hướng tới sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật
− Lo ngại về cân nặng và khả năng trao đổi chất trong cơ thể chiếm 51%
− Hướng tới các sản phẩm dinh dưỡng, sức khỏe và tinh thần
− Mua sắm sản phẩm có lợi cho sức khỏe chiếm 48%
Qua báo cáo của công ty Archer Daniels Midland và các phân tích về thị trường ở trên cho thấy người tiêu dùng ngày nay không chỉ hướng đến các sản phẩm nước ép trái cây
có nguồn gốc tự nhiên mà còn hướng đến sản phẩm bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ và
hệ miễn dịch cho cơ thể
Vì thế, sản phẩm nước trái cây được hướng đến là từ các loại trái giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Ngoài ra, để tạo tính đổi mới, nước ép trái cây giàu vitamin sẽ được phối trộn và bổ sung với nguyên liệu khác sẽ đem lại một sản phẩm mới hoàn toàn trên thị trường
Nguồn: vinaresearch 2013 [11]
Hình 2.1 Mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với nước ép
Thông qua biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với nước ép cho thấy người tiêu dùng quyết định chọn sản phẩm nước ép ít màu tổng hợp (màu tự nhiên
từ trái cây), giữ nguyên được vị trái cây tươi và có bổ sung vitamin tự nhiên
Trang 28Từ những phân tích trên, các tiêu chí được đặt ra cho sản phẩm là:
− Sử dụng các loại trái cây và nguyên liệu nội địa
− Các loại trái cây và nguyên liệu dồi dào, dễ tìm, giá thành rẻ
− Các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
− Kết hợp các loại trái cây và nguyên liệu có vị chua và ngọt bổ sung cho nhau
− Các loại trái cây và nguyên liệu kết hợp màu sắc phải đồng nhất
2.2 Hình thành ý tưởng sản phẩm
Theo nghiên cứu của W&S với 336 người tham gia khảo sát, khi xét về vị trái cây yêu thích, kết quả nghiên cứu cho thấy rõ 3 vị được yêu thích nhất là cam, chanh dây và dâu với số điểm tương ứng là 4,28; 3,92 và 3,86 [18]
Hình 2.2 Vị trái cây ưa thích của nước ép trái cây
Cam được trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 39,2 nghìn ha, cho sản lượng 496 nghìn tấn Nhìn chung, diện tích và sản lượng gieo trồng cam trên cả nước từ năm 2011-2014 liên tục tăng theo hàng năm Năm 2011 sản lượng 702,1 nghìn tấn với 78,8 nghìn ha Năm 2014 sản lượng tăng lên 736,1 nghìn tấn với 75,6 nghìn ha diện tích đất gieo trồng, theo Tổng cục Thống kê, (2016) và tiếp tục tăng mạnh trong những năm gần đây Theo Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, năm 2020, địa phương đã trồng mới trên 2.300ha cam, nâng tổng số diện tích cam toàn tỉnh này lên hơn 13.100ha Đến nay, diện tích cam đang cho trái là 9.400ha, sản lượng thu hoạch đạt 158.000 tấn,
Trang 29tăng 14,3% cùng kỳ năm ngoái Trong đó, phong trào trồng cây cam dưới đất ruộng phát triển mạnh nhất, diện tích chiếm trên 80% diện tích cam hiện có của tỉnh [19]
Cam là loại trái cây có lượng vitamin C dồi dào và cũng là loại trái cây nội địa dễ tìm, sản lượng nhiều có quanh năm và được tiêu thụ nhiều Vì thế chúng em sử dụng cam để phối trộn với các loại trái cây và thành phần khác để phát triển sản phẩm nước ép, vừa mang lại lợi ích cho người sử dụng vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào của nước ta
Bảng 2.1 Bảng hình thành ý tưởng của các thành viên trong nhóm
1 Nước ép cam – cà rốt
Sản phẩm đóng chai, dạng lỏng, có mùi vị của hai loại trái cây cam và cà rốt Sự kết hợp hài hòa giữa hai loại nước ép trái cây, vị chua của cam cùng với vị ngọt thanh của cà rốt phối trộn cùng với đường, phụ gia tạo nên một thức uống mới lạ, vừa giải khát vừa mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
2 Nước ép cam – mật ong
Sản phẩm đóng chai, dạng lỏng, có mùi vị của cam và mật ong Cam ép lấy nước, phối trộn với mật ong, phụ gia Sự kết hợp hài hòa giữa
vị chua của cam, ngọt dịu của mật ong tạo nên một thức uống bổ dưỡng cung cấp sức đề kháng cho cơ thể
3
Nước ép cam – thơm
Sản phẩm đóng chai, dạng lỏng, có mùi vị của hai loại trái cây cam và thơm Một sản phẩm mới với sự kết hợp độc đáo giữa vị chua của cam và thơm phối trộn cùng với đường, phụ gia Sản phẩm nước ép cam – thơm vừa là thức uống mới độc đáo vừa là sản phẩm đem lại lợi ích cho sức khỏe trong những ngày nắng nóng,
cơ thể mất nước cần được hạ nhiệt để làm mát
Trang 30ngạn ngữ cổ rằng cà rốt tốt cho mắt, các chất carotenoid, polyphenol và vitamin có trong
cà rốt hoạt động như chất chống oxy hóa, chất chống ung thư và chất ức chế miễn dịch Lợi ích chống bệnh tiểu đường, giảm cholesterol và bệnh tim mạch, chống tăng huyết áp, bảo vệ gan, tái tạo và chữa lành vết thương của cà rốt cũng đã được chứng minh [12]
Trong ý tưởng này, cam và cà rốt sau khi lựa chọn, xử lý sẽ được mang đi làm sạch rồi
ép, thu lấy dịch ép Sau đó tiến hành lọc rồi phối trộn với syrup đường, acid citric Hỗn hợp sau phối trộn sẽ được đem đi đồng hóa, sau đó thanh trùng, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm
❖ Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Việc kết hợp giữa cam và cà rốt sẽ làm sản phẩm thêm phần hấp dẫn và thu hút sự chú
ý nhiều hơn bởi thành phần nguyên liệu của sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, hương vị thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe lại có công dụng giải nhiệt cơ thể, làm đẹp và tốt cho mắt Sự kết hợp này giúp tạo ra một sản phẩm mới lạ so với các sản phẩm hiện có ngoài thị trường
Cam được trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 39,2 nghìn ha, cho sản lượng 496 nghìn tấn Nhìn chung, diện tích và sản lượng gieo trồng cam trên cả nước từ năm 2011-2014 liên tục tăng theo hàng năm Năm 2011 sản lượng 702,1 nghìn tấn với 78,8 nghìn ha Năm 2014 sản lượng tăng lên 736,1 nghìn tấn với 75,6 nghìn ha diện tích đất gieo trồng, theo Tổng cục Thống kê, (2016) Cam là loại trái cây có lượng vitamin C dồi dào và cũng là loại trái cây nội địa dễ tìm, sản lượng nhiều có quanh năm
và được tiêu thụ nhiều
2.3.2 Ý tưởng 2: Nước ép cam – mật ong
❖ Nội dung
Mật ong có chứa đến 80% đường và 20% bao gồm: các vitamin B1, B2, B6, C, K, acid pantothenic, folate,…; một kho báu các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie, đồng, mangan, natri, kali, iot,.…; 16 loại acid amin, các enzyme chuyển hóa đường, lipid, glucose, các men oxi hóa; các hương liệu tự nhiên, các chất hữu cơ có lợi cho sức khỏe… [13]
Mật ong có giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa nhiều khoáng chất và vitamin, chưa kể đến các chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa Mặc dù không phải là một loại thảo mộc, mật ong là một sản phẩm phụ của thực vật và được sử dụng làm thuốc trên khắp thế giới Mật ong cũng là một chất cung cấp năng lượng, giúp người lao động và vận động viên vượt qua mệt mỏi và lấy lại năng
Trang 31lượng Trẻ em, người già đều có thể dùng mật ong mà không lo tác dụng phụ Mật ong
là một loại thuốc bổ đa vitamin, có đặc tính kháng khuẩn và có chất chống oxy hóa [14] Trong ý tưởng này, cam sau khi lựa chọn, xử lý sẽ được mang đi làm sạch rồi ép, thu lấy dịch ép Sau đó tiến hành lọc rồi phối trộn với mật ong, syrup đường, acid citric Hỗn hợp sau phối trộn sẽ được đem đi đồng hóa, sau đó thanh trùng, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm
❖ Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Mật ong là nguyên liệu lành tính và rất quen thuộc dễ dàng được người tiêu dùng đón nhận Sự kết hợp giữa nước ép cam và mật ong tạo ra một sản phẩm mới lạ so với các sản phẩm hiện có ngoài thị trường, thu hút mạnh mẽ giới trẻ với công dụng làm đẹp vì
đa phần ở lứa tuổi này mọi người hầu như rất chú tâm vào việc chăm chút cho bản thân
do đó sẽ lựa chọn những sản phẩm vừa tốt cho sức khỏe lại vừa làm đẹp cơ thể Hiện nay, sản phẩm Nước ép cam – mật ong hầu như chỉ được các bà nội trợ làm bằng cách thủ công và chưa được phát triển ở quy mô công nghiệp nên sản phẩm có khả năng phát triển và đáp ứng yêu cầu thị trường một cách tốt nhất Sản phẩm Nước ép cam – mật ong sẽ là sản phẩm mới cho dòng nước giải khát trên thị trường, đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng về một sản phẩm dinh dưỡng và tiện lợi
2.3.3 Ý tưởng 3: Nước ép cam – thơm
❖ Nội dung
Thơm chứa một lượng canxi đáng kể, kali, vitamin C, carbohydrate, chất xơ thô, nước
và các khoáng chất khác nhau tốt cho hệ tiêu hóa và giúp duy trì cân nặng lý tưởng và dinh dưỡng cân bằng Thơm là một loại trái cây phổ biến ở Bangladesh và nó chứa rất
ít chất béo và natri, chứa 10-25 mg vitamin Một quả thơm chín có thể cung cấp khoảng 16,2% nhu cầu vitamin C hàng ngày Vitamin C là chất chống oxy hóa hòa tan trong nước trong cơ thể, chống lại các gốc tự do tấn công và gây hại cho các tế bào bình thường Một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C hỗ trợ sự hình thành collagen trong xương, mạch máu, sụn và cơ, cũng như sự hấp thụ sắt Vitamin C cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư [15]
Trong ý tưởng này, cam và thơm sau khi lựa chọn, xử lý sẽ được mang đi làm sạch rồi
ép, thu lấy dịch ép Sau đó tiến hành lọc rồi phối trộn với syrup đường, acid citric Hỗn hợp sau phối trộn sẽ được đem đi đồng hóa, sau đó thanh trùng, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm
❖ Sự phù hợp với mục tiêu đề tài
Trang 32Sự kết hợp giữa cam và thơm là một trong những lựa chọn hữu hiệu trong những ngày nắng nóng, cơ thể mất nước cần được hạ nhiệt để làm mát cơ thể Sản phẩm vừa có thể
bổ sung nước làm mát cơ thể vừa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng Sản phẩm mang lại một cảm giác mới lạ khi thưởng thức, lại vừa thân quen bởi vì thành phần của sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên quen thuộc
Đinh Lan Phương
Ngày: 15/04/2022
Đề tài: Phát triển sản phẩm Nước ép cam mật ong hạt chia
Đặt vấn đề Phát triển dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tiện lợi, dinh
dưỡng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng
Mục tiêu
- Sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên
- Nguyên liệu dễ tìm
- Sản phẩm tiện lợi
- Mang giá trị dinh dưỡng, sức khỏe
- Sản phẩm được phân phối ở điều kiện nhiệt độ thường, có thể bán ở các cửa hàng tiện lợi, chợ hay tiệm tạp hóa nhỏ
- Dễ thực hiện
Nêu ý tưởng
- Nước ép cam – cà rốt
- Nước ép cam – mật ong
- Nước ép cam – thơm
bổ dưỡng
- Thành phần tự nhiên
- Nguyên liệu dễ mua và sử dụng
- Có quy trình công nghệ đáp ứng cho sản phẩm
- Sản phẩm có hương vị mới lạ, thu hút người tiêu dùng Tuy nhiên mùi vị sản phẩm
có thể sẽ không phù hợp với một
số người tiêu dùng
- Chi phí phát triển không cao
Trang 33- Sản phẩm với hương vị quen thuộc, dễ dàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
- Thành phần tự nhiên, có nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Nguyên liệu dễ mua, dễ sử dụng
- Có quy trình công nghệ đáp ứng cho sản phẩm
- Chưa được sản xuất ở quy mô công nghiệp
- Sản phẩm có thể thành công do chi phí không cao
- Sản phẩm dễ thực hiện
Nước
ép cam
– thơm
Sự kết hợp mới lạ giữa cam và thơm tạo nên một sản phẩm giải khát giàu dinh dưỡng
- Thành phần tự nhiên
- Nguyên liệu quen thuộc, dễ mua
- Có quy trình công nghệ đáp ứng cho sản phẩm
- Sản phẩm chưa có trên thị trường
- Sản phẩm có thể thành công
Tổng quan
ý tưởng
- Ý tưởng mang tính khả thi
- Nguồn nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, hoàn toàn tự nhiên
- Chi phí không quá cao
- Đánh giá:
+ Có tính khả thi cao
+ Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, có lợi đối với sức khỏe
+ Đã có công nghệ sản xuất
+ Đáp ứng tính tiện lợi cho người tiêu dùng
+ Chi phí phát triển không cao
Trang 34CHƯƠNG 3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, KHẢO SÁT
3.1 Khảo sát nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm
Mục đích khảo sát: Thu thập nắm bắt thông tin người tiêu dùng về sản phẩm
Phương pháp tiến hành: Thực hiện nghiên cứu về nhóm khách hàng chủ chốt Đưa ra
các cuộc thăm dò khách hàng bằng hình thức trắc nghiệm Khảo sát online với những câu hỏi liên quan đến vấn đề của sản phẩm Do trong giai đoạn dịch bệnh Covid – 19 và hầu hết người tiêu dùng đều đã tiếp cận với mạng internet nên thực hiện khảo sát online Đây là phương thức khả quan nhất vì:
- Mang tính tiện lợi
- Mọi người dễ thực hiện
- Chi phí thấp
- Thu được kết quả trong thời gian ngắn
Đối tượng: nam, nữ ở mọi độ tuổi Để xem xét mức độ yêu thích, phù hợp của từng độ
tuổi
Số lượng: 150 người
Khu vực khảo sát: Đa phần trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp xử lý số liệu: Dùng Excel để thống kê kết quả, biểu đồ tròn thể hiện kết
quả khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Anh/Chị!
Chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) Hiện tại nhóm chúng tôi đang có một cuộc khảo sát về nhu cầu của người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm "Nước ép cam"
Đây là cuộc khảo sát có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ cho học phần "Đồ án Phát Triển Sản Phẩm" của chúng tôi Rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian quý báu thực hiện cuộc khảo sát Mỗi câu trả lời của Anh/Chị là nguồn thông tin xác thực nhất cho việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về dòng sản phẩm nước ép cam Rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến của Anh/Chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này Chúng tôi xin cam kết rằng, mọi thông tin sẽ được giữ bí mật và những ý kiến chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác
Nhóm xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã đồng ý thực hiện khảo sát!
Trang 35Anh/Chị đã từng sử dụng sản phẩm "Nước ép cam" hay chưa?
o Đã từng sử dụng
o Chưa từng sử dụng
THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT
1 Anh/Chị vui lòng cho biết họ tên?
THÔNG TIN KHẢO SÁT
6 Anh/Chị thường mua sản phẩm "Nước ép cam" ở đâu? (có thể chọn nhiều lựa chọn)
o Siêu thị
o Cửa hàng tiện lợi
o Tạp hóa bán nhỏ lẻ
o Trung tâm thương mại
o Các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…)
Trang 368 Tần suất sử dụng "Nước ép cam" của Anh/Chị?
o Nước ép cam - mật ong
o Nước ép cam - thơm
12 Anh/Chị mong muốn bao bì sản phẩm là gì?
o Bao bì thủy tinh
o Bao bì nhựa
o Bao bì tetra pak
o Bao bì kim loại
13 Anh/Chị mong muốn sản phẩm có mức thể tích bao nhiêu?
Trang 37KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Trong cuộc khảo sát 150 người, thì có 100% người đều trả lời đã từng sử dụng sản phẩm Nước ép cam Chứng tỏ sản phẩm được nhiều người sử dụng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trang 39Trong 150 người tham gia khảo sát 64% là nữ và 36% là nam, nhiều nhất trong độ tuổi
từ 18 đến 25 tuổi (78%), chủ yếu là học sinh sinh viên (62%) và phần lớn có thu nhập trong khoảng 1-5 triệu (40%)
Cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp hóa bán nhỏ lẻ là ba địa điểm được người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm Nước ép cam nhiều nhất Đây cũng là một mục tiêu mà sản phẩm hướng đến, đó chính là phân phối được cả những nơi bảo quản ở điều kiện thường và bảo quản lạnh
Hương vị, dinh dưỡng và màu sắc là ba yếu tố then chốt mà người tiêu dùng quan tâm đến khi mua sản phẩm Ngoài ra các yếu tố khác như bao bì, giá cả và hạn sử dụng cũng được người tiêu dùng quan tâm Dựa vào mức độ quan tâm của khách hàng, trong quá trình phát triển sản phẩm mới, hương vị và dinh dưỡng sẽ được ưu tiên nghiên cứu để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm
Trang 40Tần suất sử dụng Nước ép cam nhiều nhất là 2-5 lần/tuần chiếm (70,7%) Điều đó chứng
tỏ sản phẩm được nhiều người tiêu dùng sử dụng thường xuyên
Khi được hỏi về mức độ hài lòng về các sản phẩm Nước ép cam trên thị trường hiện nay thì màu sắc và hạn sử dụng là 2 yếu tố được người tiêu dùng hài lòng nhất, hương vị và giá cả được đánh giá ở mức bình thường và có số ít người không hài lòng về dinh dưỡng, hương vị và màu sắc Vì vậy, khi tiến hành phát triển sản phẩm mới cần khảo sát dinh dưỡng, hương vị và màu sắc sản phẩm của đối thủ cạnh tranh từ đó tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu, đồng thời cải thiện hương vị và dinh dưỡng để tăng thêm mức độ hài
lòng của khách hàng, tạo điểm mạnh để tăng khả năng cạnh tranh