1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội nhân dân việt nam hiện nay

270 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

liệu được trình bày trong luận án là trungthực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặpvới các công trình khoa học đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Mạnh Tiến

Trang 2

MỞ ĐẦU 5

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến tính tích cực và

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊNKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁCTRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan

2.3 Biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan

2.4 Mức độ tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu khoahọc của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các

3.3 Tiêu chí và thang đánh giá tính tích cực nghiên cứukhoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở

Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH TÍCH 102

Trang 3

NAM HIỆN NAY

4.1 Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan

4.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cựcnghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội vànhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt

4.4 Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tính tích cực nghiêncứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Các chỉ báo về sự chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 602.2 Các chỉ báo về sự hứng thú trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 612.3 Các chỉ báo về sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 622.4 Các chỉ báo về sự vượt khó trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 63

Trang 5

2.5 Các chỉ báo về sự hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 64

4.1 Sự chủ động trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên 1024.2 Sự chủ động trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên 1044.3 Sự chủ động khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên 1054.4 Sự sáng tạo trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên 1094.5 Sự sáng tạo trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên 1104.6 Sự sáng tạo khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên 1114.7 Sự hứng thú trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên 1154.8 Sự hứng thú trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên 1164.9 Sự hứng thú khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên 1174.10 Sự vượt khó trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên 1224.11 Sự vượt khó trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên 1234.12 Sự vượt khó khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên 1244.13 Sự hiệu quả trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên 1284.14 Sự hiệu quả trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên 1294.15 Sự hiệu quả của giảng viên khi hoàn thành nghiên cứu khoa học 1304.16 Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên

4.17 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố khách quan đến tính tích

4.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến tính tích cực

4.19 Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4.1 Sự chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 1064.2 Sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 1124.3 Sự hứng thú trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 1184.4 Sự vượt khó trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 1254.5 Sự hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của giảng viên 1324.6 Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên 1354.7 So sánh đánh giá của giảng viên về tính tích cực nghiên cứu 138

Trang 6

khoa học theo trình độ đào tạo

4.8 So sánh đánh giá của giảng viên về tính tích cực nghiên cứu

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu khoa

4.1 Tương quan giữa các biểu hiện thành phần của tính tích cực

4.2 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Ngày nay, trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học côngnghệ 4.0; trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại và nhiệm vụ đổi mới toàn diện GDĐT, xây dựng “Nhàtrường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [27] theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn đào tạo với NCKH đặt ra vấn đề phải đẩymạnh hơn nữa hoạt động NCKH ở các trường SQQĐ Muốn vậy, các trường phảitiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nâng cao tính tích cực NCKH củagiảng viên được xem là giải pháp cơ bản, quan trọng, bắt buộc và cấp thiết nhất.

Ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, giảng viênKHXH&NV có hai nhiệm vụ cơ bản là: giảng dạy và NCKH Hai nhiệm vụ đó cóquan hệ gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ nhau NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề đểgiảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trên lớp Ngược lại, giảng dạy phảnánh kết quả NCKH của giảng viên Cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH làthước đo năng lực chuyên môn, là điều kiện căn bản để thực hiện chức trách,nhiệm vụ của người giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT Tuy nhiên,giảng viên muốn đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên thì họ phải phát huytính tích cực NCKH của mình

Tính tích cực NCKH vừa là phẩm chất nhân cách, vừa là động lực nghiêncứu của giảng viên KHXH&NV Nó được hình thành phát triển, gắn liền vớihoạt động NCKH và trở thành yếu tố cơ bản, quan trọng góp phần phát triểncác phẩm chất khoa học, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả cũng như sựbiến đổi hoạt động NCKH của người giảng viên Hơn nữa, khi giảng viên tíchcực NCKH sẽ luôn chủ động làm chủ về thời gian, độc lập tìm tòi ý tưởng, lậpkế hoạch, lựa chọn đối tượng, nội dung, phương pháp, phương tiện nghiên cứumà không cần nhắc nhở, đốc thúc, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàncảnh bên ngoài; đồng thời, khi tích cực nghiên cứu, giảng viên sẽ hứng thú,

Trang 8

sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập, hăng hái, linh hoạt, đầu tư nhiều côngsức hơn cho hoạt động nghiên cứu Từ đó, giảng viên có điều kiện để mởrộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, hình thành và phát triển các phẩm chấtkhoa học, tự khẳng định mình và tạo nên hiệu ứng, lây lan tâm lý tích cực chohọc viên và đồng nghiệp, khuyến khích họ cùng hứng thú, say mê, vượt khótrong nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng NCKH, tạo nên uytín, vị thế của khoa và nhà trường Hơn nữa, tính tích cực NCKH có mối quanhệ chặt chẽ với tính tích cực giảng dạy của giảng viên, theo đó, nếu giảng viêntích cực NCKH thì họ sẽ tích cực giảng dạy, đạt hiệu quả cao trong hoạt độngnghề nghiệp của mình và ngược lại Vì thế, nhiệm vụ đặt ra là phải nâng caohơn nữa tính tích cực NCKH của giảng viên Muốn vậy, phải tìm ra nguồn gốc,bản chất, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH củagiảng viên, từ đó đề xuất biện pháp TLXH nhằm nâng cao tính tích cực NCKHcủa giảng viên ở các trường SQQĐ.

Trong những năm qua, các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Namđã nhận thức rõ vị trí, vai trò tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV nên đã chú trọng bồi dưỡng nâng cao tính tích cực NCKH chođội ngũ này Nhờ đó, tính tích cực NCKH của giảng viên ở mức độ cao,hoàn thành mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ NCKH được giao Song, trước yêucầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới quân đội và đất nước hiện nay thì hoạtđộng NCKH ở các trường chưa theo kịp và chưa đáp ứng tốt, còn những hạnchế, bất cập Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Số 791- NQ/TWvề lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong quân đội củaCục Nhà trường [19] đã chỉ rõ: Còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưatích cực NCKH, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, chất lượng đề tài khôngcao, khả năng ứng dụng và xã hội hóa thấp Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo,tổ chức, quản lý hoạt động khoa học đối với đội ngũ này chưa thực sự phùhợp, chưa được quan tâm đúng mức; các cơ chế, chính sách đãi ngộ còn bấtcập Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng NCKH và

Trang 9

GDĐT ở các nhà trường Vì vậy, nghiên cứu tính tích cực, tìm ra biện phápTLXH để nâng cao hơn nữa tính tích cực NCKH cho giảng viên là yêu cầutất yếu, quan trọng ở các trường SQQĐ hiện nay.

Về mặt lý luận, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cựcvà tính tích cực NCKH Song, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệthống và sâu sắc về tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trườngsĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trên bình diện Tâm lý học Do vậy, đây làvấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Tính tích cựcnghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩquan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tính tích cực NCKH của giảngviên KHXH&NV, đề xuất biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH củagiảng viên, góp phần nâng cao chất lượng NCKH và GDĐT ở các trường sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Làm rõ những vấn đề lý luận về tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực NCKH và thực trạng cácyếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Đề xuất biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Luận án nghiên cứu trên giảng viên KHXH&NV và cán bộ QLKH ở cáctrường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên

Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung:

Hoạt động NCKH của giảng viên được thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau, Luận án chỉ lựa chọn hình thức nghiên cứu đề tài khoa học của giảng viên làmnội dung chủ yếu trong nghiên cứu của mình

Nghiên cứu 5 mặt biểu hiện tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV: Sựchủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo, sự vượt khó và sự hiệu quả trong NCKH

Nghiên cứu 4 YTCQ và 4 YTKQ ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

* Về không gian nghiên cứu:

Luận án khảo sát ở 4 trường sĩ quan (Trường SQCT, Trường SQLQ1,Trường SQTT và Trường SQCB) đại diện cho các loại hình ngành nghề đàotạo (chính trị, quân sự và kỹ thuật) trên cả ba miền Tổ quốc (Bắc, Trung,Nam) trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Về thời gian: Số liệu điều tra, khảo sát, tổng hợp chủ yếu trong 5 năm

(từ năm 2019 đến năm 2023).

4 Giả thuyết khoa học

Tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức độ cao, song không đồng đềugiữa các mặt biểu hiện, trong đó sự chủ động, sáng tạo, vượt khó và hiệu quảNCKH của giảng viên ở mức độ cao, hứng thú NCKH của giảng viên ở mức độtrung bình Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính tích cực NCKH giữacác giảng viên có thâm niên và trình độ khác nhau.

Tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV chịu ảnh hưởng bởi cácyếu tố: Xu hướng NCKH của giảng viên; năng lực NCKH của giảng viên; kinhnghiệm NCKH của giảng viên; ý chí NCKH của giảng viên; sự phát triển mạnhmẽ của khoa học công nghệ; yêu cầu, nhiệm vụ NCKH trong thời kỳ mới; môitrường NCKH của giảng viên; sự quan tâm, đãi ngộ của lãnh đạo, chỉ huy cáccấp đối với hoạt động NCKH của giảng viên

Trang 11

Có thể nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ởcác trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi thực hiện đồng bộcác biện pháp: Phát triển xu hướng NCKH của giảng viên; tổ chức đadạng các hoạt động khoa học để giảng viên tích cực NCKH; phát huytính tự giác NCKH của giảng viên; hoàn thiện cơ chế, chính sách vàquản lý chặt chẽ hoạt động NCKH của giảng viên; xây dựng môi trườngNCKH dân chủ, lành mạnh ở các trường sĩ quan quân đội.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến lược phát triển GDĐT,Khoa học Công nghệ và Môi trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam Đồng thờiluận án còn dựa vào các quan điểm của Tâm lý học hoạt động và hệ thống lý luận vềtính tích cực, tính tích cực NCKH của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước đểgiải quyết vấn đề đặt ra.

Phương pháp luận

Quá trình nghiên cứu, Luận án vận dụng các nguyên tắc phương phápluận của Tâm lý học mác xít, đặc biệt là: Nguyên tắc quyết định luận duy vậtbiện chứng các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc pháttriển tâm lý, nguyên tắc tiếp cận nhân cách, nguyên tắc thống nhất giữa tâmlý - ý thức và hoạt động Đồng thời, tiếp cận theo các cách sau:

Tiếp cận hệ thống: Tính tích cực nói chung và tính tích cực NCKH nói

riêng chịu ảnh hưởng của hệ thống các yếu tố Trong phạm vi luận án này,tính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam được xem xét dưới sự ảnh hưởng của các YTCQ và YTKQ Chínhvì vậy, việc nghiên cứu tính tích cực NCKH của giảng viên phải được đặttrong mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa các yếu tố, chứ không thể chỉdựa vào một yếu tố riêng lẻ nào Hơn nữa, việc xác định đúng vai trò, mức độảnh hưởng của từng yếu tố là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp tácđộng phù hợp cho vấn đề nghiên cứu.

Trang 12

Tiếp cận lịch sử: Tính tích cực không được sinh ra mà được hình thành, phát

triển trong một thời kỳ lịch sử nhất định nên nó là một phạm trù khách quan, mang tínhxã hội, lịch sử Do vậy, tính tích cực trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể cũng có nhữngbiểu hiện tương ứng Khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi sẽ dẫn đến sự hình thành tínhtích cực mới trên cơ sở kế thừa và phát triển những tính tích cực đã có

Tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách: Hoạt động của con người vừa là cơ

sở tạo ra tính tích cực, tính tích cực hoạt động tạo ra giá trị Giá trị mà cá nhân tạora do tích cực hoạt động góp phần phản ánh và hình thành nhân cách Luận ánnghiên cứu tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV với tư cách là mộtphẩm chất nhân cách, do vậy tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách sẽ là chìakhóa để xem xét, đánh giá vấn đề và làm rõ đối tượng.

Tiếp cận tâm lý học - xã hội quân sự: Tâm lý học - xã hội quân sự

nghiên cứu sự hình thành phát triển của các hiện tượng tâm lý - xã hội, các cơchế, quy luật tâm lý - xã hội và mối quan hệ xã hội nảy sinh giữa các nhóm,tập thể quân nhân và quân nhân trong hoạt động NCKH ở nhà trường quânđội Do đó, tiếp cận tâm lý học - xã hội quân sự giúp làm rõ các đặc điểm hoạtđộng và mối quan hệ NCKH; yêu cầu, biểu hiện của phẩm chất, năng lựcNCKH đối với giảng viên nhà trường quân đội; xác định các yếu tố ảnhhưởng và biện pháp nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên Do đó,cách tiếp cận này là cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu tính tích cựcNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa vào các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, báo cáo tổng kết của Quânủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Cục Khoa học, Cục Nhà trường, Bộ Tổng thammưu và các trường sĩ quan về công tác khoa học; hoạt động NCKH với các sản phẩmkhoa học của giảng viên.

Thực tiễn hoạt động NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trườngSQQĐ đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải để đáp ứng yêucầu giáo dục và đào tạo SQQĐ trong điều kiện mới.

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cực và tính tíchcực NCKH nhưng trên bình diện Tâm lý học lại chưa có công trình nào

Trang 13

nghiên cứu trực tiếp, hệ thống và sâu sắc về tính tích cực NCKH của giảngviên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, kháiquát hóa các nguồn tài liệu nhằm thu thập, khai thác các thông tin để xây dựng cơsở lý luận của luận án Các tài liệu, văn bản được nghiên cứu gồm: Các tác phẩmkinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghịquyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy trung ương và các trường sĩ quan;các văn bản, chỉ thị, báo cáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến vấn đề nghiêncứu; các công trình nghiên cứu, luận án, đề tài, báo cáo khoa học, các bài báo khoahọc và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến đề tài.

* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để đánh giá thực trạng và có cơ sở đề xuất biện pháp TLXH nâng caotính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiêncứu như: Điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; nghiên cứu kết quả hoạtđộng; xin ý kiến chuyên gia và phân tích chân dung tâm lý.

* Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát và thểhiện kết quả nghiên cứu.

6 Những đóng góp mới của luận án

Về lý luận

Luận án đã góp phần làm phong phú thêm lý luận về tính tích cực; tính tíchcực NCKH và xác định được các biểu hiện, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đếntính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ

Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra, tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường SQQĐ ở mức cao, trong đó có bốn biểu hiện (sự chủ động,sự sáng tạo, sự vượt khó và sự hiệu quả trong NCKH của giảng viên) cùng ở mức caovà một biểu hiện (sự hứng thú trong NCKH của giảng viên) ở mức trung bình.

Trang 14

Tìm ra mối quan hệ giữa các biểu hiện thành phần với nhau và giữa từng biểuhiện thành phần với tính tích cực NCKH của giảng viên có tương quan thuận và rấtmạnh Điều đó khẳng định, các biểu hiện thành phần này có vị trí quan trọng trongtính tích cực NCKH của giảng viên, nếu một biểu hiện nào đó tăng lên hay giảm điđều kéo theo sự tăng lên hay giảm đi của tính tích cực NCKH của giảng viên.

Phân tích được hai chân dung tâm lý về tính tích cực NCKH, góp phần mô tảrõ thực trạng tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.Xác định được mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH và đềxuất được các biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Về lý luận

Luận án đã bổ sung, góp phần làm rõ một số khái niệm của Tâm lý học quânsự: Giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ; nghiên cứu KHXH&NV quân sự;tính tích cực; tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.

Luận án góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận về tínhtích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ

Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án giúp giảng viên KHXH&NV, cán bộQLKH và học viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tích cực tronghoạt động khoa học, góp phần nâng cao chất lượng NCKH và GDĐT ở cáctrường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tăng thêm ý nghĩa ứngdụng của Tâm lý học vào đời sống hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt độngnghiên cứu KHXH&NV quân sự

Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động NCKH của giảngviên, học viên và cán bộ QLKH ở các trường SQQĐ.

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương; kết luận; danh mục các công trình khoahọc của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 15

Khi phân tích về nhân cách và tính tích cực của nhân cách, S.Freud

(1915), Những bài giảng nhập đề của Tâm phân học [81] đã chỉ ra: Nguồn

năng lượng của toàn bộ thế giới tinh thần và khả năng sáng tạo của con người là“cái nó” - cái vô thức (bao gồm cái bản năng sinh vật mà bản năng tình dụcđóng vai trò trung tâm) Do đó, bản chất, nguồn gốc, động lực thúc đẩy conngười tích cực sáng tạo xuất phát từ việc được thỏa mãn hay không được thoảmãn những đòi hỏi từ bản năng sinh vật Bản năng, mà đặc biệt là bản năng

tính dục (trong mô hình của S.Freud), những “sự lo lắng cơ bản” (Homey),“hướng tới yêu thương” (Fromm), “hướng tới thành công, sự độc đáo, quyềnlực, hoàn thiện” (Adler) là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động ở con

người; Những cái liên quan đến động lực thúc đẩy con người hoạt động lànhững cái nằm trong bản thân mỗi người được di truyền Như vậy, S.Freud vàcác học trò của ông đã lý giải tính tích cực tâm lý bằng cách sinh vật hóa conngười, coi bản năng tính dục là cội nguồn mà chưa thấy được nguồn gốc, bảnchất xã hội - lịch sử của tính tích cực trong toàn bộ đời sống tâm lý con người.Nghiên cứu về tính tích cực của hành vi, J.B Watson [dẫn theo 39] đãchỉ rõ: Toàn bộ cuộc sống của con người được xem như là lịch sử của tínhtích cực, nó được hiểu là tổng hoà các phản ứng Từ đó dẫn đến quan niệm về“dòng tính tích cực” đem đối nghịch với “dòng ý thức” của Tâm lý học chủquan của James Bản thân khái niệm “dòng tính tích cực” như là một kháiniệm ngầm hiểu là “dòng hành vi”; “dòng hành vi” được hiểu là toàn bộ tổhợp hành vi hợp lại bởi các trả lời đơn thuần đối với kích thích Từ đó có thểhiểu được “dòng tính tích cực” trong trường hợp có nghiên cứu mối liên hệ

Trang 16

giữa thế giới bên ngoài và cuộc sống của cơ thể; điều này chứng tỏ quan điểmquyết định luận duy vật của J.B.Watson về hành vi người mà ông tiếp thuđược từ Tâm lý học động vật khách quan và Tâm lý học thực nghiệm từ thếkỷ trước Từ những nghiên cứu của mình, J.B.Watson đã đưa ra công thức cổđiển, nổi tiếng: S - R, trong đó S (Stimulant - kích thích), R (Reaction - phảnứng), theo đó nguồn gốc, bản chất tính tích cực hành vi của con người là dokích thích từ môi trường đem lại

Sau này, B F Skinner (1974), Về chủ nghĩa hành vi [116] và C.Hall,

E.Tolman …đã khái quát và bổ sung, phát triển công thức cổ điển, nổi tiếng củaJ.B Watson bằng cách đưa thêm vào công thức đó yếu tố “tạo tác” (Operant) (S- O - R) để giải thích và miêu tả rõ hơn tính tích cực chủ thể của hành vi conngười, từ đây hành vi được gọi là hành vi tạo tác Theo đó, hành vi được đề xuấtra với tư cách là một trong ba dạng: hành vi vô điều kiện; hành vi có điều kiện vàhành vi tạo tác Hành vi tạo tác là một kiểu hành vi có liên quan đến một kiểuhọc tập gồm 3 loại: củng cố, phần thưởng và sự trừng phạt Tính tích cực củacon người sẽ tăng lên khi tăng cường những hành vi củng cố tích cực như chothêm giá trị, khen ngợi sau mỗi lần thực hiện hành vi

Như vậy, các nhà Tâm lý học hành vi đã quan niệm một cách cơ học,máy móc về tính tích cực, coi nguồn gốc, bản chất tính tích cực hành vi củacon người là do kích thích từ môi trường; họ đã đánh đồng tính tích cực hoạtđộng của con người với hành vi của con vật

Tù kết quả nghiên cứu về tính tích cực, tính tích cực nhận thức, tác giả

X.L.Rubinstein (1969), Con người và thế giới, [79] đã chỉ ra, tính tích cực cũng

như các phẩm chất tâm lý khác nảy sinh, hình thành, phát triển và bộc lộ thôngqua hoạt động Tính tích cực luôn gắn liền với hoạt động và phản ánh thái độ củachủ thể trong hoạt động Đặc biệt, tác giả đã xem xét ảnh hưởng của kinhnghiệm lịch sử nhân loại, nằm trong các dấu hiệu tác động đến sự hình thànhtính tích cực của con người; đồng thời đã xem xét hoạt động như một hình thức

Trang 17

đặc trưng trong tính tích cực của con người Đó là cơ sở lý luận vững chắc đểluận án luận giải phương thức tồn tại của tính tích cực NCKH của giảng viên.

Trong nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của tính tích cực cá nhân, tác

giả A G.Côvaliop (1971), Tâm lý học cá nhân [18] đã khẳng định: Nhu cầu là nguồn

gốc của tính tích cực cá nhân và còn chỉ ra, tính tích cực của con người trải qua mộtquá trình tiến hóa cá thể phức tạp trong lịch sử Đây là nghiên cứu ban đầu, quantrọng về nguồn gốc, sự hình thành phát triển của tính tích cực hoạt động của conngười nói chung và tính tích cực NCKH của giảng viên nói riêng.

Nghiên cứu về tích cực của chủ thể, tác giả A.N.Leonchiev (1972),

Những vấn đề phát triển tâm lý [57] chỉ rõ: Nói về cuộc sống ở dạng chung

nhất của nó chúng ta phải giữ quan điểm công nhận tính chất tích cực của chủthể Đối với mọi tồn tại sống, đối tượng không chỉ là cái mà khi quan hệ vớinó thì một thuộc tính nào đó có thể lộ ra, mà còn là đối tượng khẳng định sựsống của tồn tại, là đối tượng mà trong quan hệ với nó tồn tại sống không chỉlà cái thụ động mà còn là cái tích cực hoạt động vươn tới một cái gì đó cóđam mê Như vậy, A.N.Leonchiev đã nhấn mạnh mối liên hệ khăng khít giữatính tích cực của chủ thể và tính đối tượng của mọi hoạt động sống Đồngthời, qua việc tách tính tích cực của chủ thể ra thành một thành tố bắt buộcphải có trong hoạt động và phải đặt trong hoạt động, ông đã vận dụng nguyêntắc tính tích cực, tính đam mê sang tất cả các hình thái của hành vi Đây làmột sự khác biệt cơ bản giữa quan niệm tính tích cực hoạt động trong luậnđiểm của ông với quan niệm tính tích cực hành vi trong chủ nghĩa hành vi

Tác giả còn chỉ ra: Đối tượng hoạt động là động cơ thực sự của hoạt động vàtính tích cực được tạo ra bằng hoạt động, đồng thời cũng là nhân tố tham gia thựchiện hoạt động, hơn thế nữa nhờ gắn liền với sự thoả mãn mục đích, động cơ màtính tích cực đạt mức cao nhất của nó là sự say mê Như vậy, tính tích cực thể hiệntrong trạng thái hoạt động và được thúc đẩy bởi động cơ, do nhu cầu tạo ra và biểuhiện trong những hành động, hành vi cụ thể của con người Những nghiên cứu củaA.N.Leonchiev về tính tích cực của con người có giá trị to lớn, là cơ sở lý luận cơbản, quan trọng để nghiên cứu về tính tích cực NCKH của giảng viên.

Trang 18

Khi xem xét dấu hiệu bản chất của tính tích cực, các tác giả M.I.Lixina,V.S.Iukevich [dẫn theo 92] đã chỉ ra: Tính tích cực luôn gắn liền với hoạt động,phải được thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hànhđộng, hành vi cụ thể; Tính tích cực chỉ tính sẵn sàng hoạt động, là nhu cầu đối vớihoạt động của chủ thể Yếu tố nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với tính tích cực,nó là một thành tố tâm lý tạo nên nguồn gốc, động lực của tính tích cực, nếukhông có nhu cầu thì không có tính tích cực; Tính tích cực chỉ sự chủ động, hànhđộng một cách có ý thức, theo chủ ý của mình đối lập với sự bị động, thụ động.Như vậy, tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tính tích cực của chủ thể với nhu cầu,hoạt động của con người, đó là cơ sở quan trọng để xem xét vấn đề nguồn gốc,bản chất của tính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ.

Tác giả V Ôkôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề cho

rằng: "Khi ta nói đến tính tích cực chúng ta quan niệm là lòng mong muốnhoạt động được nảy sinh một cách không chủ định và gây nên những biểuhiện bên ngoài hoặc bên trong của sự hoạt động" [73, tr.38] Như vậy, tínhtích cực mang tính chủ thể, thể hiện trong hoạt động và được thúc đẩy bởi cácnhu cầu hoạt động của con người Đây là cơ sở khoa học khẳng định nguồngốc của tính tích cực NCKH của giảng viên.

Khi xem xét từ góc độ chức năng, vai trò của chủ thể với thế giới bênngoài, các tác giả S.Đ.Smiznov, V.P.Diatrencô, V.Ia.Romanov [dẫn theo 94] đãchỉ ra: Tính tích cực thể hiện tính chủ định của ý thức, sự chủ động của chủ thểvới thế giới bên ngoài; Tính tích cực là thông số đo sự chuyển động, sự biếnđổi hoạt động tâm lý của chủ thể gắn liền với tiêu hao năng lượng tâm lý vàsinh lý; Tính tích cực không chỉ thực hiện chức năng thích nghi mà cao hơn làsự thích ứng, sự cải tạo, sáng tạo của chủ thể với thế giới bên ngoài.

A.Maslow (1987), Động lực và tính cách [115] Trong tác phẩm này, các

nhà Tâm lý học nhân văn với hai đại diện là A.Maslow và C Rogers cho rằngnguồn gốc, động lực của tính tích cực được thể hiện ở “Nhu cầu - Tính tích cực ".Điều thúc đẩy con người ta hoạt động xuất phát từ những nguồn lực bên trong nhưnhu cầu tự hiện thực hóa, khuynh hướng hiện thực hoá bẩm sinh hoặc nhu cầu tự

Trang 19

khẳng định Đây là kết quả quan trọng để xác định nguồn gốc, bản chất tính tíchcực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ.

Khi nghiên cứu về tính tích cực, các tác giả: L.M.Ackhangenxki, L.P.Buê,L.I.Ivasco [dẫn theo 72] đã đưa ra các nguyên tắc như: Không nên giải thíchphiến diện hay chỉ xem xét tính tích cực duy nhất là trạng thái hoạt động,không được tách rời mặt bên trong của tính tích cực với biểu hiện ra bên ngoài.Sự phát triển của tính tích cực có thể được biểu hiện bằng các đặc trưng sốlượng, chất lượng của hoạt động Tính tích cực vừa là mục đích, vừa là điềukiện, phương tiện, vừa là kết quả của hoạt động Những nguyên tắc trên làchuẩn mực cơ bản để nghiên cứu về tính tích cực NCKH của giảng viên.

Khi bàn về nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người, tác giả

Phạm Minh Hạc (2002) Tuyển tập Tâm lý học khẳng định: “Con người thực

hiện hoạt động, nghĩa là thực hiện các thao tác để làm một hành động nhằmđạt một mục đích hoặc động cơ cụ thể…vươn tới lĩnh hội, sử dụng, sángtạo ra đối tượng để thoả mãn nhu cầu” [40, tr.36] Như vậy, nhu cầu lànguồn gốc, động lực của tính tích cực hoạt động của con người nói chungvà tính tích cực NCKH của giảng viên nói riêng.

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính tích cực với hoạtđộng của con người: “Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành Tính chủ thểbao hàm trước hết là tính tích cực Tính tích cực phát triển đến đỉnh cao thành sựchủ động, say mê, nhiệt tình Con người là chủ thể hoạt động, con người càng hoạtđộng tính chủ thể càng phát triển cao và do đó con người sẽ dần hoàn thiện” [dẫntheo 94, tr.19] Đây là nghiên cứu rất có giá trị, đã lý giải thuyết phục, biện chứngmối quan hệ giữa tính tích cực với tính chủ thể và hoạt động của con người

Nghiên cứu về các phẩm chất cơ bản của nhân cách, tác giả Nguyễn Quang

Uẩn (2015), Tâm lý học đại cương [104] đã chỉ ra: Nhân cách là chủ thể của hoạt

động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội Vì thế nhân cách mang tính tích cực Mộtcá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động…Giátrị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thểhiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách…hệ thống nhu cầu của cộng đồng là

Trang 20

nguồn gốc động lực của nhân cách Đây là cơ sở khoa học để luận giải vì sao tínhtích cực NCKH là một phẩm chất nhân cách của người giảng viên.

Tác giả Đặng Thanh Nga (2018), “Tính tích cực nghiên cứu khoa học củagiảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, [67], cho rằng: Tính tích cực NCKH

của người giảng viên cũng như các phẩm chất tâm lý khác được nảy sinh, hìnhthành, phát triển và bộc lộ thông qua hoạt động NCKH Nó gắn liền và phản ánhý thức tự giác của họ trong hoạt động NCKH Tính tích cực NCKH là một phẩmchất nhân cách cơ bản và có nguồn gốc từ nhu cầu NCKH của người giảng viên.

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về nguồn gốc,bản chất của tính tích cực và tính tích cực NCKH là khá toàn diện: Đó là mộtphẩm chất của nhân cách, mang tính chủ thể, có nguồn gốc từ nhu cầu, được biểuhiện qua những hoạt động cụ thể của con người như hoạt động NCKH Đây lànhững cơ sở lý luận ban đầu rất quan trọng để luận án có thể kế thừa, phát triểntrong nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất tính tích cực NCKH của mình Tuynhiên, các nghiên cứu kể trên chưa đề cập một cách trực tiếp, hệ thống, sâu sắc vềnguồn gốc, bản chất tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Vì vậy, đây là một khoảng trống đểluận án nghiên cứu làm sáng tỏ

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về biểu hiện của tính tích cực và tínhtích cực nghiên cứu khoa học

Khi nghiên cứu về biểu hiện tính tích cực NCKH của người giáo viên, tác

giả P.A Ruđich (1974), Tâm lý học [80] đã chỉ ra: Tính tích cực NCKH của

giáo viên được biểu hiện ra ở lòng yêu mến khoa học, tinh thần kiên trì nhẫnnại trong nghiên cứu và năng lực tổ chức hoạt động NCKH Các mặt biểuhiện mà tác giả chỉ ra là những phát hiện ban đầu rất quan trọng về biểu hiệntính tích cực NCKH của người giáo viên.

Nghiên cứu về tính tích cực nhận thức, tác giả G.I.Sukina [dẫn theo 16] đãđưa ra các biểu hiện: Tích cực tái hiện, bắt chước; tích cực tìm tòi và tích cựcsáng tạo Tác giả đã phân biệt những biểu hiện tính tích cực về mặt ý chí, như:Tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì làm xong các bài tập; không nảnbước trước những khó khăn Đó là những biểu hiện bên trong tính tích cực học

Trang 21

tập của người học có thể kế thừa, phát triển khi nghiên cứu về biểu hiện tính tíchcực NCKH của người giảng viên.

Tác giả I.F.Kharlamov (1979), Phát huy tính tích cực học tập của sinhviên như thế nào [53] đã chỉ rõ biểu hiện của tính tích cực học tập gồm: Khát

vọng học tập (nhu cầu, hứng thú, động cơ và phương hướng của sự hoạtđộng); cố gắng trí tuệ (tư duy tích cực) và nghị lực Đó là những biểu hiện đặctrưng tính tích cực học tập của học sinh viên có thể kế thừa, phát triển trongnghiên cứu về biểu hiện tính tích cực NCKH của giảng viên

Đi sâu nghiên cứu bản chất tâm lý của tính tích cực nhận thức, tác giảA.I.Serbalov [dẫn theo 1] đã chỉ ra biểu hiện của nó là: Khả năng định hướng đốivới nhiệm vụ nhận thức và định hướng khi nghiên cứu tài liệu; hứng thú sâu sắcđối với việc học tập, đối tượng nghiên cứu; sự tập trung chú ý cao, sự căng thẳngtrí tuệ; sự say sưa nhiệt tình đối với nhiệm vụ nhận thức; có ý chí kiên trì, khắcphục khó khăn, huy động suy nghĩ để hoàn thành Nghiên cứu của tác giả rất cóý nghĩa cho nghiên cứu về các biểu hện tính tích cực NCKH của giảng viên.

Tác giả G Petty (1998), “Dạy học ngày nay” [74], khẳng định: Tính tích

cực dạy học của giáo viên được biểu hiện ra ở động cơ, thái độ, phương phápvà bầu không khí giảng dạy tích cực Mặc dù tác giả khái quát rất ngắn gọn vềcác biểu hiện tính tích cực dạy học của giáo viên, song lại có ý nghĩa sâu sắctrong nghiên cứu tính tích cực NCKH của giảng viên hiện nay.

Lê Duy Tuấn (2008), Cơ sở tâm lý của tính tích cực học tập ở học viênđào tạo sĩ quan quân đội [101] Trong công trình nghiên cứu trên, tác giả đã

chỉ ra 7 biểu hiện: Nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc học tập; say mê,hứng thú trong học tập; có kỹ năng thực hiện các hành động học tập; cóphương pháp học tập phù hợp với nội dung các môn học; nỗ lực ý chí cao tronghọc tập Các biểu hiện trong công trình trên rất gần với các biểu hiện tính tíchcực NCKH của giảng viên.

Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa

(2013), Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhậpquốc tế hiện nay cho rằng: Tính tích cực chính trị của công dân biểu hiện ở

“Sự tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của công dân tham gia vào

Trang 22

quá trình chính trị…” [42, tr.106] Các biểu hiện mà tác giả chỉ ra rất có giá trịcho nghiên cứu về các biểu hiện tính tích cực NCKH của người giảng viên.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Gấm (2013), Nâng cao tính tíchcực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở Học việnChính trị [34], đã chỉ ra các biểu hiện: Nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa

của NCKH; hứng thú và say mê với hoạt động NCKH; có hệ thống kỹ năngNCKH phù hợp; sự nỗ lực ý chí khắc phục khó khăn trong NCKH; sự hiệuquả trong NCKH Đây là một trong những kết quả nghiên cứu đầu tiên rấtquan trọng về các biểu hiện của tính tích cực NCKH của giảng viên trẻtrong quân đội.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Điểm (2015), “Phát huy tính tích cực xã hộicủa thanh niên đối với cộng đồng thông qua hoạt động tình nguyện” [32], đã

chỉ ra các biểu hiện tính tích cực xã hội của thanh niên gồm: Thái độ tích cực,hoạt động chủ động, năng động, sáng tạo của cá nhân khi tham gia các mốiquan hệ xã hội, tạo ra sự phát triển, sự thích ứng tâm lý ở chủ thể và có tácdụng thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội Khi tham gia các hoạt động xã hội,sự tích cực được phát huy Việc tổ chức các hoạt động tình nguyện chính làtạo môi trường để thanh niên được trải nghiệm, thử thách, được khẳng định,được chủ động sáng tạo cống hiến và phát triển

Từ kết quả nghiên cứu trên mẫu chọn 953 người đại diện cho các nhóm ngườilao động ở các ngành nghề sản xuất kinh doanh tại ba miền Bắc, Trung, Nam ở Việt

Nam, các tác giả Lê Thị Minh Loan và Nguyễn Văn Lượt (2017), Tính tích cực củangười lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đã chỉ ra các biểu hiện

của tính tích cực làm việc của người lao động gồm: Sự chủ động, sự hứng thú, sựsáng tạo và nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong làm việc [61, tr.35] Kết quả nghiêncứu của tác giả là cơ sở, gợi ý quan trọng để luận án xác định các biểu hiện cơ bảnvề tính tích cực NCKH của giảng viên hiện nay.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hà Thị Minh Chính (2017), Tính tíchcực làm việc của người lao động trong các công ty cổ phần khu vực phía Bắcnước ta [16] đã chỉ ra biểu hiện tính tích cực làm việc của người lao động, gồm:

Sự chủ động, sự say mê, sự sáng tạo và nỗ lực vượt khó trong làm việc Những

Trang 23

biểu hiện mà tác giả chỉ ra rất sáng rõ, là cơ sở khoa học để luận án kế thừa vàphát triển khi nghiên cứu về tính tích cực NCKH của giảng viên.

Trần Thị Tuyết Mai (2017), “Một số biểu hiện về tính tích cực nghiên cứukhoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông qua một sốtrường hợp điển hình” [66] Trong bài viết, tác giả cho rằng tính tích cực NCKH

của sinh viên biểu hiện ở: sự chủ động; tính tự giác; tính tự tin nêu ra các ýtưởng cá nhân; kết quả NCKH Mặc dù nghiên cứu được tiến hành trên sinhviên, song lại diễn ra trong hoạt động NCKH nên rất có giá trị khi nghiên cứu vềtính tích cực NCKH của giảng viên.

Đặng Thanh Nga (2018), “Tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảngviên Trường Đại học Luật Hà Nội” [67] Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra cácbiểu hiện: Thứ nhất, sự chủ động (giảng viên tự lựa chọn đề tài nghiên cứu; chủ

động xây dựng kế hoạch nghiên cứu; độc lập, tự chủ trong nghiên cứu; biết sửdụng tối đa khả năng của mình trong nghiên cứu; hoàn thành tốt nhiệm vụ mà

không cần phải đôn đốc, giám sát của nhà trường); Thứ hai, sự hứng thú (say mê

nghiên cứu, đầu tư thời gian, sức lực; luôn khắc phục khó khăn trở ngại để hoàn

thành mục tiêu nghiên cứu); Thứ ba, sự sáng tạo (luôn muốn tìm tòi cái mới;

luôn cải tiến phương pháp để nghiên cứu, phát hiện cái mới mang giá trị cao;thích thử nghiệm ý tưởng mới; đưa ra sáng kiến, ý tưởng mới để nâng cao chất

lượng đào tạo); Thứ tư, sự nỗ lực vượt khó (luôn cố gắng hết sức trong nghiên

cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao; biết gác lại việc riêng, việc chưa cần kípđể nghiên cứu, giải quyết vấn đề cấp thiết; luôn kiên trì, khắc phục khi gặp khókhăn trong nghiên cứu) Kết quả nghiên cứu của tác giả rất có giá trị, là cơ sởkhoa học quan trọng để có thể kế thừa và phát triển khi nghiên cứu về biểu hiệntính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay

Lê Thị Thuỷ (2019), Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của ngườilao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc [90] Trong công trình

nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra biểu hiện của tính tích cực gồm: sự nhận thức, sựsẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả.

Như vậy, dưới các góc độ và lĩnh vực tiếp cận khác nhau, các tác giả đã chỉ

ra những biểu hiện phong phú của tính tích cực gắn với các hoạt động cụ thể Khiphân tích về các biểu hiện của tính tích cực, các tác giả đã chỉ ra: Tính tự giác, sự

Trang 24

chủ động, tính chủ thể, tính đối tượng, tính thích ứng, sự sáng tạo, sự hứng thú…Mặc dù chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, hệ thống, sâu sắc vềnhững biểu hiện đặc trưng tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở cáctrường SQQĐ, song bước đầu các tác giả đã đề cập đến những biểu hiện tính tíchcực NCKH của giảng viên làm cơ sở quan trọng để luận án có thể kế thừa và pháttriển Do đó, đây là một khoảng trống mà luận án có thể nghiên cứu làm sáng tỏ

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tínhtích cực và tính tích cực nghiên cứu khoa học

Khi nghiên cứu về tính tích cực của cá nhân, tác giả A.G.Covaliop (1971),

Tâm lý học cá nhân [18] đã chỉ ra: Hoạt động của cá nhân không chỉ được quy

định bởi những nhu cầu và hứng thú cá nhân mà còn bị quy định bởi những đòihỏi và những yêu cầu của xã hội Đánh giá của xã hội sẽ tạo nên dư luận xãhội, nó tác động mạnh mẽ (thúc đẩy hoặc kìm hãm) tính tích cực của cá nhân.Hoạt động thi đua của tập thể và xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến tính tíchcực của cá nhân vì nó trực tiếp thay đổi tâm trạng của họ Vì thế, những yếu tố:Nhu cầu, hứng thú, yêu cầu, đánh giá, thi đua của xã hội, dư luận xã hội, tâmtrạng tập thể ảnh hưởng lớn đến tính tích cực của cá nhân Như vậy, tính tíchcực của cá nhân chịu tác động từ nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan,trong đó YTKQ là quan trọng, YTCQ là quyết định

Ph.N.Gônbolin (1979), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên [35].

Tác giả cho rằng, tính tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất tâm lý củangười giáo viên và nó chịu chi phối bởi yếu tố hoạt động Thông qua hoạt động,tính tích cực không ngừng được củng cố và phát triển Càng tích cực hoạt động thìtính tích cực ngày càng phát triển, trở thành phẩm chất tâm lý bền vững của nhâncách Như vậy, yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tâm lý của người giáo viên làtính tích cực, song nếu không hoạt động thì sẽ không có tính tích cực và không cóphẩm chất tâm lý của người giáo viên Đây là luận điểm then chốt để xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên.

Khi nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa mức độ tính tích cực và hệ thống động

cơ học tập của sinh viên, tác giả R.A Nhizamov (1998), Những cơ sở lý luận dạyhọc của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên [69] đã khẳng định:

Trang 25

Những sinh viên có hệ thống động cơ học tập càng cao, càng thống nhất bao nhiêuthì tính tích cực càng cao bấy nhiêu; kết quả học tập của những sinh viên có tínhtích cực cao, chủ yếu do yếu tố động cơ và năng lực quyết định Ngoài ra, nhữngsinh viên này còn thể hiện tính độc lập, tính tổ chức, nỗ lực học tập cao hơn so vớisinh viên có kết quả học tập thấp Như vậy, theo tác giả, tính tích cực chịu sự tácđộng, ảnh hưởng của động cơ, năng lực, ý chí, tính độc lập và tính tổ chức.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức với dạy họctác giả Kominxkaia V.B và các đồng nghiệp [dẫn theo 17] đã đi đến kết luận:Tính tích cực nhận thức của trẻ phụ thuộc vào mức độ kiến thức, càng hiểubiết về thế giới xung quanh và càng nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo bao nhiêuthì trẻ càng tích cực và chủ động sáng tạo bấy nhiêu Nói cách khác, tính tíchcực phụ thuộc rất lớn vào đối tượng mà chủ thể chiếm lĩnh Đối tượng chiếmlĩnh nằm trong phạm vi khả năng giải quyết của chủ thể để thỏa mãn nhu cầu,động cơ của chủ thể thì sẽ kích thích rất lớn đến tính tích cực của chủ thể.

Lê Hương (2003), Tính tích cực nghề nghiệp của công chức - Một sốnhân tố ảnh hưởng [51] Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng đến tính tích cực của người lao động rất đa dạng, bao gồm cả những yếutố kinh tế và nhân tố phi kinh tế Tác giả cũng đề cao những tác động ảnhhưởng của những yếu tố phi kinh tế đến tính tích cực làm việc của người laođộng, đó là: Định hướng giá trị nghề nghiệp của người lao động; niềm tin vàhứng thú của người lao động; một số đặc điểm văn hóa, lối sống của người laođộng; một số yếu tố của môi trường làm việc Trong đó, định hướng giá trịnghề nghiệp và niềm tin, hứng thú của người lao động là những khía cạnhthuộc về yếu tố tâm lý cá nhân Kết quả nghiên cứu của tác giả là những gợimở quan trọng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH củagiảng viên.

Nguyễn Đình Gấm (2013), Nâng cao tính tích cực trong giảng dạy vànghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị [34] Trong nghiên

cứu này, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, gồm: Hệ thống động lực thúc đẩy

Trang 26

hoạt động NCKH; hệ thống kỹ năng NCKH phù hợp; sự nỗ lực ý chí và phấn đấuvươn lên của giảng viên Đây là những phát hiện đầu tiên về các yếu tố ảnh hưởngđến tính tích cực NCKH của giảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội

Tác giả Trần Thị Tuyết Mai (2017), “Một số biểu hiện về tính tích cựcnghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông quamột số trường hợp điển hình” [66] đã chỉ ra các yếu tố tác động như: Chủ quan

(Chưa tích lũy đủ kiến thức NCKH và chưa có các kĩ năng NCKH) và kháchquan (Giảng viên hướng dẫn, kinh phí, cơ chế, chính sách khuyến khích, sự quảnlý điều hành; tài liệu; thời gian học tập) Mặc dù, các yếu tố mà tác giả đề cập làđối với hoạt động NCKH của sinh viên nhưng cũng là gợi ý tốt để xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên hiện nay.

Tác giả Lê Thị Thuỷ (2019), Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hộicủa người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc [90] Trong

công trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng, gồm: Tính tráchnhiệm của người lao động; nhu cầu giao tiếp của người lao động; sự quan tâmlàm việc thiện cho tập thể và cộng đồng; động cơ tham gia các hoạt động xã hội;cách thức tổ chức hoạt động xã hội; cách quản lý các hoạt động của doanhnghiệp; chính sách của doanh nghiệp; điều kiện làm việc Các yếu tố ảnh hưởngmà tác giả tìm ra là những gợi ý quan trọng để xác định các yếu tố ảnh hưởngđến tính tích cực NCKH của giảng viên.

Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thế Bình (2019), Tính tích cực giảng dạycủa giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội [8] đã

chỉ rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng, gồm: Nhóm các YTKQ (Sự phát triển về kinhtế, văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ; yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảovệ Tổ quốc, xây dựng quân đội và yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên ởcác trường trong tình hình mới; chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ giảngviên; môi trường sư phạm quân sự; sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo, chỉhuy các cấp; tính tích cực học tập của học viên) và nhóm các YTCQ (Động cơ,mục đích giảng dạy của giảng viên; nhu cầu thành đạt của giảng viên trong giảngdạy; tình cảm nghề nghiệp sư phạm quân sự của giảng viên; đạo đức lối sống củagiảng viên; năng lực sư phạm của giảng viên; vốn sống và sự trải nghiệm của

Trang 27

giảng viên) Kết quả nghiên cứu của tác giả là rất sâu sắc, toàn diện và phù hợp đểkế thừa, phát triển trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tính tích cựcNCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Như vậy, nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước cho thấy, có cả

YTKQ và YTCQ ảnh hưởng đến tính tích cực và tính tích cực NCKH củagiảng viên Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động thúc đẩyhoặc kìm hãm tính tích cực và tính tích cực NCKH của giảng viên Do đó, nhàquản lý và bản thân mỗi giảng viên phải nhận rõ và có biện pháp tác động phùhợp để kích thích những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằmphát huy tính tích cực và tính tích cực NCKH của giảng viên Tuy nhiên, chođến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, hệ thống, sâusắc về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường SQQĐ Vì thế, đây là một khoảng trống để luận áncó thể nghiên cứu làm sáng tỏ.

1.1.4 Các công trình nghiên cứu về con đường,biện pháp nâng cao tính tích cực và tính tích cựcnghiên cứu khoa học

L.Aristova (1968), Tích cực học tập của học sinh [4] Trong công trình này,

tác giả cho rằng, tâm lý, ý thức nói chung và tính tích cực học tập của học sinhnói riêng được hình thành, phát triển thông qua hoạt động Càng tích cực học tậpthì người học càng phát triển các phẩm chất nhân cách bền vững cho mình Đâylà luận điểm then chốt để sử dụng biện pháp tổ chức đa dạng hoạt động nhằmnâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên hiện nay.

I.F.Kharlamov (1979), Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên như thếnào [53] Tác giả cho rằng, để sinh viên học tập tích cực, người dạy phải có khả

năng khơi dậy sự hứng thú của người học và duy trì hứng thú đó trong suốt quátrình học tập bằng cách đưa vào những tình huống có ý nghĩa đối với người học.Đồng thời, phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của sinh viên, kích thích được tínhtích cực, hứng thú, tính độc lập tìm tòi tri thức của họ và phải kết hợp với dạyhọc nêu vấn đề và coi dạy học nêu vấn đề là một biện pháp cơ bản nhằm pháthuy tính tích cực của sinh viên.

Trang 28

A Maslow (1987), Động lực và tính cách [115] Theo tác giả, con người

cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu Chínhsự thoả mãn nhu cầu làm họ hài lòng Việc nhu cầu được thoả mãn và thoảmãn tối đa là mục đích hành động của con người Theo đó, nhu cầu trở thànhđộng lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi đượchành vi của con người Chính vì lẽ đó, các nghiên cứu về tâm lý học quản lý,về hành vi của con người đều cho rằng vấn đề nhu cầu và động cơ là vấn đềcần được quan tâm hàng đầu của người đứng đầu một tổ chức Người quản lýcó thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụhoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họhăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao, phấn chấn hơn khi thựchiện nhiệm vụ và tận tuỵ hơn với nhiệm vụ đảm nhận Tuỳ điều kiện khácnhau mà con người có nhu cầu khác nhau Căn cứ vào các thang bậc nhu cầu,người quản lý khi sử dụng lao động phải phát hiện nhu cầu của người laođộng trong một thời điểm nhất định để thoả mãn, qua đó khuyến khích họ tíchcực làm việc tốt hơn Phát hiện của tác giả có giá trị cao, có thể kế thừa, pháttriển trong xác định biện pháp nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên.

Khi nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy con người tích cực lao động, tác giả

F.W Business (2003), Tạo động lực phải chăng chỉ có thể bằng tiền [12] đã chỉ

ra: Việc khuyến khích bằng tiền với lao động là cần thiết để họ sẵn sàng làm nhưmột người lính có kỷ luật Còn H Edge cho rằng cần khẳng định, phải phân chiacông việc một cách tỉ mỉ, chuyên môn hoá các thao tác và trả thù lao xứng đángvới sức đóng góp của người lao động, phân phối lợi ích phải công bằng Phảiđảm bảo nguyên tắc phân công lao động nhằm chuyên môn hoá người lao động,cần phân công cho mỗi người công việc phù hợp nhất, phối hợp các khâu trongquy trình lao động Kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học là những nguyêntắc quan trọng trong sử dụng các con đường, biện pháp tác động nhằm nâng caotính tích cực NCKH của giảng viên

Đỗ Thị Coỏng (2004), Nghiên cứu tính tích cực học tập môn tâm lý họccủa sinh viên Đại học sư phạm Hải Phòng [17] Trong công trình nghiên cứu

Trang 29

này, tác giả đã chỉ rõ: Tính tích cực học tập của sinh viên là ý thức tự giác củacủa sinh viên về mục đích học tập, thông qua đó sinh viên huy động ở mứccao các chức năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả.Thông qua hoạt động, tính tích cực học tập của sinh viên được nảy sinh, hìnhthành và phát triển Hoạt động học tập với nội dung môn học, hình thức tổchức môn học phong phú, hấp dẫn đã phát triển tính tích cực học tập và quađó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

Nguyễn Ngọc Phú (2006), “Hoạt động học và vấn đề tích cực hoá hoạtđộng học tập của học viên” [75] Trong bài viết, tác giả cho rằng, để tích

cực hoá hoạt động học tập của học viên, giảng viên phải hình thành chongười học động cơ, mục đích học tập đúng đắn; gắn liền với việc rèn luyệncác hành động học tập cụ thể cho học viên và hình thành, củng cố xu hướngnghề nghiệp quân sự ổn định Bên cạnh đó, tích cực hóa hoạt động học tậpcủa học viên còn phải thông qua các tác động tích cực của tập thể lớp học,thông qua các chính sách xã hội cụ thể.

Nguyễn Thị Tình (2010), Tính tích cực giảng dạy của giảng viên Đại học

[94] Trong công trình này, tác giả đã đề xuất ba nhóm biện pháp: Nhóm các biệnpháp kích thích bằng vật chất; nhóm các biện pháp kích thích tinh thần, tâm lý;nhóm các biện pháp khác như quy định mang tính bắt buộc về bồi dưỡng và tự bồidưỡng giảng viên, kết hợp thi đua, khen thưởng và kiểm tra đánh giá giảng viêntheo định kỳ Các nhóm biện pháp mà tác giả đề xuất là rất toàn diện và có giá trịcao để kế thừa và phát triển khi nghiên cứu biện pháp nâng cao tính tích cựcNCKH của giảng viên hiện nay.

Dương Quốc Bảo (2017), “Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao tính tíchcực tự học tập của học viên ở các nhà trường quân đội” [5] Trong bài viết, tác

giả đã chỉ ra các biện pháp nâng cao tính tích cực tự học tập của học viên, gồm:Xây dựng động cơ, thái độ tự học đúng đắn cho học viên; đổi mới nội dung,chương trình, phương pháp dạy học kết hợp với tăng cường tối đa các tác độngsư phạm từ phía các lực lượng giáo dục; bồi dưỡng cho học viên nắm vữngcách thức tiến hành tự học tập; xây dựng tập thể lớp học vững mạnh tạo điều

Trang 30

kiện nâng cao tính tích cực học tập của học viên; bảo đảm tốt điều kiện tự họctập, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của học viên trong quá trình đào tạo.Kết quả nghiên cứu của tác giả là cơ sở thực tiễn có giá trị trong nghiên cứubiện pháp nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên.

Đỗ Thị Thanh Tuyền (2017), “Biện pháp nâng cao tính tích cực học tậpcủa sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất Trường cao đẳng Sư phạm ĐiệnBiên” [103] Trong bài viết, tác giả đã đề xuất các biện pháp, như: Nâng cao

nhận thức cho sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của tính tích cực họctập; xây dựng tập thể lớp sinh viên vững mạnh; tạo môi trường, điều kiệnhọc tập tích cực cho sinh viên; giảng viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức Trong quátrình giảng dạy cần quan tâm động viên, khích lệ sinh viên tích cực học tập;tăng cường phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo

dục sinh viên tích cực học tập.

Bùi Tuấn Anh (2018), “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực trongnghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị” [3] Trong bài

viết, tác giả đề xuất các biện pháp cơ bản: Tăng cường công tác giáo dụcchính trị - tư tưởng nhằm củng cố vững chắc xu hướng chính trị tư tưởng,đạo đức và xu hướng nghề nghiệp sư phạm cho đội ngũ giảng viên trẻ;thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện nâng caophẩm chất, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trẻ; đổimới công tác quản lý hoạt động NCKH bằng hệ thống tiêu chí toàn diện,khách quan để khuyến khích đội ngũ giảng viên trẻ tích cực tu dưỡng, rènluyện nâng cao trình độ mọi mặt; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lựclượng sư phạm trong kích thích lao động của giảng viên trẻ thông qua việcđảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi để mọi giảng viên trẻ cống hiến tàinăng, năng lực của mình một cách tốt nhất cho sự nghiệp GDĐT và NCKH.Kết quả nghiên cứu của tác giả là cơ sở khoa học để xác định biện pháp nângcao tính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Trang 31

Đặng Thanh Nga (2018), “Tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảngviên Trường Đại học Luật Hà Nội” [67] Trong bài viết, tác giả đã đề ra một số

biện pháp nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên, như: Có cơ chế chínhsách hỗ trợ phù hợp đối với các hoạt động NCKH; có cơ chế chính sách độngviên khen thưởng kịp thời đối với giảng viên tích cực NCKH; có cơ chế quản lý,điều hành hoạt động nghiên khoa học một cách linh hoạt; tăng cường, đầu tư tàiliệu, cơ sở vật chất phục vụ NCKH; cần có sự quan tâm, động viên khích lệ củacác cấp lãnh đạo; cần tạo môi trường thuận lợi, không khí NCKH tích cực chogiảng viên; cần kiểm tra, đánh giá thường xuyên chất lượng NCKH của giảngviên; cần có sự phân bổ sung giờ giảng thực sự hợp lý để giảng viên có thời gianNCKH; bản thân mỗi giảng viên phải có ý thức về nghĩa vụ của cá nhân, có tìnhthần trách nhiệm cao, say mê, khát khao tìm tòi sáng tạo, không ngừng trau dồikỹ năng NCKH của mình Những nghiên cứu của tác giả rất gần và có tính địnhhướng, gợi mở quan trọng để nghiên cứu biện pháp nâng cao tính tích cựcNCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Như vậy, nghiên cứu của các tác giả cho thấy, có rất nhiều con đườngbiện pháp để nâng cao tính tích cực hoạt động của con người nói chung và tínhtích cực NCKH của giảng viên nói riêng, song có thể khái quát thành các biệnpháp cơ bản như: Nâng cao nhận thức cho giảng viên về vị trí, vai trò của tínhtích cực và tính tích cực NCKH; phát triển nhu cầu, động cơ NCKH cho giảngviên; có chính sách phù hợp khuyến khích họ tích cực hoạt động; quản lý và tổchức tốt hoạt động NCKH của giảng viên; xây dựng bầu không khí tâm lý tíchcực trong hoạt động NCKH; phát huy tính tự giác hoạt động NCKH của giảngviên Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cáchtrực tiếp, hệ thống, sâu sắc về các con đường biện pháp để nâng cao tính tíchcực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ Vì thế, đây làmột khoảng trống để luận án có thể nghiên cứu làm sáng tỏ.

Tóm lại, từ kết quả tổng quan của các công trình nghiên cứu liên quan

đến tính tích cực và tính tích cực NCKH cho thấy, các tác giả đã tập trung

nghiên cứu theo bốn hướng cơ bản: Một là, nghiên cứu về nguồn gốc, bảnchất của tính tích cực và tính tích cực NCKH; Hai là, nghiên cứu về biểu hiện

Trang 32

của tính tích cực và tính tích cực NCKH; Ba là, nghiên cứu về các yếu tố ảnhhưởng đến tính tích cực và tính tích cực NCKH; Bốn là, nghiên cứu về con

đường, biện pháp nâng cao tính tích cực và tính tích cực NCKH Đến nay, đãcó nhiều công trình nghiên cứu về tính tích cực NCKH, song chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, cơ bản và sâu sắc về tính tích cựcNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề tính tích cực NCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Namhiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quanđối với đề tài luận án

Giá trị của các công trình khoa học trong nước và thế giới đã tổng quanliên quan đến tính tích cực và tính tích cực NCKH có thể được khái quát trêncác nội dung cơ bản sau:

Những nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của tính tích cực và tính tích cựcNCKH cho thấy, đó là một phẩm chất của nhân cách; có nguồn gốc từ nhu cầu.Nhu cầu và nhu cầu NCKH có mối quan hệ chặt chẽ, là một thành tố tâm lý tạonên nguồn gốc, động lực của tính tích cực và tính tích cực NCKH Tính tích cựcmang tính chủ thể, được thể hiện ở tính có ý định, tính lựa chọn, tính đắn đo, tínhtự điều chỉnh và rút ra bài học của bản thân Tính tích cực và tính tích cực NCKHchỉ sự chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủ ý của mình, đối lập vớisự bị động, thụ động; và chỉ tính sẵn sàng hoạt động, là nhu cầu đối với hoạt độngcủa chủ thể; Nó gắn liền với hoạt động và được biểu hiện qua những hoạt động cụthể của con người Các kết quả nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất tính tích cực vàtính tích cực NCKH của các tác giả là cơ sở khoa học rất có giá trị mà luận án cóthể kế thừa và phát triển trong nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu về biểu hiện của tính tích cực và tính tích cực NCKH, cáccông trình đã làm rõ được một số biểu hiện mang tính đặc trưng, như: Sự chủ

Trang 33

động; sự say mê; sự sáng tạo; sự vượt khó; sự hứng thú Đồng thời, cácnghiên cứu còn chỉ ra và làm rõ được những biểu hiện cụ thể mang tính hệthống của tính tích cực thông qua nhận thức, thái độ, hành vi Đặc biệt, các tácgiả còn chỉ ra các tiêu chí đánh giá tính tích cực NCKH của giảng viên, trongđó có các tiêu chí về hứng thú, say mê, sự nỗ lực ý chí cao, khắc phục khó khănhoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH Đây là những biểu hiện cơ bản, phù hợp vớitừng loại hình hoạt động của con người, là những gợi ý quan trọng để luận áncó thể kế thừa và phát triển khi nghiên cứu về các biểu hiện tính tích cựcNCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực và tính tích cựcNCKH, các tác giả đã chỉ ra và làm rõ được các YTCQ (nhu cầu, hứng thú, độngcơ, trình độ, năng lực, ý chí, tính độc lập, tính tổ chức, lối sống, định hướng giátrị cá nhân) và các YTKQ (yêu cầu của xã hội, dư luận xã hội, tâm trạng tập thể,môi trường, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế, thiết chế xã hội, văn hóatruyền thống, chế độ đãi ngộ, người quản lý, đồng nghiệp, bầu không khí ) Kếtquả nghiên cứu của các tác giả liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến tínhtích cực và tính tích cực NCKH là những gợi ý, cơ sở khoa học để luận án có thểkế thừa, vận dụng phù hợp trong quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng cao tính tích cực và tínhtích cực NCKH, các tác giả đã chỉ ra nhiều con đường biện pháp cơ bản,như: Đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của con người; xây dựngđộng cơ, trách nhiệm trong hoạt động cho con người; tăng cường quản lý, tổchức; có cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất, phương tiện phù hợp; phát huydân chủ, khuyến khích thi đua; xây dựng môi trường và bầu không khí tâmlý tích cực Đó là những con đường, biện pháp cơ bản, quan trọng, gợi mởcho chúng tôi lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao tính tíchcực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay.

Có thể nói, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được côngbố liên quan đến tính tích cực và tính tích cực NCKH có ý nghĩa quan trọng xácđịnh hướng tiếp cận, nội dung, phạm vi, khách thể nghiên cứu về tính tích cực vàtính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay Đó là cơ sởkhoa học để kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu của đề tài

Trang 34

luận án Đồng thời, quá trình hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan cũng chothấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, cơ bản,sâu sắc về tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.Vì thế, đây là “khoảng trống” để lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đảm bảo khôngtrùng lặp, có tính khoa học, độc lập và cũng là lý do cấp thiết để tác giả thực hiệnnghiên cứu đề tài luận án này.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, hệ thống lại các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và

ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, từ đó chứng minh tínhđộc lập, mới mẻ không trùng lặp và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Xâydựng cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về tính tích cực NCKH củagiảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay.

Hai là, cho đến nay nghiên cứu về tính tích cực của con người nói

chung, tính tích cực NCKH của giảng viên nói riêng có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau Do vậy, luận án cần xác định quan điểm tiếp cận tính tích cựcNCKH của giảng viên một cách phù hợp (là một phẩm chất nhân cách).Ngoài ra, luận án cần làm rõ đặc điểm hoạt động NCKH của giảng viên, từ đóxây dựng các khái niệm công cụ và khái niệm trung tâm: Tính tích cựcNCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.

Ba là, kế thừa, bổ sung và phát triển các kết quả nghiên cứu về biểu

hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực, tính tích cực NCKH của cáctác giả ở trong và ngoài nước, luận án cần xác định, tập trung làm rõ các mặtbiểu hiện tính tích cực NCKH và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cựcNCKH của giảng viên; tìm ra các chỉ báo cụ thể để xây dựng tiêu chí, làm cơsở cho việc xây dựng bảng hỏi, lập phiếu điều tra đánh giá thực trạng biểuhiện và ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực NCKH của giảng viênKHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay.

Bốn là, xác định các mức độ biểu hiện và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

đến tính tích cực NCKH của giảng viên; xây dựng bảng hỏi; lập các mẫu phiếuphỏng vấn sâu; tiến hành xin ý kiến các chuyên gia Tâm lý học về những nội dungdự định nghiên cứu; điều tra thử, kiểm định tính khoa học, độ tin cậy, độ hiệu lực

Trang 35

của các thang đo Đánh giá đúng thực trạng biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đếntính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay.

Năm là, trên cơ sở lý luận đã xác định, kết hợp với quá trình phân tích,

đánh giá kết quả điều tra thực trạng biểu hiện và ảnh hưởng của các yếu tốđến tính tích cực NCKH của giảng viên, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích chândung tâm lý, đề xuất biện pháp TLXH nhằm nâng cao tính tích cực NCKHcủa giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay

nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực và tính tích cực NCKH;

và Thứ tư, hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp nâng cao tính tích cực

và tính tích cực NCKH.

Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến tính tích cực vàtính tích cực NCKH là hệ thống tri thức trên nhiều nội dung quan trọng đốivới những vấn đề được triển khai nghiên cứu trong luận án Tuy nhiên, từ kếtquả nghiên cứu của các công trình đã được tổng quan, chúng tôi nhận thấy,các nghiên cứu chủ yếu hướng vào đối tượng là công nhân, học sinh, sinhviên, giáo viên và giảng viên trẻ, song với giảng viên KHXH&NV ở cáctrường SQQĐ thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống vềtính tích cực NCKH của họ Đây là “khoảng trống” trong khoa học mà chúngtôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu, đảm bảo khách quan, khoa học, có ýnghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên được khái quát lại ởbốn khía cạnh và xác định năm vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết Thôngqua đó để phân tích, đánh giá, kế thừa có chọn lọc, bổ sung và phát triển

Trang 36

những thành tựu nghiên cứu phục vụ cho quá trình nghiên cứu về tính tíchcực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ Đồng thời, việchệ thống lại các công trình nghiên cứu trước đây cũng cho thấy đề tài luận ánlà một công trình độc lập, mới mẻ, không trùng lặp với các công trình khoahọc đã được công bố, có tính cấp thiết và giá trị lý luận, thực tiễn.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam

Khi nghiên cứu về giảng viên, các tác giả Nguyễn Thạc và Phạm ThànhNghị [83] cho rằng: Giảng viên là cán bộ khoa học, nắm vững các phươngpháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phươngtiện kỹ thuật trong giảng dạy, thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độnghiệp vụ của mình, tham gia tích cực vào công tác NCKH và đời sống xãhội Đó là người tiên tiến của xã hội.

Tác giả Đỗ Thị Minh Nguyệt quan niệm: “Giảng viên là chủ thể hoạt độnggiảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học theo mục đích, yêu cầu đào tạo của cáchọc viện, trường đại học, và cao đẳng chuyên nghiệp” [68, tr.47].

Tác giả Vũ Thế Bình [8] cho rằng: Giảng viên KHXH&NV ở các trườngSQQĐ là người có chức năng giảng dạy, giáo dục, NCKH và tổ chức các hoạt độngsư phạm thuộc lĩnh vực KHXH&NV quân sự góp phần đào tạo học viên trở thành sĩquan theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Trong quân đội, chức danh nhà giáo được quy định tại Điều 38, chươngIV, Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam [11]: Giảng viênlà người trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và tổ chức, thực hành huấn

Trang 37

luyện nội dung đào tạo, NCKH, ứng dụng khoa học và công nghệ GDĐT tạinhà trường quân đội Giảng viên ở các trường SQQĐ được phân loại theochuyên ngành giảng dạy: Quân sự, chính trị, hậu cần - kỹ thuật và văn hóa -ngoại ngữ tương ứng với 4 nhóm giảng viên như giảng viên quân sự, giảngviên chính trị (KHXH&NV), giảng viên hậu cần - kỹ thuật và giảng viên vănhóa - ngoại ngữ Giảng viên KHXH&NV được biên chế ở các khoa, bộ môn,họ trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu: Triết học Mác - lênin, Kinh tế chính trị,Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà nước & pháp luật, Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học quân sự, Giáo dục học quân sự,Công tác đảng, Công tác chính trị Giảng viên KHXH&NV ở các trườngSQQĐ hiện nay vừa là nhà giáo vừa là SQQĐ Theo Luật Sĩ quan thì họ đượcxếp vào nhóm ngành Sĩ quan Chính trị.

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm về giảng viên, giảng viên KHXH&NV, Điềulệ công tác khoa học và công nghệ Quân đội Nhân dân Việt Nam (2001), Điều lệ

Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt (2016), có thể hiểu: Giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội là người trực tiếpgiảng dạy, giáo dục, nghiên cứu và tham gia các hoạt động khoa học xã hội vànhân văn quân sự theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, góp phầnđào tạo sĩ quan cấp phân đội cho quân đội.

So với giảng viên khác, giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiệnnay có những đặc điểm cơ bản như:

Về chuyên ngành đào tạo, hầu hết giảng viên KHXH&NV ở các trườngSQQĐ được đào tạo sư phạm với các chuyên ngành KHXH&NV ở Học việnChính trị và Trường Sĩ quan Chính trị Ngoài ra, một bộ phận giảng viên ở cáctrường SQQĐ hiện nay được đào tạo ở các trường đại học ngoài quân đội, nhấtlà những chuyên ngành mà quân đội chưa đào tạo, như: Luật học, Xã hội học,Dân tộc học, Lịch sử, Văn học v.v Tuy nhiên, bộ phận này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏtrong tổng số giảng viên KHXH&NV của quân đội Đặc điểm này cho thấy,giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay có kiến thức, kỹ năng nên có thế mạnhtrong nghiên cứu KHXH&NV.

Trang 38

Về trình độ đào tạo, hầu hết giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiệnnay có trình độ đại học, trong đó một số có trình độ sau đại học Tỷ lệ giảng viên cótrình độ sau đại học không đồng đều giữa các trường SQQĐ hiện nay Trường Sĩquan Chính trị có tỷ lệ cao nhất (trên 70%); các trường có trên 40% là: Trường Sĩquan Lục quân 1, Trường sĩ quan Thông tin và Trường sĩ quan Công binh [33] Dođược đào tạo ở bậc đại học và sau đại học nên giảng viên hiện nay có tri thức,năng lực nhất định về NCKH.

Về số lượng, giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay đượcphân bố không đồng đều, phụ thuộc vào chức năng, đối tượng đào tạo của cáctrường như: Trường Sĩ quan Chính trị, trong tổ chức, biên chế có nhiều khoaKHXH&NV hơn, nên số lượng giảng viên cũng nhiều hơn (khoảng 300 người).Đối với các Trường Sĩ quan Lục quân 1, biên chế hai khoa: Khoa Công tácĐảng, Công tác Chính trị và Khoa lý luận (khoảng 150 người) Đối với cáctrường binh chủng (Sĩ quan Công binh, Sĩ quan Thông tin…) trong biên chế chỉcó một khoa khoa học xã hội (khoảng 35 - 40 người) [33] Đặc điểm này chothấy, việc xác định nhiệm vụ hoạt động khoa học của giảng viên ở các trườngSQQĐ hiện nay phải phù hợp với tổ chức, biên chế, khắc phục cả hai khuynhhướng: nhiệm vụ NCKH quá tải, hoặc thấp.

Về cơ cấu độ tuổi gồm giảng viên dưới 40, dưới 50 và trên 50 tuổi Trong đó,giảng viên KHXH&NV trẻ (dưới 40 tuổi) ở các trường SQQĐ hiện nay có tỷ lệ khálớn Hiện nay số giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Chính trị chiếm 35%; Trường Sĩquan Lục quân 1 chiếm 36,9%,… [34] Như vậy, số giảng viên KHXH&NV trẻ ởcác trường SQQĐ hiện nay chiếm tỉ lệ hơn 1/3 tổng số giảng viên, với yêu cầu pháttriển giảng viên ở các trường SQQĐ hiện nay, thì giảng viên trẻ trong những nămtới sẽ ngày càng được bổ sung, tăng lên Đặc điểm đó cho thấy, việc nâng cao tínhtích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV nói chung và giảng viên trẻ nói riêng ởcác trường sĩ quan là rất cần thiết.

Về nhiệm vụ NCKH, theo Điều lệ công tác khoa học và công nghệ Quânđội Nhân dân Việt Nam [9] và Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân

Trang 39

Việt [11], giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ là những người trực tiếp

chủ trì hoặc tham gia các đề tài, công trình NCKH, sáng kiến cải tiến kỹ thuật,biên soạn giáo trình, sách, tài liệu phục vụ đào tạo; giáo dục huấn luyện, rèn luyệnhọc viên; đề xuất với chỉ huy nhà trường và các cơ quan quản lý các cấp về cácgiải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, NCKH trong nhà trường vàquân đội Giảng viên chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nộidung, phương pháp đào tạo, NCKH; hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tậpvà NCKH.

Về định mức giờ chuẩn NCKH, theo Thông tư Số 188/2021/TT - BQP(31/12/2021) quy định về định mức giờ chuẩn giảng dạy và NCKH đối với nhàgiáo trong quân đội thì trong năm học, giảng viên KHXH&NV ở các trườngSQQĐ phải hoàn thành định mức thời gian làm việc trong một năm học là 1.760giờ (tương đương với việc thực hiện chế độ tuần làm việc 44 giờ), trong đó, họphải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc hoặc 600 giờ hành chính theođịnh mức quy định để làm nhiệm vụ NCKH và 280 giờ chuẩn (tương đương 840giờ hành chính) cho nhiệm vụ giảng dạy, số giờ còn lại sẽ dành để thực hiệnnhiệm vụ học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác của nhà trường

2.1.2 Nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự của giảng viênở các trường sĩ quan quân đội

Theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013,“Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,

quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải phápnhằm ứng dụng vào thực tiễn” [76, tr.8].

Tác giả Phạm Viết Vượng [106] khẳng định: Nghiên cứu khoa học làmột loại hình lao động đặc biệt, có mục đích khám phá bản chất và các quyluật vận động của thế giới để ứng dụng chúng vào đời sống, là quá trình phátminh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại

Tác giả Vũ Cao Đàm [21] quan niệm: Nghiên cứu khoa học là một hoạtđộng xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc

Trang 40

chưa phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặcsáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới

Theo tác giả Trần Đình Tuấn [100]: Nghiên cứu khoa học là một dạnghoạt động đặc biệt phức tạp của con người, là hoạt động trí tuệ sáng tạo của cácnhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị và ứngdụng chúng vào việc cải tạo thế giới khách quan.

Tác giả Thái Duy Tuyên [102] cho rằng, nghiên cứu khoa học là hoạtđộng nhận thức của con người nhằm khám phá bản chất của các sự vật vàhiện tượng và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới.

Trên cơ sở khái quát các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng: Nghiêncứu khoa học là hoạt động nhận thức mang tính sáng tạo của con ngườinhằm khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan và tìm ra các giảipháp để cải tạo thế giới khách quan, phục vụ đời sống con người.

Như vậy, thực chất của NCKH là một dạng hoạt động trí tuệ đặc biệtphức tạp của con người Đó là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằmnhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị và ứng dụng chúng vàotrong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới trong hiện thực hoặc nhằm tìm ra cáimới: chân lý mới, hệ thống tri thức mới hay giải pháp mới trên cơ sở vận dụnghệ thống lý thuyết đã có, từ đó khám phá ra bản chất, quy luật của đối tượngnghiên cứu và tìm ra các giải pháp để cải tạo thực tiễn, phục vụ cho đời sống củacon người NCKH là một quá trình hoạt động, lao động trí tuệ khó khăn, phứctạp, đầy mâu thuẫn trong quá trình khám phá tri thức mới, chân lý khách quan,đòi hỏi nhà khoa học phải đưa ra được hệ thống lý thuyết của mình trên cơ sởnhững luận cứ, luận chứng khoa học Chủ thể của hoạt động NCKH là cá nhân,tập thể nhà khoa học Họ lấy thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con ngườilàm khách thể, đối tượng của hoạt động nghiên cứu hoặc là các vấn đề nảy sinhtrong tự nhiên, xã hội và tư duy gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Cùng với sự phát triển của khoa học, nhiều lĩnh vực mới ra đời, các đối tượngđược phân chia theo từng lĩnh vực nghiên cứu ngày càng sâu sắc NCKH đượctổ chức thực hiện trong một quá trình lao động trí tuệ để tìm hiểu cái mới, phát

Ngày đăng: 21/07/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w