1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÌNH CHU QUYẾN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỦA ĐÌNH LÀNG BẮC BỘ

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất cũng như thích ứng với môi trường tự nhiên. Qua những công việc lao động, sinh hoạt hằng ngày, hay những cuộc chiến tranh trong lịch, từ đó nó trở thành nền móng của nghệ thuật hội họa, ca múa hay điêu khắc. Dễ dàng nhận thấy sự ẩn dụ hay lồng ghép hình ảnh của người dân Việt trong từng tác phẩm. Đặc biệt trong kiến trúc hay nghệ thuật điêu khắc, được ông cha ta khắc họa được những nét tinh hoa của văn hóa thời phong kiến và giữ gìn tồn tại đến tận ngày nay. Tại các làng quê Việt Nam truyền thống do lối sống mang tính cộng đồng cao, nên mọi người sinh hoạt trong làng, xóm ngay khu vực sinh sống, từ đó hình thành nên văn hóa làng đặc trưng tại vùng đất phía Bắc. Là tập quán từ gắn bó với người Việt xa xưa, nên làng xã nào cũng phải có đình hay chùa để cầu an, bảo vệ người dân trước những khó khăn, phục vụ nhu cầu về tín ngưỡng cũng như là nơi sinh hoạt văn hóa vào các ngày lễ, Tết của cả vùng. Ðình là một kiến trúc to lớn nhất, được chọn ở một vị thế đắc địa và hoành tráng nhất của mỗi làng. Ðình là nơi tụ hội của quần chúng để bàn việc làng,việc nước, để xử lý mọi mối quan hệ nội bộ trong làng, để thờ cúng Tổ tiên và vị sáng lập ra làng xã của mình. Có thể gọi cái hồn của một quần thể dân cư, của một địa phương. Dân gian xưa có câu “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Xoài” với ý nghĩa mọi quần thể kiến trúc đều có những giá trị đặc điểm và ý nghĩa riêng phù hợp với từng vùng. Nếu với “Cầu Nam” thể hiện sự thích nghi của kiến trúc đối với điều kiện tự nhiên thì “chùa Bắc” lại để miêu tả ý nghĩa thực hành tín ngưỡng của nhân dân xứ Thăng Long xưa, nó còn ẩn chứa việc thích nghi tôn giáo một cách chọn lọc, “đình Đoài” đặc tả địa điểm lưu giữ nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét dân tộc phổ biến và lâu đời nhất có thể kể đến đình Chu Quyến tại Ba Vì, Hà Nội. Nơi có kiến trúc Đình độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc đình làng Bắc Bộ, chính vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thông nơi đây thông qua kiến trúc của ngôi đình.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ ĐỀ TÀI:

ĐÌNH CHU QUYẾN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CỦA ĐÌNH LÀNG BẮC BỘ

Tp Hồ Chí Minh

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Tổng quan 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục tiêu nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

1 Cơ sở lý luận 5

2 Cơ sở thực tiễn 5

Chương III : Đặc trưng trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc của đình Chu Quyến 7

3.1 Tính bản sắc đặc trưng của người dân Bắc Bộ 7

3.3 Tính thích ứng với đặc trưng khí hậu và hòa hợp với thiên nhiên vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 10

3.4 Tính biểu trưng trong kiến trúc trang trí 11

3.5 Tính đa dạng trong đề tài điêu khắc 14

Chương IV: Giá trị kiến trúc và nghệ thuật của đình Chu Quyến 15

Chương V: Kết luận 16

Chương VI: Phụ lục hình ảnh và tài liệu tham khảo 17

Trang 3

Chương I: Tổng quan 1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất cũng như thích ứng với môi trường tự nhiên Qua những công việc lao động, sinh hoạt hằng ngày, hay những cuộc chiến tranh trong lịch, từ đó nó trở thành nền móng của nghệ thuật hội họa, ca múa hay điêu khắc Dễ dàng nhận thấy sự ẩn dụ hay lồng ghép hình ảnh của người dân Việt trong từng tác phẩm Đặc biệt trong kiến trúc hay nghệ thuật điêu khắc, được ông cha ta khắc họa được những nét tinh hoa của văn hóa thời phong kiến và giữ gìn tồn tại đến tận ngày nay Tại các làng quê Việt Nam truyền thống do lối sống mang tính cộng đồng cao, nên mọi người sinh hoạt trong làng, xóm ngay khu vực sinh sống, từ đó hình thành nên văn hóa làng đặc trưng tại vùng đất phía Bắc Là tập quán từ gắn bó với người Việt xa xưa, nên làng xã nào cũng phải có đình hay chùa để cầu an, bảo vệ người dân trước những khó khăn, phục vụ nhu cầu về tín ngưỡng cũng như là nơi sinh hoạt văn hóa vào các ngày lễ, Tết của cả vùng Ðình là một kiến trúc to lớn nhất, được chọn ở một vị thế đắc địa và hoành tráng nhất của mỗi làng Ðình là nơi tụ hội của quần chúng để bàn việc làng,việc nước, để xử lý mọi mối quan hệ nội bộ trong làng, để thờ cúng Tổ tiên và vị sáng lập ra làng xã của mình Có thể gọi cái hồn của một quần thể dân cư, của một địa phương Dân gian xưa có câu “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Xoài” với ý nghĩa mọi quần thể kiến trúc đều có những giá trị đặc điểm và ý nghĩa riêng phù hợp với từng vùng Nếu với “Cầu Nam” thể hiện sự thích nghi của kiến trúc đối với điều kiện tự nhiên thì “chùa Bắc” lại để miêu tả ý nghĩa thực hành tín ngưỡng của nhân dân xứ Thăng Long xưa, nó còn ẩn chứa việc thích nghi tôn giáo một cách chọn lọc, “đình Đoài” đặc tả địa điểm lưu giữ nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét dân tộc phổ biến và lâu đời nhất có thể kể đến đình Chu Quyến tại Ba Vì, Hà Nội Nơi có kiến trúc Đình độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc đình làng Bắc Bộ, chính vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thông nơi đây thông qua kiến trúc của ngôi đình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trang 4

Với đề tài tìm hiểu vấn đề về kiến trúc đình làng ở Bắc Bộ, cụ thể là đình Chu Quyến tại Hà Nội, các tài liệu liên quan cũng còn hạn chế, chưa có nhiều nhà nghiên cứu hay khảo cổ học đến thực địa, và làm một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh Chỉ có một số tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc như: Nguyễn Văn Cương, Lê Hữu Trúc… có một số tác phẩm hay quyển sách đề cập đến kiến trúc đình làng tại Bắc Bộ Hiện nay chỉ có những bài báo liên quan, có sự tìm hiểu và cung cấp thông tin về đình Chu Quyến nói riêng và mỹ thuật đình làng nói chung như:

+ Mỹ thuật đình làng Bắc Bộ - Nguyễn Văn Cương

+ Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại – Nguyễn Đình Toàn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đình làng Chu Quyến hay còn gọi là Đình Chàng, thuộc thôn Chu Quyến, huyện Ba Vì, Hà Nội

Phạm vị nghiên cứu: tìm hiểu khái quát lịch sử hình thành Đình Chu Quyến và một số đặc điểm kiến trúc còn tồn tại và lưu giữ đến ngày nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam Trải qua bao thăng trầm, thịnh suy của lịch sử dân tộc, Đình làng là nơi chứng kiến hết tất cả những giai đoạn phát triển của cộng đồng, và nơi đó đã gắn liền với cuộc sống thường nhật của con người, với mong muốn từ đề tài này, chúng ta có thể hiểu hơn về những đường nét kiến trúc đã xây dựng kết cấu của Đình làng Chu Quyến nói riêng và những nơi phục vụ đời sống tín ngưỡng trên cả nước nói chung Từ đó khám phá được những ẩn ý và ý nghĩa cụ thể của những công trình, biểu tượng kiến trúc độc đáo mà ông cha ta đã khắc họa lên và tồn tại trong Đình làng Chu

Trang 5

Quyến đến ngày hôm nay, và đề ra những biện pháp bảo tồn để giá trị tinh hoa dân tộc được lưu giữ đến thế hệ sau

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp tiếp cận liên ngành: tiếp cận thông tin với góc nhìn Văn hóa học, Tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc…

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: tìm hiểu kiến thức về kiến trúc và mỹ thuật đình làng từ nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau Sau đó tổng hợp thành hệ thống thông tin hoàn chỉnh

+ Phương pháp tiếp cận lịch sử: dựa trên sự hình thành của làng và đình làng để biết được quá trình xây dựng và ý nghĩa của kiến trúc điêu khắc

Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn

1 Cơ sở lý luận

Khái niệm “Đình làng”: là thiết chế tổng hợp, đa chức năng, vừa có sự linh thiêng của tín ngưỡng, vừa có uy lực thế tục của chính thể quân chủ, đồng thời lại hòa đồng gần gũi với đời sống dân dã Ngôi đình đặt ở đâu, thì trung tâm làng ở đó Ngôi đình to lớn, đồ sộ bề thế, nhưng không gây cảm giác trấn áp Từ không gian bên ngoài bước vào trong đình không gây sự thay đổi đột ngột về tâm lý Trước đình thường có khoảng sân rộng, hồ nước và những cây lớn thường được trồng xung quanh phía sau đình

Khái niệm “Kiến trúc: Theo PGS TS Phạm Đức Nguyên, Văn hóa Kiến trúc là cách thực hành kiến trúc, ứng xử kiến trúc nhằm đưa ra các chiến lược, giải pháp thiết kế, cách lựa chọn vật liệu, cấu tạo… một cách khôn ngoan, có kiến thức thông minh, sáng tạo thích hợp với khí hậu, thiên nhiên, công nghệ hiện đại và con người bản xứ

2 Cơ sở thực tiễn

+ Vị trí địa lý: Đình Chu Quyến hay còn gọi khác là Đình Chàng, tọa lạc tại Thôn Chu

Quyến, Ba Vì, Hà Nội nằm cách khá xa so với trung tâm của thủ đô, nên rời bỏ chốn xô bồ, tấp nập, không gian xung quanh Đình yên tĩnh, an yên, mang cảm giác thanh bình thoải

Trang 6

mái khi đặt chân đến Được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất xứ Đoài, mang vẻ đẹp truyền thống cổ kính, nổi bật với nghệ thuật kiến trúc độc đáo và có giá trị văn hóa cao, tất cả đã tạo thành một hệ giá trị giàu bản sắc dân tộc ở vùng Tây Thăng Long

+ Lịch sử hình thành và xây dựng: Bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó

với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ Đình làng trang trọng và thiêng liêng, nó là biểu tượng quyền lực của làng xã, như một đại diện bộ mặt của cả dân làng Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân thuộc gần gũi, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là cuộc sống

của những người nông dân Việt Nam Có niên đại thuộc cuối Thế kỉ XVII, là ngôi đình nổi

bật với kiến trúc điêu khắc gỗ dân gian truyền thống ở thời Hậu Lê, sử dụng gỗ lim để xây dựng nên, thờ Hoàng tử Nhã Lang là con cả của Lý Phật Tử (thế kỉ VI) và bà thứ phi Lã Thị Ngọc Thanh, mẹ của Nhã Lang Nhã Lang Vương là con trai của Lý Phật Tử (571-602) Sau khi giúp cha đánh thắng quân của Triệu Việt Vương (548-571), Nhã Lang Vương từ chối ngôi Đông Cung Thái Tử, cùng mẹ về quê ngoại sinh sống (địa phận làng Chu Quyến bây giờ), rồi sau đó hóa Thánh tại đây Để tưởng nhớ công lao to lớn cho dân tộc của ông, cộng với phong tục uống nước nhớ nguồn, cho nên người dân tại làng Chàng xây dựng đình để lập trang thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng Đến năm 1962, Đình Chu Quyến được nhà Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng là một trong những di tích lịch sử quan trọng của quốc gia Trải qua khoảng 4 Thế kỉ, cùng thăng trầm của lịch sử, đình Chu Quyến cũng như bao di tích khác của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của con người, cũng như mài mòn của thời gian Năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Dự án “Thực nghiệm tu bổ tôn tạo đình Chu Quyến”, do Viện Bảo tồn di tích đệ trình và thực hiện Nội dung bảo tồn được lên kế hoạch rất rành mạch, trong đó xác định chính xác những tác nhân gây hại để loại bỏ hoặc giảm thiểu tác nhân gây tác nhân gây hại đến công trình Sử dụng vật liệu, kĩ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại đảm bảo được tính bền vững, sự ổn định lâu dài của di tích, trên cơ sở bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc cùng giá trị lịch sử,

Trang 7

văn hóa của di tích Đồng thời, cải thiện môi trường, phục hồi, tôn tạo khung cảnh tổng thể

công trình, tương ứng với đặc điểm của di tích

Chương III : Đặc trưng trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc của đình Chu Quyến

3.1 Tính bản sắc đặc trưng của người dân Bắc Bộ

Với kiến trúc của đình Chu Quyến nói riêng và cả toàn bộ hệ thống đình làng Bắc Bộ nói chung, đều phản ánh tinh thần dân tộc, những kiểu cách đường nét văn đặc thù của cư dân nông nghiệp nơi đây Các nghệ sĩ dân gian đã khoác lên cho diện mạo ngôi đình một vẻ ngoài cổ kín, sử dụng chất liệu gỗ lim truyền thống Hình thái kiến trúc đình Chu Quyến xây dựng mặt bằng theo "chữ Nhất" (一) đặc trưng của kiến trúc thế kỉ XVI lúc bấy giờ Ngôi đình làng được xem là một thực thể linh thế, nên ở đấy mang đậm nét của triết lý âm dương và tín ngưỡng phồn thực của người Việt Kiến trúc đình Chàng cân bằng âm dương thể hiện ở số gian và số cột: 3 gian ( mang tính dương ) và 6 hàng cột ( âm tính ) Các bộ phận khung gỗ được liên kết bằng các mộng ghép, phần gờ lồi của cẩu kiện này khớp với phần lõm của cấu kiện khác cũng tuân theo quy tắc âm dương Những người nghệ sĩ dân gian quan niệm rằng hòa hợp âm dương sẽ mang lại nhiều điềm lành, sẽ thu hút nhiều năng lượng tốt, và cầu mong một cuộc sống cân bằng, đem lại cảm giác thanh tịnh cho tâm hồn khi đặt chân đến đình

Đối với cư dân nông nghiệp, từ thuở xa xưa khi dựng lập nhà để “an cư lập nghiệp” hay làng, xã họ đều coi trọng thế đất, địa hình nơi mà mình quyết định chọn để sinh sống lâu dài “Thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần” người ta tin rằng khi chọn một vị trí phù hợp, mọi người đều sẽ hưởng được phước phần, ăn nên làm ra, đón điềm lành, tránh đi ma quỷ hay điềm dữ, và vừa phải thích nghi được với môi trường xung quanh Khi dựng đình, người ta quan trọng nhất đó là hướng của đình sẽ quay về phía nào thì thích hợp với địa thế nơi đây, và dân làng tin rằng nó ảnh hưởng đến sinh mệnh, họa phúc của cả vùng “Toét mắt là tại hướng đình/ Cả làng toét mắt, chứ mình em đâu.” Một câu ca dao thể hiện quan niệm của dân gian, mà đến ngày nay người ta vẫn áp dụng Trường hợp đình Chu Quyến quay về hướng Tây Bắc, theo lí giải người phương Đông coi trọng bốn phương tám hướng

Trang 8

của trời đất, mỗi hướng sẽ có một ý nghĩa về mặt tâm linh nhất định Hướng Tây Bắc theo bát quái gọi là quẻ Càn Mà quẻ càn là “Nguyên Hanh Lợi Trinh” Nó có ngụ ý vạn vật khởi sinh, trăm sự đại cát Việc chọn đất để xây dựng đình làng, nơi tập trung đông người, là nơi sinh hoạt chính của làng nên đòi hỏi rất chú trọng và độ phù hợp với số đông dân cư, thuận tiện đi lại cũng như phong thủy, phong thủy thuận, làm việc khá Hầu hết các đình hay chùa ở Bắc Bộ chọn thế đất cao làm chỗ dựa (gọi là hậu chẩm) Phía trước có minh đường, phải có “tụ thủy” với ý nguyện tụ linh, tụ phúc Đằng xa phía trước có án che (tiền án) quay mặt về những con sông dài uốn lượn “Thè lưỡi trai không ai thì nó, khum khum gọng vó chẳng nó thì ai” câu ca dao của dân gian về việc chọn khu đất bồi, phía trước phải hướng ra những nơi có nước, thế đất phải thuận lợi về phong thủy nhấn mạnh yếu tố tâm linh trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng của người dân Tuy nhiên không phải nơi nào cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên có một số địa điểm sẽ có sự can thiệp của con người, xây dựng tiểu cảnh, hòn non bổ, hay phía trước đào ao, giếng lớn để làm thế đất “tụ thủy” “Từ xưa người ta có thể trông thấy cổng đình, thường soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng của một cái ao, một mái ngói lợp dày, trên nóc đắp hai con rồng vẩy gắn mảnh sứ… Kiến trúc đó không nặng nề, rườm rà nhưng cũng tạo cho mình một vẻ oai nghiêm nhất định Đình không đè lên, át lên phong cảnh xung quanh không biến đình làng thành một cái đền trang nghiêm và linh thiêng.” (Trích Việt Nam điêu khắc dân gian, NXB Ngoại Văn, Hà Nội, trang 4 - Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn)

“Triết lý phồn thực để lại dấu ấn đặc biệt thông qua những đường nét điêu khắc Những nhân vật là người và con thú được tạo tác mộc mạc, phóng khoáng, mập mạp, khỏe mạnh, nhiều sinh lực Các nhân vật được dàn khắp diện tích của bức chạm Rồng, con vật thiêng biểu tượng của mây mưa, sấm chớp, nhưng với quan niệm của cư dân nông nghiệp, con rồng thể hiện ước vọng phồn thịnh về sự “đông đàn, dài lũ” qua hình tượng “rồng ổ”, rồng mẹ có đàn rồng con quấn quýt quanh mẹ “Trong hình tượng con rồng – vật linh có nhiều thú nhỏ cũng phải được lý giải từ tín ngưỡng phồn thực của người nông dân Việt Rồng gắn liền với mây mưa (âm), sấm chớp (dương), đó là tiếng gọi của phồn thực Cũng như nhiều cư dân nông nghiệp trên thế giới, trong ý thức tín ngưỡng, mưa là tinh của trời

Trang 9

cha chuyển xuống đất mẹ để muôn loài sinh sôi Hình tượng kể trên được nhiều già làng kể rằng rồng là linh vật đã “tằng tịu” với muôn loài nên các thú nhỏ xung quanh linh vật là sản phẩm của trời cha, đất mẹ.” Trích Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận lịch sử,

NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000

3.2 Tính đăng đối và thống nhất toàn vẹn kiến trúc thể hiện qua kết cấu hạ tầng của đình Chu Quyến

Đình Chu Quyến có mặt bằng kiểu "chữ Nhất" (一), tức là hình chữ nhật chạy dài 30 m, với kiến trúc 3 gian 2 chái, diện tích 395 m2, kết cấu khung gỗ chồng rường truyền thống, với đầy đủ 6 hàng cột: 2 hàng cột cái (đường kính 60-81 cm), 2 hàng cột quân (50 cm), 2 hàng cột hiên (50 cm), đối xứng với nhau qua trục dọc nhà Khung cột kiểu "Thượng thu hạ thách" Tổng quan kiến trúc vẫn giữ được cơ bản những đặc trưng của ngôi đình cổ thế kỉ XVII bao gồm: tòa đại đình, sân đình và hồ phía trước

Đại đình hay còn gọi là nơi đại bái có diện tích rộng lớn, rộng gian bề thế sang trọng Một mặt, đại đình về sau gắn với hậu cung, tạo nên không khí linh thiêng, mặt khác, nối với sân đình bên ngoài, dễ dàng thực thi những nghi lễ thờ cúng thành hoàng, cũng như phục vụ các sinh hoạt cộng đồng vào ngày lễ - tết của cả làng Trong đại đình, còn có hậu cung (hay còn gọi là nội điện) nơi trang nghiêm huyền bí mang tính chất thiêng liêng, thờ Thành Hoàng làng Phía trước đó sẽ là bàn thờ, nơi bày các đồ thờ, Tam sự, Ngũ sự hoặc Thất sự bằng đồng, rồi đài rượu, hòm đựng sắc phong thần tích

Nghi môn xác định khuôn viên của đình Hai bên tường cổng sẽ có những bức tượng chạm khắc rồng, hổ, ngựa… Nhưng sau khi trùng tu thì nghi môn chỉ còn 4 cột đứng, màu trắng với những điêu khắc rồng và hổ trên đỉnh đầu Phía trước cổng là một cái hồ lớn mang ý nghĩa về mặt tâm linh

Các hệ thống kiến trúc nói trên được đặt trên một đường trục, còn gọi là đường “thần đạo” Đại đình là ngôi kiến trúc trung tâm, tạo sự hoành tráng trang nghiêm của đình Các bộ phận khác liên kết với tòa đại đình tạo thành tổng hợp kiến trúc hoàng chỉnh hợp khối, trở thành biểu tượng của đình làng Bắc Bộ Tính đăng đối được thể hiện ở đây, khi nó xâu

Trang 10

chuỗi hết các không gian các hạng mục của đình thành một thể thống nhất không tách rời nhau

Hệ kết cấu gỗ là kiến trúc quan trọng nhất trong đình làng thể hiện sự tài trí, óc thông minh và tinh thần làm việc cật lực của người nông dân xưa trong quá trình xây dựng Liên kết chặt chẽ theo ba chiều không gian với kết cấu khung phức tạp nên đã áp dụng kỹ thuật mộng ghép : Cột, xà, kẻ, bảy, bộ vì kèo Chồng giường hay Giá chiêng, hoặc giá chiêng kết hợp chồng giường Kiến trúc đình Chu Quyến là kết cấu chắc chắn và linh hoạt có thể tháo dỡ lắp ở vị trí mới Tính đơn giản, thống nhất, tính điển hình và tính tiêu chuẩn thấy rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình Toàn bộ sức nặng của ngôi đình phân tán đều ra các cột trụ đình to lớn, và xuống các tảng đá kê chân cột Chính nhờ đặc điểm này mà làm cho ngôi đình Chàng bền vững với thời gian, chống được mưa to gió lớn Là loại hình kiến trúc công cộng nên cần không gian lớn, Khoảng cách các cột xác định theo số lượng khoảng hoành Kiểu Thượng tam - hạ tứ (vì nóc trên cùng mỗi bên có 3 khoảng hoành,vì nách mỗi bên có 4 khoảng hoành ), Thượng tứ – hạ ngũ (vì nóc mỗi bên có 4 khoảng hoành, vì nách mỗi bên có 5 khoảng hoành), Thượng ngũ – hạ ngũ (vì nóc mỗi bên có 5 khoảng hoành, vì nách mỗi bên có 5 khoảng hoành)

Mặt trước của đình làng có hệ thống cửa rộng, gồm nhiều cánh cửa theo kiểu ‘thượng song, hạ bản” là lối kiến trúc xưa, vừa kín đáo, vừa lấy được ánh sáng và không khí, thuận tiện tháo lắp và dễ dàng trong việc trùng tu Hầu hết các đình làng ở Bắc Bộ có ngưỡng cửa khá cao, đó là những xà dọc nối liên kết với các cột ngoài Từ xà ngưỡng xuống nền đình được bưng bằng ván gỗ dày Sau này để kiên cố hơn, tránh bị mối mọt, ẩm thấp của thời tiết nên đã chuyển thành gạch Người dân gian xưa cho rằng ngưỡng cửa cao còn ngăn cản những sự phức tạp có tính thế tục của đời sống vào chốn linh thiêng Đồng thời vào mặt tâm lý, khi bước chân qua ngưỡng cửa, tạo một cảm giác khác, một cảm xúc trút bỏ hết phiền muộn, bước vào không gian tín ngưỡng, chuẩn bị tâm thế hiện diện và chiêm bái trước vị Thành Hoàng đầy uy nghiêm

3.3 Tính thích ứng với đặc trưng khí hậu và hòa hợp với thiên nhiên vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

Trang 11

Trong quá trình xây dựng và phục hồi, người nghệ nhân điều chỉnh các đường lối thiết kế tổng thể ngôi đình, tạo nên không gian mở tận hưởng ánh sáng thiên nhiên, cũng như việc lựa chọn chất liệu phù hợp với đặc điểm thiên nhiên vùng Bắc Bộ Cộng thêm đó là sự sáng tạo để thích nghi với môi trường thông qua lựa chọn tỉ lệ chiều cao giữa mái và thân đình, các họa tiết trang trí và các tác phẩm điêu khắc Trong việc lựa chọn phương hướng xây dựng, thế đất tụ thủy, họ luôn đặt niềm tin và sự mong cầu cho mọi sự thuận lợi, cuộc sống an yên Đình Chàng như thực thể đồ sộ giữa trung tâm làng, nhưng nó không phá vỡ cảnh quan xung quanh, trái lại nó còn như “đối thoại” với cả những cảnh vật xung quanh Tăng thêm nét cổ kính, trang nghiêm của khu thờ phụng Thành Hoàng Đình được trụ bằng hệ thống cột, cho nên ánh sáng từ bên ngoài dễ dàng phản chiếu vào bên trong, làm nổi bật các kiến trúc điêu khắc tỉ mĩ trên các cột, kê, hay trên khám thờ Bộ mái lớn, đồ sộ che rộng kín ngôi kiến trúc, vừa tránh mưa, chắn gió bảo vệ các hạng mục kiến trúc trong đình trước sự mài mòn của thời gian Tất cả hòa quyện thành một tổng thể thích ứng và do liên kết trụ theo hình hộp thẳng đứng, bộ cột to lớn chu vi 2.5 mét cho nên chịu chống chọi được thời tiết khắc nghiệt nóng ẩm mưa nhiều, không sợ các tác nhân bên ngoài như các rung chấn, động đất Trong lối kiến trúc đặc biệt này nó còn ẩn chứa sự đồng cảm giữa con người với con người trong cuộc sống thường ngày

3.4 Tính biểu trưng trong kiến trúc trang trí

Đình Chu Quyến không chỉ có phong cách kiến trúc độc đáo từ những cột, kèo, mái… mà nghệ thuật điêu khắc cũng không kém phần đặc sắc Chu Quyến là một trong số ít những ngôi đình còn lưu giữ được các con giống bằng đất nung trên bờ nóc con xô, kìm nóc, đầu đao… Bộ mái đình bề thế, xòe rộng ra hai mái chính rộng, lớn xòe thấp xuống, hai mái hai đầu che kín hai chái Phần mái chiếm ⅔ chiều cao của đình Dấu ấn đặc sắc trên phần mái đình vuốt cong như mũi thuyền là con kìm và con xô Con kìm có công năng chặn giữ hai đầu, hình ảnh con lân được cách điệu hóa, miệng há to ngậm nuốt bờ nóc, đuôi là dạng xoắn lớn Con xô (hoặc con náp) trông giông còn lân đầu có nhiều vân xoắn, mắt lòi, móng nhọn Một phần khác là góc đao công, một mô típ trang trí cầu kì trên phần mái, hay còn gọi là giống đầu đao Bao gồm các hình tượng rồng, phượng, hình ảnh vòng xoắn như mây

Ngày đăng: 20/07/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w