Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thường tín hà nội
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Trang 4Lời cảm ơn
Luận văn này là kết quả của sự nỗ lực và nghiên cứu độc lập của tác giả, tác giả xin cam đoan bản luận văn này chưa bao giờ được nộp để đạt học vị Thạc sĩ tại bất kỳ trường đại học nào Công trình nghiên cứu này đạt được kết quả trung thực, mọi thông tin tham khảo, kế thừa đã được tác giả trích dẫn đầy đủ nguồn trong luận văn Quá trình thực hiện nghiên cứu luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực không ngừng của tác giả Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đã tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện về tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, tập trung vào khám phá những nghiên cứu trước đó Từ đó, tác giả xác định được những khoảng trống trong kiến thức
và phát triển câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và các công cụ thu thập dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu và giải thích kết quả Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tuân thủ các nguyên tắc đạo đức quan trọng, đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu Kết quả của nghiên cứu đề cập trong luận văn không chỉ đóng góp giá trị lý thuyết
mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Luận văn cung cấp một góc nhìn mới về vấn đề và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Giảng viên hướng dẫn và các Thầy Cô giáo tại Trường Đại Học Xin cảm ơn Thầy Cô
đã cung cấp cho tác giả sự hỗ trợ vô giá trong quá trình hoàn thiện luận văn này Các đóng góp của Thầy Cô trực tiếp góp phần vào việc hoàn thành được luận văn này và đóng góp vào quá trình phát triển nghiên cứu của tác giả
Trang 5TÓM TẮT
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) được thành lập vào năm
1991 Sacombank cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc Những năm qua, Sacombank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được hiệu quả và tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank đang tồn tại lỗ hổng đáng lo ngại, điều này phản ánh qua
tỷ lệ quá hạn, nợ xấu của Sacombank luôn ở mức cao Yêu cầu cấp thiết đặt ra, trong thời gian tới Sacombank cần nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, giúp Sacombank về đích với cột mốc tái cơ cấu thành công vào năm 2023
Đề tài luận văn Đánh giá h tho ng xe p hạng tín dụng nọ i bọ tại Nga n hàng thu o ng mại co pha n Sài Gòn Thu o ng Tín bao gồm 4 chương:
Chương 1 đã giới thiệu các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và có được bộ chỉ tiêu định tính cũng như định lượng nhằm đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại Cụ thể, các chỉ tiêu định tính được tổng hợp gồm: (i) Tính đầy đủ của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại; (ii) Tính khoa học của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại; (iii) Tính kịp thời, chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu định lượng được tổng hợp bao gồm:(i) Sự gia tăng thời gian thực hiện của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại; (ii) Sự gia tăng chi phí thực hiện của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại; (iii) Sự gia tăng quy mô nợ xấu, nợ quá hạn
Trong nội dung chương 2, tác giả trình bày các nội dung chính của phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được vận dụng xử lý dữ liệu gồm phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tổng hợp
Trang 6Trong nội dung chương 3, đề tài đã trình bày các nội dung chính gồm: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Nội dung tiếp theo, đề tài đã phân tích thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng Từ đó, nhận thấy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Chi nhánh còn tồn tại một số hạn chế như: Hệ thống các chỉ tiêu còn thiếu nhiều tiêu chí quan trọng khi so sánh với các
hệ thống xếp hạng tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại lớn; Thang điểm chấm điểm còn chung chung và rất khó xác định; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp tại Sacombank mang tính công nghiệp vì phải đánh giá một số lượng lớn các khoản vay có nguồn thông tin thiếu nhất quán, không đầy đủ và độ tin cậy thấp
Chương 4: Đề tài đã đề xuất các kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ, cơ quan ban ngành có liên quan mang tính thực tế nhằm hỗ trợ tính khả thi và hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như: Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích; Xây dựng các nhân tố xếp hạng chính cho từng nhóm ngành cụ thể; Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng; Hoàn thiện chương trình chấm điểm; Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài 4
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước 4
1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 6
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 8
1.2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 8 1.2.1 Khái niệm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại 8
1.2.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ đối với ngân hàng thương mại 10
1.2.3 Nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng 11
1.2.4 Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại 14
1.3 Các tiêu chí đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Các tiêu chí định tính 19
1.3.2 Các tiêu chí định lượng 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại 25
1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại 25
1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng thương mại 26
1.5 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng nội bộ tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra 27
1.5.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 27
1.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với công tác xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 30
Tiểu kết chương 1 32
Trang 8CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Quy trình nghiên cứu 33
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 34
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 34
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 35
2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 36
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 36
2.3.2 Phương pháp so sánh 36
2.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp 37
2.4 Các chỉ tiêu và thu thập dữ liệu đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại 37
2.4.1 Các tiêu chí định tính 37
2.4.2 Các tiêu chí định lượng 37
Tiểu kết chương 2 38
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƯƠNG TÍN 39
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 39
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 39
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 40
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 41 3.2 Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 44
3.2.1 Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua nhóm chỉ tiêu định tính 44
3.2.2 Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông qua nhóm chỉ tiêu định lượng 56
3.3 Đánh giá chung về xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 61
3.3.1 Những kết quả đạt được của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 61
Trang 93.3.2 Những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng và nguyên nhân gây ra
hạn chế 62
Tiểu kết chương 3 67
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƯƠNG TÍN 68
4.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đến năm 2025 68
4.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đến năm 2025 68
4.1.2 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín đến năm 2025 69
4.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng tại Sacombank 69
4.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin 69
4.2.2 Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích 71
4.2.3 Xây dựng các nhân tố xếp hạng chính cho từng nhóm ngành cụ thể 73
4.2.4 Hoàn thiện chương trình chấm điểm 74
4.2.5 Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng 75
4.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 76
4.2.7 Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng 77
4.3 Kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng 78
4.3.1 Đối với Chính phủ 78
4.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Basel Hiệp ước quốc tế về giám sát hoạt động ngân hàng
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng
4 CBTD Cán bộ tín dụng
5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
6 DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7 EAD Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
8 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2020– 2022 42 Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế của Sacombank giai đoạn 2020 – 2022 44 Bảng 3.2 Danh mục nhóm tiêu chí xếp hạng tín dụng nội bộ theo đối tượng khách hàng cần xếp hạng tín dụng tại Sacombank 45 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát nhân viên về Tính đầy đủ của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank 48 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát Tính khoa học của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank 51 Bảng 3.5 Thang xếp loại rủi ro đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 53 Bảng 3.6 Thang xếp loại rủi ro đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp 54 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát nhân viên về Tính chính xác, kịp thời của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank 55 Bảng 3.8 Bảng tổng hợp thời gian bình quân cán bộ tín dụng hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank 57 Bảng 3.9 Chi phí bình quân liên quan tới xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank Chi nhánh Thủ Đô và Sacombank Chi nhánh Hà Nội 59 Bảng 3.10 Quy mô nợ quá hạn, nợ xấu tại Sacombank trong giai đoạn 2020 – 2022 60
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại 12
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văn 33
Hình 3.1 Logo nhận diện thương hiệu của Sacombank 39
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 40
Sơ đồ 3.1 Quy trình chấm điểm cá nhân kinh doanh – nông nghiệp 49
Hình 3.3 Thang điểm đánh giá uy tín của khách hàng với công đồng 50
Hình 3.4 Giao diện nhập dữ liệu bảng cân đối kế toán đối với Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) 52
Trang 13MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh trên thị trường tài chính Ngân hàng thương mại có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế và xã hội của Việt Nam, bởi vì chúng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiết kiệm cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức NHTM góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu, qua đó tạo ra thu nhập, việc làm và
ổn định kinh tế vĩ mô Trong các hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận lớn và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Việc đảm bảo an toàn hệ thống cũng như việc quản trị rủi ro trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Trong đó, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế (Basel I - năm 1998, Basel II - năm 2004)
Tại Việt Nam, nhằm tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và giám sát hoạt động của các NHTM theo phương pháp hiện đại, đồng thời, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc 8 theo tiêu chuẩn Basel 2, Ngân hàng nhà nước (NHNN)
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó yêu cầu các NHTM phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, hạn chế được rủi
ro tín dụng Những năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được hiệu quả và tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank đang tồn tại lỗ hổng đáng lo ngại, điều này phản ánh qua tỷ lệ quá hạn, nợ xấu của Sacombank luôn ở mức cao, sau 7 năm tái cơ cấu và cải cách nhưng nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức rất cao, cụ thể, tính đến hết 31/12/2022 nợ xấu nội bảng của Sacombank vẫn còn 4.298 tỷ đồng Như vậy, trong thời gian tới Sacombank cần nhanh chóng hoàn thiện
Trang 14hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, giúp Sacombank về đích với cột mốc tái cơ cấu thành công vào năm 2023
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, tác giả quyết định chọn thực hiện đề tài:
Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín” làm đề tài luận văn nghiên cứu
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Những câu hỏi nghiên cứu cần được giải đáp trong đề tài này như sau:
- Thứ nhất, xếp hạng tín dụng là gì? Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng
với ngân hàng như thế nào?
- Thứ hai, Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank giai
đoạn 2020 – 2022 như thế nào? Có những hạn chế gì không và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
- Thứ ba, những giải pháp nào là phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ tại Sacombank trong thời gian tới?
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ tại Sacombank
Để thực hiện hóa các mục tiêu trên, luận văn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá lý thuyết về xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng
thương mại
Thứ hai, phân tích thực trạng xếp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại
Sacombank Từ đó, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank
ứ , đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
tại Sacombank trong thời gian tới
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ
Trang 15- Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung đánh
giá đánh giá hệ thống xếp hạng nội bộ tín dụng đối với doanh nghiệp và cá nhân tại Sacombank thông qua các nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá mức độ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank trong thời gian qua
- Về k ôn n n ên ứu: Đề tài nghiên cứu tại Sacombank với đại diện là
02 Chi nhánh trực thuộc Sacombank là Chi nhánh Thủ Đô tại 88 Lý Thường Kiệt,
P Cửa Nam, Q Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội và Chi nhánh Hà Nội tại 65 Ngô Thì Nhậm, Q Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội Đây là những chi nhánh tiên phong và đi đầu trong việc áp dụng hệ thống xếp hạng nội bộ tín dụng đối với doanh nghiệp và cá nhân trong hệ thống các Chi nhánh của Sacombank
- Về thờ n n ên ứu: Đề tài được thực hiện trong năm 2023 Dữ liệu thứ
cấp về hệ thống xếp hàng tín dụng được thu thập trong giai đoạn 2020 – 2022 Dữ
liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2023
1.5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu sơ đồ, phụ lục, nội dung luận văn gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan nghiên cứu liên quan tới đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Huyền Trang (2020) với luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã chỉ ra hệ thống xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa là một trong những công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Kết quả phân tích thức trạng đã chỉ ra hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank dựa trên các tiêu chí khách quan và chủ quan, bao gồm: thông tin tài chính, thông tin không tài chính, thông tin ngành, thông tin khu vực và thông tin bổ sung Từ đó, Vietcombank xác định được mức độ rủi ro của từng khách hàng và áp dụng các biện pháp quản lý rủi
ro phù hợp Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng nhận thấy hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank cũng cần được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn và tiêu chuẩn quốc tế như: cập nhật liên tục các tiêu chí xếp hạng theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh; xây dựng các mô hình xếp hạng tín dụng riêng biệt cho từng loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa; áp dụng công nghệ thông tin để thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu; nâng cao năng lực và trách nhiệm của nhân viên xếp hạng; tăng cường giám sát và kiểm tra chất lượng xếp hạng; phối hợp với các cơ quan khác để cải thiện nguồn cung cấp thông tin tín dụng
Nguyễn Thị Thúy (2020) với luận văn Ứng d ng big data trong xếp h n t n
d ng nội bộ t n ân n t ươn m i cổ phần Bưu đ ện L ên V ệt” đã chỉ ra ứng
dụng big data trong xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) là một ví dụ về cách sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Xếp hạng tín dụng nội bộ
là quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các tiêu chí như thu
Trang 17nhập, tài sản, lịch sử giao dịch, hành vi thanh toán và các yếu tố khác Bằng cách sử dụng big data, LienVietPostBank có thể thu thập, phân tích và xử lý một lượng lớn
dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Điều này giúp ngân hàng có được cái nhìn toàn diện và chính xác về hồ sơ tín dụng của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định về cấp tín dụng, lãi suất và điều kiện vay mượn phù hợp Ứng dụng big data trong xếp hạng tín dụng nội bộ không chỉ giúp LienVietPostBank tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường
sự tin cậy của khách hàng
Lê Thị Phương (2020) với luận văn Ho n t ện ôn t xếp h n t n ng
nội bộ k n o n n ệp t N ân n MCP Côn t ươn V ệt Nam” đã
chỉ ra hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay một cách khoa học và minh bạch Thực trạng hiện nay đã chỉ ra, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank bao gồm các bước sau: xác định phạm vi áp dụng, thu thập và phân tích thông tin, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, xác định điểm số và mức độ rủi ro tín dụng, kiểm tra và duyệt kết quả xếp hạng, cập nhật và theo dõi kết quả xếp hạng
Đề tài cũng cho thấy, trong thời gian tới Vietinbank cần thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp: Hoàn thiện khung pháp lý và quy trình xếp hạng, nâng cao chất lượng thông tin và phương pháp phân tích, đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ xếp hạng, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác xếp hạng và giám sát kết quả xếp hạng
Trần Chí Chinh (2021) với nghiên cứu “P ươn p p xếp h ng nội bộ ưới
hiệp ướ B sel II v t ực tế p ng t n ân n t ươn m i Việt Nam” đã
khái quát hóa quy trình, nội dung và phương pháp luận về sự phê chuẩn đối với phương pháp xếp hạng nội bộ (Internal ratings - based/IRB) dưới Hiệp ước Basel II Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp IRB dưới Hiệp ước Basel II, đây được xem là sự đổi mới về phương pháp luận trong đo lường RRTD Tuy nhiên, để có thể
Trang 18sử dụng phương pháp IRB trong việc đo lường RRTD nhằm tính toán CAR, đòi hỏi chúng phải nhận được sự phê chuẩn bởi chính NHTM và NHNN Việt Nam Ngoài
ra, cũng cần lưu ý đối với sự phê chuẩn, đặc biệt là sự phê chuẩn của chính NHTM đối với phương pháp IRB, đây là một quy trình lặp đi lặp lại và phải được thực hiện thường xuyên Bởi phương pháp IRB được xây dựng dựa trên các đặc điểm riêng về tiêu chuẩn RRTD của NHTM trong từng thời kỳ Vì vậy, chúng cần chính xác và phù hợp với thực tế của NHTM, cũng như cần được cập nhật theo sự thay đổi của khách hàng vay trong từng thời kỳ
Ngô Hà Thắng (2021) với bài viết Hệ t ốn t êu xếp n tổ ứ t n
n : ôn lệ quố tế v ả p p o n t ện được nghiệm thu bởi Cục Giám sát
an toàn hệ thống các TCTD Bài viết đã chỉ ra thực tiễn công tác quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam cho thấy, xếp hạng các tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong những nội dung của công tác giám sát ngân hàng Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD hằng năm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là việc nhận diện các TCTD còn nhiều tồn tại trong hoạt động để từ đó có các giải pháp, biện pháp can thiệp sớm, cảnh báo sớm Trong khuôn khổ hạn chế, bài viết phân tích khái quát về: (i) Điểm tương đồng giữa hệ thống tiêu chí xếp hạng của Việt Nam và quốc tế; (ii) Khác biệt và nguyên nhân; qua đó, nêu một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí xếp hạng các TCTD
1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Ali và Aziz (2021) với bài viết “ Quality of Internal Risk Rating Framework at Commercial Banks in Pakistan” nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá chất lượng
của khung đánh giá rủi ro nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Pakistan Khung đánh giá rủi ro nội bộ là một công cụ quan trọng để ngân hàng đánh giá và quản lý các rủi ro mà họ đang đối mặt Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thu thập dữ liệu từ các ngân hàng thương mại tại Pakistan Dữ liệu đã được phân tích và đánh giá để đưa ra nhận định về chất lượng của khung đánh giá rủi ro nội bộ trong các ngân hàng thương mại Kết quả nghiên cứu cho
Trang 19thấy rằng chất lượng của khung đánh giá rủi ro nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Pakistan có một số hạn chế và cần được cải thiện Các tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng của khung đánh giá rủi ro nội bộ, bao gồm việc cải thiện quy trình đánh giá rủi ro, nâng cao khả năng phân loại rủi ro và đảm bảo tính nhất quán và sự minh bạch trong quy trình đánh giá Nhìn chung, nghiên cứu này đánh giá chất lượng của khung đánh giá rủi ro nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Pakistan và đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng của nó Kết quả nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các quản lý ngân hàng và các nhà lập luận chính sách để nâng cao quản lý rủi ro và tăng cường sức khỏe tài chính của ngân hàng
Gaganis và Tasiou (2021) với nghiên cứu “ A multicriteria decision support tool for modelling bank credit ratings” tập trung vào việc phát triển một công cụ hỗ
trợ quyết định đa tiêu chí để mô hình hóa các hạng mục tín dụng của ngân hàng Việc đánh giá và xếp hạng tín dụng của các khách hàng là một công việc quan trọng trong ngành ngân hàng, nhằm đánh giá khả năng trả nợ và tín dụng của khách hàng Công cụ hỗ trợ quyết định được phát triển trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để xác định hạng mục tín dụng của khách hàng Các tiêu chí được sử dụng trong công cụ bao gồm các yếu tố như lịch sử tín dụng, khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ/hoá đơn, v.v Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ một số ngân hàng và
đã thực hiện mô phỏng các hạng mục tín dụng của khách hàng thông qua công cụ
hỗ trợ quyết định phát triển Kết quả mô phỏng cho thấy rằng công cụ hỗ trợ quyết định đa tiêu chí có thể đưa ra các hạng mục tín dụng chính xác và phù hợp với thực
tế Nhìn chung, nghiên cứu này đã phát triển một công cụ hỗ trợ quyết định đa tiêu chí để mô phỏng các hạng mục tín dụng của ngân hàng Công cụ này có thể hỗ trợ quyết định trong việc xếp hạng tín dụng của khách hàng và cung cấp thông tin quan trọng cho ngành ngân hàng Kết quả nghiên cứu này có thể hữu ích cho các quản lý ngân hàng và các chuyên gia quản lý rủi ro để cải thiện quá trình đánh giá tín dụng
và quản lý rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng
Chodnicka-Jaworska (2021) với bài viết “ ESG as a Measure of Credit Ratings” tập trung vào sử dụng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) như một chỉ
Trang 20số đánh giá tín dụng ESG là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đo lường tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường, xã hội
và quản trị Sử dụng ESG như một chỉ số đánh giá tín dụng có thể giúp ngân hàng đánh giá rủi ro và hiệu suất tài chính của các khách hàng Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu về các chỉ số ESG của các doanh nghiệp và đã tiến hành phân tích để xác định mối quan hệ giữa ESG và tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với các chỉ số ESG cao thường đi kèm với các hạng mục tín dụng tốt hơn Nhìn chung, nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng ESG như một chỉ số đánh giá tín dụng ESG có thể cung cấp thông tin quan trọng về môi trường, xã hội và quản trị của các doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng đến tín dụng của khách hàng Kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ quyết định đánh giá tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã cho thấy tầm quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, những đề tài trên đã xây dựng khung cơ sở lý luận tốt liên quan tới đánh giá, phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu kể trên lại có đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu khác nhau và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Sacombank Chính vì vậy, các giải pháp kể trên không thể cho hiệu quả cao nếu áp dụng tại Sacombank vì sự khác biệt lớn về quy trình, chính sách, sản phẩm tín dụng
Do đó, việc đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sacombank là một công việc cần thiết và ý nghĩa để đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện hệ thống này
1.2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại
Theo Buchmüller (2008), hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại là một hệ thống được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp, giảm thiểu rủi
ro tín dụng
Trang 21Theo Cucinelli (2018) cũng chỉ ra: Hệ thống xếp hạng nội bộ được các ngân hàng dùng để xếp hạng cho hai đối tượng: xếp hạng người vay, dựa trên khả năng chi trả của người vay, bao gồm khách hàng là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, cá nhân; và xếp hạng khoản vay, dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản vay Xếp hạng người vay tập trung vào rủi ro tín dụng của người đi vay, nói cách khác là đánh giá xem người đi vay có thể bị mất khả năng thanh toán (vỡ nợ) hay không Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD (Probability of Default) Trên cơ sở phân tích dữ liệu về các khoản nợ trong quá khứ, thường là trong vòng 5 năm gần nhất của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được
Xếp hạng khoản vay tập trung vào những rủi ro thể hiện ở mỗi giao dịch, có tính đến các yếu tố như các tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh đối với số tiền đi vay cũng như thời hạn thanh toán Bên cạnh đó, xếp hạng khoản vay cũng xem xét đến khả năng chi trả của người vay Với cách xếp hạng này thì tùy thuộc vào mức độ rủi
ro thể hiện ở mỗi giao dịch, các khoản vay khác nhau của cùng một khách hàng có thể sẽ có các mức xếp hạng tín nhiệm khác nhau Rủi ro của khoản vay được đo lường bằng xác suất rủi ro dự kiến EL (Expected Loss)
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có thể hiểu: Hệ thống xếp h ng
t n ng nội bộ t n ân n l một hệ thốn được sử d n để đ n k ả năn trả nợ củ k n , n ằm úp n ân n đư r quyết địn t n n p ù hợp, giảm thiểu rủ ro t n ng Một hệ thống xếp h n t n n t ường bao gồm
C ộ t êu xếp h ng; P ươn p p xếp h ng; Quy trìn xếp h ng v Côn
hỗ trợ
Theo Cucinelli (2018), bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống xếp hạng tín dụng Thông thường các bộ tiêu chí xếp hạng là các tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng Các bộ tiêu chí này có thể được chia thành hai loại chính là tiêu chí tài chính và tiêu chí phi tài chính
* C t êu t n o ồm ỉ số t n ủ k n , ẳng
h n n ư: Tình hình tài chính hiện tại: Vốn chủ sở hữu, tài sản, nợ phải trả, .;
Trang 22Lịch sử tín dụng: Quá trình trả nợ của khách hàng trong quá khứ, .; Khả năng sinh lời: Doanh thu, lợi nhuận, .; Năng lực tài chính: Khả năng huy động vốn, khả năng trả nợ,
* C t êu p t n o ồm yếu tố k k ôn t ể đo lường bằng chỉ số t n , ẳng h n n ư: Tình hình kinh doanh: Sản phẩm, thị trường, đối
thủ cạnh tranh ; Quản trị: Đội ngũ quản lý, cơ cấu tổ chức ; Uy tín: Uy tín của khách hàng trên thị trường,
Ngoài các thành phần chính nêu trên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng thương mại còn cần có các thành phần bổ sung khác, chẳng hạn như: Hệ thống quản lý dữ liệu tín dụng để lưu trữ và quản lý các thông tin tín dụng của khách hàng; Hệ thống giám sát xếp hạng tín dụng để kiểm soát chất lượng xếp hạng tín dụng; Hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng Việc xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công việc quan trọng đối với Ngân hàng thương mại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng và vận hành hiệu quả sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, giảm thiểu tổn thất và nâng cao hiệu quả hoạt động
1.2.2 Vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ đối với ngân hàng thương mại
Xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quan trọng hai chiều đối với ngân hàng và cả khách hàng Theo Lassoued (2018), việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng giữ vai trò quan trọng đối với ngân hàng thương mại, cụ thể:
Thứ nhất, xếp hạng tín dụng nội bộ giúp ngân hàng thương mại phòng ngừa,
hạn chế rủi ro tín dụng, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động
Thứ hai, xếp hạng tín dụng nội bộ cũng giúp ngân hàng thương mại cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng, tạo sự tin cậy và gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng
Thứ ba, xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những công cụ quản trị ngân
hàng tiên tiến, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel II và Basel III về
an toàn vốn và minh bạch thông tin
Thứ tư, bằng một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất, những phân tích mang tính
nhất quán, toàn diện và khách quan này làm nền tảng cho việc quản trị ngân hàng một cách khoa học
Trang 23Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng còn hỗ trợ ngân hàng trong mục đích phân loại và giám sát danh mục tín dụng bằng cách giám sát sự thay đổi của số tiền cho vay và số lượng người vay trong mỗi mức hạng, tổ chức tài chính có thể đánh giá hiệu quả của các khoản cho vay trong toàn bộ danh mục cho vay Việc xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc phân loại và giám sát danh mục tín dụng nhằm đạt tới những mục đích chủ yếu sau: Phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả năng bị tổn thất hay đi chệch hướng khỏi chính sách tín dụng của ngân hàng; Cho phép có một nhận định cụ thể về danh mục tín dụng của ngân hàng; Có một chính sách định giá tín dụng chính xác hơn; Xác định rõ khi nào cần sự giám sát hoặc có các hoạt động điều chỉnh khoản tín dụng và ngược lại;
1.2.3 Nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng
1.2.3.1 N uyên tắc xếp h n t n ng nội bộ n ân n
Xếp hạng tín dụng nội bộ được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân tích tính tín nhiệm dựa trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của khách hàng trong lịch sử, đánh giá tiềm năng trả nợ qua đó đo lường năng lực tài chính của khách hàng, từ đó đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng Theo Moretto (2019), một số nguyên tắc mà xếp hạng tín dụng phải tuân thủ:
Thứ nhất, mô hình xếp hạng phải lượng hóa các tiêu chí để đánh giá khả năng
(xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận (bao gồm cả các yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng)
Thứ hai, hệ thống xếp hạng phải phù hợp với quy mô hoạt động, tổ chức quản
trị và chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại
Thứ ba, hệ thống xếp hạng phải được duyệt bởi Hội đồng quản trị và được
công bố rộng rãi trong ngân hàng thương mại
Thứ tư, hệ thống xếp hạng phải được duy trì và cập nhật liên tục để phản ánh
chính xác rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Thứ năm, hệ thống xếp hạng phải được sử dụng nhất quán trong các hoạt động
liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Trang 24Thông thường, các chỉ tiêu được đưa vào phân tích, xếp hạng bao gồm chỉ tiêu tài chính như bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm 31/12 hàng năm của khách hàng; chỉ tiêu về quan hệ tín dụng ngân hàng, gồm tổng dư nợ tại các ngân hàng, danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến dư
nợ trong kỳ, khả năng trả nợ, dư nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu, sự cố trong thanh toán tiền vay ngân hàng (lịch sử vay nợ tại ngân hàng của doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm liên tục trở về trước tính từ năm được xếp hạng); các chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, mặt hàng sản xuất - kinh doanh, thị trường tiêu thụ
1.2.3.2 Quy trìn xếp h n t n ng nội bộ n ân n t ươn m i
Theo Joseph (2005), Miu và Ozdemir (2017), một quy trình thông thường để xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng thương mại thường được căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan đến từng ngân hàng nhằm xác lập một quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ
Hình 1.1 Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
Nguồn: Josep (2005); M u v Oz em r (2017)
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích
Thu thập thông tin
Phân tích, chấm điểm các chỉ tiêu
Đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng
Phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng
Trang 25Các bước trong quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Xây ựng hệ thống chỉ t êu để p ân t : Việc xếp hạng tín dụng
khách hàng vay vốn phải dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu liên quan nhằm đạt mục tiêu đề ra là đánh giá chính xác khả năng và thiện chí trả nợ ngân hàng của khách hàng Bước đầu tiên của quy trình này là phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích một cách khoa học Số lượng và nội dung các chỉ tiêu phải phù hợp, hợp lý, đảm bảo phản ánh một các chính xác tình hình thực tế của khách hàng cần đánh giá Hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng
Bước 2: Thu thập t ôn t n: Hoạt động thu thập thông tin liên quan đến các
chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin tín dụng nội bộ của ngân hàng, thông tin từ các tổ chức cung cấp thông tin tín dụng của một quốc gia…
Thông tin chính thức có thể thu thập từ báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn, khảo sát thực tế hoạt động, từ cơ quan kiểm toán, cơ quan quản lí Đối với ngân hàng, báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng để phân tích, đánh giá hay nói cách khác báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của chính khách hàng đang được xếp hạng Số lượng thông tin cần thu thập phụ thuộc vào mục tiêu và kinh nghiệm của người phân tích, sự chính xác và đầy đủ thông tin là yếu tố quyết định đến kết quả phân tích
Ngoài ra ngân hàng có thể thu thập thông tin từ đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp yếu tố đầu vào, khách hàng, các đại lí tiêu thụ…Thông tin này đòi hỏi ngân hàng phải biết thu nhận một cách có chọn lọc, xác định độ chính xác của thông tin bằng các phương pháp khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan, tránh tâm lí nghi ngại khi ghi nhận thông tin không khả quan từ phía đối thủ của khách hàng
Bướ 3: P ân t , ấm đ ểm ỉ t êu: Ngân hàng sử dụng đồng thời chỉ
tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu tài chính được chấm điểm dựa
Trang 26trên ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp thường gồm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu thu nhập Với mỗi chỉ tiêu có một mức điểm và trọng số khác nhau Các chỉ tiêu phi tài chính thường gồm chỉ tiêu về khả năng trả nợ, uy tín giao dịch với ngân hàng, lưu chuyển tiền tệ Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được thiết kế cài xen kẽ để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu và phải được sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh
Bướ 4: ư r kết quả xếp h n t n ng: Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài
chính, phi tài chính, ngân hàng tổng hợp điểm bằng việc nhân với các trọng số tương ứng Để đưa ra kết quả xếp hạng, ngân hàng sẽ đối chiếu tổng điểm khách hàng đạt được với bản phân loại khách hàng, tương ứng với số điểm khách hàng đạt được sẽ cho ra thứ hạng cũng như mức độ rủi ro tín dụng của chính khách hàng
Bướ 5: P ê uẩn v sử d ng kết quả xếp h ng: Để đảm bảo hệ thống xếp
hạng tín dụng phù hợp với thực tiễn, kết quả xếp hạng tín dụng phản ánh được chính xác mức độ rủi ro của từng khách hàng các ngân hàng cần định kì rà soát để chỉnh sửa hệ thống cụ thể: theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ; tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng
1.2.4 Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Mô ìn chấm đ ểm t eo ỉ t êu
Phương pháp xếp hạng theo điểm thường sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của người vay để tính toán xác suất của rủi ro tín dụng hoặc để phân loại khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro được xác định Phương pháp này mang tính định lượng nhiều hơn nên thường được dùng để đánh giá toàn diện kết quả hoạt động của doanh nghiệp Phương pháp xếp hạng theo điểm thường áp dụng theo mô hình sau:
- Mô hình Z-score của Altman (1968)
Mô hình này phân loại khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro có liên quan đến các chỉ tiêu phản ánh các đặc điểm tài chính và kinh doanh của khách hàng có nhu
Trang 27cầu cấp tín dụng Mô hình điểm số Z dành cho các công ty sản xuất của Mỹ Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
- X1 = Tỷ lệ vốn lưu động ròng/ tổng tài sản có
- X2 = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản có
- X3 = Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản có
- X4 = Tỷ lệ thị giá cổ phiếu/ thư giá của các khoản nợ dài hạn
- X5 = Tỷ lệ doanh thu/ tổng tài sản có
Z càng lớn thì mức độ rủi ro dự tính của người vay càng nhỏ Z nhỏ hoặc âm
có thể là căn cứ để xếp loại người vay vào nhóm có rủi ro cao Cu thể như sau:
- Điểm số Z < 1,81 thì xếp vào nhóm có tình hình tài chính xấu (nguy cơ rủi ro tín dụng cao)
- Điểm số Z > 2,99 thì xếp vào nhóm có tình hình tài chính tốt (nguy cơ rủi ro tín dụng thấp)
Điểm số Z trong khoảng từ 1,81 – 2,99 thì thuộc nhóm không xác định được tình hình tài chính là tốt hay xấu
- Mô hình FICO:
Được sử dụng bởi ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn nhất ở Mỹ là Equifax, Experian và TransUnion Mô hình FICO xếp hạng tín dụng nội bộ là một mô hình được sử dụng bởi nhiều ngân hàng trên thế giới để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Mô hình này dựa trên các chỉ số tài chính và phi tài chính của khách hàng, như Lịch sử thanh toán, tài khoản nợ, thời lượng lịch
sử tín dụng, tín dụng mới và tín dụng hỗn hợp Trọng số, được tính như sau:
Lịch sử thanh toán chiếm 35% số điểm,
Tài khoản nợ chiếm 30%,
Thời lượng lịch sử tín dụng chiếm 15%,
Tín dụng mới chiếm 10%
Tín dụng hỗn hợp chiếm 10%
Mô hình FICO xếp hạng tín dụng nội bộ có thể giúp ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận Mô hình
Trang 28FICO xếp hạng tín dụng nội bộ cũng có thể giúp khách hàng có được điều kiện vay tốt hơn, nhờ vào việc phản ánh chính xác khả năng trả nợ của họ Điểm FICO dao động từ 300 đến 850, càng cao thì càng có khả năng trả nợ tốt
Mô hình này dựa trên sáu yếu tố chính để tính toán điểm số, bao gồm:
Lịch sử thanh toán (40%),
Tỷ lệ sử dụng tín dụng (20%),
Số lượng và loại tài khoản tín dụng (20%),
Chiều dài lịch sử tín dụng (15%),
Số lượng yêu cầu tín dụng mới (5%) và
Sự đa dạng của loại tài khoản tín dụng (5%)
Mỗi yếu tố có một trọng số khác nhau trong việc ảnh hưởng đến điểm số Tuy nhiên, mô hình VantageScore cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như:
- Mô hình này không được sử dụng rộng rãi bởi các nhà cho vay lớn, đặc biệt
là trong lĩnh vực thế chấp và ô tô
- Mô hình này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi so sánh với các
mô hình xếp hạng tín dụng khác, ví dụ như FICO Score
- Mô hình này có thể thay đổi theo từng phiên bản, khiến cho điểm số của người tiêu dùng có thể biến động theo thời gian
Điểm VantageScore cũng dao động từ 300 đến 850, nhưng có những tiêu chí khác biệt so với FICO, chẳng hạn như tập trung nhiều hơn vào thời gian gần đây và
ít bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ nhỏ
Trang 29- Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody’s và S&P:
Moody’s và S&P là hai trong ba hãng định mức tín nhiệm nổi tiếng nhất trên thế giới, bên cạnh Fitch Ratings Các hãng này đánh giá khả năng thanh toán nợ của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ dựa trên các yếu tố định lượng và định tính liên quan đến hoạt động kinh doanh, lịch sử đi vay, trả nợ và rủi ro phá sản Các xếp hạng tín nhiệm của các hãng này có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính
và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Moody’s và S&P có những thang xếp hạng tín nhiệm khác nhau cho các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn Các khoản nợ được phân loại thành hai nhóm chính: mức đầu tư (investment grade) và mức không đầu tư (non-investment grade) hay còn gọi là mức đầu cơ (speculative grade) hoặc trái phiếu rác (junk bond) Mức đầu tư thể hiện khả năng thanh toán nợ cao và rủi ro thấp, trong khi mức không đầu tư thể hiện khả năng thanh toán nợ thấp và rủi ro cao
Thang xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn của Moody’s gồm có bốn mức: P-1 (tốt nhất), P-2 (cao), P-3 (đủ) và NP (không được xếp hạng)
Thang xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn của S&P gồm có sáu mức: A-1+ (tốt nhất), A-1, A-2, A-3, B và C Các mức từ P-1/A-1+ đến P-3/A-3 thuộc mức đầu tư, còn các mức NP/B/C thuộc mức không đầu tư
Thang xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Moody’s gồm có 21 mức: từ Aaa (cao nhất) đến C (thấp nhất), với các ký hiệu + hoặc - để chỉ biệt các mức con Thang xếp hạng tín nhiệm dài hạn của S&P gồm có 22 mức: từ AAA (cao nhất) đến D (thấp nhất), với các ký hiệu + hoặc - để chỉ biệt các mức con Các mức từ Aaa/AAA đến Baa/BBB thuộc mức đầu tư, còn các mức từ Ba/BB đến C/D thuộc mức không đầu tư
- Mô ìn CE ore: Được sử dụng bởi CreditXpert, một công ty cung cấp các
giải pháp tối ưu hóa điểm tín dụng cho các nhà cho vay và người tiêu dùng Điểm
CE Score dao động từ 350 đến 850 và được tính toán dựa trên các yếu tố như lịch
sử thanh toán, số dư nợ, loại nợ và số lượng tài khoản Mô hình CE Score xếp hạng tín dụng nội bộ có các bước thực hiện như sau:
Trang 30- Thu thập và phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nợ vay, uy tín thị trường, quản trị rủi ro, v.v.;
- Áp dụng các công thức toán học để tính điểm số cho từng chỉ tiêu;
- Cộng điểm số của các chỉ tiêu lại để được điểm số tổng thể cho khách hàng;
- So sánh điểm số tổng thể với các ngưỡng xếp hạng đã quy định để xác định mức xếp hạng cho khách hàng;
- Dựa trên mức xếp hạng để quyết định việc cấp tín dụng, lãi suất, điều kiện bảo lãnh, v.v
Tuy nhiên, mô hình CE Score xếp hạng tín dụng nội bộ có những nhược điểm như phụ thuộc vào chất lượng và tính chính xác của số liệu, thông tin khách hàng; Cần có sự điều chỉnh liên tục để phù hợp với thị trường và khách hàng; Không thể
áp dụng cho các khách hàng mới hoặc không có số liệu, thông tin đầy đủ
1.2.4.2 Mô ìn xếp h ng theo p ươn p p đ n
P ươn p p uyên : Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên
gia trong hoặc ngoài lĩnh vực khách hàng đang kinh doanh theo những mẫu câu hỏi được soạn thảo trước trong phiếu điều tra Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ Đồng thời kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều chuyên gia nên mức độ tin cậy cao, có thể tránh được ảnh hưởng của những người có ưu thế trong
số người được hỏi ý kiến Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là chi phí đánh giá có thể rất cao khi số lượng người tham gia đông và số lần thu thập ý kiến nhiều Đồng thời do thời gian tiến hành đánh giá dài nên thường dẫn đến thay đổi thành phần nhân sự trong nhóm chuyên gia Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích Ngoài ra sử dụng phương pháp chuyên gia, người ta cũng không thể loại bỏ hoàn toán khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá
Phương pháp chuyên gia thường được áp dụng để thu thập ý kiến dự báo và đánh giá của các chuyên gia trong các lĩnh vực: dự báo môi trường kinh doanh quốc
tế và môi trường trong nước; dự báo đánh giá về triển vọng, xu hướng của ngành, của nền kinh tế; dự báo và đánh giá triển vọng, chu kì phát triển công nghệ, tiềm năng thị thường, sản phẩm của ngành
Trang 31P ươn p p so s n : Phương pháp này dựa trên việc so sánh, đối chiếu với
các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hoặc so với giá trị trung bình của ngành, của thị trường Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản bởi
có thể lấy tiêu thức của một doanh nghiệp khác hay của ngành làm cơ sở cho sự đánh giá, chi phí đánh giá thấp, có thể hoàn thành trong thời gian ngắn Tuy vậy phương pháp này cho độ chính xác không cao nếu các chỉ tiêu dùng để so sánh không chính xác Việc so sánh sẽ gặp khó khăn trong trường hợp điều kiện và đặc điểm của doanh nghiệp khác nhau, không xác định được chỉ tiêu chuẩn để so sánh Phương pháp này thường được áp dụng nhằm đanh giá, so sánh những thuận lợi và bất lợi của môi trường kinh doanh; đánh giá, so sánh ưu nhược điểm của sản, phẩm công nghệ để lựa chọn sản, công nghệ; đánh giá và lựa chọn nguồn cung ứng các loại nguyên liệu; đánh giá và so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với một doanh nghiệp cụ thể hoặc với mặt bằng chung của ngành
1.3 Các tiêu chí đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Các tiêu chí định tính
Theo Leo (2019) một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại cần được đánh giá đầy đủ bằng các chỉ tiêu định tính như: Tính đầy đủ, Tính khoa học, Tính kịp thời, chính xác Các tiêu chí này sẽ được so sánh căn cứ dựa trên các tiêu chuẩn về xếp hạng rủi ro tín dụng như tiêu chuẩn quy định của Basel I, Basel II Cụ thể:
( ) n đầy đủ của hệ thống xếp h n t n ng nội bộ t n ân n
t ươn m i
Tính đầy đủ của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của hoạt động cho vay Một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đầy đủ cần đảm bảo những điểm sau:
- Thứ nhất, phù hợp với quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế về
xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 32- Thứ hai, có cơ chế giám sát, kiểm soát và cải tiến liên tục để đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và phù hợp của hệ thống xếp hạng
- Thứ ba, dựa trên các tiêu chí khách quan, rõ ràng và có cơ sở dữ liệu đầy đủ
để đánh giá
- Thứ tư, có sự tham gia của các bộ phận liên quan trong quá trình xếp hạng,
kiểm tra và duyệt kết quả xếp hạng
Như vậy, các tiêu chí trong hệ thống xếp hạng tín dụng càng đầy đủ và bao quát các khía cạnh và đảm bảo các điểm kể trên sẽ được coi là tốt và đảm bảo
( ) n khoa h c của hệ thống xếp h n t n ng nội bộ t n ân n
t ươn m i
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, giúp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro Tính khoa học của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại được thể hiện qua các khía cạnh như sau:
- Thứ nhất, về p ươn p p xếp h ng: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
phải sử dụng các phương pháp xếp hạng khách quan, minh bạch và có cơ sở lý luận vững chắc, dựa trên các tiêu chí định lượng và định tính về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, ngành nghề, môi trường kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác liên quan đến khách hàng
- Thứ hai, về quy trìn xếp h ng: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải có
quy trình xếp hạng rõ ràng, chuẩn xác và nhất quán, từ việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu đến việc đưa ra kết quả xếp hạng và duyệt xếp hạng Quy trình xếp hạng phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính khách quan và trung thực của kết quả xếp hạng
- Thứ ba, về cơ ế m s t v k ểm tra: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
phải có cơ chế giám sát và kiểm tra nhằm để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống, phát hiện và khắc phục các sai sót, thiếu sót và rủi ro tiềm ẩn Cơ chế giám sát và kiểm tra phải được thực hiện bởi các bộ phận độc lập với bộ phận xếp hạng, như bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận quản lý rủi ro hoặc bên thứ ba có uy tín
Trang 33- Thứ tư, về cơ ế cập nhật v đ ều chỉnh: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
phải có cơ chế cập nhật và điều chỉnh linh hoạt để phản ánh đầy đủ và kịp thời các thay đổi của khách hàng, ngành nghề, môi trường kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Cơ chế cập nhật và điều chỉnh phải được thực hiện theo định kỳ hoặc khi có sự kiện quan trọng xảy ra
Như vậy, nếu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo các điểm trên sẽ cho thấy tính khoa học là tốt và cần duy trì
( ) n kịp thời, n x của hệ thống xếp h n t n ng nội bộ t i
n ân n t ươn m i
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, giúp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và phân loại các khoản tín dụng theo mức độ rủi ro Tính kịp thời, chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Thứ nhất, độ p ù ợp: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với
quy định của Ngân hàng Nhà nước và các tiêu chuẩn quốc tế về xếp hạng tín dụng
- Thứ , độ minh b ch: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải minh bạch
về các tiêu chí, phương pháp và quy trình xếp hạng, cũng như các kết quả xếp hạng
và các biện pháp giám sát, kiểm tra
- Thứ , độ nhất qu n: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải nhất quán
trong việc áp dụng các tiêu chí và phương pháp xếp hạng cho các khách hàng và các khoản tín dụng cùng loại, cũng như trong việc cập nhật và điều chỉnh các kết quả xếp hạng theo thời gian
- Thứ tư, độ phản n : Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phản ánh
được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các yếu tố
vĩ mô, ngành, doanh nghiệp và cá nhân, cũng như các rủi ro tiềm ẩn và biến động của thị trường
- Thứ năm, độ tin cậy: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải tin cậy trong
việc dự báo khả năng trả nợ của khách hàng và mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, được kiểm chứng bằng các số liệu thực tế về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ mất vốn và tỷ
lệ hoàn vốn
Trang 34Như vậy, tính kịp thời của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ngân hàng thương mại điều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, như cấp
độ dự phòng rủi ro, tỷ lệ bảo lãnh, điều kiện cho vay và giám sát Ngân hàng thương mại sẽ nắm bắt kịp thời các cơ hội và thách thức trong hoạt động cho vay, như phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng, đối phó với cạnh tranh và biến động kinh tế Ngoài ra, khi đảm bảo tính kịp thời, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ngân hàng thương mại tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng, như Basel I và Basel II
nội bộ năm (n - 1)
Một số ngân hàng có thể áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ từ giai đoạn đầu của quá trình cho vay, trong khi một số ngân hàng khác chỉ sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ khi có sự thay đổi về tình hình tài chính hoặc rủi ro của khách hàng Ngoài ra, việc xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cần phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro tín dụng Do đó, ngân hàng thương
Trang 35mại cần xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khoa học, minh bạch và hiệu quả để nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng
(ii) Sự tăn về p t ực hiện của hệ thống xếp h n t n ng t i
n ân n t ươn m i
Chi phí thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại là một vấn đề quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng Chi phí thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Tuy nhiên, chi phí thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội
bộ Công thức xác định sự gia tăng chi phí thực hiện của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại:
-
C p t ực hiện xếp h n t n ng nội bộ năm (n - 1) x 100%
C p t ực hiện xếp h n t n ng nội bộ năm
- Chi phí đào tạo: là chi phí tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng xếp hạng tín dụng nội bộ cho nhân viên của ngân hàng, bao gồm cả chi phí thuê giảng viên, chi phí học liệu, chi phí đi lại, ăn ở và các khoản khác
- Chi phí tư vấn: là chi phí thuê các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn cao
để tư vấn cho ngân hàng về việc xây dựng, cải tiến và kiểm tra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 36- Chi phí cơ sở vật chất: là chi phí mua sắm, bảo trì và nâng cấp các thiết bị và phần mềm liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu về xếp hạng tín dụng nội bộ
C p n t ếp bao gồm:
- Chi phí cơ hội: là chi phí mà ngân hàng phải chịu do việc sử dụng nguồn lực (vốn, nhân sự, thời gian) cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ mà không sử dụng cho các hoạt động sinh lời khác
- Chi phí rủi ro: là chi phí mà ngân hàng có thể phải chịu do việc xếp hạng tín dụng nội bộ không chính xác hoặc không kịp thời, dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm về cấp tín dụng hoặc quản lý rủi ro
Nhìn chung, nếu chi phí quá cao so với lợi ích mang lại, ngân hàng sẽ không
có động lực để áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
(iii) Sự tăn quy mô nợ qu n, nợ xấu
Nợ xấu và nợ quá hạn là hai khái niệm thường được nhắc đến trong hoạt động tín dụng Theo Leo (2019), một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt sẽ giúp Ngân hàng tránh khỏi các rủi ro tín dụng có thể gặp phải, theo đó, nếu quy mô nợ quá hạn, nợ xấu ngày một tăng sẽ phản ánh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngày một kém đi và ngược lại
Nợ quá hạn là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Công thức xác định sự gia tăng quy mô nợ quá hạn có dạng như sau:
Sự tăn về quy mô
d n năm (n)
-
Quy mô nợ qu n trong ho t độn t n
d n năm (n - 1) x 100% Quy mô nợ qu n trong ho t độn t n ng
năm (n - 1)
Nợ xấu là các khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng Nợ xấu được chia thành các nhóm sau:
Nợ nghi ngờ: là các khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
Trang 37Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày trở lên
Nợ đã xóa: là các khoản nợ đã được ngân hàng xóa sổ do không thể thu hồi được Công thức xác định sự gia tăng quy mô nợ quá hạn có dạng như sau:
Sự tăn về quy mô
-
Quy mô nợ xấu trong
ho t độn t n n năm
Quy mô nợ xấu trong ho t độn t n n năm (n - 1)
Nợ xấu và nợ quá hạn là những rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng Các khoản
nợ này có thể gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại
1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại là những yếu tố không phụ thuộc vào hoạt động của ngân hàng mà do cơ chế chính sách nhà nước, các biến động của thị trường, tình hình kinh tế vĩ mô và các rủi ro tiềm ẩn Các nhân tố bên ngoài có thể gây ra những thay đổi đột ngột hoặc dần dần trong khả năng trả nợ của khách hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Cụ thể:
Thủ t , ơ ế v n s : Mọi hoạt động của các Ngân hàng thương mại
đều không nằm ngoài khuôn khổ các quy định, cơ chế cũng như chính sách của Ngân hàng trung ương và Chính phủ của quốc gia sở tại Ngân hàng trung ương thường xuyên ban hành các quy định, quy chế nhằm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì tính thanh khoản và phòng ngừa những tổn thất không đáng có cho các Ngân hàng thương mại Tính đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý liên quan đến hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ đều xuất phát từ Hiệp ước Basel II thông qua năm 2004 Các thông tin chung quan trọng mà các Ngân hàng thương mại có thể truy cập là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng, Cơ quan thuế, Uy ban giám sát tài chính quốc gia,
… Hoạt động của các cơ quan này cùng với những quy định, chính sách phải có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế
Trang 38B ến độn ủ t ị trường: Các biến động của thị trường tài chính quốc tế và
trong nước, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và rủi ro vỡ nợ của khách hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quản trị rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không phải là một hệ thống cố định và không thể áp dụng cho mọi trường hợp Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần được xây dựng và điều chỉnh theo những nhân tố biến động của thị trường Cụ thể:
- ìn ìn k n tế vĩ mô: Là những yếu tố liên quan đến sự phát triển kinh tế
của quốc gia và khu vực, bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ và tài khóa Những yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và khả năng trả nợ của chúng Ví dụ, khi kinh tế suy thoái, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút, khả năng trả nợ của chúng cũng giảm đi Khi đó, ngân hàng thương mại cần điều chỉnh hệ thống rủi ro tín dụng nội bộ để phản ánh rủi ro cao hơn
- ìn ìn n n n ề kinh doanh: Là những yếu tố liên quan đến sự phát
triển của các ngành nghề kinh doanh cụ thể, bao gồm cung - cầu, giá cả, cạnh tranh, quy định pháp luật, xu hướng công nghệ Những yếu tố này ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Khi một ngành nghề bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp khó khăn và có nguy cơ vỡ nợ cao hơn Khi đó, ngân hàng thương mại cần điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phản ánh rủi ro cao hơn
1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng thương mại
Chất lượng cung cấp t ôn t n: Thông tin xếp hạng tín dụng nội bộ là các
thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến khách hàng cần chấm điểm xếp hạng tín dụng Thông tin đầy đủ và có độ tin cậy cao thì kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng phản ánh càng chính xác đối tượng được chấm điểm Trong thực
tế hiện nay thì việc thu thập thông tin còn nhiều bất cập, khai thác thông tin còn gặp nhiều khó khăn, quy chế về công bố thông tin minh bạch hóa trong hoạt động doanh
Trang 39nghiệp chưa được luật hóa Chuẩn mực của dữ liệu phân tích định lượng phải phù hợp với chuẩn mực của mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ mới đảm bảo phân tích định lượng được chính xác, bất kỳ một sự khác biệt nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nôi bộ
Côn n ệ t n : Để có được kết quả xếp hạng tín dụng, các Ngân hàng
thương mại buộc phải triển khai phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, được thiết kế riêng và phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và khả năng kết nối phần mềm quản trị ngân hàng Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, mỗi Ngân hàng thương mại phải
có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ đầu tư theo chiều rộng
mà còn theo chiều sâu Công nghệ tài chính ngân hàng là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích và mở rộng phạm vi hoạt động, trong đó có công tác xếp hạng tín dụng nội bộ
Cơ sở dữ liệu đầu v o: Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng như: lịch
sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành, … là cơ sở hết sức quan trọng trong việc xếp hạng của các ngân hàng thương mại, nếu cơ sở dữ liệu đầy đủ và được cập nhật nhanh chóng sẽ giúp hệ thống xếp hạng tín dụng phát huy hiệu quả cao hơn
Con n ười: Công nghệ dù có hiện đại, tiên tiến thì vẫn không thể thiếu yếu tố
con người, và yếu tố con người liên quan trực tiếp đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đó chính là Năng lực và trình độ của các nhân viên ngân hàng trực tiếp tìm kiếm thông tin để nhập dữ liệu Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kết quả xếp hạng tín dụng
1.5 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng nội bộ tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra
1.5.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.5.1.1 Kinh nghiệm xếp h n t n ng nội bộ t i N ân n ươn m i cổ phần Côn ươn V ệt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng áp dụng riêng cho cá nhân lẫn doanh nghiệp
Trang 40Vietinbank sử dụng kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu Hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mô hình xếp hạng dựa theo khung hướng dẫn của NHNN
và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu hệ thống thông tin tín dụng của Vietinbank
- Đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho cá nhân tại Vietinbank bao gồm các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình đánh giá gồm: năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng, các đặc điểm hoạt động khác…
- Đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp tại Vietinbank bao gồm 11 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mô doanh nghiệp Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong
mô hình đánh giá gồm: Lưu chuyển tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác
Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietinbank cũng phân loại doanh nghiệp theo ba nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác để tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính Ưu điểm của
hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank là các chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính đã được chọn lọc tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp Cụ thể:
Về chỉ tiêu tài chính: các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, nợ phải trả/tổng tài sản, lợi nhuận/tổng tài sản Đây là các chỉ tiêu đã được các tổ chức xếp hạn tín nhiệm lớn như Moody và S&P sử dụng trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Về chỉ tiêu phi tài chính: các chỉ tiêu như vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ rủi ro ngành, triển vọng ngành, trình độ và kinh nghiệm ban lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng quản trị dòng tiền cho các hoạt động Đó là các chỉ tiêu định tính rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp