Định nghĩa: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồ
Trang 1Học phần: Triết học Mác- Lênin
XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Ngọc Anh
Lớp : 30TCB
Mã sinh viên : 24A4012694
Hà nội, ngày 7 tháng 1 năm 2022
Trang 2A MỞ ĐẦU ……….……….1
NỘI DUNG ……….……….… 1
Phần 1 Lý luận chung về Ý thức xã hội ………… ….………2
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội ……….…… …2
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội ……… 2
1.1.2 Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội ……… 2
1.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ……… ………4
1.2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội ……… 4
1.2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội ………6
1.2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển ………7
1.2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng ……… 8
1.2.5 Ý thức xã hội tác động trở tồn tại xã hội ………9
Phần 2 Thực trạng và các giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay ……… 11
2.1 Thực trạng ……… 11
2.2 Nguyên nhân ……… ….12
2.3 Giải pháp ……… 13
B KẾT LUẬN ……….14
C TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….15
Trang 3
1
A MỞ ĐẦU
Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống không chỉ là một vấn đề rộng lớn mà nó còn
là một vấn đề nóng và đáng quan tâm hiện nay trong bộ phận sinh viên nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung Khi nhắc đến hai chữ “sinh viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia, là tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phồn vinh của mỗi dân tộc
Hành trang vào đời của mỗi người không chỉ là kiến thức được học trong sách vở,
ở trường lớp mà còn là đạo đức và lối sống tốt hay nói đúng hơn là “trước khi thành tài phải thành nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” Bởi vậy mà ta thấy được người coi trọng đạo đức, ý thức của con người trong xã hội như thế nào Yếu tố đó không những kết quả học tập, tương lai và cả cuộc đời của thế hệ sinh viên hôm nay
Một thực trạng đáng báo động hiện nay là ngày càng đông sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với đạo đức học tập cũng như lối sống Sinh viên ngày nay ngày càng tiếp cận nhiều với các phương tiện truyền thông hiện đại như: điện thoại di động, internet, phim ảnh, … nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu, ý thức đạo đức ngày càng xuống dốc
Xuất phát từ những vấn đề đáng báo động ở trên nên em đã chọn đề tài “Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay” Bài tiểu luận tìm hiểu những nội dung nghiên cứu về ý thức xã hội, đề tập tới khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội Từ đó giúp ta thấy được những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và giải pháp
để nâng cao ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
B NỘI DUNG
Trang 4
Phần 1 Lý luận chung về Ý thức xã hội
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
a Khái niệm tồn tại xã hội
Định nghĩa: Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
Trong các quan hệ xã hội mang tính vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là các quan hệ cơ bản nhất
b Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân cư và phương thức sản xuất Trong đó, phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất
Căn cứ từ các yếu tố cơ bản này của tồn tại xã hội để xem xét ý thức xã hội về mặt nội dung và hình thức biểu hiện của nó: Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, và nội dung của đời sống tinh thần là bức tranh phản ánh đời sống vật chất ấy; chỉ có thể giải thích các hiện tượng trong đời sống tinh thần khi xuất phát từ nguồn gốc của nó là đời sống vật chất
1.1.2 Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội
a Khái niệm ý thức xã hội
Định nghĩa: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định
Lưu ý:
Cần phân biệt ý thức xã hội và ý thức cá nhân: Đây là mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng, trong đó ý thức cá nhân là sự biểu thị một cách sinh động, cụ thể
Trang 53
của ý thức xã hội Ý thức cá nhân vừa phụ thuộc vào đặc trưng chung của ý thức
xã hội, vừa phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi người
Ý thức xã hội mang tính giai cấp: Mỗi một giai cấp, do bị chi phối bởi đặc điểm lịch sử và lợi ích giai cấp, mà có thể phản ánh tồn tại xã hội khác nhau hoặc thậm chí đối lập nhau Đặc trưng này thể hiện rõ nét nhất ở trình độ lý luận, hệ tư tưởng
Ý thức xã hội mang đặc trưng dân tộc: Phản ánh truyền thống dân tộc, các điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc về chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo
b Kết cấu của ý thức xã hội
Về kết cấu của ý thức xã hội, có hai cách phân loại:
Cách thứ nhất, từ góc độ trình độ phản ánh:
Ý thức xã hội thông thường toàn bộ những tri thức, quan niệm của con người ở một cộng đồng nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ đời sống hàng ngày
và phản ánh đời sống đó, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận
Ý thức lý luận: những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết, quan điểm xã hội, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật mang tính trừu tượng cao, phản ánh hiện thực ở trình độ cao Giữa ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành ý thức xã hội Ý thức xã hội thông thường phản ánh hiện thực một cách sinh động, cụ thể, và là tiền đề cho ý thức lý luận
Cách thứ hai, từ góc độ nội dung phản ánh:
Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, tâm trạng, tập quán của con người ở một cộng đồng nhất định, hình thành trực tiếp dưới ảnh hưởng của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó
Trang 6
Hệ tư tưởng: hệ thống những quan điểm, tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội trên các lĩnh vực chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật ở trình độ nhận thức mang tính khái quát
Giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành ý thức xã hội Hệ tư tưởng hình thành trên cơ sở tâm lý xã hội, nhưng không phải là kết quả trực tiếp của tâm lý xã hội, mà phải trải qua một quá trình nhận thức ở trình
độ cao hơn về chất, mang tính trừu tượng hóa
1.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế xã hội, nhấn - mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội
1.2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội Trái lại không ít những yếu tố của ý thức xã hội đặc biệt là trong đời sống tâm lý của xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra
nó đã được thay đổi căn bản
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau: Thứ nhất là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại
xã hội Mặt khác sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh khiến ý thức xã hội không thể phản ánh kịp
Thứ hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như là do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái, ý thức xã hội do đó tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng những quan niệm tư tưởng này vẫn còn tồn tại dai dẳng trong đời sống tinh
Trang 75
thần của xã hội Khi nghiên cứu về điều này thì Mác cũng từng khẳng định:
“Truyền thống của các thế hệ đi trước chính là những trái núi đè lên đời sống tinh thần của những người đang sống hôm nay”
Thứ ba là ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội do đó những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được những lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ, truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ
Ta thấy rằng hiện nay chúng ta đang xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và nhà nước ta chủ chương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nhưng thực tế chúng ta thấy trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam hiện nay những quan điểm, tư tưởng bảo thủ, lạc hậu vẫn còn là tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý ưa thích con trai hay tư tưởng gia trưởng của người đàn ông trong các gia đình, … Những tư tưởng lạc hậu này không phải do xã hội mới sinh ra mà nó thực chất là những tàn dư của xã hội cũ để lại Trong xã hôi cũ nảy sinh ra tư tưởng này là do các nước phương Đông nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là nền văn minh lúa nước với phương thức sản xuất rất lạc hậu, thô sơ đặc biệt còn chịu sự tác động nặng nề bởi tư tưởng nho giáo là đề cao người đàn ông, người chồng, người con trai trong gia đình cũng như ngoài xã hội Tuy nhiên ngày nay sản xuất nông nghiệp đóng vai trò ngày càng giảm cùng với việc sử dụng những máy móc, nhưng công nghệ hiện đại trong sản xuất nên sức lao động của con người được giải phóng nhưng những tư tưởng này vẫn còn tồn tại và nó là biểu hiện cho tính lạc hậu của ý thức xã hội và từ đây cũng dẫn đến nhiều hậu quả trong xã hội như việc bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, tỉ lệ chênh lệch giới tính giữa nam và nữ, bạo lực gia đình,
Hay trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hiện nay pháp luật nước ta không công
nhận kết hôn giữa người đồng tính (1), tuy nhiên trên thực tế, sự sống chung như vợ
Trang 8chồng giữa người đồng tính diễn ra rất phổ biến kéo theo đó là những hậu quả liên quan đến tài sản sau này cũng không được pháp luật điều chỉnh và xử lý Do đó có thể thấy tư tưởng luật pháp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của nước ta đã không còn bắt kịp tồn tại xã hội hiện nay Nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu trong tư tưởng này một phần là do phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục từ xã xưa
Từ tính lạc hậu của ý thức xã hội giúp chúng ta rút ra được ý nghĩa quan trọng: những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực thường không dễ mất đi dễ dàng cho nên phải thường xuyên đấu tranh, xoá bỏ các tàn dư xã hội cũ đồng thời phải giữ gìn, phát huy truyền thống tư tưởng, văn hoá tốt đẹp
1.2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội và có tác dụng định hướng, dự báo xu thế phát triển tương lai của tồn tại xã hội Khi khẳng định vấn đề này chúng ta cần có những lưu ý sau:
Những tư tưởng vượt trước là khoa học khi nó xuất phát từ tồn tại xã hội tức là nó phản ánh đúng được mối liên hệ bản chất của tồn tại xã hội hay nói cách khác nó phản ánh được logic khách quan, xu thế phát triển tất yếu của tồn tại xã hội
Có những tư tưởng quan điểm vượt trước là không khoa học, sai lầm khi nó xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người chứ không xuất phát từ hiện thực khách quan
Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dư kiến được quá trình phát triển khách quan của xã hội, có tác dụng tổ chức chỉ đạo hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn Tuy nhiên điểu đó không có nghĩa là những tư tưởng khoa học đó không còn bị xã hội tồn tại quy định
Việc nghiên cứu tính vượt trước của ý thức xa hội đối với tồn tại xã hội có ý nghĩa rất lớn Những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng chỉ đạo hoạt động của con người Nếu không có tư tưởng, ý thức dẫn đường thì con người sẽ mò mẫm trong hành động dẫn đến thất bại
Trang 97
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một ᴠí dụ điển cho việc ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng nhất của thời đại – giai cấp công nhân, tu ra đời ᴠào thế kỷ XIX trong lòng chủ nghĩa tư у bản nhưng đã chỉ ra được những qu luật ᴠận động tất уếu của хã hội loài người nói у chung, của хã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng хã hội tư bản nhất định ѕẽ bị thaу thế bằng хã hội cộng ѕản Trong thời đại ngàу naу, chủ nghĩa Mác – Lênin ᴠẫn
là thế giới quan ᴠà phương pháp luận chung nhất cho nhận thức ᴠà cải tạo thế giới trên mọi lĩnh ᴠực, ᴠẫn là cơ ѕở lý luận ᴠà phương pháp khoa học cho ѕự nghiệp хâу dựng chủ nghĩa хã hội
1.2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của một cộng đồng người có thể có những nhân tố tinh thần xã hội vốn không phải là cái được nảy sinh từ điều kiện sinh hoạt vật chất khách quan của cộng đồng đó mà là sự giao lưu, tiếp biến tư tưởng văn hoá giữa các cộng đồng người hoặc là kế thừa truyền thống tư tưởng từ những cộng đồng người trong lịch sử để lại Cũng vì vậy có thể gọi ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan điểm lý luận của một thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên
cơ sở kế thừa những tài liệu, lý luận đã có từ thời đại trước
Do ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó, một quan điểm nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có
Trong xã hội có tính giai cấp, tính kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp của nó Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước, các giai cấp tiên tiến kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội
cũ để lại
Trang 10Ví dụ như theo dòng lịch sử lập Hiến của nước ta tính đến nay có năm bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013) Hiến pháp năm 2013 là thành quả của quá trình đổi mới tư duy trong bối cảnh lịch sử mới dựa trên cơ sở tiếp tục kế thừa những thành tựu của cơ sở lập hiến Chẳng hạn như việc kế thừa nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã tiếp tục khẳng định “Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức” (2)
Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về tính kế thừa của ý thức xa hội có ý nghĩa - rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tinh thần của xã hội chủ nghĩa V.I Lênin từng nhấn mạnh rằng văn hoá xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân loại Người nhấn mạnh rằng “Văn hoá vô sản phải là
sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn
quan liêu” (3)
1.2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển
của chúng
Như chúng ta đã biết trong bản thân đời sống tinh thần của một cộng đồng người nào đó thì thường xuyên có sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các hình thái ý thức
xã hội cũng như giữa đời sống tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội Điều này cũng là một nguyên nhân nội tại của sự biến đổi và phát triển của đời sống tinh thần của một cộng đồng người Như vậy sự biến đổi của ý thức xã hội không chỉ có nguyên nhân
từ sự biến đổi của tồn tại xã hội mà còn có những nguyên nhân từ sự biến đổi trong bản thân cấu trúc của đời sống tinh thần của xã hội Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi một hình thái ý thức có những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất của xã hội đó