1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài 5 tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận dụng vào việc phát triển ý thức cộng đồng của người việt hiện nay

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận dụng vào việc phát triển ý thức cộng đồng của người Việt hiện nay
Tác giả Đỗ Quốc Khánh
Người hướng dẫn Đào Thị Hữu
Trường học Trường Đại học Đại Nam
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Cuối cùng là ý thức xã hội có thể tácđộng ngược trở lại đến tồn tại xã hội.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, là một cộng đồng theo phươngthức cố kết cộng đồng đang trên đà h

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-oOo -TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI 5: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

và vận dụng vào việc phát triển ý thức cộng đồng

của người Việt hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Đào Thị Hữu

Sinh viên thực hiện : Đỗ Quốc Khánh

Mã sinh viên : 1451020122

Lớp :CNTT 14-05

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

Mục Lục

A Lời mở đầu 1

B Nội Dung 2

I Khái quát về các nội dung 2

1 Tồn tại xã hội 2

2 Ý thức xã hội 3

3 Tồn tại xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 4

II Thực trạng cộng đồng người Việt Nam 5

1 Đánh giá chung 5

2 Điểm mạnh của cộng đồng người Việt hiện nay 5

III Giải pháp nhằm phát triển ý thức cộng đồng người Việt 7

1 Nâng cao nhận thức cộng đồng 7

2 Khắc phục những hạn chế tồn đọng 7

IV Liên hệ bản thân 8

C Tổng kết 9

Trang 3

A Lời mở đầu

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng: “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý

thức xã hội là phản ánh của tồn tại xã hội” Phụ thuộc vào tồn tại xã hội, sự quyết định

của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở việc tồn tại xã hội là nguồn gốc, cơ sở khách quan của sự hình thành, ra đời của ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền) Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội nói chung và của các hình thái xã hội nói riêng Việc tồn tại xã hội thay đổi cũng kéo theo

sự thay đổi của ý thức xã hội Mức độ, nhịp điệu của các bộ phần trong ý thức xã hội diễn

ra khác nhau Có những bộ phận biến đổi nhanh hơn (bộ máy chính trị, pháp luật) cũng

có những bộ phận thay đổi chậm hơn (tín ngưỡng, tôn giáo, nghê thuật)

Tuy nhiên, ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối, không bị quyết định bởi tồn tại xã hội như việc ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội Cùng với đó thì ý thức xã hội còn có tính kế thừa trong sự phát triển của mình Trong quá trình phát triển của ý thức xã hội thì các hình thái xã hội

sẽ tác động qua lại, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau Cuối cùng là ý thức xã hội có thể tác động ngược trở lại đến tồn tại xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, là một cộng đồng theo phương thức cố kết cộng đồng đang trên đà hội nhập và phát triển, Việt Nam đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình, phát huy tốt những điểm mạnh, khơi dậy những động lực xã hội, giải quyết tối ưu giữa cái cá nhân, cái cộng đồng với toàn dân tộc cũng như là giữa dân tộc và quốc tế Cùng với đó là hàng loạt sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, văn hóa, để sánh vai với các nước khác trên thế giới nhưng vẫn đảm bảo cương lĩnh hòa nhập chứ không hòa tan, giữ lại được văn hóa, bản sắc dân tộc Tuy nhiên, song song với

đó vẫn còn nhiều vấn nạn, hạn chế còn tồn đọng, mặt trái của ý thức xã hội theo hướng

cố kết cộng đồng, …

Do đó em đã chọn đề tài: “Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vận

dụng vào phát triển ý thức cộng đồng của người Việt hiện nay.” làm đề tài nghiên cứu

cho bài thi kết thúc học phần Dưới đây là bải tiểu luận theo góc nhìn chủ quan của bản thân em

Trang 4

I Khái quát về các nội dung.

1. Tồn tại xã hội.

Theo quan điểm của duy vật lịch sử, tồn tại xã hội là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Theo đó, tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được xã hội phản ánh

Tồn tại xã hội được tạo thành bởi những yếu tố cơ bản như phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số hay các quan hệ giữa người với tự nhiên, vật chất giữa con người với nhau Ngoài những yếu tố cơ bản thì các yếu tố khác như quan hệ quốc tế, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình cũng là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tồn tại xã hội Các yếu tố này tồn tại trong các mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển xã hội

Tồn tại xã hội quyết định nội dung, bản chất, phát triển của ý thức xã hội Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo với những mức độ và nhịp điệu khác nhau Ý thức xã hội sẽ mang tính giai cấp khi tồn tại xã hội còn phân chia giai cấp

Tồn tại xã hội

Phương thức sản xuất

Điều kiện tự nhiên

Địa lý Các mối quan hệ của con người

Quan hệ giai cấp

Các hình thái xã hội

Trang 5

2 Ý thức xã hội.

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, ý thức xã hội là các mặt tinh thần của đời sống xã hội (quan điểm, nghệ thuật, ), là bộ phận hợp thành từ văn hóa tinh thần của xã hội Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng những dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó Ý thức xã hội quyết định bởi tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó trong những giai đoạn lịch sử nhất định

Ý thức xã hội có thể được hiểu theo nhiều nghĩa tùy thuộc vào góc độ phân tích Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh xã hội, ý thức xã hội được cấu thành bởi các hình thái xã hội

Theo góc nhìn phản ánh thì ý thức xã hội được chia thành ý thức thông thường và ý thức

lý luận:

- Ý thức thông thường: là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động thường ngày nhưng chưa được

hệ thống, tổng hợp hay khái quát

- Ý thức lý luận: là những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, hệ thống và khái quát thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật

Ý thức xã hội

Chính

trị

Triết học

Khoa học

Tôn giáo

Nghệ thuật

Đạo đức Pháp

quyền

Trang 6

Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp các mặt khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của con người Ý thức xã hội thông thường tuy ở một trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phong phú hơn ý thức lý luận Những tri thức và kinh nghiệm của

ý thức thông thường là chất liệu, cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận

3. Tồn tại xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh theo các góc độ khác nhau Đồng thời, các hình thái ý thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng ngược lại tồn tại xã hội Đó được gọi là “tính độc lập tương đối của ý thức xã hội”

Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội là sự tác động nhiều chiều với các phương thức phức tạp Sự tác động này thể hiện ở mức độ phù hợp giữa tư tưởng với hiện thực Sự xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng có chiều sâu, chiều rộng phụ thuộc vào khả năng hiện thực hóa ý thức xã hội của các giai cấp Như vậy, ý thức xã hội là thể thống nhất độc lập, tích cực và tác động ngược trở lại lên tồn tại xã hội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, ở đây ý thức xã hội là cái phản ánh còn tồn tại

xã hội là cái được phản ánh Cái được phản ánh là cái có trước và biến đổi nhanh, cái phản ánh là cái có sau và thường biến đổi chậm hơn cái được phản ánh Mặt khác, một số

bộ phận của ý thức xã hội, đặc biệt là trong các hiện tượng tâm lý xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức con người nên nó có tính bảo thủ, sức duy trì rất lớn Trong xã hội thường có lực lượng bảo thủ muốn duy trì những ý thức xã hội lạc hậu theo hướng bảo vệ lợi ích của mình

Tồn tại

xã hội

Ý thức

xã hội Quyết định

Tác động

Trang 7

II Thực trạng cộng đồng người Việt Nam.

1 Đánh giá chung

Ở Việt Nam, mối quan hệ nhà – làng – nước, văn hóa làng xã hay cố kết cộng đồng là mối quan hệ đặc trưng, đóng vai trò cốt lõi trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa chính trị Việt Nam nói riêng Hơn bất cứ đâu, nhà – làng – nước là nơi giao thoa nhiều nhất giữa tất cả những hình thái xã hội, giữa những văn hóa, quan niệm, đức tin hay tư duy triết học, giữa nhà nước và cộng đồng Chủ nghĩa cộng đồng Việt Nam truyền thống giải quyết được tất cả các vấn đề của cộng đồng trong mối quan hệ nhà – làng – nước Ở đây tồn tại một mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đan cài nhưng cũng vừa có những mâu thuẫn

Là một tổ chức chính nằm trong Nhà nước, làng cũng có nghĩa vụ phải đóng sưu thuế đối với Nhà nước Nhà Nước vẫn sẽ can thiệp nếu cần thiết nhưng trong đa số trường hợp thì làng sẽ tự giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của những cá nhân nằm trong đó Dưới góc nhìn chính trị, “làng” trong văn hóa xã hội của Việt Nam như một nhà nước thu nhỏ, có cá tính riêng, có cộng đồng cai quản, có cả các hình thức giao lưu, hợp tác, kết hợp với các làng khác tạo thành những thị trấn tương tự như những liên minh quốc gia Cùng với đó là những quỹ cứu trợ cho những hộ có gia cảnh khó khăn, trẻ

em mồ côi, không nơi nương tựa, các quỹ hỗ trợ cho nạn nhân của chiến tranh còn xót lại được hình thành từ thu nhập của những người trong làng, tạo nên một hệ thống an sinh Khi giải quyết việc làng chủ nghĩa cộng đồng làng xã hướng đến lý tưởng: “tương trợ, đoàn kết, công bằng”, tổ chức các sự kiện, các nghi lễ, phân biệt cũng như kết hợp giữa cái riêng với cái cộng đồng, giữa “luật nước” và “lệ làng”

Từ kiểu sống làng xã, người Việt xưa tư duy về Nhà nước tương tư như làng, nhà Nước là tập hợp của nhiều làng, Vua là cha mẹ của dân, ai cũng thờ cúng tổ tiên, cũng

mở hội xuống đồng,… Truyền thống làng xã không phải bắt nguồn từ Nho giáo mà là được duy trì theo thời gian bởi cộng đồng người Việt

2 Điểm mạnh của cộng đồng người Việt hiện nay.

Về cá nhân thì người Việt là một dân tộc có nhiều điểm mạnh như thông minh, nhạy bén, ham học hoi, dễ làm quen, dễ nắm bắt những cái mới, thích nghi với những môi trường mới mẻ như trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Cùng với đó là đức tính cần

cù, chăm chỉ trong công việc, những sản phẩm do lực lượng sản xuất tạo ra đều mang chất lượng tốt

Về cộng đồng, là một cộng đồng theo mối quan hệ làng xã, người Việt đều có chung quan niệm mang tính triết học, văn hóa, tâm linh rằng tất cả dân tộc Việt Nam đều

là đồng bào, đều từ cũng một nguồn cội Trên cơ sở đó, người Việt coi nhau như anh em,

dù sinh ra ở vùng miền nào, dù có đi về đâu cũng vẫn là con dân Việt Nam Niềm tin này

đã trở thành tín ngưỡng khi mà tất cả mọi người đều thờ cúng tổ tiên, đều hằng năm ăn tết, nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương Quyết định của UNESCO ngày 06/12/2012 nêu rõ: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc cha ông, tổ tiên

Trang 8

là một di sản văn hóa phi vật thể Điều này càng làm cho niềm tự hào dân tộc nâng cao, cộng đồng càng thêm gắn kết

Ý thức xã hội theo hướng cố kết cộng đồng đã tạo cho người Việt có một ý thức trách nhiệm chung, cùng giải quyết những công việc chung – những công việc đòi hỏi sức mạnh, tinh thần tập thể, cần sự đoàn kết của cả cộng đồng Khác xa những liên minh

vì lợi nhuận, tinh thần tương trợ, đoàn kết của cộng đồng là thứ bền chặt, không vụ lợi Lịch sử đã cho thấy ý thức xã hội đã giúp người Việt thích nghi với hoản cảnh để tồn tại và phát triển Nhờ ý thức xã hội tốt, người Việt vẫn tồn tại như một dân tộc, một quốc gia độc lập cho đến ngày nay mà không bị đồng hóa trong cả những khoảng thời gian bị đô hộ trong những khoảng thời gian rất dài trong khi nhiều nước khác trên thế giới đã bị đồng hóa bởi nước đô hộ ngay khi mất đi Nhà nước vận hành, thậm chí là mất

đi cả tiếng mẹ đẻ

3 Hạn chế của cộng đồng người Việt.

Hiện nay, trước bối cảnh toàn cầu bước vào thời kì công nghiệp 4.0 Là một cộng đồng theo mối quan hệ làng xã, người Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn khi bước vào thời kỳ hội nhập khi cục diện đưa đến những thay đổi sâu sắc, làm thay đổi nhiều mối quan hệ trong kinh doanh và sản xuất cũng như các mối quan hệ xã hội mà cộng đồng không kịp biến đổi để thích nghi

Đi kèm với những điểm mạnh cá nhân là những hạn chế còn kìm hãm sự phát triển của chính cộng đồng người Việt Điển hình như tuy tiếp thu nhanh nhưng lại hời hợt, không đào sâu vào ngóc ngách của vấn đề Thích ứng tốt nhưng lại thiếu sức sáng tạo, ít

có ham muốn khám phá những cái mới mà lại chỉ đi theo những lối đi an toàn So với quốc tế thì kinh nghiệm cũng như trình độ của người Việt vẫn còn thua rất xa, nhất là ở những mảng như công nghiệp, công nghệ Ngoài ra còn có những thói hư tật xấu như tính khôn lỏi, ít giữ chữ tín, thiếu trách nhiệm

Thái độ coi trọng cộng đồng là một nét tính cách đặc trưng của con người Việt Nam Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách có chứa nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng là những mặt hạn chế Việc đề cao tính cộng đồng ức chế, kiềm hãm sự phát triển cá tính cá nhân vì cộng đồng sẽ không chấp nhận những cá nhân khác biệt, những cá tích không phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng Những cái mới, những cái khác biệt xuất hiện thường sẽ bị đè nén bởi những đánh giá, so sánh đến từ những quan niệm, những suy nghĩ từ cộng đồng Không chỉ với cá nhân mà cộng đồng theo mối quan hệ làng xã cũng khó thích ứng với những thay đổi của thời đại khi mà những quan niệm, nghệ thuật, đức tin được bảo thủ, lưu giữ, truyền bá với mục đích chống lại những quan điểm, tư tưởng tiến bộ hơn

Tuy ý thức xã hội về cộng đồng của người Việt là rất cao nhưng ý thức về môi trường lại rất kém Việt Nam là một nước đang phát triển, việc gây ảnh hưởng đến môi trường là điều không thể tránh khỏi song ý thức về môi trường của người Việt lại rất kém văn minh Các doanh nghiệp thì mặc kệ sự an toàn về môi trường để đặt lợi nhuận lên

Trang 9

trên Các cá nhân thì lại có những hành động như xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường

III Giải pháp nhằm phát triển ý thức cộng đồng người Việt.

1 Nâng cao nhận thức cộng đồng

Để phát triển ý thức cộng đồng người Việt thì trước tiên phải bắt đầu từ nhận thức của từng cá nhân trong cộng đồng Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều cần nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc phát triển ý thức cộng đồng Đồng thời học hỏi, tìm tòi và tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, nâng cao nhận thức của bản thân về công nghệ nói riêng và về thế giới nói chung Nhận thức rõ những điểm mạnh, những tiềm năng của bản thân để từ đó phát triển hơn nữa, phát triển bản thân cũng chính là phát triển cộng đồng

Nhà nước cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền những kiến thức xã hội, những tư tưởng, quan điểm tiến bộ, thay đổi những quan niệm, tiềm thức cũ nhằm loại bỏ những tư tưởng, nghệ thuật, đức tin, tâm lý bảo thủ gây cản trở việc phát triển những tư tưởng, nghệ thuật tiến bộ Nâng cao và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải tạo các mối quan hệ trong xã hội, phát triển ý thức xã hội bằng con đường phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học – kỹ thuật Đưa ra những chính sách hợp lý để việc hòa nhập không trở thành hòa tan Tiếp tục công cuộc hội nhập, phát triển toàn diện trong thời kỳ toàn cầu hóa mà vẫn đảm bảo giữ được những giá trị cốt lõi trong ý thức xã hội Cùng với đó là tạo điều kiện, khuyến khích những cá nhân, tổ chức sáng tạo để cho những cái mới, cái tiến bộ có cơ hội phát triển

2 Khắc phục những hạn chế tồn đọng.

Tuy là một cộng đồng năng động, thông minh, nhiều điểm mạnh nhưng người Việt vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Người Việt tuy thông minh, lanh lợi nhưng không toàn diện mà chỉ gọi là khôn lỏi Việc này trong nhất thời có thể làm hài lòng tâm lý người khác nhưng khi nhìn từ góc nhìn logic, khoa học thì nó không giải quyết triệt để được vấn đề mà chỉ gác vấn đề lại nhất thời Sự khôn lỏi của người Việt thể hiện rõ nhất

ở việc dù cần cù, chăm chỉ nhưng người Việt lại chỉ muốn làm cho xong, làm tắt, làm ẩu, thiếu đi sự thỉ mỉ, nghiêm ngặt trong quy trình làm việc Ngoài ra còn thói lề mề, coi trọng bề ngoài, nước đến chân mới nhảy,.v.v

Tính nhất thời trong cách giải quyết vấn đề của người Việt còn được thể hiện ở điểm mạnh là người Việt rất nhạy bén, thích tìm tòi, khám phá cái mới nhưng lại chỉ để phục vụ tính tò mò hoặc để chạy theo những cái “nổi”, cái “nóng” trên thị trường nhất thời chứ không đào sâu, tìm hiểu kỹ càng vấn đề Từ đó dẫn đến những lỗ hổng về kiến thức, kinh nghiệm, khả năng thực hành Cùng với đó là lối học chạy, học vẹt, thiếu sáng tạo, chỉ học, làm theo những thứ đã có sẵn chứ ít sáng tạo cái mới, ít đặt câu hỏi “tại sao cần phải làm như thế?”, “tại sao lại làm theo phương pháp này?”, “tại sao lại giải quyết vấn đề như thế?”, Nếu không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng về kiến thức, kinh

Trang 10

8 nghiệm thì rất khó để phát huy hết tiềm năng của người Việt nói chung và cải thiện ý thức

xã hội người Việt nói riêng

IV. Liên hệ bản thân

Là sinh viên, em thấy bản thân mình cần nhìn nhận lại bản thân để nhận thức, xác định rõ được vai trò, trách nhiệm của cá nhân mình trong việc phát triển ý thức xã hội của cộng đồng Hoàn thiện bản thân bằng việc học hỏi, rèn luyện bản thân cả về học vấn lẫn ý thức để góp phần nâng cao ý thức xã hội Việt Nam

Bản thân em đang là một sinh viên theo học tại Đại học Đại Nam chuyên ngành Công nghệ Thông tin Em nhận thức được rằng ý thức xã hội theo hướng cố kết cộng đồng tuy có nhiều điểm mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng kéo theo đó cũng là nhiều hạn chế kiềm hãm sự phát triển ý thức cộng đồng người Việt Để cải thiện, nâng cao một thứ mang tầm vóc to lớn như cộng đồng thì cần phải thay đổi từ những cái nhỏ nhất Nếu như mỗi người đều nhận ra những hạn chế và khắc phục hạn chế

đó thì ý thức xã hội sẽ được cải thiện Hiểu rõ điều đó, em cảm thấy mình phải có trách nhiệm với xã hội Do đó, em cần phải tiếp tục rèn luyện bản thân, nỗ lực học tập, nâng cao kỹ năng, kiến thức và ý thức của bản thân

Trong thời đại cách mạng thông tin bùng nổ hiện nay thì việc khai thác các thông tin trở nên vô cùng dễ dàng Việc tiếp nhận thông tin dễ dàng tạo tiền đề tất cả mọi người

có thêm nhiều cơ hội để trau dồi và cải thiện kỹ năng cá nhân Theo đuổi và phát triển những tiềm năng của bản thân bằng cách tìm hiểu và liên tục làm mới những thông tin về khoa học,công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để ứng dụng và tìm ra những cái mới Áp dụng các kiến thức, lý thuyết đã học vào thực hành để từ đó phát triển năng lực của bản thân Sử dụng những kiến thức, tư duy của bản thân để sáng tạo và thể hiện những sáng tạo của mình đúng thời điểm nhằm tạo những bước tiến mới cho xã hội Nâng cao vị trí, vai trò của bản thân trong xã hội và góp phần cải thiện ý thức xã hội ngày càng tốt hơn

Ngày đăng: 25/05/2024, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w