1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử văn minh thế giới đề tài tư tưởng triết học của hy lạp cổ đại

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng triết học của Hy Lạp cổ đại
Tác giả Trần Hương Giang, Nguyễn Lệ Xuân, Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Thị Hoàng Yến
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 208,95 KB

Nội dung

Đồng thời, thấy được sựvận dụng đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối, chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN : LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA HY LẠP CỔ ĐẠI

Sinh viên thực hiện : Trần Hương Giang - 221000191

Nguyễn Lệ Xuân - 221000200 Nguyễn Phương Linh - 221000222 Nguyễn Thị Hoàng Yến - 221000216

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4

5 Kết cấu của tiểu luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại 5

1 Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 5

1.1 Về tự nhiên 5

1.2 Về kinh tế 5

1.3 Về chính trị - xã hội 5

1.4 Về văn học 6

1.5 Về khoa học tự nhiên 6

2 Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 6

Chương 2 Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại 8

1 Thể hiện tính giai cấp sâu sắc 8

2 Vấn đề về thế giới quan 9

2.1 Về vấn đề bản thể luận 9

2.2 Về vấn đề nhận thức luận 10

3 Vấn đề con người và số phận của họ 10

4 Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó chặt chẽ với khoa học đương thời 10

5 Mầm mống của nhiều thế giới quan hiện đại 11

6 Tư tưởng biện chứng 11

Chương 3 Quan điểm, những giá trị của triết học Hy Lạp cổ đại 12

1 Triết học duy tâm 12

1.1 Trường phái Pythagore 12

1.2 Trường phái Elée 12

1.3 Trường phái duy tâm khách quan 13

1.4 Triết gia Socrate (469 – 399 TCN) 13

2 Triết học duy vật 15

2.1 Trường phái Milet 15

2.2 Trường phái Héraclite 15

2.3 Trường phái đa nguyên 15

2.4 Trường phái nguyên tử luận 16

3 Những giá trị và những hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại 16

3.1 Những giá trị trong triết học Hy Lạp cổ đại 16

3.2 Những hạn chế trong triết học Hy Lạp cổ đại 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Hy Lạp không chỉ được biết đến với một nền văn minh phát triển rực rỡ mà còn là những thành tựu về triết học đáng kể Có thể nói, triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi đầu của triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học của phương Tây sau này

Một trong những giá trị của triết học Hy Lạp cổ đại chính là tư tưởng về con người Triết học Hy Lạp cổ đại đã góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề con người và tìm thấy sợi dây liên kết giữa triết học cổ đại với triết học Mác Từ đó, khẳng định giá trị khoa học trong tư tưởng triết học Mác về con người Đồng thời, thấy được sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đường lối, chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kho tàng lịch sử triết học, kế thừa

và phát huy những giá trị tốt đẹp của triết học Hy Lạp cổ đại Đặc biệt, đi sâu vào phân tích cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm Hy Lạp cổ đại Trong

đó, các quan điểm của Trường phái Milet, Héraclite, đa nguyên, nhị nguyên,

Socrate được nghiên cứu một cách chi tiết để thể hiện rõ sự khác biệt giữa duy vật

và duy tâm Ngoài ra, tìm hiểu vị trí của triết học Hy Lạp cổ đại trong lịch sử phát triển nhân loại và ý nghĩa đối với hiện nay

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận

● Mục tiêu :

- Về mặt lý luận : nhằm góp phần tổng kết, từ đó đưa ra những quan điểm chung của triết học ở Hy Lạp cổ đại Đồng thời đánh giá những giá trị tích cực cũng như hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại

- Về mặt thực tiễn : nhằm góp phần tổng hợp và đưa đến những giá trị lịch sử qua quá trình nghiên cứu, nhằm xem xét những vấn đề cơ bản nhất, nguồn gốc nhất cho nền triết học toàn thế giới nói chung qua các thời kỳ và đặc biệt là ở Hy Lạp cổ đại nói riêng

Trang 4

● Nhiệm vụ

Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kho tàng lịch sử triết học, kể thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của triết học Hy Lạp cổ đại Đặc biệt, đi sâu vào phân tích cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm Hy Lạp cổ đại Trong đó, các quan điểm của Trường phái Milet, Heraclite, đa nguyên, nhị nguyên,Socrate được nghiên cứu một cách chi tiết để thể hiện rõ sự khác biệt giữa duy vật và duy tâm Ngoài ra, tìm hiểu vị trí của triết học Hy Lạp cổ đại

3 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp : phân tích, tổng hợp, đánh giá, … để từ đó tìm kiếm và phân tích vấn đề

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu : giới hạn trong giai đoạn triết học Hy Lạp cổ đại

- Đối tượng nghiên cứu : triết học Hy Lạp cổ đại

- Bài nghiên cứu với quy mô như một bài tiểu luận nên các vấn đề được cập mang tính khái quát

5 Kết cấu của tiểu luận

Gồm 3 chương :

● Chương 1 Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại

● Chương 2 Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại

● Chương 3 Quan điểm, những giá trị của triết học Hy Lạp cổ đại

II NỘI DUNG

Chương 1 Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại

1 Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại

1.1 Về tự nhiên

- Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven

Trang 5

biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee Hy Lạp được chia làm ba khu vực : Bắc, Nam và Trung bộ

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ

1.2 Về kinh tế

- Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế

- Thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI TCN là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, cũng chính là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại

đồ sắt Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét,

sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân tay đã dẫn tới

sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học

1.3 Về chính trị - xã hội

- Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự chia phân chia giữa chủ nô và

nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hội dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo Hình thái xã hội Hy Lạp cổ đại

là hình thái chiếm hữu nô lệ

- Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ, mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp

cổ đại

1.4 Về văn học

Triết học Hy Lạp cổ đại để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại

1.5 Về khoa học tự nhiên

Trang 6

Các ngành về khoa học như toán học, vật lý học, thiên văn học trong xã hội Hy Lạp

cổ đại phát triển mạnh mẽ gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học nổi tiếng như : Talet, Pitago,Ơclit, Acsimet… Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc

2 Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại

- Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ

- Với sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại

- Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của

Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác

- Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau:

● Triết học thời kỳ tiền Socrate (thời kỳ sơ khai)

● Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh)

● Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá

- Sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại có một số đặc điểm như :

+ Gắn hữu cơ với khoa học tự nhiên Hầu hết các nhà triết học duy vật đều là các nhà khoa học tự nhiên

+ Sự ra đời rất sớm chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện chứng tự phát Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện qua cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học của Platôn, đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc

- Về mặt nhận thức, triết học Hy Lạp cổ đại đã theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy giác

- Triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người

là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới Mặc dù vậy, con người ở đây cũng

Trang 7

chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức

Chương 2 Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại

1 Thể hiện tính giai cấp sâu sắc

- Triết học Hy Lạp cổ đại ngày từ khi mới ra đời đã là thế giới quan ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ, cho nên triết học Hy Lạp

cổ đại mang tính đảng, tính giai cấp sâu sắc

- Những nhà triết học đại biểu cho chủ nghĩa duy vật thời cổ Hy Lạp là: Anaxago, Ampedocolo, Đêmocrit Epiquya Những quan điểm triết học gắn liền với tư tưởng

Trang 8

chính trị của họ là cơ sở lý luận cho sự hoạt động tiến bỏ của tầng lớp tiên tiến trong giai cấp chủ nô

- Đối với vấn đề về chính trị - xã hội, Đêmocrit bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng đứng trên lập trường của phái chủ nô tiến bộ, đấu tranh chống lại bọn chủ nô quý tộc để bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô mà quyền lợi gắn liền với sự phát triển của thương mại và công nghiệp, ca ngợi tình thân ái, tính ôn hòa, ca ngợi quyền lợi chung của công dân tự do, …

- Những nhà triết học duy tâm là những nhà tư tưởng của phái chủ nổ quý tộc, đại biểu là: Xôcrát, Platôn Quan điểm triết học thù địch với tiến bộ xã hội, khoa học

và gắn liền với những quan điểm chính trị của họ làm cơ sở lý luận cho hoạt động chính trị của trường phái này

- Đối lập với tư tưởng về chính trị - xã hội của Đêmocrit là nhà triết học Platôn - đại biểu của trường phái triết học duy tâm Platôn là người bảo vệ chế độ chiếm hữu nô

lệ nhưng đứng trên lập trường của phái chủ nô quý tộc bảo thủ Ông đã đề xuất nhiều ý tưởng nhằm củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ bằng mọi giá như việc ông chống lại nền dân chủ Aten khi ấy hay đề ra một nhà nước “không tưởng” mà ở đó

có những ý tưởng quân phiệt Platon duy trì các hạng người trong xã hội cũng có nghĩa là duy trì sự bất bình đẳng giữa mọi người Ông chia xã hội thành ba đẳng cấp dựa theo đặc trưng đạo đức của từng đẳng cấp :

● Đẳng cấp thứ nhất là các nhà triết học, các nhà thông thái đảm nhận vị trí lãnh đạo nhà nước

● Đẳng cấp thứ hai là các vệ quân, làm nhiệm vụ bảo vệ nhà nước

● Đẳng cấp thứ ba là nông dân và thợ thủ công, có nhiệm vụ chủ yếu là làm ra của cải vật chất, đảm bảo cuộc sống cho nhà nước

Nô lệ không phải là người nên không thuộc tầng lớp nào Platôn đã sùng bái nhà nước tới mức biến con người thành nô lệ của nhà nước Theo ông, con người phải sống vì nhà nước, chứ không phải nhà nước vì con người

2 Vấn đề về thế giới quan

- Triết học Hy Lạp cổ đại đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau thuộc về thế giới quan của người Hy Lạp cổ đại Trước hết là những vấn đề như tồn tại là gì, nguồn gốc của thế giới là gì, bản thể luận, nhận thức luận và những vấn đề này luôn được giải quyết theo hai quan điểm đối lập nhau, hoặc là duy vật, hoặc là duy tâm

Trang 9

2.1 Về vấn đề bản thể luận

- Trước hết chúng ta đi nghiên cứu quan điểm của trường phái duy vật Với nền kinh tế phát triển, triết học tự nhiên của người Hy Lạp Cổ đã phát triển rực rỡ Đó

là kết quả của quá trình quan sát tự nhiên một cách nhạy bén, suy xét sâu sắc các hiện tượng và lòng mong muốn có một cách giải thích tổng quát về giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và uy quyền chuyển chế gò ép

- Theo Talet (sống vào khoảng năm 640 - 550 Tr.CN) cho rằng chất đầu của mọi vật

là nước và toàn bộ Vũ trụ phát sinh từ nước Khi ta đun nóng, nước(biển) bay hơi còn lại đất (muối) Như vậy các vật đều có thể xuất hiện từ nước và biến trở lại thành nước Quan điểm về nguồn gốc duy nhất của mọi vật thể lúc đó được mọi người thừa nhận một cách tự nhiên, không cần tranh cãi và với các nhà triết học chỉ còn vấn đề: phải chăng nước hay một chất khác là nguồn gốc của mọi vật

- Heraclit (540 - 525 Tr.CN) ở Ephê cho rằng chất đầu của mọi vật là lửa, mọi vật

trên thế giới này đều biến đổi và linh động nh lửa Ông nói: “không thể hai lần cùng tắm trên một dòng sông", toàn bộ Vũ trụ là một dòng các hiện tượng thường xuyên thay đổi, sự thống nhất của thế giới nằm trong sự muôn màu muôn vẻ của nó

- Xôcrát (469 - 399 Tr.CN) theo học thuyết duy tâm chủ quan cực đoan, lấy cái tôi

làm đối tượng của triết học, thừa nhận Thần là đấng tối cao tạo ra thế giới theo một mục đích nhất định

- Platon (427 - 347 Tr.CN) sáng lập ra phái duy tâm khách quan Ông là người

chống khoa học tự nhiên, nhất là thuyết nguyên tử Theo ông, vũ trụ được hình thành từ hai thế giới Một là thế giới ý niệm Hai là thế giới của các sự vật cảm tính Thế giới ý niệm là thế giới tinh thần, nó hoàn hảo, đúng đắn, chân thực, vĩnh viễn không đổi Thế giới các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm do thể giới ý niệm quyết định

2.2 Về vấn đề nhận thức luận

- Theo Đêmocrit của trường phái duy vật cho rằng thế giới quan là đối tượng của nhận thức Ông công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người Ông chia nhận thức làm 2 dạng: một là nhận thức mờ tối - nhận thức thông qua cảm giác - đem lại cho ta hiểu biết về vẻ ngoài của sự vật Hai là nhận thức chân lý - nhận thức thông qua các phán đoán logic - giúp chúng ta nhận thức được nguyên tử và khoảng không trống rỗng

Trang 10

- Bên cạnh đó, theo Platôn, một đại diện của trường phái duy tâm, thì quan niệm về nhận thức luận của ông cũng đối lập với quan niệm về nhận thức luận của

Đêmocrit Theo ông, tri thức có trước sự vật, nhận thức lý tính có trước nhận thức cảm tính Nhận thức về thực chất chỉ là quá trình hồi tổng lại, nhớ lại những cái mà linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người đã có sẵn, đã trải qua

3 Vấn đề con người và số phận của họ

- Triết học Hy Lạp cổ đại đề cập nhiều tới vấn đề con người và số phận con người Giữa các nhà triết học còn những quan niệm khác nhau về bản chất con người, nhưng nhìn chung họ đều coi con người là tinh hoa cao quý của tạo hóa, con người cần phải chinh phục thiên nhiên, phục vụ cho mình

- Theo Đêmôcrít, con người có thể xác và linh hồn Theo ông, linh hồn được cấu tạo từ nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa, và vận động với tốc độ lớn Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể hưng phấn và vận động Ông có quan điểm duy vật về con người tuy nhiên còn có quan điểm siêu hình do đồng nhất nguyên tử (vật chất) với linh hồn (ý thức)

- Theo Platon, con người gồm cả thể xác và linh hồn Thể xác có thể mất đi vì nó được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí Linh hồn thì bất diệt, bởi vì linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được tạo ra từ lâu bởi Thượng đế Mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, rồi sau đó bay xuống trần gian và nhập vào thể xác tạo ra con người

4 Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó chặt chẽ với khoa học đương thời

- Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó với khoa học tự nhiên đương thời Đó là kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thủy mới bắt đầu phát triển Khoa học

tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học, chưa thoát khỏi phạm vi của triết học Các nhà triết học đồng thời đều là các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau như toán học, thiên văn học, vật lý học Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vật nêu ra chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh, chứ chưa có cơ sở vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài Vì vậy, đã xuất hiện quan điểm sai lầm cho rằng: “Triết học là khoa học của các khoa học”

5 Mầm mống của nhiều thế giới quan hiện đại

Triết học Hy Lạp cổ đại chứa đựng mầm mống của nhiều thế giới quan hiện đại sau này Có đặc điểm này bởi triết học Hy Lạp cổ đại được nảy sinh từ nhiều vùng khác

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w