1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Tư Tưởng Tâm Lý Học Trong Triết Học Trunghoa Và Hy Lạp Cổ Đại.pdf

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tư Tưởng Tâm Lý Học Trong Triết Học Trung Hoa Và Hy Lạp Cổ Đại
Tác giả Phan Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Anh Khoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại báo cáo kết quả nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 353,67 KB

Nội dung

Untitled BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài CÁC TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC TRUNG HOA VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI Khoa Quan hệ công chúng và Truyền[.]

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Khoa

Người thực hiện: Phan Thị Hồng Nhung

MSSV: 200250017

Tp Hồ Chí Minh, 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

4 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 6

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 6

7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

7.1 PHẠM VI THỜI GIAN 7

7.2 PHẠM VI KHÔNG GIAN 7

8 CẤU TRÚC 7

NỘI DUNG 8

PHẦN 1: TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI 8

1 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 8

1.1 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI 8

1.1.1 Nho giáo 8

1.1.2 Mặc gia 15

1.1.3 Danh gia 18

1.1.4 Đạo gia 21

1.1.5 Pháp gia 26

2 TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 28

Trang 4

2.1 TRIẾT HỌC TRƯỚC SOCRATES 28

2.1.1 Trường phái Milet 28

2.1.2 Heraclitus 30

2.1.3 Pythagoras 32

2.1.4 Trường phái Élée 33

2.1.5 Empedocles 37

2.1.6 Học thuyết nguyên tử - Democritus 39

2.1.7 Phái nguỵ biện 41

2.2 TRIẾT HỌC TỪ SOCRATES TRỞ ĐI 43

2.2.1 Socrates 43

2.2.2 Plato 44

2.2.3 Aristoteles 46

2.2.4 Phái khoái lạc – Epicurus 51

2.3 Y HỌC HY LẠP THỜI KỲ ĐẦU 51

2.3.1 Alcmaeon 51

2.3.2 Hippocrates 52

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC THỜI TRUNG HOA VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI ĐẾN TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI 54

1 VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI 54

2 VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 55

3 VÀI NÉT SO SÁNH 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 5

Tâm lý học thực ra không chỉ xuất hiện trong thế giới hiện đại, mà nó đã xuất hiện

từ thời cổ đại thông qua các tư tưởng triết học, chỉ là tâm lý học có những tên gọi khác như là “thế giới trừu tượng” theo quan điểm của Pythagoras hay “linh hồn” theo cách nói của Platon Để xây được một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, tất yếu phải có một nền móng vững chắc Ngôi nhà ở đây là các trường phái tâm lý học đã nảy sinh trong thế giới hiện đại, và nền móng là những tư tưởng cốt lõi mà các bậc thánh hiền khi xưa đã sớm chiêm nghiệm và truyền lại cho con cháu đời sau tiếp tục phát triển trong một hình thái khác Có được một nền móng vững chắc, ta mới có đủ tự tin để tiếp tục tiếp cận những cái đã phát sinh ở đời sau – đó là điều mà tôi tin tưởng

Khám phá các tư tưởng triết học thời cổ đại, ta sẽ được gợi nhắc lại những tư tưởng

đi trước thời đại cũng như những ý tưởng đã từng được khai phá nhưng vì một lý do nào đó lại bị lãng quên Thậm chí ý tưởng đó không biến mất vì nó sai, mà là vì nó không hợp với thời đại hoặc là không được người ta ưa chuộng Ngoài ra, việc hiểu biết các tư tưởng triết học thời cổ đại không chỉ giúp ta bổ sung kiến thức, mà còn rút kinh nghiệm từ các sai lầm đã từng có trong tư tưởng thời đó và tránh lặp lại sai lầm.Còn đối với lý do cá nhân, việc nghiên cứu các tư tưởng triết học thời cổ đại giúp cho tôi mở rộng vốn kiến thức của mình, từ đó tăng thêm nềm yêu thích đối với ngành học tâm lý học nói riêng và văn hoá xã hội nói chung Thêm vào đó nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phục vụ cho các công việc học tập sau này

Trang 6

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Tôi mong muốn các kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin đến cho người cần biết Từ đó, người đọc có thể nâng cao vốn hiểu biết của mình về nguồn gốc của ngành tâm lý học và tránh hiểu sai về ngành Ngoài ra tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng tâm lý học không phải là một điều xa lạ, mà nó đã tồn tại trong một thời gian rất lâu trước đây và rất đỗi quen thuộc với chúng ta

- Qua kết quả nghiên cứu, đưa ra đánh giá chung về các tư tưởng triết học thời cổ đại và ảnh hưởng của nó đến ngành tâm lý học hiện đại Qua đó đưa ra những giải pháp nghiên cứu và áp dụng các tư tưởng đó hiệu quả trong đời sống

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các tư tưởng tâm lý học trong triết học Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại

- Ảnh hưởng của các tư tưởng triết học trên đến tâm lý học hiện đại

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu và đưa ra thông tin chính xác về các tư tưởng triết học thời Trung Hoa và Hy Lạp cổ đại

- Nêu ra ảnh hưởng của các tư tưởng triết học cổ đại đến tâm lý học hiện đại

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phương pháp nghiên cứu: tham khảo tổng kết tài liệu

7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 7

7.1 Phạm vi thời gian

- Các tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại: 500 tr.CN – 200 tr.CN

- Các tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại: 600 tr.CN – 200 tr.CN

- Phần 2: Đánh giá chung ảnh hưởng của các tư tưởng triết học Trung Hoa và Hy

Lạp cổ đại đến tâm lý học hiện đại

Trang 8

NỘI DUNG PHẦN 1: TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC THỜI

CỔ ĐẠI

1 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

1.1 Tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại

Khổng Tử tham chính ở nước Lỗ và đến năm 50 tuổi thì đạt chức quan cao Mặc dù thế, vì âm mưu chính trị mà ông phải từ chức và chu du thiên hạ nhằm thực hiện lý tưởng cao cả là cải cách chính trị, tiếc là không thành công Năm 479 tr.CN, ông mất tại chính quê hương của mình – nước Lỗ

b Sáng lập Nho gia

Khổng Tử là một nhà Nho và là người sáng lập học phái Nho gia, nên Nho gia còn

có cái tên khác là Khổng giáo

Khổng Tử nổi tiếng với bộ lục kinh, tuy nhiên trên thực tế ông không hề sáng tác, chú giải hay biên tập quyển kinh nào cả Thời của Khổng Tử, sách vở chỉ được viết bởiquan lại nên Khổng Tử không được phép xuất bản bất cứ quyển sách tư nhân nào Vì vậy, Khổng Tử chỉ tính là người thầy đầu tiên chứ không phải là người viết sách đầu tiên của đất nước Trung Hoa thời đó

Khi chế độ phong kiến bắt đầu tan rã từ thế kỷ 7 tr.CN, những thầy giáo bị mất thân phận quý tộc vẫn tiếp tục truyền giảng lục kinh và hành nghề “phụ tá” thuộc làu các nghi lễ trong các dịp tang ma, cưới hỏi và nhiều lễ khác nữa Những người này được

Trang 9

c Chính danh

Đối với Khổng Tử, muốn xây dựng nên một xã hội tốt đẹp thì mỗi một người phải thực hiện tốt cái gọi là “chính danh” Tức là “thực” (sự vật trên thực tế) phải thực hiện đúng chức năng của cái tên – tức là “danh” mà nó mang trên mình Khi Tử Lộ hỏi nếu ông cai trị một nước thì việc đầu tiên ông phải làm là gì, Khổng Tử đáp: “Phải chính danh!”

Bản chất của một nhà vua thì gọi là “quân đạo” (đạo làm vua), chỉ khi một ông vua hành động theo quân đạo thì ông ta mới chân chính là một vị vua Nếu không hành động theo quân đạo, thì đó không phải là một ông vua đích thực nữa

d Nhân và nghĩa

Ai ai trong xã hội cũng đều có việc phải làm, việc phải làm này là “nghĩa” Chúng phải được làm vì chúng là những việc phù hợp với quy chuẩn đạo đức mà ta cần phải làm Nhưng nếu như những việc làm ấy vi phạm quy chuẩn đạo đức, thì đó không còn

nghĩa nữa, mà là “lợi” Nghĩa và lợi là hai mặt hoàn toàn đối lập nhau Khổng Tử nói:

“Quân tử hiểu rõ nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ lợi.” ý chỉ phân biệt giữa nghĩa và lợi

Vậy vì sao lại phải thực hiện “nghĩa”, Không Tử đáp: “Ái nhân.” Chữ “nhân” chính

là bản chất cụ thể của nghĩa vụ này Người yêu người khác chính là người có thể làm tròn nghĩa vụ xã hội, như cha mẹ yêu con thì thực hành nghĩa vụ làm cha mẹ; con yêu cha mẹ thì thực hiện nghĩa vụ làm tròn chữ hiếu

e Đạo trung thứ

Theo Khổng Tử, thực hành nhân là “suy ta ra người” Về mặt tích cực có nghĩa là

“điều gì mình muốn người ta làm cho mình thì mình cũng làm cho họ”, Khổng Tử gọi

là trung Trái lại, “điều gì mình không muốn thì chớ làm nó cho người khác”, Khổng

Tử gọi là thứ Toàn bộ việc thực hành nhân gọi là đạo trung thứ.

Việc thực hành nhân tức là làm tròn nghĩa vụ trong xã hội, bao gồm cả nghĩa Vì

vậy, đạo trung thứ trở thành cái mở đầu cũng như là kết thúc của đời sống đạo đức của mỗi con người

f Tri mệnh

Trang 10

Từ nghĩa, Khổng Tử suy ra “làm mà chẳng toan tính vì cái gì” (vô sở vi nhi vi) Ta

làm là vì nó thuận theo đạo đức, vì đó là việc ta phải làm chứ không vì một lợi ích nào

cả

Theo Nho gia, cá nhân không thể “vô vi” vì mỗi người đều có việc phải làm, tuy nhiên “làm chẳng vì cái gì”, kết quả không quan trọng mà quan trọng là quá trình mà một người hành động Cũng như chính Khổng Tử dành suốt 13 năm cuộc đời để chu

du vì lý tưởng cải cách thế giới Tuy hoài công nhưng ông vẫn làm

Khổng Tử cho rằng, khi làm thì cố gắng hết sức nhưng kết quả ra sao thì là do

“mệnh trời” Ta chỉ cần thực hiện cái mà ta cần thực hiện, còn có thành hay không thì

do ý trời Hành động như vậy được gọi là tri mệnh.

g Phương pháp giáo dục

Theo Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong giáo dục là cải tạo nhân tính Khổng Tửcho rằng bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, và chỉ có sự giáo dục mới hướng con người ta đến cái thiện, cho nên việc giáo dục còn được gọi là giáo hoá vì giáo dục

có thể chuyển hoá ác thành thiện

Đối với Khổng Tử, có ba mục đích chính trong giáo dục:

- Học là để ứng dụng vào cuộc sống, học là để giúp đời

- Học là để hoàn thiện nhân tính

- Học là để mưu cầu chân lý

Học nhất thiết phải đi đôi với hành, và việc học đòi hỏi sự tư duy chứ không được

học thuộc lòng, học vẹt, do vậy Khổng Tử nhấn mạnh rằng: “Học mà không tư duy thì

mờ ám không hiểu, tư duy mà thiếu sự học thì chỉ là suy nghĩ viễn vông.” (Luận ngữ).

Ngoài ra, Khổng Tử còn đề cao vào sự ôn tập những gì mình đã học: “Ôn cố nhi tri

tân” (Học lại cái cũ để biết những điều mới) – Luận Ngữ Tức là không những phải có

một trí nhớ tốt, mà còn là học một biết mười, từ cái cũ suy ra cái mới

1.1.1.2 Mạnh Tử

a Sơ lược

Trang 11

Mạnh Tử (371?-289? Tr.CN) là người nước Trâu Ông theo học một đệ tử của Tử

Tư, mà Tử Tư là cháu nội Khổng Tử Giống với Khổng Tử, Mạnh Tử cũng chu du khắp nước, và khó lắm mới tìm được một vị vua biết lắng nghe lý luận của ông Cuối

cùng, ông thoái ẩn và viết sách Mạnh Tử, sau này được tôn vinh thành một trong Tứ

Thư nổi tiếng, làm nền tảng cho đạo Nho suốt một nghìn năm.

Mạnh Tử đại biểu cho phái lý tưởng của Nho gia; người sau ông là Tuân Tử thì đại biểu cho phái hiện thực

b Tính thiện

Trước hết xin nhắc tới “đạo thực hành nhân” của Khổng Tử, tức là “suy ta ra người”– làm những điều mà mình cần phải làm vì mục đích yêu người Tuy nhiên, Khổng Tử không giải thích vì sao con người ta lại cần phải “thực hành nhân” Và Mạnh Tử đã đưa ra một câu trả lời cho vấn đề này

Thời của Mạnh Tử ngoài thuyết của ông thì còn ba thuyết khác Thuyết đầu tiên chorằng “nhân tính không thiện không ác” Thuyết thứ hai cho rằng “nhân tính hoặc thiện hoặc ác” Thuyết thứ ba cho rằng “nhân tính của một số người thì thiện, của một số người thì ác”

Thuyết của Mạnh tử tương tự với một khía cạnh của thuyết thứ hai, tức là trong nhân tính có thiện, tuy nhiên trong con người cũng có yếu tố không thiện không ác mà nếu như không được giáo dục sẽ hướng đến ác Mạnh Tử cho rằng cái “không thiện không ác” ấy là nhân tố chung của cả người lẫn động vật và không được xem là một phần của “nhân” tính

“…hễ không có lòng trắc ẩn thì chẳng là người; không có lòng hổ thẹn thì chẳng là người; không có lòng từ nhượng thì chẳng là người; không có lòng phân biệt đúng sai thì chẳng là người Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân; lòng hổ thẹn là đầu mối của nghĩa; lòng từ nhượng là đầu mối của lễ; lòng biết đúng sai là đầu mối của trí Người

ta có bốn đầu mối ấy, cũng như có tứ chi Đã có bốn đầu mối ấy mà vẫn không thể làm được [nhân, nghĩa, lễ, trí], tức là tự hại mình vậy.” – Mạnh Tử (Công Tôn Sửu,

thượng), Lê Anh Minh dịch.

Trang 12

“Tứ đoan” (bốn đầu mối) là điều tất yếu phải có trong nhân tính mà nếu phát triển đầy đủ sẽ trở thành đức thường hằng (nhân, nghĩa, lễ, trí) mà Nho gia rất chú trọng Nếu ở trong một môi trường thuận lợi, thì bốn đức này sẽ phát triển vẹn toàn từ bên trong.

Còn có câu hỏi: Tại sao phải để cho tứ đoan phát triển mà không phải là để cho bản năng thấp hèn kia phát triển? Mạnh Tử đáp: chính tứ đoan phân biệt người với cầm thú Phải có tứ đoan thì con người mới trở thành “người” Có thể thấy được, Mạnh Tử

đã sớm có một quan điểm rất rõ ràng về cấu trúc nhân cách của con người

c Tư tưởng chính trị

Mạnh Tử cho rằng “con người là động vật chính trị” và chỉ có trong một xã hội được tổ chức hoàn chỉnh thì con người mới có thể phát triển Quốc gia là một cơ cấu đạo đức vì vậy người cai trị phải là một thánh nhân Nếu người cai trị thiếu phẩm chất đạo đức thì nhân dân có quyền lật đổ, thậm chí có thể giết vua

d Lý luận về siêu hình

Theo Mạnh Tử, vũ trụ thực chất là một vũ trụ đạo đức, tức là các nguyên lý đạo đứccủa con người cũng là nguyên lý hình thành vũ trụ, và gọi sự hiểu biết cõi vũ trụ đạo đức này là “tri thiên” (biết trời)

Mạnh tử cũng cho rằng, nếu phát triển toàn vẹn nhân tính của mình, thì một con người không chỉ “tri thiên” mà còn “đồng thiên” (đồng nhất với Trời) Qua việc thực hành đạo trung thứ, thói ích kỷ và vị ngã của con người sẽ giảm đi, và để lại sự đồng nhất trong tâm hồn giữa người với người, từ đó sự phân biệt giữa cá nhân với vũ trụ cũng đứt tuyệt, tức là cá nhân đồng nhất với vũ trụ Điều đó dẫn tới câu nói của Mạnh

Tử: “Vạn vật đều có đủ trong ta.” (“Vạn vật giai bị ư ngã hỉ” – Mạnh Tử (Tận Tâm),

Trang 13

Đối lập với tư tưởng lý tưởng của Mạnh Tử, Tuân Tử theo phái hiện thực Mạnh Tử chú trọng vào tự do cá nhân, và cũng đề cao giá trị siêu đạo đức nên ông gần với tôn giáo hơn Tuân Tử chú trọng sự kiểm soát xã hội, và đề cao chủ nghĩa tự nhiên nên ôngđối lập với mọi tư tưởng tôn giáo.

b Nhân tính

Trái ngược với thuyết tính thiện của Mạnh Tử, Tuân Tử đưa ra thuyết tính ác Theo Tuân Tử, cái gì thiện đều là thành quả qua nỗ lực giáo hoá của con người Cũng vì thế,con người mới có tầm quan trọng ngang hàng với trời và đất

“Trời có bốn mùa, đất có tài nguyên, người có sự cai trị Như vậy, người với trời đất tạo thành bộ tam (tam tài).” – Tuân Tử (Thiên Luận), Lê Anh Minh dịch.

Tuân Tử cho rằng thiên, địa, nhân (tam tài) mỗi thế lực đều có đặc thù riêng, và

nhiệm vụ của con người là sử dụng những tài nguyên mà trời và đất cung cấp để tự giáo hoá chính mình Nhân tính cũng phải được giáo hoá, nếu không giáo hoá thì ác chẳng thể chuyển hoá thành thiện

Theo Mạnh Tử, con người được sinh ra với tứ đoan của bốn đức thường thằng nhân, nghĩa, lễ, trí Nhưng theo Tuân Tử, con người sinh ra không có thiện đoan mà ngược lại là có ác đoan Tuân Tử nói rằng con người bẩm sinh có ham muốn khoái lạc và vị

kỷ Tuy nhiên vì con người có trí thông minh nên các ác đoan này có thể bị kiềm lại

thông qua giáo hoá, từ đó hướng thiện Vì vậy, khi Mạnh Tử nói ai cũng có thể thành vua vì họ vốn thiện, thì Tuân Tử lại cho rằng bất cứ ai cũng có thể thành vua vì họ vốn thông minh

Trang 14

Mà để có một tổ chức xã hội có nề nếp, thì buộc con người phải định ra phép tắc xã

hội, phép tắc ấy gọi là lễ.

“Lễ bắt đầu từ đâu? Đáp: Người ta có lòng dục Ham muốn mà chẳng được thì không thể không mong cầu Mong cầu mà không có chừng mực thì không thể không tranh giành; tranh giành thì loạn, loạn thì khốn cùng Các vua ngày xưa ghét loạn nê chế ra lễ và nghĩa để phân định giới hạn.” – Tuân Tử (Lễ Luận), Lê Anh Minh dịch.

Vì vậy để có thể chung sống hoà bình với nhau, con người phải đề ra các giới hạn

mà mỗi người đều phải tuân theo nhằm hạn chế thoả mãn ham muốn cá nhân Ai tuân theo lễ thì hợp đạo đức Ai trái lễ thì vô đạo đức

Quan điểm này của Tuân Tử giống một phần nào đó quan điểm của Sigmund Freud – cha đẻ của ngành phân tâm học - về cấu trúc nhân cách bao gồm phần vô thức, ý thức và siêu tôi Ở đó có những quy chuẩn xã hội như đạo đức, pháp luật kiềm hãm cái

vô thức và chỉ để lộ ý thức trên bề mặt Tuy khác nhau rất lớn về cả không gian lẫn thời đại, các tư tưởng vẫn vô hình chung tương tự nhau Và điều này càng nhấn mạnh

sự mẫn tuệ của Tuân Tử phải khiến người ta nể phục

Tiếp tục với luận chứng thứ hai mà Tuân Tử đưa ra Tuân tử chỉ ra sự khác biệt giữacái thuộc bản tính và cái thuộc giáo hoá Ví dụ như, động vật cũng có cha con, cũng phân đực cái nhưng chúng lại không có mối quan hệ vợ chồng cha con như con người chúng ta, đó là vì chúng chỉ sống theo bản năng Còn con người thì khác, vì có trí thông minh và giáo hoá nên con người sáng tạo ra văn hoá và văn minh Con người phải có nhân luận và lễ vì chính những điều ấy giúp phân biệt con người với cầm thú Không phải vì con người không thể tránh nó, mà là vì cần có nó

d Các lý thuyết logic

Khổng Tử từng nói: “Vua ra vua, bầy tôi ra bầy tôi, cha ra cha, con ra con.” –

Luận Ngữ, Lê Anh Minh dịch Tuy nhiên, Tuân Tử sống vào thời hưng thịnh của Danh

gia nên thuyết chính danh của ông không chỉ là nghĩa trên mặt chữ mà là còn phải đúng với logic và đạo đức

Trang 15

Khả năng nhận biết gồm hai phần Phần đầu tiên Tuân Tử gọi là thiên quan (các giác quan), phần còn lại là tâm Thiên quan tiếp nhận các ấn tượng, còn tâm thì gán ý

nghĩa và định danh cho chúng

“Khi ngũ quan nhận biết một thứ gì nhưng không phân loại nó được, thì tâm cố nhận dạng nó nhưng không thể gán cho nó ý nghĩa, như thế người ta đành phải nói không biết.” – Tuân Tử (Chính Danh, Lê Anh Minh dịch.).

Về công dụng logic của danh, Tuân Tử nói: “Sau đó gán tên cho chúng Cùng loại

thì cùng danh, khác loại thì khác danh […] Ta biết thực (sự vật) khác nhau thì danh (tên) phải khác nhau, do đó hễ thực mà khác nhau thì không thể không gán cho chúng cái danh khác nhau Tương tự, hễ thực mà giống nhau thì không thể không gán cho chúng cái danh giống nhau.” (Chính Danh, Lê Anh Minh dịch.)

Về sự phân loại logic của danh, Tuân Tử phân biệt hai loại danh: cộng danh và biệt danh Cộng danh là kết quả từ quá trình tổng hợp, còn biệt danh là kết quả của quá trình phân tích

Tất cả danh đều do con người mà thành, và chẳng có lý do tại sao một “thực” (sự vật thực tế) này lại có cái danh này mà là không phải cái danh khác Ví dụ, đồ vật đầu tiên gọi là “cái bàn”, nhưng nếu ban đầu thì ta gọi là “cái ghế” cũng được Nhưng hễ danh đã được đặt cho thực rồi, thì nó phải gắn liền với thực đó chứ không phải là thực khác Dần dần, qua thời gian thì cái danh mà con người đặt cho thực nó trở thành một quy ước

b Đạo đức của Mặc gia

Trang 16

Trong thời Chu thì các quý tộc đều có võ sĩ của riêng mình Tuy nhiên khi chế độ phong kiến tan rã thì các võ sĩ này lưu lạc khắp nước và trở thành “du hiệp” Họ khôngtiếc mạng sống mà lăn xả vào hiểm nguy để cứu giúp kẻ yếu Đa phần học thuyết của Mặc gia xuất phát từ tinh thần trượng nghĩa ấy.

Mặc Tử cũng có xuất thân từ du hiệp Thời ấy Mặc gia còn thành lập một đoàn thể hoạt động kỷ luật như quân sự, mà Mặc Tử là thủ lĩnh của một trong các nhóm đoàn thể thời ấy

c Kiêm ái

Đối với Mặc Tử, nhân và nghĩa tức là kiêm ái (yêu khắp mọi người) Người có nhân

nghĩa là người có thể kiêm ái Điều này cũng xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của hạng người du hiệp thời đó

Trong sách Mặc Tử, đầu tiên ông phân biệt giữa hai nguyên lý biệt và kiêm Người

theo biệt nói: “Tôi làm sao lại cọi thân bạn như thân ta, coi cha mẹ bạn như cha mẹ ta được.” Người theo kiêm nói: “Ta coi thân bạn như thân mình, coi cha mẹ bạn như cha

mẹ mình.” Vì vậy kẻ theo biệt sống lạnh lùng dửng dưng, người theo kiêm sống chan

hoà tình thương với tất cả mọi người

Vậy những kẻ ác thì thuộc về phái kiêm hay biệt? Mặc Tử đáp: “Tất nhiên là phái

biệt Người ta vì biệt mà gây ra các mối hại lớn cho thiên hạ, cho nên biệt là sái quẩy.” (Kiêm Ái, hạ, Lê Anh Minh dịch.) Vậy lấy gì thay thế cho biệt? Mặc Tử lại

đáp: “Lấy kiêm mà thay cho biệt.” (Kiêm Ái, hạ, Lê Anh Minh dịch).

“Nước này không làm loạn nước khác, nhà này không làm loạn nhà kia, vậy thì có lợi hay có hại cho thiên hạ? Tất nhiên là lợi cho thiên hạ Nguyên nhân của cái lợi đó

từ đâu? Có phải phát sinh từ lòng ghét người và làm hại người? Tất nhiên là không Vậy thì do lòng thương người và làm lợi cho người mà sinh ra Như vậy những kẻ thương người và làm lợi cho người thuộc về phái kiêm hay phái biệt? Tất nhiên là phái kiêm Người ta vì kiêm mà làm lợi cho thiên hạ, cho nên kiêm là đúng.” – Mặc

Tử (Kiêm Ái, hạ), Lê Anh Minh dịch.

d Tư tưởng chính trị

Trang 17

Theo Mặc Tử, nhiệm vụ của người cai trị là giám sát hành động của dân chúng, khen thưởng những người thực hành kiêm ái và trừng phạt những người theo biệt Nhưng để làm được điều này thì quyền uy của vua phải tuyệt đối Và theo ông, dân chúng không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận thứ quyền uy như vậy.

“Ngày xưa lúc dân mới sinh ra, pháp luật và chính phủ chưa có Cho nên mỗi người mỗi ý, trăm người tăm ý, người càng đông thì ý càng nhiều Ai cũng cho ý mình đúng, ý người khác sai, nên chê bai nhau Vì thế, trong nhà thì cha con anh em oán ghét nhau, ly tán nhau, không hoà hợp nhau Trăm họ trong thiên hạ đều lấy nước, lửa, thuốc độc mà hại nhau Kẻ mạnh không giúp kẻ yếu Của cái dư thừa để cho mục nát chứ không chia sẻ nhau Những cách thức hay tốt thì giấu diếm chứ không dạy nhau Thiên hạ loạn không khác chi cầm thú Thiên hạ loạn vì không có người trên nắm giữ chính trị Vì thế, thiên hạ chọn người hiền và giỏi giang để làm thiên tử.” – Mặc Tử (Thượng Đồng, thượng), Lê Anh Minh dịch.

Qua chế tài chính trị này, Mặc Tử hy vọng ai ai cũng có thể thực hành kiêm ái.

1.1.2.2 Mặc gia giai đoạn cuối

Thuyết kiêm ái

Các Mặc gia giai đoạn cuối đều cho rằng hành vi của con người đều nhằm vì lợi mà

tránh hại Cả họ lẫn Mặc Tử đều đồng nhất lợi với nghĩa, đối lập với Nho gia Nhưng cái lợi của Mặc gia mang một ý nghĩa khác với cái lợi toan tính của Nho gia, đó là:

“Lợi là cái ta có được mà ta vui Hại là cái ta có được mà ta ghét.” Tương tự với Jeremy Bentham, một nhà chính trị gia, triết gia người Anh theo chủ nghĩa vị lợi,

Bentham đã viết rằng: “Thiên nhiên đã đặt con người dưới quyền cai trị của hai ông

chủ tối cao, “đau khổ” và “khoái lạc” […] Chúng cai trị chúng ta trong mọi việc chúng ta làm, mọi lời chúng ta nói, mọi điều chúng ta suy nghĩ.” – Lưu Văn Hy dịch

Như vậy, Bentham đã đưa thiện và ác xuống vấn đề khoái lạc và đau khổ

Ở đây ta thấy có một sự tương đồng giữa các Mặc gia và các triết gia theo chủ nghĩakhoái lạc, dù khác nhau ở cách biểu đạt nhưng về bản chất thì đều là một

Vậy, người trong thiên hạ thì vô cùng, làm sao có thể yêu hết họ được? Kinh Thuyết

Hạ đáp: “Nếu người ta không làm đầy cái vô cùng, thì họ có một giới hạn Bao gồm

Trang 18

hết cái có giới hạn thì không khó gì Nếu họ làm đầy cái có giới hạn, thì cái vô cùng sẽ cùng tận Bao gồm hết cái có giới hạn thì không khó gì.”

Có một phản bác nữa cho rằng: nếu không yêu một người có nghĩa là không yêu

mọi người thì đừng “sát đạo” (giết kẻ trộm) Kinh Thuyết Thượng nói: “Tuy kẻ trộm là

người, nhưng yêu kẻ trộm đâu phải yêu người; không yêu kẻ trộm đâu phải là không yêu người; giết kẻ trộm đâu phải là giết người Điều ấy có gì là khó hiểu?”

Với biện luận trên, các Mặc gia giai đoạn cuối đã bác bỏ ý kiến cho rằng giết kẻ trộm trái với kiêm ái

b Thuyết tương đối

Trong sách của Trang Tử có chép “mười điều” của Huệ Thi.

Điều thứ nhất trong thuyết tương đối của Huệ Thi: “Cái cực lớn và không có gì ở

ngoài nó thì gọi là Đại Nhất Cái cực nhỏ và không có gì ở trong nó thì gọi là Tiểu Nhất.” Ở đây có thể thấy Huệ Thi đã đề cập đến hai khái niệm chỉ có trong trừu tượng:

“cực lớn” và “cực nhỏ” Trong thế giới của chúng ta, không có vật gì lớn nhất cũng như nhỏ nhất, mà chỉ có những vật lớn tương đối và nhỏ tương đối Tuy trong thực tại không hề tồn tại vật nào phù hợp với hai khái niệm trừu tượng này, chúng ta vẫn có thểhình dung được cái cực lớn là không có gì ngoài nó, và cái cực nhỏ là không có gì trong nó

Hai khái niệm này mang tính chất tuyệt đối và bất biến, và cái gì không phải thuộc hai khái niệm này thì đều có tính tương đối và có thể biến đổi Tức là mọi sự vật trong thế giới mà ta kinh nghiệm được không hề thường hằng mà luôn biến đổi

Chín điều còn lại của Huệ Thi đều dựa trên tính chất tương đối này

Trang 19

Điều thứ hai của Huệ Thi: “Cái không dày thì không thể tích chứa, nhưng độ lớn

của nó đến ngàn dặm.”

Điều thứ ba: “Trời và đất thấp như nhau; núi và ao đầm ngang bằng nhau.”

Điều thứ tư: “Mặt trời vừa chính ngọ vừa xế; vật vừa sinh ra vừa chết đi.”

Điều thứ năm: “Giống nhau lớn khác với giống nhau nhỏ, đó gọi là sự giống và

khác nhỏ Vạn vật đều có chỗ giống nhau và đều có chỗ khác nhau, đó gọi là sự giống

và khác lớn.” Mọi vật đều giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau Sự giống nhau và

khác nhau chỉ mang tính chất tương đối

Điều thứ sáu: “Phương Nam có giới hạn mà cũng không có giới hạn.” Ở đây muốn

nói điều có giới hạn và điều không có giới hạn cũng chỉ là tương đối

Điều thứ bảy: “Hôm nay tôi đến nước Việt và đã tới đó ngày hôm qua.” Hiện tại và

quá khứ cũng mang tính tương đối

Điều thứ tám: “Những vòng liên kết có thể tách rời.” Ví dụ để làm ra giấy thì ta cần

phải chặt cây lấy gỗ Đối với gỗ đó là phá huỷ nhưng đối với giấy thì đó là sự sáng tạo

Vì vậy phá huỷ và sáng tạo chỉ mang tính tương đối

Điều thứ chín: “Tôi biết trung tâm của thiên hạ; nó nằm ở phía Bắc của nước Yên

và phía Nam của nước Việt.” Ngày ấy người Trung Hoa xem nước mình là cả thiên hạ,

nước Yên ở phía Bắc và nước Việt ở phía Nam, vì vậy trung tâm của thiên hạ dĩ nhiên

là nằm phía Bắc nước Yên và phía Nam nước Việt

Điều thứ mười của Huệ Thi: “Yêu khắp vạn vật, xem trời đất là một thể.” Giữa vạn

vật không có sự giống nhau và sự khác nhau một cách tuyệt đối Vạn vật đều là một vì vậy ta nên yêu vạn vật một cách bình đẳng

1.1.3.2 Công Tôn Long

Trang 20

qua ải quan.” Công Tôn Long đáp rằng: “Ngựa ta cưỡi là ngựa trắng Ngựa trắng không phải là ngựa.” Nói xong ông cưỡi ngựa đi qua.

b Thuyết cộng tướng

Công Tôn Long đã đưa ra một khái niệm rất tương tự với Plato về “thế giới của

hình mẫu” Trong trứ tác của Công Tôn Long có thiên gọi là Bạch Mã Luận Thiên này tập trung phân tích một mệnh đề “Ngựa trắng không phải là ngựa”.

“Ngựa là để gọi hình; trắng là để gọi màu sắc Gọi màu sắc tức là không gọi hình Cho nên nói: Ngựa trắng không phải ngựa.” Nói một cách dễ hiểu, “ngựa” ám chỉ một

loài động vật, “trắng” ám chỉ một màu sắc, còn “ngựa trắng” ám chỉ một loài động vật cộng với một màu và chúng luôn đi chung với nhau tạo ra một ý nghĩa khác Vì vậy

“ngựa trắng” không phải “ngựa”, và “ngựa trắng” cũng không phải “trắng”

Thêm một luận điểm thứ hai: “Khi ta cần ngựa, thì ngựa vàng và ngựa ô đều có thể

mang đến Khi ta cần ngựa trắng thì ngựa vàng và ngựa ô đều không thể mang đến […] Cho nên ngựa vàng và ngựa ô cùng là một loài động vật, nên có thể đáp ứng nhu cầu cần ngựa, nhưng không thể đáp ứng nhu cầu cần ngựa trắng Vậy rõ ràng ngựa trắng không phải ngựa.” “Ngựa” ám chỉ tất cả các con ngựa, bất kể là màu gì thì cũng

có thể là “ngựa” Nhưng “ngựa trắng” thì chỉ là một mà thôi Vì vậy “ngựa” không phải là “ngựa trắng”

Luận điểm thứ ba của Công Tôn Long: “Ngựa tất phải có màu sắc, nên có màu

trắng Nếu khiến cho ngựa không có màu sắc, tức chỉ là có ngựa thôi Vậy làm sao có được ngựa trắng? Cho nên màu trắng không phải là ngựa Ngựa trắng nghĩa là ngựa với trắng; ngựa với trắng không phải là ngựa Cho nên nói ngựa trắng khong phải là ngựa.” Cộng tướng hay hình mẫu “ngựa” là ý chỉ một ý tưởng về ngựa, một con ngựa

mà ai cũng có thể hình dung trong tâm trí chứ không phải là một con ngựa cụ thể trongthế giới hiện tượng Nó không hề ám chỉ màu sắc Vì vậy nói con ngựa không có nghĩa

là con ngựa trắng Do đó, ngựa trắng không phải là ngựa Tương tự, “trắng” không ám chỉ bất cứ vật gì có màu trắng trong thực tại, nó chỉ là một ý tưởng về một màu gọi là

“trắng” mà thôi Nếu trong cõi thực tại không tồn tại một vật thể màu trắng nào, thì cộng tướng “trắng” vẫn cứ là trắng Nó không hề phụ thuộc vào bất cứ con ngựa nào

Trang 21

nó là nai hay hươu chẳng hạn, thì cộng tướng hay hình mẫu “ngựa” vẫn cứ tồn tại mà không phụ thuộc vào tên gọi của nó, hay nói cách khác, cộng tướng “ngựa” vốn không

hề có tên gọi, nó chỉ là một ý tưởng mà thôi

1.1.3.3 Ý nghĩa thuyết của Huệ Thi và thuyết của Công Tôn Long

Các triết gia Danh gia đã phát hiện ra một cái mà triết học Trung Quốc gọi là “ở

ngoài hình tượng” và “ở trong hình tượng” Cái “ở trong hình tượng” là cái mà ta có

thể quan sát và kinh nghiệm nó thông qua các giác quan của mình Nó có một hình tượng của mình trong thế giới thực tại

Đối với cái ở ngoài hình tượng, quan điểm của Huệ Thi cho rằng đó là cái “cực

lớn” và cái “cực nhỏ” “Tất cả” nằm trong cái “cực lớn”, và không có gì nằm ngoài

“tất cả” nên “tất cả” không phải là đối tượng mà ta có thể kinh nghiệm.

Quan điểm của Công Tôn Long về thế giới “ở ngoài hình tượng” là về các cộng

tướng Với ông, thế giới của các cộng tướng là thế giới ta không thể lĩnh hội bằng kinhnghiệm Chúng ta định danh được một số cộng tướng, và không phải mọi cộng tướng đều được ta định danh Điều này gợi nhắc đến một số khái niệm trong tâm lý học giao tiếp hiện đại, như là lý thuyết “khung” của Gregory Bateson (1955) cho rằng con người định khung mọi ý tưởng trong tâm trí thành những cái tên, ký hiệu hay biểu tượng Nhà nghiên cứu này đã định nghĩa khung là công cụ tâm trí dùng để phân biệt các sự vật Ví dụ như thiên Bạch Mã Luận của Công Tôn Long, “ngựa trắng” là khung,danh “ngựa” cũng là khung và chỉ có cộng tướng “ngựa” mới là ý tưởng thật sự Vì vậy đặt ra một câu hỏi là, liệu việc đóng khung cho một ý tưởng thì cái khung đó có

mô tả được chính xác cái ý tưởng mà ta muốn truyền tải hay không? Sự hoài nghi về

độ chính xác trong giao tiếp sẽ được tiếp tục hoài nghi bởi nhà nguỵ biện Gorgias mà

sẽ được nhắc đến ở phần sau

1.1.4 Đạo gia

1.1.4.1 Lão Tử

a Sơ lược

Lão Tử (571-471 tr.CN) là người nước Sở, sống cùng thời nhưng lớn tuổi hơn

Khổng Tử và là thầy dạy lễ cho Khổng Tử Cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng của ông

Trang 22

được xem là tác phẩm triết học đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Tuy không phải là người đầu tiên khởi xướng Đạo giáo (người đầu tiên là Dương Chu, tuy nhiên ta sẽ không nhắc đến ông trong bài này), Lão Tử được công nhận là người sáng lập Đạo giáo.

b Đạo: cái vô danh

Ta đã được biết các Danh gia đã phát hiện ra cái “ở ngoài hình tượng” Tuy nhiên hầu hết chúng ta chỉ suy nghĩ về cái “ở trong hình tượng” tức thế giới thực tại Khi nhìn thấy một sự vật nào, họ có thể gọi nó bằng “danh” nhưng lại không ý thức được mình đã gán danh cho nó

Mọi vật “ở trong hình tượng” đều có danh riêng của mình, hoặc sẽ có danh Nhưng cái Lão Tử nhắc đến là cái vô danh – tức không thể gọi tên, trái ngược với hữu danh

“Hễ Đạo mà có thể gọi được, thì nó không phải là Đạo bất biến (thường Đạo.) Hễ tên mà có thể gọi được, thì nó không phải là danh bất biến (thường danh) Không tên (vô danh) là khởi đầu của trời đất, có tên (hữu danh) là mẹ của muôn vật.” – Lão Tử (Lão Tử, chương 1), Lê Anh Minh dịch.

Theo Lão Tử, mọi thứ đều xuất phát từ Đạo, tức cái vô danh Bởi vì Đạo vô danh, nên nó không thể gọi được, nhưng vì ta vẫn muốn nói về nó nên buộc phải gán cho nó một cái tên Vì vậy ta gọi nó là Đạo, nhưng Đạo ở đây không giống mèo của con mèo Khi gọi con mèo là mèo, tức là ta gán cho những loài động vật có cùng hình dạng, cùng thuộc tính là “mèo” Còn Đạo thì không hề có một thuộc tính nào cả

Đạo là cái mà vạn vật sinh sôi Vạn vật luôn tồn tại nên Đạo cũng luôn tồn tại, vì vậy danh của Đạo cũng luôn tồn tại mà cái danh luôn tồn tại gọi là danh bất biến Mà cõi thực tại này không tồn tại một danh bất biến (theo thuyết tương đối của Huệ Thi)

nên danh này chỉ có thể nằm “ở ngoài hình tượng” “Hễ tên có thể gọi được thì nó

không phải là danh bất biến.” – Lão Tử.

Vật gì khi sinh ra cũng là một hữu thể, tức sinh ra từ “Hữu” Mà vạn vật xuất phát

từ cái vô danh, tức “Vô”, vì vậy “Hữu” sinh ra từ “Vô” Do đó trước khi có “Hữu” phải có “Vô” Tuy vậy “Hữu” không hề có trong thế giới thực tại, trong thực tại chỉ có vạn hữu (vạn vật hữu thể)

Trang 23

Có vạn hữu nhưng chỉ có một Hữu Lão Tử nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị,

Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật.” Nhất ở đây là Hữu, còn cách nói “Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn hữu” cũng có thể hiểu là “Hữu sinh vạn hữu”.

c Quy luật bất biến của tự nhiên

Tuy vạn vật (tức vạn hữu) thì luôn biến đổi, nhưng các quy luật khống chế vạn vật thì bất biến

Quy luật cơ bản nhất là: “Vật phát triển đến mức tột cùng thì trở ngược lại.” hay nói theo nguyên văn của Lão Tử: “Trở về là cái động của Đạo.” Quy luật này ý chỉ là

khi một sự vật phát triển đến tột cùng thì các đặc tính ấy luôn biến đổi trái ngược lại

Vì vậy, Lão Tử đã nói:

“Khiếm khuyết sẽ toàn vẹn Cong sẽ ngay Trũng sẽ đầy Cũ sẽ mới Ít sẽ được Nhiều sẽ u mê.” (trích Lão Tử, chương 22)

d Đối nhân xử thế

Lão Tử có một quan niệm xử thế gọi là tập minh, đó có nghĩa là: người ta phải hiểu

biết quy luật tự nhiên và hành động sao cho phù hợp với quy luật ấy Quy luật tổng

quát của tập minh là: nếu muốn đạt tới cái gì thì hãy bắt đầu cái tương phản của cái ấy.

Nếu muốn đạt được cái gì thì hãy cho đi cái ấy, nếu muốn mạnh mẽ thì hãy nghĩ rằng mình yếu, muốn hiểu biết thì hãy nghĩ rằng mình không biết cái gì

“Không phô trương nên sáng; không tự cho mình là phải nên hiển dương; không kể công nên có công; không khoe mình nên hơn người; vì không tranh với ai nên không

có ai tranh với mình.” – Lão Tử (Lão Tử, chương 22).

Lại thêm một quy luật rằng, nếu ta làm quá nhiều thì chúng có hại nhiều hơn là có lợi Nếu làm thái quá thì sự vật sẽ bị làm thái quá, và điều này còn tệ hơn là không làm

gì Lão Tử nói: “Muốn lấy được thiên hạ phải luôn dùng vô vi Dùng hữu vi thì không

đủ để lấy thiên hạ.” (trích Lão Tử, chương 48) Vô vi ở đây có nghĩa là “không làm

thái quá”

e Tư tưởng chính trị

Trang 24

Theo quan điểm của Lão Tử, chỉ có thánh nhân mới có thể cai trị muôn dân Nhưng khác với Nho gia cho rằng người cai trị phải làm nhiều việc cho dân, thì phái Đạo gia lại cho rằng bậc thánh vương không phải làm gì cả, tức vô vi

“Thiên hạ càng nhiều kỵ huý, dân càng nghèo Dân càng lắm lợi khí, quốc gia càng tối tăm Dân càng tài khéo, vật lạ càng nảy sinh Pháp lệnh càng rõ rệt, trộm cướp càng nhiều.” – Lão Tử (trích Lão Tử, chương 57), Lê Anh Minh dịch.

Người cai trị phải loại bỏ mọi mối nguy gây đại loạn cho thiên hạ Sau đó ngài sẽ cai trị một cách vô vi, bậc cai trị nên để cho dân chúng tự làm những gì họ có thể làm được Vì vậy, tuy không làm gì, nhưng mọi việc vẫn hoàn thành tốt đẹp

Lão Tử còn đưa ra một quan điểm rất hay về cái “ngu”: “Thánh nhân xem mọi

người như trẻ thơ.” (Lão Tử, chương 49), “Ngài không làm cho dân sáng, mà làm cho dân ngu.” (Lão Tử, chương 65) “Ngu” ở đây nghĩa là ngây thơ chất phác như một đứa

trẻ Sự hồn nhiên trẻ thơ là đức tính mà mọi người nên giữ lấy trong mình, và dường như bậc thánh vương cũng muốn mình ngu Thế nhưng, cái “ngu” của vua thì khác vớicái ngu của dân chúng Cái ngu của thánh nhân là kết quả của một quá trình dưỡng dụclâu dài, thậm chí còn vượt trên tri thức Cái ngu của trẻ thơ là bẩm sinh, còn cái ngu của thánh nhân là một thành tựu của tinh thần

1.1.4.2 Trang Tử

a Sơ lược

Trang Tử (khoảng 369 – khoảng 286 tr.CN) có tên thật là Trang Chu, ông thường được xem là triết gia vĩ đại nhất phái Đạo gia trước đời Tần Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung Hoa với Bách Gia Chư Tử

b Hạnh phúc tương đối và tuyệt đối

Theo quan điểm của Trang Tử, sự phát triển tự do của bản tính đưa ta tới mức hạnh phúc tương đối Còn muốn đạt được hạnh phúc tuyệt đối thì cần phải có hiểu biết cao hơn cả bản tính của sự vật

*Hạnh phúc tương đối

Đầu tiên, con người cần phát triển tự do bản tính của mình Năng lực ấy gọi là

Trang 25

rằng: “Thái Sơ có Vô, cái Vô này không có tên Vô sinh ra Nhất (Một) Có Nhất nhưng

chưa có hình Vạn vật có được nó (tức Đạo) để sinh trưởng, thì sự có được nó gọi là Đức.” (trích Thiên Địa) Ta đạt được hạnh phúc tương đối khi Đức – tức năng lực tự

nhiên của ta – được phát huy toàn vẹn và tự do Vạn vật thì khác nhau về bản tính, nhưng hễ là đạt được mức phát triển cao nhất của bản tính, thì tức là đạt được hạnh phúc

*Hạnh phúc tuyệt đối (tiêu dao)

Để đạt được hạnh phúc tuyệt đối hay Trang Tử gọi là tiêu dao, con người cần có tri

thức cao hơn cả bản tính của sự vật, và lúc đó con người đồng nhất với vũ trụ

Trang Tử nói rằng những người đạt được tiêu dao bao gồm chí nhân, thần nhân và

thánh nhân Họ là những người có tri thức vượt lên sự phân biệt thông thường của sự vật, cũng như phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài, tức là không còn phân biệt

“ngã” và “phi ngã” Do vậy, họ vô kỷ Họ đồng nhất với vũ trụ, tức Đạo Đạo không làm gì, nhưng chẳng có gì là không được làm Đạo vô vi, cho nên vô công Thánh nhân hợp nhất với đạo, cho nên cũng vô công Đạo vô danh, nên thánh nhân hợp nhất với đạo cũng vô danh

c Tình và lý

Hạnh phúc tương đối được gọi là tương đối vì nó có thể bị tác động bởi thế giới bênngoài Ví dụ như sự lo âu về cái chết, nỗi sợ cái chia ly, sợ ốm đau bệnh tật Sự đau khổ về tinh thần do tình cảm gây ra đôi khi còn vượt trên nỗi đau thể xác

Theo Trang Tử, tình cảm có thể khống chế bằng sự hiểu biết Đạo gia cho rằng vì thánh nhân am hiểu hoàn toàn bản tính vạn vật nên thánh nhân vô tình Nhưng vô tình không có nghĩa là người thiếu tình cảm, mà là người không bị tình cảm quấy nhiễu “sự

an nhiên tự tại”

Thánh nhân không còn bị các yếu tố từ ngoại giới tác động, nhờ vậy ngài sống không lệ thuộc vào ngoại vật, từ đó hạnh phúc của ngài vượt lên trên cả ngoại vật Vì vậy, thánh nhân đạt được hạnh phúc tuyệt đối

d Quan điểm hữu hạn và quan điểm cao hơn

*Quan điểm hữu hạn

Trang 26

Trang Tử cho rằng sự đúng hoặc sự sai đều là quan điểm hữu hạn của con người được tạo ra dựa trên kinh nghiệm của chính mình Vạn vật thì luôn biến đổi, nên cùng một sự vật có thể có nhiều quan điểm khác biệt nhau về nó Vì vậy con người luôn tranh luận dựa trên cái nhìn phiến diện của chính mình, và không có cách nào để xác định bên nào thật sự đúng.

Vậy giả như có một quan điểm cao hơn cả quan điểm hữu hạn thì sao? Nếu ta có một quan điểm cao hơn tất thảy, thì đúng sai không còn quan trọng nữa

*Quan điểm cao hơn

Nhìn mọi sự đều cao hơn quan điểm hữu hạn, tức là nhìn vào Đạo Vạn vật tuy khácnhau nhưng chúng giống nhau ở chỗ đều xuất phát từ Đạo Vì vậy vạn vật tuy khác nhưng chúng cũng là một Nếu xét quan điểm này ở phương Tây, ta có triết gia BaruchSpinoza (1632-1677) cũng có quan điểm tương tự với Đạo gia Nếu Đạo gia xem điểmkhởi nguồn của mọi thứ là Đạo, thì Spinoza xem điểm khởi nguồn là Thượng Đế TheoSpinoza, Thượng Đế không chỉ làm cho thế giới chuyển động, ngài còn hiện diện mọi lúc và mọi nơi trong thiên nhiên (phiếm thần luận) Hiểu biết các luật của thiên nhiên

là hiểu biết Thượng Đế, cũng giống như Đạo gia tức là đạt Đạo

Vậy người ta đạt được Đạo khi nào? Trang Tử đáp: “Hãy quên tuổi đời (tức quên

sinh tử), quên sự phân biệt đúng sai Hãy ngao du trong cõi vô cùng tận và gởi mình trong đó.” (trích Tề Vật Luận) Cái thực sự là “một” không thể bàn luận được, vì một

khi đã bàn luận thì “một” đã không còn là chính nó mà trở thành một sự tồn tại trong thế giới thực tại Người đạt Đạo không chỉ hiểu “một” mà còn phải trải nghiệm nó, phải sống trong nó Một khi đạt được Đạo, ta quên hết những gì mà ta đã từng được học, thậm chí quên luôn cả chính mình Và trong thế giới của ta, chỉ còn duy nhất

“một”

Spinoza đã nói: “Người minh triết thì không bao giờ ngưng tồn tại.” Ý Trang Tử

cũng là như vậy Vũ trụ tức Đạo không bao giờ ngưng tồn tại, mà một khi người đã hợp nhất với Đạo, thì người cũng không bao giờ ngưng tồn tại

1.1.5 Pháp gia

1.1.5.1 Hàn Phi Tử

Trang 27

a Sơ lược

Hàn Phi Tử (280-233 tr.CN) là học giả cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia Ông là một công tử nước Hàn, và là Pháp gia cuối cùng cũng như là Pháp gia vĩ đại nhất Đáng tiếc vào năm 233 tr.CN, ông chết do âm mưu chính trị của bạn học mình là Lý Tư

b Quan điểm về lịch sử

Người Trung Quốc rất xem trọng những quan niệm cổ trong lịch sử Kể từ thời Khổng Tử, đa số các triết gia đều có khuynh hướng viện dẫn những quan niệm của cổ nhân để chứng minh học thuyết của mình là đúng Tuy vậy cách nhìn ngược về quá khứ này lại biểu thị sự thoái lùi Dù khác thời, họ đều cho rằng thời hoàng kim của conngười là đến từ quá khứ chứ không phải ở tương lai

Về quan điểm của Hàn Phi Tử, ông đã nói: “Dân ít mà tài nguyên dư, nên dân

không tranh giành nhau […] Nay, người có năm con không xem là nhiều Mỗi đứa con lại sinh ra năm đứa nữa Cha già chưa chết mà đã có 25 cháu Cho nên dân đông

mà tài nguyên ít Làm việc lao lực mà không đủ nuôi thân, do đó dân tranh giành nhau.” (trích Ngũ Đồ) Ở đây Hàn Phi Tử nhấn mạnh sự biến chuyển của thời đại, và

con người cũng nên thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh lịch sử mới

c Thuật trị nước

Để thích ứng với hoàn cảnh chính trị mới mẻ, Pháp gia đề xuất lập pháp Hàn Phi

Tử nói: “Pháp luật được biên soạn ở sách vở, bày ra nơi cửa quan, và ban bố cho

trăm họ.” (trích Thương Quân Thư) Nếu luật pháp đã được công bố, thì nhà vua có

quyền khen thưởng những ai tuân thủ theo luật pháp, và trừng trị những kẻ làm trái pháp luật Vì thế dù dân đông cỡ nào cũng có thể đi vào nề nếp Vua cũng không cần phải tài cao đức trọng như Nho gia chủ trương

Có người hỏi rằng: dân chúng đông như vậy, vua không tài không đức thì làm sao

cai trị mọi thứ? Pháp gia đáp vua chỉ cần có thuật dùng người chứ không cần đích thân

làm mọi việc Chỉ cần biết dụng người đúng việc thì ắt việc sẽ hoàn thành

Vậy làm thế nào vua biết người nào đúng mà chọn? Câu trả lời của Pháp gia cũng là

thuật, nhưng ở đây là thuật trị nước Nếu nhà vua thưởng phạt nghiêm minh, thưởng

Trang 28

cho người có tài, phạt cho kẻ bất tài thì không kẻ nào dám xằng bậy mà đảm nhiệm chức vụ không đúng với khả năng của mình.

1 Vậy làm sao nhà vua biết “thực” nào phù hợp với “danh” nào? Pháp gia trả lời rằng

đó là tuỳ vào bản thân nhà vua Nếu vua không chắc chắn, thì dùng kết quả mà kiểm nghiệm Hoặc dùng người khác làm thay mình Nhà vua chỉ cần đảm nhiệm thưởng phạt nghiêm minh là đủ Quan điểm này vô hình chung lại thống nhất với quan điểm của Đạo gia về cách cai trị: “vô vi nhi vô bất tri” (không làm gì, nhưng chẳng cái gì không được làm)

2 TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

2.1 Triết học trước Socrates

2.1.1 Trường phái Milet

2.1.1.1 Thales

a Sơ lược

Thales (625-645 tr.CN) thường được xem là nhà triết học đầu tiên và là người sáng lập trường phái Milet Ông từng chu du đến Babylonia, Ai Cập – nơi có nền văn minh rất phong phú và ảnh hưởng rất nhiều đến ông

a Bản thể luận

Trong khoảng thời kỳ đầu của Hy Lạp cổ đại, người dân giải thích các hiện tượng tựnhiên thông qua sự dọi chiếu thuộc tính của con người vào chúng Ví dụ như, bầu trời hay mặt đất có thể tức giận hoặc vui vẻ Giả thiết thần linh từ đó ra đời, người ta cho rằng có thần linh đang cư ngụ trong tất cả mọi sinh vật và các sự kiện tự nhiên đều là

do tác động của thần linh mà ra

Thales là người tiên phong coi nhẹ cách giải thích như vậy Ông cho rằng vũ trụ được vận hành dựa trên các nguyên lý tự nhiên và không phản ánh tính khí thất thườngcủa thần

Thales đi tìm một yếu tố duy nhất mà ở đó mọi vật phát sinh Người Hy lạp gọi

nguyên tố sơ đẳng này là physis Xuất phát từ sự quan sát hằng này, Thales đưa ra một

Trang 29

kết luận: nước là khởi đầu của vạn vật Thế giới này không có gì ngoài các dạng khác nhau của nước Thậm chí Trái Đất cũng chỉ là một cái dĩa khổng lồ trôi trên mặt nước.

“Mọi thứ đều sinh ra từ nước; thứ nhất bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch,

mà tinh dịch thì ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước và đâm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh sáng của mặt trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ.” – Thales.

b Nét đặc biệt của Thales

Thales không giữ những ý tưởng mà không phát hiện ra cho riêng mình mà chia sẻ, truyền dạy cho những người khác Và đặc biệt, Thales không bảo thủ mà chấp nhận sự phê bình của người khác, thậm chí ông mời họ đến cải thiện các lời giảng dạy của ông

2.1.1.2 Anaximander

a Sơ lược

Anaximander (khoảng 610 – 546 tr.CN) là học trò có họ hàng với Thales Ông cũng

là người đầu tiên vẽ bản đồ thế giới và sáng chế ra quả địa cầu

So với thầy của mình là Thales, lập luận của Anaximander có phần phức tạp và sâu sắc hơn

b Bản thể luận

Nếu bản thể luận của Thales là nước, thì Anaximander cho rằng nước còn bắt nguồn

từ một thứ sâu xa hơn, một thứ không thể xác định được và ông gọi nó là aperion

Aperion mang tính vật chất, nhưng dạng vật chất này không xác định được Ở đây có

thể thấy một sự tiến bộ về mặt tư duy của Anaximander khi ông không còn chỉ suy luận từ những thứ cụ thể mà từ những cái phổ quát hơn

Anaximander cho rằng ngay từ đầu aperion đã chứa các mặt đối lập, sau đó chúng tách ra và quay trở về với chính nó Thế giới và vũ trụ được tạo thành từ aperion như

một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng

c Thuyết tiến hoá thô sơ

Theo Anaximander, sự sống bắt nguồn từ ranh giới của lục địa và biển Khi mặt trời hâm nóng nước của đại dương làm chúng cạn khô thì các sinh vật biển mới chuyển

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w