1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo Sát Và Đánh Giá Sự Đa Dạng Của Cây Trồng Nông Nghiệp Nhằm Đề Xuất Phương Án Bảo Tồn Các Loài Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Huyện Châu Thành - Tỉnh Tây Ninh.pdf

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Và Đánh Giá Sự Đa Dạng Của Cây Trồng Nông Nghiệp Nhằm Đề Xuất Phương Án Bảo Tồn Các Loài Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao Ở Huyện Châu Thành – Tỉnh Trà Vinh
Tác giả Hồ Thị Giang
Người hướng dẫn GS.TSKH Lê Huy Bá
Trường học Trường Đại Học Mở – Bán Công Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi trường – Nông nghiệp
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp Cử Nhân Khoa Học
Năm xuất bản 2005
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC  Tên đề tài: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP NHẰM ĐỀ XUẤT PHƯƠNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



Tên đề tài:

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP NHẰM ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN CÁC LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG – NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH LÊ HUY BÁ Sinh viên thực hiện : HỒ THỊ GIANG

Trang 2

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề: 1

II Mục đích nghiện cứu: 2

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I Sơ lược về hệ sinh thái nông nghiệp: 3

II Tổng quan về điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành : 4

Huyện Châu Thành 1 Vị trí địa lí: 8

1.1 Vị trí: 8

1.2 Diện tích tự nhiên: 9

2 Địa hình: 9

3 Chế độ thuỷ văn, hệ thống sông rạch: 9

4 Đặc diểm khí hậu: 10

4.1 Chế độ gió: 10

4.2 Chế độ nhiệt: 10

4.3 Chế độ mưa: 11

5 Dân số: 11

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: 12

1 Phương pháp nghiên cứư: 12

1.1 Thu thập và tổng hợp tư liệu về sự đa dạng của cây trồng nông nghiệp tại huyện châu Thành- tỉnh Trà Vinh: 12

1.2 Điều tra thực địa: 12

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 13

II Nội dung nghiên cứu: 13

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I.Kết quả điều tra: 15

II Nguồn gốc và sự phân loại của các loại cây trồng nông nghiệp đang được trồng ở huyện Châu Thành- tỉnh Trà Vinh

18

III Môt số đặc tính thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở huyện Châu Thành- tỉnh Trà Vinh

22

1 Cây lúa: 22

Trang 3

2.1 Cây xà lách: 28

2.2 Cây cải bẹ cùi: 30

2.3 Cây tần ô: 32

2.4 Cây rau cải ngọt: 33

2.5 Cây rau muống: 36

3 Cây rau ăn trái: 38

3.1 Cây dưe leo: 38

3.2 Cây ớt cay: 41

3.3 Cây khoai mì: 43

3.4 Cây ngô: 45

3.5 Cây khoai lang: 47

3.6 Cây cà chua: 49

3.7 Cây bí nô: 52

3.8 Mướp đắng: 54

4 cây rau gia vị: 55

4.1 Cây vấp cá: 55

4.2 Cây rau răm: 55

IV Đánh giá tình hình sản xuất và tính đa dạng của cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế ở huyện Châu Thành- tỉnh Trà vinh

57

1 Những mặt tồn tại: 58

2 Kế hoạch phát triển: 59

V Một số đề xuất phương án bảo tồn và phát triển các loại cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao ở huyện Châu thành- tỉnh Trà Vinh

61

1.Về công tác giống: 61

2 Chấn chỉnh lịch thời vụ sản xuất: 62

3 Về chuyển giao công nghệ khoa học kĩ thuật: 63

Chữ viết tắt

Danh mục hình ảnh

Danh mục các bảng

Phụ lục

Danh sách tài liệu tham khảo

Trang 4

Hình 1: Cánh đồng lúa OMCS 2000 tại huyện Song Lộc

Hình 2: Giống lúa IR64 ở xã Mỹ Chánh

Hình 3: Giống ST5 mới xạ đước 35 ngày tại Phước Hảo

Hình 4: Giống OM 3536 tại Hưng Mỹ

Hình 5: Giống OM 2514 ở xã Thanh Mỹ

Hình 6: Xà lách được trồng trên từng liếp ở xã Hoà Lợi

Hình 7: Xà lách chuẩn bị thu hoạch ở xã Phước Hảo

Hình 8: Cải bẹ cùi tại xã Hoà Thuận

Hình 9: Cải cúc trồng ở xã Đa Lộc

Hình 10: Rau cải ngọt được trồng tại xã Lương Hoà A

Hình 11: Cây rau muống

Hình 12: Giống dưa leo Happy -14 được trồng ở xã Hoà Thuận Hình 13: Giống ớt Trung Mỹ được trồng ở xã Hoà Minh

Hình 14: Ớt trồng thành từng luống tại xã Đa Lộc

Hình 15:Khoai mì trồng ở xã Hưng Mỹ

Hình 16: Bắp lai đang thu hoạch ở xã Nguyệt Hoá

Hình 17: Khoai lang được trồng tại xã Nguyệt Hoá

Hình 18: Cà chua TN30 trồng ở xã Mỹ Chánh

Hình 19: Bí ngô được trồng nhiều ở xã Hoà Lợi

Hình 20: Khổ qua được trồng ở xã Đa Lộc

Hình 21: Vấp cá trồng ở Lương Hoà A

Hình 22: Rau răm trồng ở thị trấn Châu Thành

Trang 5

Danh mục các bảng

Bảng 1: Bảng tổng hợp diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp huyện Châu

Thành – tỉnh Trà Vinh (Số liệu thống kê của phòng khuyến nông huyện Châu Thành)

Bảng 2: Phân loại nguồn gốc và sự phân bố các cây trồng (Tên cây rừng Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Bảng 3: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất lúa năm 2004 ( theo số liệu thống kê của phòng khuyến nông huyện Châu Thành)

Bảng 4 : Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải phần ăn được của một số loại rau

ăn trong họ Thập Tự ( Nguồn : National food review 1978.USDA)

Bảng 5: Thành phần một số chất trong rau muống (Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm Phạm Văn Sổ NXB trường ĐHBK Hà Nội, 1991)

Bảng 6: Thành phần dưỡng chất của bột khoai mì với các loại bột khác (FAO) Bảng 7: Sự tăng trưởng của một số giống khoai lang trồng tại huyện(cm) (Số liệu của phòng khuyến nông huyện Châu Thành)

Trang 6

CHƯƠNG I

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 7

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 8

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 9

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 10

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH : Đa dạng sinh học

KHKT : Khoa học kĩ thuật

Trang 11

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 12

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Những năm tháng trên giảng đường đại học đã qua đi, để lại cho em một lượng kiến thức cơ bản cần thiết khi bước vào đời Để đúc kết lại những gì đã học, Ban Giám hiệu nhà trường và Ban lãnh đạo Khoa Công nghệ Sinh học đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài luận văn này, trong đó có sự giúp đỡ của nhiều người,

em xin bày tỏ lòng chân thành cám ơn đến:

Cha Mẹ đã luôn ủng hộ, động viên về tinh thần và tạo mọi điều kiện vật chất cho con trong suốt quá trình học tập

Ban giám hiệu trường Đại học Mở – Bán Công Tp Hồ Chí Minh, thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học

Thầy Lê Huy Bá Trung tâm sinh thái môi trường – Ceer

Thầy Nguyễn Đình Lâm Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam

Chị Nguyễn Thị Trốn Trung tâm sinh thái môi trường – Ceer

Các anh chị phòng khuyến nông huyện Châu Thành – tỉnh Trà Vinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tế tại địa phương

Ngoài ra còn có sự giúp đỡ, gắn bó và động viên của những người bạn trong những năm tháng đại học

Trang 14

1 Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan Sinh thái học nông nghiệp

và bảo vệ môi trường NXB Nông Nghiệp, 1998

2 Định Văn Lữ Giáo trình cây lúa NXB Nông Nghiệp, 1978

3 Mai Thị Hoành Cây khoai lang- Kĩ thuật trồng và bảo quản NXB Nông

Nghiệp, 2004

4 Mai Văn Quyền Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam NXBNông

Nghiệp, 1996

5 Ngô Hữu Tình, Tràn Hồng Uy Cây Ngô Nguồn gốc đa dạng di truyền và

quá trình phát triển NXB Nông nghiệp, 1997

6 Nguyễn Hoàng Nghĩa Bảo tồn đa dạng sinh học NXB Nông Nghiệp,

1999

7 Nguyễn Cảnh Thu, Phan Hữu Trinh, Ngô Gia Hưng Kĩ Thuật trồng màu

NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, 1980

8 Lê Trọng Cúc Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên NXB ĐHQG Hà

12 Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của dưa leo và ớt cay trên nền giá thể khác nhau trong đô thị tp HCM – Nguyễn Ngọc Việt Nga Đai học Mở Bán công, tp.HCM

Trang 15

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

PHẦN THỰC VẬT

1 Họ và tên: Tuổi: ◻nam ◻nữ

2 Địa chỉ ( địa điểm):

3 Phương pháp điều tra: ◻ Phỏng vấn, ◻ lấy mẫu

4 Hệ sinh thái: (rừng ngập mặn, bãi triều, sông…v…v):

5 Quần xã: Loại cây1:1=thân thảo, 2= gỗ, 3= cây nhỏ, 4= khác

Lịch sử loài cây2: 1= bản địa, 2= du nhập, 3= khác

Tần suấ

t

Chiề

u cao (H)

Đườn

g kính

Lịch sử loài

2

Côn

g dụng

Tình trạn

g sử dụng

Yù nghĩa kinh tế

Khả năn

g tái sinh

Mứ

c độ rủi

ro

Nguồn gốc

Trang 16

14

15

6 Hiện trạng sử dụng đất:

7 Loại đất:

8 Chế độ ngập:

9 Khác:

Người điều tra

Trang 17

CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đa dạng sinh học ( ĐDSH) là cơ sở của sự sống, và là sự tổng hợp của toàn bộ các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái, sự thịnh vượng và vững bền của loài người cũng như thế giới nói chung Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhiều hoạt động của con người đã thúc đẩy quá trình suy thoái, tiêu diệt các loài, làm cạn kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí huỷ diệt nguồn tài nguyên qúi giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của con người

Bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH trên sơ sở phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành những vấn đề nóng bỏng trong xã hội Những vấn đề này tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng loài người trên khắp hành tinh Bảo vệ ĐDSH trên cơ sở cộng đồng, nhấn mạnh tương tác giữa bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng Phục hồi và tái sinh các hệ sinh thái đã bị suy thoái Quản lí các nguồn tài nguyên bền vững phải kết hợp giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lí các nguồn tài nguyên khác Những vấn đề về bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH vừa có tính nhà nước vừa mang tính xã hội cao

Bảo tồn ĐDSH ở tất cả các mức độ là duy trì một cách cơ bản các quần thể của các loài có thể thực hiện được hoặc các quần thể xác định được, đặc biệt là các cây trồng nông nghiệp Ở nước ta hiện nay có rất nhiều giống cây trồng địa phương có đặc tính nông sinh học rất quí đang tồn tại ở nhiều vùng nông thôn Riêng khu vực phía Nam có trên 400 giống lúa có tính chống chịu chua, phèn, nước mặn, nước sâu và khô hạn Hiện nay, các giống cây trồng mới có chất

Trang 18

trường, và do con người khai thác bừa bãi Nói chung, việc bảo tồn sự ĐDSH của các giống cây trồng hiện nay đang là vấn đề quan tâm hàng đầu Các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao cần được duy trì, bảo vệ và đẩy mạnh việc phát triển rộng rãi ra các địa phương khác trong cả nước

Việt Nam nói chung là một nước nông nghiệp trồng lúa nước nhưng hiện nay diện tích gieo trồng không ngừng bị thu hẹp theo tốc độ đô thị hoá, hình thành nhiều khu công nghiệp, các công trình giao thông công cộng Cũng như những vùng khác thuộc ĐBSCL, huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh cũng là vùng có diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp khá lớn nhưng do việc khai thác và sử dụng đất nông nghiệp không hợp lí nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng

bị thu hẹp Người dân ở một số xã huyện Châu Thành đã sử dụng đất nông nghiệp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, do đó, đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp Các loại cây trồng có giá trị trong nông nghiệp ít được quan tâm dẫn đến các giống cây có giá trị kinh tế và suất khẩu ngày một bị thoái hoá do việc bỏ hoang lâu ngày Do đó, việc khảo sát và đánh giá sự đa dạng của cây trồng nông nghiệp nhằm đề xuất phương án bảo vệ và phát triển các loài cây có giá trị kinh tế cao ở huyện Châu Thành – tỉnh Trà Vinh là rất cần thiết

Mục đích chính của đề tài là khảo sát sự đa dạng của cây trồng nông nghiệp tại huyện Châu Thành – tỉnh Trà Vinh, hiện trạng ĐDSH và những tác động của con người đến các loại cây trồng Qua đó, đánh giá sự đa dạng của cây trồng nông nghiệp và đề xuất phương án bảo tồn các loài cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao ở huyện Châu Thành – tỉnh Trà Vinh

Trang 19

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I SƠ LƯỢC VỀ HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP:

Việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải xét đến toàn bộ ngành nông nghiệp trên quan điểm thống nhất, nghiên cứu các yếu tố thành phần, sự hoạt động và điều khiển hệ thống này như thế nào để đạt năng suất cao trong một trạng thái ổn định và bền vững

Vấn đề mâu thuẫn chủ yếu hiện nay là một hệ sinh thái nông nghiệp có năng suất cao và ổn định phải có sự đầu tư lớn về năng lượng và vật chất Nhưng đây là một vấn đề rất khó thực hiện, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay đối với các nước đang dần phát triển như nước ta Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu các hệ thống sinh thái tự nhiên có năng suất cao như hệ sinh thái rừng nhiệt đới nhằm áp dụng một sự hoạt động của các hệ sinh thái ấy Đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái rừng nhiệt đới là:

-Sử dụng có hiệu suất cao các nguồn năng lượng và vật chất tự nhiên

-Quay vòng năng lượng và vật chất với hiệu suất cao

-Tạo các mối quan hệ nội bộ hệ sinh thái phức tạp để nâng cao tính ổn định của nó

Điều khác nhau cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nông nghiệp phải cung cấp cho hệ sinh thái đô thị một số năng lượng ngày càng tăng Để đảm bảo cho hệ sinh thái nông nghiệp được ổn định và để bù vào phần năng lượng bị lấy đi hàng năm phải đầu tư vào hệ sinh thái nông nghiệp một số năng lượng ngày càng lớn Ở nền nông nghiệp tiên tiến,

Trang 20

nhất các nguồn lợi và các mối quan hệ của hệ sinh thái với hiệu quả đầu tư cao nhất đây là mục tiêu của một nền nông nghiệp sinh thái Mục tiêu này nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền nông nghiệp tiên tiến và bền vững Vậy muốn xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, cần phát triểnkế hoạch khoa học sinh thái nông nghiệp

Sự phát triển của hệ sinh thái nông nghiệp diễn ra song song với sự phát triển nông nghiệp Nông nghiệp bắt đầu xuất hiện từ rất lâu Hệ sinh thái nông nghiệp thô sơ nhất hiện nay là hệ sinh thái rẫy Hiện nay trên thế giới có nhiều hướng cải tiến chế độ canh tác rẫy:

- Áp dụng các biện pháp chống xói mòn, làm đất, bón phân để nâng

cao năng suất cây trồng và kéo dài thời gian sử dụng rẫy

- Phói hợp canh tác trồng cây lương thực xen canh với rừng trong thời

gian cây trồng còn nhỏ

Vấn đề nông lâm kết hợp được nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn trên quan điểm sinh thái học, vì ở đây xuất hiện hệ sinh thái mới – hệ sinh thái nông lâm Để phát trểin hệ sinh thái này cần phải phối hợp hợp lý giữa cây trồng nông nghiệp và cây rừng, giữa trồng trọt và chăn nuôi Những nhược điểm của hệ sinh thái nông – lâm cần được khắc phục nhờ các biện pháp khoa học kỹ thuật và trí tuệ của con người

II TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH – TRÀ VINH :

Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu tiếp giáp biển Đông Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km

Trang 21

Vị trí địa lí giới hạn từ: 90 31’46” đến 10004’05” vĩ độ Bắc và 105057’16” đến 106036’04” kinh độ Đông, có dạng gần như một bán đảo, được bao bọc bởi các sông Cổ Chiên, sông Hậu và biển Đông

- Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên

- Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với sông Hậu

- Phía Bắc, Tây – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long

- Phía Nam, Đông – Nam giáp biển Đông với hơn 65km bờ biển

Toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là: 222.515,03 ha chiếm 5,63% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 180.004,31 ha Trà Vinh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Cửu Long; Trà Vinh có 7 huyện và 1 thị xã gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Trà Vinh Địa hình tỉnh Trà Vinh có đầy đủ hình thái đặc trưng của loại địa hình hạ lưu châu thổ được bồi lắng từ phù sa sông và biển gồm các đồng bằng, vùng trũng, đầm lầy xen lẫn với các giồng cát Càng về phía biển, các giồng này càng cao và càng rộng lớn Do sự chia cắt của các giồng và hệ thống trục lộ, kênh rạch, mương thuỷ lợi chằng chịt, địa hình toàn vùng phức tạp Các vùng trũng xen kẽ các giồng cát cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng Nhìn chung, các giồng cát cao trung bình phổ biến của tỉnh từ 0,4 – 1,0 m, chiếm 66% đất tự nhiên

Các huyện ở phía Bắc của tỉnh nằm trong vùng nước ngọt, có địa hình tương đối bằng phẳng Phần còn lại, các huyện ven biển có địa hình dạng sóng, xen kẻ là giồng cát hình cánh cung do gió biển tạo thành

Địa hình cao nhất trên 4 m gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang), Ngọc Biên (Trà Cú), Long Hữu (Duyên Hải)

Trang 22

Đại hình thấp nhất là dưới 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Sơn, Ngọc Biên (Trà Cú), Thanh Mỹ (Châu Thành), Mỹ Hoà, Long Mỹ, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang), Long Vĩnh(Duyên Hải)

Địa hình phức tạp của tỉnh Trà Vinh đã hình thành nên một nền sản xuất đa dạng, phong phú như: cây lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình – thấp, một số vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên Sự phân cắt của các giồng cát gây nên sự khó khăn cho việc thực hiện công trình dẫn nước ngọt cũng như tập trung nuớc mưa nhanh gây ngập úng cho các vùng trũng kẹp giữa các giồng Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có độ cao từ 0,6 m – 1 m, địa hình này thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy, ít hạn cũng như không bị ngập úng

Ở vùng ven biển Trà Vinh, ngoài hai cửa sông lớn là cửa sông Cổ Chiên và cửa sông Định An, thì mạng lưới sông rạch rất phát triển và bao phủ toàn vùng Đây thực chất là các rạch triều bởi chúng không có bồn thu nước riêng, chế độ dòng chảy hoàn toàn bị triều biển chi phối Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều của biển Đông, biên độ giảm dần từ cửa sông trở vào Các hệ thống sông rạch chính bao gồm:

- Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng, rạch Thâu Râu

- Phía sông Hậu: rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray, kênh láng Sắc (Nguyễn Văn Pho)

- Hệ thống kênh trục dọc: kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 – Thống nhất là quan trọng nhất mang nhiệm vụ tiếp nước ngọt cho từng vùng

Nhìn chung mật độ kinh trục phân bố khá đều trong tỉnh từ 4 – 10m/ha Đối với mật độ kinh nội Đông, Trà Vinh có mật độ còn thấp dưới 50% so với yêu cầu sản xuất Huyện có mật độ kênh cao nhất là Tiểu Cần (45m/ha), thấp nhất là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 – 28m/ha)

Trang 23

Đặc điểm khí hậu của toàn tỉnh với chế độ có hai hướng gió chính:

- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 – 10 dương lịch, gió thổi từ biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa

- Gió chướng (gió mùa Đông bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng 11 năm trườc đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn Gió chướng là nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng Vận tốc gió đạt cao nhất trong tháng 2,3 dương lịch (vận tốc 5 – 8m/s) và thường mạnh vào cuối buổi chiều Vì vậy, sự xuất hiện của đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản xuất được ổn định hơn trong thời gian này Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào nên nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít

Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,60C, biên độ nhiệt giữa tối cao 35,80C, nhiệt độ tối thấp 18,50C, biên độ giữa ngày và đêm thấp: 6,40C Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 2 mùa mưa và nắng rõ rệt

Tổng lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.372 mm đến 1.687 mm, phân bố không ổn định và phân hoá mạnh theo thời gian và không gian Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải

Về thời gian mưa, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm Đây là hạn chế đối với sản xuất của vùng vì thời gian mưa có ích cho cây trồng rất ngắn Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long ( 118 ngày), Trà Vinh ( 98

Trang 24

ngày); thấp nhất là Duyên Hải ( 77 ngày) và Cầu Ngang ( 79 ngày) Theo số liệu thống kê 10 năm với tần suất 75% thời gian mưa của các huyện như sau:

Càng Long, Tiểu Cần,Cầu Kè 15/6 – 16/5 26/10 – 7/1

Châu Thành, Trà Vinh 15/5 – 16/5 26/10 – 7/1

Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải 22/5 – 27/5 24/10 – 26/1

(Số liệu của Uỷ bang huyện Châu Thành)

Đặc điểm dân cư sống định cư trên các giồng cát, dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ; dọc hai bên các con kênh……tạo nên nhiều khu dân cư đông đúc, trù phú Trước năm 1995 tỉnh có 78 xã phường, nay tổng số xã phường được nâng lên 94 xã phường Tổng số dân theo số liệu điều tra mới nhất là 1.008.609 người, trong đó đồng bào dân tộc Khơ-me hơn 300.000 người ( chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh) 80% số dân trong tỉnh sinh sống bằng nghề nông

Tóm lại, Trà Vinh là một tỉnh ven biển với địa hình hạ lưu châu thổ được bồi lắng phù sà từ hai con sông Tiền, sông Hậu và biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt bao phủ toàn vùng, đặc điểm khí hậu nhiệt đới, lượng mưa tương đối nhiều thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp

Huyện Châu Thành

1 Vị trí địa lí:

1.1 Vị trí :

Huyện Châu Thành tiếp giáp thị xã Trà Vinh, huyện Càng Long, huyện Trà Cú, Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh), huyện Mỏ Cày, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre); với tổng chiều dài đường địa giới là•104,506km Đường địa giới hành chính cấp huyện trên thực địa chủ yếu chạy theo sông, kênh, rạch, đường bộ, đường

Trang 25

mòn, đường đất, bờ ruộng, bờ ranh vườn và tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

- Phía Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre

- Phía Đông giáp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

- Phía Đông Nam giáp huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà

- Phía Nam giáp huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

- Phía Tây giáp huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

- Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

1.2 Diện tích tự nhiên:

Châu Thành là huyện nằm ven thị xã Trà Vinh, với tổng diện tích tự nhiên 34.875,17 ha Là huyện có diện tích đất lớn thứ 3 trong tỉnh Có 4 loại đất chính gồm: đất cát giồng, đất cát triền giồng, đất phù sa và đất phèn Đất đai nơi đây thích hợp cho việc trồng cây lâu năm

2 Địa hình:

Châu Thành có hình thái đặc trưng cho loại địa hình hạ lưu châu thổ được bồi lắng từ phù sa các sông và kênh rạch chằng chịt, đầm lầy Với địa hình này thích hợp cho việc trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp Huyện Châu Thành có địa hình tương đối thấp từ 0,6 – 1 m, lúa chiếm ưu thế ở vùng địa hình thấp này

3 Chế độ thuỷ văn, hệ thống sông rạch:

Cũng như các huyện khác trong tỉnh Trà Vinh, huyện Châu Thành có một mạng lưới sông rạch lớn, chằng chịt, cung cấp nước tốt cho việc sản xuất nông

Trang 26

Nguồn nước ngầm khá phong phú và phân thành hai dạng: tầng nông và tầng sâu Nước ngầm tầng nông là lượng nước được tích tụ và bổ sung hàng năm

do mưa trên những giồng cát và chân giồng, có thể khai thác nguồn nước này để phục vụ canh tác hoa màu vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô Nước ngầm tầng sâu có chất lượng rất tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, ngày lên xuống hai lần, trong tháng có hai lần triều cường (ngày 1 và 15 âm lịch) và hai lần triều kém (ngày 7 và ngày 23 âm lịch) Ngoài

ra còn chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng nước ở thượng nguồn của sông Cửu Long đồ về, lưu lượng nước này khá lớn vào mùa mưa có thể gây nên ngập úng toàn vùng và giảm dần vào mùa khô, kiệt nhất vào tháng 4

4 Đặc điểm khí hậu:

Châu Thành nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11

- Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

4.1 Chế độ gió:

Chế độ gióù ở huyện Châu Thành cũng phân bố theo mùa: mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam ( từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch); mùa khô gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (gió chướng) hoặc Đông Nam (từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau) Độ ẩm trung bình cao thay đổi tuỳ theo mùa mưa và khô

4.2 Chế độ nhiệt:

Trang 27

Nhiệt độ trung bình là từ 270C – 280C, nhiệt độ cao nhất thường là vào tháng 4 và tháng 5, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1

Nhiệt độ cao tuyệt đối trên 350C (xế trưa tháng 4) Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 200C (gấn sáng tháng 1) Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không lớn, chỉ từ 2,5 -4,50C

Độ ẩm không khí trung bình khá cao; từ 80 -90% và thay đổi theo mùa rõ rệt Độ ẩm cao nhất là 90% (vào các tháng 8,9,10) và thấp nhất là 80% (vào tháng 1, 2, 3 và tháng 4)

4.3 Chế độ mưa:

Do đặc điểm của vùng ĐBSCL, nên lượng mưa trên địa bàn thấp hơn các khu vực khác trong tỉnh Mưa ở huyện Châu Thành đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác Lượng mưa trung bình chỉ 1200 mm/năm ( vào những năm khô hạn, lượng mưa chỉ đạt 1000 mm)

Lượng mưa phân bố theo mùa và đặc biệt trong mùa mưa vẫn có thể xảy ra hạn hán: vào tháng 6 hạn có thể kéo dài 10 đến 18 ngày (hạn đầu vụ); vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 (hạn bà chằng) Ngược lại ở tháng 9, lượng mưa tập trung rất lớn gây nên tình trạng ngập úng cục bộ ở khu vực trũng giữa đồng

5 Dân số:

Dân số trung bình của huyện 141.416 người, có 28.367 hộ Trong đó dân tộc Khomer chiếm 33.14% dân số toàn huyện, sống rãi rác trong toàn huyện, còn lại phần lớn là dân tộc Kinh chiếm 63,3 %, và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp hơn Phần đông dân cư sống tập trung ở lưu vực các con sông, giồng cát, dân số sống bằng nghề nông là chủ yếu khoảng 85 %

Trang 28

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1 Phương pháp nghiên cứu:

1.1 Thu thập và tổng hợp tư liệu về sự đa dạng của cây trồng nông nghiệp tại huyện Châu Thành - Trà Vinh

Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu tham khảo tại Uỷ ban nhân dân, phòng khuyến nông huyện, bao gồm các tài liệu:

- Niên giám thống kê huyện Châu Thành – Trà Vinh năm 2003

- Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành

- Báo cáo tổng kết kế hoạch thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2004

- Báo cáo tổng kết kế hoạch thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2005

1.2 Điều tra thực địa:

Bước 1: Cách thức điều tra: Sử dụng phiếu điều tra, kết hợp với cán bộ

phòng khuyến nông để tiến hành thăm dò đường đi và xác định các khu vực có diện tích trồng cây nông nghiệp tại mỗi xã

Vùng khảo sát được tập trung một số xã có diện tích, năng suất của các loại cây trồng đạt sản lượng cao trong huyện như xã Phước Hảo( lúa), Hưng Mỹ ( hoa màu, lúa), Mỹ Chánh (khoai lang, bắp) , Hoà Lợi( rau cải, rau gia vị), Song Lộc( lúa), Hoà Thuận( rau màu)……

Bước 2: Tiến hành điều tra: Công việc điều tra được tiến hành ở một số hộ

gia đình tại một số xã (ấp) trong huyện để thu thập các thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho đề tài Tổng số hộ điều tra là 30 hộ gia đình ở các xã Phước Hảo,

Trang 29

Mỹ Chánh, Hoà Lợi, Hoà Thuận, Song Lộc, Nguyệt Hoá, Hưng Mỹ, Châu Thành, Long Hoà

Quan sát, chụp hình và xác định thành phần loại, số lượng và năng suất các loài thực vật nông nghiệp có mặt trong các khu vực khảo sát

Sử dụng phiếu điều tra nhằm mục đích: ghi nhận các thông tin về tập quán

canh tác, biết được tên loài, mật độ sinh sống, nguồn gốc, công dụng, năng suất v…v Ghi nhận đầy đủ các thông tin có liên quan, nội dung cụ thể của phiếu điều tra (Phụ lục) Cần liên hệ và tiếp xúc trực tiếp các cán bộ phụ trách ở các

cơ sở, phòng ban và cơ quan các cấp chính quyền tại đại phương

Bước 3: Thăm dò kiến thức người dân về việc sử dụng các giống cây trồng hiện có tại xã, huyện

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

a Phạm vi nghiên cứu:

Các tuyến điều tra chỉ tập trung chủ yếu ở một số xã có diện tích và năng suất cây nông nghiệp cao trong huyện Châu Thành

b Đối tượng nghiên cứu :

Các loài cây trồng nông nghiệp đã và đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Châu Thành – tỉnh Trà Vinh

II NỘI DUNG :

1 Nghiên cứu điều tra sơ bộ khu vực phân bố cây trồng nông nghiệp huyện Châu Thành –tỉnh Trà Vinh:

- Xác định thành phần loài, số lượng của các loài trong khu vực nghiên cứu

Trang 30

- Xác định tình trạng sử dụng của các loài cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đang bị đe doạ và các loài qúi hiếm trong huyện Châu Thành

2 Đề xuất và đưa ra một số kiến nghị cho việc bảo tồn các loài cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao

Trang 31

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.

Qua quá trình khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ nông nghiệp để hoàn thành bảng tổng kết về diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong huyện Châu Thành – Trà Vinh cho đến tháng 11/2004

Bảng 1: Bảng tổng hợp diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp huyện

Châu Thành – tỉnh Trà Vinh ( Theo số liệu của phòng thống kê huyện Châu

Thành năm 2004)

Trang 33

- Xã Mỹ Chánh (1.835 ha), Đa Lộc (2.400 ha), Song Lộc ( 2.270 ha) có diện tích trồng lúa mùa lớn nhất, thị trấn Châu Thành ( 87 ha) có diện tích trồng lúa mùa thấp nhất

- Xã Đa Lộc (2.300 ha), Song Lộc (2.400 ha), Mỹ Chánh (1.800 ha), Phước Hảo(1.500 ha) là các xã có diện tích trồng lúa hè thu lớn nhất, thị trấn Châu Thành ( 80 ha), và hai xã Long Hoà, Hoà Minh diện tích gieo trồng thấp

- Xã Mỹ Chánh (75 ha), Đa Lộc (65 ha), Phước Hảo (60 ha) có diện tích trồng bắp lớn nhất, thị trấn Châu Thành có diện tích trồng Bắp thấp nhất

- Bắp lai chủ yếu được trồng ở xã Đa lộc (25 ha), Mỹ Chánh (15 ha), Nguyệt Hoá( 6 ha), Thanh Mỹ ( 6 ha) Những giống bắp lai như: Lương nông, đại địa, MX2 đang được trồng thử nghiệm nên diện tích trồng không lớn

- Xã có diện tích trồng khoai lang, khoai mì lớn nhất: Đa Lộc (45 ha), Mỹ Chánh (30 ha), thấp nhất là các xã Long Hoa (5 ha)ø, Hưng Mỹ (7,5 ha)

- Xã có diện tích trồng rau, đậu các loại lớn nhất :Đa Lộc (180 ha), Lương Hoà A (174 ha), Nguyệt Hoá (150 ha), Hoà Lợi (225 ha), Hưng Mỹ (200 ha), và thấp nhất là ở thị trấn Châu Thành (6 ha), Long Hoà

Trang 34

II NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN LOẠI CỦA CÁC LOẠI CÂY NÔNG

NGHIỆP ĐANG ĐƯỢC TRỒNG Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TRÀ

VINH

Qua khảo sát thực địa cho thấy huyện Châu Thành tham gia sản xuất với hơn 30 chủng loài rau màu các loại và rất nhiều các giống lúa mới Các loại rau màu và lúa được cho là có năng suất cao, được người dân nơi đây gieo trồng tập trung ở một số xã trọng điểm có hệ thống thuỷ lợi tốt, gần các con sông, kênh rạch phù hợp cho sản xuất nông nghiệp trong huyện như : Song Lộc, Đa Lộc Nguyệt Hoá, Phước Hảo………Các giống này được phân loại theo tên khoa học, họ, nguồn gốc và được sắp xếp theo thứ tự trong bảng sau:

Bảng 2: Phân loại nguồn gốc và sự phân bố các cây trồng tại huyện Châu Thành

TÊN VIỆT

NAM

Họ bầu bí Cucurbitaceae

Có nhiều tại Lương Hoà, Hoà Minh, Đa Lộc

tại Long Hoà, Đa Lộc

Khổ qua Momordica charabtia L Thái Lan, Việt Nam, Aán Độ

Trồng nhiều tại Long Hoà, Hoà Minh

Trang 35

Bí dao Benincasa cerifera Savi Việt Nam, Trung Quốc

Trồng nhiều tại Hoà Lợi, Hoà Thuận

Nguyệt Hoá, Song Lộc, Lương Hoà

Mướp hương Luff acutangula Rokb Thái Lan, Đài Loan Trồng

nhiều ở Hưng Mỹ, Lương Hoà A, Hoà Thuận

Họ bìm bìm Covolvulaceae

Rau muống Impomonea equatica Thái Lan, Đài Loan Trồng

nhiều ở toàn huyện Châu Thành

Cà chua Lycopersicon esculertum Mill Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan Có

nhiều tại Hoà Minh, Phước Hảo

nhiều ở Hoà Lợi, Phước Hảo, Lương Hoà

Họ hoà thảo Graminales Poidae

Thành

nhiều Mỹ Chánh, Đa Lộc, Nguyệt Hoá

Trang 36

Họ hoa môi Lamiaceae

Tía tô Perrila ocymoides L Trồng nhiều ở Hoà lộc, Hoà

Thuận Kinh giới Elsholtzia cristata willd Trồng tại Mỹ Chánh, Thanh

Mỹ, Song Lộc

Họ hoa tán Umbellifereae

Ngò gai Eryngium foetidum L Trồng nhiều tại Mỹ Chánh,

Thanh Mỹ, Song Lộc

Cây gừng Zingiber officinale Role Trồng nhiều ở Hào Minh

Họ rau răm Polygonaceae

Rau răm Polygonum oratum Lour Trồng nhiều tại Mỹ Chánh,

Thanh Mỹ

Họ thập tự Brassicaceae

Cải ngọt Brassica chinensis L Thái Lan, Việt Nam Trồng

nhiều ở Long Hoà, Phước Hảo, Hưng Mỹ

Bắp cải Brassica oleracea var capitata L Nhật Bản, Đài Loan Trồng

nhiều tại Hưng Mỹ, Long Hoà

Cải bông đơn Brassica oleracea var botrybis L Nhật bản

Cải bông kép Brassica oleracea var italica L Nhật Bản

Cải rổ Brassica oleracea var virids L Thái Lan Trồng tại Phước

Hảo, Lương Hoà Cải bi xen Brassica oleracea var gemmifera L

Su hào Brassica oleracea var caulorapa L Thái Lan, Đài Loan

Trang 37

Cải bắc thảo Brassica campestris ssp pelunensis Thái Lan, Đài Loan

Cải bẹ dún Brassica oleracea var sabauda L Thái Lan Trồng tại Phước

Hảo, Lương Hoà A, Mỹ Chánh

Cải thìa Brassica sinensis L Thái Lan Trồng tại Châu

Thành, Hoà Thuận Cải xanh Brassica juncea L Thái Lan Trồng tại Đa Lộc,

Hoà Lợi, Thanh Mỹ

Phước Hảo

Họ thầu dầu Euphorbiaceae

Rau ngót Sauropus androgynus L Merr Trồng ở Thanh Mỹ, Phước

Hảo Khoai mì Manihot ultissima Pohl Trồng trên toàn huyện Châu

Thành Khoai lang Impomoea batatas Trồng trên toàn huyện Châu

Thành

Họ lá giấp Polygonacae

Cây giấp cá Polygonum oratum Lour Trồng nhiều tại Mỹ Chánh,

Thanh Mỹ

Xà lách Lautuca satavi var capitata L Nhật Bản, Hàn Quốc Trồng

nhiều ở Phước Hảo, Hoà Lợi Tần ô Chrysentherium coronarium L Thái Lan Trồng nhiều Lương

Hoà, Song Lộc, Đa Lộc

Trang 39

III ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TRÀ VINH

1 Cây lúa:

Tên khoa học: Oryza sativa

Họ: Graminales Poidae

Lúa trồng là một loại cây thân thảo sinh sống hằng năm Thời gian sinh trưởng khác nhau tuỳ theo giống, nằm trong khoảng 60 -250 ngày Lúa trồng

hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại Oryza fatua L

Lá: một lá lúa hoàn chỉnh gồm các bộ phận: bẹ lá, phiến lá, cổ lá, tai lá và lưỡi lá (thìa lìa) Lá lúa có màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại giống Rễ: là bộ phận để cây bám chặt vào đất đồng thời là cơ quan hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây lúa Rễ lúa thuộc loại rễ chùm Rễ non có màu trắng đến trắng ngà, có nhiều lông hút Rễ già có màu nâu sáng đến màu thẫm, rễ chết có màu đen

Thân: cây lúa có thân giả và thân thật Thân thật của cây lúa chỉ hình thành từ khi cây lúa vươn đốt, thân thật gồm các lóng nối với nhau kế tiếp qua các đốt, phần cuối của thân là bông lúa Thân giả thường dẹp, xốp nằm sâu trong bẹ lá sát mặt đất và rất ngắn

Bông lúa: là bộ phận quan trọng nhất của cây lúa Bông lúa là bộ phận tạo

ra hạt lúa –cơ quan duy trì đời sống của cây lúa, tao một chu trình mới trong quá trình tồn tại và phát triển cây lúa Hạt thóc là sản phẩm quan trọng của cây lúa và tạo ra ở bông lúa

Các giống lúa năng suất cao hiện nay đang được phòng khuyến nông khuyến khích người dân trồng và sản xuất Một số đặc tính sinh thái của các giống lúa này:

Trang 40

Giống OM 2718 -1: Có thời gian sinh trưởng là 90 -95 ngày Chiều cao cây

từ 90 -95 cm Trọng lượng 1000 hạt: 28,8 g Dạng hình giống này thì đẻ nhánh khá, khoe bông, lá cờ nhỏ, đứng, dạng hình còn phân li Phẩm chất hạt gạo dài và trong Cây có khả năng kháng bệnh cháy, kháng bệnh rầy nâu Trồng tập trung ở các xã Song Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Nguyệt Hoá Năng suất đạt 5 -

6 tấn/ha, thích hợp cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu

Giống OM 2514: Thời gian sinh trưởng 90 -95 ngày, chiều cao cây khoảng

90 -95 cm Trọng lượng 1000 hạt được 27 g Về hình dạng còn phân li, lá cờ trung bình Về phẩm chất hạt gạo dài, to, trong Cây dễ bị nhiễm bệnh cháy lá và rầy nâu Trồng tập trung ở xã Thanh Mỹ, Châu Thành, Hoà Minh Năng suất

6 -8 tấn/ha

Giống OMCS 2000: Đây lá giống được lai tạo từ các giống của trường đại

học Cần Thơ và Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, có thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày Chiều cao cây: 90 -95 cm, cây có khả năng kháng rầy nâu và kháng cháy lá Phẩm chất hạt tốt, hạt gạo dài, có mùi thơm nhẹ Dạng hình đẹp, đẻ nhánh khoẻ, lá cờ to, giấu bông, bông dài Trồng rãi rác ở các xã, không tập trung vì đây là giống lúa mới đang được trồng thử nghiệm ở một số xã Năng suất bình quân đạt 4 -5 tấn/ha, thích nghi cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, đây là giống lúa không nên sạ dày sẽ làm năng suất và phẩm chất hạt gạo kém

Giống ST5: Thời gian sinh trưởng 120 -128 ngày Chiều cao cây: 90 -95 cm Phẩm chất hạt tốt, có mùi thơm nhẹ, thích nghi với vụ mùa Đông Xuân,

thích hợp cho việc xạ, thích nghi với mọi điều kiện khí hậu môi trường Cây có khả năng kháng bệnh cháy lá, trái vằn, đốm la tốtù Trồng nhiều tại các xã Phước Hảo, Hưng Mỹ, Lương Hoà A, Đa Lộc Năng suất đạt được 6-7 tấn/ha

Ngày đăng: 17/07/2024, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w