Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh 1 Nguyên tắc chung - Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 và Luật đầu tư năm 2020, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA LUẬT KINH TẾ
⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕
TIẾU LUẬN LUẬT ĐẦU TƯ
………
Họ tên sinh viên: HÀ MẠNH GIAO
Lớp: LK24.07
Mã sinh viên: 19146211
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Nội dung
1.Đầu tư là gì
2.tính cấp thiết của luật đầu tư 2020
II Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Trang 3MỞ ĐẦU
Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển Nhà nước luôn tìm mọi cách để thu hút, duy trì
và phát triển tốt môi trường đầu tư của mình Để làm tốt điều đó, một trong những phương pháp được đưa ra là hàng loạt các chính sách để đảm bảo đầu tư, nhằm tạo uy tín, sự tin tưởng cũng như tạo ra một môi trường đầu tư thật sự có tiềm lực, thu hút tối đa các dự án đầu tư vào nước mình Với các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua các chính sách đảm bảo đầu tư
mà có thể cải thiện, nâng cao đáng kể lòng tin cũng như tranh thủ, tận dụng tối đa những chính sách từ phía từ phía chính quyền trong nước và hơn thế nữa
Nhưng bên cạnh phát triển đầu tư chúng ta vẫn phải tuân theo pháp luật
và tránh những ngành nghề mà pháp luật đầu tư cấm Để làm rõ hơn tôi
đã chọn chủ đề số 9 “ Phân tích các quy định của pháp luật đầu tư về ngành nghề cám đầu tư kinh doanh’’ để phần tích và làm rõ
Trang 4NỘI DUNG
I Khái niệm đầu tư
1 Đầu tư là gì
Thuật ngữ Đầu tư được sử dụng khá rộng rãi từ trong các văn bản pháp luật cho đến sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày
Theo Luật đầu tư 2020, “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu
tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” Cũng theo
đó “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”
Như vậy, theo Luật đầu tư Việt Nam thì hoạt động đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện 4 nhóm hoạt động kinh doanh bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện
dự án đầu tư
2 Tính cấp thiết của luật đầu tư 2020
Sau nhiều năm ban hành và sử dụng Luật Đầu Tư 2014, dù được đánh dấu là sự quyết tâm cải cách pháp luật của Nhà nước và thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại đang gây nhiều khó khăn không chỉ là nội dung một số quy định của những luật này chưa thật sự phù hợp mà còn là các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm các Luật này có hiệu lực vẫn chưa được hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này Điều này đang gây nên sự chậm trễ, ách tắc và khiến các các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lo ngại
Trang 5Trên thực tế nhằm giải quyết và tạo một môi trường pháp lý minh bạch,
rõ ràng, tạo niềm tin đầu tư đối với các nhà đầu tư và để chính sách pháp luật về đầu tư được thực hiện và áp dụng đồng bộ thì việc luật đầu tư
2020 ra đời là tính tất yếu
II Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
1) Nguyên tắc chung
- Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 và Luật đầu tư năm 2020, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm Ngay từ những điều đầu tiên trong hai đạo luật quan trọng về kinh doanh ở Việt Nam, nguyên tắc này đã được ghi nhận rõ ràng Nó là biểu hiện rõ nét một khía cạnh của quyền tự do kinh doanh mà Việt Nam theo đuổi: Quyền tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành, nghề mà pháp luật không cấm
Trên cơ sờ đó, các ngành, nghề kinh doanh về cơ bản được chia thành ba nhóm: Cảc ngành, nghề kinh doanh bị cấm, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh
Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ và quan điểm của nhà lãnh đạo, có những ngành, nghề kinh doanh trong những thời điểm nhất định sẽ bị cấm hoặc không khuyến khích kinh doanh Các lý do để xác định các ngành, nghề bị cấm/hạn chế thông thường là lý do quốc phòng - an ninh quốc gia, trật tự - an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng Tuy vậy, khi nghiên cứu về các ngành, nghề kinh doanh bị hạn chế hoặc bị cấm, nguyên tắc căn bản là phải luôn gắn liền với những thời điểm cụ thể Danh sách các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội và quan điểm của nhà lãnh đạo Nên khi những yếu tố này, đặc biệt là điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, các quy định cấm hoặc hạn chế kinh doanh cũng thay đổi theo
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp
Trang 6lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Cơ quan đăng
ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đãng ký doanh nghiệp
2) Các ngành nghề bị cấm
Luật đầu tư quy định 8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh căn cứ Khoản 1 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021
-Thứ nhất, cấm kinh doanh một số chất ma túy.
Pháp luật quy định một số danh mục chất ma túy và tiền chất, trong đó có các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng và được dùng hạn chế, căn cứ Khoản 2 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020; Điều 1 Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ “Quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất”, sửa đổi,
bổ sung theo Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020
Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh với danh mục 47 chất ma túy, căn cứ Phụ lục 1 “Các chất ma túy cầm đầu tư kinh doanh”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 (tăng thêm 2 chất so với Luật đầu tư năm 2014)
Có 9 hành vi liên quan đến ma túy bị nghiêm cấm theo quy định của Luật phòng, chống ma túy, căn cứ Điều 3 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008
-Thứ hai, cấm kinh doanh một số loại hóa chất, khoáng vật.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với các loại hóa chất, khoáng vật được quy định cụ thể gồm 4 nhóm trong Luật hóa chất, căn cứ Điều 7 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất”, Hóa chất năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và 14 nhóm trong Luật năng lượng nguyên tử, căn cứ Điều 12 về “Những hành vi bị nghiêm cấm”, Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018
Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 18 loại, nhóm hóa chất, khoáng vật, căn cứ Phụ lục II “Danh mục hóa chất, khoáng vật”, ban
Trang 7hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 (tăng 5 loại, nhóm so với Luật đầu
tư năm 2014)
-Thứ ba, cấm kinh doanh một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với động vật, thực vật hoang dã được quy định cụ thể gồm:
– 9 nhóm trong Luật đa dạng sinh học, căn cứ Điều 7 về “Những hành vi
bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học”, Luật đa dạng sinh học năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2018
– 9 nhóm trong Luật lâm nghiệp, căn cứ Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật lâm nghiệp năm 2017
Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 258 loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang
dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, căn cứ Phụ lục III “Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020
Luật đầu tư cũng quy định, việc sản xuất, sử dụng 3 loại sản phẩm nêu trên (chất ma túy; một số loại hóa chất, khoáng vật và một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã), trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ, căn cứ Khoản 2 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm 2020; Điều 1 Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ
“Quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất”
Như vậy, về bản chất, pháp luật không cấm toàn bộ, mà chỉ hạn chế một cách nghiêm ngặt việc sản xuất, sử dụng các loại sản phẩm trên;
Thứ tư, cấm kinh doanh mại dâm.
Có 9 hành vi mại dâm bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm gồm: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến
Trang 8hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật, căn cứ Điều 4 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
-Thứ năm, cấm mua, bán người, mô, xác bộ phận cơ thể, bào thai người.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này được quy định cụ thể bao gồm:
– 10 nhóm trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, căn cứ Điều 11 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 Luật đầu tư năm 2020 bổ sung thêm việc cấm mua bán “xác và bào thai người” so với Luật đầu tư năm 2014,
– 12 nhóm trong Luật phòng, chống mua bán người, căn cứ Điều 3 về
“Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
-Thứ sáu, cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, căn
cứ điểm g Khoản 2 Điều 5 về “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Đồng thời đây cũng là một trong những thực tiễn trái với nhân phẩm của con người căn cứ theo Điều 11 Tuyên bố toàn cầu về Gen người và các quyền của con người đã được Đại hội đồng của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) nhất trí thông qua và tuyên bố tại phiên họp lần thứ 29 ngày 11/11/1997
-Thứ bảy, cấm kinh doanh pháo nổ.
Tất cả các loại pháo nổ đã bị nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/01/1995, căn cứ Chỉ thị số 406-TTg ngày 08/8/1994 của Thủ tướng cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”
Từ ngày 01/7/2015, “kinh doanh các loại pháo” thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014 Từ ngày 01/01/2017 trở
đi, kinh doanh pháo nổ lại bị cấm theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung
Trang 9Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2016
Nếu pháp luật chỉ cấm kinh doanh pháo nổ theo quy định dưới luật thì sẽ không xử lý được về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định của
Bộ luật hình sự, căn cứ Điều 190 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm”,
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
-Thứ tám, cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Nền kinh tế càng phát triển thì xã hội càng phát sinh thiếu vấn đề phức tạp, đòi hỏi chuyên môn hóa cao trong lao động Đòi nợ là một nghề khó, một công việc phức tạp, đòi hỏi chuyển môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghệ thuật, phương thứ nhất định mà người cho vay, cho nợ, bán chịu hàng hóa sành sỏi cũng không dễ gì có được
Dịch vụ đòi nợ vốn là một trong những hoạt động rất cần thiết, thậm chí
là sự tất yếu giúp cho việc thu hồi nợ trên thực tế, bảo vệ hữu hiệu quyền của chủ nợ và chủ sở hữu, đồng thời thúc đẩy các giao dịch dân sự liên quan đến việc vay, nợ
Năm 2007, lần đầu tiên pháp luật quy định chính thức về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và quy định một số hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ như:
“Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan”, căn cứ Điều 11 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ”, căn cứ Nghị định số
104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”
Trước đó, pháp luật chưa có quy định, hoạt động đòi nợ thuê diễn ra một cách phổ biến Từ năm 2015 trở đi, kinh doanh dịch vụ đòi nợ được xác định là một trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, căn cứ Phụ lục IV “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2016,
2017, 2018, 2019
Năm 2020, luật đã cấm dịch vụ đòi nợ vì lý do dễ bị lợi dụng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, căn cứ Điểm b Khoản 1
Trang 10Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”, Luật đầu tư năm
2020 Đây là việc cấm rất thiếu thuyết phục, vì khác với những thứ gây nguy hại trực tiếp như ma túy, bản chất hoạt động đòi nợ thuê là vô hại, chỉ nên cấm việc đòi nợ thuê phạm pháp và xử lý những hành vi biến tướng, lạm dụng, gây nguy hại cho xã hội
8 ngành, nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh nêu trên đồng thời cũng bị cấm đầu tư ra nước ngoài, căn cứ Khoản 1 Điều 53 về
“Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài”, Luật đầu tư năm 2020.
3) Chế tài xử lý ngành nghề cấm
Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với cá nhân, từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
(hiện hành phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, từ
60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với tổ chức)
Ngoài ra, còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm kể trên
chức thực hiện hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề bị cấm còn
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như đối với hành vi kinh doanh mại dâm với nhiều hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm,… với mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 -15 năm tù (tội môi giới mại dâm) hoặc chung thân (tội chứa mại dâm)
Đối với hoạt động kinh doanh mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người cũng là tội phạm được quy định trong BLHS 2015 với khung hình phạt tăng nặng cao nhất lên tù chung thân
Trang 11KẾT LUẬN
Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển Nhà nước luôn tìm mọi cách để thu hút, duy trì
và phát triển tốt môi trường đầu tư của mình Để làm tốt điều đó, một trong những phương pháp được đưa ra là hàng loạt các chính sách để đảm bảo đầu tư, nhằm tạo uy tín, sự tin tưởng cũng như tạo ra một môi trường đầu tư thật sự có tiềm lực, thu hút tối đa các dự án đầu tư vào nước mình Tuy nhiên, còn rất nhiều bất cập, khó khăn, sự mâu thuẫn chồng chéo không chỉ ở trong các quy định của pháp luật mà còn trong quá trình thực thi, áp dụng Vẫn còn những khác biệt đáng kể giữa các văn bản luật trong nước và các văn bản luật mà chúng ta ký kết với các nước thế giới; vẫn còn những bất cập xảy ra bởi chính chế độ của chúng ta như chưa được công nhận nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường; vẫn còn những “lỗ hổng” để các nhà đầu tư có thể lách và chuyển lợi nhuận
về nước không hợp pháp
Để đầu tư mà không vi phạm pháp luật thì lại càng quan trọng chúng ta phải nắm rõ luật để không vi phạm phám luật Trên đây là toàn bộ những
gì hiểu biết và những điều tích góp được sau khi học môn luật đầu tư về
đề tài “Phân tích các quy định của pháp luật đầu tư về ngành nghề cám đầu tư kinh doanh ” Trong quá trình làm bài không thể tránh qua những sai sót mong cô châm trước và góp ý thêm để e hoàn thiệt bài hơn