1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Sự Tương Thích Giữa Các Quy Định Về Cách Xác Định Và Quychế Pháp Lý Các Vùng Biển Thuộc Quyền Chủ Quyền Theo Quy Định Của Pháp Luậtviệt Nam Và Công Ước Luật Biển 1982.Pdf

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Sự Tương Thích Giữa Các Quy Định Về Cách Xác Định Và Quy Chế Pháp Lý Các Vùng Biển Thuộc Quyền Chủ Quyền Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Và Công Ước Luật Biển 1982
Tác giả Đàm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Tú Trinh, Võ Nguyễn Anh Triều, Nguyễn Quý Tùng, Lê Thị Hà Vi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 357,51 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Đề 12: Đánh giá sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc quyền

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề 12: Đánh giá sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc quyền chủ quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước luật biển 1982

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP

NHÓM

Nhóm: 06 Lớp: N07.TL2

Khoa: Luật học

Khóa: 46

Tổng số sinh viên của nhóm: 6

Môn học: Công pháp quốc tế

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc

thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

ST

Đánh giá

1 460247 Đàm Thị Huyền Trang x

2 460248 Nguyễn Thị Thu Trang x

3 460249 Nguyễn Thị Tú Trinh x

4 460250 Võ Nguyễn Anh Triều x

Trang 3

5 460251 Nguyễn Quý Tùng x

Giáo viên Nhóm trưởng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ BÀI 1

NỘI DUNG 1

I Sự tương thích về cách xác định 1

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải 1

2 Vùng đặc quyền kinh tế 2

3 Vùng thềm lục địa 2

II Sự tương thích về quy chế pháp lý 3

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải 3

2 Vùng đặc quyền kinh tế 4

3 Vùng thềm lục địa 5

KẾT BÀI 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Trang 5

MỞ BÀI

Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài 3260 km, có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trải dài từ Bắc vào Nam và “đối mặt” với Biển Đông (vùng biển

có nhiều tranh chấp chưa thể giải quyết) Do đó Việt Nam cũng nằm trong nhóm những quốc gia ven biển có xung đột lợi ích với các quốc gia khác Trong đó có vấn đề về vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia bao gồm vùng tiếp giáp lãnh hải (Contigous zone), vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone) và thềm lục địa (Continental shelf) được quy định tại Công ước Luật biển năm

1982 Với tư cách là một chủ thể của Luật Quốc tế, Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể và những văn bản pháp luật điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của Luật biển quốc tế về vấn đề này Để tìm hiểu rõ hơn về quy định của Luật Việt Nam và Luật Biển quốc tế 1982 về vùng biển thuộc quyền chủ quyền

chúng em xin chọn đề bài: “Đánh giá sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc quyền chủ quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Luật biển năm 1982”.

NỘI DUNG

I Sự tương thích về cách xác định

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Công ước Luật biển năm 1982 quy định về cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải

tại Khoản 2 Điều 33: “Vùng biển tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể

từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, với ranh giới trong là đường cơ sở” Quy định của pháp luật Việt Nam về xác định vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định tại Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012: “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải

lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.”

Trang 6

Cách diễn đạt của pháp luật Việt Nam về xác định vùng tiếp giáp lãnh hải không giống với cách diễn đạt của Công ước Luật biển 1982, tuy nhiên vẫn có thể thấy

sự tương thích về cách xác định, cụ thể: Việt nam xác định vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải (quy định về

lãnh hải tại Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 quy định: “Lãnh hải là vùng biển

có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển”), Công ước Luật biển

1982 xác định vùng này không mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở Vì vậy, quy định về cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải của pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước Luật biển 1982

2 Vùng đặc quyền kinh tế

Cách xác định vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Công ước Luật biển

1982 cơ bản là thống nhất Căn cứ theo Điều 57 Công ước Luật biển năm 1982

quy định: “Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải” Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012: “Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.

3 Vùng thềm lục địa

Theo Khoản 1 và Khoản 5 Điều 76 Công ước Luật biển năm 1982 quy định về thềm lục địa, theo đó thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa, không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500m

Trang 7

Công ước Luật biển 1982 quy định về thềm lục địa tại Điều 76 cho mọi trường hợp có thể xảy ra ở tất cả các quốc gia thì Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về thềm lục địa tại Điều 17 là căn cứ vào tính chất địa hình của Việt Nam để cụ thể hóa quy định của Công ước Luật biển 1982 cho phù hợp, tránh rườm rà, dễ hiểu

khi áp dụng vào Việt Nam: “Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải

lý tính từ đường cơ sở Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).”

Nhìn chung Luật biển 1982 là công ước chung cho tất cả các chủ thể của luật

quốc tế, nó có các quy định bao quát, cụ thể, Công ước này đã đưa ra tất cả các trường hợp có thể xảy ra trên tất cả các quốc gia để tránh gây tranh chấp cũng như tạo ra sự công bằng cho tất cả các quốc gia Còn Luật biển Việt Nam dựa vào các quy định của Công ước để đưa ra những cách xác định các vùng biển hợp lý nhất, đảm bảo lợi thế và quyền của Việt Nam là tối đa nhất trong khuôn

khổ được cộng đồng quốc tế công nhận

II Sự tương thích về quy chế pháp lý

1 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Theo Điều 33 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp lãnh hải, nhằm: ngăn ngừa, trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định hải

Trang 8

quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; có quyền đối với di tích lịch sử hoặc khảo cổ nằm dưới đáy biển vùng tiếp giáp lãnh hải” Trong quy định của pháp luật Việt Nam theo Điều 14 về chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam bao gồm: “Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia” và Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012: “Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy

ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam”.

Trước tiên, có thể khẳng định rằng quy định của Công ước Luật biển 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012 có sự tương thích Cụ thể ta xác định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng tiếp giáp lãnh hải dựa trên

cơ sở Điều 33 Công ước Luật biển 1982 Tuy nhiên trong Luật biển 1982, để biết được hết quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp này phải tham khảo nhiều chương, điều dẫn đến việc khó xác định và có thể bị bỏ sót một quy chế pháp lý nào đó, còn ở Luật biển Việt Nam ngoài việc chi tiết hóa, cụ thể hóa các quy định trong luật biển 1982, ở Luật biển Việt Nam các quy định được bao quát, tập trung trong một chương cụ thể để có thể dễ dàng áp dụng các quy định hơn

Đồng thời, sự tương thích về các xác định vùng tiếp giáp lãnh hải của Công ước Luật Biển 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 được đề cập ở phần trước cho thấy vùng tiếp giáp lãnh hải được hưởng quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

2 Vùng đặc quyền kinh tế

Theo Điều 56 Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có quyền chủ

quyền, quyền tài phán như sau: Tài nguyên sinh vật, phi sinh vật: thăm dò, khai

thác, bảo tồn ở vùng nước trên đáy biển, dưới đáy biển hoặc lòng đất đất dưới đáy biển Quốc gia ven biển cũng có một số quyền tài phán nhất định trong vấn

Trang 9

đề: lắp đặt đảo nhân tạo, các thiết bị công trình, nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước

quy định Đối với các quốc gia khác: Được hưởng các quyền tự do hàng hải, tự

do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế

Căn cứ Điều 15 Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nhà nước Việt Nam được thực

hiện các quyền sau đây: Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và

bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế Đối với các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác Được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị

và công trình trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên Tuy nhiên, các quốc gia khác phải được sự cho phép của Việt Nam thông qua văn bản và hợp đồng phù hợp

Về cơ bản, Luật Biển Việt Nam tôn trọng và tuân theo các quy định của Công ước đối với quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế Thêm vào đó việc thực hiện các quyền và các hoạt động như: quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, tự do hàng không và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên

và luật pháp của Việt Nam về biển Đối với quốc gia khác thực hiện quyền tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Việt Nam tôn trọng và tuân thủ theo

Trang 10

quy định của Công ước tuy nhiên, theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012 thì các quốc gia khi thực hiện các quyền đó thì phải được sự cho phép của Nhà nước Việt Nam thông qua các văn bản hoặc hợp đồng phù hợp và không được không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp tuân thủ theo quy định của pháp luật nước ta và pháp luật quốc tế có liên quan

Như vậy, đối với các quy định về vùng đặc quyền kinh tế trong Luật Biển Việt Nam 2012 các nhà soạn thảo đã dựa vào Công ước quốc tế về Luật Biển năm

1982 để chi tiết hóa thành các điều khoản; hay nói cách khác là nội luật hóa các quy định của quốc tế để trở thành văn bản pháp luật có thể dễ hiểu, dễ áp dụng hơn trên thực tế và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia mình Thể hiện bằng việc đã quy định rõ hơn về quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng đặc quyền kinh tế Việc quy định này sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ chủ quyền tài nguyên biển của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia mình, tránh được sự xâm phạm một cách trái phép của các quốc gia khác

3 Vùng thềm lục địa

Quyền của quốc gia ven biển được Công ước Luật biển 1982 quy định tại Điều 77: Quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên

và có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì, do đó các quốc gia khác không có quyền tiến hành các hoạt động đó khi không có sự thỏa thuận rõ ràng của các quốc gia nước sở tại Các quốc gia ven biển còn có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên thềm lục địa, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển

Căn cứ điều 18 Luật Biển Việt Nam: Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên Quyền chủ quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc

Trang 11

khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

Điểm tương đồng có thể thấy rõ chính là quyền của quốc gia ven biển với: thăm

dò, khai thác tài nguyên; đặc quyền bất khả xâm phạm đối với quyền này nếu không có sự đồng ý; cho phép về việc khoan tại vùng này Thêm vào đó, Luật Biển Việt Nam đã nội luật hóa theo Công ước Luật Biển, như việc lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm của các quốc gia khác phải được sự chấp thuận bằng văn bản Các nhà làm luật Việt Nam đã dựa vào những quy định mang tính chất chung của Công ước Luật Biển mà bổ sung cho cụ thể, chi tiết để dễ hiểu cũng như thuận tiện áp dụng

KẾT BÀI

Qua tất cả các phân tích trên chúng ta có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Luật biển năm 1982 về cách xác định và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền Việt Nam có sự tương thích lớn Điều này

là tất yếu bởi Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Luật biển năm

1982 Do đó, Việt Nam tôn trọng và tuân thủ các quy định của Công ước từ đó xây dựng Luật Biển Việt Nam trên cơ sở làm rõ, nội luật hóa các quy định quốc

tế để trở thành văn bản pháp luật phù hợp với thực tế tình hình Việt Nam để đưa

ra những cách xác định các vùng biển và các quy chế pháp lý hợp lý nhất, đảm bảo lợi thế và quyền của Việt Nam là tối đa nhất trong khuôn khổ được cộng đồng quốc tế công nhận, đồng thời, giúp Việt Nam thực hiện Công ước mà Việt Nam đã kí kết

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Điều ước quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam

1 Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982

2 Luật Biển Việt Nam 2012

3 Tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh

tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977

II Giáo trình

4 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân,

2022

4 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật biển Quốc tế, Nxb Tư pháp, 2022.

III Website

6. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Công ước Luật Biển Quốc tế năm 1982: “Các vùng biển của quốc gia ven biển”,

https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/cong-uoc-luat-bien-quoc-te-nam-1982-cac-vung-bien-cua-quoc-gia-ven-bien-73570.html, truy cập ngày 10/02/2023

6. Báo Quốc tế, “UNCLOS 1982 - Cơ sở pháp lý cho trật tự trên biển, thúc đẩy phát triển và hợp tác biển”, https://songoaivu.hatinh.gov.vn/unclos- 1982-co-so-phap-ly-cho-trat-tu-tren-bienthuc-day-phat-trien-va-hop-tac-bien-1608018961.html , truy cập ngày 10/02/2023.

6. Trần Công Trục, “Các vùng biển và các quyền liên quan của quốc gia ven biển”,

Trang 13

https://vtv.vn/trong-nuoc/cac-vung-bien-va-cac-quyen-lien-quan-cua-quoc-gia-ven-bien-20190814190016875.htm, truy cập ngày 15/02/2023

pháp luật quốc tế”, https://stp.thuathienhue.gov.vn/? gd=10&cn=342&tc=356, truy cập ngày 19/02/2023

6. Hải Bình, “Phạm vi và chế đô ̣ pháp lý của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc về Luâ ̣t Biển năm 1982 và Luâ ̣t Biển Viê ̣t Nam 2012”,

https://canhsatbien.vn/portal/bien-dao-viet-nam/pha%CC%A3m-vi-va%CC%80-che%CC%81-do%CC%A3-pha%CC%81p-ly%CC

%81-cu%CC%89a-th%E1%BB%81m-lu%CC%A3c-di%CC%A3a-theo-cong-uo%CC%81c-lien-ho%CC%A3p-quo%CC%81c-ve%CC

%80-lua%CC%A3t-bie%CC%89n-nam-1982-va%CC%80-lua%CC

28/02/2023

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w