Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà NộiVận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ DUNG
VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở YÊN BÁI VÀO DẠY HỌC MĨ THUẬT
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA XÁ,
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT
KHÓA: 11 (2021-2023)
Hà Nội, 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ DUNG
VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở YÊN BÁI VÀO DẠY HỌC MĨ THUẬT
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA XÁ,
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Minh Phong
Hà Nội, 2024
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của học viên dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Minh Phong Những nội dung tham khảo được trích dẫn từ những tài liệu có nguồn được chú thích đầy đủ, rõ ràng Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong luận văn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Dung
Trang 4Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
MT : Mĩ thuật Nxb : Nhà xuất bản
PPCT : Phân phối chương trình SGK : Sách giáo khoa
TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở
TH và THCS : Tiểu học và trung học cơ sở
Tr : Trang
TS : Tiến sĩ
VNEN : Viet Nam Escuela Nueva
Trang 5Bảng 3.1 Ý kiến của HS trước khi thực nghiệm tiết dạy bài “Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống” 112 Bảng 3.2 Ý kiến của HS tham gia thực nghiệm tiết dạy bài “Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống” 113 Bảng 3.3 Ý kiến của GV tham gia dự giờ thực nghiệm tiết dạy bài “Nét, màu trong tranh dân gian Hàng Trống” 117
Trang 6MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19
1.1 Một số khái niệm 19
1.1.1 Nghệ thuật tạo hình 20
1.1.2 Khái niệm tranh thờ 22
1.1.3 Dạy học mĩ thuật 24
1.2 Khái quát về nghệ thuật tranh thờ một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam 25
1.2.1 Nguồn gốc ra đời 25
1.2.2 Khái quát về nghệ thuật tranh thờ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên 29
1.2.3 Khái quát về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái 36
1.3 Một số hoạt động, phương pháp dạy học tích cực 47
1.3.1 Khái niệm dạy học và hoạt động dạy học 47
1.3.2 Một số phương pháp dạy học mĩ thuật 48
1.4 Thực tiễn về dạy học môn mĩ thuật tại Trường THCS Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 55
1.4.1 Thuận lợi 55
1.4.2 Khó khăn 56
1.4.3 Thực tiễn việc vận dụng yếu tố tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học tại trường THCS Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 57
Tiểu kết 58
Chương 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở YÊN BÁI 61
2.1 Giá trị nghệ thuật của tranh thờ người Dao ở vùng núi phía Bắc 61
2.2 Giá trị nghệ thuật trong tranh thờ người Dao tỉnh Yên Bái 63
2.2.1 Giá trị về cách tạo hình nhân vật 64
2.2.2 Giá trị về cách sắp xếp bố cục 69
2.2.3 Giá trị về đường nét 75
2.2.4 Giá trị về màu sắc 77
Trang 72.3 Sự tương đồng khác biệt trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái với
tranh dân gian Hàng Trống 81
2.3.1 Sự tương đồng 81
2.3.2 Sự khác biệt 82
Tiểu kết 84
Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở YÊN BÁI VÀO DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG THCS HÒA XÁ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 86
3.1 Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái vào dạy học Mĩ thuật tại trường THCS Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội 86
3.1.1 Giá trị về văn hóa lịch sử tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái trong chương trình giáo dục mĩ thuật THCS 86
3.1.2 Vận dụng một số biện pháp cảm nhận và phát triển về nghệ thuật tạo hình cho HS THCS qua tranh thờ của người Dao ở Yên Bái 90
3.1.3 Vận dụng giá trị tạo hình về bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào giảng dạy bài 15 “Tranh vẽ theo hình thức ước lệ” thuộc chủ đề Cuộc sống xưa và nay cho học sinh lớp 7A trường THCS Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Nội 101
3.2 Thực nghiệm 109
3.2.1 Kế hoạch thực nghiệm 110
3.2.2 Thời gian, địa điểm thực nghiệm 110
3.2.3 Hình thức thực nghiệm 110
3.2.4 Nội dung khoa học cần thực nghiệm 110
3.2.5 Thiết kế bài giảng cần thực nghiệm 110
3.2.6 Khảo sát đánh giá khi tổ chức thực nghiệm 111
3.2.7 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 111
3.2.8 Kết quả điều tra đánh giá sau thực nghiệm 112
Tiểu kết 115
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 124
Trang 8ẩm thực, thời trang, âm nhạc, hội họa,… Điều đó đã góp phần bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể trong kho tàng di sản đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó phải nói tới kỹ thuật làm tranh đạt đến trình độ điêu luyện Tranh thờ của người Dao là một loại hình nghệ thuật vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh như phục vụ các lễ hội, các ngày lễ trấn trạch,
lễ cấp sắc, ma chay Đặc biệt là tranh thờ của người Dao Yên Bái có nhiều yếu tố tạo hình độc đáo, tranh mang giá trị thẩm mỹ và sắc thái rất riêng, với cách thể hiện bố cục lạ mắt, màu sắc tự nhiên, mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực và có những giá trị văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc,
có nét tương đồng với tranh vẽ của các em học sinh THCS Vì thế, đây là một đề tài mới, chưa có ai nghiên cứu để đưa vào dạy học ở bậc THCS
Để tạo ra những sản phẩm giàu giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật tạo hình đã dùng yếu tố như đường nét, hình khối, bố cục, sắc màu nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện vẻ đẹp trong trạng thái nội tâm, tình cảm của con người Thông qua tác phẩm nghệ thuật, con người được tiếp nhận, chiêm nghiệm, đối chiếu với hiện thực để nhận thức các vấn đề của cuộc sống được sâu sắc hơn, tạo động lực và niềm cảm hứng thôi thúc con người phấn đấu tạo ra những giá trị mới Được lưu truyền qua bao đời nghệ thuật tạo hình dân gian như một dòng chảy mang trong mình những giá trị bền vững; mang tính vận động phát triển của lịch sử, tính ổn định của xã hội, bên cạnh đó cũng chứa đựng những giá trị mới; vừa là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, khám phá
và sáng tạo, vừa là kết quả của sự tích lũy và kế thừa
Trang 9Tranh thờ với nội dung tôn giáo, nó đóng góp niềm tin và trực cảm tâm linh Sự sùng bái về tâm linh và sức sống mãnh liệt của linh hồn tạo ra nhu cầu cho những suy nghĩ, bùa chú và các bức tranh thiêng Đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái, trong các nghi lễ cấp sắc, các nghi thức cúng tế, cầu an, tết nhảy, tang ma hầu hết vẫn sử dụng các bộ tranh thờ Nhưng thực tế cho thấy, tranh thờ cổ truyền của đồng bào dân tộc ít người nói chung, người Dao nói riêng đang dần bị mai một, thay vào đó là những bức tranh vẽ mới, do một số không ít các thầy cúng, thầy tào ở địa phương vẽ, với mục tiêu thiên
về sự thuận tiện và phương thức đơn giản Vì vậy, có một số bức tranh thờ mới không còn vẻ đẹp như trước, bị biến dạng hoặc biến mất khi các thầy tào không còn sống nữa Tuy đã có một số công trình nghiên cứu những nét khái quát chung về lịch sử văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng trong đó đề cập đến tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao, tranh thờ của một số dân tộc miền núi phía Bắc cùng với một số yếu tố đi kèm, nhưng cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của đồng bào người Dao, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái Với mong muốn được tìm hiểu những giá trị văn hóa, nghệ thuật của người Dao nơi đây, đặc biệt là khám phá, tìm hiểu thêm được một vài nét đặc sắc trong yếu tố tạo hình được các thầy Tào biểu đạt trong những
bộ tranh thờ, học viên mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu để đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao tỉnh Yên Bái, để lưu giữ bảo tồn và phát triển những giá trị nghệ thuật, văn hóa đặc sắc trong tranh thờ theo tinh thần Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đổi mới toàn diện về nội dung
và phương pháp dạy học mĩ thuật, khuyến khích giáo viên tìm tòi nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực và phẩm chất của người học Mặt khác, cần quan tâm đến đặc điểm của học sinh hay nói cách khác
là phương pháp học tập của các em là một trong những yếu tố quan trọng
Trang 10Quan tâm đến cách thức học của học sinh là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối
đa năng lực của các em Đặc biệt, trường THCS Hòa Xá năm học 2021- 2022
đã đưa chương trình sách giáo khoa mới môn mĩ thuật vào dạy học Bên cạnh
đó, đã có nhiều bài viết trên sách báo, tạp chí, tài liệu, viết về tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao Trong đó có tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái;
Có một số luận văn nghiên cứu về đề tài có liên quan đến tranh thờ Tuy nhiên về nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái thì chưa có ai nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học ở trường THCS Là một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật lâu năm, học viên cảm thấy cần thiết phải đưa văn hóa địa phương cũng như kế thừa mĩ thuật truyền thống dân tộc vào quá trình giảng dạy, góp phần đổi mới, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống Học viên mong được cống hiến một phần nào đó công sức của mình,
để giúp các thế hệ học trò thêm đam mê, hứng thú với bộ môn này, được học một cách bài bản, có hệ thống và đầy tính khoa học.Với những lý do trên,
học viên chọn đề tài: “Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường trung học cơ sở Hòa
Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu, rút ra
những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy làm nền tảng cho học viên có
thể nâng cao hơn kết quả dạy học mĩ thuật của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tài liệu nghiên cứu về tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao
Tranh thờ của người Dao ở miền núi phía Bắc Việt Nam là sản phẩm tinh thần đã được tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ, phản ảnh về vũ trụ, nhân sinh quan của con người Tranh thờ đã trở thành công cụ, biểu đạt ước
mơ, mong ước và niềm tin của cộng đồng người dân về quan hệ giữa người với thiên nhiên, về cuộc sống trong quá trình đấu tranh và sinh tồn Đồng thời tranh thể hiện tâm lý, quan niệm về cái đẹp, cái xấu của cuộc sống thông qua nghệ tuật tạo hình trong các tác phẩm Bên cạnh đó, đối với dòng tranh
Trang 11thờ không giống như những thể loại tranh được các họa sĩ sáng tác thông thường mà tranh thờ tái hiện lại điều thầy tào cảm nhận, nhận thức bởi tiềm thức, tâm linh về thế giới siêu thần và vẽ theo hình thức ước lệ, giả tưởng Với chủ đề tranh được trìu tượng hóa, mang tư tưởng triết học, huyền thoại, tôn giáo
Như đã khẳng định ở trên, trong quá trình điều tra thực tế, học viên thấy đã có một số đề tài nghiên cứu về tranh thờ nói chung và tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao nói riêng, nhưng các tác giả chủ yếu nghiên cứu tiếp cận theo hướng: Dân tộc học và Lịch sử, Văn hóa học Vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn mĩ thuật một cách có hệ thống, để thấy được giá trị yếu tố tạo hình trong những bộ tranh thờ của cộng đồng người Dao tỉnh Yên Bái chưa được các tác giả nghiên cứu khai thác hệ thống bài bản, chuyên sâu Để có cơ sở nghiên cứu sâu về yếu tố tạo hình trong bộ tranh thờ của người Dao áp dụng vào dạy học tại trường cá nhân học viên đã tập hợp, chọn lọc và phân chia các tư liệu đã công bố có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung chủ
yếu như sau: Các nghiên cứu về cộng đồng người Dao ở Việt Nam và Yên Bái; những nghiên cứu về tranh thờ thuộc các dòng tranh dân gian và tranh thờ của các dân tộc thiểu số miền núi và tranh thờ của tộc người Dao Đây là
những thông tin bổ ích giúp học viên có căn cứ để tiếp cận bộ tranh thờ của người Dao một cách có hệ thống và hiệu quả nhất
Phụng Hằng Cao (2015), Nghiên cứu hội họa tranh thờ dân gian dân tộc Dao, Nxb Dân tộc [6] Tài liệu bao gồm 2 chương, với chương I là phần
mở đầu, có các nội dung nghiên cứu đặc điểm môi trường sống của tộc người Dao, trong đó có nghiên cứu về các yếu tố như môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội, chế độ hôn nhân gia đình, tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng của dân tộc Dao Ngoài ra, còn có nội dung về thực trạng nghiên cứu tranh thờ dân tộc Dao, đây là nội dung cần thiết, là nguồn tài liệu quý giá để học viên có cái nhìn tổng quan, nhưng cô đọng rõ nét, tổng thể về những đóng
Trang 12góp của các tác giả nghiên cứu nước ngoài về tranh thờ dân tộc Dao
Nguyễn Tri Ân (Trian Nguyen) (2017), “Tôn giáo, tín ngưỡng và văn
hóa của dân tộc Dao nhìn từ góc độ tranh thờ”, Tạp chí Xưa và Nay, số 490
(tháng 12/ 2017) và số 491 (tháng 1/2018) [1] Bài viết gồm 26 trang có các
phần chính: Dẫn nhập, phân loại các bộ tranh thờ gồm có bộ Tiểu Đường và
bộ tranh Đại Đường, bộ tranh bổ túc, phần cuối là kết luận Phần phần dẫn
nhập của bài viết tác giả Nguyễn Tri Ân đã khái quát đôi nét chính về dân tộc Dao, về dân số, cư trú, di dân, di cư từ nam Trung Quốc vào Bắc Việt Nam, một số đặc điểm nổi bật về tập tục tín ngưỡng trong thờ cúng và các nghi lễ thực hành tín ngưỡng Từ đó tác giả đề cập đến sự liên quan giữ thế giới tâm linh, nghệ thuật, hội họa với tranh thờ của người Dao Ở phần kết luận tác giả đã nêu rõ tranh thờ của người Dao là một di sản vật thể có giá trị về mặt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, từ đó đưa ra ý kiến về việc bảo tồn và phát triển Với hai điểm chính trong phần kết luận, một là ý nghĩa tầm quan trọng của lạc khoản trong nghiên cứu tranh thờ, thông qua lạc khoản ta biết được niên đại, nghệ nhân, chủ nhân, lời ước nguyện của gia chủ, số lượng tranh, cũng như mong ước của người Dao trong đời sống Hai là về vấn đề vẽ tranh tác giả nêu, người Dao có nhiều nhóm, cư trú ở một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam Các tranh vẽ có số tuổi khác nhau, cũ nhất khoảng 200 năm, mới vẽ là vài chục năm, tuy cùng thể loại chủ đề nhưng có
sự khác biệt về vùng cư trú, thời gian và bản gốc do nghệ nhân dùng để vẽ Nhìn chung các bộ tranh do người Dao có kỹ năng tay nghề khéo léo, nên có tính thẩm mĩ cao, miêu tả đúng bố cục, phong cách và các họa tiết trang trí theo đúng những tiêu chuẩn, nguyên tắc khi vẽ các thần linh và anh hùng dân tộc Càng về sau do thiếu người có chuyên môn, qua thời gian và từng vùng miền các bức tranh vẽ lại bị thiếu chuẩn xác mang đường nét vụng về, mộc mạc, thiếu sót nhiều chi tiết tiêu chuẩn, không theo quy trình và quy chuẩn truyền thống, làm cho các bức tranh thiếu tính thẩm mỹ, không còn được vẻ
Trang 13đẹp như trước Phần cuối tác giả có giải thích một số thuật ngữ thường dùng khi nghiên cứu tranh thờ như Pháp sư, thầy Tào, Đạo sư, Sư công giải nghĩa
và nêu chức vụ thi hành, tác giả nêu những vấn đề về nhân sinh quan, thế giới quan của người Dao, những ý nghĩa tôn giáo, dân tộc, lịch sử thông qua những bộ tranh thờ này
Nguồn tư liệu của tác giả Nguyễn Tri Ân đã tiếp nối công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đi trước, đã cụ thể những vấn đề về xuất sứ, nguồn gốc và đưa ra nhũng dấu mốc về niên đại cụ thể của các bộ tranh thờ của người Dao nghiên cứu ở Thái Lan, Trung Quốc, Lào và phía Bắc Việt Nam, cách thức treo trưng bày khi hành lễ, hệ thống tên gọi, mô tả khái lược
về chân dung, dáng thế, quyền hạn, chức vị, ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng biểu hiện trong từng vị thần trên mỗi bức tranh Từ đó đưa ra những giá trị về tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa lịch sử của nhân sinh thế giới được phản ánh qua
bộ tranh thờ Đây cũng chính là nguồn tư liệu quý giúp học viên lấy đó làm cơ sở để soi chiếu với thực tế tranh thờ của người Dao ở Bắc Việt Nam
và đặc biệt là tranh thờ của người Dao ở Yên Bái
Những học giả nổi tiếng trong nước chuyên nghiên cứu về mĩ thuật và nghệ thuật truyền thống các dân tộc thiểu số, văn hóa học đã viết nên những tác phẩm có giá trị như:
Chu Quang Trứ (1984), Văn hóa việt nam nhìn từ mĩ thuật, tập II, Nxb
mĩ thuật [93], trong phần VII Tranh dân gian, và cuốn sách Tranh dân gian Việt Nam, trong phần viết về chủ đề và nội dung của tranh dân gian, ông đã
đề cập và phân tích mảng tranh thờ cúng, từ đó đưa ra nhận định là tất cả các trung tâm làm tranh dân gian Việt Nam đều dành một tỷ lệ lớn để sản xuất tranh thờ Trong các dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Làng Sình đều có mảng tranh thờ được vẽ song song cùng với các mảng tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh minh họa lịch sử và văn hóa Tác giả cũng điểm tên một số tranh thờ tiêu biểu trong các dòng tranh này
Trang 14như: Tranh Thổ công, Táo quân, tranh trấn trạch trừ tà gồm có tranh Vũ Đinh- Thiên Ất, Huyền đàn trấn môn, tranh Tử vi trấn trạch Ngoài ra, tác giả còn
mô tả sơ bộ vị trí treo tranh, dán tranh, sử dụng tranh trong không gian sinh hoạt gia đình cũng như sử dụng tại đền chùa Ông cũng đề cập đến tranh của tín ngưỡng Nho giáo, Đạo Giáo, Phật giáo, tín ngưỡng đồng bóng sùng bái thờ cúng các thần linh… như tranh Ngọc Hoàng Thượng đế, Thánh mẫu thượng ngàn, Tứ phủ, Tam phủ, Đức mẫu Thoải, Ngũ hổ,… Tác giả có phân tích đôi nét đặc trưng về bố cục, lối nhìn và giá trị của các bức tranh Đây là những thông tin để học viên có thể đối chiếu sự giống hay khác nhau giữa tranh thờ của dân tộc miền núi với tranh thờ ở miền xuôi của người Việt trong quá trình nghiên cứu
Cung Khắc Lược (2001), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt nam tập 5, Nxb Khoa học xã hội [50], trong phần 4: Nghề làm tranh dân
gian, tác giả có bài viết ngắn về “tranh dân gian Việt Bắc” Trong bài viết dài 4 trang giấy, ông đã giới thiệu đôi nét về loại tranh của một số sắc tộc thiểu số ở các địa phương miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tuyên do các tác giả sưu tầm được trong quá trình điền dã sáng tác Với thông tin chỉ ra một cách khái quát về một số bức tranh của các nghệ nhân người Tày, Nùng, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, Phù Lá, Pù Dí vẽ, ông có điểm qua phần kích thước của một số bức tranh có khổ nhỏ, khổ vừa và khổ
to Từ đó tác giả có vài nhận xét chung khái quát về cách sử dụng bút, kỹ thuật tạo hình chất liệu thông qua quan sát Đây cũng chính là những thông tin ghi lại của nhà nghiên cứu Mĩ thuật đi trước Bài viết nhắc tới thể loại tranh tranh thờ cúng nói chung của người dân vùng cao, được gọi chung là tranh thờ, tranh dân gian Việt Bắc, như một lời giới thiệu về cái nhìn thấy trong thực tế Từ bài viết này, học viên có những thông tin để tiếp tục khám phá nghiên cứu về tranh thờ của người dao ở Yên Bái
Phan Ngọc Khuê (2001), Tranh thờ Đạo giáo ở Bắc Việt Nam [39], là
Trang 15một cuốn sách quý, cuốn sách có nội dung đa dạng về văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, tập tục, tập quán, những triết lý về vũ trụ, nhân sinh quan trong Phật Giáo, Đạo giáo, triết lý trong tranh thờ của dân tộc Dao và các tộc thiểu số phía Bắc Việt nam Tuy nhiên, trong cuốn sách tác giả mới chỉ đề cập đến tranh thờ của vùng Cao nói chung, từ đó có những phân tích minh họa bằng một số bức tranh thờ của người Dao ở Cao Bằng, Lạng Sơn mà chưa làm rõ theo hệ thống cấu trúc của từng bộ Những thông tin được đề cập chủ yếu tập trung vào tôn giáo, tín ngưỡng mà chưa đề cập sâu đến nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ nói chung và tranh thờ của dân tộc người Dao thuộc tỉnh Yên Bái nói riêng
Phạm Đức Sỹ (2009), Tranh thờ Việt Nam, Nxb mĩ thuật [70] Nội dung
cuốn sách đã giới thiệu các bức tranh trong bộ sưu tập tranh thờ Một số bài viết của các nhà nghiên cứu mĩ thuật như họa sỹ Đỗ Đức, Phan Cẩm Thượng, các bài viết trong cuốn sách đã giới thiệu khái quát về tranh thờ của các tộc người miền núi, nhưng mang tính khái quát, giới thiệu và nhắc đến tranh thờ như đối tượng đặt ra cần khai thác của cá nhân các hoạ sỹ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể chi tiết
Vũ Hương Giang (2010), Tranh thờ người Dao - Qua bộ sưu tập tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Văn hóa học tại
Trường đại học Văn hóa Hà Nội [24] Luận văn khai thác và tiếp cận tranh thờ từ góc nhìn Văn hóa học Tác giả đã đề cập đến phong tục tập quán tín ngưỡng của đông bào dân tộc Dao nói chung, khái lược về giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ và khái quát các loại hình, vai trò của tranh thờ người Dao qua bộ sưu tập ở bảo tàng Dân tộc học Luận văn chỉ nói đến những vấn đề chung, chưa có khảo tả chi tiết về các hình tượng nghệ thuật trên từng bức tranh và chưa đi sâu vào giải quyết yếu tố nghệ thuật tạo hình trong cách diễn đạt của tranh thờ, chưa đề cập đến sự biểu hiện tạo hình được biểu đạt qua các dạng thức bố cục tiêu biểu, chưa nói tới vấn đề tạo hình các thần linh
Trang 16là hình tượng nghệ thuật chính từng bức tranh thờ Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu là tranh thờ ở Bảo tàng Dân tộc học, nên tính thực tế địa phương, vùng miền chưa được khai thác, đặc biệt tranh thờ của đồng bào người Dao tại Yên Bái chưa được đề cập ở luận văn này
Phan Cẩm Thượng (2017), Tập tục đời người văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam TK XIX-XX [87], Nxb Hội nhà văn, Hà Nội đề cập đến văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam trong hai thế kỉ XIX và
XX Tác phẩm đã đưa ra các góc nhìn đa dạng về cách người nông dân Việt Nam tương tác với nhau trong môi trường làng xã hay đô thị, cách người nông dân Việt Nam sống đời sống tinh thần của mình Cuốn sách này gồm 6 chương, trong đó dành một chương 4 nói về tín ngưỡng và các vấn đề như tín ngưỡng của người Việt trong lịch sử, hệ thần Phật giáo và Đạo giáo, điềm báo, ma quỷ, và các trò bói toán Trong phần tín ngưỡng của người Việt tác giả viết:
Mặt khác người Việt có tín ngưỡng ăn vào máu, một tín ngưỡng
đa thần, được tích hợp bởi quá trình sống phụ thuộc vào tự nhiên
và vay mượn hỗn hợp các tôn giáo Người Việt tin rằng có thế giới bên kia, có niết bàn, có thiên đường và địa ngục, thần linh và tổ tiêntrong quá khứ vẫn liên tục quan tâm, liên hệ với người đang sống [87, tr.418]
Ở nội dung Hệ thần Đạo giáo, ông đề cập đến việc thần tiên Đạo giáo lại hiển hiện rất sâu sắc trong tín ngưỡng các sắc tộc ở vùng núi phía Bắc như Tầy, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ… Trong nội dung của phần viết này, tác giả dẫn những thông tin chi tiết về hệ thần Đạo Giáo một cách chi tiết và
hệ thống Đây là những thông tin cần thiết về hệ thần Đạo giáo giúp học viên hiểu được cội nguồn hình thành các vị thần tiên trong Đạo giáo từ đó soi chiếu vào nghiên cứu các vị thần linh trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái của bản thân mình
Trang 17Các tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Mĩ thuật, Dân tộc học, Văn hoá dân tộc cũng có in các bài viết ít nhiều đề cập đến tranh thờ nói chung và tranh
thờ miền núi nói riêng Các bài viết trên chỉ đề cập đến tranh thờ miền núi như một vấn đề cần khám phá và tìm hiểu, thông tin trong đó chỉ mới gợi ra
về phong tục, tập quán, cuộc sống của người Dao ở miền núi phía Bắc nước
ta đã và đang sử dụng những bộ tranh thờ Ngoài các tài liệu trên, thì một số Bảo tàng, tổ chức, cá nhân có những sưu tập và trưng bày triển lãm tranh thờ của các dân tộc thiểu số, trong đó có tranh thờ người Dao
Như vậy, dù đã có một số công trình nghiên cứu và đề cập đến tranh thờ của của các tộc người ở phía Bắc Việt Nam, nhưng các công trình này chủ yếu minh họa và phân tích các tranh được lấy từ một số bức tranh trong các bộ sư tập, hoặc tranh mà các tác giả sưu tầm được Do vậy, các luận giải của các công trình này chưa được thực hiện theo hệ thống cấu trúc của một
bộ tranh cụ thể, của một vùng miền xác định, hình tượng nghệ thuật trong tranh chưa được khảo tả và nghiên cứu một cách tổng thể Riêng hệ thống về tranh thờ của người Dao nói chung và tranh thờ của người Dao ở Yên Bái nói riêng, thì các công trình trên chưa đi vào luận giải phân tích về các vấn đề ngôn ngữ đặc trưng nghệ thuật tạo hình được diễn đạt biểu hiện trên tranh, về dạng thức tạo hình các nhân vật thần linh, các hình tượng chủ đạo trong các
bộ tranh thờ, cũng như về các biểu tượng nghệ thuật và mô típ trang trí được biểu hiện trên tranh Đó là những khoảng trống mà nghiên cứu sinh tiếp nối, nghiên cứu mong mong muốn tìm hiểu và giải đáp
Tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (2006), Quỹ Đông
Sơn ngày nay, Bảo tàng Dân tộc học [54] Cuốn sách đã khẳng định tranh thờ miền núi xuất hiện trong tất cả các lễ tang, nhằm biểu thị ước nguyện dân gian của gia đình người quá cố mong cho linh hồn người thân thoát khỏi cảnh cực hình nơi luyện ngục, đạt đến cõi bất tử hay chốn thiên đàng Đây là một trong ba nguồn gốc chính ra đời dòng tranh thờ miền núi hiện nay: Xuất phát
từ loại tranh thờ thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống Trước kia cả khu
Trang 18vực làm và cung cấp tranh lên miền núi, trong đó đa phần người Tày sử dụng với khối lượng khá lớn dòng tranh dân gian Hàng Trống dưới xuôi Dòng tiếp theo phải kể đến là người dân tộc tự vẽ Họ đã dùng lại những bộ tranh thờ dưới xuôi, dùng màu sẵn có từ tự nhiên của địa phương như lá nhọ nồi, son, lá cây gia nát làm màu để vẽ tranh Cách vẽ đó khá ấn tượng, đặc sắc Dòng tranh này được sử dụng rộng rãi và cách thể hiện rất hồn nhiên
Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin [14] Thông qua nội dung cuốn sách tác giả đã
khai thác tương đối đầy đủ về tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc và chủ đề của các loại hình tôn giáo tiêu biểu ở những vùng miền của một số dân tộc ít người Tác giả đã thể hiện rõ nguồn gốc và các giáo lý cơ bản của những hình thức tôn giáo trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia [94] Tác giả đã làm rõ những khái niệm
chung về tôn giáo, một số xu thế chung và đời sống tôn giáo trong nhân dân
Bùi Thị Giang (2022), Vận dụng màu sắc trong tranh dân gian Hàng Trống vào dạy học cho học sinh trường THCS Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội, luận văn thạc sỹ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn
mĩ thuật tại trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW [25] Nội dung luận văn tác giả đã nghiên cứu đặc điểm và giá trị của yếu tố độc đáo về màu sắc trong dòng tranh dân gian Hàng Trống vào quá trình giảng dạy tại trường THCS Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
mĩ thuật tại trường tác giả đang công tác
Phạm Thị Hạnh (2023), Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang vào dạy học mĩ thuật cho học sinh trường tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Luận văn thạc sỹ lý luận và
phương và phương pháp dạy học bộ môn mĩ thuật tại trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW [28] Luận văn đã chỉ ra một số mẫu họa tiết, hoa văn người
Trang 19Lô Lô dùng để trang trí trên những bộ trang phục đều ẩn chứa tâm tư, tình cảm, sự sáng tạo mang đặc trưng vùng miền và thể hiện sự khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang Có thể nói các mô típ hoa văn trang trí là tín hiệu phản ánh đời sống văn hóa và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây Nó không những có ý nghĩa, biểu trưng riêng mà còn có một đặc điểm chung về thông điệp về các mối quan hệ gắn bó khăng khít của các nhóm người, tộc người trên cùng một địa bàn cư trú
Ngoài ra còn có những luận văn nghiên cứu từ tranh dân tộc thiểu số
như tác giả Lê Thị Thúy với luận văn Trang phục người Dao đỏ trong giảng dạy thiết kế thời trang ấn tượng cho sinh viên khoa thiết kế thời trang, khóa
1 chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học mĩ thuật tại trường Đại học
sư phạm nghệ thuật TW [85] Tác giả Lương Quốc Vĩ với đề tài nghiên cứu:
Vận dụng yếu tố siêu thực trong tranh thờ người Sán Dìu vào dạy học môn
bố cục tại trường cao đẳng Hải Dương, khóa 2 chuyên ngành lý luận và
phương pháp dạy học mĩ thuật tại trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW
[95] Hoặc tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân với luận văn: Ứng dụng hoa văn trên trang phục Thái vào dạy học môn mĩ thuật ở trường tiểu học số 2, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, khóa 7 chuyên ngành lý
luận và phương pháp dạy học mĩ thuật tại trường Đại học sư phạm nghệ thuật
TW [55]
Mặc dù một số công trình nói trên không đi sâu tìm hiểu về yếu tố tạo hình trong tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao nói chung và của người Dao tỉnh Yên Bái nói riêng, nhưng những công trình đó có ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với học viên trong tiến trình đi sâu khai thác về nghệ thuật tranh
thờ của người Dao ở Yên Bái Bên cạnh đó, một số công trình trên do các tác
giả nghiên cứu với mục đích khác nhau đã tìm hiểu về văn hóa của một số dân tộc thiểu số phía Bắc dưới nhiều góc độ: Ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng… Ngoài ra còn có những cuộc triển lãm trưng bày tranh thờ của các
Trang 20tổ chức, cá nhân, các sưu tập của Bảo tàng hoặc một số bài viết trên tạp chí, báo chuyên ngành của các nhà nghiên cứu
Những công trình kể trên là những công trình nghiên cứu cơ bản về yếu tố tạo hình trong dòng tranh dân gian Hàng Trống cũng như tranh thờ miền núi của một số dân tộc như Thái, Dao đỏ, Sán Dìu, ở phía Bắc và tác động của nó đến nền mĩ thuật hiện đại Tuy nhiên, xét về vấn đề khác của nền mĩ thuật tâm linh, luôn song hành tồn tại với tín ngưỡng của người dân Việt, đó là yếu tố siêu thực được thể hiện rất rõ trong tranh thờ người Dao ở Yên Bái, để vận dụng vào dạy học môn mĩ thuật thì chưa có sách hoặc tại trường THCS thì chưa có tác giả nào đề cập một cách hệ thống chi tiết và đi sâu nghiên cứu làm rõ vấn đề này
2.2 Tài liệu về phương pháp dạy học mĩ thuật
Đã có một số tác giả là nhà sư phạm biên soạn một số giáo trình, cuốn
sách tiêu biểu đã đề cập viết về một số phương pháp dạy học mĩ thuật như:
Nguyễn Quốc Toản (2012) Giáo trình mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, Nxb Đại học Sư phạm Thông qua nội dung giáo trình, tác giả
đã tổng kết nhấn mạnh hệ thống kiến thức quan trọng cho quá trình giảng dạy mĩ thuật trong các nhà trường phổ thông Ngoài ra tác giả còn cung cấp những phương pháp giảng dạy mĩ thuật một số phân môn khác nhau Sách còn đề cập khá kỹ về đặc điểm những phân môn mĩ thuật trong trường THCS và vấn đề vận dụng phương pháp giảng dạy - học mĩ thuật
ở trường THCS [88]
Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2006) Giáo trình mĩ thuật (tập 1),
Nxb Giáo dục Đây là cuốn tài liệu được các tác giả có bề dày kinh nghiệm chuyên môn đào sâu, viết kỹ về mĩ thuật trang trí, bố cục và quy trình tiến hành giảng dạy các bài học môn mĩ thuật [9]
Ngoài ra còn một số công trình của các tác giả: Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề
Trang 21và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [5]; Nguyễn Lăng Bình, Phạm Thị Chỉnh (2000), Mĩ thuật và phương pháp giảng dạy - tập III, Nxb Giáo dục [4]; Nguyễn Quốc Toản (2001), Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật, Nxb Giáo dục [89]; Nguyễn Quốc Toản (2006), Giáo trình Mĩ thuật, Nxb Đại học
sư phạm [90]; Tuấn Nguyên Bình (2007), Phương pháp dạy học Mĩ thuật, Giáo trình đào tạo giáo viên THCS, Nxb Đại học sư phạm [9] là những tài
liệu được học viên tham khảo và sử dụng trong quá trình thực hiện từng nội dung luận văn
Thông qua những cuốn giáo trình, tài liệu nói trên đã giúp cho học viên định hướng lựa chọn nghiên cứu về tranh thờ của dân tộc Dao qua các
bố cục, hình ảnh, màu sắc trên tranh để áp dụng vào dạy học mĩ thuật tại Trường THCS Hòa Xá, thành phố Hà Nội nơi học viên đang công tác Để đáp ứng nhu cầu người học phải sáng tạo, năng động, có hệ thống tri thức và những kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng, gánh vác trách nhiệm được thầy cô giao phó Yêu cầu đối với người học không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là năng lực giải quyết vấn đề Cách giải quyết vấn đề sáng tạo và linh hoạt trước các tình huống phức tạp, khó khăn của cuộc sống Như vậy, là một người công tác trong sự nghiệp giáo dục học viên nghĩ cần phải không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp, với mong muốn được đóng góp những ý tưởng đặc sắc từ nét đẹp trong tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái trong quá trình giáo dục thẩm mĩ cho người học ở lứa tuổi thanh thiếu niên; đồng thời trong quá trình dạy học khích lệ, định hướng cho học sinh chủ động phát huy sở thích, tính sáng tạo trong học tập môn mĩ thuật bậc trung học cơ sở Vì nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của đồng bào dân
tộc Dao là một đề tài mới mẻ để học viên mạnh dạn nghiên cứu về ‘‘Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái vào dạy học
mĩ thuật tại trường Trung học cơ sở Hòa Xá” mong muốn bổ sung hoàn thiện
cho mảng đề tài này
Trang 223 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về Yếu tố tạo hình trong tranh thờ của ngườu Dao ở Yên Bái Khai thác yếu tố tạo hình như: Nét, màu sắc, bố cục ứng dụng đưa vào dạy học môn môn mĩ thuật tại trường THCS Hòa Xá
Nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về nghệ thuật tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao tỉnh Yên Bái, để qua đó thấy được quá trình lưu truyền những bộ tranh thờ tại địa phương; thấy được cách thức sử dụng yếu
tố tạo hình như: Nét, màu sắc, bố cục,… được thể hiện ở mỗi bức tranh; thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa tranh thờ của các dân tộc miền núi với một số dòng tranh thờ của người miền xuôi, giữa tranh thờ của đồng bào các tộc anh em miền núi phía Bắc với tranh thờ của người ở Dao Yên Bái; thấy được những giá trị nghệ thuật, để ứng dụng đưa vào dạy học môn môn mĩ thuật tại trường THCS Hòa Xá
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát tình hình giảng dạy và học tập tại Trường THCS Hòa Xá, từ
đó tìm hiểu về các vấn đề chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, môi trường học tập
Nghiên cứu tìm hiểu những tài liệu liên quan tới tranh thờ của người Dao ở Miền núi phía Bắc để ứng dụng vào dạy học môn mĩ thuật trong chương trình học bộ môn Mĩ thuật tại trường THCS Hòa Xá
Tiến hành thực nghiệm tại trường
4 Đối tượng phạm vi và nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đặc điểm nghệ thuật tạo hình
trong tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái Từ đó tìm ra điểm độc đáo (đặc trưng riêng) của yếu tố tạo hình trong tranh thờ của người Dao
ở Yên Bái
Trang 23- Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tạo hình trong tranh thờ dân tộc Dao ở Yên Bái trong dạy học môn mĩ thuật cho học sinh tại trường THCS Hòa Xá, TP Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian Yếu tố tạo hình trong tranh thờ dân tộc Dao ở Yên Bái
- Về thời gian Đối tượng là học sinh khối 6, khối 7, bắt đầu nghiên cứu từ tháng 8 năm 2021 đến 3105 năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu điều tra điền dã: Tranh thờ của đồng bào
dân tộc Dao được coi là vật linh thiêng mà các thầy tào, thầy cúng cất giữ và bảo quản rất nghiêm ngặt, đôi khi tranh được thành viên trong gia đình dòng
họ đồng bào dân tộc Dao cuộn lại để treo trên tủ thờ, ở một số bản làng hẻo lánh, chỉ khi gia đình có công việc quan trọng cần thiết phải mời thầy cúng tới làm lễ, nguyện cầu thần linh giúp đỡ, phù hộ thì những bức tranh thờ sẽ được đưa ra Bởi thế điều tra thực địa là hướng nghiên cứu cần thiết trong quá trình khai thác, nghiên cứu văn hóa dân gian, đòi hỏi học viên cần tiếp cận với thực tiễn sống động, sau đó vận dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp để tiếp cận đối tượng và có thể khai thác hệ thống tài liệu mà học viên mong muốn
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã khảo sát thu thập những bài viết của các tác
giả đi trước, các công trình nghiên cứu, tiến hành phân tích, tổng hợp để rút
ra những kết điểm khoa học trong kết quả nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Với mục tiêu tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt trong các bộ tranh thờ của một số dân tộc thiểu số với tranh thờ trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, so sánh tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao ở các vùng miền khác nhau vì tranh thờ của tộc người Dao, xuất phát từ
Trang 24tranh Đạo giáo và có mối liên hệ khăng khít với tranh thờ của cộng đồng người Dao ở những địa phương khác nên học viên đã dùng phương pháp so sánh Để rút ra những nét đặc sắc ở nghệ thuật tạo hình riêng biệt trong tranh thờ của người Dao so với một số dòng tranh thờ khác
Phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự: Để có được những đánh
giá và nhận định khách quan, kĩ lưỡng về hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Dao và yếu tố tạo hình trong tranh thờ của đồng bào Dao tỉnh Yên Bái học
viên đã tham gia trực tiếp vào những hình thức thực hành tín ngưỡng tại địa
bàn có dùng tranh thờ Trong tiến trình đi điều tra điền dã với mục tiêu là sưu tầm hiện vật thanh thờ của đồng bào người Dao, học viên đã phỏng vấn, trao đổi trực tiếp các vị thầy tào, thầy cúng, chủ nhân văn hóa là những người trực tiếp tham gia vẽ và sử dụng tranh thờ trong thực hành tín ngưỡng, đo đạc trực tiếp các bức tranh, ghi chép thông tin tên tranh, tìm hiểu chất liệu
sử dụng, niên đại, gia chủ, dòng họ, tìm hiểu cách thức sắp đặt quy trình vẽ tranh, quy tắc treo tranh, chụp ảnh tổng thể và chi tiết Mặt khác, học viên đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số người dân ở địa phương, là những người hiểu biết và sử dụng hệ thống tranh thờ trong hoạt động tôn giáo tại những địa phương ở Yên Bái
- Phương pháp thống kê phân loại: Sau tiến trình quan sát thực tiễn thu
thập được hệ thống tư liệu, thông tin và hình ảnh học viên phải thực hiện cách thức thống kê, phân loại mới có thể tổng hợp được số lượng tờ tranh trong từng bộ tranh và các tranh thờ cổ được lưu giữ trong dân gian, các bộ tranh thờ được các nghệ nhân vẽ mới của dân tộc Dao tỉnh Yên Bái
6 Đóng góp của luận văn
Qua đề tài nghiên cứu, luận văn đã phác dựng cái nhìn tổng quan về
hệ thống tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao tỉnh Yên Bái từ nhiều góc độ khác nhau như nguồn gốc, quá trình sử dụng và lưu truyền, đến biểu tượng nghệ thuật của những vị thần linh… Từ đó, góp phần làm rõ những giá trị về
Trang 25nghệ thuật, giá trị về tạo hình của các bộ tranh thờ của người Dao tại Yên Bái và đóng góp hệ thống tri thức lý luận về chuyên môn cho công việc bảo tồn và phát huy những giá trị của các bộ tranh thờ không chỉ của đồng bào dân tộc Dao mà còn cả tranh thờ của một số dân tộc thiểu số khác ở đất nước ta Đặc biệt, với mong muốn đề tài sẽ là công trình khoa học mang tính định hướng về khai thác và phát triển những yếu tố tạo hình trong tranh thờ dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái trong học tập và sáng tác mĩ thuật đối với học sinh bậc THCS
Thông qua đề tài nghiên cứu, nhằm mục đích rút ra những kinh nghiệm quý báu học sinh học mĩ thuật sẽ hiểu cách khai thác các nghệ thuật tạo hình gồm không gian, ánh sáng, chủ đề và các vấn đề tâm linh, cũng như những quan điểm, cách nhìn nhận, tư tưởng khi phản ánh hiện thực tư duy tạo hình
và giá trị thẩm mỹ mà cha ông ta đã đúc kết, nhận biết được những giá trị đích thực của nghệ thuật dân tộc để có thể học hỏi và phát huy trong thời đại xã hội ngày càng phát triển một cách có hiệu quả Phát huy những nội dung của bộ môn mĩ thuật một cách nghiêm túc, sáng tạo
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, ài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái
Chương 3: Vận dụng giá trị nghệ thuật tranh thờ người Dao ở Yên Bái vào dạy học mĩ thuật tại trường THCS Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, thành phố
Hà Nội
Trang 26Từ đây ta có thể hiểu nghệ thuật theo một cách đầy đủ sau:
Nghệ thuật chính là các sản phẩm có thể là sản phẩm phi vật thể hay vật thể, mang tính sáng tạo trong mọi hoạt động chứa đựng giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của các khán giả thưởng thức nghệ thuật Nghệ thuật là những cái đẹp, cái hay để con người chiêm ngắm và ngưỡng mộ bởi trình
độ, kỹ năng, kỹ xảo vượt trội cao hơn mức bình thường Như vậy, theo nghĩa này thì đây chính là một trong những sản phẩm nghệ thuật hay một nghệ sĩ
cụ thể Để đạt đến tên gọi nghệ thuật thì nghề nghiệp đó phải đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt
Nếu nghệ thuật được hiểu theo nghĩa rộng, thì những sản phẩm mang tính nghệ thuật đã khởi phát từ thuở khai sinh loài người: Ngược dòng thời gian quay về thời thời cổ đại cho đến nghệ thuật đương đại
Nghĩa đầu tiên và rộng nhất về nghệ thuật là nghĩa gần nhất với nghĩa của thuật ngữ tiếng La - tinh cũ mà có thể dịch nôm na là
Trang 27"sự khéo léo" hay "kỹ năng" Những từ tiếng Anh bắt nguồn từ
nghĩa này của từ art bao gồm artifact (đồ tạo tác), artifice (tài khéo léo), artificial (nhân tạo), Tuy nhiên, trong cách dùng hàng ngày,
từ art có nhiều nghĩa khác và chỉ một số là liên quan đến nghĩa từ nguyên của nó.Nghĩa thứ hai của từ art (nghệ thuật) như một cách viết tắt của fine art (mĩ thuật) hay creative art (nghệ thuật sáng tạo) ra đời từ đầu TKXVII Fine art chỉ một kỹ năng được sử dụng
để diễn tả sự sáng tạo của các nghệ sĩ hoặc để khơi gợi cảm quan thẩm mĩ ở khán giả, hoặc để khiến khán giả để tâm đến những thứ đẹp hơn, hay hơn [51]
Với nghĩa thứ hai này nghệ thuật có thể hiểu theo những nghĩa như sau: Một nghiên cứu về kỹ năng sáng tạo, một tác phẩm của kỹ năng sáng tạo
đó, một tiến trình sử dụng kỹ năng sáng tạo hay trải nghiệm của người chiêm ngưỡng về kỹ năng sáng tạo trên Như vậy, những sản phẩm nghệ thuật được tạo ra do động cơ cá nhân và mang một số tâm trạng, thông điệp, hay biểu trưng để người thưởng ngoạn diễn giải thuộc những môn nghệ thuật sáng tạo Cái tạo nên sự kích thích cảm xúc, tư duy, niềm tin hay ý tưởng của một người thông qua các giác quan chính là nghệ thuật Những tác phẩm nghệ thuật có thể được tạo ra cho các mục đích khác nhau hoặc được diễn dịch dựa
trên những hình ảnh hay vật thể cụ thể
Như vậy, định nghĩa về nghệ thuật được coi là một phương tiện để diễn đạt hay thể hiện cảm xúc và ý tưởng, một phương thức để khám phá và thưởng ngoạn những ngôn ngữ hình thức hay sự thể hiện hoặc sự bắt trước
- Nghệ thuật tạo hình: Tạo hình là “cách tạo ra các hình thể, đối tượng bằng hình khối, đường nét hay màu sắc” theo Từ điển Tiếng Việt, còn theo
Từ điển Bách khoa toàn thư tạo hình là “thủ pháp sáng tác nghệ thuật bằng
ngôn ngữ không gian, hình khối, màu sắc, chất cảm, bố cục” Qua đó, ta có thể hiểu nghệ thuật tạo hình chính là cách thức sử dụng những chất liệu và
Trang 28phương tiện, tạo nên những hình thức trong không gian và trên mặt phẳng Những tác phẩm điêu khắc, hội hoạ, nhiếp ảnh, kiến trúc được coi là những sản phẩm của lĩnh vực nghệ thuật tạo hình Như vậy, một nghệ thuật được gọi
là nghệ thuật tạo hình khi nó gắn một cách mật thiết với những vấn đề về cấu trúc của những hình thể và khi có sự tạo khuôn trong một chất liệu Đó là hội họa, hình vẽ, kiến trúc và điêu khắc cùng được chia sẻ cái tên của nghệ thuật tạo hình
- Màu: Theo khoa học hiện đại đã xác định rằng: Màu là kết quả nhìn
thấy được của hiện tượng chia tách các bước sóng khác nhau của ánh sáng Khi tia sáng mặt trời đi qua lăng kính sẽ tạo thành một dải gồm các màu có thứ tự Dải quang phổ có bảy màu chính theo thứ tự ấy là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím Bởi vậy, màu của một vật chính là màu của các bước sóng phản chiếu lại từ bề mặt của nó, còn các bước sóng khác thì bị nó hấp thu Một vật có bề mặt phản chiếu toàn bộ ánh sáng mặt trời sẽ có màu trắng trong mắt ta, vì quang phổ vẫn nguyên vẹn không bị chia tách Sở dĩ học viên đưa ra đây khái niệm khoa học (quang học) về màu, vì học viên nhận thấy trong tranh của người Dao, ngoài hai màu cực đoan (phản chiếu toàn bộ và hấp thu toàn bộ ánh sáng trời) là trắng và đen, ba màu còn lại là đỏ, vàng và xanh đều là những màu tĩnh, nóng và ấm
- Bố cục: Nghĩa là kết hợp, xếp đặt, là một tác phẩm nghệ thuật được
xây dựng theo chế định đặc điểm, nội dung và mục đích của tác phẩm nghệ thuật đó Đặc biệt, bố cục là một thành tố tổ chức quan trọng nhất của một tác phẩm nghệ thuật, đem đến cho tác phẩm đó tính đồng quy và tính tổng thể của các thành tố trong tác phẩm thống nhất với nhau Trong tác phẩm nghệ thuật những quy luật của bố cục được hình thành từ quá trình tư duy nghệ thuật đối với hiện thực và trong chừng mực nào đó, thể hiện tính quy luật khách quan của thế giới thực tế
Trong nghệ thuật tạo hình, bố cục liên kết các yếu tố riêng biệt của
Trang 29việc xây dựng hình thể nghệ thuật để tạo thành một không gian và khối lượng đối xứng và không đối xứng; thật hay ảo; nhịp điệu, tỷ lệ và cân đối, hòa sắc
và tương phản, phối cảnh, tương quan, hợp lại giữa tổng thể và chi tiết Bố cục tổ chức vừa như là mối tương tác của tác phẩm với môi trường xung quanh, vừa như là việc xây dựng bên trong tác phẩm và phối kết tác phẩm với tri giác của người xem Mặt khác, bố cục còn là sự khai thác cụ thể đề tài
và cơ sở tư tưởng của tác phẩm bằng việc xếp đặt các hình thể và các vật thể trong không gian bằng việc thiết lập mối quan hệ của các hình khối, của ánh sáng và bóng tối… Các kiểu bố cục có thể được chia ra thành: các bố cục
“tĩnh” hay “vững” Những bố cục “tĩnh” ở đó các trục bố cục chính giao nhau theo đường thẳng đứng ở trung tâm hình học của tác phẩm nghệ thuật; những
bố cục “động”, ở đó các trục chính cắt chéo nhau và ngự trị các đường chéo, các hình tròn và hình ô van; những bố cục “mở” ở đó ưu thế thuộc về các đường cường lực ly tâm về nhiều hướng; và các bố cục “đóng”, ở đó chiếm
ưu thế là các lực hướng tâm kéo các hình vào bố cục trung tâm) [97, tr.352]
1.1.2 Khái niệm tranh thờ
Hai thể loại của dòng tranh dân gian Việt Nam đã có từ lâu đời gồm tranh Thờ và tranh Tết tạo nên giá trị của văn hóa tinh thần và được lưu truyền
qua ngàn thế hệ
- Tranh dân gian: Là một thuật ngữ chỉ loại tranh của người dân Tranh
dân gian là thể loại tranh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và có từ lâu đời được lưu truyền từ đời này sang đời khác, với chủ đề và hình thức đặc sắc đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trong nhân dân lao động Tác giả là những nghệ sĩ nông dân, những người dân cầy thợ cấy làm tranh trong lúc rỗi việc nông Họ là những nghệ nhân hiểu rất rõ về cuộc sống tâm
tư và nguyện vọng của nông dân, họ đã khéo tái hiện cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động trong cảm xúc thực tiễn Xét dưới góc độ nghệ thuật như các nhà chuyên môn đã nhận định rằng tranh dân gian là tác phẩm đồ họa
Trang 30có đặc trưng nổi bật là tính chất dễ hiểu của hình tượng nghệ thuật và dành cho đông đảo quần chúng nhân dân Ngoài ra, tranh dân gian thường đơn giản về kỹ thuật, cô đúc về phương pháp thể hiện, tức là nét vẽ thô phác, màu sắc tươi sáng
- Tranh thờ: Chính là một loại thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam
Tất cả những dòng tranh dân gian của nước ta đều dành một phần không nhỏ trong những tranh được sản xuất cho tranh thờ Thể loại tranh này được dùng trong nhiều phủ, điện, chùa chiền với tính chất yểm quỷ, trừ tà ma Đề tài là vận triều phục văn quan đạo mạo, các vị thần, là biểu hiện hy vọng cho sự thịnh vượng đối với chủ nhà Ngoài ra, còn có các tranh Thổ công, Táo quân, Tiên sư vị là sự tôn kính để tranh thủ sự phù hộ của các vị thần đất, thần bếp, thần nghề nghiệp Cùng với các vị thần được nhân hóa, còn có các thần tướng vẫn được nhìn nhận ở dạng tự nhiên là những con vật, điển hình là các thần
hổ được đưa vào nhiều thần điện và chiếm được lòng tin như thứ bùa mệnh
ma tà không dám ám ảnh
Tranh thờ luôn luôn gắn bó cùng đời sống tín ngưỡng của nhân dân, cho thấy hệ tư tưởng, tâm linh, quan niệm về nhân sinh và vũ trụ gắn liền với hình ảnh các vị thần chủ, thường dùng để thờ cúng Đây cũng là loại tranh quan trọng nhất trong dòng tranh dân gian của nhân dân ta thường được dùng trong các nghi lễ, thờ cúng Tranh thờ mang giá trị thẩm mỹ và sắc thái rất riêng, với bố cục lạ mắt, màu sắc là màu tự nhiên, mang tính biểu trưng, ước
lệ nhiều hơn là tả thực Trong số đó, tranh thờ của các dân tộc thiểu số chiếm
đa số Do yếu tố lịch sử nên tranh thờ miền núi chịu ảnh hưởng từ phía Đạo giáo Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng có thêm các chủ đề riêng cùng lối sắp đặt nhân vật thần linh hay phong cách biểu hiện nghệ thuật trong mỗi tranh thờ cũng có phần bản địa hóa không chịu chi phối hoàn toàn bởi dòng văn hóa ngoại lai
Trang 311.1.3 Dạy học mĩ thuật
Với đa số tất cả mọi người mĩ thuật là một danh từ nghe khá quen thuộc Từ lúc học cấp đầu tiên của những năm học đầu đời, môn học gọi chung là mĩ thuật đã được các bé đã được làm quen Đây là môn học bao gồm nhiều hình thức thể hiện và tạo hình như nặn đất sét, vẽ, tô màu,… Bởi thế, mĩ thuật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra các giá trị thẩm mĩ Chúng ta có thể đã nghe nhắc nhiều đến danh từ này nhưng có thể chưa thật sự hiểu đúng về nó
Trong từ điển tiếng Việt có ghi:
Mĩ thuật là một từ Hán Việt, với “mĩ” nghĩa là đẹp, còn “thuật” nằm trong từ “nghệ thuật” Nói một cách dễ hiểu, mĩ thuật là
những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được Chính vì thế mà người ta còn gọi môn này là “nghệ thuật thị giác” - hay còn có tên tiếng anh
là “visual art” [96, tr.56]
Mĩ thuật là môn học giúp học sinh biết tạo ra cái đẹp và chiêm ngắm, thưởng ngoạn sản phẩm đẹp theo cách suy nghĩ, cách cảm nhận và cách thể hiện phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau Do đó, giáo dục thẩm
mĩ cho người học là mục tiêu chủ yếu của dạy học mĩ thuật, góp phần hoàn thành yêu cầu của nhà trường trong quá trình đào tạo cho các em phát triển phẩm chất và năng lực, phát triển toàn diện về các mặt như: Đức - trí - thể -
mĩ và lao động Vì thế, phải nhấn mạnh rằng mĩ thuật đóng góp vị trí không nhỏ vào việc giáo dục phát triển toàn diện các em học sinh Qua nội dung bài học, các em biết cách cảm thụ thẩm mĩ, yêu cái đẹp, từ đó rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, trí óc tinh sáng của mình tạo ra sản phẩm đẹp và vận dụng cái đẹp vào đời sống sinh hoạt hàng ngày Giáo dục mĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng, thông qua môn học không chỉ khuyến khích tính sáng tạo của người học mà còn giúp các em phát triển toàn diện nhân cách và năng lực xã hội
Trang 32Dạy học mĩ thuật: Là cách mỗi thầy cô giáo tổ chức các hoạt động
dạy học liên quan đến mĩ thuật truyền cảm hứng, khuyến khích để mỗi người học phát triển năng lực sáng tạo và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực thẩm mĩ Sự tiếp thu thẩm mĩ chỉ diễn ra khi các em được trải nghiệm sáng tạo, bày tỏ, hợp tác, giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực
tế Đây còn là hoạt động mang tính trình tự, phối hợp tương tác với nhau giữa thầy cô giáo và người học nhằm đạt được mục tiêu dạy học của môn mĩ thuật Do vậy, có thể nói dạy học mĩ thuật là những hình thức hoạt động của thầy cô giáo và các em học sinh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã được xác định, phù hợp với những hệ thống tri thức và hoàn cảnh dạy học thực tế Bên cạnh những điểm chung trong dạy học thì môn mĩ thuật lại mang những nét đặc thù riêng biệt Với lợi thế của môn học là yêu cầu người học cần tìm tòi, sáng tạo để biến cái chung thành cái riêng, không sao chép, dập khuôn, không lặp lại sản phẩm của chính mình hay giống sản phẩm của các bạn
Với chương trình dạy học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 9 của môn mĩ thuật Nội dung kiến thức tạo ra những cơ hội cho người học khám phá và trải nghiệm hệ thống tri thức thẩm mĩ thông qua một số cách thức tổ chức; hình thành, phát triển ở người học kỹ năng quan sát và cảm thụ thẩm mĩ, nhận thức và thể hiện thế giới quan; khả năng tìm hiểu và cảm nhận, thể nghiệm những giá trị văn hoá, lịch sử và thẩm mĩ trong đời sống xã hội và nghệ thuật
1.2 Khái quát nghệ thuật tranh thờ một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam
1.2.1 Nguồn gốc ra đời
Dân tộc Dao bắt nguồn từ phía nam Trung Quốc, đó chính là khẳng định của các nhà dân tộc học ở Việt Nam và Trung Quốc Theo ý kiến lý giải của Trần Quốc Vượng, người Dao vốn là cư dân khởi phát từ nhóm Đông - Việt xưa ở đất Châu Dương và Châu Kinh, nay là một phần đất thuộc các tỉnh
Trang 33Giang Tô, Giang Tây, Chiết Giang, An Huy và Hồ Nam của Trung Quốc Địa bàn đến đầu tiên của tộc người Dao khi di cư đất nước ta là vùng trung
du miền núi phía Bắc và đến nay vẫn là khu vực sinh sống chủ yếu của người Dao tại Việt Nam Với nguồn gốc tộc người như vậy có thể phần nào lý giải tại sao trong tâm thức của nhóm người Dao đều có ý niệm rằng, khi chết
đi linh hồn sẽ về với tổ tiên ở dương Châu đại điện
Các nhóm Dao cho dù có trang phục, tiếng nói, tên gọi hay có một số đặc điểm khác nhau nhưng tất cả những nhóm người Dao đều cùng thờ ông
tổ Bàn Vương và có chung một nguồn gốc Từ xa xưa cho đến ngày nay, trong đồng bào các dân tộc người Dao vẫn lưu truyền câu chuyện Bàn Hồ, được thể hiện rất rõ ràng thông qua những cuốn Quả sơn bảng Di cư vào Việt Nam sớm nhất từ TK XIII, người Dao tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng
Các nhóm người Dao nói chung đều có nét tương đồng trong phong tục tập quán, lễ hội, các tập tục tín ngưỡng, đều thờ cúng Bàn Vương, coi Bàn Vương là thủy tổ của tộc người mình và thường xuyên cúng lễ cầu mong sự giúp đỡ, che chở, phù hộ của Bàn Vương Cùng với thờ cúng tổ tiên người Dao còn sùng bái và thờ các thần linh theo tục thờ Đạo Giáo, người Dao thờ tổ tiển
và thờ các vị thần linh ở trên cùng một bàn thờ, đều được xem là ma nhà, tổ tiên, thần linh của gia đình dòng họ
Tín ngưỡng của người Dao được bắt nguồn từ cuộc sống gắn liền với
tự nhiên, chịu nhiều sự chi phối của tự nhiên, từ đó họ có một ý nghĩ, một quan niệm cho rằng thế giới quanh ta, luôn tồn tại một thế lực siêu nhiên, huyền bí chi phối tất cả trời đất, núi rừng, sông, suối và con người Thế lực
vô hình siêu nhiên đó, có thế lực thiện và thế lực ác Thế lực thiện luôn mang phúc lộc những điều may mắn đến cho con người, giúp con người diệt trừ tai ách, chống lại ma quỷ, mang lại cuộc sống bình yên Ngược lại các thế lực ác, luôn gây hiểm họa, bệnh tật, đói rét, rủi ro, gây ra những bất an, thiệt hại mùa
Trang 34màng làm cho cuộc sống bần hàn đói khổ
Trong cuộc sống, người Dao luôn mong muốn có sự bình yên, tươi tốt
từ đó dẫn đến việc cầu bình yên, cầu diệt trừ cái ác Người Dao thường cầu các thế lực thiện ban phát cho phúc lộc, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, thóc lúa đầy nhà, trâu bò đầy bãi, của ăn không hết, con người khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật Mỗi gia đình nhà người Dao đều có một bàn thờ hay nói cách khác người Dao gọi là tủ thờ, được đặt trang trọng ở một góc nhà, tại gian trung tâm, người Dao luôn nhớ tới thánh thần, sắm lễ cúng, trả lễ cho những điều ứng nghiệm Ngược lại, khi gặp khó khăn trở ngại, rủi ro trong cuộc sống, người Dao thường làm lễ giải hạn, kêu cầu tổ tiên, thần thánh giúp họ xua đuổi thế lực ác, ra tay trừng trị tà ma quấy nhiễu gia đình dòng
họ mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc Bởi thế, tranh thờ cũng từ đó mà xuất hiện trong các nghi lễ, hoạt động của người Dao khu vực miền núi phía Bắc nước ta
Hồn cốt của một tủ thờ của người Dao là phải có một bộ tranh thờ, tranh thờ được xem là hiện thân của thần linh, các bậc siêu nhiên trong tự nhiên vũ trụ bao la, chi phối trực tiếp đến đời sống con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, tiếp tục định đoạt linh hồn con người sau khi chết, vì vậy tranh thờ có vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của người Dao, bộ tranh thờ
là vật linh thiêng các gia đình dòng họ đều mong muốn có được theo truyền thống trao truyền của cha ông
Trong nghi lễ thờ cúng, đồng bào dân tộc Dao trong cả nước nói chung thường dùng nhiều tranh thờ cúng Loại tranh này được treo ở những nơi trang trọng, thể hiện niềm tin con người về vũ trụ, thần linh và các hiện tượng trong cuộc sống từ thuở xa xưa Những bức tranh thờ chính là hiện thân của các thần linh, việc tái hiện hình tượng các vị thần là công việc cẩn trọng và linh thiêng Các thầy tào phải tuân thủ nhiều quy tắc trong tiến trình vẽ và chú ý những điều phải tránh về mặt tâm linh
Trang 35Vào tiết trời mùa Xuân hoặc mùa Thu là thời điểm vẽ tranh thờ theo tục lệ Đặc biệt, người Dao phải chọn ngày đẹp xin phép tổ tiên và trước khi
vẽ tranh, những vị thần chứng giám tạo điều kiện thuận lợi trong tiến trình thể hiện Không gian để các nghệ nhân vẽ tranh chính là một khu vực làm việc luôn phải sắp xếp ngăn nắp với một số vật dụng cần thiết như bút lông, hộp màu và giấy dó, vải Bởi vì đây là thế giới linh thiêng, chỉ có thầy tào, thầy cúng làm việc còn những người khác phải được sự cho phép mới được vào… Đặc biệt, bất kể người nào đến cạnh tranh đang vẽ luôn phải giữ cho mình thân thể, tâm hồn thanh sạch và tinh thần thoải mái
Mỗi dịp lễ, tết khác nhau, đồng bào dân tộc Dao lại có những thể loại tranh riêng Trong đó, phổ biến là bộ tranh Đại Đường Quân và bộ Tam Tượng Dòng họ nào cũng phải có hai bộ tranh này, bởi vì nếu thiếu thì các
lễ cúng không thể tiến hành Tranh được thể hiện theo phong cách tranh dân gian với nét vẽ tả thực, các vị thần mỗi ngùi có vẻ mặt khác nhau nhưng đều toát lên sự quyền lực, oai nghiêm
Để tạo nên các bức tranh thờ, nghệ nhân người Dao đã pha trộn 5 màu bao gồm các màu: Đỏ, tím, xanh, vàng, trắng tạo nên 12 màu mới theo những
độ sáng tối khác nhau Mỗi màu đều thể hiện ý nghĩa riêng, cụ thể như: Màu xanh là biểu tượng cho sự hài hòa, sinh sôi, nảy nở, phát triển trong thế giới tâm linh; Màu đỏ là màu chủ đạo biểu tượng cho sức mạnh và cái đẹp cùng với niềm vui trong đời sống; Màu vàng tượng trưng quyền lực và sự uy nghi; Màu tím tượng trưng cho sự linh thiêng, huyền bí và đầy quyền năng… Các màu được cụ thể trong từng hình ảnh, họa tiết Tuy vậy, khi thể hiện màu sắc của mỗi bức tranh các nghệ nhân căn cứ vào nhân vật hay chủ đề để vẽ màu cho phù hợp Cụ thể như vị thần có Ngọc Thanh trang phục màu xanh lục, màu trắng và màu xanh da trời; vị thần Thượng Thanh thì màu chủ đạo là xanh da trời, màu xanh lá cây, nâu sẫm và Thái Thanh thì chủ yếu là màu đen, đỏ, vàng, nâu [H.1.1; PL.1; Tr.125]
Trang 36Người Dao rất coi trọng đến chất liệu giấy, màu bền và vẽ đẹp khi sử dụng tranh thờ cúng vì họ kiêng thờ cúng tranh cũ Theo thường lệ, người muốn vẽ tranh phải đến nhờ các thầy tào, thầy mo biết vẽ và tranh phải được
vẽ trước Tết Nguyên đán vài tháng Khi được các thầy tào đồng ý mới chọn những ngày đẹp hợp với tuổi của gia chủ để làm lễ cầu xin thần linh cho phép khai bút Khi tranh đã được vẽ xong xuôi, thầy sẽ chọn ngày lành tháng tốt
để treo tranh và bắt đầu làm lễ khai quang Khi khấn xong xuôi, người Dao gói tranh lại thật cẩn thận treo lên xà ngang để nhà tránh hỏng hóc, ẩm ướt
Tranh thờ của đồng bào dân tộc Dao không chỉ là vấn đề tôn giáo mà còn là niềm tin, là cách lý giải của người dân về các hiện tượng trong đời sống, về vũ trụ từ thuở xa xưa Họ quan niệm rằng những vị thần linh luôn luôn nhìn thấu mọi việc của loài người và sẵn sàng trừng phạt những ai làm việc ác Ai có ý nghĩ xấu xa, những mưu đồ đen tối sẽ bị đẩy lùi khi nhìn tranh các vị thần được khắc họa dữ dằn, oai nghiêm như bức Tứ đại Nguyên Soái Tam Thanh Điều này lan tỏa được sự hướng thiện trong giáo dục, mang đến niềm tin hướng con người với những điều tốt đẹp
Bởi thế, ta có thể khẳng định rằng tranh thờ cúng của đồng bào dân tộc Dao chứa đựng những giá trị giáo dục to lớn, thể hiện tính nhân văn cho con người, hướng thiện và răn đe cái ác Những bức tranh thờ treo kín trên các vách nhà được thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau Vì thế, người Dao
cả nước nói chung bảo tồn tục thờ tranh dân gian từ đời này qua đời khác tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt [H.1.2; PL.1; Tr.125]
1.2.2 Khái quát về nghệ thuật tranh thờ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên
Vùng đất Thái Nguyên là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc Sán Dìu, họ
đã lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống rất đa dạng và phong phú, trong
đó “tranh thờ” là một điểm nhấn văn hóa độc đáo của đồng bào Sán Dìu
Ở miền núi phía Bắc nước ta các dòng tranh thờ đa số đều mang yếu
tố siêu thực về yếu tố tạo hình, nhưng tranh thờ của đồng bào Sán Dìu tại xã
Trang 37Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thì yếu tố siêu thực vô cùng độc đáo và biểu hiện rõ nét nhất thông qua ngôn ngữ diễn tả như: Màu sắc, hình thể, bố cục, không gian, mảng - nét Thông qua giá trị tranh thờ của người Sán Dìu, học viên mong muốn giới thiệu với các thế hệ trẻ, người yêu thích mĩ thuật một cách nhìn nhận mới mẻ về cảm xúc và đánh giá vốn cổ của dân tộc Ngoài ra áp dụng vào những bài học cụ thể, để các thế hệ học sinh học biết cách khai thác vốn cổ, đặc biệt là các em thêm trân quý và nâng cao ý
thức bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật cổ của nước nhà
1.2.2.1 Quá trình hình thành của tranh thờ người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên
Người Sán Dìu có nền Nghệ thuật dân gian rất phong phú, Đối với nam nữ rất phổ biến việc dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối Tiêu biểu là hát Soọng cô hay còn gọi là hát giao duyên Bên cạnh đó còn có hát ru, hát trong lễ thành hôn, kể chuyện, lễ ca, thơ Đồng bào dân tộc Sán Dìu có nhiều câu chuyện cổ tích lưu truyền trong dân gian hay như: “Cô bé mồ côi”, “Vua Cóc”, Về múa có múa dâng hương, múa tầm xích, múa nhảy trừ ma… là các điệu múa hay được dùng trong những nghi lễ thờ cúng Một số điệu múa dân gian nữa như múa gậy, múa sư tử cũng hay sử dụng trong những ngày
lễ hội Về âm nhạc có tù và, trống, thanh la, sáo, kèn, não bạt chủ yếu để dùng cho các hoạt động tín ngưỡng Nhiều trò chơi của dân tộc được đồng bào ưa thích là: đánh khẳng, đi cà kheo, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co… Bên cạnh hát đối nam nữ, thơ ca dân gian người ta còn nhắc đến một loại nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là tranh Thờ của người Sán Dìu Đây là dòng tranh dùng để phục vụ tín ngưỡng tâm linh
Cũng giống như cư dân của một số dân tộc Cao Lan - Sán Chỉ, người Sán Dìu rất quan tâm việc thờ cúng tổ tiên, bên cạnh đó thờ cả Lão giáo, Phật giáo, Khổng giáo và họ luôn tin vào phép nhiệm màu của thế giới các vị thần linh, cúng bái khác từ giai đoạn di cư sang Việt Nam Đạo giáo cũng được hiện hữu trong cuộc sống của đồng bào dân cư Sán Dìu và dần dần tồn tại,
Trang 38phát triển theo thời gian Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Sán Dìu cũng có sự phân hóa giai cấp, có người nghèo, người giàu, địa chủ, phú ông hay bần nông Nên Đạo giáo xuất hiện được coi như một thế lực siêu nhiên cứu cánh cho tất cả, những người giàu có thì mong muốn có một cuộc sống trường sinh bất tử, thần tiên và có thật nhiều phép thuật, những người nghèo khó lại cầu mong các vị thần linh cứu rỗi để thoát khỏi cảnh nghèo
Trong hoạt động tôn giáo của dân tộc Sán Dìu, Đạo giáo thể hiện qua nhiều mặt như việc họ cúng tế các vị thần trong một số nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp như Tết cơm mới, lễ Hạ điền, Thượng điền,… hay những nghi lễ cấp sắc, vòng đời Như vậy, người Sán Dìu luôn luôn tâm niệm rằng thế giới có rất nhiều loại ma, nhiều thần linh, tất cả đều hiện hữu ở dưới nước, dưới đất, trên trời,… hay còn gọi là ma trời, ma đất, ma nước, ma tổ tiên, ma rừng, ma núi Với những suy nghĩ đó nên dân cư Sán Dìu đã kéo theo nhiều tín ngưỡng, nhiều hình thức thờ cúng, thường hay thờ cúng các loại ma Mỗi thôn bản họ đều lập miếu thờ thờ Thổ thần, Thành Hoàng làng, hàng năm tổ chức những lễ cúng lớn để bảo vệ dân cư trong làng Trong các buổi tổ chức lễ cúng bái, ngoài những dụng cụ như mũ đội, kiếm, áo choàng, các loại bùa, lá sớ, mặt nạ… thì tranh thờ là một phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu, thầy mo sẽ lựa chọn thể loại tranh thờ cho phù hợp với từng nội dung buổi lễ
Với nội dung về tín ngưỡng tôn giáo là một lợi thế để những thầy tào
vẽ tranh thờ khai thác và sáng tạo, tìm cách thể hiện mong ước của dân cư Sán Dìu nơi chốn núi rừng Những tác phẩm thiêng như “Thổ thần, Tinh Quân, Tử Vi Cung, Cầu Hoa, Sinh Cung, Công Đức…” đã được những thầy cúng tạo nên vô cùng đặc sắc, góp phần nâng cao giá trị tinh thần trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người dân Sán Dìu nói chung và đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên nói riêng
Trang 39Xuất phát từ những nhu cầu tín ngưỡng đó mà tranh thờ đã phát triển
và không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân Sán Dìu, họ sử dụng tranh thờ trong ba nghi lễ lớn:
Lễ cấp sắc
Tục lệ phổ biến và có ý nghĩa to lớn đối với người đàn ông trong gia đình cũng như cộng đồng dân tộc Sán Dìu đó chính là lễ cấp sắc [H.1.3; PL.1; Tr.126] Hoạt động dân gian này đã được các bậc tiền bối lưu truyền qua nhiều đời với ý nghĩa thể hiện sự trưởng thành của người đàn ông Sán Dìu Tất cả những người nam giới đến tuổi trưởng thành đều phải làm lễ cấp sắc, thậm chí lúc sống chưa làm thì khi chết đi con cháu phải tổ chức lễ này cho bố mẹ của mình Trong lễ cấp sắc đã lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có hệ thống các tranh thờ Trên lễ đàn: Bức tranh thánh được treo ở chính giữa đàn cùng tranh thờ Tam Thanh; tranh thờ các binh tướng hay quan lính được treo ở hai bên tả hữu của lễ đàn, còn đồ cúng được đặt chính giữa [H.1.4; PL.1; Tr.126] Thực chất lễ cấp sắc không chỉ
là hình thức của lễ thành đinh nguyên thủy mà còn là một thách thức đối với người còn trẻ trước khi gia nhập vào thế giới người trưởng thành Dù vậy, lễ cấp sắc của dân tộc Sán Dìu không còn đơn thuần là một lễ thành đinh mà nó đã nhuốm màu Sa man giáo và mang những ý nghĩa, mục đích rộng lớn hơn nhiều:
+ Lễ cấp sắc là lúc để họ hàng, anh em giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau, có của góp của, có công góp công, thể hiện tinh thần đoàn kết sâu sắc Không những thế nghi lễ cấp sắc là một lễ đàn thiêng, phản ánh giá trị nghệ thuật thế giới tâm linh, là bảo tàng sống giúp lưu giữ được những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống
+ Điệu nhảy khai sáng trong lễ cấp sắc của đồng bào Sán Dìu ở Thái Nguyên thể hiện thần chủ ban cho chúng sinh sức mạnh thần kỳ thông qua
Trang 40ánh hào quang để chúng sinh được mạnh khỏe, bình an, mọi vật phát triển tươi tốt, con người có được mùa màng bội thu, hạnh phúc bình yên
+ Ngoài ra, nghi lễ cấp sắc của đồng bào Sán Dìu còn chứa đựng những giá trị tín ngưỡng tâm linh có tính răn dạy, giáo huấn con cháu sống hiếu thuận với bố mẹ, không làm điều ác, hướng thiện Vừa thể hiện sự lưu truyền tín ngưỡng vừa mang tính giáo dục và rèn luyện đạo đức con người
Với quan niệm đó, lễ cấp sắc với đồng bào dân tộc Sán Dìu đã trở thành hình thức nghi lễ bắt buộc và vẫn hết sức phổ biến trong đời sống ngày nay
Lễ tang ma
Dân cư Sán Dìu tâm niệm rằng, hồn sẽ rời khỏi xác và qua thế giới bên kia khi một người chết đi, mà ở thế giới đó họ lại khởi đầu cho một cuộc sống mới, cõi vĩnh hằng Vì vậy khi có người mất, gia quyến phải làm những thủ tục với các nghi lễ quan trọng để tiễn đưa linh hồn của người xấu số Tuy nhiên, cách thể hiện các nghi thức trong mỗi kiểu ra đi, đối tượng người mất hoàn toàn khác nhau Những ai mà không được thực hiện lễ cấp sắc, kể cả một số người nhiều tuổi sau khi mất đi hồn sẽ không được về sum họp với ông bà tổ tiên ở Dương Châu, không được coi là con cháu Bàn Vương và không được Bàn Vương phù hộ Vì vậy, bất kể người ít tuổi hay nhiều tuổi khi còn sống chưa được làm lễ cấp sắc, khi chết đi gia đình chỉ làm ma chứ không làm chay
Lễ kỳ yên trấn trạch
Về đất ở, quan điểm của đồng bào dân tộc Sán Dìu, khi gia chủ muốn cuộc sống mạnh khỏe bình an, thuận lợi trong việc chăn nuôi, trồng trọt thì trước khi ở hoặc làm nhà cần phải làm lễ tạ đất, trong lễ tạ đất thầy tào lập đàn cúng tế, trên đàn cúng thờ tranh Thổ thần, nếu khu đất có âm khí nặng thì thầy cúng sẽ treo thêm bộ tranh Phật Lễ kỳ yên trấn trạch là ngày ăn tết