1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái

190 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Tác giả Đào Phương Thúy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 9,35 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (21)
    • 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn (21)
      • 1.1.1. Đồ án hoa văn (21)
      • 1.1.2. Hoa văn trang trí (21)
      • 1.1.3. Trang trí (22)
      • 1.1.4. Trang phục dân tộc (23)
      • 1.1.5. Dạy học mĩ thuật (23)
    • 1.2. Khái quát về dân tộc Thái đen tại Mường Lò (24)
      • 1.2.1. Địa danh Mường Lò và nguồn gốc lịch sử của dân tộc Thái đen (24)
      • 1.2.2. Nghệ thuật trang trí dân gian trong đời sống của dân tộc Thái đen (27)
    • 1.3. Khái quát về hoa văn trên trang phục của người dân tộc Thái đen (30)
      • 1.3.1. Sự hình thành của trang phục và hoa văn trang trí trên trang phục (30)
      • 1.3.2. Các loại hình trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người dân tộc Thái đen (32)
    • 1.4. Khái quát về việc dạy học mĩ thuật tại trường TH& THCS Thanh Lương . 36 1. Sơ lược về trường TH&THCS Thanh Lương (43)
      • 1.4.2. Tình hình giảng dạy mĩ thuật tại trường TH&THCS Thanh Lương 38 1.4.3. Tình hình học tập môn mĩ thuật tại trường TH&THCS Thanh Lương (45)
  • Chương 2: VẬN DỤNG HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ VÀO VIỆC DẠY HỌC (52)
    • 2.1. Hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò (52)
      • 2.1.1. Nhóm đề tài hoa văn trang trí (52)
      • 2.1.2. Bố cục hoa văn (61)
      • 2.1.3. Màu sắc hoa văn (62)
      • 2.1.4. Kĩ thuật tạo hoa văn (64)
      • 2.1.5. Giá trị nghệ thuật của hoa văn (73)
    • 2.3. Phương pháp vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục vào dạy học mĩ thuật cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Thanh Lương (80)
      • 2.3.3. Vận dụng phương pháp mô phỏng hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen vào tiết học sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật bằng hình thức thêu hoa văn (83)
      • 2.3.4. Vận dụng việc tìm hiểu hoa văn trang trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào hoạt động trải nghiệm ngoại khóa môn mĩ thuật (85)
  • Chương 3: THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊNTRANG PHỤC DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ VÀO VIỆC DẠY HỌC MĨ THUẬT (88)
    • 3.1. Mục đích của thực nghiệm (88)
    • 3.2. Đối tượng thực nghiệm (88)
    • 3.3. Yêu cầu thực nghiệm (88)
    • 3.4. Nội dung thực nghiệm (89)
    • 3.5. Tổ chức dạy học thực nghiệm (90)
      • 3.5.1. Các bước dạy học thực nghiệm (90)
      • 3.5.2. Thực nghiệm giảng dạy mĩ thuật trong chương trình mĩ thuật chính khóa . 85 3.5.3. Thực nghiệm giảng dạy trong chương trình mĩ thuật địa phương (92)
      • 3.5.4. Hoạt động trải nghiệm ngoại khóa môn mĩ thuật (106)
      • 3.5.5. Hoạt động sinh hoạt động câu lạc bộ mĩ thuật (107)
    • 3.6. Tổng kết thực nghiệm (110)
      • 3.6.1. Phân tích kết quả thực nghiệm (110)
      • 3.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm (114)
  • KẾT LUẬN (121)
  • PHỤ LỤC (4)
    • Biểu 3.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ kết quả kiểm tra Chủ đề lễ hội quê hương, “Bài trang phục trong lễ hội” (111)
    • Biểu 3.2: Biểu đồ so sánh tỉ lệ kết quả kiểm tra chủ đề 4: “Trang phục các dân tộc truyên thống tỉnh Yên Bái” của lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B (112)
    • Biểu 3.3: So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi vận dung mô típ hoa văn dân tộc Thái đen vào dạy học ngoại khóa với kết quả khảo sát (113)

Nội dung

Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Một số khái niệm sử dụng trong luận văn

Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào về đồ án hoa văn, dựa theo một số quan điểm về đồ án hoa văn trong luận văn nghiên cứu hoa văn trên trang phục của người Thái của tác giả Nguyễn Thị Kiều Thủy đã đưa ra quan điểm như sau: Đồ án hoa văn là những họa tiết được tạo nên từ việc cách điệu hoặc giản lược các hình ảnh (mẫu) tiêu biểu lấy từ thiên nhiên cuộc sống và ngay cả con người tạo nên một hình ảnh mới, họa tiết mới có tính thẩm mĩ dùng để trang trí và không làm mất đi đặc điểm của vật mẫu, người mẫu [41; tr 30]

Có thể hiểu đồ án hoa văn là tập hợp các cách sắp xếp các họa tiết khác nhau một cách chặt chẽ và khoa học, có chính, phụ rõ ràng tạo thành các đồ án hoa văn trang trí, đồ án hoa văn thể hiện năng lực sáng tạo và tư duy sắp xếp bố cục mang tính thẩm mĩ Đồ án hoa văn trang trí của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò là sự sắp xếp của rất nhiều hoa văn, họa tiết với các nhóm hoa văn khác nhau như thực vật, động vật, hình học được sắp xếp chặt chẽ về chính, phụ tạo ra sự cân đối đẹp mắt, phong phú về tạo hình

Hoa văn trang trí là những họa tiết được cách điệu, thể hiện tư duy về cái đẹp để trở lên đẹp hơn, sáng tạo hơn nhưng không mất đi những đặc trưng về hình dáng, cấu tạo của hình ảnh được cách điệu, hình ảnh cách điệu có thể là hoa, lá, con vật, côn trùng, và cả con người Hoa văn trang trí trên trang phục của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò được tạo nên bởi các yếu tố nghệ thuật như hình, mảng, đường, nét, màu sắc, có giá trị trang trí, thường được sắp xếp theo các quy luật khác nhau mang một lối trang trí riêng của tộc người

Theo Từ điển mĩ thuật phổ thông thì:

Họa tiết trang trí là hình vẽ trong trang trí Mỗi tác phẩm trang trí là một bố cục phong phú nhiều lớp họa tiết to – nhỏ, đơn giản – phức tạp, có nội dung vị trí khác nhau làm nên vẻ đẹp riêng trong tổng thể [30; tr 87]

Ta có thể hiểu hoa văn và họa tiết trang trí là những hình ảnh đẹp được chọn lọc, cách điệu trong tự nhiên và đời sống xung quanh, qua quá trình cách điệu người ta lược bỏ, chắt lọc giữ lại những đặc trưng điển hình của hình ảnh và biến nó thành một họa tiết đẹp hơn, sáng tạo hơn và mang yếu tố cá nhân của người sáng tạo, mang đặc trưng vùng miền và đặc trưng của một tộc người Hoa văn, họa tiết sử dụng các nguyên lý tạo hình để sáng tạo biến nó trở thành một hình ảnh cách điệu, phản ánh năng lực nghệ thuật và là con mắt phản chiếu nhận thức thẩm mĩ của con người đối với thế giới quan xung quanh Hoa văn và họa tiết trang trí trên trang phục của người Thái đen tại Mường Lò, là những hình ảnh chắt lọc và cách điệu sáng tạo, qua quá trình phát triển họ đã hình thành cho mình một kho tàng hoa văn, họa tiết trang trí phong phú mang đặc thù riêng biệt

Từ điển mĩ thuật phổ thông đưa ra khái niệm trang trí là:

Trang trí (A decoration; P descoration) Nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần con người Nhờ những yếu tố trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vật trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng (arts appliqués) [30; tr 134]

Trang trí giúp cho cuộc sống thêm phong phú, đẹp hơn, nó thể hiện mong muốn làm đẹp cho đời sống, ta bắt gặp trang trí trên nhà cửa, đồ vật, và cả trang phục, nó là nghệ thuật làm đẹp, trang trí giúp cho con người ta hướng đến cái đẹp, hướng đến các giá trị tích cực Trang trí được hiểu đơn giản là quá trình sắp xếp hình, mảng, đường nét, khối, ánh sáng, màu sắc trên vật được trang trí để phục vụ cho con người trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trang trí giúp nâng cao giá trị, nó đáp ứng cho nhu cầu thẩm mĩ trong đời sống tinh thần và vật chất của người.

Trong cuộc sống ta bắt gặp trang trí ở mọi nơi, đối với người dân tộc Thái đen tại Mường Lò thì nghệ thuật trang trí vô cùng thân thuộc nó bắt rễ trong mọi lĩnh vực từ trang trí nhà sàn, trang trí trong ẩm thực, trang trí trên trang phục dân tộc tạo nên cho cuộc sống của tộc người Thái nơi đây đa màu, phong phú về nghệ thuật trang trí dân gian và phong phú về cảm xúc trong đời sống cộng đồng

Theo Từ điển Bách khoa (2002):

Trang phục dân tộc trang phục truyền thống của từng dân tộc với những đặc điểm riêng, ít hay nhiều có sự khác biệt với trang phục của dân tộc khác Trang phục dân tộc qua tiến tình lịch sử có thể có những biến đổi mặt này hay mặt để hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện của đất nước, trình độ thẩm mĩ của dân tộc, trào lưu tiến hóa chung của của thế giới nhưng vẫn giữ được cốt cách cơ bản đã có Trang phục dân tộc là một yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc [20; tr 523]

Trang phục dân tộc là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó, trang phục dân tộc có lịch sử lâu đời nó gắn bó chặt chẽ trong lịch sử hình thành của tộc người đó, trang phục thay đổi theo xu thế, nhu cầu và sự thích ứng với môi trường tự nhiên xung quanh

Trong tài liệu giảng dạy và học tập chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Đại học, Cao đẳng (2018) của trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương thì khái niệm dạy học:

Là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và HS nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, những kĩ năng kĩ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phát triển năng lực sáng tạo, những phẩm chất, nhân cách của người học theo mục đích giáo dục [10; tr 50]

Qua quá trình tìm hiểu các khái niệm và trên trải nghiệm giảng dạy học, học viên thấy rằng dạy học mĩ thuật tại các trường phổ thông là một quá trình truyền tải kiến thức mĩ thuật cơ bản cho HS, giúp các em hình thành kiến thức và năng lực thẩm mĩ, phát triển tư duy sáng tạo, trang bị cho HS khả năng cảm nhận, khả năng sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào cuộc sống Không những thế thông qua hoạt động giáo dục mĩ thuật HS còn nhận biết được những giá trị của thẩm mĩ giữa con người với con người và con người với tự nhiên xung quanh, giáo dục HS hướng đến phát triển “cái đẹp” không chỉ trong nghệ thuật mà còn là “cái đẹp” trong nhân cách, hướng tới giáo dục toàn diện, phát triển năng lực và phẩm chất cho HS, giúp các em lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách

Khái quát về dân tộc Thái đen tại Mường Lò

1.2.1 Địa danh Mường Lò và nguồn gốc lịch sử của dân tộc Thái đen

Vùng lòng chảo Mường Lò được chia làm 3 vùng: Mường Lò Luông (tức là Mường Lò lớn thuộc vùng trung tâm); Mường Lò Gia gọi tắt là Mường Gia (nay là địa bàn xã Sơn A huyện Văn Chấn và Mường Lò Cha gọi tắt là Mường Cha (địa bàn xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn hiện nay) [47; tr 313 - 314]

Ngày nay thị xã Nghĩa Lộ thuộc trung tâm Mường Lò, tỉnh Yên Bái, Mường Lò còn bao gồm các Mường khác như Mường Hồng, Mường Hằng hiện nay thuộc huyện Trấn Yến, Mường Nặm, Mường Piu thuộc xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, Mường Pục, Mường Mẻng nay thuộc xã Đại Lịch huyện Văn Chấn, Mường Min thuộc xã Gia Hội huyện Văn Chấn, Mường

Lung thuộc xã Tú Lệ huyện Văn Chấn Tại thị xã Nghĩa Lộ dân tộc Thái đen chủ yếu quần tụ sống dọc các nguồn nước như suối Thia (Nậm Xia), suối Nung, suối Đôi (Nậm tộc), thị xã Nghĩa Lộ có tổng diện tích tự nhiên 107,78km2, dân số trên 72.500 người, với 14 đơn vị hành chính xã, phường (04 phường, 10 xã), 129 thôn, bản, tổ dân phố với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, khoảng 53.800 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 77,3% dân số toàn thị xã (trong đó, dân tộc Thái chiếm gần 52%; dân tộc Tày chiếm 4,5%; dân tộc Mường chiếm 12,6 %; còn lại là các dân tộc khác) Tại Yên Bái, người Thái có dân số là 53.104 người chiếm 7,1% dân số toàn tỉnh, thuộc hai nhóm ngành Thái trắng và Thái đen Riêng Mường Lò tập trung khoảng 90% tổng số người Thái ở Yên Bái, một số ít còn lại ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Căng Chải”

Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Thái đen

Mường Lò được coi là vùng đất lịch sử bởi đây là một trong những nơi có nền văn hóa sớm “Các nhà khoa học đã tìm thấy trống Đồng và một số dụng cụ bằng đá mới thuộc nền Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn ở hai xã Phù Nham và xã Thanh Lương Chính tỏ Mường Lò là một vùng đất định cư của người Việt cổ, nơi đây đã hình thành văn hóa rất sớm” [15; tr.7] Mang đặc trưng về địa hình sinh sống của tộc người Thái nói chung và dân tộc Thái đen nói riêng, Mường Lò với đặc điểm địa hình kiến tạo bởi các dãy núi bao quanh vùng lòng chảo bằng phẳng đây được coi là vùng đất tổ của dân tộc Thái đen, nơi đây là nơi đặt chân đầu tiên của ngưới Thái đen khi họ di cư từ Vân Nam, Trung Quốc xuống Việt Nam

Theo như cuốn sách Quăm Tô Mường (Lịch sử bản Mường) và quấn Táy pú xấc (Bước đường chinh chiến của cha ông) thì nguồn gốc cư trú và phát triển của dân tộc Thái đen tại Việt Nam bắt nguồn từ sử thi về Tạo Xuông và Tạo Ngần, cuốn sử thi được viết bằng chữ Thái cổ lý giải việc dân tộc Thái đen đến Mường Lò và phát triền ra khắp vùng Tây Bắc, cũng lý giải cho việc tại sao dân tộc Thái đen cho rằng địa danh Mường Lò chính là vùng đất tổ của dân tộc Thái đen tại Việt Nam Sử thi nói rằng sau khi dâng lễ cúng vị thần Đá biết nhai người, hai anh em Tạo Xuông, Tạo Ngần và đoàn người của dân tộc Thái đen đã mở lối đi xuống trần gian Khi đi tới Mường Ôm, Mường Ai và Mường Lo ngoài trời (Mường Lò ở ven đầu nguồn sông Nâm Nam, miền Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) hai Ngài đã phân chia trái bầu để Mường Ngoài sáu cột trụ, quả bầu nở ra tạo thành Mường Kinh, Mường Lào, Mường Giôn, Mường côi, Mường Dọ (Nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) Hai anh em cùng đoàn người Thái đi đến Mường Lò (Nghĩa Lộ - Yên Bái) và nơi đặt chân đầu tiên là Mường Min (nay thuộc Gia Hội, Văn Chấn, Yên Bái) để sinh sống, tại đây Tạo Xuông lấy vợ ở Mường

Lò, làm chủ đất Mường Lò còn Tạo Ngần ở Mường Lò thấy đất Mường nơi đây không đủ rộng lớn nên quay trở về Mường Ôm, Mường Ai

Tạo Xuông có một người còn trai là Tạo Lò, sau này lấy vợ và sinh được 7 người con trai, nuôi dạy khôn lớn sau đó được phân chia khu vực cai quản các Mường, duy có người con út là Lạn Chượng không có đủ Mường để cai quản đã tập hợp 12 họ dân tộc Thái đen đi khai phá Mường mới, trên đường đi gặp rất nhiều khó khăn, giao chiến với dân tộc Xá (nay dân tộc Xá gọi thành 3 ngành Khơ Mú, Xinh Mun và Kháng) mới thu phục được các Mường mới Lần lượt Lạn Chượng thu phục được Viền Hai (thuộc thành phố Sơn La) Sau đó tiến đến Mường Ék (khu vực giáp tuần giáo đường lên Lai Châu), Mường Húa, Mường Quai (nay thuộc Tỉnh Điện Biên), tuy nhiên Ông không ở lại các nơi này mà giao lại cho Khun Dáng và Khun Dẹ quyền cai quản vì cho rằng các vùng này không đủ rộng lớn Cuối cùng Ông dừng chân tại Mường Then (Mường Thanh thành phố Điện Biên ngày nay) để lấy vợ và khai khẩn đất, mở các nghề và phát triển lên vùng Mường Thanh rộng lớn ngày nay

Ngoài cuốn sử thi sử của dân tộc Thái đen, thì các công trình nghiên cứu của các nhà khoa như nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định dân tộc Thái đen đã có mặt đầu tiên ở Việt Nam là ở Mường Lò thông qua cuộc di thiên lớn của tổ tiên người Thái vào Đông Dương

Theo nhà nghiên cứu Cầm Trọng và giáo sư Ngô Đức Thịnh ghi trong cuốn Luật tục Thái ở Việt Nam thì:

Trong ngày tang lễ thứ hai sau khi chết, thầy Mo làm nghi thức tiễn đưa hồn người chết và đọc bài hát “đưa hồn ma đi xuống Mường Lò quê tổ” theo quan niệm của người Thái Mường Lò (Nghĩa Lộ) là nơi đầu tiên của người Thái dừng chân sau khi từ Mường Ôm, Mường Ai đầu nguồn sống Thao (Sông Hồng) di cư xuống [12; tr 25]

Trong tài liệu Lễ thổi lửa của sản phụ dân tộc Thái đen đã chỉ ra rằng người Thái đen là kết quả của cuộc di thiên mạnh mẽ vào Tây Bắc trong thời gian khoảng đầu thiên kỉ thứ II sau công nguyên Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về thời gian dân tộc Thái đen đến Mường Lò, bởi thực ra trước khi dân tộc Thái đen đến Mường Lò thì nơi đây là nơi cư trú của người Mán, người Mọi ở (chưa rõ là dân tộc nào) nhưng sự phát triển về văn hóa dân tộc Thái đen tại Mường Lò là đông đảo và nổi bật nhất tại đây, họ đã lập lên Mường và tạo dựng cho mình một nền văn hóa rất trù phú Mường

Lò đối với người dân tộc Thái đen vẫn là quê tổ, trong sinh hoạt dân gian người Thái đen vẫn hay thường nói “Pay Mường Lò” nghĩa là đi về Mường

Lò, ý chỉ nghĩa hướng về tổ tiên, quê tổ của dân tộc Thái đen

1.2.2 Nghệ thuật trang trí dân gian trong đời sống của dân tộc Thái đen

Nghệ thuật trang trí dân gian của dân tộc Thái đen là nói tới một niềm tự hào, bởi họ vốn được biết tới với sự tài hoa, khéo léo, dân tộc Thái đen có sự sáng tạo thẩm mĩ rất đặc sắc, nghệ thuật trang trí dân gian của họ chính là năng lực cách điệu thẩm mĩ về thế giới quan của họ về thiên nhiên như hoa, lá, con vật và cả quan niệm về tín ngưỡng Hình tượng khau cút chính là một trong những biểu trưng sớm của dân tộc Thái đen khi đặt chân tới Việt Nam qua cuộc di cư đầy hào hùng, họ đã phải đổ cả xương máu, lưu lạc nhau, do đó đối với dân tộc Thái đen khau cút hướng tới ý niệm cho sự đoàn tụ với lời thề hẹn đi đến đâu chỉ cần nhìn thấy biểu tượng khau cút trên mái nhà thì đó chính là anh em

Người Thái ra đi vào cuối tuần trăng Nhìn mặt trăng khuyết ở cuối dãy núi, họ hẹn nhau hễ ai đến được phương đất nào, khi làm nhà thì dựng trên nóc một cái dấu hình mặt trăng khuyết để sau này con cháu nhận ra đồng tộc của mình; Và cái dấu hình mặt trăng khuyết ấy được gọi là “Khao cót” Theo tiếng Thái, Khao là trắng, cót là ôm – ôm mối hận phải lìa quê hương đất tổ trong một đêm trăng sáng - (khao) Và dần dần chữ Cót gọi chệch thành chữ Cút [5; tr 527]

Biểu tượng khau cút có giá trị tạo hình cao, nó được trang trí trên nóc nhà sàn tại hai đầu hồi, có cấu trúc hình mai rùa “Tụp cống”, dân tộc Thái đen phân biệt địa vị và tầng lớp trong xã hội qua khau cút, người Thái có 5 loại “Khau cút”, đối với người phụ nữ góa chồng sẽ sử dụng loại khau cút đơn giản nhất gọi là khau cút mải, khau cút này rất đơn giản chỉ là hai thanh tre bắt chéo nhau giống hình chữ “X” và còn có các loại khau cút chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc như khau cút Pụa đây là một dạng khau cút được trang trí theo chùm tượng trưng cho nhà có nhiều thế hệ sinh sống, khau cút dưới có thanh gươm thì đây là nhà quý tộc nắm quyền lực về quân sự, khau cút Pua hay còn gọi là khau cút hình hoa sen dành cho gia đình quý tộc Khau cút có tạo hình nghệ thuật cao, hàm chứa các giá trị nhân sinh quan sâu sắc, một biểu hiện rõ nét của nghệ thuật trang trí dân gian, cùng với đó có thể nói dân tộc Thái đen rất chú trọng việc làm đẹp cho nhà cửa và đồ dùng, nghệ thuật trang trí trên đồ đan lát rất đa dạng, tiêu biểu nhất phải kể đến tà leo (Tà leo là một biểu tượng cho việc cấm kị của người dân tộc Thái đen, nơi đâu có tà leo nơi đó thông báo cho cộng đồng đó không được vào khu vực cấm) Tà leo có họa tiết hình con mắt giống như con mắt, được đan bằng tre theo lối mắt cáo hình lục lăng, tượng trưng cho sức mạnh thần bí xua đuổi ma quỷ và người lạ Ngoài ra dân tộc Thái đen còn phát triển đan thành nhiều vật dụng như bu, đan rế, đan mâm, nón và nhiều vật dụng khác, trong đó có nhiều họa tiết như họa tiết khoeo ngựa, bàn chân ngựa

Nghệ thuật trang trí trên thổ cẩm rất phong phú, nghệ thuật trang trí này đã được truyền dạy qua nhiều đời và ngày càng hoàn thiện Phụ nữ dân tộc Thái đen sử dụng các sợi chỉ nhuộm thủ công nhiều màu sắc với óc sáng tạo tài tình họ đã tạo ra được các sản phẩm trang phục được điểm xuyết các hoa văn trang trí đẹp mắt và thu hút, người con gái Thái đen trước khi về nhà chồng đã được truyền dạy các kĩ thuật làm khăn, đệm, chăn, trang phục rất nhuần nhuyễn, đó chính là của hồi môn của người con gái khi được về nhà chồng, đây chính là minh chứng rõ ràng về sự phát triển có phần lấn át của nghệ thuật trang trí dân gian của dân tộc Thái đen so với các dân tộc khác tại Mường Lò Họ khéo léo trong việc lựa chọn các hình ảnh cách điệu từ tự nhiên để đẽo gọt, chắt lọc và biến nó trở thành những họa tiết rất thẩm mĩ, không những thế các họa tiết này còn đan cài cả những triết lý về vũ trụ và nhân sinh từ đó tạo ra một kho tàng các hoa văn đặc sắc

Theo thống kê không chính thức ở Mường Lò có trên 50 họa tiết hoa văn với nhiều thể loại bố cục khác nhau Sự đa dạng còn thể hiện ở chất liệu trang trí Không chỉ trên đồ thổ cẩm (như chăn, đệm, rèm, gối, địu, túi thổ cẩm, khăn, váy, áo, ), mà trang trí dân gian còn được thể hiện phong phú thông qua các chất liệu như gỗ, đồ đan lát mây tre, trang trí ở trên nhà ở, đặc sắc và độc đáo nhất là nghệ thuật trang trí nhà mồ [25; tr 383].

Khái quát về hoa văn trên trang phục của người dân tộc Thái đen

1.3.1 Sự hình thành của trang phục và hoa văn trang trí trên trang phục

Dân tộc Thái đen được biết đến là một dân tộc rất giỏi trong việc canh tác nông nghiệp, trên nền tảng đó nghề dệt của người Thái nói chung đã được các nhà nghiên cứu khẳng định nó có từ rất sớm, tuy nhiên nó gắn bó nhiều với việc thực hiện thủ công và tự cung tự cấp từ lúc sơ khai của lịch sử loài người Với đặc trưng địa hình sinh sống, dân tộc Thái đen thích sống trong các địa hình lòng chảo với các dãy núi cao bao quanh, có suối chảy qua rất thích hợp để trồng các loài thực vật, qua khai thác và cải tạo tự nhiên, tộc người Thái đã sáng tạo nên kĩ thuật chế tác trang phục phong phú Trong đó trang phục của người dân tộc Thái là sản phẩm vật chất của lao động, nó đã được định hình trong giai đoạn xã hội nông nghiệp từ việc tự trồng bông, dệt vải, nuôi tằm người Thái đen đã xây dựng lên một kho tàng kĩ thuật thủ công phong phú trong việc chế tác và tạo hình các trang phục Trang phục của dân tộc Thái đen chính là công cụ bảo vệ cơ thể đồng thời là phương tiện để thể hiện vẻ đẹp của họ, lồng ghép cả các triết lý nhân sinh và văn hóa tộc người, trang phục được họ chăm chút rất tỉ mỉ, phô diễn tài năng và sự khéo léo vào đó, đây chính là một trong những phương tiện phản ánh rõ nét văn hóa đặc thù của dân tộc Thái đen

Trang phục Thái là sản phẩm văn hóa của một cư dân nông nghiệp trồng trọt nằm trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á Người Thái tồn tại và phát triển chủ yếu với nền kinh tế lúa nước bằng thung lũng miền núi Trang phục truyền thống của họ phản ánh rõ việc chinh phục và sử dụng thành thạo một số chủng loại thực vật để làm nguyên liệu, công cụ sản xuất vải cũng như thuốc nhuộm, phục vụ nhu cầu mặc Nếu như các cư dân chăn nuôi sản xuất trang phục bằng các loại da, lông thú thì ở người Thái đã biết lợi dụng giới thực vật mà thiên nhiên miền nhiệt đới đã ưu ái họ [26; tr 182]

Dân tộc Thái đen sinh sống tại Mường Lò cũng có những câu chuyện lưu truyền trong dân gian lý giải cho nguồn gốc của trang phục của họ, chuyện kể rằng vào thủa sơ khai khi người Thái còn chưa có quần áo mặc có một nàng dâu khi lên rừng vô tình nhìn thấy con tằm nhả tơ mới nghĩ ra cách mang tằm về nuôi sau đó dệt thành các tấm vải tơ tằm, người Thái đen ghi nhớ công ơn lên đã gọi nàng là “Nàng Mọn” và con tằm giúp người Thái đen có nguyên liệu dệt vải được tôn vinh làm “Tô nang”

Qua đó ta có thể khẳng định dân tộc Thái đen đã tác động mạnh mẽ vào môi trường tự nhiên xung quanh và cả môi trường xã hội để sáng tạo nên một ngành nghề thủ công vô cùng ấn tượng mang đặc trưng của dân tộc mình Trang phục của dân tộc Thái đen có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài và được định hình trong thời kì xã hội nông nghiệp nó đã trở thành một kỹ thuật truyền thống, kỹ thuật này phức tạp đòi hỏi nhiều công đoạn từ việc trồng bông, nuôi tằm, nhuộm màu vải, dệt, cắt may, tạo họa tiết, đều được thực hiện thủ công với các công cụ thô sơ nhưng lại rất sáng tạo trong việc tận dụng tự nhiên, đó thực sự là một quá trình lao động nghiêm túc để tạo ra một sản phẩm vật chất là trang phục, mang đặc trưng của của văn hóa nông

Hoa văn trang trí trên trang phục

Trang trí hoa văn trên các trang phục của dân tộc Thái đen tập trung chủ yếu trên các sản phẩm dệt, khi đời sống con người ngày càng được cải thiện thì cùng với đó nhu cầu thẩm mĩ đòi hỏi ngày càng cao Có thể nói hoa văn trang trí trên trang phục bắt nguồn từ sự phát triển đi lên của nhu cầu thẩm mĩ, bởi hoa văn của dân tộc Thái đen mang những đặc điểm của nghệ thuật nguyên thủy, dần dần phức tạp lên mang tính cách điệu, tính tượng trưng, tính đơn giản hóa các sự vật hiện tượng, dân tộc Thái đen lấy chất liệu là những hình ảnh thân thuộc trong sinh hoạt đời thường như các loài thực vật, con vật, côn trùng và nhiều hình ảnh thân thuộc khác để khái quát hóa nó trở thành các hoa văn trong nghệ thuật trang trí dân gian, còn có giả thuyết khác cho rằng các hoa văn này bắt nguồn từ sự sáng tạo trong lao động bởi nó còn có thể bắt nguồn từ các kĩ thuật lao động như kĩ thuật đan, kĩ thuật bện dây, và nhiều kĩ thuật khác

Dân tộc Thái đen với đặc thù phân công lao động trong xã hội rất rõ ràng “Gái dệt vải, trai đan chài”, trẻ em gái dân tộc Thái đen từ khi lên 7, 8 tuổi đã được các mẹ các bà dạy làm các công đoạn dệt vải, dân tộc Thái đen có câu: 11 tuổi biết độn tóc, 12 tuổi biết ngồi khung dệt vải do đó người phụ nữ Thái rất chuyên tâm trong phần việc được phân công này, qua thời gian sự chuyên tâm cùng năng lực quan sát, sáng tạo và năng lực thẩm mĩ người phụ nữ Thái đen đã rất khéo léo trong việc tạo ra các bộ trang phục với rất nhiều mô típ hoa văn trang trí độc đáo và ấn tượng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp

Qua tất cả những điều đó phần nào ta có thể nhận định rằng việc trang trí hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen được hình thành trong quá trình nhận thức thẩm mĩ và trong lao động sáng tạo, nó xuất phát từ nhu cầu làm đẹp khi họ đã đạt đến trình độ nhất định trong việc canh tác nông nghiệp do đó họ có nguồn kinh nghiệm sử dụng thực vật phong phú, đồng thời có sự dư thừa về sản phẩm vật chất và phát triển mạnh mẽ cả về mặt nhận thức, họ có nhiều thời gian rảnh để có thể thoải mái sáng tạo trong nghệ thuật, cộng với đó là đặc trưng phân công trong lao động, người phụ nữ bằng năng lực đã thể hiện sự tài hoa, đồng thời khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần để tạo nên đặc trưng tộc người thông qua việc trang trí trên trang phục

1.3.2 Các loại hình trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người dân tộc Thái đen

1.3.2.1 Trang phục trong sinh hoạt thường ngày Áo cỏm nữ giới (xửa) Áo cỏm của gười phụ nữ dân tộc Thái đen tại Mường Lò có hai loại áo cơ bản là áo ngắn “xửa cỏm” và áo dài “xửa chài”, áo ngắn là áo mặc dùng trong sinh hoạt thường ngày của dân tộc Thái đen vào các mùa khác nhau thì họ có áo dài tay hoặc ngắn tay Áo cỏm của người phụ nữ dân tộc Thái đen rất í nhị, được thiết kế ôm sát người, làm lộ ra vòng eo thon nhỏ của người mặc, tôn lên các đường cong Cổ áo thấp được may khéo léo không để lộ đường chỉ ra bên ngoài, phần nẹp áo chạy dọc phía trước làm tôn lên hàng cúc bạc “mắk pém” trước ngực, hàng cúc được tạo hình tinh tế có hình con bướm “cáp bửa” [H1.5; PL1; tr 123], con ve sầu “chắc chắn”, cúc con niềng niễng “pi nhiếng” [H1.7; PL1; tr 124], cúc con cà cuống “meng đa”, con nhện “xính xao” và cúc Cán Châu [H1.6; PL1; tr 124], Cán Châu là tên người thợ làm ra loại cúc này

Chiếc áo người dân tộc thái đen mặc dù không có nhiều hoa văn trang trí và thiết kế đơn giản tuy nhiên hàng cúc kim loại mang tính thẩm mĩ cao với hình con ve, con nhện, con bướm, cách điệu tạo nên sự trang nhã không cầu kì, kỹ thuật tạo hoa văn trên đồ kim loại đã đạt đến trình độ cao hàng cúc được thể hiện bằng các khối hình liền làm toát lên đặc điểm của con vật cách điệu một cách tinh tế, màu cúc bạc tượng trưng cho dòng sữa mẹ ngọt ngào, chính sự đơn giản trong thiết kế áo lại làm tôn lên vẻ đẹp của hoa văn trang trí hàng cục bạc trước ngực, đồng thời hài hòa trong tổng thể bố cục làm vẻ đẹp của người phụ nữ Thái trở lên duyên dáng

Trong quan niệm của dân tộc Thái đen thì chiếc áo là nơi trú ngụ của hồn người, số lượng cúc áo rất quan trọng, họ quy ước phụ nữ chưa chồng sẽ sử dụng số lượng cúc lẻ có thể là 11 hoặc 13, trẻ em ít hơn sẽ là 7 đến 9, còn phụ nữ có chồng số lượng cúc áo phải chẵn nhằm khảng định rằng mình đã có đôi có cặp Cúc áo của dân tộc Thái đen còn mang trong đó cả quan niệm tín ngưỡng phồn thực, họ cho rằng cúc áo bên trái tượng trưng cho người nam và cúc bên phải tượng trưng cho người nữ, tên gọi hàng cúc là

“mắk pém”, “mắk” nghĩa là quả, quả kết tinh cho hạt giống và tượng trưng cho thiên chức làm mẹ, “Pém” nghĩa là bám, một vật bám trên áo Cúc áo của dân tộc Thái đen được cài vào nhau rất đặc biệt với hàng bên phải là một thanh nhỏ uốn cong lại là bên khuyết, chính là tượng trưng cho âm, tô me (con cái), còn bên trái là một cái móc cài hình tròn là dương, tô po (con đực) điều này phù hợp với quan niệm phồn thực của cư dân nông nghiệp mong muốn về sự sinh sôi nảy nở của tộc người Thái

Chiếc váy [H1.3; PL1; tr 123] của người phụ nữ Thái đen rất đơn giản được làm từ vải bông nhuộm chàm đen, váy may dạng hình trụ dài đến mắt cá chân của người mặc, nó được tạo thành từ bốn mảnh vải khâu khép kín, váy có phần cạp rộng khoảng 15cm may bằng vải dệt kẻ hoặc vải bông nhuộm chàm, cạp váy có tác dụng cố định váy, thân của váy được tạo thành từ 4 mảnh vải ghép lại Váy của dân tộc Thái đen có lớp lót bên trong thường mặc vào mùa lạnh Chiếc váy của người phụ nữ Thái đen tại Mường Lò không có họa tiết hoa văn trên thân váy mà phía gấu váy bên trong có một lớp viền bên trong bằng vải dệt thổ cẩm gọi là tắm húk tìn sỉn, việc này giúp cho chiếc váy trở lên gọn gàng và chắc chắn đồng thời giúp chiếc váy không bị xổ chỉ, khi chị em mặc chiếc váy tới gót chân mỗi bước đi hoa văn như ẩn hiện giúp cho đôi gót chân thêm hồng hào và duyên dáng, đây chính là sự tô điểm đầy ý nhị Hoa văn trên gấu váy thường được thể hiện dưới dạng các đường diềm, có rất nhiều hoa văn đặc trưng trên gấu váy như hoa văn quả trám, ngọn cây rau dớn, với đặc thù kinh tế nông nghiệp chiếc váy của dân tộc Thái đen rất linh hoạt trong lao động, dù váy có dạng hình trụ xong phần thân váy xòe đủ to để thuận tiện cho việc lên cầu thang, di chuyển ở những địa hình gồ gề, hơn thế nữa váy của dân tộc Thái đen có thể dễ dàng điều chỉnh độ dài ngắn bằng cách vấn cạp váy để cố định với thắt lưng khi đi làm ruộng, làm nương, dân tộc Thái đen đã hình thành cho mình những kĩ năng khéo léo khi sử dụng chiếc váy này, họ có thể sử dụng chân váy để tham gia sinh hoạt tắm cộng đồng, phụ nữ Thái đen được biết đến tới việc thay đồ rất khéo khi chỉ sử dụng chiếc váy đen dài này đã có thể che chắn toàn bộ cơ thể khi thay đồ sau khi tắm xong Hiện nay với sự biến đổi của xã hội và sự tiện lợi của máy móc thì những chiếc chân váy đen của dân tộc Thái đen thường được may bằng vải nhung và cạp váy màu xanh được may liền thân váy

Ngoài cạp váy thì dây lưng có tác dụng giúp cho cạp váy cố định chặt với cơ thể người mặc, hơn thế nữa giúp người mặc linh hoạt về việc sử dụng, đồng thời còn là cách để người phụ nữ Thái đen trang trí thêm phần duyên dáng Dây lưng xanh (xài ẻo kheo) trước kia được dệt từ vải bông nhuộm màu xanh lá cây hoặc vải tơ tằm dệt, để cho chiếc dây lưng thêm phần bắt mắt người phụ nữ dân tộc Thái đen còn khéo léo may thêm ở hai đầu của dây lưng hai miếng vải màu đỏ, thậm chí nó còn được thêu thùa rất đẹp, khi thắt dây lưng họ sẽ để cho phần vải đỏ trang trí này ở phía trước để làm duyên Một loại thắt lưng khác được dệt từ vải thổ cẩm (xài ẻo pào) chắp lại với nhau thì hiện nay ít có người dùng

Khăn [H1.8; PL1; tr 124], trong trang phục nữ của dân tộc Thái đen thì khăn có lẽ là sản phẩm thủ công kì công nhất, gồm các loại chính đó là khăn xòe, khăn dệt thổ cẩm dùng trong sinh hoạt thường ngày và cuối cùng là khăn sải Chiếc khăn ngoài công dụng làm duyên, nó còn là vật che mưa, nắng bảo vệ khu vực phía trên đầu, theo quan niệm dân tộc Thái đen việc trùm khăn lên đầu bởi đối với dân tộc Thái đen không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn để bảo vệ cho linh hồn người đội khăn, khăn còn là phương tiện tham gia sinh hoạt cộng đồng (khăn xòe), là vật định tình cho tình yêu đôi lứa và còn là món quà tặng của người phụ nữ khi về nhà chồng

Khác với dân tộc Thái đen ở các vùng khác, khăn sải truyền thống của dân tộc Thái đen tại Mường Lò rất đơn giản nhất bởi nó không có nhiều họa tiết trang trí, khăn chỉ đơn giản là vải chàm đen, hai đầu khăn được thêu móc chỉ màu trang trí để viền đầu khăn theo từng đoạn, thường là các màu như xanh da trời, màu đỏ, màu vàng, màu hồng, màu trắng Khăn sải được dệt bằng vải bông và nhuộm tràm, độ dài khăn từ 1.8m đến 2m, rộng 0.4 m Hai đầu khăn dân tộc Thái đen tại Mường Lò thêu móc chỉ màu thành các đoạn thẳng theo cặp song song, ở hai đầu viền khăn được viền lại bằng các đoạn chỉ màu khác nhau, điều này giúp cho viền khăn không bị tuột chỉ, sáng tạo hơn người phụ nữ Thái đen sẽ thêu thêm vào đó một vài các hoa văn tùy theo sự sáng tạo của người làm khăn Loại khăn sải này rất phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày và sinh hoạt trong lễ hội, không phân chia theo lứa tuổi, giới tính, người già, người trẻ, phụ nữ, đàn ông đều đội loại khăn này Khăn có rất nhiều cách đội, phụ nữ sẽ đội để đầu khăn trang trí ra phía đằng trước, đàn ông có thể vấn khăn quanh đầu để lộ phần đầu khăn có họa tiết trang trí ra phía đằng sau đầu Chiếc khăn tuy được tạo hình đơn giản những rất trang nhã và thông dụng trong đời sống, nó là sự nhất quán trong tư duy thẩm mĩ của người dân tộc Thái đen khi sử dụng gam màu chủ đạo là màu đen cùng với màu trang phục sinh hoạt thường ngày Những sợi chị màu thêu điểm ở hai đầu khăn dù không cầu kì như dân tộc Thái ở các vùng khác nhưng nó cùng góp phần làm duyên cho người đội khăn bởi sự phối hợp của những sợi chỉ nhiều màu sắc, làm điểm thêm nét tươi vui và hài hòa về thị giác trong tổng thể trang phục

Khái quát về việc dạy học mĩ thuật tại trường TH& THCS Thanh Lương 36 1 Sơ lược về trường TH&THCS Thanh Lương

1.4.1 Sơ lược về trường TH&THCS Thanh Lương

Trường TH&THCS Thanh Lương được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2 vào tháng 3 năm 2023 Trường trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành đã gặt hái được nhiều thành tích, nhận nhiều bằng khen của phòng giáo dục và đào tạo thị xã Nghĩa Lộ Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, triển khai cho cán bộ GV đăng ký thi đua đầu năm Nhà trường tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, áp dụng giảng dạy hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 Về cơ sở vật chất, năm học 2022 - 2023 nhà trường có 17 lớp trong đó: Cấp tiểu học là 10 phòng, cấp THCS là 7 phòng

Số phòng học bộ môn: 4 phòng (1 phòng vật lý, sinh học, phòng tin học và ngoại ngữ, phòng mĩ thuật), số phòng chức năng: 4 phòng Số lượng HS trong năm học 2022 - 2023 với tổng số là HS là 456 HS của cả hai cấp học, cụ thể HS cấp tiểu học: 254 học sinh, HS cấp THCS: 202 học sinh Đội ngũ cán bộ GV có tất cả 26 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đội ngũ có tinh thần đoàn kết với tinh thần trách nhiệm cao luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao, có tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tương trợ lẫn nhau xây dựng tập thể sống hoà thuận giúp đỡ nhau trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong cuộc sống hàng ngày Có sự chỉ đạo trực tiếp từ chi bộ, sự phối kết hợp của các đoàn thể khác như công đoàn, chi đoàn, liên đội, không có giáo viên xếp loại chuyên môn yếu kém

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cố gắng, đoàn kết, nhất trí phấn đấu vươn lên nhằm đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra của đơn vị, nhất là các đồng chí Đảng viên, các đồng chí phụ trách các đoàn thể có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Có tinh thần đoàn kết xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh Cùng với ban giám hiệu làm tốt công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học, công tác chuyên môn góp phần xây dựng nhà trường liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến các cấp

Dựa trên sự chỉ đạo của nhà trường và phòng giáo dục thị xã Nghĩa Lộ, giáo viên mĩ thuật luôn chú trọng đổi mới các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học, thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm như phương pháp dạy học theo dự án, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật bể cá, để việc dạy học đa chiều, phong phú về nội dung và hình thức dạy học Tận dụng các lợi thế sẵn có tại vùng miền, đặc trưng về văn hóa địa phương như nghệ thuật trang trí dân gian trên trang phục của người dân tộc Thái đen để vận dụng trong dạy học mĩ thuật trong chương trình dạy học mĩ thuật cấp THCS như việc áp dụng vào bộ sách chân trời sáng tạo mĩ thuật lớp 6, chủ đề “Lễ hội quê hương”, bài 2: Trang phục trong lễ hội, vận dụng nghệ thuật trang trí dân gian trên trang phục của người dân tộc Thái đen vào chương trình giáo dục địa phương chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc Yên Bái, vận dụng vào các tiết sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật, các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa, thông qua việc vận dụng này nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật, đồng thời giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn nghệ thuật trang trí dân gian và lòng tự hào về văn hóa địa phương

1.4.2 Tình hình giảng dạy mĩ thuật tại trường TH&THCS Thanh Lương

Năm học 2022 - 2023 trường đã xây dựng được một phòng bộ môn nghệ thuật cho môn mĩ thuật và âm nhạc sử dụng để giảng dạy, điều đó tạo điều kiện cho GV thuận lợi trong việc sắp xếp bố trí bàn ghế, trưng bày sản phẩm và cất giữ đồ dùng cho HS Việc có không gian nghệ thuật riêng giúp việc dạy học trở lên sôi nổi, đồng thời nâng cao cho HS về ý thức hơn trong trách nhiệm giữ gìn vệ sinh lớp học và bảo vệ đồ dùng chung của lớp

Trường TH&THCS Thanh Lương có một GV dạy mĩ thuật tại cả hai cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, được đào tạo đúng chuyên ngành mĩ thuật Việc giảng dạy mĩ thuật vận dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thiết kế kế hoạch bài dạy và hoạt động dạy học, giờ đây GV phải dành thời gian nhiều hơn cho việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, đổi lại các giờ học trên lớp HS phải làm việc nhiều và chủ động chứ không còn tiếp thu kiến thức có sẵn một cách thụ động, hướng tới mục tiêu đạt được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực với các thành phần: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ; sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; phân tích và đánh giá thẩm mĩ Trong nội dung chương trình mĩ thuật lớp 6, có các chủ đề gắn liền với thực tế địa phương như chủ đề “Lễ hội quê hương”, “Vật liệu hữu ích” và nhiều chủ đề khác được giáo viện vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp giảng dạy, tận dụng nguồn lực và điều kiện sẵn có tại địa phương

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục giúp HS làm chủ kiến thức và kĩ năng vận dụng trong thực tiễn đời sống, mang tính toàn diện, phát triển hài hòa cả thế chất lẫn tinh thần, phẩm chất và năng lực mang tính tuyến tính và đồng tâm đối với HS của từng cấp học Đối với HS cấp tiểu học mục tiêu giáo dục mang tính nền tảng, trang bị những hiểu biết ban đầu về ngành nghề và mang tính hướng nghiệp ở các cấp cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới Chương trình giáo dục phổ thông mới đã có những tác động tích cực đến bộ môn mĩ thuật với trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực mĩ thuật với các mục tiêu đặc thù: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ, định hướng lấy người học làm trung tâm, GV là người hướng dẫn, định hướng giúp HS khám phá kiến thức, thúc đẩy các năng lực học tập chủ động và tích cực, phát triển năng lực và kiến thức về mĩ thuật vận dụng trong thực tiễn, nhận thức tầm quan trọng và mối liên hệ của môn học với đời sống, văn hóa, lịch sử, xã hội và các môn học khác giúp HS phát triển toàn diện và bồi dưỡng những HS có năng khiếu mĩ thuật Nếu như trước kia dạy học mĩ thuật thay vì tiếp cận nội dung chuyển sang dạy học tiếp cận năng lực

Dựa trên định hướng của chương trình GDPT 2018, việc dạy học mĩ thuật tại trường TH&THCS Thanh Lương có nhiều sự đổi mới trong quan điểm, mục tiêu dạy học, đổi mới về cả nội dung và phương pháp, trong đó phương pháp bao gồm phương pháp dạy học và cả phương pháp đánh giá Trường TH&THCS Thanh Lương đã vận dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế địa phương, trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất, trong đó từng bộ môn xây dựng kế hoạch giáo dục hướng tới phát triển các năng lực, phẩm chất đặc thù Sử dụng trang thiết bị và sách giáo khoa tài liệu giáo dục như một tài liệu tham khảo chứ không mang tính pháp quy, GV được khuyến khích và tạo điều kiện sáng tạo dựa trên năng lực giảng dạy của từng GV Trong công tác giảng dạy và học tập mĩ thuật việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực với các ưu điểm trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy mĩ thuật không chỉ trong hoạt động giáo dục chính khóa mà cả hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục khác, dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục mĩ thuật cấp THCS mà cụ thể phạm vi áp dụng đề tài ở đây là chương trình mĩ thuật lớp 6, GV xây dựng kế hoạch dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục 2018 trong hai nội dung chính là mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng, giúp HS phải biết vận dụng các giá trị của các di sản văn hóa nghệ thuật vào thực hành, vận dụng khéo léo các giá trị văn hóa tại địa phương, một trong số đó là vận dụng các hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò để giúp HS có cách tiếp cận gần gũi, khai thác lợi thế tại địa phương vào hoạt động giáo dục mĩ thuật Tuy nhiên việc vận dụng chương 2018 vẫn cần có sự phối hợp tích cực hơn nữa của nhà trường, giáo viên, HS và cả phụ huynh để có thể giáo dục HS toàn diện và nhất quán, GV mĩ thuật cần được tạo điều kiện hơn nữa trong việc sử dụng cơ sở vật chất và cần có nhiều hoạt động giáo dục với các hình thức đa dạng để HS có thể vận dụng nhiều hơn nữa kiến thức và năng lực mĩ thuật vào thực tiễn phù hợp với đặc thù môn học là môn học mang nhiều tính sáng tạo do vậy đa số

HS rất hào hứng khi được học bộ môn nghệ thuật này, HS dành sự yêu mến đặc biệt đối với môn học Rất nhiều em có năng khiếu về mĩ thuật, đối với một số em mĩ thuật không chỉ đơn thuần là môn học mà còn là niềm yêu thích Nhiều em tạo được các sản phẩm mĩ thuật đẹp, đa dạng và sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân riêng

1.4.3 Tình hình học tập môn mĩ thuật tại trường TH&THCS Thanh Lương

 Chương trình dạy học mĩ thuật chính khóa

Trường TH&THCS Thanh Lương với đặc thù địa phương, HS nơi đây 100% là con em dân tộc Thái và Mường do vậy việc chuẩn bị các đồ dùng học tập còn hạn chế vì đa số người dân tại Thanh Lương có đời sống kinh tế khó khăn Trường TH&THCS Thanh Lương hiện nay đang sử dụng bộ sách chân trời sáng tạo vào dạy học mĩ thuật lớp 6, bộ sách này đã được áp dụng từ năm học 2021 - 2022 Nội dung sách bao gồm 18 bài, được chia thành các chủ đề khác nhau mang tính liền mạch, kiến thức theo hướng đồng tâm có sự kết nối với mạch kiến thức cấp tiểu học, đi từ dễ đến khó Nội dung các chủ đề đa dạng phù hợp với trình độ HS và tình trạng cơ sở vật chất tại nhà trường Chất liệu sử dụng trong hoạt động thực hành đa dạng và dễ tìm kiếm do vậy HS rất hào hứng và tích cực chủ động trong quá trình học Phát huy được năng lực và phẩm chất cho HS theo đúng định hướng chương trình GDPT

2018 Hiện nay năm học 2022 - 2023 mới là năm học thứ 2 áp dụng bộ sách giáo khoa bộ sách chân trời sáng tạo trong dạy học mĩ thuật tại trường đã phần nào đi vào ổn định, GV đã nắm bắt được các nội dung trọng tâm của chương trình học, thuận lợi trong vấn đề xây dựng kế hoach dạy học và giảng dạy

 Chương trình giáo dục địa phương

Ngày nay với sự tiếp biến về văn hóa, nhiều giá trị truyền thống bị mai một, HS tại trường rất nhiều em không biết đến nghệ thuật trang trí dân gian của chính dân tộc mình, việc vận dụng nghệ thuật trang trí dân gian của các dân tộc tại địa phương vào thực hành tạo ra các sản phẩm mĩ thuật giúp

HS được tìm hiểu nghệ thuật dân tộc vào học mĩ thuật là vô cùng cần thiết

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương cho cấp tiểu học và trung học cơ sở, tài liệu đã được Ủy ban nhân tỉnh Yên Bái thẩm định và Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương được coi là tài liệu giáo dục bắt buộc và có vị trí tương đương với các môn học khác và được đưa vào giảng dạy từ năm học 2021 - 2022 Tài liệu gồm các lĩnh vực khác nhau, cung cấp kiến thức đa dạng về tỉnh Yên Bái, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất theo đúng định hướng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục địa phương này được triển khai từ cấp tiểu học đến cấp THCS đảm bảo tính liền mạch và thống nhất Thông qua chương trình giáo dục địa phương HS sẽ phát huy được truyền thống văn hóa nuôi dưỡng ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương

Chương trình giáo dục ngoại khóa

Theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục thị xã Nghĩa Lộ và Ban giám hiệu trường TH&THCS Thanh Lương, chương trình giáo dục mĩ thuật cùng như nhiều bộ môn khác đó là hướng đến giáo dục không chỉ trong chương trình dạy học chính khóa mà còn hướng đến giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục trong cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ, các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các không gian trải nghiệm, do vậy môn mĩ thuật được tiếp cận đến HS bằng nhiều hình thức giáo dục, HS và GV được vận dụng và tiếp thu kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế như các em được tham gia trang trí và trải nghiệm các không gian trải nghiệm do phòng giáo dục tổ chức như “Chợ tết quê em”, trải nghiệm “Không gian văn hóa các dân tộc” [H3.34; PL3; tr

147], [H3.35; PL3; tr 147], tổ chức tại các điểm trường và trung tâm văn hóa của thị xã Nghĩa Lộ, đây chính là điều kiện thuận lợi để HS tìm hiểu về văn hóa và cả nghệ thuật của chính dân tộc mình, đặc biệt là nghệ thuật trang trí trên trang phục và các sản phẩm thổ cẩm, mây tre đan, từ đó giáo dục các em về các giá trị nghệ thuật dân tộc và ý thức trong việc giữ gìn truyền thống nghệ thuật dân tộc, ngoài ra trong các giờ ra chơi các tiết trải nghiệm nhà trường đều lồng ghép hoặc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục văn hóa địa phương cụ thể là giáo dục văn hóa dân gian của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò đến gần với các em thông qua nhiều hình thức khác

VẬN DỤNG HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ VÀO VIỆC DẠY HỌC

Hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò

2.1.1 Nhóm đề tài hoa văn trang trí

2.1.1.1 Nhóm hoa văn hình học

Nghệ thuật trang trí dân gian của dân tộc Thái đen đã đạt đến trình độ cao, họ được biết đến là một tộc người có một kho tàng hoa văn trang trí sáng tạo, đẹp và kì công, người phụ nữ dân tộc Thái đen có năng lực quan sát và cách điệu tự nhiên nhạy bén, từ đặc thù địa hình sinh sống trong lòng chảo, như các dãy núi, thác, khe, suối nơi đây rất đa dạng về các thảm thực vật, động vật, đây chính là nguồn chất liệu vô hạn cho họ tìm tòi, qua thời gian dần tạo lên đặc trưng trang trí riêng biệt và nổi bật so với nhiều dân tộc khác sinh sống tại Mường Lò, họ dựa trên điều kiện tự nhiên này để cách điệu nó trở thành các yếu tố nghệ thuật như hình, mảng, đường và nét tạo nên các hoa văn trang trí độc đáo

Hoa văn đôi chìm, đôi nổi so le (Hoa văn nhính khít long lanh)

Hoa văn nhính khít long lanh [H2.1; PL2; tr 128]: Là một dạng hoa văn cách điệu từ hoa văn răng chuột ở mức phức tạp hơn, nó bao gồm các hoa văn đôi chìm, đôi nổi giống dấu “=” lặp lại theo các hàng sắp xếp so le với nhau, theo quy luật một hàng có 3 hoa văn đôi chìm, đôi nổi ở hàng trên so le với 4 hoa văn đôi chìm, đôi nổi ở hàng dưới, cứ như vậy lặp lại thành nhiều hàng theo chiều ngang thành các mảng trang trí trên vải thổ cẩm

Hoa văn ngang (Khẳn khép)

Hoa văn ngang [H2.2; PL2; tr 128]: Thực chất hoa văn này chính là các đường thẳng màu được dệt hoặc thêu theo chiều ngang, nó được tạo hình rất đơn giản nhưng lại vô cùng đa dạng về độ rộng và màu sắc biểu hiện

Trên đồ án trang trí các hoa văn này xuất hiện rất nhiều đóng vai trò là khoảng đệm cho các hoa văn chính khác nổi bật, làm tôn họa tiết chính và phân chia các đồ án trang trí khác nhau trên một sản phẩm trang trí đồ vải Hoa văn này rất phổ biến trên mọi loại vải thổ cẩm của người Thái đen tại Mường Lò như khăn xòe, túi, chăn, rèm, tạo nên sự sinh động và đa dạng

Hoa văn hàng rào bao quanh (Khoắm lom)

Hoa văn hàng rào bao quanh [H2.3 PL2; tr 129]: Trong đồ án trang trí của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò thì người dân tộc Thái đen thường sử dụng xen kẽ nhiều hoa văn trang trí khác nhau, do vậy việc ngăn cách và phân chia khu vực giữa các hoa văn là rất cần thiết, họ thường sử dụng hoa văn hàng rào để sắp xếp phân chia vị trí các hoa văn tách rời nhau Hoa văn hàng rào thường có hai loại đó là hoa văn hàng rào dọc (khẳn khứ) và hoa văn hàng rào ngang (ỏm lọm) Hoa văn hàng rào thường được tạo hình bằng các vạch kẻ ngăn cách, bên trong các vạch kẻ này họ thường sử dụng họa tiết khoeo ngựa, họa tiết con rết (Tắp khiếp), họa tiết chân chó hoặc đôi khi đơn giản nó chỉ là hai đường thẳng dọc để ngăn cách khoảng cách vị trí hoa văn

2.1.1.2 Nhóm hoa văn động vật

Hoa văn răng chuột (hoa văn nhạc khiểu nu)

Hoa văn nhạc khiểu nu [H2.4; PL2; tr 129]: Có thể nói răng chuột là một trong những hoa văn cơ bản và ra đời sớm nhất trong hoa văn dệt thổ cẩm của dân tộc Thái đen tại Mường Lò, hầu hết trên đồ án trang trí dệt thổ cẩm nào cũng có họa tiết này Hoa văn này khá đơn giản, gần giống như dấu

“=”, nó bao gồm các đoạn chỉ màu đứt đoạn, lặp đi lặp lại tạo thành đường trang trí theo cặp đôi chìm và đôi nổi Hoa văn răng chuột được cách điệu từ hình ảnh răng con chuột, hoa văn thường đóng vai trò như một hoa văn phụ trên vải dệt thổ cẩm, hoa văn này còn có tên gọi khác là “Nhính lem”

Hoa văn mào gà (Hòn cáy)

Hoa văn mào gà [H2.6; PL2; tr 130]: Hoa văn mào gà còn được người dân tộc Thái đen tại Mường Lò gọi là “nhính lem” Hoa văn này thường có hai dạng, dạng hoa văn mào gà thường thấy nhất đó là hoa văn mào gà một nửa, hoa văn này được kết hợp bởi nhiều hình tam giác nối liền nhau theo đường thẳng giống như mào của con gà Hai là dạng hoa văn mào gà đối xứng theo cặp qua một trục đường thẳng, mỗi cặp bao gồm hai tam giác đi song song giống như hình xương cá cứ thế nối tiếp chạy dài theo đường trục Hoa văn mào gà trên đồ án trang trí thường được sử dụng như một họa tiết phụ, hoa văn này thường được dệt bằng chỉ nhiều màu trên vải thổ cẩm hoặc sử dụng kỹ thuật ghép vải để tạo thành họa tiết mào gà trên các đồ dùng vải phổ biến như địu em bé, rèm che buồng và nhiều đồ dùng vải khác

Hoa văn con nhện (Sính sào)

Hoa văn con nhện [H2.5; PL2; tr 129]: Hoa văn này được bắt gặp rất nhiều trong trang trí dân gian của dân tộc Thái đen tại Mường Lò Hoa văn có hình dáng giống hình dạng một con nhện, một số người gọi đây là hoa văn con cua (tô pu), ở giữa trung tâm hoa văn là một hình thoi có viền bao bên ngoài, hai bên đối xứng là những nét móc gấp khúc tỏa ra 4 phía giống như chân của loài nhện Hoa văn con nhện dù đơn giản nhưng lại mang tính khái quát cao, nhìn vào họa tiết này người xem có thể hình dung ngay được hình ảnh con côn trùng được cách điệu sinh động và giàu tính biểu hiện, bởi côn trùng trong nền ẩm thực thường ngày của dân tộc Thái đen là một món ngon độc đáo, nó gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày

Hoa văn khoeo ngựa (Co noọng mạ)

Hoa văn khoeo ngựa [H2.7; PL2; tr 130]: Con ngựa là một con vật rất gần gũi trong đời sống của dân tộc Thái đen Mường Lò, nó là con vật góp phần quan trọng trong hành trình di chuyển của dân tộc Thái đen tới Mường

Lò định cư và là một con vật gần gũi trong sản xuất nông nghiệp Với địa hình vùng núi hiểm trở khó khăn ngựa là một phương tiện cơ động và linh hoạt trong việc thồ hàng và trở người đi lại, đối với ngựa chân là bộ phận rất quan trọng, họa tiết khoeo ngựa giống như chữ “L”, nối tiếp nhau theo đường zích zắc, để tạo nên hoa văn gấp khúc, hoa văn này thường xuyên được bắt gặp trong các đồ án trang trí thổ cẩm, được sử dụng như một hoa văn ngăn cách Hoa văn khoeo ngựa có thể xuất hiện theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc linh hoạt trên đồ án trang trí

Hoa văn sừng to [H2.8; PL2; tr 130]: Họa tiết này thường được bắt gặp nhiều nhất trên đồ án trang trí trên túi thổ cẩm và trên mặt chăn, nhiều khi nó được thể hiện như các nét móc, đối với cư dân nông nghiệp thì con trâu là biểu tượng rất gần gũi và là con vật mang lại sự no ấm Trong văn hóa của dân tộc Thái đen tại Mường Lò loài trâu còn là đồ tế trong dịp tang ma, tại dòng “Nặm tốc tát” thác nước rơi nay thuộc xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa

Lộ, tỉnh Yên Bái là nơi dân tộc Thái đen cho rằng đó là đường về trời cho các linh hồn, tại đây có bãi đá cổ hàng nghìn tảng gọi là “Đông quái hà”, họ cho rằng đây là nơi linh hồn những con trâu chết khi bị cúng tế hóa thành và cứ hàng năm khi đến mùa vụ các linh hồn từ cõi trời sẽ xuống đây để dắt các con trâu này đi cày Tảng đá to nhất tại bãi đá được cho rằng là con trâu của ngài Tạo Xuông người có công dẫn dân tộc Thái đen đến Mường Lò lập Mường Hoa văn sừng to cách điệu từ sừng của con trâu, hoa văn này được sử dụng rất phổ biến nó có dạng hình chữ X đan vào nhau và móc ra hai phía đầu, hoa văn sừng trâu còn được bắt gặp tại biểu tượng “khau cút” trên mái nhà sàn dân tộc Thái đen tại Mường Lò Hoa văn này có tạo hình khỏe khoắn, dứt khoát, thường được kết hợp đan xen cùng với nhiều họa tiết khác trong đồ án trang trí, hoa văn sừng có hai loại là hoa văn sừng to “Khàu nhớ” và hoa văn sừng nhỏ “Khàu nọi”

2.1.1.3 Nhóm hoa văn thực vật

Hoa văn hoa sen (Bóc bùa)

Hoa văn hoa sen [H2.9; PL2; tr 131]: Hoa văn này được tạo hình rất kì công, là sự kết hợp của hình tam giác, hình thoi sắp xếp đối xứng Phần tâm của hoa văn là một hình thoi nhỏ, xung quanh có các cánh hoa hình tam giác cân có phần đỉnh hướng vào tâm họa tiết, tất cả sắp xếp gọn gàng trong đúng khuân khổ của một hình thoi lớn điều này tạo nên cảm giác chắc chắn, cân đối Hoa văn này được dệt lặp lại nối tiếp theo lối bố cục đường diềm, các khoảng hở giữa các họa tiết này được xen kẽ bởi mảng hình tam giác, đây chính là phần cắt nửa trên và dưới của hoa văn hoa sen để tạo thành một hoa văn phụ xen kẽ trên đường diểm, làm nổi bật nên họa tiết chính Ta rất hay bắt gặp hoa văn hoa sen trong nhiều đồ án trang trí đồ vải, nó được dùng rất phổ biến trên khăn xòe và vải dệt thổ cẩm của người dân tộc Thái đen

Hoa văn quả trám (Kén cưởm)

Hoa văn quả trám [H2.10; PL2; tr 131]: Hoa văn quả trám này được lược bỏ hầu hết các chi tiết chỉ giữ lại điểm đặc trưng nhất là một hình thoi, ở giữa có 4 chấm tròn nhỏ hình chữ thập (họa tiết chân chó), hoa văn quả trám có thể được sắp xếp đơn lẻ hoặc xếp cạnh nhau theo kiểu dàn trải hoặc theo mảng để tạo thành một họa tiết lớn Dân tộc Thái đen thường xuyên đi rừng, cây trám rất quen thuộc với nền ẩm thực của họ, loại quả có vị chua và chát này khi chín rụng xuống gốc đến mùa trám dân tộc Thái đen thường mang về chế biến kết hợp các loại nguyên liệu, khi ăn nó lại có vị bùi, ngậy Dân tộc Thái đen quan niệm rằng nếu chặt quả trám ra mà nhìn thấy có nhiều hạt thì điều đó báo hiệu một mùa vụ ấm no trong năm Hạt trám là biểu trưng cho mong ước sung túc, dân tộc Thái đen hay ví von hạt thóc hạt gạo mảy như quả trám

Phương pháp vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục vào dạy học mĩ thuật cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Thanh Lương

2.3.1 Vận dụng màu sắc và bố cục hoa văn vào việc dạy học mĩ thuật trong chương trình giáo dục địa phương

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái là một tài liệu đã được áp dụng phổ biến tại tỉnh Yên Bái, hàng năm giáo viên tại địa phương sẽ được tham gia các buổi tập huấn về chương trình giáo dục địa phương để nắm được nội dung, yêu cầu giảng dạy của chương trình, thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục truyền thống văn hóa địa phương trong việc giáo dục HS Chương trình giáo dục địa phương áp dụng cho khối lớp 6 gồm

35 tiết học, trong đó có 4 tiết dành cho kiểm tra và đánh giá, đặc biệt với môn học mĩ thuật HS sẽ được tìm hiểu chủ đề số 4: Trang phục truyền thống các dân tộc Yên Bái, chủ đề này gồm hai tiết học được xen kẽ với chương trình giáo dục mĩ thuật chính khóa, chủ đề được xây dựng với mục tiêu giúp

HS nhận diện được một số trang phục của các dân tộc tại tỉnh Yên Bái qua kiểu dáng và hoa văn trang tiêu biểu, cụ thể chủ để gồm 6 hoạt động tương ứng với việc tìm hiểu về trang phục của các dân tộc khác nhau như dân tộc Tày, Xa phó, Mông, Mường, Dao đỏ, trong đó việc vận dụng trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò rất phù hợp để vận dụng vào hoạt động 1: Trang phục truyền thống của người Thái, hoạt động này tìm hiểu về các thành phần của trang phục, màu sắc, hoa văn trang trí trên trang phục

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học cả lớp, đây là hình thức đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học, tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ và HS tiếp nhận thông tin một các hệ thống và logic

Phương pháp vận dụng: Trong hoạt động thực hành của chủ đề GV tổ chức thực hành tạo ra các sản phẩm mĩ thuật bằng cách chép lại các hoa văn trang trí và vận dụng kết hợp với màu sắc và bố cục của hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen để vẽ trang trí đường diềm GV tổ chức cho

HS lựa chọn các hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen để chép hình dáng hoa văn đồng thời vận dụng màu sắc trong hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen để thực hành, màu sắc trên hoa văn trang trí của người Thái đen nghiêng về màu nóng, HS có thể tham khảo các màu trang trí trên trang như màu đỏ, màu vàng, màu cam, để trang trí vào họa tiết chính và phụ hoặc vận dụng đậm nhạt của màu sắc trên trang phục để làm nổi bật họa tiết chính

Trong trang trí, bố cục là điều rất quan trọng HS có thể khai thác sự sắp xếp bố cục trên trang phục dân tộc Thái đen vào sắp xếp bố cục trong trang trí đường diềm GV hướng dẫn HS sắp xếp hoa văn theo các nguyên tắc cơ bản của bố cục trang trí: như nguyên tắc cân đối, nguyên tắc tương phản và các hình thức sắp xếp trong trang trí: đối xứng, xen kẽ, nhắc lại để trang trí đường diềm Việc vận dụng này giúp học sinh hiểu về hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, qua việc vận dụng này này HS rất thích thú với các tiết học mĩ thuật trong chương trình giáo dục địa phương bởi nó gắn liền với thực tiễn cuộc sống và đặc trưng vùng miền, các em được vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm đã có từ chính thực tế cuộc sống đồng thời được khám phá và trải nghiệm thông qua tìm hiểu các trang phục khác nhau của người dân tộc tại tỉnh Yên Bái trong đó việc tìm hiểu và vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của người Thái đen Mường Lò vào xây dựng các sản phẩm mĩ thuật là một nội dung học tập sáng tạo và gần gũi, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

2.3.2 Vận dụng phương pháp mô phỏng nhóm đề tài hoa văn trên trang phục vào thiết kế trang phục trong lễ hội cho nhân vật 3D bằng dây thép

Bộ sách chân trời sáng tạo mĩ thuật lớp 6 đang được áp dụng giảng dạy tại trường có 18 bài chia làm nhiều chủ đề kết nối với nhau theo mạch kiến thức Kiến thức bài học luôn được gợi mở để các em kết nối với thực tế và hoạt động giáo dục, giúp GV hoàn toàn có thể dựa trên cơ sở mạch kiến thức và nội dung để lồng ghép nghệ thuật truyền thống dân gian tại địa phương sao cho phù hợp với từng chủ đề, do vậy học viên đã lựa chọn vận dụng nhóm đề tài hoa văn trang trí trên trang phục người dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào dạy học mĩ thuật chủ đề “Lễ hội quê hương”, bài 2: Trang phục trong lễ hội

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học cả lớp

Phương pháp vận dụng mô phòng: Chủ đề này rất phù hợp để lồng ghép cũng như vận dụng phương pháp mô phỏng các nhóm đề tài hoa văn trên trang phục dân tộc truyền thống của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào bài học, cụ thể là vận dụng 3 nhóm đề tài cụ thể là: Nhóm đề tài hoa văn hình học, nhóm đề tài hoa văn thực vật, nhóm đề tài hoa văn động vật để thiết kế trang phục lễ hội cho các nhân vật tạo hình 3D bằng dây thép Học sinh sẽ vận dụng bằng cách lựa chọn một số hoa văn trong nhóm đề tài hoa văn để mô phỏng dưới các hình thức thực hành khác nhau như tự tạo hoa văn trên trang phục bằng cách vẽ hoặc in hoa văn lên trang phục lễ hội cho nhân vật tạo hình 3D bằng dây thép giúp tạo ra các trang phục lễ hội sáng tạo, mang đặc trưng của dân tộc Thái đen tại Mường Lò Vận dụng vào các hoạt động học tập như hoạt động 1: Khám phá trang phục trong lễ hội, hoạt động 2: Cách thiết kế trang phục trong lễ hội cho nhân vật, hoạt động 3: Thiết kế trang phục cho nhân vật, hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ Trong đó hoạt động 3: Thiết kế trang phục cho nhân vật, HS vận dụng mô phỏng các hoa văn trang phục của nhân vật 3D bằng dây thép

Giáo viên có thể tổ chức cho HS thực hành theo nhóm hoặc cá nhân để hoàn thành sản phẩm, đây là cơ hội để các em trải nghiệm tìm hiểu về nghệ thuật dân gian của dân tộc Thái đen tại địa phương cũng như hiểu biết về trang phục và hoa văn trang trí trên trang phục, thông qua đó giáo dục HS ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc và ý thức phát huy các giá trị văn hóa địa phương mình

2.3.3 Vận dụng phương pháp mô phỏng hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen vào tiết học sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật bằng hình thức thêu hoa văn

Sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật là một hoạt động dạy học giúp HS cấp THCS có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động học mĩ thuật ngoài giờ, bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, câu lạc bộ mĩ thuật có 25 em HS ở các khối lớp khác nhau trong đó có HS khối lớp 6, câu lạc bộ do giáo viên dạy mĩ thuật xây dựng các chủ đề sinh hoạt hàng tuần, trong đó chủ đề: “Khám phá hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò” được thực hiện vào tháng 12, chủ đề này vận dụng kỹ thuật thêu họa tiết trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào thực hành tạo ra các sản phẩm mĩ thuật

Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học cả lớp

Phương pháp vận dụng mô phỏng: Với lợi thế tại địa phương hầu hết

HS đều được tiếp xúc với kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục từ nhỏ thông qua việc quan sát các bà, các mẹ thêu hoa văn, một số em đã sớm được gia đình cho thực hành thêu các họa tiết trang trí trên các đồ dùng vải từ nhỏ do vậy các em rất thanh thạo trong kỹ thuật này, việc vận dụng phương pháp cho HS mô phỏng lại các hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen bằng hình thức thêu họa tiết là hoàn toàn phù hợp, tận dụng được lợi thế có sẵn về kỹ thuật tạo hoa văn của người Thái đen tại địa phương, qua đó khắc sâu hơn nữa ở các em ý thức trân trọng nghệ thuật dân gian của dân tộc tại địa phương Để vận dụng được phương pháp mô phỏng này đòi hỏi GV phải nắm được kỹ thuật thêu căn bản, nắm được chất liệu thêu và chọn lọc được các họa tiết tiêu biểu trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen phù hợp với khả năng thêu của các em và nội dung của chương trình môn mĩ thuật Chủ đề

“Khám phá hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò” là cơ hội để GV tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hành thêu hoa văn trên trang phục của người dân tộc Thái đen tại Mường Lò ở mức độ cơ bản như đối với kỹ thuật thêu tay GV phải cho các em thực hành thêu hoa văn mức độ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, khả năng của học sinh, đối với học sinh chưa làm quen với kỹ thuật thêu cần cho các em thêu các đường cơ bản như thêu mũi “may tới” đây là mũi thêu đơn giản nhất đường thêu được tạo nên bởi các canh chỉ nối tiếp nhau, thêu mũi “cành cây” đây là mũi thêu được tạo nên bởi các mũi chống lắp lên nhau thành một đường thẳng kép, từ đó tiến dần lên các mũi thêu phức tạp hơn

GV cần hướng dẫn HS các kỹ năng căn bản trong việc chọn mẫu thêu và bố trí mẫu thêu trong vải thêu, tư thế ngồi thêu, cách cầm kim, đâm kim với các hoạt động cụ thể như hoạt động giới thiệu một số nguyên liệu và dụng cụ thêu cơ bản như: Chỉ thêu, nền thêu, kim thêu, kéo cắt chỉ, tổ chức hoạt động hướng dẫn HS thực hành thêu một số kĩ thuật thêu đơn giản như: Thêu chụm, thêu móc xích thẳng (xôn piêu), thêu trái – phải (trái – khoa), thêu lên – xuống (xôn khửn – xon lông) Giáo viên có thể nhờ sự kết hợp của phụ huynh

HS (phụ nữ dân tộc Thái đen tại địa phương) để hỗ trợ trong việc hướng dẫn

THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊNTRANG PHỤC DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ VÀO VIỆC DẠY HỌC MĨ THUẬT

Mục đích của thực nghiệm

Mục đích của phương pháp thực nghiệm này là vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật, từ đó đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đó, cụ thể là thu thập thông tin từ các lớp học khác nhau sau khi vận dụng vào đối tượng khảo sát (học sinh khối lớp 6) và môi trường xung quanh đối tượng để khảo sát một cách có chủ định Phương pháp thực nghiệm sẽ tác động lên một nhóm lớp (nhóm thực nghiệm) và đồng thời sẽ không tác động với một nhóm lớp ở cấp lớp tương đương (nhóm đối chứng) tuy nhiên quá trình này tác động qua lại Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong việc kiểm chứng lại nghiên cứu về việc áp dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường

Lò vào dạy mĩ thuật để xem xét diễn biến, sự phát triển và kết quả áp dụng để đưa ra các kết luận các nghiên cứu có phù hợp với giả thuyết không khi mà giả thuyết được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, từ đó làm cơ sở hoàn thiện nâng cao nghiên cứu.

Đối tượng thực nghiệm

- Thời gian triển khai: Thực hiện trong năm học 2022 - 2023

- Địa điểm: Trường TH&THCS Thanh Lương

- Đối tượng: HS khối lớp 6, trong đó lớp thực nghiệm: 6A có 28 HS, lớp đối chứng: 6B có 28 HS.

Yêu cầu thực nghiệm

Chuẩn bị về cơ sở nghiên cứu để áp dụng phương pháp dạy học thực nghiệm, đó là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn nghiên cứu về các hoa văn trang trí tiểu biểu và đặc thù trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò, đây chính là cơ sở để vận vào việc dạy học mĩ thuật

Xây dựng được kế hoạch thực hiện phương pháp thực nghiệm sư phạm, trong đó cần định hình cách thức, các bước tiến hành, lựa chọn nội dung chủ đề dạy học phù hợp và xác định khoảng thời gian cần thiết để thực nghiệm làm sao đảm bảo tính đủ, không quá ngắn dẫn đến kết luận chủ quan, thời gian áp dụng phương pháp dạy học thực nghiệm này phải đủ lâu đề đưa ra các phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp lại thông tin để đưa ra kết quả có tính thuyết phục Học viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá, hệ thống bảng hỏi, phiếu điều tra, để dễ dàng thu thập thông tin, dấu hiệu đánh giá, đối chiếu, so sánh và điều chỉnh khi cần thiết

Trước khi sử dụng phương pháp dạy học thực nghiệm cần nghiên cứu trạng thái ban đầu của các điều kiện tiến hành thử nghiệm, đây chính là việc phân tích mức độ kiến thức và kỹ năng ban đầu của các lớp học được lựa chọn là lớp đối chứng hay lớp thực nghiệm, điều đầu tiên đó là việc lựa chọn đối tượng HS để áp dụng phải đảm bảo đều có tính đồng đều về số lượng, năng lực học tập môn mĩ thuật để từ đó đảm bảo tính công bằng và thuyết phục, đồng thời có thể dễ dàng so sánh, đánh giá, đi sâu vào bản chất của giả thuyết và rút ra các kết luận về hiệu quả của việc vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật Thứ hai đó chính là sự tương đồng về cơ sở vật chất và trang thiết bị tại các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm như điều kiện về phòng học, trang thiết bị dạy học như máy chiếu, tivi, loa, tài liệu giáo dục có số lượng như nhau, điều kiện học tập bình đẳng, thời khóa biểu có số lượng tiết dạy học mĩ thuật trên tuần giống nhau.

Nội dung thực nghiệm

Học viên dựa trên các nghiên cứu về hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen để vận dụng vào dạy mĩ thuật cho học sinh lớp 6 tại trường TH&THCS Thanh Lương, cụ thể vận dụng vào các chương trình dạy học mĩ thuật như sau:

- Thực nghiệm trong chương trình mĩ thuật chính khóa: Bộ sách chân trời sáng tạo, chủ đề “Lễ hội quê hương”, bài 2: Trang phục trong lễ hội

- Thực nghiệm trong chương trình giáo dục địa phương: Chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc Yên Bái

- Vận dụng hoa văn trên trang phục người dân tộc Thái đen vào hoạt động ngoại khóa: Trải nghiệm tìm hiểu về cách dệt hoa văn của dân tộc Thái đen Tại làng nghề dệt thổ cẩm xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái Trải nghiệm hoạt động gặp gỡ với nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến tại bản Căng

Nà, Phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái

- Vận dụng hoa văn trên trang phục người dân tộc Thái đen vào hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật: chủ đề sinh hoạt tháng 12: Trải nghiệm khám phá hoa văn trên trang phục người dân tộc Thái đen tại Mường Lò.

Tổ chức dạy học thực nghiệm

3.5.1 Các bước dạy học thực nghiệm

Bước 1: Lên kế hoạch thực hiện và lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng

- Lựa chọn chủ để trong chương trình học để áp dụng: Lựa chọn trong chương trình mĩ thuật chính khóa, chương trình giáo dục địa phương và chương trình dạy học ngoại khóa để xây dựng kế hoạch bài dạy thực nghiệm sư phạm phù hợp, thiết kế bài dạy có sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát huy được phẩm chất, năng lực cho HS, hướng tới giáo dục mĩ thuật và giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh và giáo dục con người toàn diện

- Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm: Khảo sát năng lực học tập của học sinh trong phạm vi áp dụng để nắm bắt, đánh giá được tình hình học tập ở các lớp bằng hình thức tổ chức cho HS làm làm phiếu khảo sát trước khi lựa chọn lớp đối chứng, cụ thể là tiến hành khảo sát khối lớp 6, để có thể đánh giá mức độ đồng đều về năng lực học tập và phẩm chất của học sinh để tiến hành lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho phù hợp có năng lực học tập và điều kiện học tập tương đương Qua bài khảo sát thu thập những số liệu thống kê cần thiết để đối chiếu và rút ra lựa chọn lớp đối chứng và thực nghiệm cho phù hợp

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát của hai lớp 6A và 6B trước khi dạy học thực nghiệm Đối tượng

Từ kết quả khảo sát trên hai lớp có thể đánh giá hai lớp có năng lực học tập và đánh giá về phẩm chất khá tương đồng, do vậy học viên lựa chọn: Lớp đối chứng: 6B, lớp thực nghiệm: 6A

- GV lên kế hoạch sắp xếp lịch thực hiện thực nghiệm sư phạm ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Thời gian Lớp Nội dung tiết học Địa điểm

Thực nghiệm trong chương trình dạy học chính khóa

6A Trang phục trong lễ hội Phòng học mĩ thuật

6B Trang phục trong lễ hội Phòng học mĩ thuật

Bước 2: Thực nghiệm giảng dạy

Tiến hành tổ chức thực nghiệm giảng dạy theo kế hoạch đã xây dựng: Thực nghiệm giảng dạy vào chương trình dạy học chính khóa môn mĩ thuật lớp 6 và thực nghiệm giảng dạy vào chương trình giáo dục địa phương môn mĩ thuật lớp 6

Bước 3: Đánh giá kết quả theo nội dung thực nghiệm và so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Dựa trên quá trình thực nghiệm và các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng hoa văn trên trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ý thức giữ gìn nghệ thuật trang trí dân gian tại địa phương

3.5.2 Thực nghiệm giảng dạy mĩ thuật trong chương trình mĩ thuật chính khóa

 Dạy học thực nghiệm tại lớp thực nghiệm tại lớp 6A chủ đề “Lễ hội quê hương”, bài 2: Trang phục trong lễ hội [PL4; tr 149]

1 Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra đồ dùng học tập của HS

Hoạt động khởi động: Chơi trò chơi

- Luật chơi: GV sẽ trình chiếu mỗi hình ảnh và video trong vòng 30 giây, nhiệm vụ của các nhóm là thông qua trang phục đoán tên dân tộc và vùng miền

Thực nghiệm trong chương trình giáo dục địa phương

Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái

Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái

Phòng học mĩ thuật sinh sống, yêu cầu HS quan sát nhanh và ghi vào bảng phụ Nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ dành chiến thắng

Sau phần chơi trò chơi “Nhìn trang phục đoán vùng miền” kết thúc, GV nhận xét và khen gợi học sinh, dẫn dắt vào bài học: Mỗi một vùng miền lại có đặc trưng về trang phục khác nhau, thông qua trang phục trên lễ hội chúng ta có thể nhận biết được văn hóa và năng lực thẩm mĩ của dân tộc đó Các em phải có ý thức tôn trọng, tự bào và tôn vinh văn hóa của mỗi một dân tộc trên đất nước Việt Nam chúng ta

Hoạt động 1: Khám phá một số loại hình lễ hội và trang phục trong lễ hội

GV tổ chức cho học sinh quan sát video về các hình ảnh lễ hội với các trang phục trong các lễ hội khác nhau Quan sát các hình ảnh trong sách mĩ thuật lớp 6, bộ chân trời sáng tạo trang 36

Yêu cầu HS chia làm 4 nhóm thảo luận nhận biết các đặc điểm trên trang phục như chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, nhận biết các hoạt động trong các lễ hội, chỉ ra được đặc trưng khác nhau trên trang phục lễ hội của các dân tộc, nêu cảm nhận và ý nghĩa của trang phục trong nghệ thuật trang trí dân gian trong các phiếu câu hỏi

Sau thảo luận GV tổ chức cho HS chia sẻ về kết quả thảo luận và yêu cầu HS các nhóm nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt nội dung kiến thức, củng cố cho HS kiến thức về trang phục của các dân tộc

GV cho HS quan sát và giới thiệu trang phục lễ hội của dân tộc Thái đen tại Mường Lò, tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các nội dung do GV đưa ra theo sơ đồ tư duy và yêu cầu HS phát triển theo các hướng gợi ý: + Mô tả kiểu dáng, màu sắc của trang phục, thành phần của trang phục (Áo cỏm, chân váy, khăn Piêu, thắt lưng, khăn xòe, )

+ Các nhóm đề tài hoa văn tiêu biểu trên trang phục của dân tộc Thái đen (Phân loại nhóm đề tài hoa văn hình học, nhóm đề tài hoa văn thực vật, nhóm đề tài hoa văn động vật)

HS trình bày kết quả làm việc nhóm theo gợi ý mà GV đã cho

GV nhận xét, chốt kiến thức: Trang phục ở mỗi lễ hội, mỗi vùng miền khác nhau lại có nét độc đáo riêng Dân tộc Thái đen có hệ thống hoa văn trang trí độc đáo và sáng tạo Hoa văn trang trí trên trang phục có thể được phân theo các nhóm đề tài như nhóm đề tài hoa văn hình học: mô típ chứ V, hoa văn nhính khít long lanh, nhính lem Hoa văn ngang, hoa văn hàng rào bao quanh, nhóm đề tài hoa văn thực vật: hoa văn hoa sen, quả trám, hạt dưa, hoa quýt, rau dớn, cây guột, bó tảng, rau bợ, đây là thành quả lao động sáng tạo được cách điệu từ tự nhiên và đời sống sinh hoạt thường nhật, hoa văn thể hiện quan niệm về thế giới tự nhiên và cả tâm linh của họ

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức kĩ năng: Cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật

Yêu cầu HS quan sát hình trong sách giáo khoa môn mĩ thuật lớp 6, trang 37 và video thực hiện quá trình thiết kế trang phục cho nhân vật người 3D, đặt câu hỏi cho HS khắc sâu kiến thức và hình dung trang phục mình sẽ thiết kế:

+ Có mấy bước để thiết kế trang phục cho nhân vật trong lễ hội? Để thiết kế trang phục cho nhân vật 3D thì phải làm như thế nào? Em sẽ vận dụng trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò như thế nào cho nhân vật người dây thép của mình? Em cần làm gì để trang phục vừa với nhân vật?

Tổng kết thực nghiệm

3.6.1 Phân tích kết quả thực nghiệm

Qua quá trình thực nghiệm vận dụng đề tài nghiên cứu vào hai lớp 6A và 6B, học viên dựa trên sự so sánh kết quả thực nghiệm, ý kiến của học sinh thông qua việc tổng hợp các phiếu khảo sát [PL5; tr 182] để đánh giá kết quả vận dụng của đề tài:

* Phân tích kết quả thực nghiệm trong chương trình dạy học chính khóa (Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo):

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra bài 1: Chủ đề lễ hội quê hương, “Bài trang phục trong lễ hội” của lớp 6A và 6B

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Biểu 3.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ kết quả kiểm tra Chủ đề lễ hội quê hương,

“Bài trang phục trong lễ hội”

Nguồn: Tác giả (2023) Kết quả khảo sát sau khi áp dụng phương pháp dạy học thực nghiệm trong chương trình mĩ thuật chính khóa vào chủ đề “Trang phục trong lễ hội” cho thấy lớp học áp dụng thực nghiệm 6A so với lớp đối chứng 6B có sự chênh lệch rõ rệt, cụ thể tỉ lệ học sinh đạt mức Tốt tại lớp thực nghiệm 6A là

13 HS chiếm 46%, lớp đối chứng 6B có số lượng là 6 đạt Tốt chiếm 21% do đó mức chênh lệch tỉ lệ giữa hai lớp là 25% Số lượng HS chưa đạt tại lớp thực nghiệm là không, lớp đối chứng 4% Qua kết quả này phần nào có thể thấy sự thay đổi tích cực từ số liệu đã khảo sát của hai lớp khi vận dụng mô típ hoa văn trên đồ vải của người Thái đen vào dạy học, thông qua phương pháp dạy học thực nghiệm có thể thấy rõ kết quả khả quan HS đã biết vận dụng họa tiết trang trí trên đồ vải của người dân tộc Thái đen trên đồ vải một cách sáng tạo và hiệu quả trên sản phẩm mĩ thuật, đây vừa là trải nghiệm mới mẻ, tạo hứng thú cũng như động lực học tập tích cực, tạo ra các sản phẩm mang giá trị thẩm mĩ cao,ý thức hơn về trách nhiệm gìn giữ văn hóa địa phương từ đó nâng cao hiệu quả dạy học mĩ thuật

Lớp thực nghiệm 6A Lớp đối chứng 6B

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra bài 2: Chủ đề 4: “Trang phục các dân tộc truyên thống tỉnh Yên Bái” của lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Biểu 3.2: Biểu đồ so sánh tỉ lệ kết quả kiểm tra chủ đề 4: “Trang phục các dân tộc truyên thống tỉnh Yên Bái” của lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B

Nguồn: Tác giả (2023) Dựa trên kết quả thu được sau quá trình áp dụng phương pháp dạy học thực nghiệm vào hai lớp 6A và 6B trong chương trình giáo dục địa phương, có thể nhận thấy sự thay đổi tích cực tại lớp thực nghiệm 6A, kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh đạt tốt chiếm 54%, chênh lệch 28% so với lớp đối chứng, 100% HS hoàn thành bài vẽ, không có HS không hoàn thành bài Bên cạnh đó lớp đối chứng vẫn có tỉ lệ HS không hoàn thành bài là 3 HS chiếm tỉ lệ là 11%, con số so sánh này cho thấy phần nào hiệu quả của việc áp dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen Mường Lò vào việc dạy

Lớp thực nghiệm 6A Lớp đối chứng 6B học đề tài “Trang phục các dân tộc truyền thống tỉnh Yên Bái trong tài liệu giáo dục địa phương” đã đem lại những hiệu quả tích cực giúp nâng cao tỉ lệ HS hoàn thành sản phẩm mĩ thuật

Bảng 3.5: Kết quả đạt được sau khi vận dụng mô típ hoa văn dân tộc Thái đen vào dạy học ngoại khóa với kết quả khảo sát trước khi áp dụng

So sánh Lớp Số lượng

Biểu 3.3: So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi vận dung mô típ hoa văn dân tộc Thái đen vào dạy học ngoại khóa với kết quả khảo sát

Lớp thực nghiệm 6B Lớp đối chứng 6A

Dựa trên việc so sánh kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng các hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen vào chương trình giáo dục ngoại khóa trong môn mĩ thuật để nâng cao hiệu quả dạy học, có thể thấy sự chênh lệch rất rõ ràng về kết quả chất lượng HS sau khi được áp dụng, hai lớp 6A và 6B một sự thay đổi tích cực và vượt bậc Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh đạt tốt cao chiếm tới 71% sau khi được áp dụng, chênh lệch 46% so với kết quả trước khi áp dụng, 100% HS hoàn thành bài vẽ, không có HS không hoàn thành bài Tỉ lệ HS đạt mức đạt trước và sau khi áp dụng có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể trước khi áp dụng tỉ lệ HS ở mức đạt 68% ở lớp 6B và 74,4 % ở lớp 6A là tương đối cao, tuy nhiên khi áp dụng dạy học sử dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen vào dạy học ngoại khóa môn mĩ thuật đã giúp cho tỉ lệ HS ở mức đạt giảm đi mà thay vào đó tỉ lệ HS ở Tốt tăng cao HS đã có những sản phẩm mang tính thẩm mĩ và sáng tạo cao, giúp HS thêm yêu mến môn mĩ thuật và thêm trân trọng giá trị nghệ thuật của các hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen

3.6.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm Ưu điểm Đánh giá về các tiết dạy mĩ thuật chính khóa: Chủ đề “Lễ hội quê hương”, bài 2: Trang phục trong lễ hội

Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Áp dụng phương pháp dạy học thực nghiệm vận dụng hoa văn trang trí tiêu biểu trên trang phục dân tộc Thái đen Mường

Lò vào dạy học, giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng về nội dung, kiến thức đúng, xây dựng ý tưởng hoàn thiện kế hoạch bài dạy Về phía HS khi được tiếp cận nội dung kiến thức qua các hoa văn trên trang phục của dân tộc qua môn học mĩ thuật là cơ hội để chính các em được hiểu và ý thức trong việc tự sưu tầm trang phục của dân tộc Thái đen trong chính gia đình mình để chuẩn bị cho tiết học, biết tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế: như vải vụn, dây thép, giấy vệ sinh, tận dụng mọi thứ xung quanh để có thể vận dụng thực hành thiết kế trang phục cho lễ hội của các nhân vật 3D từ dây thép, mà cụ thể ở đây là thiết kế trang phục trong dịp lễ hội của dân tộc Thái đen, hình thức và gợi ý mới mẻ này khiến HS rất hứng thú và ý thức trong việc chuẩn bị các nguyên liệu thực hành

Sản phẩm mĩ thuật: Thông qua các hoạt động dạy học, từ hoạt động khởi động đến hoạt động vận dụng trong 2 tiết học, học sinh đã có những sản phẩm trang phục lễ hội thiết kế cho các dáng người bằng dây thép đa dạng về chất liệu, một số sản phẩm sáng tạo đã được các em trang trí các hoa văn đặc trưng trên áo, váy, tạo hình khăn cho nhân vật rất ấn tượng HS biết vận dụng các nhóm đề tài hoa văn như nhóm đề tài hình học, nhóm đề tài hoa văn thực vật, nhóm đề tài hoa văn động vật trên trang phục dân tộc Thái đen để trang trí lên trang phục do mình thiết kế HS đã biết lựa chọn xây dựng chủ đề lễ hội truyền thống của dân tộc Thái đen gần gũi như lễ hội múa xòe, hội Hạn Khuống, để tạo lên các hoạt cảnh sinh động, hơn hết qua hoạt động thực hành các em được tham gia các hoạt động nhóm để cùng nhau bàn bạc thống nhất ý tưởng, được chủ động tìm kiếm nguyên vật liệu tạo hình, cùng nhau tự thiết kế trang phục một cách sáng tạo, đã giúp học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức mà còn hình thành được các năng lực chung và các năng lực đặc thù khác nhau, đồng thời hình thành phẩm chất trong việc ý thức gìn giữ và bảo vệ văn hóa và trang phục truyền thống tại địa phương nói riêng và văn hóa của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam [H3.13 - H3.18; PL3; tr 139]

Sự hứng thú trong tiết học: Thông qua các hoạt động như hoạt động 1:

Hoạt động khám phá một số loại hình lễ hội và trang phục trong lễ hội, học sinh được tìm hiểu các lễ hội khác nhau theo đặc trưng vùng miền, được hiểu thêm về các lễ hội truyền thống của địa phương từ đó thêm quý trọng các lễ hội truyền thống Qua đặc trưng trên trang phục mà các em phân biệt được các dân tộc khác nhau, hiểu về quan niệm thẩm mĩ, khả năng sáng tạo của mỗi dân tộc, sự kỳ công trong thiết kế và tạo ra các sản phẩm vải, các em hào hứng lắng nghe và chia sẻ, tích cực đặt câu hỏi, chủ động đưa ra đề xuất xây dựng ý tưởng, bởi có lẽ việc được thường xuyên được mặc và tiếp xúc với các trang phục dân tộc địa phương và được trực tiếp tham gia các lễ hội tại địa phương, do vậy có thế thấy đây là cách tiếp cận gần gũi, khơi dậy cho các em sự liên tưởng thực tế và hứng thú đối với việc học mĩ thuật một các dễ hiểu và dễ kết nối Từ việc tiếp thu kiến thức một cách chủ động, học sinh hiểu sâu về ý nghĩa và tầm quan trọng của các lễ hội địa phương giúp học sinh khắc sâu kiến thức

 Đánh giá về các tiết dạy mĩ thuật địa phương: Chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái”

Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách giáo dục địa phương do tỉnh Yên Bái xây dựng đã cung cấp rất nhiều các tư liệu hình ảnh về các dân tộc khác nhau tại tỉnh Yên Bái, do đó việc chuẩn bị sách giáo khoa đầy đủ là nguồn tư liệu hình ảnh và thông tin hữu ích cho HS và cả GV, với đặc thù HS học tập tại trường là 2 dân tộc Thái và Mường và nơi đây HS có điều kiện tiếp xúc và giao thoa với nhiều dân tộc khác nhau do vậy các em có những kiến thức nền tảng nhất định về chủ đề, dựa trên sự hiểu biết đó cùng ý thức học tập nghiêm túc do đó các em chuẩn bị các đồ dùng học tập rất chu đáo, biết tận dụng các trang phục của dân tộc mình làm đồ dùng học tập

Ngày đăng: 16/07/2024, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Bình (2004), Văn hóa Thái và xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Thái và xu hướng phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nxb ĐHQGHN
Năm: 2004
2. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2019), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2019
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án Việt - Bỉ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
6. Phạm Thị Chỉnh (2013), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử mĩ thuật Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Chỉnh
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2013
7. Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2010), Giáo trình Mĩ thuật, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Mĩ thuật
Tác giả: Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2010
8. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở Trương trung học phổ thông, Dự án phát triển GD Trung học phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở Trương trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2010
9. Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung Ương (2018), Tài liệu giảng dạy và học tập chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Đại học, Cao đẳng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy và học tập chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Đại học, Cao đẳng
Tác giả: Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
Năm: 2018
10. Trần Văn Hạc (2011), Nhân sinh quan dưới bóng đại ngàn, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân sinh quan dưới bóng đại ngàn
Tác giả: Trần Văn Hạc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
11. Trần Văn Hạc (2019), Lễ thổi lửa của sản phụ dân tộc Thái đen, Mường Lò, Yên Bái, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ thổi lửa của sản phụ dân tộc Thái đen, Mường Lò, Yên Bái
Tác giả: Trần Văn Hạc
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2019
12. Hà Thúy Hằng (2011), Nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái đen ở vùng Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ Yên Bái, luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011), Nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái đen ở vùng Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ Yên Bái
Tác giả: Hà Thúy Hằng
Năm: 2011
13. Lê Thị Thu Hằng (2018), Vận dụng hoa văn trang trí khăn Piêu trong dạy học môn Vẽ trang trí trường Cao đẳng Nghệ thuật Điện Biên, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng hoa văn trang trí khăn Piêu trong dạy học môn Vẽ trang trí trường Cao đẳng Nghệ thuật Điện Biên
Tác giả: Lê Thị Thu Hằng
Năm: 2018
14. Vũ Thị Hằng (2020), Tìm về văn hóa Thái Mường Lò, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về văn hóa Thái Mường Lò
Tác giả: Vũ Thị Hằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2020
15. Tống Văn Hân (2016), Nghề dệt của dân tộc Thái đen ở Mường Thanh, Nxb Mĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề dệt của dân tộc Thái đen ở Mường Thanh
Tác giả: Tống Văn Hân
Nhà XB: Nxb Mĩ thuật
Năm: 2016
16. Nguyễn Văn Hòa (2010), Quăm Tô Mường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quăm Tô Mường
Tác giả: Nguyễn Văn Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2010
17. Lê Huy Hoàng, Đào Anh Tuấn (chủ biên), Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp 6, Yên Bái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp 6
18. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam phần 1 tập 1, Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam phần 1 tập 1
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2002
19. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 1 tập 2, Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 1 tập 2
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2002
20. Hội đồng Quốc gia (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 1 tập 4, Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 1 tập 4
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2005
21. Hội đồng Quốc gia (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 2 tập 1, Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam, phần 2 tập 1
Tác giả: Hội đồng Quốc gia
Nhà XB: Nxb từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Bảng so sánh sự khác biệt và tương đồng về trang phục - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 2.2 Bảng so sánh sự khác biệt và tương đồng về trang phục (Trang 78)
Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát của hai lớp 6A và 6B trước  khi dạy học thực nghiệm - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.1 Thống kê kết quả khảo sát của hai lớp 6A và 6B trước khi dạy học thực nghiệm (Trang 91)
Bảng 3.2: Lịch giảng dạy - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.2 Lịch giảng dạy (Trang 91)
Bảng 3.3:  Kết quả kiểm tra bài 1: Chủ đề lễ hội quê hương, “Bài trang  phục trong lễ hội” của lớp 6A và 6B - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra bài 1: Chủ đề lễ hội quê hương, “Bài trang phục trong lễ hội” của lớp 6A và 6B (Trang 110)
Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra bài 2: Chủ đề 4: “Trang phục các dân tộc truyên  thống tỉnh Yên Bái” của lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra bài 2: Chủ đề 4: “Trang phục các dân tộc truyên thống tỉnh Yên Bái” của lớp thực nghiệm 6A và lớp đối chứng 6B (Trang 112)
Bảng 3.5: Kết quả đạt được sau khi vận dụng mô típ hoa văn dân tộc  Thái đen vào dạy học ngoại khóa với kết quả khảo sát trước khi áp dụng - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Bảng 3.5 Kết quả đạt được sau khi vận dụng mô típ hoa văn dân tộc Thái đen vào dạy học ngoại khóa với kết quả khảo sát trước khi áp dụng (Trang 113)
H1.18. Hình ảnh khung cửi dệt của người dân tộc Thái đen Mường Lò, - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
1.18. Hình ảnh khung cửi dệt của người dân tộc Thái đen Mường Lò, (Trang 134)
H1.19. Hình ảnh chỉ dệt thổ cẩm và con thoi đựng chỉ dệt - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
1.19. Hình ảnh chỉ dệt thổ cẩm và con thoi đựng chỉ dệt (Trang 134)
Hình ảnh sản phẩm thực hành của lớp thực nghiệm 6A, chủ đề 4: Trang phục  truyền thống các dân tộc ở Yên Bái (Sách giáo dục địa phương) - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh sản phẩm thực hành của lớp thực nghiệm 6A, chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái (Sách giáo dục địa phương) (Trang 142)
Hình ảnh sản phẩm thực hành của lớp đối chứng 6B, chủ đề 4: Trang phục  truyền thống các dân tộc ở Yên Bái (Sách giáo dục địa phương) - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh sản phẩm thực hành của lớp đối chứng 6B, chủ đề 4: Trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái (Sách giáo dục địa phương) (Trang 144)
Hình ảnh hoạt động vận dụng màu sắc và hoa văn trang trí trên trang phục  người dân tộc Thái đen vào dạy học mĩ thuật, chủ đề Lễ hội quê hương, bài  2: Trang phục trong lễ hội (bộ sách chân trời sáng tạo bản 1) - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh hoạt động vận dụng màu sắc và hoa văn trang trí trên trang phục người dân tộc Thái đen vào dạy học mĩ thuật, chủ đề Lễ hội quê hương, bài 2: Trang phục trong lễ hội (bộ sách chân trời sáng tạo bản 1) (Trang 145)
Hình ảnh vận dụng kỹ thuật thêu hoa hoa văn trên trang phục người dân tộc  Thái đen tại Mường Lò vào sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật, chủ đề: Khám phá  trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh vận dụng kỹ thuật thêu hoa hoa văn trên trang phục người dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào sinh hoạt câu lạc bộ mĩ thuật, chủ đề: Khám phá trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Thái đen tại Mường Lò (Trang 147)
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA HỌC  SINH TÌM HIỂU VỀ TRANG PHỤC VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ  TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ TRANG PHỤC VÀ HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN TẠI MƯỜNG LÒ (Trang 150)
HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỊA  PHƯƠNG ĐƯA VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN VÀO - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG ĐƯA VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN VÀO (Trang 152)
HÌNH ẢNH ĐI THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TÌM HIỂU VỀ HOA  VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
HÌNH ẢNH ĐI THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TÌM HIỂU VỀ HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THÁI ĐEN (Trang 155)
Sơ đồ tư duy trình bày hiểu  biết  của  mình  về  trang  phục  dân  tộc  Thái  đen  về  các yếu tố như: - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Sơ đồ t ư duy trình bày hiểu biết của mình về trang phục dân tộc Thái đen về các yếu tố như: (Trang 159)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới- kiến tạo kiến thức kĩ năng   Cách - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
o ạt động 2: Hình thành kiến thức mới- kiến tạo kiến thức kĩ năng Cách (Trang 160)
Hình lễ hội - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Hình l ễ hội (Trang 165)
Hình ảnh 3 giây) - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh 3 giây) (Trang 172)
Hình  ảnh  đường  diềm  trang  trí  có  vận dụng hoa  văn dân tộc - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
nh ảnh đường diềm trang trí có vận dụng hoa văn dân tộc (Trang 176)
Hình mình họa  hoa  văn  trnag  trí trên các vật  dụng - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Hình m ình họa hoa văn trnag trí trên các vật dụng (Trang 180)
19, hình 20 và vẽ  một  số  hoa  văn  trang  trí  trên  trang  phục  của  người  dân  tộc  thiểu  số  ở  Yên  Bái  mà  em  yêu  thích - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
19 hình 20 và vẽ một số hoa văn trang trí trên trang phục của người dân tộc thiểu số ở Yên Bái mà em yêu thích (Trang 184)
Hình thức  hoạt động - Vận dụng hoa văn trang trí trên trang phục của dân tộc Thái đen tại Mường Lò vào việc dạy học mĩ thuật trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thanh Lương, tỉnh Yên Bái
Hình th ức hoạt động (Trang 187)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w