Liệt VII ngoại biên
1.1.1 Giải phẫu chức năng dây thần kinh số VII
Nhân dây thần kinh số VII nằm ở cầu não gồm có 4 nhân: nhân vận động, nhân cảm giác (nhân bó đơn độc), nhân thực vật gồm hai nhân (nhân lệ tỵ và nhân bọt trên cho ra dây VII’) [24],[32].
Nhân dây VII ở cầu não gồm hai phần: phần trên chi phối nửa mặt trên, phần dưới chi phối nửa mặt dưới Phần trên do vỏ não hai bán cầu chi phối nên tổn thương một bán cầu không gây liệt nửa mặt trên Ngược lại, phần dưới chỉ chịu chi phối của vỏ não bên đối diện, do đó tổn thương một bán cầu não sẽ gây liệt nửa mặt dưới bên đối diện.
Dây thần kinh số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa (dây VII) Dây VII đi qua xương đá nhận thêm sợi phó giao cảm dây VII' chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai (dây VII') [24],[32].
Hình 1.2 Các cơ biểu hiện nét mặt [57]
1.1.2 Đường đi của dây thần kinh VII
Đoạn trong xương đá của dây thần kinh số VII chia làm 2 đoạn Đoạn 1 nằm trước hạch gối, phân nhánh cho tuyến lệ Nếu tổn thương sau chia nhánh này thì không gây khô mắt Đoạn 2 nằm sau hạch gối, phân nhánh vận động cho cơ bàn đạp, cảm giác cho 1/3 trước lưỡi và tuyến nước bọt mang tai.
2 sau chỗ tách ra dây thừng nhĩ thì bệnh nhân chỉ liệt mặt đơn thuần mà không khô mắt, không giảm thính lực, không mất cảm giác 1/3 trước lưỡi và không khô miệng Chiều dài đoạn 2 dây VII trung bình là 11,08 mm [24], [32].
Hình 1.4 Các nhánh thần kinh VII bên trong phần đá của xương thái dương
(đường màu đen là sợi vị giác) [57]
Khoảng cách từ gối 2 đến điểm xuất phát dây thừng nhĩ trung bình là 10,88 mm; khoảng cách từ lỗ trâm chũm đến điểm xuất phát của dây thừng nhĩ là 4,78 mm.
- Đoạn ngoài xương đá (đoạn ngoài sọ): Dây VII chui qua lỗ châm chũm để ra ngoài sọ, sau đó đi qua giữa 2 thùy của tuyến mang tai và chia thành 2 nhánh tận (nhánh thái dương - mặt và nhánh cổ - mặt) Đây là hai nhánh thuần vận động phân bố cho cơ bám da mặt và bám da cổ.
+ Nhánh thái dương - mặt còn gọi là nhánh trên phân bố cho các cơ nằm bên trên mặt, trong đó có ba cơ quan trọng là cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi mắt.
+ Nhánh cổ - mặt còn gọi là nhánh dưới phân bố cho các cơ nằm bên dưới mặt, trong đó quan trọng là cơ vòng miệng và xa hơn nữa dây VII phân nhánh xuống tới tận cơ bám da cổ.
Hình 1.5 Dây thần kinh VII đoạn ngoài xương đá và đoạn trong tuyến nước bọt mang tai [57]
Liệt VII ngoại biên (hay liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, mà nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh mặt, trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não [5].
Liệt nửa mặt ngoại vi khi có tổn thương từ nhân dây VII trở ra, biểu hiện tổn thương là liệt hoàn toàn nửa mặt cùng bên Có nhiều nguyên nhân gây nên.
- Tổn thương cầu não: u thần kinh đệm, u lao, di căn ung thư hoặc đột quỵ vùng cầu não, có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm tủy xám nhất là ở trẻ em, bệnh xơ não tuỷ rải rác, lao màng não, viêm màng não mủ hoặc do virus, u góc cầu tiểu não thường do u dây thần kinh số VIII, viêm tai xương chũm, u màng não, viêm màng nhện vùng góc cầu - tiểu não [12],[35],[36].
- Tổn thương trong xương đá: zona hạch gối, viêm tai xương chũm, u trong xương đá (hiếm gặp).
- Tổn thương dây VII ngoài sọ: u ở tuyến mang tai, bệnh hủi (Lepra),bệnh uốn ván, hội chứng Guillain - Barré (chiếm 69% trường hợp liệt mặt hai bên, xuất hiện vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 12 của bệnh), viêm nhiều dây thần kinh sọ não, viêm quanh động mạch dạng nút, bệnh Kahler, bệnh đái tháo đường
Chấn thương sọ não gây vỡ xương đá, ổ máu tụ ở hõm nhĩ.
- Liệt nửa mặt nguyên phát
Liệt nửa mặt do lạnh (liệt Bell) Trường hợp này thường do mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh trong ống Fallope Các trường hợp liệt tự phát đó thường tiến triển cấp tính có liên quan tới gió lùa, lạnh, hay xảy ra vào ban đêm.
Hiện tại có nhiều giả thuyết khác nhau về bệnh sinh liệt VII, song các tác giả tập trung vào hai thuyết đó là thuyết thiếu máu và thuyết Lympho.
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân dưới 15 tuổi, bệnh nhân mắc bệnh, tự nguyện tham gia nghiên cứu, có sự đồng ý của người chăm sóc và tuân thủ quy trình điều trị.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định liệt VII ngoại biên dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Các dấu hiệu lâm sàng: Phản ứng Bell dương tính (nhắm mắt không kín) hoặc Souque dương tính (lông mi bên liệt dài hơn khi nhắm mắt), nhân trung lệch về bên lành, mất nếp nhăn trán, không thể thổi lửa hay thổi sáo, ăn uống rơi vãi thức ăn, nước chảy khóe miệng bên liệt, có thể kèm theo khô mắt, chảy nước mắt, khô miệng và đau sau tai.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa mạn tính nặng (suy gan, suy thận), suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh hệ thống khác.
- Bệnh nhân đang mắc kèm bệnh lý nội khoa cấp tính yêu cầu cần có can thiệp kịp thời tại thời điểm diễn ra nghiên cứu
- Bệnh nhân không tuân thủ điểu trị, tự ý dừng điều trị vì lý do cá nhân.
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu dự kiến tiến hành trong thời gian từ tháng 30/11/2020 đến tháng 30/11/2022 tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu kết hợp nghiên cứu tiến cứu.
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện bao gồm toàn bộ trẻ dưới 15 tuổi là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định liệt VII ngoại biên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Các bước tiến hành
2.3 Cách thức tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh với các biểu hiện lâm sàng của liệt dây VII được thăm khám, chỉ định cận lâm sàng Sau khi có chẩn đoán xác định là liệt VII ngoại biên , bệnh nhân được cung cấp thông tin về nghiên cứu và mời tham gia.
Bước 2: Những bệnh nhân chấp thuận tham gia nghiên cứu được kí cam kết tình nguyện, phổ biến về quy trình nghiên cứu, tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu nếu bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị.
Bước 3: Bệnh nhân được sử dụng các phương pháp điều trị theo phác đồ điều trị cho bệnh nhân liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Bước 4: Các chỉ tiêu theo dõi trong 21 ngày điều trị/hồi phục bao gồm:triệu chứng lâm sàng qua thăm khám (các dấu hiệu âm tính và dương tính),mức độ liệt, dấu hiệu sinh tồn, tác dụng không mong muốn xuất hiện trong quá trình dùng thuốc.
- Kim điện châm (kim hào châm) dùng 1 lần
- Dụng cụ khác: bông cồn, pank có mấu.
2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
2.4.6.1 Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng
- Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng được đánh giá theo các mức độ hồi phục hoàn toàn, hồi phục một phần hay không hồi phục
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng
2.3.4.6 Sự cải thiện mức độ liệt
- Mức độ liệt mặt được phân loại dựa vào bảng phân độ FNGs 2.0 So sánh mức độ phục hồi chức năng vận động của cơ mặt trước và sau điều trị (Phụ lục 3).
- So sánh sự cải thiện mức phục hồi chức năng vận động của cơ mặt theo 3 mức độ hồi phục hoàn toàn, hồi phục một phần, không hồi phục theo tổng điểm chung sau 21 ngày điều trị với thang điểm FNGs 2.0 như sau:
Hồi phục một phần Không hồi phục
Dương tính: Độ hở khe mi nhỏ hơn so với trước tối thiểu 50%
Dương tính: Độ hở khe mi vẫn như cũ
Cân đối khi nghỉ và khi cười nói
Cân đối khi nghỉ và lệch khi cười nói
Lệch khi nghỉ và khi cười nói
Bảng 2.5 Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân theo FNGs 2.0
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đảm bảo người tham gia nghiên cứu không chịu bất cứ tổn hại nào về tinh thần và thể chất, sự tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và bệnh nhân đều được kí cam kết
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa học và Hội đồng đạo đức, được sự chấp thuận và cho phép tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh của Ban lãnh đạo Bệnh viện.
Không hồi Hồi phục phục tốt
Giảm độ so với trước điều trị
Không giảm độ Độ II - III Độ IV - V Độ VI
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tuổi và giới bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu ( n = 20 )
Nhận xét: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 0 – 5 tuổi chiếm khoảng 55%
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm giới của bệnh nhân nghiên cứu ( n = 20 )
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%.
3.1.2 Đặc điểm thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện
Bảng 3.1 Đặc điểm thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện
Số ngày TB ± SD (ngày) 5,64 ± 5,44
Nhận xét: Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện trung bình 5,64 ngày 3.1.3 Đặc điểm lâm sàng liệt VII ngoại biên Ăn uốống r i vãi ơ Mắốt nhắốm khống kín Méo mi ng ệ Mấốt nếốp nhắn trán Yếốu li t chi ệ
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu ( n = 20 )
Nhận xét: Các triệu chứng chủ yếu méo miệng, mất nếp nhăn trán, mắt nhắm không kín, không có trẻ có biểu hiện yếu liệt chi, vận động bất thường.
3.1.4 Đặc điểm bên liệt VII ngoại biên
Bảng 3.2 Đặc điểm bên liệt VII ngoại biên
Bên liệt VII ngoại biên NNC (n = 20) n %
Nhận xét: Trên lâm sàng, tỷ lệ liệt VII ngoại biên bên trái, phải lần lượt là 60%, 40%
Bảng 3.3 Đánh giá mức độ nặng liệt VII ngoại biên theo bảng phân độ
Nhận xét: Trên lâm sàng, bệnh nhân can thiệp ở độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất là
Phân độ Tỷ lệ bệnh nhân (%) Độ I 0 Độ II 0 Độ III 15 Độ IV 80 Độ V 5
3.1.5.Đặc điểm kết quả cận lâm sàng
Bảng 3.4 Kết quả chụp CLVT sọ não
Kết quả chụp CLVT sọ não Tỷ lệ (%)
Bất thường Hình ảnh tổn thương xương sọ trên phim chụp
Hình ảnh phù não, viêm não
Hiện chưa phát hiện bất thường 6
Nhận xét: Trên phim CLVT sọ não, có hai trường hợp có tổn thương xương
( chiếm 10% ), khoảng 2 bệnh nhân, còn lại không thấy hình ảnh u não, phù não, hình ảnh bất thường khác.
Bảng 3.5 Kết quả nội soi tai mũi họng
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có kèm viêm tai giữa là 20%.
Đánh giá hiệu quả điều trị
Bảng 3.5 Các phương pháp được áp dụng điều trị
Các phương pháp điều trị Có áp dụng
Kết quả nội soi tai mũi họng Tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu (%)
Viêm tai giữa cấp tính 20
Hiện chưa phát hiện bất thường 80 hồng ngoại, điện xung, dùng corticoid, vitamin, không thấy có trường hợp gặp tác dụng phụ.
Bảng 3.8 Sự thay đổi mức độ liệt trước và sau điều trị Mức độ hồi phục Số bệnh nhân (n = 20) Tỷ lệ bệnh nhân (%)
Nhận xét : Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục hoàn toàn là 55%.
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị và thời gian phát hiện bệnh trước vào viện
Thời gian Hồi phục hoàn toàn
Hồi phục chưa hoàn toàn
Nhận xét: Chưa thấy tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân hồi phục với thời gian phát hiện bệnh trước khi vào viện
Qua nghiên cứu đánh giá về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh nhi mắc liệt VII ngoại biên tại bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh từ ngày 30/11/2020 đền 30/11/2022, chúng tôi có một số bàn luận sau.
4.1 Bàn luận về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng bệnh nhân là bệnh nhi có độ tuổi từ 0 – 15, độ tuổi nhỏ nhất là 12 tháng Trong đó có 55% bệnh nhi thuộc nhóm từ 0 – 5 tuổi,nhóm từ 6 – 10 tuổi chiếm 25% và 20% ở độ tuổi từ 11 – 15 Nghiên cứu cho thấy từ 0 – 5 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh liệt TK VII NB cao hơn hẳn các độ tuổi khác Kết quả trên có thể do ở độ tuổi này, trẻ chưa hoàn thiện được hệ thống miễn dịch, sức đề kháng yếu hơn các nhóm tuổi lớn nên trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn Cũng có thể do trẻ từ 6 – 15 tuổi đang là độ tuổi đi học, không có điều kiện nghỉ học thường xuyên để điều trị tại bệnh viện mà thường chọn điều trị ngoại trú hoặc tư nhân
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Khương Thị Nga, Trần Thị Thanh và các cộng sự, bệnh nhân mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, chiếm đại đa số ở nhóm từ 15 đến 55 tuổi ( 45,2 % ), chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là lứa tuổi dưới 15 tuổi ( 38,7 % ), trong đó độ tuổi nhỏ nhất là 9 tháng Tỷ lệ gặp trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 4 chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4 %, trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Phạm Hữu Hiếu, ta có thể thấy trẻ em chiếm tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao, tương đương với tỷ lệ mắc bệnh của người lớn Như vậy có thể kết luận liệt VII ngoại biên có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 60% bệnh nhi nam và
40 % nữ chứng tỏ không có sự khác biệt lớn tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới.Theo kết quả nghiên cứu của TS Nghiêm Hữu Thành, liệt TK VII NB trên người lớn tỷ lệ giữa 2 giới là tương đương nhau (50,6% nam và 49,4% nữ) [19] Điều này cũng được nêu trong nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thành với tỷ lệ 46,87% nam và 53,13% nữ [31] Như vậy có thể thấy dù ở độ tuổi nào thì khả năng mắc bệnh ở 2 giới là tương đương nhau Nhưng khi quan sát nghiên cứu của tác giả Trương Thị Bé Sáu và Tạ Văn Trầm thì có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ (35,3% nam và 64,7% nữ) [32]
4.1.3 Thời gian xuất hiện triệu chứng trước khi vào viện
Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhi được đưa vào viện vào thời điểm trong 1 tuần đầu tiên, chiếm 85% Chỉ có 15% bệnh nhi được đưa đến trong vòng từ 7 ngày mắc bệnh trở nên ( tương ứng với 3 bệnh nhi ), thời gian xuất hiện triệu chứng trung bình là 5,64 ngày
Theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh và cộng sự, bệnh nhân thường đến sớm trong tuần đầu mắc bệnh (48 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 77,4%) và trường hợp này đa số chưa điều trị gì (42/48 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 87,5% của số bệnh nhân đến viện trong tuần đầu ), bệnh nhân đến viện trong 1 tuần thường có điều trị trước đó bằng phương pháp khác không đỡ ( 13/14 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 93% số bệnh nhân đến muộn đã có điều trị ) Với bệnh nhân đến sớm, chưa điều trị gì được áp dụng các phương pháp điều trị ( thuốc, điện xung, điện châm, tập vận động ), đạt hiệu quả điều trị khỏi khá cao ( 41/42 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 97,6% ) Bệnh nhân đến muộn (> 7 ngày) đã điều trị trước đó bằng phương pháp khác không đỡ, dù liệu trình điều trị kéo dài (4 tuần) nhưng kết quả điều trị cũng rất hạn chế (tỷ lệ lành bệnh là 0,0%) [7].Theo nghiên cứu của tác giả TrươngThị Bé Sáu và Tạ Văn Trầm thì bệnh nhân được đưa vào viện trong những ngày đầu mắc bệnh có khả năng phục hồi cao [32].Qua các nghiên cứu của các tác giả ta có thể rút ra thời gian mắc bệnh càng ngắn thì khả năng hồi
4.1.4 Đặc điểm lâm sàng liệt VII ngoại biên
Các RLVĐ gặp ở bệnh nhi liệt TK VII NB hay gặp bao gồm: mờ/mất nếp nhăn trán, mắt nhắm không kín (Charles bell (+)), mờ/mất rãnh mũi má, méo miệng, lệch nhân trung Khó đánh giá được méo miệng khi làm các động tác huýt sáo hay thổi lửa vì đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn chế Triệu chứng biểu hiện RLTKTV gặp ở trẻ là tăng tiết nước mắt Triệu chứng tăng tiết nước bọt không phải là triệu chứng đặc hiệu ở đối tượng này.
Tỷ lệ bệnh nhi có dấu hiệu mắt nhắm không kín là 80%, mờ/mất nếp nhăn trán, rãnh mũi má, méo miệng và lệch nhân trung là 100% Ảnh hưởng đến ăn uống gặp ở 5% trường hợp
Trong nghiên cứu của tác giả Trương Thị Bé Sáu và Tạ Văn Trầm có 100% bệnh nhân gặp triệu chứng mắt nhắm không kín, miệng méo Có 97,8% (45/46 bệnh nhân) gặp triệu chứng nhân trung lệch, rãnh mũi má mờ hoặc mất Tăng tiết nước mắt chiếm 84,8%, ăn uống bị ảnh hưởng chiếm 80,4%.
Tỷ lệ khô mắt gặp ở 4/46 bệnh nhân, chiếm 8,7% [32].
Như vậy so sánh giữa kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của tác giả Trương Thị Bé Sáu và Tạ Văn Trầm có nhiều điểm tương đồng Triệu chứng tăng tiết nước mắt của tác giả này có tỷ lệ lớn hơn trong nghiên cứu của chúng tôi Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi là trên đối tượng trẻ em nên việc đánh giá còn nhiều hạn chế.
4.1.5 Đặc điểm liệt VII ngoại biên
Tỷ lệ liệt VII ngoại biên bên trái và bên phải lần lượt là 60% và 40%, không có sự khác biệt nhiều, không có trường hợp nào xuất hiện liệt VII ngoại biên cả hai bên Theo nghiên cứu của Khương Thị Nga và cộng sự tỷ lệ tương ứng là 50%, 50%, hầu như không có mối liên quan nào cho rằng trẻ có xu hướng mắc liệt VII ngoại biên ở bên nào nhiều hơn, tỷ lệ này hoàn toàn ngẫu nhiên.
Theo phân độ lâm sàng House - Brackmann ( năm 1985 ), tỷ lệ bệnh nhi đến viện với phân độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 80% ( tương ứng 16 bệnh nhi ), độ V tương ứng 1 bệnh nhi, hầu như trẻ đến viện với triệu chứng nặng như mắt nhắm không kín, miệng lệch rõ khi khóc, cười, giảm trương lực cơ vùng mặt rõ
Tỷ lệ này khá cao và tương đồng với các nghiên cứu của Trần Thị Thanh và cộng sự, tỷ lệ bệnh nhân độ IV - V trước vào viện khoảng 90% Điều này lý giải là do triệu chứng ở trẻ em gia đình trẻ khó phát hiện kèm điều kiện địa lý, kinh tế, khi biểu hiện rõ ràng hơn bố mẹ mới đưa trẻ đến khám và điều trị
4.2 Bàn luận về đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.
Tất cả bệnh nhi tham gia vào quá trình nghiên cứu của chúng tôi đều được nội soi tai mũi họng và chụp CLVT sọ não để sàng lọc các tổn thương thần kinh liên quan và tìm nguyên nhân phối hợp gây ra liệt VII ngoại biên, kết quả chụp CLVT sọ não của 20 bệnh nhi có 2 trường hợp có tổn thương xương (
1 trường hợp gãy xương cung mày phải, 1 trường hợp gãy xương hàm vùng cằm ), không có trường hợp nào có tình trạng chảy máu, xuất huyết nội sọ, có khối choán chỗ, bất thường cấu trúc sọ não Kết quả của chúng tôi phù hợp một số nghiên cứu tác giả Lê Văn Thành hay Khương Thị Nga và cộng sự thì khảo sát trên phim chụp CLVT sọ não hầu hết bệnh nhân đều bình thường, điều này lý giải được rằng do thường liệt VII ngoại biên là tổn thương ngoài nhân nên hầu như trên phim chụp không khảo sát được bất thường, nếu bệnh nhân có tổn thương thần kinh thì biểu hiện là liệt VII trung ương Hai trẻ tham gia nghiên cứu có thể cùng phối hợp tổn thương ngẫu nhiên và tình trạng chấn thương không gây ra triệu chứng liệt VII ngoại biên