Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.. 2015-TĂNG TRƯỞNG KINH T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ HỌC
Tên đề tài : TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2015 – 2017
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Phong
Lớp: K58QLC.C01
§¹ i Häc
Trang 2KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KINH TẾ HỌC
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tuấn Phong
Lớp: K58QLC.C01
I TÊN ĐỀ TÀI : TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015- 2017
II NỘI DUNG
………
………
………
………
………
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên hướng dẫn
§¹ i Häc
Trang 3KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN TÀI CHÍNH NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Phong
Lớp: K58QLC.C01
Tên đề tài: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017
I NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tiến trình thực hiện đề án
………
2 Nội dung thực hiện - Cơ sở lý thuyết: ……… ………
- Các số liệu kết quả tính toán:……… ………
- Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:
……… ……… ………
3 Hình thức đề án - Hình thức trình bày: ……… ………
………
- Kết cấu của đề án: ……… ………
4 Những nhận xét khác
I.I ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
1 Tiến trình thực hiện đề án 1
4 Bảo vệ
4.1 Trình bày
4.2 Trả lời câu hỏi
3
(1) (2)
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2015-2017của Việt Nam là “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biếnquan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển Cải thiện rõ rệtđời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiệnđại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2017 Giữ vững ổn định chínhtrị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.” Muốn Việt Nam đứng vững trên con đường phát triển thì cần phảihiểu đúng nghĩa về tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững Vì vậy
em xin trình bày về vấn đề: “ Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2017”
Trang 52015-TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2015-2017 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là khái niệm để chỉ sự gia tăng về quy môsản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định và thường được
đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặctổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩmtrong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sảnxuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là mộtnăm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiềncủa tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong mộtthời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩmquốc nội cộng với thu nhập ròng
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầungười trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượngcủa nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối caonên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trongtình trạng nghèo khổ
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồm tăngtrưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi
Trang 6thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷtrọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện vềmọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời giannhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn
1.1.2 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế.
Nguồn nhân lực
Chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế Chấtlượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ laođộng Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể pháthuy được tối đa hiệu quả khi có sự tham gia của một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình
độ và kỷ luật lao động tốt
Tài nguyên thiên nhiên
Đây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản Các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh
tế Điển hình là một số nước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên cómức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út
Vốn tư bản
Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động vàthương mại phát triển Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong quátrình sản xuất Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn.Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởngbền vững
Tư bản không chỉ là do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cố định xã hội tạotiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước Tư bản cố định xã hội thường là những
dự án có quy mô lớn do chính phủ thực hiện Ví dụ như các dự án thủy lợi, sức khỏe cộngđồng, dự án hạ tầng của sản xuất (hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia )
Tri thức công nghệ
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự sao chép đơn giản mà
là một quá trình không ngừng thay đổi về công nghệ sản xuất Tri thức công nghệ là yếu
tố giúp tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn.Công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là công nghệ thông tin, côngnghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học đang có những bước tiến mạnh mẽ góp phần giatăng hiệu quả của sản xuất Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc tìm tòi,nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nó còn là sự duy trì cơ chế cho phép những phátminh được bảo vệ và trả tiền một cách xứng đáng
Trang 7 Yếu tố phi kinh tế
Bên cạnh những yếu tố về kinh tế thì tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tốphi kinh tế như: Thể chế chính trị, Văn hóa - xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định củapháp luật và khung phổ pháp lý
1.1.3 Đo lường tăng trưởng kinh tế.
Thước đo tăng trưởng kinh tế phổ biến nhất là GDP thực Đây là tổng giá trị hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế, được điều chỉnh theo lạm phát Có ba phương pháp khác nhau để đánh giá GDP thực tế
Tốc độ tăng trưởng hàng quý – Cách này theo dõi thay đổi của GDP từ quý này sang quý khác, sau đó gộp thành tăng trưởng cả năm Ví dụ, nếu thay đổi của một quý là 0.3%,thì tỷ lệ hàng năm sẽ được ngoại suy thành 1.2%
Tốc độ tăng trưởng bốn quý hoặc hàng năm – Cách này so sánh GDP của một quý so với GDP quý đó trong các năm trước dưới dạng phần trăm, thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ
Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm – Đây là trung bình cộng của thay đổi trong bốn quý Ví dụ: nếu năm 2022 có tăng trưởng bốn quý là 2%, 3%, 1.5% và 1%, thì tốc độtăng trưởng trung bình hàng năm trong năm sẽ là 7.5% ÷ 4 = 1.875%
Tất nhiên, đo lường giá trị của một hàng hóa không phải là điều dễ dàng Một số hàng hóa và dịch vụ sẽ có giá trị hơn những hàng hóa và dịch vụ khác Ví dụ, một chiếc điện thoại thông minh sẽ có giá trị hơn một đôi tất Tăng trưởng phải được đo bằng giá trị của hàng hóa và dịch vụ, không chỉ bằng số lượng
Một vấn đề khác là không phải tất cả mọi người đều đánh giá cùng một giá trị cho cùngmột loại hàng hóa và dịch vụ, như máy sưởi sẽ có giá trị hơn đối với cư dân Alaska, trongkhi điều hòa lại có giá trị hơn đối với cư dân Florida, một số người thích bò hơn cá và ngược lại Vì giá trị mang tính chủ quan nên việc đo lường cho tất cả các cá nhân là rất khó
Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng giá trị thị trường hiện tại Tại Hoa Kỳ, điều này được đo bằng đô la Mỹ và được cộng tất cả lại với nhau để tạo ra các thước đo tổng hợp
về sản lượng, bao gồm cả GDP
1.1.4 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nềnkinh tế của mỗi quốc gia Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm và giảm tỷ lệ thấtnghiệp Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP thực tế tăng 2,5%
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hộicủa cộng đồng Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội
Trang 8- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của ngườidân.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có những mặt tráikhác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao Ngoài ra, tăng trưởngkinh tế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinhcác vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…
1.2 Các chính sách điều tiết tăng trưởng kinh tế cơ bản trong ngắn hạn1.2.1 Chính sách tài khóa.
1.2.1.1 Định nghĩa Tài khoá
Tài khóa là chu Kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dựtoán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp Tài khoá cũng là mốc thời gian để tính thuế hàng năm, vì vậy tuỳ vào quy địnhcủa từng quốc gia hoặc theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thểtrùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường Chẳng hạn như ở Mỹ, đa
số các công ti chọn tài khoá trùng với năm lich nhưng đối với tất cả các công ti bách hoáthì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng hai của năm trước đến 31 tháng giêng của nămsau hoặc cá biệt đối với một vài công tỉ thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng bảyđến 31 tháng sáu của năm tiếp theo Tại một số nước khác như Anh (theo Luật về tàichính năm 1854) thì tài khoá tính từ 1 tháng 4 dương lịch của năm trước đến 31 tháng 3dương lịch của năm sau Tuy nhiên, để Nhà nước đánh thuế thu nhập hoặc thuế vốn thìthời gian này thường được kéo dài thêm 5 ngày nữa, tức là đến 5 tháng 4 của năm sau
1.2.1.2 Khái quát về chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa : là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác
động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuếcủa chính phủ
Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu thông quahiệu ứng nhãn tử, qua đó tạo thêm việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làmtăng thu nhập quốc dân từ Y* lên Y1 (như trong hình dưới) Nếu mức hoạt động kinh tếquá cao, hay nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế đểcắt giảm tổng cầu
Trang 9Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sảnlượng trong chu kỳ kinh doanh Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần
vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế
Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa không phải là một loại thần dược chophép chạy chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế Họ cho rằng nó chỉ thích hợp với tìnhtrạng suy thoái tồn tại khi Keynes viết cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất vàtiền tệ vào năm 1936, chứ không thích hợp với nền kinh tế lạm phát Vì vậy vào cuốinhững năm 1970, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện, chính sách tài khóakhông còn được ưa chuộng như trước Mọi người bắt đầu đặt niềm tin vào tác dụng củachính sách tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu kinh tễ vĩ mô
1.2.1.3 Công cụ của chính sách tài khóa
Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ
Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ
và chi chuyển nhượng Cụ thể:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài,xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán
bộ nhà nước
Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khuvực công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân Khi chính phủtăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất
số nhân Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầutăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồngthì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xemnhư một công cụ điều tiết tổng cầu
- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sáchnhư người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thunhập và tiêu dùng cá nhân Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêudùng cá nhân tăng lên Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổngcầu
Thứ hai: Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế đượcchia làm 2 loại sau:
Trang 10- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập củangười dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ tronglưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách Theo đó:
Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân
từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống Điều nàykhiến tổng cầu giảm và GDP giảm
Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởngđến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân
1.2.1.4 Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quantrọng
- Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nềnkinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
+ Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăngtrưởng kinh tế
+ Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mụctiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế vềtrạng thái cân bằng
Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thịtrường Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chínhsách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả
- Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:
+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trườngtài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau
đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết địnhban hành chính sách
+ Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, ngườithụ hưởng
- Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:
+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa
Trang 11+ Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệunày cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó Từ đó dẫn đến nhữngkết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.
- Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nềnkinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho cácdịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công, trảlương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trongkhi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực
1.3 Chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoạihối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ Mục tiêu củachính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp Vì chính sáchtiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sảnlượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ
1.3.1 Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có thể có đặc điểm như tín dụng thắt chặt hoặc tín dụng nới lỏng KhiFed lo ngại nền kinh tế đang phát triển quá nhanh hoặc giá tăng quá nhanh, Fed sẽ thắtchặt các vị thế dự trữ bằng cách bán các chứng khoán chính phủ để thoát khỏi tinh trạngnày Quá trình này được biết đến như rút nguồn dự trữ Trái lại, nếu Fed thấy rằng nềnkinh tế tăng trưởng không đủ nhanh hoặc có nguy cơ suy thoái, thì Fed có thể bơm cáckhoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng, bằng cách mua chứng khoán từ những trungtâm giao dịch chứng khoán Bằng cách mua thay vì bán chứng khoán, Fed sẽ mở rộng,thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng, vì vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cácngân hàng để đáp ứng các yêu cầu dự trữ, và thực hiện các khoản vay mới
Trang 12Ngoài chính sách tiền tệ, Fed cũng có một số kiểm soát tín dụng có lựa chọn để điềuchỉnh chi phí tín dụng Những kiểm soát này bao gồm những yêu cầu bảo chứng đối vớinhững chứng khoán được mua thông qua nhà môi giới - thương nhân và sự thuyết phụctin thần cao, nhờ đó, Fed cố gắng thuyết phục các ngân hàng tiếp tục theo các khuyếnnghị của Fed qua sức ép không chính thức Mặc dù chính sách tiền tệ khác với Chínhsách tài khóa của chính phủ liên bang, được tiến hành bởi những chính sách chi tiêu vàthuế, cả hai đều chia sẻ một mục tiêu chung: cân bằng tổng cầu trong nền kinh tế so vớitổng cung, được đo bởi tổng sản phẩm quốc nội, việc làm và lãi suất, qua đó giữ lạm phát
và thất nghiệp ở mức kiểm soát
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015- 2017.
2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017
*Hoạt động sản xuất và kinh doanh năm 2015:
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhấtvới 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mứctăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiêntai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp0,26 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mứctăng trưởng thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua[2] do đối mặt với nhiều khó khăn
về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tínhđạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014, bao gồm: Nông nghiệp đạt 637,4nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm nghiệp đạt 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9%; thủy sản đạt194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1%
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so với nămtrước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao hơn nhiều mức tăng củamột số năm trước[3], đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp phần quantrọng trong mức tăng trưởng chung Ngành khai khoáng tăng 6,50% Ngành xây dựng đạtmức tăng 10,82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 974,4 nghìn tỷđồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4%; khu vực ngoàiNhà nước 830,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 61,8nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4% Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng côngtrình nhà ở đạt 374,2 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 156,7 nghìn tỷ đồng;công trình kỹ thuật dân dụng đạt 318,2 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụngđạt 125,3 nghìn tỷ đồng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 777,5 nghìn
tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2014, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 66,9 nghìn
tỷ đồng, tăng 6,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1%; khuvực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% Trong tổng giá trị sảnxuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở tăng 12,4%; công trình nhà không để ở
Trang 14giảm 5,6%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 20,1%; hoạt động xây dựng chuyên dụngtăng 11,7%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăngtrưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 9,06%
so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hoạt động tàichính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt đô —ngkinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn mức tăng2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phầntrăm
Năm 2015 xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 11,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2014,trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch ước tính đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch
và giảm 0,4% so với năm 2014
Nhập khẩu dịch vụ năm nay ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm trước,trong đó chủ yếu vẫn là nhập khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu với 9 tỷUSD, chiếm 58%
Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2014 Như vậy,cân đối thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2015 ước tính xuất siêu 1,5 tỷ USD, giảm77% so với năm 2014, trong đó hàng hóa xuất siêu 5,8 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 4,3 tỷUSD
* Hoạt động sản xuất và kinh doanh năm 2016:
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mứctăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đónggóp 0,09 điểm phần trăm Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm
Trang 15tại các tỉnh miền Trung và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng
kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng làđiều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăngtrưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28%
so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt đô —ngkinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống nămnay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung
* Hoạt động sản xuất và kinh doanh năm 2017:
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với5,54% do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016, đóng góp 0,17điểm phần trăm vào mức tăng chung Ngành lâm nghiệp tăng 5,14%, do chiếm tỷ trọngthấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm Ngành nông nghiệp tăng 2,07% (năm 2016tăng 0,72%), đóng góp 0,24 điểm phần trăm, cho thấy dấu hiệu phục hồi của ngành nôngnghiệp sau những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2016, xu hướng chuyển đổi cơcấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh
tế cao đã mang lại hiệu quả
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,85%, đóng góp2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung Điểm sáng của khu vực này là ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 14,40% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gầnđây), đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,33 điểm phần trăm Ngành khaikhoáng giảm sâu 7,10%, làm giảm 0,54 điểm phần trăm của mức tăng chung Ngành xâydựng duy trì tăng trưởng khá với tốc độ 8,70%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mứctăng chung