1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thu hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngoài ra với xu thế phát triển giáo dục phổthông trên thế giới, việc luôn tìm tòi, tiếp thu các kiến thức mới về sự phát triển công nghệthông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học v

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANHNGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ và tên: HỨA TRẦN KIM THƯNgày sinh: 14/06/2001

Lớp: CDNN THPT2419D2

Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG

Năm 2024

Trang 2

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH

Người báo cáo: HỨA TRẦN KIM THƯ

Thời gian tham dự khóa bồi dưỡng: Tháng 04 năm 2024Địa điểm bồi dưỡng: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Tên khóa học: Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dành cho Giáo viên Trunghọc phổ phông.

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2024

Người báo cáo

HỨA TRẦN KIM THƯ

Trang 3

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 4

II KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỔI DƯỠNG 4

2.1 Tên nội dung các chuyên đề đã học 4

2.2 Nội dung chính của các chuyên đề đã học 4

2.2.1 Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Giáo dục Phổ thông 4

2.2.2 Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lượcphát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam 7

2.2.3 Chuyên đề 3: Quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáoviên phổ thông 8

2.2.4 Chuyên đề 4: Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT 10

2.2.5 Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môngiáo dục THPT 12

2.2.6 Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụngkết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh THPT 14

2.2.7 Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinhTHPT 152.2.8 Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghềnghiệp của giáo viên THPT 17

III KẾT LUẬN 21

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 cùng với những thay đổi mới trong chương trìnhGDPT 2018 yêu cầu học sinh cần được phát triển nhiều khía cạnh ngoài việc tiếp thu kiếnthức cơ bản Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải có những phẩm chất, năng lực, kỹ năngngoài kỹ năng sư phạm đơn thuần kèm với sự hiểu biết, trải nghiệm sâu sắc về cuộc sốnghiện đại Tuy nhiên để làm được điều này, đầu tiên cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý chất lượng, đảm bảo về số lượng và hiệu quả.

Để hoàn thiện và phát triển bản thân trong sự nghiệp, tôi đã quyết định đăng ký khóahọc Chức danh nghề nghiệp cho giáo viên THPT này để có thêm kiến thức về quản lý nhànước, các chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, cũng như hiểu thêm những năng lựcnghề nghiệp mà giáo viên THPT cần phải có Ngoài ra với xu thế phát triển giáo dục phổthông trên thế giới, việc luôn tìm tòi, tiếp thu các kiến thức mới về sự phát triển công nghệthông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh và những năng lựcthích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp là điều cần thiết mà mỗi giáo viênTHPT nên thực hiện.

II KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỔI DƯỠNGII.1 Tên nội dung các chuyên đề đã học

Khóa học bao gồm 8 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Giáo dục Phổ thông

Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT

của Việt Nam

Chuyên đề 3: Quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viênphổ thông

Chuyên đề 4: Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo

dục THPT

Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết

quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh THPT

Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh

Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp

của giáo viên THPT

II.2 Nội dung chính của các chuyên đề đã học

II.2.1. Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Giáo dục Phổ thông

Trang 5

a Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

- QLNN về GDPT là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quyđịnh bao gồm các hoạt động quản lí hành chính sự nghiệp giáo dục và quản lí các hoạtđộng chuyên môn (quá trình sư phạm tổng thể) đối với cấp học giáo dục phổ thông nhằmđạt được các mục tiêu đã đề ra của cấp học GDPT nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dânnói chung.

- Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và quản lí nhà nước về giáo dục phổ

thông nói riêng có thể được coi là khâu then chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiệnthắng lợi của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.

b Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục phổ thông

- Nội dung QLNN về Giáo dục được quy định tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019, cụ thểnhư sau:

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển giáo dục.

2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hànhđiều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục,điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhàtrường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khenthưởng và kỷ luật đối với người học

3 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cáccơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáodục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyênmôn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo;ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêuchuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.

4 Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia;tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bịtrường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyểnsinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sởgiáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.

5 Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chấtlượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.

6 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.7 Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

8 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

Trang 6

9 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

10 Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnhvực giáo dục.

11 Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.12 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại,tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

c Vị trí, vai trò của cơ sở GDPT và giáo viên trong thực hiện phân cấp QLNNvề GDPT

- Đối với cơ sở giáo dục phổ thông (Trường và các loại hình khác) tập trung làm tốt nhữngnội dung chủ yếu sau:

+ Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục cụ thể hóa thành các kế hoạchhoạt động, chính sách phát triển của nhà trường, thông qua việc thực hiện mục tiêu, nộidung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn

+ Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính theo các quy định chung,thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường.

+ Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã được banhành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.

+ Thực hiện quản lí dựa vào nhà trường, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệmxã hội của nhà trường.

+ Thực hiện các quan hệ công việc bao gồm quan hệ theo chiều dọc và quan hệ theochiều ngang trong thực hiện phân cấp QLNN về giáo dục phổ thông

- Đối với giáo viên, cần chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáodục từng học sinh của lớp mình phụ trách Giáo viên phải tham gia xây dựng kế hoạchgiáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủgiữa giáo viên với học sinh và với cha mẹ học sinh; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tựtin, tự chủ trong học tập và rèn luyện Đồng thời, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín củanhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; th-ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họcsinh,

* Về kỹ năng:

- Nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước; của đơn vịcông tác và các quy định khác.

- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống, công việc, đặc biệt là công tác chuyên môn.

* Công việc đảm nhận và vận dụng vào công việc:

Trang 7

- Hiện tôi đang là vừa giáo viên giảng dạy môn Anh (THPT), vừa đảm nhiệm là giáo viênchủ nhiệm lớp 11 Sau khi học xong chuyên đề 1 này, tôi thấy bản thân mình tự tin hơnkhi có sự hiểu biết sâu về cơ chế quản lý nhà nước cũng như các chính sách liên quan.Thông qua chuyên đề này, tôi còn có thể truyền đạt cho đồng nghiệp, học sinh về nhữngkiến thức về quản lý nhà nước, từ đó hình thành những hành động cần làm để nâng caobản thân và chất lượng cuộc sống, công việc Ngoài ra còn tiếp cho tôi sức mạnh về mộttương lai trở thành một nhà quản lý giáo dục

II.2.2. Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới,chiến lược phát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam

* Về kiến thức:

a Bối cảnh giáo dục phổ thông trên thế giới và ở Việt Nam

- Một số đặc điểm giáo dục quốc tế hiện nay:

+ Thứ nhất trong thời đại ngày nay giáo dục ở tất cả các nước đang đứng trước cáccặp mâu thuẫn tiến thoái lưỡng nan.

+ Thứ hai, lấy học thường xuyên, học suốt đời làm nền móng Giáo dục cần đượcxây dựng dựa trên 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học đểkhẳng định mình

+ Thứ ba, trong quá trình toàn cầu hóa chắc chắn sẽ diễn ra toàn cầu hóa về nhânlực, từ đó chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết đào tạo, trao đổi nội dungchương trình, quy trình và điều kiện đảm bảo cho đào tạo, và việc ký kết tương đươngbằng cấp…

- Ở Việt Nam, sự phát triển kinh tế, sự phân hóa xã hội về khoảng cách giàunghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt,gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận GD, gia tăng khoảng cách về chấtlượng GD giữa các vùng miền và cho các đối tượng người học Bên cạnh đó, còn khánhiều những vấn đề cản trở và thậm chí có thể gây nhiều rủi ro đối với những tiến bộ củaGD như: tác động nguy hại của nền GD ứng thí và tâm lí trọng bằng cấp của một bộ phậnlớn dân cư; nhu cầu phát triển nhanh GD đáp ứng đòi hỏi của nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến vàhội nhập quốc tế, trong khi nguồn lực đầu tư cho GD là có hạn … Tất cả những thực tếtrên đã đặt ra cho GD Việt Nam những yêu cầu phải đổi mới để nâng cao hơn nữa chấtlượng GD, giúp thế hệ trẻ Việt Nam có đủ năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biếnđổi nhanh chóng của thế giới cũng như đáp ứng những yêu cầu về nguồn lực lao động củađất nước trong giai đoạn lịch sử mới.

b Xu thế GDPT trên thế giới

Trang 8

- Giáo dục chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lựcvận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra năng lựchọc tập suốt đời

- Cấu trúc các cấp học trong GDPT của các nước theo xu thế chung là: 6 + 3 + 3 (Tiểu học6 năm, THCS 3 năm THPT gồm 3 năm) hoặc 6 + 4 + 2 (Tiểu học 6 năm, THCS gồm 4năm và THPT gồm 2 năm) Với một số quốc gia, giáo dục THCS và THPT được gọichung là giáo dục trung học.

c Định hướng chiến lược phát triển của GDPT của Việt Nam

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xãhội đất nước; thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước về phát triển giáodục; xây dựng, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục,nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

d Vai trò, nhiệm vụ của GVPT trong việc thực hiện chiến lược phát triểnGDPT

- Người giáo viên phải là tấm gương tự học, học tập suốt đời - Giáo viên phải trở thành nhà giáo chuyên nghiệp.

- Giáo viên phải trờ thành nhà nghiên cứu, thực hành và trải nghiệm cùng người học - Người giáo viên phải là người canh tân xã hội.

* Công việc đảm nhận và vận dụng vào công việc:

- Bản thân là một giáo viên, tôi cần chủ động, tích cực tìm hiểu về xu hướng phát triểnGDPT để vận dụng vào phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học tích cực; giúp học sinhlĩnh hội được kiến thức một cách tối ưu nhất Đối với nền giáo dục Việt Nam, giáo viêncần hiểu rõ tính cách, gia cảnh, nhu cầu học tập của học sinh để có định hướng tốt nhất,cũng như đưa ra những cách giải quyết tình huống hợp lý Ngoài ra, tôi cũng cần sáng tạovà ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy để thu hút và giúp học sinh có hứng thú vàobài học hơn

II.2.3. Chuyên đề 3: Quy định của pháp luật về chính sách phát triển độingũ giáo viên phổ thông.

* Về kiến thức:

a Tổng quan hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quancông tác phát triển đội ngũ Giáo viên phổ thông

Trang 9

- Một số khái niệm liên quan đến VBQPPL:

+ Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành

văn, do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành, theothẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, điều chỉnh những quan hệquản lý hành chính nhà nước;

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban

hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được Nhà nước đảmbảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Văn bản quy phạm cá biệt; Là văn bản do các cơ quan nhà nước, các cá nhân có thẩm

quyền trong các cơ quan nhà nước ban hành, để giải quyết các vụ việt cụ thể cho một đốitượng, một nhóm đối tượng cụ thể Là loại văn bản chưa đựng những quy tắc xử sự riêng

+ Văn bản hành chính thông thường: VB do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

nhưng không có đầy đủ các yếu tố của VBQPPL trên ban hành nhằm mục đích giải quyếtcác vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.

- Thông tin chung về hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến độingũ Giáo viên phổ thông:

+ Giáo viên là viên chức, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, cụ thể của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Nghị định Chính phủ, các bộ Luật liên quan,… Là nhà

giáo phải nắm bắt được các quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật như: Quy định

về đạo đức nhà giáo, Quy định chuẩn trình độ đào tạo, Xếp lương nhà giáo, Quy định thiđua khen thưởng, …

- Vai trò của Giáo viên phổ thông trong công tác xây dựng, thực thi Văn bản quy phạmpháp luật:

+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật: Công tác phổ biến, tuyêntruyền pháp luật sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của ngườihọc Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý của học sinh; phụthuộc vào việc thực hiện pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật của các em Phổ biến, tuyêntruyền pháp luật góp phần quan trọng trong việc gia tăng tính tích cực, đảm bảo hànhtrang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi phápluật của học sinh.

+ Ý kiến đóng góp trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Tham gia ban soạnthảo, tổ biên tập các dự án chính sách, pháp luật, dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hộiđại biểu toàn quốc của Đảng, dự thảo văn kiện các hội nghị Trung ương Đảng, Hiến phápvà các văn bản quy phạm pháp luật Tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo chính sách,pháp luật Đây là hình thức phổ biến, có thể thực hiện bằng nhiều cách thức như nghiêncứu, gửi văn bản xin ý kiến tham gia, tham dự các hội thảo do cơ quan chủ trì soạn thảo tổchức để phát biểu ý kiến tham gia.

Trang 10

b Quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ Giáo viên phổ thông.

- Về tuyển dụng, sử dụng Giáo viên phổ thông: Nghị định 115/2020/NĐ-CP

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông: Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáoviên cơ sở giáo dục phổ thông

- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên phổ thông: Việc bổ nhiệm chức danh nghề

nghiệp và xếp lương giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập được thực hiệntheo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội Vụ.

- Chế độ làm việc của Giáo viên phổ thông: Căn cứ theo quy định của Luật Giáo dục Việt

Nam hiện hành, các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơsở, trung học phổ thông

Giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tạikhoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và cácngày nghỉ khác theo Luật Lao động.

- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên THPT công lập: Cụ thể tại khoản 1

Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT đã bổ sung các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệpcủa giáo viên THPT công lập so với Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT như sau:

+ Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.

+ Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩmchất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

+ Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chứcvà quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.”

c Một số kỹ năng cần thiết trong thực thi Văn bản quy phạm pháp luật

- Kỹ năng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.- Kỹ năng cập nhật văn bản quy phạm pháp luật.

* Về kỹ năng:

- Tìm hiểu và hiểu rõ hơn về các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục.

- Vận dụng vào công việc, có thể tư vấn cho những ai đang quan tâm đến nghề giáo viên,ngành giáo dục.

* Công việc đảm nhận và vận dụng vào công việc:

- Với vai trò là một giáo viên, tôi cần luôn cập nhật những điều mới, luật lệ được bổ sungđể hiểu rõ các văn bản pháp luật, từ đó giúp công việc trở nên năng suất và hiệu quả hơn.

Trang 11

Hơn nữa luôn trau dồi và trao đổi những kiến thức chuyên môn để bản thân mình nhận raưu điểm cần phát huy và những sai sót cần khắc phục.

II.2.4. Chuyên đề 4: Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viênTHPT

* Về kiến thức:

a Một số vấn đề chung về yêu cầu năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT

- Năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT và các yếu tố cấu thành năng lực nghềnghiệp của giáo viên THPT:

+ Năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT bao gồm những kỹ năng, kiến thức và tháiđộ cần thiết để giảng dạy và quản lý học sinh trong một lớp học hiệu quả Các yếu tố cấuthành năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT có thể được phân loại thành ba nhómchính: Kiến thức chuyên môn, Kỹ năng giảng dạy, Kỹ năng quản lý lớp học.

+ Ngoài các yếu tố trên, năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT còn bao gồm khả nănggiao tiếp, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề giáo, khả năng học hỏi và cập nhậtkiến thức mới, và sự linh hoạt trong giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giảngdạy.

- Cơ sở xác định yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT:

+ Điều kiện về học vấn và chuyên môn: Giáo viên THPT cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩchuyên ngành giáo dục hoặc chuyên môn tương đương Ngoài ra, giáo viên cần phải cókiến thức sâu rộng về chuyên môn của mình và được cập nhật thường xuyên với các xuhướng mới trong lĩnh vực giáo dục.

+ Ngoài ra, giáo viên THPT cần phải có tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu để tạo racác giải pháp mới trong giảng dạy và quản lý lớp học Họ cũng cần phải cập nhật kiếnthức và kỹ năng của mình liên tục thông qua việc đọc sách, tìm hiểu các phương phápgiảng dạy mới, tham gia các khóa đào tạo và hội thảo chuyên ngành.

- Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THPT:

+ Cần sự kiên nhẫn và tâm huyết.+ Cần kỹ năng giảng dạy và giao tiếp.+ Cần năng lực định hướng giáo dục.

+ Cần kỹ năng quản lý lớp học và kiểm soát hành vi.+ Cần năng lực nghiên cứu khoa học.

+ Cần kỹ năng tư vấn hướng nghiệp.

Ngày đăng: 15/07/2024, 16:34

w