1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Lớp Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Mầm Non
Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan
Trường học Trường Đại Học Tây Nguyên
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Bài Thu Hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 271,51 KB

Nội dung

Thông qua việc hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn, bản thân mỗi giáo viên mầm non cũng có những cơ hội được phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của chính mình, từ đó có những bư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

BÀI THU HOẠCH

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH

NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Loan Ngày sinh: 01/11/2003

Đơn vị công tác: GDMNK21 Điện thoại: 0903560191

Đánh giá kết quả thu hoạch

Điểm bằng số: ……….

Điểm bằng chữ: ………

Cán bộ chấm 1:……… …

………

Cán bộ chấm 2:………

………

Trang 2

Đắk Lắk, ngày ….tháng ….năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

BÀI THU HOẠCH

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH

NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Loan Ngày sinh: 01/11/2003

Đơn vị công tác: GDMNK21 Điện thoại: 0903560191

Trang 3

Đắk Lắk, ngày … tháng … năm 2024

CÂU HỎI: Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy để hệ thống hoá, phân tích các nguyên tắc, điều kiện tổ chức hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn Liên hệ thực tiễn các nguyên tắc trên trong hỗ trợ đồng nghiệp phát

triển chuyên môn tại nơi thầy/cô công tác.

BÀI LÀM

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ lâu, để thúc đẩy sự phát triển của một đất nước, hầu hết các quốc gia đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu Và để có được một nền tảng giáo dục tốt, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, vai trò quản lí của Nhà nước về giáo dục vô cùng quan trọng

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục công lập, cơ sở giáo dục chuyên biệt, hoặc giáo dục thường xuyên ở các trung tâm tỉnh, huyện, xã, khi đủ tiêu chuẩn sẽ được xếp hạng chức danh nghề nghiệp theo quy chuẩn Việc này đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực chuyên môn và nghề nghiệp thông qua kỳ thi thăng hạng

Lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là cơ hội để giáo viên mầm non rèn luyện

và hoàn thiện năng lực Những mặt đạt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó.Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức

về giáo dục và tâm sinh lý theo từng lứa tuổi vào thựuc tiễn giáo dục mầm non của bản thân và đồng nghiệp Sau một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, em đã tìm hiểu 8 chuyên đề cơ bản.Thông qua các chuyên đề bồi dưỡng, giáo viên không chỉ tiếp thu được kiến thức quan trọng phục vụ công tác giảng dạy mà còn chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi nâng ngạch sau này, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non

Hỗ trợ đồng nghiệp là công việc vừa đòi hỏi tinh thần nhiệt tình, tâm huyết, cởi

mở, trách nhiệm của mỗi giáo viên, vừa là quy định không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo Thông qua hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp, mỗi giáo viên mầm non sẽ có thêm những cơ hội để trau dồi, tu dưỡng chuyên môn để trở thành những nhà giáo dục chuyên nghiệp, ưu tú hơn Khi xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp, bản thân mỗi người cần hệ thống lại, rà soát lại để nắm chắc và cập nhật hơn về nội dung những kiến thức nghề nghiệp của bản thân, đồng thời thẩm định lại độ chính xác của chúng thông qua ý kiến của chính đồng nghiệp Hỗ trợ đồng nghiệp là cách giúp giáo viên mầm non tự cải thiện hình ảnh của mình trong

Trang 4

đánh giá của đồng nghiệp và lãnh đạo một cách hiệu quả nhất, làm gia tăng mối thiện cảm của mọi người, từ đó góp phần xây dựng môi trường làm việc và học tập tích cực Thông qua việc hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn, bản thân mỗi giáo viên mầm non cũng có những cơ hội được phát triển chuyên môn, nghiệp

vụ của chính mình, từ đó có những bước tiến xa hơn trong con đường phát triển nghề nghiệp

B NỘI DUNG

Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên Được thầy, cô trường Đại học Tây Nguyên truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung sau:

Chuyên đề 01: Quản lí nhà nước về giáo dục dầm non

Chuyên đề 02: Xu thế phát triển giáo dục mầm non trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục mầm non của Việt Nam

Chuyên đề 03: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Chuyên đề 04: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Chuyên đề 05: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục mầm non

Chuyên đề 06: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non Chuyên đề 07: Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

Chuyên đề 08: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị công tác Với 8 chuyên đề đã giúp cho em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học Qua thời gian học tập bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và tích luỹ được kinh nghiệm cho bản thân

Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là hệ thống năng lực chuyên

môn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

quy định tại chương III Quy định ban hành kèm Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT

của Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 08/10/2018 về việc ban hành quy định chuẩn nghề

nghiệp GVMN Cán bộ quản lí và giáo viên Giáo dục Mầm non xây dựng được

Trang 5

kế hoạch, biết cách tổ chức, đánh giá được kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ

đồng nghiệp phát triển chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng Giáo

dục Mầm non trong bối cảnh hiện nay

Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ đồng nghiệp hiệu quả

Đảm bảo tính pháp lý

Đảm bảo tính khoa học

Đảm bảo

tính thực

tiễn

Điều kiện

hỗ trợ đồng

nghiệp

Nguyên tắc thoải mái

Nguyên tắc

hoạt động Nguyên tắc suy

ngẫm Nguyên tắc

gắn với công

việc

Nguyên tắc thảo luận

Nguyên tắc trình bày Các nguyên

đặc thù

Trang 6

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục mầm non

1 Những vấn đề chung về hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn GDMN

1.1 Ý nghĩa của việc hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn 1.1.1 Đối với đồng nghiệp

Hỗ trợ đồng nghiệp là công việc vừa đòi hỏi tinh thần nhiệt tình, tâm huyết, cởi mở, trách nhiệm của mỗi giáo viên (GV), vừa là quy định không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo Nội dung hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là hệ thống năng lực chuyên môn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của GVMN theo chuẩn nghề nghiệp quy định tại chương III Quy định ban hành kèm Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 08/10/2018 về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 4 tiêu chuẩn (từ tiêu chuẩn 2 đến tiêu chuẩn 5) với 13 tiêu chí Chú trọng vào những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà đội ngũ GV còn yếu, thiếu, hoặc chuẩn bị cho bước chuyển giao mới Về thực chất, phát triển chuyên môn của GV mầm non (MN) là một quá trình hợp tác Bên cạnh những công việc GVMN thực hiện một cách độc lập, hầu hết các hoạt động phát triển chuyên môn đều diễn ra khi có những tương tác giữa các GV, tương tác giữa GV với cán bộ quản lí (CBQL) và ngược lại Sự tương tác của GVMN với đồng nghiệp và CBQL trong công việc của mình được cho là yếu tố quyết định chất lượng phát triển chuyên môn của GV Điều này sẽ giúp GVMN có nhiều cơ hội thảo luận, dễ dàng chia sẻ và hỗ trợ chuyên môn cho nhau khi GVMN là người chủ động tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) với sự hỗ trợ có trách nhiệm

và chuyên nghiệp của đồng nghiệp và CBQL Do đó, năng lực hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là năng lực tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho

GVMN giúp GVMN mở rộng, nâng cao, cập nhật kiến thức, đặc biệt là những thay đổi của chương trình giáo dục mầm non (CT GDMN) 2018 Ngoài ra, năng lực hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn còn được thể hiện ở năng lực xác định và phân tích được nhu cầu của GVMN trong phát triển chuyên môn; ở năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn và năng lực đánh giá kết quả hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn của bản thân GVMN và

Nguyên tắc lập kế hoạch hành động

Nguyên tắc học dựa trên cơ sở công việc

Trang 7

đồng nghiệp.

1.1.2 Đối với bản thân giáo viên mầm non

Thông qua hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp, mỗi GVMN sẽ có thêm những

cơ hội để

trau dồi, tu dưỡng chuyên môn để trở thành những nhà giáo dục chuyên nghiệp, ưu tú hơn Trước hết, việc làm này giúp GVMN tự củng cố kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ của chính mình Khi xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp, bản thân mỗi người cần hệ thống lại, rà soát lại để nắm chắc

và cập nhật hơn về nội dung những kiến thức nghề nghiệp của bản thân, đồng thời thẩm định lại độ chính xác của chúng thông qua ý kiến của chính đồng nghiệp Như vậy, việc hỗ trợ đồng nghiệp cũng giúp mỗi GV được hỗ trợ từ chính vai trò mà họ đảm nhiệm để phát triển bản thân Thứ hai, việc hỗ trợ đồng nghiệp giúp GVMN rèn luyện được tư duy quản

lí và kỹ năng truyền đạt Khi xây dựng kế hoạch hỗ trợ, GV có được tư duy một cách hệ thống về toàn bộ quy trình, cách thức thực hiện và nội dung kiến thức cần huy động trong mỗi bước; có những kĩ năng và chủ động trong việc hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về phát triển chuyên môn Khi thực hiện kế hoạch, mỗi GV không chỉ chia sẻ hiểu biết của mình với đồng nghiệp mà còn giải đáp mọi băn

khoăn, thắc mắc của họ Ngoài ra, việc làm này còn giúp mỗi GV có tinh thần cởi mở và thói quen chia sẻ, tạo tâm thế tích cực trong công việc và cuộc sống Nhờ vậy, GV thêm tự tin khi chia sẻ và diễn đạt các vấn đề Thứ ba, hỗ trợ đồng nghiệp là cách giúp GVMN tự cải thiện hình ảnh của mình trong đánh giá của đồng nghiệp và lãnh đạo một cách hiệu quả nhất, làm gia tăng mối thiện cảm của mọi người, từ đó góp phần xây dựng môi trường làm việc và học tập tích cực Có thể nói, sự phát triển chuyên môn khiến GVMN trở thành những nhà giáo dục chuyên nghiệp hơn bằng cách linh hoạt vận dụng tạo ra các bài giảng hợp lí và phù hợp cho trẻ ngày nay Khi các giúp đồng nghiệp khám phá các chiến lược giảng dạy mới thông qua phát triển chuyên môn, GVMN có thể trở lại lớp học với một tâm thế khác, một sự thay đổi khác về phong cách, phương pháp, kĩ thuật dạy học và chương trình giảng dạy để phù hợp hơn với nhu cầu của trẻ Các chương trình hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn giúp mỗi GVMN đạt hiệu quả hơn thông qua các bài thuyết trình và đánh giá khóa học bằng cách tăng cường cơ hội tiếp xúc các phương pháp truyền đạt mới, cách đánh giá và chiến lược xây dựng tài liệu giảng dạy cho các nhà giáo dục

Ngoài thời gian lên lớp, phần lớn thời gian của GV được dành cho việc đánh giá trẻ, phát triển chương trình giảng dạy và các thủ tục giấy tờ khác

Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn có thể giúp GV bớt gánh nặng

và quá tải trong việc lập kế hoạch quản lí thời gian và giám sát việc thực hiện theo kế hoạch Điều này giúp đồng nghiệp và chính GVMN có thêm quỹ thời gian để tập trung vào trẻ chứ không phải là các công việc hành chính Lúc này, GVMN được phát triển tốt các kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp

Trang 8

Như vậy, thông qua việc hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn, bản thân mỗi GVMN cũng có những cơ hội được phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của chính mình, từ đó có những bước tiến xa hơn trong con đường phát triển nghề nghiệp

2 Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ đồng nghiệp hiệu quả

2.1 Nguyên tắc điều kiện hỗ trợ đồng nghiệp hiệu quả

2.1.1 Các nguyên tắc chung

Để hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn, GVMN cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính pháp lí: Việc xây dựng và tổ chức hoạt động hỗ trợ đồng

nghiệp phát triển chuyên môn GDMN phải đảm bảo tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Bộ GDĐT, cụ thể: Đảm bảo việc lập kế hoạch, tổ chức hỗ trợ và đánh giá kết quả hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực chuyên môn GVMN theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của CBQL, tại văn bản Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và những văn bản quy phạm

pháp luật có liên quan

- Đảm bảo tính sư phạm: Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan

điểm về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục Trong đó, cần đảm bảo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ chuyên môn đáp ứng được mục tiêu, giúp

GV MN phát triển năng lực chuyên môn GDMN, thực hiện hiệu quả hoạt động chuyên môn đang đảm nhận trước yêu cầu thực tiễn Hình thức tổ chức hoạt động hỗ trợ chuyên môn phù hợp với hình thức, phương pháp

tổ chức hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng, tự học của GVMN Bên cạnh

đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình hỗ trợ chuyên môn cho GVMN Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn cho GVMN theo tiếp cận phát triển năng lực Cụ thể, tuân thủ yêu cầu GVMN là

trung tâm, thỏa mãn các lưu ý: Đánh giá để phát hiện nhu cầu hỗ trợ khách quan, sát thực tiễn; xây dựng chương trình hỗ trợ dựa vào kết quả đánh giá nhu cầu; coi trọng kinh nghiệm cá nhân và hoạt động phối hợp của GVMN trong hoạt động hỗ trợ; đánh giá chú trọng sự tiến bộ của GVMN, tôn trọng năng lực, phẩm chất hiện có, giúp họ phát triển năng lực chuyên môn một cách tích cực, hiệu quả Việc tổ chức hoạt động hỗ trợ GVMN phát triển chuyên môn đảm bảo hiệu

quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian và các nguồn lực khác cho hoạt động hỗ trợ

- Đảm bảo tính khoa học: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ

chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ GVMN cần phải được xây dựng

và thực hiện dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với mô hình

hỗ trợ cụ thể; Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ yêu cầu cơ bản, quán triệt các nguyên tắc trong tổ chức hoạt động hỗ trợ chuyên môn dựa trên tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục

Trang 9

- Đảm bảo tính thực tiễn:

Việc tổ chức hoạt động hỗ trợ GVMN phát triển năng lực chuyên môn cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, năng lực đội ngũ CBQL

và giáo viên cốt cán, năng lực của GVTH của nhà trường và thực tiễn bối cảnh địa phương, các điều kiện có liên quan khác

2.1.2 Các nguyên tắc đặc thù

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung, trong quá trình hỗ trợ, cần lưu

ý đảm

bảo những nguyên tắc đặc thù sau:

- Nguyên tắc thoải mái: Người được hỗ trợ là đồng nghiệp - những học

viên người lớn, do vậy, họ sẽ học tập tốt nhất khi họ cảm thấy vui vẻ, ít bị căng thẳng

- Nguyên tắc hoạt động: Đồng nghiệp lĩnh hội tốt nhất thông qua tích cực

trải

nghiệm và thực nghiệm do đó phải có nhiều hoạt động

- Nguyên tắc suy ngẫm: Đồng nghiệp lĩnh hội tốt nhất khi họ được khuyến

khích

xem xét và suy ngẫm về các trải nghiệm của họ

- Nguyên tắc gắn với công việc: Đồng nghiệp lĩnh hội tốt nhất khi họ có

thể gắn

những điều được học với hoàn cảnh riêng của họ, nghĩa là các vấn đề liên quan đến công việc của họ

- Nguyên tắc thảo luận: Đồng nghiệp lĩnh hội được nhiều qua trao đổi

kinh nghiệm với người khác, do đó cần tạo nhiều cơ hội thảo luận nhóm

- Nguyên tắc trình bày: Đồng nghiệp lĩnh hội được nhiều thông qua việc

trình bày cho người khác hoặc dạy lại cho người khác, do đó cần tạo điều kiện cho học viên trình bày ý kiến của họ trong tập huấn

- Nguyên tắc lập kế hoạch hành động: Đồng nghiệp lĩnh hội được nhiều

thông qua chuẩn bị các kế hoạch làm việc, do đó các khóa học cần tạo điều kiện cho học viên có thể lập kế hoạch hành động để thựchiện công việc

- Nguyên tắc học dựa trên cơ sở công việc: Đồng nghiệp lĩnh hội được

nhiều qua

việc rút ra điều bổ ích cho công việc họ đang làm, như vậy, các khóa học cũng cần phải gắn với công việc, hoặc phải tạo ra những cơ hội để họ áp dụng vào công việc của mình

2.2 Điều kiện hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn

Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn cần được hiểu là quá trình diễn ra liên tục Quá trình này bao gồm tất cả các kinh nghiệm có được

từ các hình thức học tập chính thức và không chính thức, giúp CBQL

và GVMN trong trường, riêng từng cá nhân và với đồng nghiệp khác suy ngẫm về những gì họ đang làm, nâng cao kiến thức, kĩ năng và cải tiến cách làm việc để kết quả là nâng cao cảm giác thoải mái và sự học tập của tất cả trẻ em Quá trình phát triển chuyên môn cần đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu cá nhân, nhóm, nhà trường và quốc gia; khuyến

Trang 10

khích sự cam kết đối với việc phát triển cá nhân và chuyên môn, tăng khả năng vượt khó, sự tự tin, sự hài lòng trong công việc và sự nhiệt

Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn hiệu quả cho phép các nhà giáo dục phát triển kiến thức và kĩ năng họ cần để giải quyết các thách thức về nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em Để có hiệu quả, việc hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn đòi hỏi phải có các điều kiện cơ bản sau:

Thiết lập cơ chế về tổ chức hoạt động hỗ trợ đồng

nghiệp thường xuyên, liên tục trong nhà trường, cụm trường tại địa phương Phát triển năng lực cho CBQL và giáo viên cốt cán về cách hỗ trợ đồng nghiệp học tập nâng cao năng lực chuyên môn để giúp họ chủ động trong công tác hỗ trợ đồng nghiệp thường xuyên với những mục tiêu, nội dung biện pháp, con đường và điều kiện phù hợp

Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động phát triển chuyên môn Lập kế hoạch chu đáo, sau đó là thực hiện cẩn thận với phản hồi qua trải nghiệm với những hoạt động thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn của GVMN Tạo môi trường học tập thuận lợi để GVMN phát triển

chuyên môn Một môi

trường học tập thuận lợi cho GVMN phát triển chuyên môn là môi trường nghề nghiệp trong đó, GVMN được: + Tin tưởng, an toàn và tôn trọng (tin tưởng CBQL và đồng nghiệp, dám chia sẻ những khó khăn của mình, cảm thấy được an toàn khi thử nghiệm những điều mới

và mắc sai lầm, những nỗ lực cải thiện của GVMN được công nhận và đánh giá cao, những thành công cho dù là nhỏ bé vẫn được công nhận và tuyên dương);

+ Chia sẻ quyền lực (GVMN có thể phụ trách những chủ đề mà họ có năng lực thực hiện tốt; được giao trách nhiệm hỗ trợ các GVMN khác phát triển, các sáng kiến mới của GVMN nhận được sự khuyến khích của lãnh đạo nhà trường);

+ Hợp tác (có thói quen cùng nhau làm việc và học tập, các thành viên của nhóm, nhà trường thấy được sự cần

có nhau để đạt được mục tiêu mong muốn chung);

+ Có cùng hiểu biết về ý nghĩa, tầm nhìn và sứ mệnh (tất cả GVMN hiểu giống nhau về tầm nhìn, sứ mệnh chung của sự tồn tại, phát triển của nhà trường và bản thân trong hoạt động nghề nghiệp);

+ Gắn kết với hệ thống (các hoạt động chuyên môn của

Ngày đăng: 24/11/2024, 17:30

w