Trong những nhiệm vụ đặt ra cho ngành trong thời đại mới là việc chuyển đổi số trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh cấp trung học phổ thông.. Chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo d
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THPT
CHUYÊN ĐỀ SỐ 7
Họ và tên học viên: TRƯƠNG TRUNG ANH TRIẾT
Ngày, tháng, năm sinh: 30/09/1978
Đơn vị công tác: Trường THPT Diệp Minh Châu/ Sở GDĐT Bến Tre Địa điểm đặt lớp: Trung Tâm GDTX Tỉnh Bến Tre
Bến Tre, tháng 06 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
- Phần 1: Mở đầu Trang 1 - 2
- Phần 2: Nội dung Trang 2 – 9
1 Đặt vấn đề Trang 2 – 3
2 Cơ sở lí luận Trang 3 – 4
3 Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu Trang 4 – 6
4 Các biện pháp Trang 7 – 9
5 Kết luận và đề xuất Trang 9 - 11
Trang 31
Phần 1 MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020 thì việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới Trong những nhiệm vụ đặt ra cho ngành trong thời đại mới là việc chuyển đổi số trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh cấp trung học phổ thông
Chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục học sinh ở cấp Trung học phổ thông là một thách thức vô cùng lớn đối với giáo viên nói chung và quản lý nói riêng Nhưng đây là việc bắt buộc phải làm nếu không muốn nền giáo dục nước ta trở nên tụt hậu so với lại nên giáo dục các nước trong bối cảnh này Như vậy, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình làm việc của mình
Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập
và quản lý giáo dục Quá trình này bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng nền tảng học liệu số, ứng dụng công cụ hợp tác trực tuyến và tạo ra môi trường học tập kết nối Tuy nhiên, việc chuyển đổi số cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, cũng như đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số Một
số ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm:
1 Học trực tuyến (E-learning): Cung cấp khóa học trực tuyến qua các nền tảng
như Coursera, edX, Udemy, cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi
2 Giáo trình điện tử: Sử dụng giáo trình điện tử thay thế sách giáo khoa truyền
thống, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung
3 Phần mềm quản lý học tập (LMS): Hệ thống quản lý học tập như Moodle,
Blackboard, Canvas hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học viên
4 Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng Google Classroom, Microsoft Teams,
Zoom để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả
Trang 42
5 Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng như Quizlet, Duolingo giúp học viên
rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến Trong buổi cảnh giáo dục nước ta có nhiều đổi mới thì việc chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành có hiệu quả bộ máy giáo dục của nước nhà Vì lẽ đó, tôi chọn thực hiện Chuyên đề 7: Thực trạng và biện pháp chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THPT của GV nhằm làm rõ thêm những vấn đề liên quan tới việc chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục học sinh THPT
Phần 2 NỘI DUNG
Thực trạng và biện pháp chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THCS/THPT của GV?
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục là một vấn đề quan trọng và đã trở thành một xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây Dưới đây là một số vấn đề chính cần được xem xét:
1.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ: Việc triển khai chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư
mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ như máy tính, thiết bị di động, internet tốc độ cao, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, v.v Nhiều trường học, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vẫn thiếu các nguồn lực này
1.2 Phát triển kỹ năng số cho giảng viên và sinh viên: Cả giảng viên và
sinh viên cần được đào tạo và nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ số, như kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật số, tạo nội dung số, quản lý thông tin số, v.v Việc này đòi hỏi nguồn lực và quá trình chuyển đổi tư duy
1.3 Nội dung giảng dạy và phương pháp học tập: Nội dung giảng dạy cần
được chuyển đổi sang định dạng số, kết hợp các công cụ và ứng dụng kỹ thuật
số Phương pháp học tập cũng cần thay đổi từ thụ động sang tích cực, chú trọng vào việc phát triển kỹ năng và tư duy phê phán của sinh viên
1.4 Đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục số: Việc triển
khai chuyển đổi số có thể dẫn đến sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục
số giữa các vùng miền và các nhóm xã hội khác nhau Cần có các chính sách
và giải pháp nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận
Trang 53
1.5 Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu: Khi thông tin và dữ liệu
của người học được số hóa, vấn đề bảo mật và quyền riêng tư trở nên rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức
Để giải quyết các vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, nhà trường, cộng đồng và các bên liên quan khác nhằm xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục có nhiều cơ sở lý luận quan trọng, bao gồm:
2.1 Thích ứng với xu hướng công nghệ số toàn cầu:
o Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới trong giáo dục
o Việc ứng dụng công nghệ số là điều cần thiết để giáo dục có thể theo kịp các xu hướng và nhu cầu của xã hội
2.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập:
o Các công cụ và ứng dụng kỹ thuật số có thể hỗ trợ việc truyền đạt, tiếp nhận và chia sẻ kiến thức một cách hiệu quả hơn
o Chuyển đổi số có thể tạo ra các phương pháp học tập tích cực, cá nhân hóa và gắn kết người học
2.3 Phát triển kỹ năng số cho người học:
o Trong kỷ nguyên số, việc phát triển các kỹ năng số trở nên vô cùng quan trọng để người học có thể thành công trong cuộc sống và công việc
o Chuyển đổi số trong giáo dục là cách tốt nhất để trang bị các kỹ năng số cho người học
2.4 Thúc đẩy sự công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục:
o Các công nghệ số có thể giúp mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, đặc biệt
là với những người học ở vùng xa xôi, khó tiếp cận
o Chuyển đổi số có thể hỗ trợ việc cá nhân hóa quá trình học tập và giảm bớt khoảng cách về cơ hội giáo dục
2.5 Tăng cường quản lý, đánh giá và ra quyết định trong giáo dục:
Trang 64
o Các công nghệ số có thể hỗ trợ việc thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu về hoạt động giảng dạy và học tập
o Điều này giúp cải thiện quá trình ra quyết định và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục
Những cơ sở lý luận này cho thấy việc chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục là hết sức cần thiết để đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội số và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới
3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC NƠI NGƯỜI VIẾT LÀM VIỆC
3.1 Ưu điểm: dưới đây là những ưu điểm của việc chuyển đổi số trong dạy
học và giáo dục ở Trường Trung học phổ thông Diệp Minh Châu thuộc Sở giáo dụcvà đào tạo Bến Tre
3.1.1 Tự chủ động học tập: Chuyển đổi số giúp học sinh tự chủ động học tập
bằng cách cung cấp khả năng học mọi lúc, mọi nơi thông qua các nền tảng học trực tuyến Đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 Đang hoành hành mạnh
mẽ Các em chủ động học tập thông qua việc sử dụng các trang Web cũng như
là các phần mềm học tập trực tuyến Đối với giáo viên, việc giảng dạy trực tuyến thông qua các ứng dụng giúp người giáo viên chủ động trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách kịp thời và đầy hiệu quả
3.1.2 Truy cập tài liệu học tập: Không bị giới hạn về khả năng truy cập tài
liệu học tập, học sinh có thể tiếp cận nội dung học một cách linh hoạt Đối với giáo viên, việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy đã trở nên đơn giản hơn thông qua các trình tìm kiếm như Google hay Bing, có thể nói việc chuyển đổi số đã giúp người giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị học liệu dùng để giảng dạy cho học sinh Đối với các
em học sinh, nguồn tài liệu học tập trên mạng internet có thể nói là vô tận Vấn
đề là các em học sinh chọn lựa những nguồn tài liệu phục vụ học tập một cách phù hợp cho bản thân cũng như yêu cầu của môn học Có vô số các trang web chứa những nguồn tài liệu học tập đầy hiệu quả cho các em
3.1.3.Tiết kiệm thời gian và chi phí: Sử dụng công nghệ số giúp tiết kiệm
thời gian và giảm chi phí cho việc học tập và quản lý giáo dục Việc chuyển
Trang 75
các thông báo từ nhà quản lý đến giáo viên được thực hiện một cách nhanh chóng thông qua các ứng dụng như Zalo hay Facebook Giáo viên có thể nhận được các thông báo ngay lập tức và thực hiện một cách hiệu quả và đúng thời điểm Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số hỗ trợ rất tốt cho giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp mình chủ nhiệm thông qua việc tạo các nhóm học tập trên các trang mạng xã hội
3.1.4 Thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ trong môi trường giáo dục: Các nền
tảng kết nối số tạo điều kiện cho sự trao đổi, chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm giữa quý thầy cô Ngày nay, việc trao đổi chia sẻ tài nguyên giữa thầy cô của các trường trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh đã trở thành việc thường ngày Quý thầy
cô làm phong phú ngân hàng tài liệu của mình thông qua việc chia sẻ cũng như trao đổi tài nguyên dạy học
Bên cạnh đó, điều này góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập thông qua việc học hỏi lẫn nhau Việc này giúp cho người giáo viên rèn luyện nâng cao khả năng chuyên môn của bản thân Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường
3.1.5 Tăng cường tiếp cận và bình đẳng trong giáo dục: Các giải pháp số
như học trực tuyến, học qua thiết bị di động mở rộng cơ hội học tập, đặc biệt đối với những người ở vùng xa xôi hoặc có nhu cầu đặc biệt Các công cụ số
hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt, góp phần tăng cường sự công bằng trong giáo dục Ngoài ra, việc học tập trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể sử dụng một thiết bị cho nhiều người tham gia học Những học sinh vùng sâu vùng xa của trường Trung học phổ thông Diệp Minh Châu có cơ hội học tập ngang bằng với lại những học sinh có địa điểm gần trường Từ đó có thể thấy rằng kết quả học tập của các em có sự tiến bộ như nhau bởi vì các em
có được sự tiếp cận bình đẳng trong học tập
3.1.6 Tăng cường sự tương tác và gắn kết trong quá trình học tập: Các
công cụ số như video, trò chơi, mô phỏng giúp tăng tính hấp dẫn và sự tham gia tích cực của người học Như đã nói, có vô vàn công cụ để thực hiện việc giảng dạy cũng như tương tác giữa giáo viên và học sinh trong lớp học thầy
và trò trường Trung học phổ thông Diệp Minh Châu luôn luôn gắn kết với
Trang 86
nhau trong các hoạt động của mình Việc giảng bài cũng như cho bài tập về nhà trên các nền tảng mạng xã hội như đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em
3.1.7 Cá nhân hóa quá trình học tập: Công nghệ số cho phép thiết kế các
trải nghiệm học tập phù hợp với nhu cầu, sở thích và mức độ tiến bộ của từng học sinh Có thể dễ dàng thấy rằng việc tự học của các em học sinh đã được nâng lên một tầm cao mới thông qua các công cụ học tập có sẵn trên internet chất lượng học tập của các em từng bước được nâng lên, góp phần vào thành công trong cuộc sống của các em sau này
1.2 Hạn chế: dưới đây là những hạn chế của việc chuyển đổi số trong dạy học và
giáo dục ở Trường Trung học phổ thông Diệp Minh Châu thuộc Sở giáo dụcvà đào tạo Bến Tre
3.2.1 Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ: Trường Trung học phổ thông Diệp
Minh Châu là một trường nhỏ nằm ở một xã xa xôi của tỉnh Bến Tre nên việc được trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ gần như rất thiếu thốn Thứ cấp thiết nhất là tốc độ của mạng internet, gần như không đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học, nhất là ở những môn học đòi hỏi trình chiếu và thuyết trình nhiều Bên cạnh đó, việc thiếu thốn những thiết bị tốc độ cao, điển hình ở đây là máy
vì tính cũng góp phần làm hạn chế việc áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và giáo dục, thiếu trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ cho việc dạy và học trực tuyến
3.2.2 Kỹ năng số của giáo viên và học sinh chưa đồng đều: Một số giáo
viên và học sinh chưa có đủ kỹ năng và kiến thức về công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả các công cụ, phần mềm số Điều này là chính xác, bởi vì đa phần giáo viên và học sinh của trường Trung học phổ thông diệp minh châu đến từ nông thôn và khả năng tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn học liệu số cũng như các ứng dụng giảng dạy chưa được thành thạo cũng góp phần vào các hạn chế của việc giảng dạy và giáo dục ở trường Trung học phổ thông Diệp Minh Châu
3.2.3 Quan ngại về an ninh, bảo mật thông tin: Một số quý thầy còn lo ngại
về vấn đề an ninh, bảo mật thông tin cá nhân khi học tập và làm việc trực tuyến
Trang 97
nên tỉ lệ quý thầy cô làm việc thường xuyên trong môi trường trực tuyến chưa được cao như mong muốn Cũng đã có vài trường hợp đáng tiếc xảy ra khi mà giáo viên truy cập vào những trang Web hoặc đường link không chính thống dẫn đến bị xóa tập tin một cách bất thình lình hoặc không thể truy cập vào những trang mạng xã hội của mình Điều này gây khó khăn rất nhiều cho giáo viên trường trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong giảng dạy và giáo dục học sinh
Dễ dàng thấy rằng cần có các biện pháp an ninh, bảo mật thông tin hiệu quả
để giảm thiểu các rủi ro cho quý thầy cô khi làm việc ở môi trường số
3.2.4 Thiếu nguồn lực tài chính: Đây là tình hình chung của các trường
Trung học phổ thông trong tỉnh, việc chuyển đổi số đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nhưng nhiều cơ sở giáo dục lại thiếu ngân sách để đầu tư Từ đó dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và giáo dục học sinh Cần có sự hỗ trợ, đầu tư từ chính phủ và các nguồn kinh phí khác Để vượt qua những thách thức này, cần có sự nỗ lực, đồng bộ từ các bên liên quan như chính phủ, nhà trường, giáo viên, và học sinh Việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nội dung số chất lượng, nâng cao
kỹ năng số, và đảm bảo an ninh bảo mật là những bước quan trọng để thực hiện chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục
4 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC HẠN CHẾ ĐANG TỒN TẠI HOẶC ĐẨY MẠNH, PHÁT HUY CÁC ƯU ĐIỂM
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp khắc phục các hạn chế về chuyển đổi số trong các trường phổ thông:
4.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ: Đảm bảo các trường phổ thông có
đủ hạ tầng công nghệ hiện đại như máy tính, thiết bị điện tử, internet tốc độ cao, etc Bố trí phòng máy tính, phòng học thông minh đáp ứng các nhu cầu dạy và học Đây là điều chắc chắn bởi vì muốn có lực lượng giáo viên giỏi về công nghệ thì cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp một cách mạnh mẽ, nhất là đường truyền Internet tốc độ cao và máy vi tính có cấu hình mạnh mẽ nhầm đắp ứng nhu cầu sử dụng của quý thầy cô trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh
Trang 108
4.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: một trong những nguyên
nhân của vnhững hạn chế trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và giáo dục là việc tập huấn cho quý thầy cô chưa đầy đủ, vì thế việc tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ số, phương pháp dạy học kỹ thuật số cho đội ngũ giáo viên là nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện nay Đảm bảo giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng công nghệ số không những giúp người giáo viên tự tin hơn trong quá trình giảng dạy và giáo dục của mình mà còn giúp họ khám phá ra năng lực bản thân trong việc sử dụng vào công nghệ cũng như những điều mới mẻ trong cuộc sống
4.3 Xây dựng chương trình, nội dung học tập kỹ thuật số: Điều chỉnh, bổ
sung nội dung giảng dạy phù hợp với xu thế chuyển đổi số, tích hợp công nghệ
số vào các hoạt động dạy và học Xây dựng bài giảng, tài liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học Việc này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các cấp quản lý cũng như quý thầy cô, ở khía cạnh quản lý thì nhà quản lý cần phải trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ để có thể áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý của mình Bên cạnh đó, quý thầy cô của trường cần phải nỗ lực để làm chủ khoa học công nghệ trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh của mình, góp phần làm nên sự thành công của nền giáo dục Việt Nam
4.4 Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin:
rò rỉ thông tin hoặc mất tài khoản trong máy tính là một điều rất nguy hiểm cho cá nhân quý thầy cô Vì vậy việc tăng cường hỗ trợ kĩ thuật và đảm bảo
an toàn, bảo mật thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đổi mới giảng dạy và giáo dục tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ Vì thế cần
có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ, bảo trì, vận hành hệ thống công nghệ Xây dựng các quy định, quy trình bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động dạy và học Việc này đòi hỏi sự hợp tác của quý thầy cô cũng như học sinh trong quá trình học tập và làm việc của mình
4.5 Huy động nguồn lực đầu tư: trong ngành giáo dục cũng như trong các
ngành khác tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển