- Thư viện nhà trường cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,sách nghiệp vụ…cho giáo viên, cán bộ,nhân viên, học sinh trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của g
Trang 1BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BÁO CÁO THỰC TẾ LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
THƯ VIỆN
Họ và tên học viên: Trần Thị Ngoan
Ngày tháng năm sinh: 21/7/1985
Lớp: TN12
THANH HÓA, 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ THƯ VIỆN 2
I Lịch sử hình thành và phát triển 2
II Chức năng, nhiệm vụ 2
1.Chức năng 2
2 Nhiệm vụ 2
3.Cơ cấu tổ chức 2
4 Tài nguyên thông tin 2
5 Người dùng tin 3
6 Thực trạng thư viện trường TH Hoằng Anh………… ……….
6.1 Cơ sở vật chất :………
6.2 Vốn tài liệu thư viện ……….
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG 3
1 Bổ sung thường xuyên nguồn tài liệu 3
2.Về xử lý nghiệp vụ thư viện 3
3 Về quản lý thư viện 8
3.1 Bảo quản 8
3.2.Kiểm kê , thanh lý 8
3.3 Quản lý hệ thống thư viện 8
4.Các sản phẩm và dịch vụ thông tin 8
CHƯƠNG III NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ 9
1 Ưu điểm, nhược điểm 9
2 Kiến nghị 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ THƯ VIỆN
I Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Tiểu học Hoằng Anh thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1947 được nâng cấp
từ trường Sơ học Quan Nội lúc đó có tên là trường Tiểu học Quan Nội và đến năm
1950 thì đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 1
Năm 1972: Hoằng Anh có 2 cấp học đó là trường Phổ thông cấp 1 và trường Phổ thông cấp 2 Hoằng Anh Trường Phổ thông cấp 1 có 21 lớp: 809 học sinh
Năm 1977-1978: Trường Phổ thông cấp 1 và Trường Phổ thông cấp 2 sát nhập lấy tên gọi Trường Phổ thông cấp 1 - 2 Hoằng Anh Với 32 lớp học, trong đó có 20 lớp cấp 1, 12 lớp cấp 2 với tổng số 1215 học sinh Năm học: 1983-1984 theo chủ trương cải cách giáo dục trường Phổ thông cấp 1-2 được gọi là trường Phổ thông cơ sở
Năm học 1992-1993 đến nay, nhà trường được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở
và đổi tên là Trường Tiểu học Hoằng Anh
Kể từ ngày thành lập đến nay trường Tiểu học Hoằng Anh không ngừng đổi thay, phát triển bền vững và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Từng thế hệ Cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên nhân viên đã có những đóng góp nâng cao chất lượng trường Tiểu học Hoằng Anh, phường Long Anh, TPTH
Năm học 2021-2022: Được UBND TP tặng Giấy khen
Năm học 2022-2023: Được UBND Tỉnh tặng Giấy khen Giấy khen Đơn vị chuẩn văn hóa và được công nhận lại trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt KĐCL giáo dục mức độ 3
Những thành tích mà nhà trường đạt được là phần thưởng cao quý ghi nhận công lao đổi mới của nhà trường, nơi nối tiếp sự nghiệp trồng người của quê hương Long Anh
Năm học 2023-2024 trường Tiểu học Hoằng Anh có tổng số 13 lớp với 411 học sinh, cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho việc tổ chức học 02 buổi/ngày, nhà trường
có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo sạch sẽ
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 24 đồng chí trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02 đồng chí
- Giáo viên giảng dạy: 20 đồng chí
Trang 4- Nhân viên: 02 đồng chí
II Chức năng, nhiệm vụ:
1 Chức năng:
- Thư viện chuyên thực hiện chức năng giáo dục, tham gia vào việc giảng dạy, học tập của thầy cô giáo và học sinh Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên và học sinh trong trường
- Với chức năng thông tin của thư viện luôn đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc trong trường
- Ngoài chức năng trên thư viện còn là trung tâm văn hóa, giải trí cung cấp kiến thức xã hội và nâng cao tầm hiểu biết của người dùng tin
- Thư viện nhà trường cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,sách nghiệp vụ…cho giáo viên, cán bộ,nhân viên, học sinh trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
2 Nhiệm vụ:
- Cung cấp đầy đủ cho giáo viên, học sinh các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, từ điển, và sách báo cần thiết phục vụ việc dạy và học của giáo viên, học sinh
- Giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên,học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà Nước và nghành Giáo dục và Đào tạo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu giáo dục…
- Xử lý, phân loại, sắp xếp vốn tài liệu có tại thư viện theo từng chuyên nghành, thông báo kịp thời tài liệu mới bổ sung Bảo quản và thanh lọc các tài liệu cũ nát, lạc hậu
3 Cơ cấu tổ chức:
Nhà trường có Ban giám hiệu gồm 01 Hiệu Trưởng, 01 hiệu phó, 2 tổ chuyên môn (Nhân viên Thư viện sinh hoạt Bộ phận Văn phòng)
4 Tài Nguyên Thông tin:
- Thư viện chủ yếu là sách, báo, tạp chí Tổng số sách tại thư viện 4939 cuốn Chủ yếu là sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo Thư viện có 3 đầu báo:
Trang 5Báo Giáo dục thời đại, báo Thanh Hóa, báo Nhân dân Tranh, ảnh, đĩa phục vụ các môn học
- Có 2 phòng : Phòng đọc, phòng kho
- Máy tính có kết nối Internet: 15 máy
- Tivi : 01 cái
5 Người dùng tin:
- Người dùng tin là CB, Giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường
6 Thực trạng thư viện trường Tiểu học Hoằng Anh
6.1 Cơ sở vật chất :
- Thư viện trường Tiểu học Hoằng Anh có diện tích: 70m2 chia làm 2 phòng + Phòng thứ nhất: Là phòng đọc sách, báo tạp chí cho tất cả cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường
+ Phòng thứ hai: Dùng làm kho chứa sách, báo, tạp chí và dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy, học tập
-Tài sản trang thiết bị trong thư viện:
STT TÊN TÀI SẢN ĐƠN VỊ
TÍNH
SỐ LƯỢNG
TÌNH TRẠNG GHI CHÚ
3 Giá sách chuyên dụng Cái 04 Tốt
7 Bảng biểu, khẩu hiệu Cái 08 Tốt
Trang 614 Giá sách di động Cái 04 Tốt
6.2 Vốn tài liệu thư viện
Tổng số tài liệu, sách, báo, truyện hiện có trong thư viện là: 4.939 quyển Trong đó:
- Sách giáo khoa: 925 quyển
- Sách giáo viên: 917 quyển
- Sách tham khảo: 1.904 quyển
- Sách Thiếu nhi, sách pháp luật: 1.193 quyển
Bảng thống kê chi tiết như sau:
VỊ
CHÚ Theo
số
Hiện có
Hỏng, rách, mất
Sử dụng được
A SÁCH GIÁO KHOA Quyển
I SÁCH GIÁO VIÊN
1 SGV dùng chung Quyển 150 150 0 150
2 SGV khối 1 Quyển 152 152 0 152
Trang 73 SGV khối 2 Quyển 115 115 0 115
4 SGV khối 3 Quyển 110 110 0 110
6 SGV khối 5 Quyển 300 300 0 300
III SÁCH THAM KHẢO
Tổng số Quyển 1804 1804 0 1804
1 Truyện nhi đồng- Sách
Đạo đức
Quyển 983 983 0 983
2 Sách pháp luật Quyển 210 210 0 210
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNGTHƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG
1 Bổ sung thường xuyên nguồn tài liệu
Để phục vụ nhu cầu đọc mượn của cán bộ, giáo viên và học sinh được tốt hơn, người thủ thư thấy được phải nâng cao chất lượng kho sách của thư viện sao cho đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phong phú về nội dung và tên sách, đó là bổ sung thường xuyên các loại tài liệu theo từng tháng, từng quý, từng năm học
Việc bổ sung sách tại thư viện trường Tiểu học Hoằng Anh dựa vào nhiều nguồn
- Bổ sung bằng nguồn kinh phí của Nhà trường: Cán bộ TV lập kế hoạch mua sắm tài liệu trình lên BGH nhà trường, có kèm danh mục sách Sau đó mua sách tại công ty sách Thiết bị trường học tỉnh Thanh Hóa
Trang 8- Thu thập tài liệu tại trường: Thư viện nhà trường còn tổ chức quyên góp sách cho thư viện từ các em học sinh, cán bộ, giáo viên trong nhà trường vào dịp cuối năm học, qua các hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách, ngày sách, tuần lễ học tập suốt đời…
2 Về xử lý nghiệp vụ thư viện
Kho sách của thư viện được quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện trường học, sách, báo, tạp chí nhập về đều được thực hiện nghiêm túc các bước nghiệp vụ như: Đăng ký, phân loại, mô tả, tổ chức kho sách, giới thiệu sách mới, tổ chức phục vụ bạn đọc và được sắp xếp theo đúng nghiệp vụ.Thư viện có đầy đủ hệ thống sổ sách để quản lý mà ngành đề ra Hằng năm vào đầu năm học thư viện tiến hành việc cấp thẻ cho học sinh trong trường
* Đăng ký, đóng dấu:
Các tài liệu nhập vào thư viện đều phải qua quá trình đăng ký tài liệu, công tác đăng ký phải được thực hiện đầy đủ, đều đặn, kịp thời và chính xác Tài liệu sau khi được phát hoặc mua về được tiến hành biên mục sơ lược, cho vào sổ đăng ký cá biệt
- Đóng dấu của thư viện vào sách: Dấu được đóng ở trang bìa và trang 17
- Dán nhãn phân loại: Dán ở góc bên trái phía trên của cuốn sách
* Phân loại.
Mục đích của việc phân loại:
- Phân loại tài liệu để xác định ký hiệu phân loại xếp giá, tổ chức kho, sắp xếp sách trên giá giúp cho người cán bộ thư viện phục vụ bạn đọc được nhanh chóng
- Phân loại tài liệu giúp cho công tác đăng ký và báo cáo của thư viện có tài liệu về số lượng, môn loại giúp cho việc bổ sung được đầy đủ và đúng hướng
- Quy trình phân loại: Được bắt đầu từ khi đọc tài liệu và kết thúc, ghi những ký hiệu phân loại của tài liệu lên trang sách
- Quy trình gồm 3 bước:
+ Phân tích tài liệu
+ Xác định vị trí môn loại trong bảng phân loại
+ Định ký hiệu cho tài liệu và ghi các ký hiệu vào tài liệu
* Định chủ đề.
Trang 9- Quá trình định chủ đề được chia làm 2 bước.
+ Xem xét và xác định nội dung tài liệu
+ Xác định chủ đề của tác phẩm và những khía cạnh nghiên cứu của nó
+ Thể hiện khái niệm chủ đề
* Định từ khóa.
- Là cơ sở cho việc tìm tin tự động hóa, nó cho phép ta có thể lưu trữ và tìm kiếm thông tin
* Mô tả tài liệu.
Tài liệu bổ sung về thư viện được tập trung biên mục và xử lý kỹ thuật tại phòng nghiệp vụ, công tác nghiệp của thư viện bao gồm: Mô tả, phân loại, định chủ đề, định
từ khoá tài liệu, tổ chức bộ máy tra cứu
- Đây là công đoạn đầu tiên và quan trọng giúp nhận dạng mọi tài liệu
- Mô tả tài liệu là viêc lựa chọn những yếu tố cần thiết để thông báo cho người sử dụng và thiết lập các điểm truy nhập nhằm tìm kiếm được tài liệu đó
- Trong công tác thông tin thư viện,mô tả tài liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
nó xác định được đặc tính của tài liệu về mọi mặt: Nội dung, công cụ, hình thức… Thông báo cho bạn đọc một cách rõ ràng và toàn diện về từng tài liệu cụ thể, từ đó giúp họ lựa chọn tài liệu Mặt khác, mô tả còn là cơ sở để thực hiện các công tác khác nhau của thư viện như: Bổ sung, đăng ký tài liệu, tổ chức mục lục…
- Mô tả tài liệu phải tuân theo những nguyên tác thống nhất để nêu được đặc trưng cơ bản của tài liệu, tập hợp vào cùng một chỗ trong mục lục hay các phiếu mô tả
* Tóm tắt tài liệu.
- Là một bản ghi ngắn gọn, đầy đủ nội dung của tài liệu phương pháp tiếp cận,kết
quả nghiên cứu, kết luận cơ bản mà tài liệu bao hàm và phạm vi sử dụng tài liệu đó
- Nội dung của bản tóm tắt phải nêu bật được chủ đề chính của tài liệu và trong nhiều trường hợp phải thay thế được tài liệu gốc trong việc thỏa mãn thông tin
* Dán nhãn:
- Là một khâu khá đơn giản nhưng không thể thiếu trong công tác thông tin – thư
viện Nhã sách là nơi ghi địa chỉ cuốn sách,là cơ sở để cán bộ thư viện tìm đúng tài liệu theo yêu cầu của độc giả Đồng thời nhãn sách cho phép cán bộ thư viện quản lý
Trang 10số lượng sách trong kho Nhãn sách được dán ở góc trên bên trái của bìa sách hay ở gáy sách đối với sách dày
Xếp sách lên trên giá
Công việc xếp sách lên giá cũng rất quan trọng, khi xếp tài liệu lên trên giá chúng ta phải sắp xếp theo trình tự Đối với thư viện trường thì tài liệu ít và chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo nên mỗi loại sách giáo khoa sẽ xếp lên giá sách giáo khoa, sách tham khảo xếp lên giá sách tham khảo…có phân theo khối lớp Giúp cho người cán bộ Thư viện tìm và lấy sách phục vụ bạn đọc một cách dễ dàng, nhanh chóng
* Công tác phục vụ bạn đọc.
Mọi hoạt động của công tác phục vụ bạn đọc nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu bạn đọc Phục vụ bạn đọc là yếu tố cuối cùng ,rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động thư viện Phục vụ bạn đọc là tấm gương phản ánh một cách rõ rệt và đầy đủ nhất trình độ
tổ chức của thư viện cũng như năng lực làm việc của cán bộ thư viện ở tất cả các khâu
từ bổ sung, trao đổi, xử lý tài liệu đến phục vụ bạn đọc
Bạn đọc của thư viện chủ yếu là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường
Công tác phục vụ bạn đọc của thư viện Trường các ngày trong tuần, có mượn đọc tại chỗ, mượn đọc về nhà, mượn tập thể theo yêu cầu…Phục vụ tận tình, nhanh chóng hiệu quả thỏa mãn yêu cầu của bạn đọc
- Số lượt bạn đọc trung bình 20 lượt /ngày
3 Về quản lý thư viện
3.1 Bảo quản
Để quản lý tốt vốn sách báo, thư viện đã có nhiều biện pháp cải tiến về công tác bảo quản cũng như cách thức cho mượn tài liệu đặc biệt kho sách giáo khoa dùng chung Sách giáo khoa sau khi nhập vào thư viện và thực hiện các bước nghiệp vụ sẽ được đóng gáy cẩn thận
Báo, tạp chí của thư viện được lưu theo từng tháng, từng quý sau đó đóng thành
Trang 11tập để làm tài liệu lưu trong nhiều năm.
Kho sách thường xuyên được vệ sinh, giá sách được kê đúng qui định chống độ
ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng sách
3.2 Kiểm kê, thanh lý
Hàng năm cứ đến cuối năm học, thư viện làm kiểm kê báo cáo số lượng sách báo, tạp chí, trang thiết bị có trong thư viện cùng với việc kiểm kê tài sản cuối năm học của đơn vị Đề xuất kế hoạch bổ sung vốn tài liệu và đề nghị số lượng sách hư hỏng, lạc hậu không còn giá trị sử dụng để thanh lý kịp thời ra khỏi thư viện
3.3 Quản lý hệ thống thư viện
Thư viện nhà trường quản lý sách, báo và tài liệu khác trên sổ sách
4 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin
- Sản phẩm thông tin thư viện đã xây dựng được hệ thống mục lục chữ cái, thư mục
- Dịch vụ cung cấp tài liệu hiện có: Đọc tại chỗ, mượn về nhà,tổ chức triển lãm sách, tổ chức hội thi tuyên truyền giới thiệu sách…
CHƯƠNG III NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
1 Ưu điểm, nhược điểm:
* Ưu điểm:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là hai điều kiện thiết yếu phục vụ hoạt động dạy và học Chính vì vậy, nhà trường đã thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động có hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của người dạy và người học Thư viện có
01 phòng đọc giáo viên, 01 phòng đọc học sinh
Hằng năm thư viện đều được bổ sung thêm nhiều loại sách, báo, tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
Trang 12giai đoạn hiện nay.
* Nhược điểm:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên chưa nhiều, tài liệu chưa phong phú,chủ yếu vẫn là sách giáo khoa, sách tham khảo, chưa có phần mềm quản lý thư viện nên gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động thư viện
- Cán bộ thư viện kiêm nhiệm quá nhiều việc nên không có nhiều thời gian để phục vụ công tác chuyên môn
2 Kiến nghị
Thư viện trường cần thường xuyên bổ sung lượng sách báo theo định kỳ nhất là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, ngoài ra cần phải thực hiện chương trình quyên góp sách từ nhiều nguồn để làm phong phú kho sách Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc quản lý hệ thống thư viện bằng phần mềm là việc nên làm Vì vậy nhà trường nên sử dụng phần mềm quản lý thư viện để cán bộ thư viện có cơ hội tiếp cận theo xu thế mới và quản lý được tốt hơn
Nên có những phân công công việc hợp lý để nhân viên thư viện có thời gian hoạt động chuyên môn
Các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa về chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những người làm công tác thư viện, động viên và biểu dương những cán bộ thư viện trường học tận tụy, hăng say và có nhiều kinh nghiệm hoạt động thư viện để chúng tôi yêu nghề và gắn bó với nghề hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của đơn vị thực tế
Ngày 20 tháng 7 năm 2024
Người viết báo cáo
Trần Thị Ngoan