PHẦN A: CÁC THỂ LOẠI CHỈ XUẤT HIỆN 1 LẦN Ở 1 KHỐI LỚP THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN 2018 Căn cứ theo thời gian, có thể chi truyền thuyết theo các giai đoạn: - Họ Hồng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN DẠY HỌC TIẾP NHẬN VĂN BẢN (VĂN HỌC) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ (Mã lớp học phần: LITR150401)
BÀI TẬP GIỮA KỲ TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THỂ LOẠI CÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018)
5 Bùi Lâm Trúc Quỳnh 43.01.601.069
6 Nguyễn Thị Thu Thủy 43.01.601.084
7 Nguyễn Ngọc Đan Thy 43.01.601.085
8 Phạm Thị Bạch Tuyết 43.01.601.094
9 Nguyễn Phạm Tường Vy 43.01.601.098
TP.HCM, ngày 1 tháng 10 năm 2020
Trang 2PHẦN A: CÁC THỂ LOẠI CHỈ XUẤT HIỆN 1 LẦN Ở 1 KHỐI LỚP THEO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN (2018)
Căn cứ theo thời gian, có thể chi truyền thuyết theo các giai đoạn:
- Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng
ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang Các truyềnthuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, ThánhGióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám
- Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm
(257 TCN-208 TCN) Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược
và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc làtruyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau làlịch sử chiến bại Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lượcthời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí
- Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây
dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là
sự suy sụp của các triều đại phong kiến
3 Đặc trưng thể loại
- Về cốt truyện: Có xu hướng bám sát lịch sử
- Về nhân vật: Giàu nhân tính hơn
- Về lời người kể chuyện: Lời kể chuyện chưa có giá trị nghệ thuật cao như trong truyện cổtích và sử thi Lời kể của một số truyền thuyết rút ra từ thần tích không còn giữ được chất dângian
- Về lời nhân vật: Mang tính hư cấu, thể hiện sức mạnh vạn năng
Trang 3- Về cốt truyện: Có cốt truyện hoàn chỉnh, là những truyện kể đã hoàn tất.
- Về nhân vật: thường là những nhân vật nghèo, bất hạnh,…
- Về lời người kể chuyện: sinh động, hấp dẫn, mang màu sắc cổ
- Về lời nhân vật: linh hoạt, thường được lí tưởng hóa
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Kì ảo, hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại Truyện cổ tích có tínhgiáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởngphạt công minh Thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cáithiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị bài trừ hoặc bị chế giễu
5 Tác phẩm tiêu biểu: Sọ dừa, Tấm Cám
Trang 4Đ ỒNG THOẠI (LỚP 6)
2 Phân loại: không có
3 Đặc trưng thể loại
- Cốt truyện dựa trên những cốt truyện có sẵn hoặc nhà văn tự mình tạo ra cốt truyện mới(Trong trường hợp này, nhà văn sẽ dựa vào khả năng hư cấu, tưởng tượng để hình thành nêncốt truyện mới) Cốt truyện được sử dụng phổ biến trong đồng thoại Việt Nam là cốt truyệntuyến tính – hành động
- Nhân vật chủ yếu là loài vật
- Lời người kể chuyện được đưa vào câu chuyện, có giọng điệu trò chuyện cùng người đọc
- Lời nhân vật dễ hiểu, thể hiện rõ tính cách từng nhân vật
4 Bổ sung những điểm đặc sắc: không có
5 Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)
THƠ L ỤC B ÁT (LỚP 6)
1 Khái niệm:
Thể thơ lục bát (六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bảngồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau Một bài thơ lục bát gồm nhiềucâu tạo thành không hạn chế số câu (Wikipedia)
2 Phân loại: không có
3 Đặc trưng thể loại
- Thơ lục bát gồm có câu 6 tiếng và câu 8 tiếng, xen kẽ nhau cho đến khi bài thơ kết thúc
- Thơ lục bát bắt đầu bằng câu 6 tiếng và kết thúc bằng câu 8 tiếng
Trang 5- Số dòng trong một bài thơ lục bát ngắn nhất là hai dòng và độ dài bài thơ không có giới hạn,tác giả có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc, thể hiện ý tưởng của bản thân để có được một bài thơhoàn chỉnh.
- Thơ lục bát có các loại vần sau:
Gồm có các dạng là vần bằng và vần trắc tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là dấu) kèm theonó
+ Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền)
+ Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng
+ Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát
+ Vần lưng: là vần ở giữa câu bát
- Cách gieo vần của thơ lục bát: gieo vần ở thơ lục bát cần tuân thủ quy tắc
+ Tiếng thứ 2, 4, 6 phân minh, tức là phải theo đúng quy tắc bằng trắc đã được quy định sẵn + Ở câu lục: Tiếng thứ 2, 4, 6 lần lượt là BẰNG – TRẮC – BẰNG
+ Ở câu bát: Tiếng thứ 2, 4, 6, 8 lần lượt là BẰNG – TRẮC – BẰNG – BẰNG
+ Tiếng thứ 1, 3, 5 bất luận, tức là ở các tiếng này có thể gieo vần tự do, tuỳ theo ý thích.+ Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát kế nó Và tiếng thứ 8câu bát đó lại vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế tiếp
- Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 (2/2/2, 4/2) hoặc 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2)
Trang 6chuyện loài người, nêu lên những bài học luân lý hoặc triết lý dưới một hình thức kín đáo (Lê
Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học)
2 Phân loại
Dựa vào nội dung, có thể chia truyện ngụ ngôn thành ba loại :
- Truyện ngụ ngôn có nội dung đả kích giai cấp thống trị
- Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của con người
- Truyện ngụ ngôn nêu lên triết lý dân gian
3 Đặc trưng thể loại
- Về đề tài: Đề tài trong truyện ngụ ngôn thường mang tính thế sự Viết về những câu chuyệnxoay quanh thói hư tật xấu của mọi người, viết về thói ngang ngược, thói đạo đức giả củanhững kẻ cầm quyền trong xã hội cũ hay cũng có thể là đề cập đến những kinh nghiệm dângian được rút ra từ thực tiến đời sống
- Về sự kiện: Sự kiện xảy ra trong một truyện ngụ ngôn thường ngắn và đơn giản Mỗi truyệnngụ ngôn thường chỉ có một hoặc một vài sự kiện để nêu lên vấn đề tác giả muốn nhắc đến.Nét đặc biệt trong truyện ngụ ngôn là khi xảy ra sự kiện trong truyện, ta sẽ thấy phần truyện
kể nổi bật lên, còn phần ý nghĩa thì lắng đọng để người đọc tự rút ra
- Về cốt truyện: Cốt truyện trong các truyện ngụ ngôn thường đơn giản và ngắn gọn, sử dụngnhững yếu tố gần gũi, quen thuộc, hiện thực trong đời sống
- Về nhân vật: Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ conngười , thần linh đến loài vật, cây cỏ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sựđối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn,…Tác giả dân giancũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định trong xây dựng nhân vật ngụ ngôn
Trang 75 Tác phẩm tiêu biểu: Ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn Việt Nam); Đẽo cày giữa
đường (Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
TRUY ỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG (LỚP 7)
1 Khái niệm
Truyện khoa học viễn tưởng là một thể loại được viết bằng văn xuôi, chứa các mô típ giảtưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũtrụ song song, người ngoài hành tinh, Khoa học viễn tưởng thường đi vào khám phá những
hệ luỵ, ảnh hưởng tiềm tàng của các phát kiến khoa học Bởi vậy nó được gọi là "dòng văncủa các ý tưởng." (Wikipedia)
- Nhóm khoa học viễn tưởng "mềm" này bao gồm những tác phẩm sử dụng nền tảng là cácmôn khoa học xã hội như tâm lý học, kinh tế, chính trị, xã hội học, và nhân chủng học Đôilúc nó còn được gán cho các tác phẩm với cốt truyện khó tin, chứa "khoa học" vô lý, và cácnhân vật thiếu chiều sâu
3 Đặc trưng thể loại
- Về đề tài:
+ Đề tài được đề cập đến trong những truyện khoa học viễn tưởng là những đề tài chưa hoặckhông xuất hiện trong cuộc sống của con người, mà nó chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng củacon người hoặc xuất hiện ở một tương lai xa, khi mọi thứ đã trở nên hiện đại hơn rất nhiều.+ Đề tài thường được viết trong những truyện khoa học viễn tưởng có thể nhắc đến như: Côngnghệ internet, trí tuệ nhân tạo phát triển vượt bậc; những hình tượng con người có phép thuật,
có năng lực siêu nhiên ; cũng có thể là những chuyến du hành thời gian, trở về quá khứ, điđến tương lai bằng những cổ máy; tái sinh những loại động vật đã tuyệt chủng rất lâu trước
Trang 8đó, xây dựng nên thế giới cuộc sống thú vị cho chúng; chấm dứt một nền văn minh do bệnhdịch, ngày tận thế, thiên thạch rơi, thảm hoạ sinh thái,…
- Về không gian: Không gian xuất hiện trong truyện khoa học viễn tưởng có lúc quen thuộc,nhưng cũng có lúc rất lạ lẫm Quen thuộc khi không gian trong truyện là thế giới loài người,nơi chúng ta đang sinh sống, nhưng dù không gian có quen thuộc thì những chuyện xảy racũng rất kì lạ; lạ lẫm khi không trong truyện là những nơi xa xôi ngoài hành tinh, trên thiênđường, ở những thế giới xa lạ có phù thuỷ, siêu nhân, phép thuật,…
- Về thời gian: Thời gian trong truyện khoa học viễn tưởng phần lớn là ở tương lai, khi mọithứ đã rất hiện đại Nhưng cũng có một số truyện có thời gian ở thực tại
4 Bổ sung điểm đặc sắc: không có
5 Tác phẩm tiêu biểu: Hai vạn dặm dưới đáy biển (Jules Verne); Harry Potter (J K.
2 Phân loại
Trang 9Dựa vào chủ đề, có thể chi tục ngữ thành các nhóm:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội
Hoặc:
- Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất
- Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử xã hội
- Tục ngữ thể hiện các triết lý dân gian
3 Đặc trưng thể loại
- Về số lượng câu, chữ: Vì hình thức của tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích nên mỗicâu tục ngữ cũng thường rất ngắn, thông thường chỉ là một đến hai dòng Số chữ trong mộtcâu tục ngữ cũng không nhiều, có câu tục ngữ chỉ gồm bốn tiếng, hoặc có câu trên mườitiếng Nhưng nhìn chung, đều rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc
- Về vần: Đa số các câu tục ngữ đều có vần, có thể khái quát thành hai loại là vần liền và vầncách
+ Vần liền: là âm ở cuối vế thứ nhất của câu tục ngữ, được lặp lại ngay đầu vế thứ hai của câutục ngữ
+ Vần cách: Là các vần xuất hiện trong câu tục ngữ có khoảng cách, không đi liền nhau
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Ngoài những yếu tố trên, chúng ta không thể không nhắc đến phép đối trong tục ngữ Phépđối trong tục ngữ thường phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinhnghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên
4 Tác phẩm tiêu biểu: Tục ngữ Việt Nam
Trang 103 Đặc trưng thể loại
- Về nhịp: Thơ bốn chữ thông thường được ngắt nhịp chẵn 2/2 Đôi khi cũng được ngắt nhịplẻ 1/3, 3/1,…để tang sự đặc biệt cho bài thơ
- Về vần:
+ Vần lưng: Gieo vào giữa dòng thơ
+ Vần chân: Gieo vào cuối dòng thơ
+ Vần liền: Gieo liên tiếp vần với nhau ở các dòng thơ
+ Vần cách: Gieo vần tách nhau cách dòng thơ
+ Vần hỗn hợp: Gieo vần không theo thứ tự nào, hỗn hợp tất cả các kiểu gieo vần trên
- Về hình ảnh: Vì thơ bốn chữ là loại thơ đơn giản, câu thơ ngắn, có thể sử dụng để dạy cho cảcác em nhỏ cho nên những hình ảnh được tác giả sử dụng trong thơ bốn chữ thường quenthuộc, gần gũi
4 Bổ sung điểm đặc sắc: không có
5 Tác phẩm tiêu biểu: Mẹ (Đỗ Trung Lai); Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)
+ Vần lưng: Gieo vào giữa dòng thơ
+ Vần chân: Gieo vào cuối dòng thơ
+ Vần liền: Gieo liên tiếp vần với nhau ở các dòng thơ
Trang 11+ Vần cách: Gieo vần tách nhau cách dòng thơ
+ Vần hỗn hợp: Gieo vần không theo thứ tự nào, hỗn hợp tất cả các kiểu gieo vần trên
4 Bổ sung điểm đặc sắc: không có
5 Tác phẩm tiêu biểu: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
TRUY ỆN CƯỜI (LỚP 8)
1 Khái niệm
Truyện cười là chuyện kể dân gian dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ
nhàng (Từ điển tiếng Việt, 2000, Hoàng Phê chủ biên)
2 Phân loại
Dựa vào chức năng, người ta phân truyện cười thành hai loại: truyện cười khôi hài và truyệncười trào phúng
3 Đặc trưng thể loại
- Về cốt truyện: ngắn, đơn giản
- Về bối cảnh: được xây dựng từ những câu chuyện trong cuộc sống
- Về nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếucủa tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phảilàm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật
- Về ngôn ngữ: giản dị, ngắn gọn nhưng tinh và sắc
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Truyện cười thường có kết cấu ngắn gọn và chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyệncười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất
cả đều hướng vào mục đích gây cười
5 Tác phẩm tiêu biểu: Lợn cưới áo mới, Treo biển.
Trang 12TRUY ỆN LỊCH SỬ (LỚP 8)
1 Khái niệm
Truyện thuộc loại tự sự - có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật Thủ pháp nghệthuật chính là kể Truyện thừa nhận có vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng (Từ điểnvăn học, tr 450)
2 Phân loại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
3 Đặc trưng thể loại
- Về cốt truyện: Tác giả dựa trên chất liệu là lịch sử, với những sự kiện trong quá khứ rồi hưcấu, tưởng tượng thêm để tạo nên những nội dung mới tạo hứng thú cho người đọc, phát huytrí tưởng tượng, làm cho sự chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật
- Về bối cảnh: Tái hiện lại không gian và thời gian lịch sử
- Về nhân vật: Nhân vật có thật hoặc dựa trên nguyên mẫu có thật trong lịch sử
- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường,giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt
2 Phân loại
Thơ trào phúng ra làm hai: thơ châm biếm và thơ đả kích
Trang 13+ Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười nhẹnhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc Nụ cười đó bao hàm cả việc phê phán lẫn tinh thần xâydựng.
+ Thơ đả kích nhằm lột mặt nạ kẻ thù bằng nụ cười có sức công phá mãnh liệt
3 Đặc trưng thể loại
- Về thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nói lái, phóng đại, so sánh, dùng hình tượng,…
- Về tác dụng của các thủ pháp nghệ thuật: Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cáibên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộngcủa sự vật
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Tiếng cười trong thơ trào phúng là những tiếng cười vỗ mặt: cười đời, cười người và cườichính mình Ngoài ra, còn là tiếng cười sâu cay, không che giấu được nỗi đau buồn của nhàthơ về thế sự, xã hội đảo điên đương thời
5 Tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi hương (Tú Xương)
- Về niêm: Câu 1 niêm với câu 8
Câu 2 niêm với câu 3
Câu 4 niêm với câu 5
Câu 6 niêm với câu 7
Trang 14- Về luật: Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ Nếu tiếng thứ hai củacâu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc Thể thơ quy định rấtnghiêm ngặt về luật bằng trắc Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo,uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca Người ta đã có những câunối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũbất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh.
- Về vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau
bị gọi “thất đối”
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật còn có những biệt thể:
+ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
Ví dụ: Giải cờ thế
Gặp thế cờ hay muốn phá thì
Điều quân khiển tướng chẳng qua vì
Trùng trùng trận cuộc song nhìn lại
Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi
Ý chậm chí bền nên có lúc
Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi
Thú vui nhàn nhã dường như lắm
Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
+ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
Trang 15+ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
+ Vĩ tam thanh: cuối mỗi câu có từ láy ba
Ví dụ: Luyện cờ
Suốt ngày ôm sách cửa cừa cưa Thua mấy thì thua chứa chửa chừa
Kỹ quá nên đành sương sướng sượng
Sơ nhiều chả trách đửa đừa đưa Thế hòa sao cứ đàu đau đáu Nước thắng can chi bứa bửa bừa
Cứ gắng, việc đời nan nán nản Biết bao gương sáng xửa xừa xưa
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
5 Tác phẩm tiêu biểu: Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
THƠ TH ẤT NG ÔN T Ứ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT (LỚP 8)
1 Khái niệm
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu
1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối Thể thơ này ra đời vào thế kỉ VIIvào nhà Đường, ở Trung Quốc (Wikipedia)
2 Phân loại: không có
Trang 16T - T - B - B - T - T - B (vần)
- Về vần: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1, 2, 4; gieo vần chéo; gieo vần ôm
- Về nhịp: Nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa
- Về đối: Có thể có đối hoặc không có đối
tứ tuyệt nên về cơ bản hai thể thơ này là hoàn toàn giống nhau
5 Tác phẩm tiêu biểu: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
THƠ 6, 7 CH Ữ (LỚP 8)
1 Khái niệm
Thơ 6, 7 chữ là thể thơ có 6, 7 tiếng mỗi câu và không hạn định về số câu (Wikipedia)
2 Phân loại: không có
Trang 17TRUY ỆN TRINH TH ÁM (LỚP 9)
1 Khái niệm
Là một truyện phiêu lưu Bản thân tên gọi thể loại đã làm nổi bật một vài đặc điểm riêng của
nó Nó nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính (Theo Wikipedia)
- Về không gian: Rộng lớn, quy mô
- Về thời gian: Chủ yếu là thời gian tuyến tính
- Về chi tiết: Gay cấn, hồi hộp
- Về cốt truyện: Đảm bảo hai điều kiện có tính chất tiền đề là điều tra vụ án (sự kiện) và thám
tử điều tra vụ án (nhân vật)
- Về nhân vật chính: Có tài năng suy đoán, phá án
- Về lời kể chuyện: Bí ẩn, lôi cuốn, hấp dẫn
4 Bổ sung điểm đặc sắc
- Những truyện kể trong suốt
- Những thủ pháp tạo nên sự bí ẩn, tạo sự nhẹ nhàng cho truyện kể
5 Tác phẩm tiêu biểu: Robinson Crusoe (D Defoe), Sherlock Holmes (A Doyle)…
THƠ SONG TH ẤT LỤC B ÁT (LỚP 9)
1 Khái niệm
Thơ song thất lục bát là thơ gồm có 4 câu đi liền với nhau, trong đó là hai câu 7 tiếng (câuthất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát (Wikipedia)
Trang 182 Phân loại: không có
3 Đặc trưng thể loại
- Về vần: Chữ cuối câu thất trên vần với chữ thứ 5 câu thất dưới, chữ cuối câu thất dưới vầnvới chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát Và chữ cuối câu bát vầnvới chữ thứ 5 (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo
- Về nhịp: Hai câu Thất hầu như tất cả đều được ngắt nhịp 3|4, có thể đối nhau hoặc khôngđối Tất nhiên những câu có đối nghe sẽ hay hơn Và 3 chữ đầu trong câu Thất thường gợi nênmột hình ảnh, hoặc một âm thanh để câu thơ đột nhiên trở nên sắc sảo như một nét khắc hoạ,một ấn tượng mạnh mẽ đi thẳng vào tâm hồn người đọc vậy
- Về số chữ: Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8
- Về số dòng trong một khổ thơ: 4
- Về sự khác biệt so với thể lục bát: Cách hiệp vần trong thơ lục bát khác với song thất lụcbát, tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó Tiếng thứ tám câu bát đólại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp
Trang 19- Về kết cấu: Mỗi câu thơ bao gồm 8 chữ
- Về ngôn ngữ: Đẹp, nhẹ nhàng không quá gò bó
- Về BPTT: Sử dụng nhiều BPTT như so sánh, nhân hóa…
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3
5 Tác phẩm tiêu biểu: Bếp lửa (Bằng Việt)
Trang 20- Về lời nhân vật: Hào sảng, mạnh mẽ, quyết đoán
- Về lời người kể chuyện: Lời kể mang giá trị nghệ thuật cao
5 Tác phẩm tiêu biểu: Herakles đi tìm táo vàng
TRUY ỆN THƠ D ÂN GIAN (LỚP 10)
1 Khái niệm
Là những truyện kể bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc,chứa đựng vấn đề xã hội Có sư kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, dung lượng lớn, mang tínhchất cố sự của truyện kể dân gian, biểu hiện dưới hình thức thơ ca với màu sắc trữ tình đậm.(Wikipedia)
2 Phân loại: không có
3 Đặc trưng thể loại
- Về từ ngữ: Mộc mạc, giản dị, gần gũi
- Về hình ảnh: Quen thuộc với đời sống thường ngày
- Về vần: Từ cuối cùng của câu trước hiệp vần với từ cuối cùng của câu sau
- Về nhịp: 3/2, 3/5…
- Về đối: Xuất hiện tiểu đối giữ hai câu thơ liền kề
- Về chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình): Chàng trai, cô gái
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Trang 21Là một thể loại khá đặc sắc, có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố tự sự và trữ tình, mang đậmbản sắc văn hóa.
5 Tác phẩm tiêu biểu: Xống chụ xon xao
K ỊCH BẢN TUỒNG (LỚP 10)
2 Phân loại
Việc phân loại tuồng cho đến nay vẫn còn là vấn đề nan giải Riêng về tên gọi các loại tuồng,hiện nay có hơn ba mươi tên gọi: tuồng cổ, tuồng thầy, tuồng pho, tuồng cung đình, tuồngkinh, tuồng ngự, tuồng truyền thống, tuồng liên hồi, tuồng cương, tuồng Văn Thân, tuồng tiểuthuyết, tuồng lịch sử, tuồng cải lương, tuồng dân gian, tuồng đồ, tuồng hài, tuồng cận đại,tuồng hiện đại, tuồng cải biên, tuồng cách mạng… Và ở mỗi vùng miền lại có tên gọi khácnhau cho các loại tuồng như ở miền Bắc nhân dân gọi tuồng hiện đại là tuồng áo ngắn, ở miềnNam gọi là tuồng mới… Theo cách gọi lâu nay của ngành tuồng, thì một vở tuồng có thểthuộc nhiều loại khác nhau, như tuồng Sơn Hậu có thể xếp vào tuồng cổ, tuồng pho, tuồngtruyền thống, tuồng kinh (vì tuồng đã được diễn nhiều lần ở Huế), tuồng ngự (vì thường diễncho vua chúa xem), tuồng thầy (vì tác phẩm thường đem dạy cho các diễn viên mới vàonghề), tuồng liên hồi (vì vở có bốn hồi)… Sở dĩ có tình trạng trên vì việc phân loại tuồngkhông có một hệ thống các tiêu chí nhất định và thống nhất Việc này gây khó khăn trongnghiên cứu và tìm hiểu loại hình nghệ thuật truyền thống này Lê Ngọc Cầu cũng thừa nhậnhiện tượng nói trên “Phải nói dứt khoát rằng cách phân loại các vở tuồng của người xưa rất
Trang 22hài ông vẫn chưa đưa ra được một cách phân loại minh triết và khoa học Lê Ngọc Cầu chiacác vở tuồng trước năm 1945 thành hai loại: tuồng cổ điển (tuồng thầy) và tuồng dân gian Theo Xuân Yến, “Nếu dựa vào tính chất thì chỉ nên chia làm hai loại tuồng: Thứ nhất là tuồngbác học, từ bác học ñược dùng theo nghĩa phân biệt với bình dân Tuồng bác học có thể đượcgọi là tuồng thành văn, đó là những vở được cố ñịnh tương đối trong các văn bản và tác giảcủa chúng chắc chắn thuộc tầng lớp trí thức Thứ hai là tuồng dân gian gồm những vở ñượcsáng tác tập thể, lưu truyền miệng [6, tr.29-31] Tiêu biểu cho tuồng bác học là các vở SơnHậu, Đào Phi Phụng (khuyết danh), Trầm Hương các (Đào Tấn), Võ Hùng vương (NguyễnHiển Dĩnh), Trảm Trịnh Ân (Phạm Xuân Thận)… ở thời kỳ trung đại Nguyễn Trãi (Từ DiễnĐông), Trưng vương (Phan Bội Châu), Kim Thạch kỳ duyên (Bùi Hữu Nghĩa)… ở thời cậnñại Trần Hưng Đạo (Kính Dân), Đề Thám (Bửu Tiến), Chu Văn An (Xuân Yến), Chị Ngộ(Nguyễn Lai) ở thời hiện ñại Tuồng dân gian có thể kể đến các vở như Nghêu – Sò - Ốc –Hến, Trương Ngáo, Hồn Trương Ba da hàng thịt… Như vậy, việc phân loại tuồng cho đếnnay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Coi tuồng của Đào Tấn là những tác phẩm tiêu biểucho thể loại kịch bản tuồng trong thời kỳ trung đại, chúng tôi sử dụng cách phân loại tuồngtheo tính chất của Xuân Yến, xếp các văn bản tuồng của Đào Tấn vào loại tuồng bác học vớihai đề tài chủ yếu là quân quốc và thế sự, chịu sự chi phối của ý thức hệ Nho giáo và cácphạm trù thẩm mỹ của văn học Trung Đại
Trang 23- Về lời thoại: Lời thoại văn của tuồng không phải viết theo âm điệu bản nhạc nào cả, mà chỉviết theo thể thơ quy định cho làn điệu ấy Văn xuôi được sử dụng trong lời hường và lời kẻnhằm mục đích vừa bổ sung cho các mệnh ñề trong văn vần và thơ, làm rõ nghĩa hơn.
- Về phương thức lưu truyền: Truyền miệng là chủ yếu
- Tính vô danh
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Kịch bản tuồng được xây dựng dựa trên “nghệ thuật kết hợp giữa các yếu tố tự sự, kịch và trữtình” [6, tr.86] Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tuồng là “chú trọng lột tả cáithần”, “khoa trương, cách điệu” và “ước lệ, biểu trưng”
5 Tác phẩm tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến (Tuồng dân gian Việt Nam)
- Sử thi anh hùng dân gian: Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện
trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn
có năng lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng).Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người đẹp vàdân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ
- Sử thi cổ điển:
+ Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh và các chiếnbinh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâmlược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người Turk, người Tartar với sử thi Slavơ).+ Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian, không còn là thời đại sáng chế các thầnthoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc
Trang 24+ Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển là các nhân vật và biến cố lịch sử (hoặc ngụylịch sử), mặc dù bản thân sự miêu tả các chất liệu lịch sử bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện
truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả mô hình nghi lễ thần thoại
- Sử thi anh hùng:
Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể hiện sự tươngquan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ tính tích cực cánhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân, và dân tộc
3 Đặc trưng thể loại
- Về không gian: rộng lớn, cộng đồng, dân tộc
- Về thời gian: Trải dài
- Về cốt truyện: Phức tạp, hoàn chỉnh
- Về nhân vật: Các anh hùng, sự kiện lớn,… của cả một dân tộc, cộng đồng
- Về lời nhân vật: Hào hùng, trang nghiêm, kính cẩn, mang không khí thời đại, sử thi
4 Bổ sung điểm đặc sắc
- Nội dung: của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộđời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua cácgiai đoạn khác nhau
- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếuthành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian
5 Tác phẩm tiêu biểu
- Karl Đại Đế trong bản Anh hùng ca Roland
- Akhillos trong Iliad
- Đăm San trong khan Êđê
- Robin Hud trong thiên ballade
THƠ (LỚP 11)
1 Khái niệm
Trang 25Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều định nghĩa về thơ Theotôi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phảnánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàuhình ảnh và nhất là có nhịp điệu" Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cảnội dung và hình thức nghệ thuật Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữthơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác
+ Thơ trữ tình trung đại: do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặngtính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã Chủ thể trữ tình trong thơ trung đạithường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể” Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng
về tỏ chí và truyền tải đạo lí
+ Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển chođến ngày nay Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảmxúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu,giọng điệu Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ
Ở nước ta lâu nay vẫn còn tồn tại quan niệm dựa vào nội dung để chia thơ thành các loại: thơtrữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng, thơ cách mạng (có nội dung tuyên truyền chính trị, cổ vũchiến đấu bảo vệ đất nước)
Nhìn chung, mọi cách phân chia trên đây đều mang tính chất tương đối Bởi thơ nào mà chẳngtrữ tình, dù ít dù nhiều loại thơ nào cũng theo thi luật nhất định (theo đặc trưng của thơ, của
Trang 26nhiên đất trời, giang sơn gấm vóc cũng là một “kênh” thể hiện lòng yêu nước,… Tuy vậy,việc phân chia thơ thành các loại khác nhau là cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu, đọc –hiểu và thẩm bình tác phẩm một cách thuận lợi hơn.
3 Đặc trưng thể loại
- Về bố cục: Được phân chia khác nhau tùy theo từng thể thơ
- Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu Ngôn ngữ thơ côđọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắtnhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ Ngôn ngữthơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng
- Về kết cấu: Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ,khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình Đồng thời, sự hiệp vần, xen phốibằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu Hình thức ấylàm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ
- Về biện pháp tu từ: Thơ sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán du, so sánh,nhân hóa, điệp,… nhằm chuyển tải nội dung một cách sinh động
4 Bổ sung điểm đặc sắc
- Thể loại: thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình Thơ tác động đếnngười đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ đượcphân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tìnhvẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm
- Nhân vật trữ tình: (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận
và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhàthơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tuy vậy, không thể đồng nhất nhânvật trữ tình với tác giả
5 Tác phẩm tiêu biểu
– Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)
– Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
– Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)
Trang 27– Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
– Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)
– Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
– Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)
– Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
- Tính phi hư cấu: Viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trungthực, chính xác Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, nhữngvấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của
sử học Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọnngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợikhông khí
- Tính hư cấu: Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ,nhận xét, đánh giá Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởngnhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc Cái thú vị của kí là ở những ý riêng,suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng Vì vậy, sức hấp dẫn của kíchính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả Kí ít chấp nhận sự hư cấu,
do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh
sự vật, cuộc sống Điều ấy làm nên cái hay cái đẹp của một tác phẩm kí
4 Bổ sung điểm đặc sắc
Trang 28Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả.Cho nên, sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy (thường là nhữngcái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo…).
5 Tác phẩm tiêu biểu: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
PHÓNG S Ự (LỚP 12)
1 Khái niệm
Trong cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến đức, xuất bản năm 1931, cho rằng
“Phóng sự: người hỏi tin cho nhà báo”[31,tr45] Năm 1932, trong cuốn Hán Việt từ điển củaĐào Duy Anh có hai chữ: “phóng(bắt chước, hỏi, phỏng theo) và sự(việc)”[31,tr.45]
Nói tóm lại, ta có thể hiểu: Phóng sự là một bài báo hay một loại bài báo trong đó phóng viênphản ánh một cách sinh động những gì mà anh ta đã nhìn và nghe thấy…” [31,tr41-42]
2 Phân loại: không có
3 Đặc trưng thể loại
- Tính phi hư cấu: Là những vấn đề nóng hổi, bức xúc nằm trong mạch thời sự chủ lưu đangđược dư luận quan tâm Khi đọc phóng sự, người đọc sẽ có cảm giác sát gần với cuộc sống,hít thở bầu không khí thời sự
- Một số thủ pháp nghệ thuật: Bút pháp Thuật – Tả – Bình; Tả và Thuật: Là cụ thể hoá đốitượng
+ Thuật: Trong sự kiện, tác giả làm người kể chuyện, kết nối tư liệu, tái hiện sự kiện +Tả: Để
sự dụng bút pháp hiệu quả, chọn cảnh nào, nhân vật vào để quay cận cảnh tuỳ theo kinhnghiệm của người viết để lột tả bản chất của sự kiện Bút pháp tả luôn đồng hành với mạchsáng tạo, nhưng cũng không nên quên điểm xuất phát là từ hiện thực
Tả và thuật là bút pháp chính của phóng sự
+ Bình: Với phóng sự, bình là yếu tố mang tính trội quy định sắc diện thể loại Tham gia bìnhbàn, thẩm định, đánh giá sự kiện Giới hạn yếu tố bình bàn là giới hạn mà nhà báo cần chú ý.(Bình đúng chỗ, có mức độ, nếu lập ngôn của người viết quá mức cho phép thì sẽ che khuất