Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ SỐ
HÀNG TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI INSTAGRAM
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Sĩ Thiệu
Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến 7133106157 Phạm Thu Thảo 7133106144
Trần Thị Hồng Nhung
7133106135
Nguyễn Đức Thắng 7133106140
HÀ NỘI, 2024 MỤC LỤC
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Hiểu theo nghĩa hẹp 3
1.1.2 Hiểu theo nghĩa rộng 3
1.2 Những đặc trưng của thương mại điện tử 4
1.3 Hình thức kinh doanh điện tử 6
1.3.1 Theo người tiêu dùng 6
1.3.2 Theo doanh nghiệp 7
1.3.3 Theo chính phủ 7
1.4 Những tác động của thương mại điện tử 8
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 10
2.1 Giới thiệu về shop 10
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về shop 10
2.1.2 Đối tượng khách hàng 10
2.2 Hoạt động vận hành 10
2.2.1 Lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường 10
2.2.2 Xây dựng và quản lý website/shop trực tuyến 10
2.2.3 Xây dựng chiến lược marketing 11
2.2.4 Xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng 11
2.2.5 Đánh giá và tối ưu hóa 11
2.3 Chi tiết hoạt động vận hành 12
2.3.1 Đăng bài 12
2.3.2 Chốt đơn 13
2.3.3 Vận chuyển 13
2.3.4 Tiếp thị 13
2.4 Ứng dụng hỗ trợ mô hình Dropshiping A’nista 15
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ- NHẬN XÉT 17
3.1 SWOT 17
3.1.1 Strengths (Điểm mạnh) 17
Trang 33.1.3 Opportunities (Cơ hội) 18 3.1.4 Threats (Thách thức) 18
3.2 Giái pháp phát triển shop 19
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet
1.1.1 Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”
1.1.2 Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại
dừ có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; liên doanh hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”
Trang 5Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử
Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, “thương mại” trong “thương mại điện tử” không chỉ buôn bán hàng hóa và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động hầu hết nền kinh tế Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1 300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng
1.2 Những đặc trưng của thương mại điện tử
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khách hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống Mặc dù vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong thương mại điện tử truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như: Chuyển tiền, séc hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của một giao dịch Từ khi xuất hiện trên mạng máy tính mở
Trang 6toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các công ty và doanh nghiệp mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng tham gia ngày càng tăng Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết, hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ
Trong nền kinh tế số, thông tin được số hóa thành các byte, lưu trữ trong các máy tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong
đó, người bán (mua) hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất kì đâu trên thế giới mà không cần thông qua khâu trung gian hỗ trợ của bất kỳ công ty thương mại nào Thương mại điện tử cho phép mọi người cũng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có
cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết lẫn nhau
Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường toàn cầu) và tác động trực tiếp đến môi trường cạnh tranh toàn cầu
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, thì máy tính cá nhân ngày càng trở thành cánh cửa cho doanh nghiệp hướng ra thị trường khắp nơi trên thế giới, không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay của mình Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới khởi nghiệp đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức, Chilê, mà không phải đi ra nước ngoài
Trong hoạt động thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó một chủ thể chủ chốt đó là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Đó là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
Đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành
Ví dụ: Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng máy tính hình thành trên các trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính
Trang 7Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng để sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành cho Thương mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! Amerian online hay Alta Vista, đóng vai trò như các trang Web gốc khác với vô số thông tin Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên internet Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn của hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao
Tính tiện lợi và dễ sử dụng luôn được khách hàng quan tâm Tuy nhiên, trong thời gian tới khi các công ty kinh doanh trên mạng cạnh tranh khốc liệt hơn và cố gắng thu hút khách hàng nhất thì sự phát triển cũng sẽ không kém so với thị trường thực tế
Tóm lại, trong thương mại điện tử bản chất của thông tin không thay đổi, thương mại điện tử chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng
1.3 Hình thức kinh doanh điện tử
1.3.1 Theo người tiêu dùng
1.3.1.1 C2C (Consumer to Consumer)
C2C là mô hình kinh doanh mà khách hàng có thể mua và bán (giao dịch) các sản phẩm (dịch vụ) với nhau trên web thương mại điện tử hoặc sàn đấu giá, và cần chi trả một phần chi phí cho trang Các ví dụ về mô hình này như ChoTot, Facebook, Zalo,
1.3.1.2 C2B (Consumer to Business)
Mô hình kinh doanh C2B là giao dịch trực tuyến giữa khách hàng và doanh nghiệp, trong đó khách hàng sẽ là người cung cấp sản phẩm (dịch vụ) mang đến giá trị cho doanh nghiệp Chẳng hạn như, khách hàng có thể sử dụng các trang web như upwork, trang blog viết bài đánh giá cho doanh nghiệp, tiếp thị liên kết từ blog, Google Adsense,
1.3.1.3 C2G (Consumer to Government)
Khi các cá nhân thực hiện trả phí bằng các ứng dụng điện thoại đến Chính phủ
và các cơ quan liên quan có nghĩa là người mua đang thực hiện giao dịch với chính phủ qua hình thức trực tuyến Mọi người thực hiện mô hình C2G này khi nộp thuế trực tuyến, đóng bảo hiểm xã hội trực tuyến, mua hàng online của cơ quan chính phủ đấu giá, đóng học phí, bảo hiểm y tế online,
Trang 81.3.2 Theo doanh nghiệp
1.3.2.1 B2B (Business to Business)
Là hình thức một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp khác qua môi trường internet Hiện nay, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B được chia thành 4 loại là: B2B trung gian, B2B thiên bên mua, B2B hợp tác, B2B thiên bên bán Chẳng hạn như, B2B trung gian là trang thương mại điện tử Shopee, Tiki, Các trang này tạo nên khu “chợ điện tử” giúp các doanh nghiệp kết nối với nhau
1.3.2.2 B2C (Business to Consumer)
B2C được hiểu là doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua các kênh trực tuyến của công ty (website, fanpage, nhóm cộng đồng) và web thương mại điện tử Các doanh nghiệp có sử dụng mô hình kinh doanh B2C trong thương mại điện phải kể đến như Adidas, Nike, Juno, Elise, CoCoon,
1.3.2.3 B2G (Business to Government)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2G là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp và Chính phủ (cơ quan trực thuộc, tổ chức công cộng) nhằm hỗ trợ các các hoạt động liên quan đến nhà nước (giao dịch thanh toán công, thủ tục cấp phép, ) Thông thường, các doanh nghiệp sẽ bán các giải pháp cho Chính phủ như hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý tài chính, hệ thống cập nhật thông tin trực tuyến, giải pháp an ninh, công nghệ trí tuệ nhân tạo,
1.3.2.4 Doanh nghiệp với nhân viên (B2E)
Với các chủ thể chính được trong mô hình này thì doanh nghiệp sẽ là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin đến cho nhân viên, người lao động của mình Lúc này nhân viên và người lao động sẽ đóng vai trò là khách hàng của doanh nghiệp Đương nhiên, giá bán cho những vị khách hàng đặc biệt này bao giờ cũng được
ưu đãi hơn cả Bên cạnh đó, B2E còn được ví là cổng thông tin giải đáp thắc mắc, các vấn đề của người lao động một cách tối ưu hơn Thay thế cho các quy trình, giấy tờ phức tạp, truyền thống trước kia
1.3.3 Theo chính phủ
1.3.3.1 Chính phủ với Chính phủ (G2G)
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau Hình thức này thường được áp dụng tại các nước
đa chính phủ, ví dụ tiêu biểu là tại Anh
Trang 91.3.3.2 Chính phủ với người dân (G2C)
Thương mại G2C là thương mại điện tử giữa chính phủ với công dân hoặc cá nhân riêng lẻ Mô hình này tại nước ta thường được thực hiện dưới hình thức gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông
1.3.3.3 Chính phủ với doanh nghiệp (G2B)
Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là một trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử Các hình thức tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp này thường không mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp qua Internet
1.4 Những tác động của thương mại điện tử
Giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử, trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hóa, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu,… là các rủi ro ngày một lớn, không chỉ với người buôn bán, mà cả với người quản lý, với từng quốc gia, vì các hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu (thường gọi là hacker) xâm nhập, đòi hỏi phải có các hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại và một cơ chế
an ninh hữu hiệu (nhất là đối với các hệ thống có liên quan đến an ninh quốc gia) Ngoài ra, còn có nhu cầu ngày càng tăng vì giữ gìn bí mật riêng tư
Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán tự động (trong đó “ thẻ thông minh”) có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh kinh doanh bán lẻ; khi chưa có hệ thống này, thì thương mại điện tử chỉ giới hạn trong khâu trao đổi tin tức, còn việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thông; hiệu quả sẽ thấp, rất có thể không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện thương mại điện tử
Mỗi quốc gia, thương mại điện tử chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa thông tin trên Website, bí mật đời tư và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), và có các cơ quan xác thực hoặc chữ ký điện tử; Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ đều đã được mã hóa thống nhất; một hệ thống thuế thích hợp để xử lí các dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng; nói cách khác, đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao, với các khía cạnh của thương mại điện tử được
Trang 10phản ánh đầy đủ trong quan hệ nội luật trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp
lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau
Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Internet, Web làm công cụ mạng Internet có thể trở thành “hộp thư” giao dịch mua bán dâm, ma túy và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo,…; Internet cũng có thể trở thành phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sự dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ Chính Phủ hoặc gây rối loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng
ngày.