1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay

117 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 26,48 MB

Nội dung

Thủ đô Viêng Chăn với điều kiện phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội so với các địa phương khác của Lào, nhưng đồng thời việc sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô cũng đang là một v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

~====e====e

EHEN -SOUPHASIT HEUANGSENG

HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CUA THANH NIÊN THỦ DO VIENG CHAN

LUAN VAN THAC SI XA HOI HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất

kì một công trình nào khác Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tíchdựa trên nguồn số liệu của các cơ quan nhà nước Lao, trước hết là Chínhquyền thủ đô Viêng Chăn, Sở Lao động và Phúc lợi xã hội thủ đô Viêng

Chăn Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và trung thực.

Hà Nội, tháng năm 2023

Tác giả

Souphasit HEUANGSENG

Xác nhận của Khoa Xác nhận của người hướng dẫn

Quản lý chuyên môn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc

nhất tới tat cả các cá nhân và tập thé đã tạo diéu kiện giúp đỡ tác giả tronghọc tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thây, cô giáo trong Khoa Nhân học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học

tập, nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Lan người đã gợi mở những ý tưởng đâu tiên của luận văn và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng với mục tiêu đề ra.

-Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Chính quyển thủ đô

Viêng Chăn; các cô chú, anh chị em cũng như cộng đông người Việt Nam tại

Lào đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

thực hiện đề tài này tại địa phương

Xin trân trọng cam on!

Ha Nội, ngay thang nam 2023

Tac gia

Souphasit HEUANGSENG

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 52-55 S2 2k2 E21 2112711211211211211 2111111111 .T1 T111 xe |

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu - ¿2 2+Ss+S2+E££E+EE+EzEzkerkersereee |

2 _ Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 2 2s + £+££+£ezx+zxzzszzs 2

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu -«-s««+s + 8

4 _ Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu - s5 s=sz+s2 8

5 Câu hỏi nghiÊn CUU 00 eee eee eeseeeteceseceneeeseeceseceaeeeeeeeeeseeseaeeeeeeneeeneeees 9

6 _ Giả thuyết nghiên COU oeeeeceescsccescecsesseesesseesessessessessessessessessessesseeseesees 9

7 _ Phương pháp nghiÊn Ctu eee eecceeseceneeeeeeceeeceaeceeeeseeceaeeeaeeeseeeeees 9

8 Khung lý thuyết và các biến 86 oo eesesseeseeseesessesseestestesteseessessen 11

9 Ý nghĩa của đề tài 5c 5c c2 2E EE1E21 2121121121121 eEkcre, 12

10 Kết cấu đề tài 2c c2 k2 221 22110712110111 1111.111 re 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HANH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA

CUA THANH NIEN - 2© 22 SE E212 1221127121127121111 2111 xe 13

1.1 61c ï0 cv 5o a AB 13

1.1.1 Khái niệm rượu bia và một số khái niệm có liên quan 13

1.1.2 Khái niệm hành vI - - - << + + + +23 111 E3 veeree 17 1.1.3 Khái niệm thanh niên - - ¿+ + 2221 *£££eeezzseeeeees 181.2 Tiếp cận lý thuyẾt ¿- 2-5 + 2+E2+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEE2E12E1E1 1E re 18

1.2.1 Lý thuyết như cÂẦu 2-2-2 2 E+EE+EE£EEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEerkerkrrer 18 1.2.2 Lý thuyết xã hội NGA cecccecsesssessesssessesssecsesssessssssecseessecsseesesseeess 20

1.2.3 Lý thuyết học tập xã hội - ¿2 s+Sk+EE+E2EeEEEEEeEerrrrkered 21

1.3 Văn hóa rượu bia tại Lào và chính sách, pháp luật của nhà nước

CHDCND Lào về sử dụng rượu bia và quy định về kiêm soát, phòng chống

tác hại Của rượu ĐHa - .c 01111101111 3119311 1111831111 118131 111181111 11811114 22

1.3.1 Văn hóa rượu bia tại Lao - 22221 £ccessssseseei 22

1.3.2 Chính sách, pháp luật của nhà nước Lào về sử dụng rượu bia va quy định về kiểm soát, phòng chống tác hại của rượu bia 24

Trang 6

Tiểu kết Chương Ì ¿+ 252 2+E£SE£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE7171211 1x 25

CHUONG 2: THUC TRANG HANH VI SU DỤNG RƯỢU BIA CUA THANH NIÊN THỦ ĐÔ VIENG CHAN (LAO) HIỆN NAY 26

2.1 Về lứa tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn 26

2.2 Về tần suất, mức độ sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

2.3 Thời điểm, địa điểm, chi phí, hoàn cảnh sử dụng rượu bia của thanh

niên thủ đô Viêng Chăn hiện nayy - 56 5 1E *EE+svEseeeeeersseeske 32

2.4 Mục đích sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay 39 2.5 Hậu quả của việc sử dụng rượu bia theo đánh giá của thanh niên ở thủ

đô Viêng Chăn (Lào) hiện may - 5 + 3+ 1+3 *EEseeseerrrersrererere 4I

Tiểu kết Chương 2 2© c s+ESEE2E12E12E1271711211211211211211 11111111 xe 44 CHƯƠNG 3: MOT SO YEU TO ANH HUONG TỚI HANH VI SỬ DUNG

RƯỢU BIA CUA THANH NIÊN THU ĐÔ VIENG CHAN (LAO) HIỆNNAY VA DE XUẤT GIẢI PHAP 0 ccccssessessesssessessessessessessessesssessessesseeseesees 46

3.1 Một số yêu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dung rượu bia của thanh niên

thủ đô Viêng Chăn hiện nayy - - Ác E231 ** ESEEsksreskkerkrskee 46

3.1.1 Nhóm yếu tố nhân khẩu học 2-2 2 s£s+zsz+sz+zz+csee 46 3.1.2 Nhóm yếu tổ gia đình và bạn bè - 2 2 2 s+cs+zszrxsrseez 56 3.1.3 Nhóm yếu tổ thé chế, chính sách 2-2 2 s+zs+rxzzszez 61 3.2 Giải pháp xây dựng văn hóa rượu bia nhằm kiểm soát, hạn chế việc sử

dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn - 62

Tiểu kết Chương 3 -¿- 6-5552 2E9E1921E71711211211211211211 11111111 1e cXee 66KET LUẬN, KHUYEN NGHỊ, 2-5 s+SSx‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkererkrrerkee 68DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC HÌNH - BANG

Trang

Hình 1 1 Khung lý thuyết nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của thanh

n1én thu dO 419i1500).:1 01017 II

Bảng 2 1 Nhận định của thanh niên thủ thủ đô Viêng Chăn về văn hóa uống

rượu bia lành mạnh - c6 E332 1 1133931813139 331185 1115851111855 111 x2 44 Bang 3 1 Mục đích sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn theo

SHOT TÍNH 0 2G HT HH HH Hà Hà HH HH HH ke 49

Bang 3 2.Thời điểm bắt đầu sir dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viéng Chăn theo trình độ học vấn -¿- - + + x+E+EE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkrrxererxee 51 Bảng 3 3.Tần suất sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn theo nghề nghiỆp - 2-2 2 2+SE2EE2EE9EEEEEEEEE2E12112112111111111112111111 111111 xe 54

Bảng 3 4.Tần suất sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn theotuổi và tình trang ái sát) o 56

Trang 8

DANH MỤC BIEU DO

Trang

Biểu đồ 2 1 Lia tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của mthanh niên thủ đô Viêng

CHAN ec esccessesssessesssessusssessssssecsusssecsusssecsuessessusssessuessessuessesssecsusssecsseesecseeesecsseess 27

Biéu đồ 2 2 Thời điểm bắt dau sử dung rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

Biểu đồ 2 3.Tần suất sử dụng rượu bia thanh niên thủ đô Viêng Chăn 29 Biểu đồ 2 4 Mức độ sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn 30 Biểu đồ 2 5 Thời điểm sử dụng rượu bia của thanh niên - 33 Biểu đồ 2 6 Địa điểm thanh niên thủ đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia 35 Biểu đồ 2 7 Chi phí sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn 36 Biểu đồ 2 8 Biểu đồ thé hiện hoàn cảnh sử dụng rượu bia của thanh niên thủ

h0 1o:s0,7i 010175857 ốẳ 38

Biểu đồ 2 9 Mục đích thanh niên thủ đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia 39

Biểu đồ 2 10 Nhận thức của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn về

những tác hại của rượu b1a - - - - + + 3333113311111 5111811 1111 kkrrrere 42Biểu đồ 3 1 Thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng

Chăn theo glới tÍnh c2 13111211911 11 11 ng HH nh 46

Biểu đồ 3 2 Thời điểm thanh niên thủ đô Viêng Chăn bắt đầu sử dụng rượubia theo gi67 tinh eee 47Biéu đồ 3 3.Chi phí cho mỗi lần sử dung rượu bia theo giới tinh 49

Biéu đồ 3 4.Thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăntheo nghề nghigp c.cccccccsessessessessessessessessessusssessessessessessessssusssessessessessesseesees 53

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Là một nước Á Đông găn với nền nông nghiệp đặc thù, các sản phẩm

từ nông nghiệp trong đó có rượu, bia và cách uống rượu, bia đã trở thành một

nét văn hóa lâu đời của người Lào Văn hóa uống rượu, bia của người Lào

khác với văn hóa uống rượu, bia của người phương Tây Nếu như người

phương Tây coi uống rượu, bia là một nghi lễ xã giao rat trang trọng thì người

Lào đưa nét văn hóa ấy gắn với sinh hoạt cộng đồng, các nghỉ lễ, hội hè, gắnvới những tình cảm chân thành, để cùng nhau hưởng trọn những cuộc vui

thoải mái và không câu nệ Mỗi tộc người có cách chưng cất rượu khác nhau,

làm từ men lá, men ngô Tộc người Lào với sự du nhập của phương Tây đã

biết cách làm nên bia Lào — một sản phẩm nồi tiếng khắp Đông Nam A.

Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng rượu, bia đúng cách thì vẫn còn một

bộ phận thanh niên có xu hướng lạm dụng rượu bia, làm méo mó một nét văn

hóa cô truyền, không những thé còn là mối đe doa trực tiếp tới sức khỏe thanhniên và tiềm an những bat 6n tới trật tự xã hội Theo báo cáo của Bộ Y tế Làotrình Quốc hội trong Dự thảo Luật kiểm soát đồ uống có cồn năm 2014 củaLào, tình hình thanh thiếu niên sử dụng rượu bia đã tăng 15% sau 10 năm

(2003 — 2013) (Bộ Y tế Lào, 2014).

Thủ đô Viêng Chăn với điều kiện phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội

so với các địa phương khác của Lào, nhưng đồng thời việc sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô cũng đang là một van đề nhức nhối khi thực trạng thanh

niên sử dụng rượu bia trở nên phô biến Theo thống kê của Đoàn Thanh niên

Cách mạng Nhân dân Lào thủ đô Viêng Chăn năm 2018 trong việc đánh giá

chương trình giảng dạy kỹ năng sống trong học sinh từ lớp 11 trong cáctrường trung học phô thông trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn cho thay 90% học

sinh từ lớp 11 đã uống rượu, 53% học sinh nam và 16% học sinh nữ cho biết

Trang 10

đã say rượu ít nhất một lần trong sáu tháng qua (Đoàn Thanh niên Cách mạng

Nhân dân Lào thủ đô Viêng Chăn, 2018).

Thực trạng về thanh niên sử dụng rượu bia vi phạm các quy định của

pháp luật về an ninh trật tự công cộng, an ninh trật tự giao thông và thậm chí

là tình trạng vi phạm pháp luật hình sự bởi đối tượng thanh niên do sử dụngchất kích thích là rượu bia tăng qua các năm Theo thống kê của Cục cảnh sát

giao thông thuộc Bộ Công an Lào, thủ đô Viêng Chăn dẫn đầu danh sách các

vụ tai nạn liên tục trong 3 năm (2018 — 2020) thiệt hai hơn 40 tỷ kip Lào.

Nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn đường bộ trong giai đoạn này là say

rượu, lái xe âu và vi phạm quy tắc giao thông và sử dụng rượu khi lái xe gây tai nạn là nguyên nhân cao nhất (chiếm 72% các vụ tai nạn) Thống kê chỉ tiết hơn, trong số các vụ tai nạn xảy ra do lái xe sử dụng rượu bia thì có tới 85%

người gây tai nan trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi (Cục Cảnh sát giao thông

thủ đô Viéng Chan, 2018 — 2020) Do đó, việc nghiên cứu hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay có ý nghĩa cấp thiết và

cần phải được nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa

uống rượu bia và phòng ngừa tệ nạn xã hội liên quan đến rượu bia của thanhniên thủ đô Viêng Chăn hiện nay.

Từ những nhận thức trên, em đã lựa chọn đề tài: “Hành vi sir dụng

rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay” đề nghiên cứu trong

luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về sử dụng rượu bia Theo tiêu chí về các khíacạnh thuộc đề tài nghiên cứu, có thê chia các công trình nghiên cứu thành hai

nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về thực trạng hành vi sử

dụng rượu bia của thanh niên Đây là nhóm có sô lượng các công trình nghiên

Trang 11

cứu khai thác nhiều nhất, có thé ké tới một số công trình của các học giả quốc

té, Viét Nam va Lao nhu sau:

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành triết hoc “Sứ dung kỳ vọng về rượu để

kiểm tra lý thuyết hành vi hoạch định trong mẫu sinh viên đại hoc” (Using

alcohol expectations to examine the theory of planned behavior in a college

student sample) của tác gia Chris Michael Spera (2004) đã sử dung

MANOVA hai chiều (phân tích phương sai đa biến hai chiều) với 427 sinhviên chưa tốt nghiệp nhằm kiểm chứng các giả thuyết rằng: Có sự khác biệt

giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ về kỳ vọng đối với rượu; Đánh giá khả

năng dự đoán của thuyết về hành vi có kế hoạch sử dụng rượu ở sinh viên đại

học, đồng thời cũng cho thấy thành phần nhân khẩu học và thái độ của sinh viên có tác động mạnh mẽ nhất tới hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên.

Kết quả cho thấy nam sinh viên có kỳ vọng và đánh giá tiêu cực về hành vi sử

dụng rượu bia hơn là nữ giới Tuy nhiên nam giới lại là đối tượng tiêu thụrượu nhiều hơn phụ nữ, bởi vì họ tin rằng những hậu quả tiêu cực của rượu sẽkhông xảy men với mình Họ cũng không nhận ra được vấn đề nghiêm trọng

của hành vi sử dụng rượu có thể gặp phải Bên cạnh đó, những người nghiện rượu/có thê uống được rượu lại cho thấy kỳ vọng tích cực từ hành vi sử dụng rượu, giống như một đánh giá tích cực để biện minh cho lượng rượu mà họ tiêu thụ, trái ngược với kỳ vọng tiêu cực của những người không uống được/uống được một ít/không thích uống rượu.

Bài viết “Phương pháp phân tích mạng xã hội đối với việc sử dụngrượu và hành vi gây nghiện dong thời xảy ra ở thanh niên” (The social

network analysis approach to alcohol use and co-occurring addictive behavior

in young adults) cua nhóm tác gia Matthew K Meisel, James MacKillop,

Allan D Clifton, Adam S Goodie (Tap chi Elsevier, số 51 năm 2015, tr.72 —

79) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phân tích mạng xã hội

tập trung Egocentric social network analysis (SNA) dé điều tra mức độ phô

Trang 12

biến của hành vi gây nghiện và sử dụng chất kích thích đồng thời xảy ra trong

mang lưới của sinh viên đại học thông qua mạng trực tuyến Kết quả cho thay

có sự xảy ra đồng thời giữa hành vi sử dụng rượu bia với các chất kích thích

gây nghiện khác như hút thuốc và sử dụng cần sa của các thành viên đượckhảo sát.

Bài viết “Lý thuyết về hành hoạch định như một mô hình về việc uống

nhiễu rượu theo đợt giữa các sinh viên đại hoc” (The Theory of Planned

Behavior as a Model of Heavy Episodic Drinking Among College Students) cua tac gia Susan E Collins va Kate Carey (Tap chi Psychol Addict Behav,

21(4) năm 2007, tr.498 — 507) Trong nghiên cứu nay, bang việc sử dụng mô hình phương trình cấu trúc nhân tố tiềm ẩn và lý thuyết về hành vi hoạch định (the theory of planned behavior) đối với 131 sinh viên đại hoc (63% là nữ) dé

dự đoán việc uống rượu bia ở mức nguy hai (heavy episodic drinking) củasinh viên đại hoc Kết quả chứng minh rằng thuyết hành vi hoạch định không

có nhiều vai trò trong việc dự báo hành vi uống rượu bia ở mức nguy hại đốivới sinh viên.

Luận văn “Thực trạng sw dụng rượu bia trong thanh thiểu niên Hà

Nội” của tác giả Trần Thanh Loan (2011) cho thấy có sự khác biệt trong hành

vi sử dụng rượu bia về tuổi tác, giới tính, khác biệt đáng kể giữa môi trường nội thành và ngoại thành Đồng thời, yếu tố nhóm bạn ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới hành vi sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên Hà Nội được khảo sát.

Cụ thể, nhóm nam thanh thiếu niên không có phần lớn bạn thân uống rượu cókhả năng sử dụng rượu ít hơn 0,5 lần; và ít hơn 0,4 lần trong việc sử dụngrượu bia dé hòa nhập, thé hiện mình với đám ban so với nhóm nam thanh niên

có phần lớn bạn thân uống rượu, bia

Bài viết “Thực trạng hành vì sử dụng rượu bia của sinh viên tại trường Đại học y té công cộng: Mot số goi ý cho thực hành công tác xã hoi” của tac

giả Phạm Tiến Nam (2020, Tạp chí khoa học trường Đại học Y tế công cộng,

4

Trang 13

65(5), tr.197-205); tác giả da tiến hành khảo sát trên 874 sinh viên đang theo

học cử nhân chính quy tại trường Đại học Y tế công cộng, sử dụng các phép

mô tả tần số, tỉ lệ % đối với các biến định tính, giá trị trung bình, độ lệch

chuẩn đối với các biến định lượng dé thay được tinh trang su dụng rượu bia ở

sinh viên diễn ra ở ca hai giới và mối quan hệ giữa các biến độc lập (giới tinh,dân tộc, nhóm tuôi, tình trạng hôn nhân, thé trạng, sinh viên năm thứ, hoc lực,mắc bệnh mạn tính) với biến phụ thuộc (có hay không hành vi sử dụng rượu

bia) Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp trợ giúp sinh viên cóhành vi sử dụng rượu bia.

Bài viết “Thực trạng hành vi sử dụng rượu bia của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội, năm 2019” của nhóm tác giả Nguyễn Hang, Nguyệt Vân (Tạp chí Y tế Công cộng, số 52 tháng 06/2020) đã sử dụng bộ công cụ “Youth Risk Behavior Surveillance System” đã được chuan hóa của

Trung tâm phòng chống bệnh tật của Mỹ để xử lý đữ liệu thu thập được trên

các mẫu khảo sát tại 15 trường trung học phô thông tại 5 quận, huyện của

thành phố Hà Nội Kết quả cho thấy thực trạng học sinh nam sử dụng rượu

bia cao hơn so với học sinh nữ và tìm ra được những yếu tố nguy cơ dẫn tới việc sử dụng hành vi sử dụng rượu bia ở học sinh trung học phô thông là nam giới, được phép uống rượu bia tại nhà, người chăm sóc có uống rượu bia và

mẫu khảo sát dé phân tích và đánh giá về các yêu tố tác động tới hành vi sử

dụng rượu bia của học sinh trung học tại quận Sikhottabong, thủ đô Viêng

Chăn Thang đo AUDIT để xác định ty lệ lam dụng rượu bia, bộ công cu

Trang 14

phỏng van sâu dé thu thập số liệu định tính Kết quả cho thấy 4,3% đối tượngnghiên cứu lạm dụng rượu bia Giới tính, trường học, nơi ở là các yếu tố liên

quan đến tình trạng lạm dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu là giới tính,

trường học, nơi ở (p<0,05) Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của tác giả mới chỉ

dừng lại ở quy mô mẫu khá nhỏ (phạm vi quận Sikhottabong, thủ đô Viêng

Chăn) và đối tượng khảo sát hạn chế (học sinh trung học) Hơn nữa, các biến

số tập trung hau hết dé đánh giá việc lạm dụng rượu bia thay vì đánh giá tổng

thé thực trạng sử dụng rượu bia

Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hạn chế tác động của rượu bia tới nam

thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay” của tác giả Khumvong Chanthala

(2012, Đại học Quốc gia Lào) đã nghiên cứu trên góc độ những tác động của

rượu bia tới đối tượng là nam thanh niên trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn Hai

công cụ đo lường chính là bảng sàng lọc nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia

“The Alcohol Disorders Identification Test” (AUDIT) của tổ chức Y Tế Thế

Giới (WHO) và bản tự sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần “Adult Self

Report” (ASR) dành cho người trưởng thành từ 18 — 65 tuổi củaT.Achenbach Kết quả nghiên cứu còn cho thấy dự báo xu hướng từ sử dụng

sang lạm dụng rượu bia của nam thanh niên thủ đô Viêng Chăn, cụ thể: nam

thanh niên thủ đô Viêng Chăn có xu hướng uống nhiều hơn 04 chai bia

(330ml/chan) trong mỗi lần sử dụng; tần suất uống nhiều hơn 07 lần/tuần và rượu, bia là thành phần bắt buộc không thé thiếu trong các cuộc gặp gỡ, dé

tiếp cận và duy trì các mối quan hệ công việc, bạn bè Đồng thời, nghiên cứucũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng rượu bia và tác hại

của nó tới hệ thần kinh và sức khỏe của người sử dụng Hệ quả là, chưa có

tương quan so sánh giữa hành vi sử dụng rượu bia của nam và nữ thanh niên Bên cạnh đó, địa bàn nghiên cứu tập trung ở hai quận trung tâm của thủ đô là Chanthabouly và Sikhottabong, chưa mở rộng tới các quận, huyện khác của

thủ đô Cho nên kết quả nghiên cứu chưa thể đánh giá được chung thực trạng

sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn.

6

Trang 15

Cuốn sách “Hành vi sử dụng rượu bia — lý giải truyền thong và thực

trạng ” của tác giả Oranut Boonshuyar (2003, Nhà xuất bản quốc gia) Trong

cuốn sách này, tác giả đã tiếp cận trên cơ sở văn hóa và nhân học, trả lời câu

hỏi “Đồ uống có cồn ra đời vào thời điểm nào và tại sao con người lại thích uống loại do uống này?” Tác giả cho rằng yếu tô truyền thống là lý do được

viện dẫn nhiều nhất cho việc bao biện hành vi sử dụng rượu bia của con

người Cụ thể, hành vi sử dụng rượu bia là hành vi “mang tính truyền thống” thuộc về hành vi văn hóa, có mục đích dé kết nối, thắt chặt mối quan hệ và có thé giảng hòa cho các mâu thuẫn Rượu, bia được sử dụng trong những lần

gặp gỡ bạn bè, người thân, hoặc kết giao các mối quan hệ xã hội mới Hành vi

uống rượu dưới góc độ văn hóa mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn Tuy nhiên,

nghiên cứu không chỉ rõ ranh giới giữa văn hóa sử dụng rượu bia và việc lạm

dụng rượu bia dé làm biến tướng đi văn hóa này Điều này dẫn đến mâu thuẫn

rằng người uống rượu bia cho rằng mình có quyền được uống và thậm chí tớimức lạm dụng nhưng vẫn coi đây có tính truyền thống và được cho phép

Có thê thấy, các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam và Lào về

sử dụng rượu, bia đều nêu bật lên thực trạng việc sử dụng rượu bia nói chung,

của tầng lớp thanh niên nói riêng, phân tích đa chiều các yếu tố ảnh hưởng tới

hành vi sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung của các công trình này là đều tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dé chứng minh tính khách quan của kết quả nghiên cứu, thu thập

số liệu và đánh giá trên nhóm nghiên cứu chủ yếu ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.Một số công trình nghiên cứu của các học giả Lào khá sát với nội dungnghiên cứu của luận văn song vẫn còn một số hạn chế như đã chỉ ra

Bên cạnh đó, các công trình này chưa hệ thống lý luận với hành vi sử

dụng rượu bia của thanh niên, đồng thời với đối tượng và không gian nghiên

cứu cụ thé là hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn thì

chưa có một công trình nào ở câp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu một cách cụ

Trang 16

thê và chỉ tiết Do đó, đề tài “Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ

đô Viêng Chăn hiện nay” đảm bảo tính mới và không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu: Lam rõ thực trạng hành vi sử dụng rượu bia của

thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay, phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đếnhành vi sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn, từ đó kiến nghị

một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa uống rượu bia lành mạnh và phòng

ngừa tệ nạn xã hội liên quan đến rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn

(Lào) hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Lam rõ thực trạng và hậu quả của hành vi sử dụng rượu bia của thanh

niên thủ đô Viêng Chăn (Lào).

- Phân tích các yếu t6 ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia của

thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào).

- Đề xuất những giải pháp nham xây dựng văn hóa uống rượu bia vàphòng ngừa tệ nạn xã hội liên quan đến rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

Chăn (Lào) hiện nay.

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

* Doi tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hành vi sử

dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chan (Lào) hiện nay, qua đó tìm

hiểu văn hóa sử dụng rượu bia của nhóm thanh niên này.

* Khách thể nghiên cứu: Thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã từng

sử dụng rượu bia, đại diện các cơ quan chức năng liên quan (cảnh sát, cán bộ

phụ trách chòng chống tác hại rượu bia )

* Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Luận văn khảo sát thực trạng sử dụng rượu bia

của thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào).

Trang 17

Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện các nghiên cứu thực địa được

là trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 đến 12/2022.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô

Viêng Chăn hiện nay như thế nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi uống rượu bia của

thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay?

Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để xây dựng văn hóa uống rượu

bia và phòng ngừa tệ nạn xã hội từ rượu bia?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay uống rượu bia với mức độ và tần suất cao, uống nhiều thời gian địa điểm khác nhau

Giả thuyết 2: Các yếu tố đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, trình độ họcvấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế ) và các yếu tố gia đình, bạn bè, thể chế

chính sách của nhà nước có sự ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia của

thanh niên thủ đô Viêng Chăn.

Giả thuyết 3: Cần có những giải pháp đồng bộ về mặt thể chế, chính sách, yếu tô truyền thông va sự giáo dục từ gia đình, bạn bè cũng như tự ý thức của bản thân mỗi thanh niên để nâng cao văn hóa uống rượu bia lành

mạnh và phòng ngừa những hau quả tiêu cực do rượu bia mang lại.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các dữ liệu thứ cấp, đặc

biệt là số liệu thống kê của các tô chức, cơ quan ban ngành như Cục cảnh sát

giao thông, Đoàn thanh niên cách mạng nhân dân Lào, Tòa án nhân dân thủ

đô Viên Chăn đê phục vụ cho việc chứng minh các luận điêm nghiên cứu.

Trang 18

Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp này được sử dụng dé

phục vụ cho việc thao tác hóa các khái niệm và xây dựng cơ sở lý luận vềhành vi sử dụng rượu, bia của thanh niên.

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả đã thực hiện phỏng van sâu với 2 nhóm chủ thé:

Nhóm 1: Thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào): Số lượng: 05 người

Nhóm 2: Đại diện một số cơ quan, ban ngành có liên quan gồm: 01

Cán bộ Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Lào, chi đoàn thủ đô Viêng

Chăn; 01 Phó Giám đốc Công an quận Sikhottabong; 01 Hội trưởng hội phụ

nữ quận Chanthabuly; 01 Cán bộ dân số quận Xaysetha; 01 Cán bộ điều trahuyện Naxaithong.

7.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi được sử dụng détìm hiểu về thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn

Đối tượng khảo sát là thanh niên (trên 15 tuổi đến dưới 30 tuổi) trên 04

quận nội thành (Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysetha, Sisattanak) và 04 huyện ngoại thành (XayThany, Naxaithong, Mayparkngum, Sangthong) củathủ đô Viêng Chăn bởi đây là những địa điểm theo thống kê có số lượng thanh niên sử dụng rượu bia phổ biến nhất (Đoàn thanh niên Cách Mạng Nhân Dân Lào, 2018) Tại mỗi quận đề tài phát 55 phiếu theo phương pháp chọn mau thuận tiện Số lượng phiếu thu về tổng là 200 phiếu.

Bảng hỏi gồm 26 câu hỏi, có cấu trúc như sau:

- Nhóm câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu của đối tượng được hỏi (từ câu

1 — câu 9).

- Nhóm câu hỏi về thực trạng sử dụng rượu bia (từ câu 10 — câu 18)

- Nhóm câu hỏi về yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia (từcâu 19 — câu 23).

10

Trang 19

- Nhóm câu hỏi về tác hại của hành vi sử dụng rượu bia (từ câu 24 —

câu 25).

- Câu hỏi về giải pháp xây dựng văn hóa uống rượu bia (Câu 26)

7.4 Phương pháp xử lý thông tin

Các dữ liệu định lượng thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS

20.0

8 Khung lý thuyết và các biến số

8.1 Khung lý thuyết

Hình 1 1 Khung lý thuyết nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của

thanh niên thủ đô Viêng Chăn

Bặc điểm kinh tử - xã hội thà

đủ Vieng Chin | |

Thurc trạng

| hanh vi

| Bde điểm nhân khẩu xa - Mức độ

luật tha thận: - Tan suit

] Thite trạng, ~ Thời gian

hãnh ví và be - Bia điểm

| | Bac trưng gia dink 1 tiHủ củn sử iu phi

dụng rượu bia | - Haàn cánh

+ củn thanh or dung

| êm thủ ù é ~ Mục địchEruyem thông đụi chủng vả z

| % hỏi ar dungmạng xã hội h

| Hẻ qua

TNhủm ban be - "C4 nhân

- Gin định

A Hỏi

Che chink sách và duy định: i

củn phap luặt và Wha nước về - |

- Đặc trưng gia đình: (thành phần gia đình có người uống rượu, bia; sự

cho phép uống rượu, bia ).

- Nhóm bạn (Đa số các nhóm bạn có uống rượu, bia)

b Biến số phụ thuộc: Thực trạng hành vi và hệ quả sử dụng rượu bia

của thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay, trong đó:

II

Trang 20

- Thực trạng hành vi bao gồm: Mức độ: Tần suất: Thời gian; Dia điểm;

Chi phí, Hoàn cảnh sử dụng; Mục đích sử dụng.

- Hệ quả sử dụng rượu bia đối với cá nhân; gia đình và xã hội

c Biến số can thiệp

- Đặc điểm kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn (Lào)

- Các chính sách, pháp luật của pháp luật và Nhà nước về rượu, bia

9 Ý nghĩa của đề tài

Đề tai giúp hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi sử dụng rượu

bia, làm rõ được thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

Chăn, các yếu tố tác động và hậu qua của việc sử dụng rượu bia tới chất lượng cuộc sông của thanh niên thủ đô.

Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở bám sát thực tiễn, do đó đảm bảo

tính khả thi, góp phần xây dựng văn hóa rượu bia và phòng ngừa tinh trang

lạm dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) trong thời gian

tỚI.

10 Kết cấu đề tàiNgoài phần mở dau, kết luận và khuyến nghị, đề tài được cấu trúc

thành 3 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên.

Chương 2: Thực trạng hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thu đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay.

Chương 3: Một số yếu to ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia củathanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay và dé xuất giải pháp

12

Trang 21

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HANH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA

CUA THANH NIÊN

1.1 Các khái niệm cơ sở

1.1.1 Khái niệm rượu bia và một số khái niệm có liên quanTheo Tổ chức Y tế thế giới, định nghĩa rượu, bia được xác định dựatrên đặc điểm quá trình sản xuất (quá trình lên men va chưng cất) và nồng độcồn trong thành phẩm dé phân loại thành 03 loại là: Bia (thường có độ cồn

5%); Rượu nhẹ (có độ cồn từ 12 — 15%) và rượu mạnh (có độ cồn khoảng40%).

Luật quản lý đồ uống có cồn của Lào được ban hành năm 2014 không đưa ra khái niệm cụ thé về “rượu bia” mà đưa ra khái niệm chung về đồ uống

có con Theo đó, đồ uống có cồn là những sản phâm dang lỏng có chứa côn, gồm rượu, bia và đồ uống có chứa cồn khác (khoản 4 Điều 3) Còn tại Việt

Nam, khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 đãđưa ra các giải thích rõ ràng về khái niệm “rượu” và “bia” như sau: “Rượu là

đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc

hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dich

đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm”, còn “bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch,

nắm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước”

Dé quy đổi các loại rượu bia với nồng độ khác nhau, người ta sử dungđơn vị rượu Theo Tô chức Y tế thé giới thì 1 đơn vi rượu chuẩn tương đương10grams Etanol nguyên chat chứa trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia

500ml hoặc 01 lon bia 330ml 5%, 1 cốc bia hơi 330ml, 1 ly nhỏ 100ml rượu

vang 13.5%, 1 chén 30ml rượu mạnh 40%-43%).

13

Trang 22

Bang 1 1 Định lượng mức độ sử dụng rượu, bia

Mức độ uống Số gam côn Rượu mạnh | _ Rượu vang Bia 4-5 độ

rượu bia uống/ngày 40 độ cồn 12 độ cồn còn

Uống ít 0,1-9,9g (nghia}<1ly25ml |<lly8§ml |< 1 céc/chai

Uống nhiều >30g (nhiêu hơn |> 3 ly 25ml|> 3 ly 88ml/> 3 chai

3 đơn vị rượu) | (> 75ml) (>260ml) 220ml (> 2

lon/chai

bia330ml)

Uống quá | > 40g (nhiêu hơn |> 4 ly 25ml|> 4 ly 8§ml|> 4 chai/céc

nhiều 4 đơn vị rượu) | (> 100ml) (>350ml) 220ml (gan 3

lon/chai bia

330ml)

(Nguồn: Tổ chức Y tế thé giới WHO)

Lạm dụng rượu, bia là việc sử dụng rượu, bia với mức độ quá so với thông thường.

Say rượu, bia là hệ quả của việc sử dụng rượu bia quá mức, làm thay

đôi hành vi va tác động xâu tới sức khỏe của người dùng Biêu hiện của việc

say rượu, bia là nói nhiều, kéo dài tiếng: mắt lờ do; đi đứng loạng choang; tay

chân mêm; khóc mat chu động hoặc tự gục ngủ trên ban rượu.

14

Trang 23

- Nghiện rượu: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1993): "nghiện rượu là nhu

cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối

loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe"

- Văn hóa sử dụng rượu, bia: Xét ở góc độ tích cực, việc sử dụng rượu

bia ở mức độ phù hợp và vừa phải có những giá trị riêng về sức khỏe, tinhthần và văn hóa của các dân tộc trên thế giới nói chung, các tộc người của Làonói riêng Sản phẩm rượu, bia được coi là một “đặc sản” của dân tộc (ví du:Bia Lào Dark Lager là niềm tự hào của người Lào) Cách uống và thưởng

thức rượu, bia theo thời gian trở thành “văn hóa uống” đặc trưng của các tộc người Việc uống rượu bia ở đa số các tộc người còn được xem là cách chào đón trân trọng và nồng nhiệt đối với vị khách mới, hoặc là dip dé gia dinh, người than gan kết với nhau trong các buổi họp mặt Đối với bản thân người

uống, rượu, bia còn có những giá trị về sức khỏe Trong dân tộc Lào, ngườiđàn ông tin rằng việc sử dụng rượu ngâm với các loại động vật như rắn, mật

gấu có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức khỏe nam giới; rượu ngâm với

các loại cây thuốc có tác dụng trong xoa bóp

Như vậy, nói tóm lại “văn hóa rượu bia” theo nghĩa rộng là toàn bộ

những nội hàm liên quan tới văn hóa trong sử dụng rượu bia từ cách sản xuất,

thưởng thức cho tới sản phẩm rượu, bia cũng đều cấu thành nên văn hóa rượu bia Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập tới văn hóa rượu bia trong cách thưởng thức, hay nói cách khác là văn hóa uống rượu bia.

Biểu hiện cụ thé của văn hóa rượu bia trong cách thưởng thức cụ thé:

- Uống rượu, bia đúng lúc: Rượu, bia là một phan trong văn hóa âmthực nói chung Trong văn hóa Á Đông, rượu bia được sử dung trong các dip:

Gặp gỡ bạn bè, người thân lâu ngày; Gặp gỡ, kết giao mối quan hệ mới;Trong các sự kiện của gia đình, sự kiện lớn trong vòng đời cá nhân; Trong các

sự kiện lớn của cộng đồng; Hoặc cũng có thể sử dụng thường xuyên trong bữa

cơm hàng ngay với loại rượu ngâm, vì người châu A nói chung tin rang loại

15

Trang 24

rượu này với lượng vừa đủ cho 1 ngày (01 — 02 chén 50ml) có tác dụng tốt

cho sức khỏe.

- Uống rượu, bia đúng chỗ: Rượu bia được bày bán công khai tại các

cửa hàng ăn uống, nhà hàng, khách sạn Các gia đình cũng thường tự ngâm rượu để sử dụng cho gia đình và tiếp đãi khách tới chơi Rượu bia sử dụng

đúng chỗ có nghĩa là hành vi sử dụng rượu bia phải diễn ra tại nơi cung cấp

rượu, bia BỊ coi là phản văn hóa nếu hành vi sử dụng rượu bia diễn ra ở

những nơi công cộng như công viên, đường phố, hoặc vừa đi vừa uống

- Uống rượu, bia đúng chừng mực: Chừng mực trong truyền thống

thưởng thức rượu bia có nghĩa là vừa đủ, không dé bản thân rơi vào tình trạng

say xin, mat kiểm soát Chừng mực cũng có nghĩa là cách thưởng thức trong mỗi lần uống Điều này có thé phục thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền, dân

tộc Ví dụ, người dân thủ đô Viêng Chăn thường khi uống rượu bang chén thìthường hết “trăm phần trăm” nhưng với người dân tộc thiểu số, ví dụ như

người Cơ-tu, người Tay Deang khi uống rượu can thì lại chậm rãi, từ tốn.

- Uống rượu, bia có thứ tự: Trong văn hóa rượu, bia của người ĐôngNam Á nói chung, người Lào nói riêng có một nguyên tắc bất thành văn về

thứ tự Chén đầu tiên bao giờ cũng được rót 1 nửa xuống đất gọi là thủ tục mời các vị thần linh Người Lào rất sùng đạo và đó là cách mà họ tỏ lòng thành với các đắng thần linh Trong mâm rượu, người lớn tuổi sẽ uống trước, hoặc khi có khách tới chơi, khách sẽ là người uống trước Mọi người sẽ uống

lần lượt theo chiều kim đồng hồ

- Các hành vi phản văn hóa trong thưởng thức rượu bia: Hành vi ép

uống rượu, bia; Hành vi uống quá chén, dẫn đến say xin, mat kiểm soát lờinói và hành vi; Hành vi “khích tướng”, chạm lòng tự ái của đối phương đề đốiphương phải uống hoặc tiếp tục uống

16

Trang 25

1.1.2 Khái niệm hành viHành vi là hoạt động có hướng đích của con người, bao gồm một chuỗi

hành động lặp di lặp lại Don vi cơ sở của hành vi là hoạt động Hanh động

luôn đi cùng với những mục dich cụ thể, sử dụng các phương tiện cụ thé vàdiễn ra trong một địa điểm, hoàn cảnh cụ thé nhằm đáp ứng lại kích thíchngoại giới Hành vi của con người có thể thay đổi qua thời gian và trong hoàncảnh xã hội cũng như môi trường sống của họ, là kết quả của quá trình conngười phản ứng lại với môi trường sông

Nghiên cứu về hành vi mà cụ thể là hành vi của con người, nhiều nhà

nhân hoc đã đưa ra quan điểm của minh, chang hạn: Nhà nhân hoc Jame

Watson (1842 — 1910) đại diện cho lý thuyết hành vi cổ điển quan niệm hành

vi của con người là tổ hợp các phản ứng cơ thể trả lời kích thích tác động vào

cơ thé Còn theo quan điểm của nhà tâm lý học A.N Leonchiev (1903 —

1979), hành vi của con người đảm bao cho con người tôn tại và phát triển vi

con người là một chủ thé tích cực chứ không phải là một cá thé thụ động.

Trên cơ sở đó, có thé hiểu một cách chung nhất, hành vi sử dung rượu

bia là hành vi có chủ đích của con người,với ban chất là đưa chất có côn (rượu, bia) vào bên trong cơ thể qua đường ăn, uống nhằm thỏa mãn nhu cau

của bản thân và các mục đích khác.

Như vậy, theo lý thuyết về hành vi nói chung, thì hành vi sử dụng rượu

bia của con người là một hành vi có chủ đích, con người sử dụng rượu bia

nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau mà trong đó nhu cầu chính xuất phát

từ bản thân người sử dụng rượu, bia Đồng thời, người sử dụng rượu biakhông tránh khỏi những tác động từ các đặc điểm nhân thân cũng như môitrường và điều kiện sống dẫn tới tần suất và mức độ sử dụng rượu bia Điều

này dẫn đến con người có thê thay đổi hành vi sử dụng rượu bia theo hướng nhiều hơn hoặc ít hơn khi thay đổi về đặc điểm chủ thé hay môi trường sống.

17

Trang 26

1.1.3 Khái niệm thanh niên

Theo quy định của Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020 thì "thanh

niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi" Trong hệ thống luật

pháp của Lào hiện tại, không có luật chuyên ngành đối với đối tượng là thanh

niên, tuy nhiên, dựa trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ quyền trẻ em thì trẻ

em là đối tượng đưới 18 tuổi (khoản 2 Điều 2) Tuy nhiên trong quy định của

Bộ luật Hình sự năm 2017 của Lào thì trẻ em từ 15 tuổi đã phải chịu tráchnhiệm hình sự (Điều 3) Do đó, thanh niên trong phạm vi luận văn sẽ được

hiểu là những người từ đủ 15 tuôi đến dưới 30 tuổi.

Tổng hợp lại các dữ kiện trên, trong phạm vi luận văn: Hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên được định nghĩa là thanh niên Viéng Chan trong độ

tuổi (trong độ tuổi từ 15 đến dưới 30) đã có ít nhất 01 lần uống rượu, bia tính đến thời điểm điều tra.

1.2 Tiếp cận lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết nhu cau

- Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1958) cho rằng để có thê

tồn tại và phát triển, con người cần thỏa mãn các nhu cầu sau: 1 Nhu cau thé chất, 2 Nhu cầu an toàn, 3 Nhu cầu tình cảm xã hội, 4 Nhu cầu được tôn trọng và 5 Nhu cầu được thé hiện minh được sắp xếp theo thứ tự kim tự tháp

5 tầng, càng lên cao thì nhu cầu con người lại càng cao Trong đó, sự thôi thúc

thỏa mãn nhu cau là yếu tố quan trọng nhất trong động lực.

- Lý thuyết động lực của Clayton Alderfer (1969) cho rằng có ba nhu

cầu cơ bản mà con người tìm cách đáp ứng là tồn tại (Existence), quan hệ

(Relatedness), phát triển (Growth); và con người luôn cố gắng để thỏa mãnnhiều nhu cầu cùng một lúc, chứ không chỉ vì một nhu cầu nhất định Lý

thuyết này có sự khác biệt với lý thuyết 5 nhu cầu của Maslow.

Hai lý thuyết trên được sử dụng để làm sáng tỏ nhu cầu và thực trạng

sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) trên các khía cạnh

18

Trang 27

như: lứa tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia; tần suất, mức độ sử dụng rượu bia;thời gian, địa điểm, chi phí, mức độ sử dụng rượu bia Bên cạnh đó, các lýthuyết này còn có ý nghĩa liệt kê các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn Mặc dù vậy, hai lý thuyết này sẽ

không thể giải thích được tại sao lại có một sé người su dụng rượu bia, một SỐngười không sử dụng rượu bia, một số người sử dụng rượu bia ít, một sốngười sử dụng rượu bia nhiều Hai lý thuyết này cũng không thé lý giải được

yếu tố nào quyết định đến việc sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô

Viêng Chăn Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, thực chất sử dụng rượu bia

của thanh niên là một vấn đề xã hội phức tạp, đối tượng thanh niên thủ đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia rất đa dạng Hành vi này ngoài các động cơ cá nhân còn liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác như: giới tính, lứa tuổi, dân

tộc, tình trạng việc làm, nghề nghiệp của bản thân, trình độ học vấn, năng lực

học van, khả năng kinh tế, các mối quan hệ trong gia đình cũng như các mốiquan hệ cá nhân với bạn bè Ứng dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vàthuyết động lực của Clayton Alderfer này vào hành vi sử dụng rượu bia củathanh niên sẽ giúp lý giải được các nguyên nhân thúc đây hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn.

- Tương tự như lý thuyết nhu cầu và thuyết động lực, lý thuyết hai nhân

tố của Frederick Herzberg cũng được ứng dụng vào đề tài nhằm làm rõ thực

trạng hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn cũng như

các yếu tô thúc đây hành vi sử dụng rượu bia của các thanh niên này, chănghạn: ¡) Các yếu tố thuộc về cá nhân (như giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, tìnhtrạng việc làm, khả năng kinh tế, ); ii) Các yếu tô thuộc về gia đình (nhưnghề nghiệp của bố mẹ, gia đình có hay không có người sử dụng rượu bia gia

đình); 111) Cac yéu tố thuộc về ban bè (thanh niên có nhóm bạn bè sử dụng rượu bia); iv) Thé chế, chính sách của nhà nước đối với hành vi sử dụng rượu

bia của thanh niên; Tuy nhiên, không dừng lại ở các ý nghĩa trên, việc ứng

19

Trang 28

dụng lý thuyết hai nhân tố vào dé tài còn nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu

các giải pháp dé tăng cường các yếu té tạo động lực thúc đây tâm lý tích cực

cho thanh niên và xây dựng, duy trì môi trường cho tâm lý tích cực đó.

1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa

- Theo G.Andreeva thì xã hội hóa là một quá trình diễn ra suốt đời mỗi

cá nhân, có thé bắt chước và tiếp nhận hành vi từ những mối quan hệ họ hànggan gũi nhất, đó là quan hệ gia đình và quan hệ ban bè

- Khái niệm habitus (tập tính, thói quen, lề thói) của Pierre Bourdieu

(1988): Ông phân biệt các tập tính thân thé (les habitus corporels) va cac tap tính tâm thức (les habitus mentaux) Các tập tính đầu (các cách thức lái xe 6

tô chăng hạn) thoát ra khỏi ý chí của chủ thể, trong khi các tập tính sau (các

cách thức trò chuyện với người lái xe khác) lại nằm dưới sự kiểm soát của ý

chí P Bourdieu theo đuổi tiếp cận ấy bang cách mang lại cho nó một sự mởrộng đáng kê Và ông định nghĩa habitus như “một hệ thống các tâm thé”

(dispositions) đạt được bằng sự đào luyện kín đáo hay công khai (par l'apprentissage implicite ou explicite) và hoạt động như một hệ thống các

phác đồ nhận thức và thân thể” (qui fonctionne comme système de schémas

cognitifs et corporels) Ông quy dẫn chúng về các khả thê thừa kế được và đạt tới được băng đào luyện của các tác nhân về các tư thế thân thể (marqueurs corporels) của họ, về tất cả những gì cho phép phân biệt các tác nhân giữa họ với nhau và về những gì cho phép các tác nhân tự phân biệt người này với

người kia “Tập tính” thâu tóm theo một kiểu cách nào đó cách thê cái vốnliéng xã hội lắng đọng vào nội tâm va bộc lộ ra bên ngoài (l’habitus résume

en quelque sorte comment le social est intériorisé et extériorisé) Tập tính tự

biến thé (se décline) thành nhiều cách thức Các tập tính chính chia thành cáctập tính tầng lớp, tập tính gia đình và tập tính trường [22]

Cách tiếp cận này được vận dụng trong đề tài góp phần làm sáng tỏ sự

tác động của gia đình, bạn bè, môi trường học tập, môi trường làm việc, địa

20

Trang 29

điểm hoạt động, phương tiện truyền thông đại chúng, thé chế chính sách củaĐảng và Nhà nước đến hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

Chăn Mặc dù cách tiếp cận này không thể chỉ ra được trong các yếu tố trên, yếu t6 nào có tác động nhiều nhất đến hành vi sử dụng rượu bia của thanh

niên thủ đô Viêng Chăn nhưng đây lại là cơ sở quan trọng dé tác giả đề xuấtcác giải pháp nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng và giảm thiểu những hậu

quả không mong muốn mà hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô

Viêng Chăn gây nên.

1.2.3 Lý thuyết học tập xã hội Albert Bandura (1988) đã đưa ra lý thuyết học tập xã hội, trong đó

khang định quan sát, bắt chước và mô hình đóng một vai trò quan trọng Lý

thuyết của Bandura kết hợp các yếu tố từ các lý thuyết hành vi, cho thấy tất cả

các hành vi được học qua điều kiện, và các lý thuyết nhận thức, có tính đến

các ảnh hưởng tâm lý như sự chú ý và trí nhớ [23].

Ứng dụng lý thuyết này vào trong đề tài có thể làm sáng tỏ được hành

vi sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn trên các khía cạnh

như: ảnh hưởng của các gia đình có truyền thống sử dụng rượu bia, nhóm bạn

bè sử dụng rượu bia đối với hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô

Viêng Chăn; nhận thức của thanh niên thủ đô Viêng Chăn đối với các tác hạikhông mong muốn do hành vi sử dụng rượu bia gây ra Ở một mức độ khái

quát hơn, vận dụng lý thuyết này còn có thé giải thích được hành vi của thanh

niên sử dụng rượu bia là kết quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố và nó có thé

bị thay đổi khi môi trường sống thay đổi khi thanh niên quan sát, học tập

những thay đổi đó Đây cũng là một trong những cách tiếp cận quan trọng dé tác giả đề xuất các giải pháp kiểm soát, hạn chế việc sử dụng rượu bia của

thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn, giảm thiêu những ảnh hưởng không mong

muôn của hành vi nay đôi với cá nhân, gia đình va xã hội.

21

Trang 30

1.3 Văn hóa rượu bia tại Lao và chính sách, pháp luật của nhà nước

CHDCND Lào về sử dụng rượu bia và quy định về kiểm soát, phòng

chống tac hại của rượu bia

1.3.1 Văn hóa rượu bia tại Lao

Văn hóa uống rượu bia của người Lào có từ lâu đời, gắn liền với vănminh nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, san ) Lào có nhiều

dân tộc và mỗi dân tộc đều có truyền thống và văn hóa riêng nhưng rượu

đóng một vai trò quan trọng trong toàn xã hội Lào.

Sản phẩm rượu bia là sự kết hợp tinh túy va đúc kết của tri thức ban địa còn văn hóa rượu bia được bồi đắp qua nhiều thế hệ Người Lào canh tác

từ tháng 6 đến tháng 11 các loại cây trồng như lúa, ngô ngọt và một số loại hoa màu để nấu rượu Thời gian còn lại của năm (từ tháng 12 tới tháng 5) là

lúc diễn ra nhiều lễ hội và sự kiện lớn của đất nước như ngày quốc khánh, Tếtnguyên đán, Tết Lào, lễ hội đua thuyền, lễ hội tên lửa Nên đây là cơ hội démoi người tham gia tiệc tùng sôi nồi và thưởng thức thành quả mà họ đã làm

ra Ở phạm vi nhỏ hơn ở mỗi gia đình, rượu là thức uống không thể thiếuđược phục vụ trong đám cưới, lễ baci (buộc chỉ cỗ tay), hoặc các cuộc họp

mặt khác của bản, những người cao tuổi trong gia đình coi rượu như phươngpháp chữa trị mọi bệnh tật.

Ngoài việc uống rượu và bia nhập khẩu, các vùng và tỉnh khác nhau

còn sản xuất rượu tự nấu, trong đó phô biến nhất là loại rượu truyền thống

được nấu bằng gạo mạnh được gọi là Lao khao, thường được sản xuất ở

huyện Khong, tỉnh Saravan Các hình thức khác của rượu làm từ gạo cũng rấtphổ biến, bao gồm hai loại là Lao Lao (rượu gạo chưng cất truyền thống, có

nồng độ cao trên 50%) và Lao Hai (rượu được chưng cất và uống từ bình đất sét thông qua ống hút với nồng độ cồn thấp hon Lao Lao, loại hình này giống

với rượu cần của Việt Nam) Loại rượu nồng độ cao thường được dùng dé

ngâm với các loại động vat hoặc thực vật có dược tinh, được cho là khi uông

22

Trang 31

vào sẽ bồi bố sức khỏe hoặc dé chữa bệnh như rượu rắn (rất pho bién 6 khu

vuc Dong Nam A), rượu ky nhông, các loại cây thuốc

Các tộc người Lào rất tự hào về cách làm ra các sản phẩm rượu bia

cũng như có cách thưởng thức rượu Trước khi có một sự kiện diễn ra, rượu

được chuẩn bị vào lúc bình minh khi trời chưa sáng, vì người Lào cho rằngvào thời điểm nay là lúc rượu được chung cat tốt nhất Các thé hệ truyền nhau

cách pha chế truyền thống Bắt đầu từ việc gạo mới sau khi được thu hoạch sẽ

được nấu thành xôi, sau đó được lên men với những bí quyết riêng và chưng cất trên lửa củi lớn dé ra được những giọt rượu tinh túy Một số loại được liệu hoặc hoa quả tươi như xoài, dứa, chanh dây, chuối, dừa và một ít đường mía cũng sẽ được thêm vào quá trình nấu rượu dé ra các vị khác nhau Khách sau khi ra về cũng sẽ được tặng một chai rượu nhỏ, dé chứng tỏ sự mến khách

về mảnh đất và con người Lào thân thiện

Bên cạnh rượu thì Bia Lào là một trong những thương hiệu quốc gia

nổi tiếng của Lào Nó được sản xuất bởi một nhà máy bia khu vực ngoại

thành thủ đô Viêng Chăn, cạnh tranh với các nhãn hiệu khác như Bia Singha

(Thái Lan), bia Tiger (Singapore) và một số nhãn hiệu bia khác của Việt Nam

và Trung Quốc

Cách uống rượu, bia ở Lào rất độc đáo Trước khi bắt đầu bữa tiệc, người Lào thường ngồi trên sàn nhà uống rượu Chủ nhà hoặc một người đàn ông lớn tuổi sẽ rót đầy ly đầu tiên và dé xuống sàn nhà — một nghi thức dé tôn

vinh tinh thần, biết ơn các thần linh Sẽ chỉ có một ly chung được đặt trên bàntiệc mà mọi người ngồi trong bàn sẽ cùng nhau chia sẻ một ly đó theo vòngtròn Nếu là người mới (khách) sẽ là người được mời uống lần đầu tiên và sau

đó là tuần tự những người khác theo chiều kim đồng hồ Nhưng nếu là khách

thì sẽ được ưu ái hơn rất nhiều chứng tỏ sự mến khách và hào phóng của chủ nhà Việc từ chối khi được mời rượu của khách được xem là bat lich sự và

không tôn trọng chủ nhà, từ chối uống rượu trong lần đầu tiên gặp mặt gần

23

Trang 32

như là một điều cắm ky Phụ nữ có thể ngừng uống rượu sau vòng đầu tiên,

nhưng điều này không được chấp nhận đối với nam giới Tuy nhiên cách uống

này giờ ít xuất hiện hơn ở thủ đô hoặc các thành phố lớn, nhưng chắc chắn

vẫn rất phô biến ở các tỉnh miền núi của Lào.

1.3.2 Chính sách, pháp luật của nhà nước Lào về sử dụng rượu bia

và quy định về kiểm soát, phòng chong tác hại của rượu bia

Chủ trương đường lỗi của Dang va Nhà nước về phòng chống tác hại của rượu bia, kiểm soát rượu bia thê hiện qua nhiều văn kiện như Nghị quyết

xây dựng lực lượng thanh niên Lào tiên tiến, hiện đại năm 2006; Nghị quyết

nâng cao chất lượng dân số Lào giai đoạn 2001 — 2010 , được cụ thé hóa

thông qua các bộ ngành và cơ quan có liên quan trong lĩnh vực mình quản lý.

Chính sách pháp luật hiện tại của Lào là đã ban hành Luật Kiểm soát đồ

uống có cồn năm 2014 gồm 11 Chương và 82 Điều Đây là văn bản chuyênngành điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng đồ uống có

côn Luật quy định bốn nhóm van đề lớn bao gồm: (1) Thuế; (2) Nong độ cồn

trong máu; (3) Hạn chế quảng cáo rượu; (4) Quản lý của nhà nước trong lĩnh

vực mua bán và tiêu dùng rượu bia.

Luật Kiểm soát đồ uống có cồn ké từ khi được ban hành đã đạt được những kết quả tích cực, khi lần đầu tiên xác định được độ tuôi tối thiểu được

sử dụng rượu, bia; kiểm soát các hành vi tiếp thị và quảng cáo rượu, cũng như xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát đồ uống có

cồn Hiện nay đã có 03 văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như các quy định còn khá chung

chung, tính định lượng chưa cao nên gây khó khăn cho việc áp dụng vào thực

tiễn dé xử phat các trường hợp vi phạm.

Cụ thé: Chính sách pháp luật của Lào hiện nay chưa quy định đầy đủ

10 biện pháp giảm tác hại liên quan đến sử dụng rượu, bia do WHO khuyếnnghị; Còn thiêu các quy định hữu hiệu đê kiêm soát việc bán đô uông có côn

24

Trang 33

tại các cơ sở kinh doanh ăn uống và ngoài cơ sở Các quy định về tiếp thị đồ

uống có cồn hiện nay trong pháp luật Lào còn bỏ ngỏ nội dung về khuyến mại

và giới thiệu sản phẩm d6 uống có côn; quy định về nghĩa vụ đảo tạo và thi

hành dịch vụ đồ uống có trách nhiệm.

Chính sách pháp luật Lào hiện nay vẫn còn thiếu nhiều biện pháp hữuhiệu, đặc biệt là chiến lược chính sách quốc gia về rượu, kiểm soát tiếp cận

rượu và kiểm soát tiếp thị Ngoài ra, việc thực thi pháp luật còn thiếu chặt

chẽ, đặc biệt là ngăn chặn và quản lý đồ uống có cồn bất hợp pháp

Tiểu kết Chương 1

Với tên gọi “Co sở lý luận về hành vi sử dụng rượu bia cua thanh niên ”,Chương 1 của Luận văn tập trung giải quyết các vấn dé sau: i) Các khái niệm cơ sở (như: Khái niệm rượu bia và một số khái niệm có liên quan;

Khái niệm hành vi; Khái niệm thanh niên); ii) Tiếp cận lý thuyết (bao gồm: lýthuyết nhu cầu, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết hành động xã hội); iii) Văn hóarượu bia tai Lao và chính sách, pháp luật của nhà nước DCND Lào về sử

dụng rượu bia và quy định về kiểm soát, phòng chống tác hại của rượu bia Các kết quả nghiên cứu của chương này sẽ là tiền đề lý luận quan trọng dé phân tích các nội dung ở Chương 2 liên quan đến thực trạng hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chan.

25

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA

THANH NIÊN THỦ ĐÔ VIÊNG CHAN (LAO) HIỆN NAY

Chương này sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng hành vi sử dụng rượu bia

của thanh niên thủ đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay Thực trạng hành vi sử dụng

rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn được làm rõ thông qua một số nộidung: lứa tuổi sử dụng rượu bia, tần suất, mức độ sử dụng rượu bia; thời gian,địa điểm, chỉ phí, hoàn cảnh sử dụng rượu bia và mục đích sử dụng rượu bia

của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay Qua đó, Chương này cũng làm

rõ hậu quả của việc sử dụng rượu bia theo đánh giá của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn (Lào) hiện nay.

2.1 Về lứa tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô

Viêng Chăn

Lia tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn

chính là tuổi của những người thanh niên lần đầu tiên trong đời sử dụng rượu,

bia.

Ở Lào, rượu khá rẻ, sẵn có và cực kỳ dễ tiếp cận, thậm chí, trẻ em cóthé tự do mua mà không cần người lớn dé mắt tới Tình trạng uống rượu bia ở

độ tuổi vị thành niên diễn ra pho biến tại các nha hàng, quán bar trên cả nước

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Lào là nước tiêu thụ nhiều rượu nhất

ASEAN, trung bình 7 lít / người mỗi năm [35]

Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ

đô Viêng Chăn cho thay 88% những người được hỏi cho biết đã từng sử dungrượu bia, chỉ 11,5% số thanh niên còn lại là chưa từng sử dụng rượu bia Điều

đó cho thấy, ở thủ đô Viêng Chăn, tình trạng thanh niên sử dụng rượu, bia

diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là các khu vực có nhà hàng, quán bar

Khảo sát lứa tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô ViêngChăn cho thấy:

26

Trang 35

Biểu đồ 2 1 Lira tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia của mthanh niên thủ đô

Viêng Chăn

(Don vị: %)

(Nguon: Số liệu khảo sát của dé tài)

Nhìn vào biểu đồ trên có thé thấy, tỉ lệ thanh niên bắt đầu uống Tượu 0

độ tuổi 15-20 chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,7%; tỷ lệ thanh niên bat đầu uống

rượu ở độ tuổi 20-25 chiếm 40,7% Tỷ lệ thanh niên bắt đầu uống rượu ở độ

tudi 25-30 chiếm 9,6% Điều đó cho thấy, việc bắt đầu sử dụng rượu bia diễn

ra phô biến nhất ở lứa tuôi từ 15 đến 25.

Xem xét về thời điểm bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đôViêng Chăn theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy:

27

Trang 36

Biểu đồ 2 2 Thời điểm bắt đầu sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô

Viêng Chăn theo giới tính

(Don vị: %)

60.0 55,0% 54,4%

= Nam thanh niên

Nữ thanh niên

(Nguồn: Số liệu khảo sát của dé tài)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, tỷ lệ nam thanh niên sử dụng rượu bia diễn ra phổ biến nhất trong lứa tuổi từ 15 đến 20 (với 55,0%), tiếp đó là

độ tuổi từ 20 đến 25 (với 34,2 %) và ở lứa tuổi từ 25 đến 30 (với 10,8%).Trong khi đó, đối với nữ thanh niên, thời điểm bắt đầu uống rượu bia tậptrung chủ yếu ở lứa tuổi từ 20 đến 25 (với 54,5%), tiếp đó là lứa tuổi từ 15

đến 20 (với 38,6%) Riêng đối với lứa tuổi từ 25 đến 30, tỷ lệ nữ thanh niên

sử dụng rượu bia ở lứa tuôi này rất thấp (chỉ chiếm 7,0%) Có thé thấy, thời điểm bắt đầu sử dụng rượu bia của đa số nam thanh niên được hỏi thường bắt đầu sớm hơn nữ.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng sử dụng rượu, bia đối vớithanh niên ở thủ đô Viêng Chăn diễn ra phổ biến là do thiếu các quy tắcnghiêm ngặt cũng như các chiến dịch giáo dục về tác hại của rượu bia Tỷ lệnam thanh niên trong độ tuổi từ 15-20 bắt đầu sử dụng rượu, bia chiếm tỷ lệcao nhất là do đây đang là thời điểm dậy thì, nhận thức các vấn đề vẫn chưathực sự chín chắn Tâm lý hiếu thăng, muốn chứng tỏ bản lĩnh đàn ông cũngnhư sự tò mò, muốn khám phá đã thôi thúc thanh niên bắt đầu uống rượu ở

28

Trang 37

lứa tuổi này Đối với nữ thanh niên, lứa tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia chủ yếu

ở độ tuôi từ 20-25 Điều này một phan xuất phát từ sự khác biệt từ vấn đề tâm

sinh lý giữa nam và nữ Thêm vào đó, nữ giới thường được dạy không nên sử

dụng rượu bia Trong gia đình, nam giới — người bố, ông thường là người sử

dụng rượu bia nhiều hơn người phụ nữ- người mẹ, bà

Thanh niên ở thủ đô Viêng chăn sử dụng đa dạng nhiều loại rượu bia

khác nhau Ông Fongsombath Vilaphong — cán bộ Phụ trách Doan Thanh niên NDCM Lào thủ đô Viêng Chăn cho biết: “Khoảng 60% thanh niên sử dụng

bia, 20% thanh niên sử dụng rượu táo, 8% thanh niên sử dụng các loại rượu

nôi tiếng và 12% thanh niên sử dụng Lao khao (rượu tự nấu)” [50].

2.2 Về tần suất, mức độ sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô

Viêng Chăn

a Tần suất sử dụng rượu bia

Tần suất sử dụng rượu bia được hiểu là số lần sử dụng rượu bia củathanh niên thủ đô Viêng Chăn trong một khoảng thời gian nhất định Khoảngthời gian đó có thé là một ngày, một tháng hoặc một năm

Biểu đồ 2 3.Tần suất sử dụng rượu bia thanh niên thủ đô Viêng Chăn

(Don vị: %)

Vài lần trong năm ee) 7

Trên | thang 1 lần ee,

Hàng tháng LT “ Tý lệ%

Hàng tuần eT Hang ngay —5—) 4 2 2 F

00 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0

(Nguon: Số liệu khảo sát của dé tài)

29

Trang 38

Nhìn vào biểu đồ trên có thê thấy, tần suất sử dụng rượu bia của thanh

niên thủ đô Viêng Chăn phổ biến là trên tháng 1 lần (chiếm ty lệ 28,8% tong

số người được điều tra), tiếp đó là vài lần trong năm (chiếm tỷ lệ 25,4% tông

số người được điều tra Tần suất của thanh niên uống rượu bia hàng tuần hoặc

hàng tháng chiếm tỷ lệ tương đương với trên 17,0 % Nhóm đối tượng sửdụng rượu bia hàng ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,5%

bia moi lân (%)

(Nguồn: Số liệu khảo sát của dé tài)

30

Trang 39

Theo kết quả khảo sát, đa số người được hỏi - 49,7% thanh niên ở thủ

đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia ở mức độ uống ít, khi chỉ uống 1 chén/ly

nhỏ (khoảng 30ml) mỗi lần 23,2% thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn sử dụng

rượu bia ở mức độ nghiện rượu bia khi sử dụng 1⁄2 lít mỗi lần 13,0% thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia ở mức độ vừa khi mỗi lần chỉ sử

dung 1 chén/ly trung bình (100ml) 8,5 % thanh niên ở thủ đô Viéng Chăn sử

dụng rượu bia ở mức độ nhiều do mỗi lần uống tới 1 céc/ly lớn (250-330ml).

5,7% thanh niên sử dụng rượu bia ở mức độ nghiện nang do sử dụng từ | lít

trở lên mỗi lần.

Ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, mức độ sử dụng rượu bia của thanh

niên ở thủ đô Viêng Chăn cũng có sự khác nhau Theo chia sẻ của ông

Phoutthavong Phonepaseuth - Phó Giám đốc Công an quận Sikhottabong:

“cán bộ, thanh niên ở các quận nội thành có mức độ sử dụng rượu bia nhiễugdp 2 lan thanh niên ở các huyện ngoại thành của thủ đô Viêng Chăn”

Hiện nay, một vấn đề đáng báo động ở thủ đô Viêng Chăn đó là tỷ lệ sử

dụng và lạm dụng rượu bia ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa Theo

khuyến cáo của WHO, lạm dụng rượu bia là việc sử dụng quá 3 đơn vi rượu

mỗi ngày (đối với nam) hoặc quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày (đối với nữ) Căn

cứ vào tiêu chuan đó, có thé thay, hơn 50% thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn

đã lạm dụng rượu bia nhưng bản thân họ cũng không biết Theo chia sẻ của ông Sayavongsy Phoutthasak, một Giám đốc kinh doanh tại quận

Chanthabuly, “mdi ngày chỉ uống 5 đơn vị rượu là du Vượt qua số 5 đơn vị

k

rượu moi ngày mới là lam dụng rượu bia” Trong khi đó, theo ông

Noryansana Chanhthaveth — một cán bộ cơ quan nhà nước ở quận

Sikhottabong, “uống từ 4 don vị rượu mỗi ngày trở lên là lạm dụng rượu

bia” Anh Phonepradith Bountiem - sinh viên cao dang tại huyện Mayparkngum lại cho rằng “mdi ngày nên uống 3 đơn vị rượu là du, không

phân biệt nam nữ, nêu vượt quá 3 đơn vị rượu thì là lạm dụng rượu bia``.

31

Trang 40

Theo chia sẻ của một số cán bộ công chức ở thủ đô Viêng Chăn, thanh

niên ở mọi lứa tuổi, sinh sống ở các khu vực khác nhau, làm ở các ngành nghề

khác nhau, có mức thu nhập từ thấp đến cao đều có có xu hướng lạm dụngrượu bia, cụ thể: Ông Fongsombath Vilaphong - cán bộ phụ trách ĐoànThanh niên NDCM Lào thủ đô Viêng Chăn cho biết “đa số thanh niên ở thủ

đô Viêng Chăn đêu có xu hướng lạm dụng rượu bia, không phân biệt lứa tuổi,nghệ nghiệp, thu nhập, nơi ở” Ông Phoutthavong Phonepaseuth - Phó Giám

đốc Công an quận Sikhottabong chia sẻ thêm rằng: “Tỷ lệ lam dụng rượu bia

ở thủ đô Viêng Chăn ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa dân Nếu như

trước đây tỷ lệ lạm dụng rượu bia tập trung vào thanh niên trong độ tuổi từ

25 đến 30 thì hiện nay, ty lệ này đã có sự thay đổi khi diễn ra ở mọi lứa tuổi,

cụ thé: Tỷ lệ lam dụng rượu bia ở lứa tuổi tuổi từ 15-20 chiếm 20%; tỷ lệ lam

dụng rượu bia ở độ tuổi 20-25 chiếm 35%, tỷ lệ lạm dụng rượu bia ở lứa tuổi

25-30 chiếm 45% Đối tượng lam dụng rượu bia chủ yếu tập trung vào các

thanh niên trong các quận nội thành, có thu nhập cao và làm nghề kinhdoanh, nông dan hoặc lao động tự do”.

Tựu chung lại có thé khang dinh rang, mặc dù tình hình sử dụng rượu

bia của thanh niên thủ đô hiện nay chưa ở mức cao nhưng rất đáng báo động

vì tỷ lệ lạm dụng rượu bia đang ngày cảng gia tăng.

2.3 Thời điểm, địa điểm, chi phí, hoàn cảnh sử dụng rượu bia của thanh

niên thu đô Viêng Chăn hiện nay

a Thời điểm sử dụng rượu bia

Nghiên cứu thực trạng sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng

Chăn cho thấy, thanh niên thủ đô Viêng Chăn sử dụng rượu bia vào nhiều thờiđiểm khác nhau: Gặp mặt bạn bè; Giỗ chạp, cưới xin; Sự kiện công việc

(thăng chức, tăng lương); Ngẫu hứng, thích thì uống; Đau 6m/ có bệnh; Khi

có chuyện vui; Khi gặp chuyện buôn hoặc Bat cứ lúc nao có cơ hội.

32

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Khung lý thuyết nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của - Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay
Hình 1. 1. Khung lý thuyết nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của (Trang 19)
Bảng 2. 1. Nhận định của thanh niên thủ thủ đô Viêng Chăn về văn hóa uống rượu bia lành mạnh - Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay
Bảng 2. 1. Nhận định của thanh niên thủ thủ đô Viêng Chăn về văn hóa uống rượu bia lành mạnh (Trang 52)
Bảng 3. 1. Mục đích sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chan theo giới tính - Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay
Bảng 3. 1. Mục đích sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chan theo giới tính (Trang 57)
Bảng 3. 2.Thời điểm bắt đầu sừ dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn theo trình độ học vấn - Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay
Bảng 3. 2.Thời điểm bắt đầu sừ dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn theo trình độ học vấn (Trang 59)
Bảng 3. 3.Tần suất sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn theo nghề nghiệp - Luận văn thạc sĩ Xã hội học: Hành vi sử dụng rượu bia của thanh niên thủ đô Viêng Chăn hiện nay
Bảng 3. 3.Tần suất sử dụng rượu bia của thanh niên ở thủ đô Viêng Chăn theo nghề nghiệp (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w