Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa là cơ quan nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
HANH VI TÌM TIN CUA NHÓM ĐỘC GIA
"BAN TIN NHUNG VAN ĐỀ CHÍNH TRI XA HỘI:
(NGHIEN CUU TRUONG HỢP HOC VIEN CHÍNH TRỊ QUOC GIA HỒ CHÍ MINH)
CHUYEN NGANH: XA HOI HOC
MA SO: 5.01.09
-Người hướng dan khoa hoc: PGS, TS Vũ Hào Quang Người thực hiện: Nguyễn Thi Phuong Thảo
HÀ NỘI, 2005
Trang 21.2.
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận mác xit
5.2 Phương pháp xã hội học 5.3 Phương pháp khác
Kết cấu luận văn
Giả thuyết nghiên cứuKhung lý thuyết
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN NGHIÊN CỨU
Trang
‹O CC Gœ —Ii NNN Œœ œ WW ĐỒœ CỀn BR BW Aa ¬ = — €
11 11
Trang 31.2.5 Thông tin chính tri - xã hội
1.2.6 Hành vi, thuyết hành vi
1.2.7 Truyền thông
1.2.8 Truyền thông đại chúng
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THẮC THÔNG TIN CỦA
ĐỘC GIẢ BAN TIN NHỮNG VAN ĐỀ CHÍNH TRỊ — XÃ HỘI
Nhiệm vụ thông tin khoa học của các tạp chí, bản tin ở Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Các đối tượng dùng tin và nhu cầu thông tin của họ
2.2.1 Nhu cầu dùng tin của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 2.2.2 Nhu cầu dùng tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý
2.2.3 Nhu cầu dùng tin của học viên các lớp
Hành vi tìm tin của các độc giả
2.3.1 Mức độ thực hiện hành vi tìm tin của độc giả
2.3.1.1 Mức độ thực hiện hành vi tìm tin của cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy
2.3.1.2 Mức độ thực hiện hành vi tìm tin của cán bộ cán bộ lãnh đạo,quản lý
2.3.1.3 Mức độ thực hiện hành vi tìm tin của học viên các lớp
2.3.2 Nội dung thông tin được độc giả khai thác2.3.2.1 Nội dung thông tin được cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khai
thác2.3.2.2 Nội dung thông tin được cán bộ lãnh đạo, quản lý khai thác
2.3.2.3 Nội dung thông tin được học viên các lớp khai thác
CHƯƠNG Ill ĐÁNH GIA CUA ĐỘC GIA VỀ BAN TIN
NHŨNG VAN ĐỀ CHÍNH TRI— XÃ HỘI
Đánh giá của độc giả về kết cấu các chuyên mục Ban tin Những
34 34
39
30
41 42 45
4ï 49 49
49
55
959 63 63
Trang 43.1.5 Đánh giá của độc giả về kết cấu chuyên mục Cùng tim hiểu
Đánh giá của độc giả về nội dung các chuyên mục Ban tin Những
3.2.5 Đánh giá của độc giả về nội dung chuyên mục Củng tim hiểu
Đánh giá của độc giả về hình thức chuyển tải nội dung thông tin
của Ban tin Những van đề chính tri - xã hội
Một số đánh giá chung về Ban tin Những van dé chính trị - xã hôi
3.4.1 Đánh giá về kết cấu, nội dung và việc đáp ứng nhu cầu thông
tin của Bản tin Những vấn đề chính trị - xã hội
3.4.2 Những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế
104 104
106 110
110
111 To
Trang 5k2 =
MO DAU
1 TINH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI
1.1 Ly do chon dé tai
Vào những thập niên cuối của thé ky XX, sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ mà mũi nhọn là công nghệ thông tin với những
bước tiến khổng lồ “một ngày bằng hai mươi năm” đã và đang tác động đến
mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu Một xã hội thông
tin, một nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành, “đang tác động mạnh mẽ
đến lối sống, việc làm của người dân; đang thay đối phương thức hoạt động
của các công ty và chính phủ và đang đưa lại một nền văn hoá mới trong
một thế giới tựa như một ngôi làng toàn cầu có mối quan hệ gần gũi, đan
xen với nhau” [32, 1] Day không phải là một sự biến đổi bình thường mà là
sự biến đổi lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh rế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nén văn minh loài người chuyển từ văn minh
công nghiệp sang văn mình trí tuệ.
Công nghệ thông tin là động lực quan trọng nhất của phát triển, là
nguyên nhân quan trọng hình thành kinh tế tri thức Cùng với một số ngành
công nghệ cao khác như công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ NANO , công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu
sắc đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của thế giới
Theo đà phát triển của cách mạng công nghệ thông tin, trên thế giới
xuất hiện hình thái kinh tế mới lấy tri thức làm cơ sở, lấy thông tin làm chủđạo, lấy toàn cầu hoá làm định hướng và lấy mạng lưới làm phương tiện
truyền tải Đó là nền kinh tế tri thức
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời phản ánh một quan điểm mới về
chất của kinh tế thế giới khi mà tri thức trở thành nội dung lẫn động lựcchính của sản xuất Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và thong tin trở thànhyếu tố quan trọng hơn cả vốn và lao động trong ngành kinh tế truyền thống
Nhiều người từng nói, thông tin hiện nay đối với nhiều nhà lãnh dao, nha
Trang 6nghiên cứu khoa học giống như lửa đối với những người cổ đại trước đây.
Nếu biết cách khai thác, kiểm soát và sử dụng đúng thì nó sẽ góp phần thúc
đẩy mọi hoạt động sáng tạo, đẩy nhanh sự phát triển về mọi mặt, nhưng nếu
không quan tâm hoặc sử dụng sai thì nó sẽ nhanh chóng tàn lụi hoặc tác
dụng ngược lại.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa là cơ quan nghiên cứu
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề lý luận và thực tiễn
của Việt Nam, tư vấn cho Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng và hoạchđịnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; vừa là coquan đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể, đào tạo cán bộ lý luận cấp đại học, sau đại học Nghị quyết
của Bộ Chính trị số 52/NQTW ngày 30/7/2005 về đổi mới, nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực qhuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng và Chính phủ, đặt dưới sự chỉ đạo tiếp, thường xuyên của Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.
quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên
cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học
chính tri” [3, 3].
Cong tác thông tin khoa học có tam quan trọng đặc biệt, có ank
hưởng và tac động to lớn đối với chất lượng và hiệu quả của việc thực hiér
các chức năng, nhiệm vụ của Học viện, cụ thể là chất lượng, hiệu quả cong
tác nghiên cứu khoa học và dao tạo, bồi dưỡng của Học viện hiện nay Vớiđặc thù của Học viện, thông tin trong Học viện là thông tin về khoa học xi
hội và nhân văn nói chung, đặc biệt là thông tin về những vấn đề lý luận
chính trị - xã hội Việc cung cấp tài liệu, ấn phẩm của bất cứ đơn vị làn
công tác thông tin nào trong hệ thống Học viện cũng không đứng ngoà
nhiệm vụ cung cấp những loại hình thông tin nêu trên
Trang 7Viện Thông tin khoa học là một trong những don vi trực thuộc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, có chức năng quản lý, đảm bảo cáchoạt động thông tin, tư liệu, thư viện; nghiên cứu và ứng dung thông tin học
phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận
chính trị, thực hiện chức năng của một trung tâm đầu mối nghiệp vụ thông
tin, tư liệu của hệ thống Học viện Giám đốc Học viện đã ra quyết định về
những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện Thông tin khoa học Trong đó,
việc cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa
học và lãnh đạo, quản lý của Học viện, góp phần phục vụ công tác nghiên
cứu, hoạch định đường lối, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Viện.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Viện Thông tin khoa học đã xuất bản nhiều ấn phẩm thông tin, chang hạn như: Thông tin những vấn đề lý luận
(phục vụ lãnh đạo) (2 tuan/sd); Bản tin Những vấn đề chính trị - xã hội (1
tuân/số); Thông tin tr liệu (1 tháng/SỐ); Thông tin tư liệu chuyên đề (3
tháng/số), Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội là một trong những ấn
phẩm định kỳ của Viện được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép.
Việc nghiên cứu đề tài Hanh vi tim tin của nhóm độc giả Bản tin Những vấn đề chính trị - xã hội (nghiên cứu trường hợp Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chi Minh) sẽ góp phan nhận thức day đủ hơn vai trò của thôngtin lý luận, chính trị - xã hội đối với công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo trong hệ thống Học viện; đánh giá việc đáp ứng nhu cầu của người dùng
tin cua Ban tin Những vấn đề chính trị - xá hội, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của Bản tin, phục vụ sát thực nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và học tập của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1.2 Tình hình nghiên cứu
Viện Thông tin khoa học đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu
từ các khía cạnh khác nhau của vấn đề này như:
- C6ng tác thông tin khoa học ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Đề tài khoa học cấp cơ sở, H., 1995;
Trang 8- Thông tin lý luận với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Đề tài khoa học cấp cơ sở, H., 1999;
- Thong tin lý luận với tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận ở nước
ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, H., 1999-2000;
- Thông tin khoa học với công tác nghiên cứu lý luận chính trị ở hệ
thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong 20 năm đổi
mới, Đề tài khoa học cấp bộ, H., 2004 - 2005;
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu đánh giá việc đáp ứng nhu cầuthông tin lý luận, chính trị - xã hội của người dùng tin trong hệ thống
Học viện.
Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội ra đời từ 11/9/2001, được Bộ
Văn hoá Thông tin quyết định cấp giấy phép xuất bản ngày 26/12/2003
Bản tin ra định kỳ | tuần/số, 40 trang, khổ 19cmx27cm, gồm nhiều chuyên
mục: Nghién cứu - Trao đổi; Vấn đề - Sự kiện; Đánh giá - Nhận định; Thế giới trong tuần; Cùng tìm hiểu.
Từ khi ra đời đến nay, Ban biên tập Bản tin thường xuyên tổ chức các
hội thảo, toạ đàm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, lắng nghe ý kiến đóng góp của độc giả để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ Tuy nhiên,
Viện Thông tin khoa học nói riêng và Học viện nói chung van chưa có một
nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, đầy đủ về việc đáp ứng nhu cầu thông tin
của Bản tin này đối với các đối tượng dùng tin trong hệ thống Học viện Vìvậy, nghiên cứu đề tài này là việc làm cần thiết, cấp bách, nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng, hiệu quả của việc cung cấp thông tin phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy và hoc tập trong hệ thống Học viện
2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN
2.1 Y nghia khoa hoc
- Dé tai làm rõ những vấn dé lý luận về thông tin, về thông tin lý
luận, chính trị xã hội; làm rõ những nội dung thông tin lý luận, chính trị
-xã hội mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạch định chính sáchquan tâm trong giai đoạn phát triển hiện nay của công cuộc đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4
Trang 9- Việc nghiên cứu nhu cầu thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của
các đối tượng dùng tin là vấn đề đặt ra của ngành Thong tin học và Xã hội
học truyền thông.
+ Thông tin học chú ý nhiều đến vấn đề nội dung, hình thức, phương
pháp, nghiệp vụ xử lý thông tin.
+ X hội học nghiên cứu thông tin từ góc độ người xử lý thông tin,
người dùng tin, nhu cầu người dùng tin, hiệu quả của thông tin (tam giác truyền thông: nhà truyền thông - thông điệp (thông tin) - công chúng (người
dùng tin) để từ đó đưa ra giải pháp.
Đề tài kết hợp hai cách tiếp cận từ hai ngành khoa học: Thông tin học
và XZ hội học truyền thông để nghiên cứu vấn đề đặt ra Hy vọng việc
nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ bé vào hệ thống tri thức chuyên ngành X@
hội học truyền thông cũng như Thông tin học
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài “Hành vi tìm tin của nhóm độc giả Bản tin Những vấn đề
chính trị - xã hội (Nghiên cứu trường hợp Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh)” góp phần làm rõ:
- _ Nội dung của thông tin lý luận, chính trị - xã hội;
- Nhu cầu thông tin lý luận, chính trị - xã hội của các đối tượng dùng
tin trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
- Thuc trạng việc đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận, chính tri - xã hội
của Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội;
- Qua đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu quả cung cấp thông tin lý luận, chính trị - xã hội củaViện Thông tin khoa học nói chung va của Ban tin Những vấn đề
chính trị - xã hội nói riêng, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy
và học tập trong hệ thống Học viện.
Trang 103 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Lam rõ những nội dung của thông tin lý luận, chính trị - xã hội ma
độc giả quan tâm;
- _ Nghiên cứu hành vi tìm tin của nhóm độc giả Ban tin Những vấn dé
chính trị - xã hội, từ đó làm rõ bức tranh về thực trạng việc đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận, chính trị - xã hội của Ban tin Những vấn déChính trị - xã hội;
- Tir đó dé ra giải pháp nâng cao hon nữa chất lượng Ban tin đáp ứng
nhu cầu của độc gia
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Lam rõ những nội dung thông tin lý luận, chính trị - xã hội dang
được độc giả quan tâm;
- Nhận diện đối tượng dùng tin đặc thù trong hệ thống Học viện của
Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội;
- Khao sát, phân tích, đánh giá nhu cầu tìm tin của độc giả của Ban tin
- Ti đó rút ra những ưu điểm và những bất cập cần bổ khuyết để dé ra
những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của Bản tin, đáp ứngnhu cầu của các đối tượng độc giả trong hệ thống Học viện
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hành vi tìm tin của nhóm độc giả Bản tin Những vấn đề chính trị - xã hội (nghiên cứu trường hợp
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Trang 114.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu thông tin, hành vi tìm tin và mục đích tim tin của nhóm độc gia Ban tin Những vấn đề chính trị - xá hội, qua khảo sát trường hợp nhóm độc giả (gồm các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên
cứu, các giảng viên và học viên) trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2004 đến tháng 11/2005
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp luận mác xít: sử dụng phương pháp duy vật biệnchứng và phương pháp duy vật lịch sử như một cơ sở phương pháp luận của
toàn bộ quá trình nghiên cứu.
5.2 Phương pháp xã hội học:
- Phương pháp định lượng (phỏng vấn bảng hỏi) Số lượng người
được phỏng vấn: 300 người (được lấy ngẫu nhiên và chia đều cho các nhóm
đối tượng) Mỗi khoa, ban, vụ, viện (thuộc khối cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy, quản lý) phỏng vấn 2-3 cán bộ quản lý, 2-3 giảng viên hoặc cán bộ
nghiên cứu Mỗi lớp nghiên cứu sinh, cao học, lớp A, lớp B hệ tập trung
phỏng vấn 5-6 người Cụ thể:
+ Cán bộ nghiên cứu: 75 người + Cán bộ giảng dạy: 75 người + Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 75 người
+ Học viên các lớp: 75 người
- Phương pháp định tính (phỏng vấn sâu) Số lượng người được
phỏng vấn: 100 người (được lấy ngẫu nhiên và chia đều cho các nhóm đối
tượng) Mỗi khoa, ban, vụ, viện (thuộc khối cán bộ nghiên cứu, giảng dạy,
quản lý) phỏng vấn ] cán bộ quản lý, 1-2 giảng viên hoặc cán bộ nghiên
cứu Moi lớp nghiên cứu sinh, cao học, lớp A, lớp B hệ tập trung phỏng vấn
1-2 người Cụ thể:
+ Cán bộ nghiên cứu: 25 người+ Cán bộ giảng dạy: 25 người
Trang 12+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 25 người
+ Học viên các lớp: 25 người5.3 Phương pháp khác
- Phương pháp thống kê:
Thống kê các nội dung thông tin được đăng tải trên Bản tin theo các
chuyên mục, các vấn đề, từ đó so sánh, đối chiếu với nhu cầu độc giả Trên
cơ sở đó phân tích, đánh giá việc đáp ứng nhu cầu thông tin
- Phương pháp so sánh, đối chiếu Bằng cách so sánh, đối chiếu, nhằm phát hiện được những nét giống và khác nhau, nét đặc trưng của từng
ý kiến đóng góp xây dựng, của từng vấn đề trong quá trình khảo sát thực
tiễn và điều tra xã hội học, qua đó có những luận giải thoả đáng
- Phương pháp hội thao, hội nghị: Trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng tôi đã trao đổi ý kiến với các chuyên gia về xã hội học và thông tin
học, đồng thời đã phân tích kết quả của một số hội thảo, hội nghị như:
Hội nghị cộng tác viên và bạn đọc Ban tin Những vấn đề chính trị
-xứ hội thang 11/2004;
- Hội thao nâng cao chất lượng Ban tin Những vấn đề chính trị - xã
hội, tháng 3/2005;
- Các ý kiến trao đổi tai các cuộc toa đàm về Ban tin những vấn dé
chính trị - xã hội của Ban Biên tập Ban tin những vấn đề chính trị - xã hội
được tổ chức định kỳ hàng tháng.
6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phan mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3
chương Cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu của đề tài
1.1 Cơ sở lý luận 1.2 Những khái niệm công cụ
Trang 13Chương 2 Thực trạng khai thác thông tin của độc giả Ban tin những
vấn đề chính trị - xã hội
2.1 Nhiệm vụ thông tin khoa học cua các tạp chí, bản tin ở Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
2.2 Các đối tượng dùng tin và nhu cầu thông tin của họ
2.3 Hành vi tìm tin của các đối tượng dùng tin
Chương III Đánh giá của độc giả về Ban tin Những vấn dé chính trị
3.3 Đánh giá của độc giả về hình thức chuyển tải nội dung thông tin
của Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội
3.4 Một số đánh giá chung về Ban tin Những vấn đề chính trị - xã
hội
7 GIA THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Bản tin đã chuyển tải những nội dung thông tin mang tính đặc thù
(thông tin lý luận, chính trị - xã hội) phục vụ cho đối tượng dùng tin đặc thù
là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học viên trong hệ thống Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh Về cơ bản, các chuyên mục và nội dung của từngchuyên mục của Bản tin đã đáp ứng nhu cầu tìm tin của nhóm độc giả của
Bản tin trong hệ thống Học viện
- Trước những đòi hỏi cấp bách của việc nghiên cứu lý luận; nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn và lý luận 20 năm đổi mới; nghiên cứu những vấn đề thời đại; nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của thế giới và khu vuc, ban
tin đã cung cấp các thông tin đó nhưng van chưa đáp ứng được day đủ, toàn
diện, kịp thời mọi nhu cầu thông tin của các đối tượng độc giả là các nhà
lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và học viên trong hệ thốngHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
9
Trang 15Báo chí có vai trò to lớn đối với sự nghiệp cách mang của giai cấp vô
sản C Mác, Ph Angghen và V I Lénin coi hoạt động báo chí là một trong
những lĩnh vực hoạt động có tác động trực tiếp đến quá trình đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng trong mọi giai đoạn cách mạng Chính các ông vừa là những người xây dựng cơ sở lý luận, vừa là những người
sáng lập ra nền báo chí cách mang[90, 42].
Có thể nói, báo chí cách mạng, báo chí của các Đảng cộng sản là
tiếng nói của Dang, là sợi dây liên hệ giữa các Đảng với giai cấp công nhân
và là vũ khí đấu tranh của giai cấp vô san trong lĩnh vực chính trị Angghen
cho rằng: “Đối với Đảng, nhất là đối với Đảng công nhân, thì việc lập ra tờ
báo hàng ngày đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước Đó là
trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với những đối thủ
của mình bằng vũ khí tương xứng Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền,
cổ động quần chúng không có gi thay thế được”[51, 18].
Lénin cho rằng: “Điểm xuất phát của hoạt động, bước thực tiễn đầu tiên để tiến tới thành lập cái tổ chức mong muốn, và cuối cùng sợi day
chính mà nếu nắm được nó thì chúng ta sẽ có thể không ngừng phát triển,
củng cố và mở rộng tổ chức ấy, - phải là việc thành lập tờ báo chính trị toàn
Nga Chúng ta cần trước hết là tờ báo, - không có nó thì không thể tiến hành
được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tac và toàn diện ”[52, 10].
Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất được các chủ trương,phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phụcnhững thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiên của những người cộng
san, làm thức tỉnh quan chúng Lénin cho rằng, tờ báo không chỉ có vai trò
phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn là nơi thu hút các đồng minh;
tờ báo “không những là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà
11
Trang 16còn là người tổ chức tập thể”[53, 210] Việc đọc và phát hành rộng rãi các
tờ báo cách mạng tức là đã ủng hộ cách mạng, tiếp thu tư tưởng của Đảng.Báo chí cách mạng càng phát hành rộng rãi càng chứng tỏ khả năng của
một người tổ chức tập thể Theo Lênin, muốn xây dựng các tổ chức chính trị
mạnh mẽ thì không có phương tiện nào khác hơn là một tờ báo cho toàn
nước Nga Trong tác phẩm Bắt đầu từ đâu? Lênin viết: “Vai trò của tờ báo
không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và
thu hút những người bạn đồng minh chính trị Tờ báo không những chỉ là
người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể Nhờ có tờ báo và gắn liền với tờ báo, một tổ chức cố định tự nó sẽ
hình thành, nó không những chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm
cả công tác chung thường xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên của nó
quen việc theo dõi cham chú những biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của
những biến cố ấy và ảnh hưởng của những biến cố ấy đến các tầng lớp khácnhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng cách mạng những phương pháp
hợp lý để tác động đến những biến cố ấy”[52, 12].
Báo chí “là người lãnh đạo tư tưởng của Đảng, phát triển các chân lý
về lý luận, các nguyên lý về sách lược, các tư tưởng tổ chức chung, nhữngnhiệm vụ chung của toàn Đảng trong một thời kỳ này hay thời kỳ khác”[54, 8].
Cùng với tiến trình phát triển của cách mạng, vai trò của báo chí
ngày càng tăng lên Báo chí thực hiện các chức năng tuyên truyền, cổ động
và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng Báo chí trở thành cơ
quan giáo dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, là người tuyên truyền tất
cả những cái mới, cái tiên tiến nảy sinh từ sự sáng tạo của quần chúng Báo
chí “phải làm công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội Báo chí phải giới thiệu
hết sức tỉ mỉ những thành công của các công xã kiểu mẫu; phải nghiên cứu
những nguyên nhân thành công, những phương pháp làm việc và quản lý
của các công xã đó; mặt khác, báo chí đưa lên “bảng đen” những công xã
nào cứ khư khư những “truyền thống của chủ nghĩa tư bản”, nghĩa là nhữngtruyền thống vô chính phủ, lười biếng, vô trật tự, dau cơ, ”[56, 234]
12
Trang 17Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo chí phải quan tâm cụ
thể và chân thực tới mọi vấn đề “đời thường” bằng cách “bớt những lời hoa
mĩ đi” “Hãy bớt làm rùm beng về chính trị đi Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi Hãy gần gũi đời sống hơn nữa Hãy chú ý nhiều hơn nữa
xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông đang thực
tế sáng tạo cái mới như thế nào Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó
có tinh chất cộng sản đến mức độ nào ”[57, 109].
Là công cụ sắc bén của Đảng trong cuộc đấu tranh cách mạng, báo
chí cách mạng phải mang tính đảng sâu sắc Theo Angghen, “báo chí cần phải bảo vệ và giải thích rõ yêu cầu của Đảng, thể hiện rõ những ý kiến,
quan điểm của Đảng Đồng thời, báo phải đấu tranh với kẻ thù của Đảng,
báo bỏ ý kiến tham vọng của chúng, Báo Đảng là người phát ngôn của
Đảng, là đội tiền phong của giai cấp vô sản, là người tuyên bố và bảo vệ
luận cương và phương hướng của Đảng”[21, 7]
Phát triển những luận điểm của Mác, Angghen, Lénin đã đề xướng va
xác lập một cách có hệ thống các quan điểm về tính đảng của báo chí vô
sản Báo chí cách mạng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân, trở thành tiếng nói bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân
dan lao động; đồng thời phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, tuyên truyền
và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Theo Người, “báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức của Đảng Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng Các nhà xuất bản và các kho sách, cáchiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất
cả những cái đó đều phải thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước
Đảng”[55, 123-124] Như vay, theo Lénin, ước hết, sự nghiệp báo chí phải
là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp vô sản, do đội tiên phong của
giai cấp công nhân lãnh đạo 7 hai, sự nghiệp báo chí phải là một bộ
phan khang khít của công tác có tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Dang,
gắn bó mật thiết với các công tác khác, phải thành “một bánh xe nhỏ và một
cái định ốc” trong toàn bộ guồng máy do Đảng lãnh đạo Thứ ba, các nhà
báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảng lãnh đạo.
13
Trang 18Tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, báo chí cách mạng là công cụ tuyên truyền, cổ động chính trị của Đảng, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản, đó cũng vì lợi ích của chính báo chí để thực hiện
đúng đắn, đầy đủ vai trò, chức năng xã hội của mình.
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về
truyền thông và báo chí
Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về báo
chí vô sản, Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp
cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho
dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, Người đã viết hàng nghìn bài báo tuyên truyền giáo dục
cách mạng cho quảng đại quần chúng nhân dân Trong quan niệm của
Người, báo chí thực chất là hoạt động chính trị, thông tin trên báo chí quan
trọng nhất là thông tin chính trị Báo chí “phục vụ sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc và giải phóng con người Phải có lập trường chính trị chắc.
Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mớiđúng được Cho nên báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị
đúng”[72, 395].
Báo chí là phương tiện thông tin, tuyên truyền Trong Thư gửi lớp học
viết báo Huỳnh Thúc Kháng (9-6-1949), Người nêu rõ: “Nhiệm vụ của tờ
báo là tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo duc, và tổ chức dan chúng để
đưa dân chúng đến mục đích chung”[69, 625].
Trong xã hội có giai cấp, báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp Báo
chí nằm trong cấu trúc thượng tầng xã hội Trên cơ sở đường lối chính trị
đúng, báo chí phải đi tiên phong trong đấu tranh không khoan nhượng với những gì đi ngược quy luật của lịch sử, vạch trần tính chất phản động, giả
dối, bịp bợm của kẻ thù dân tộc “Đối với những người viết báo chúng ta,
cái bút là vũ khí sac bén, bài báo là tờ hich cách mạng ”[71, 444].
Báo chí phải phục vụ ai? Trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu
14
Trang 19tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới Nguyên tắcquan trọng nhất là: Đảng phải lãnh đạo báo chí Đảng phải làm cho tất cả
những người làm báo có “lập trường chính trị vững chac Chính trị phải
làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng
được”[69, 414].
Người làm báo là người thực hiện và là nhân tố chính đảm bảo tính
chiến đấu của báo chí, vì “nói đến báo chí trước hết là phải nói đến những
người làm báo chí”[69, 412] Đối với người làm báo cách mạng, “cây bút,
trang giấy là vũ khí sac bén của họ”, do đó, họ là “chiến sĩ cách mạng”[70,
616] Hồ Chí Minh đòi hỏi những người làm báo phải thường xuyên tu
dưỡng đạo đức cách mạng, trau dồi tư tưởng, học tập chính trị để nắm vững
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào
quần chúng lao động, phải luôn nâng cao trình độ văn hoá, rèn giũa nghiệp
vụ, mài sắc ngòi bút của mình trong sự nghiệp “pho chính, trừ tà”.
Các nhà kinh điển và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi nhà báo phải là
những chiến sĩ cách mạng, thực hành chức năng xã hội, hướng dân tư tưởng
và hành động cho người đọc, người nghe Họ cần được trang bị kiến thức
rộng, lý luận khoa học, chính xác, tư tưởng rõ ràng, nghiệp vụ tinh thông
Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập
dan tộc và tiến bộ xã hội.
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Trong suốt
quá trình đấu tranh và trưởng thành của Đảng, Đảng ta luôn đặt báo chí dưới
sự lãnh đạo của Đảng và coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng ta
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ buổi đầu, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn về vai trò của báochí trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Trong cuộc đấu tranh lật
đổ chế độ thực dân, phong kiến, báo chí luôn là thứ vũ khí, phương tiện vô
cùng lợi hại trong việc truyền bá tư tưởng, tập hợp lực lượng động viên, cổ
vũ nhân dân tham gia đấu tranh cách mạng.
Trong những thời kỳ cách mạng tiếp theo, Đảng luôn coi báo chí là
15
Trang 20phương tiện tiến hành công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, vũ khí
sắc bén trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nước, cả nước cùng trong giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Đảng ta càng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của báo chí.
Bước vào thời kỳ đổi mới, từ Đại hội VI, năm 1986, Đảng ta xác định: Sách
báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng, góp phần đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Do đó,
cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối vớicông tác báo chí và xuất bản “Báo chí, xuất bản, dù là cơ quan của Đảng,
của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng hay của tổ chức xã hội đều đặt
dưới sự lãnh đạo của Dang và hoạt động theo pháp luật”{2].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí mới có thể làm tròn trách nhiệm
làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ
đạo trong đời sống tỉnh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính
trị và định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời, báo chí thực hiện được vai
trò vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
trong Chi thi số 22-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh
đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Báo
chí xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong
khuôn khổ pháp luật”, đồng thời, cũng chỉ rõ, báo chí phải luôn đi đầu
trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí
là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo Do vậy, báo chí phải hoạt động theo định hướng của Đảng, thamgia tích cực nhất vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng và mục tiêu phấn đấucủa Dang, của nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, báo chí là ngọn cờ cách mạng tập hợp,
đoàn kết, cổ vũ toàn thể các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, các
16
Trang 21tôn giáo, toàn thể người Việt Nam định cư ở trong và ngoài nước hăng hái
tiến hành thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hoá, là
công cụ thông tin nhanh nhất, phổ cập nhất, giải đáp những vấn đề mới do
cuộc sống đặt ra, đấu tranh hàng ngày, hàng giờ chống những âm mưu, thủ
đoạn đen tối của các thế lực thù địch, chống các khuynh hướng tư tưởng
sai lầm, góp phần tổ chức, phát động phong trào hành động cách mạng của
nhân dân.
Hoạt động báo chí phải hướng vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng bước xây dựng con người mới, lối
sống mới, làm cho những nguyên lý cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vi tri chủ đạo trong đời sống tinh
thần xã hội
Ngày nay, Đảng và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu bảo vệ và xây
dựng đất nước Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là cuộc
cách mạng lớn lao trong lịch sử, song đầy khó khăn, gian nan và thử thách.
Để đạt được mục tiêu, công tác tư tưởng phải đi trước một bước, trong đó báo chí giữ vai trò chủ đạo, xung kích Báo chí cần góp phần đắc lực vào
việc làm cho chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng giữ vị trí nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Dang và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cả xã
hội; tích cực tham gia vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cho đảng viên và quần chúng
tin vào đường lối đổi mới, tin vào sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp đối mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự
nghiệp của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Vì vậy, Đảng
lãnh đạo báo chí là điều kiện quan trọng để báo chí khơi dậy được nhiệt
tình cách mạng, sức sáng tao và tiém nang trí tuệ to lớn của nhân dân, tổng
kết các kinh nghiệm phong phú, sinh động từ thực tiễn để góp phần hoàn
thiện đường lối, chính sách của Đảng, thực hiện quá trình “tu giáo dục” của nhân dân.
Cách mạng nước ta đang đứng trước cả những thời cơ và thách thức
17
Trang 22to lớn Bốn nguy cơ (nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy
cơ diễn biến hoà bình) không những không giảm đi mà có phần gay gắthơn Đặc biệt, gần đây, các thế lực thù địch càng ngày càng ráo riết thực
hiện “diễn biến hoà bình” hòng phá hoại sự ổn định chính trị, trật tự xã hội
của ta, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của
Đảng ta Kẻ thù của chúng ta đã và đang dùng các thủ đoạn và chiêu bài
báo chí ở Liên Xô và các nước Đông Âu, bắt đầu bằng phê phán lịch sử và
phủ nhận hiện tại (trường hợp Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, ) nhằm tạohoài nghi trong người dân Tình hình đó lại càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ báo
chí chúng ta vững vàng về quan điểm, lập trường, nhạy bén, sắc sảo, dũng
cảm trong việc dùng ngòi bút sắc bén của mình để đấu tranh chống lại mọi
âm mưu của các thế lực thù địch
O nước ta, sự đóng góp của báo chí trong công tác xây dựng Dang là
hết sức to lớn Báo chí đã góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,
cổ vũ những điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng.
đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các
thế lực thù địch.
Đại hội IX của Đảng đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng
Việt Nam Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối do Đại hội IX của Đảng đề ra,
quan điểm của Đảng đối với báo chí đã được chỉ rõ là:
- Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự
giám sát và xây dựng của nhân dân Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà
nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân Các cơ
quan báo chí hoạt động theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, nhằm phản ánh và hướng dân dư luận xã hội, hình thành dư luận lành
mạnh, cổ vũ phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, day mạnh công nghiệp hod, hiện dai hoá
đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Báo chí là phương tiện thông tin, giáo dục và chỉ đạo Sự lãnh đạo
18
Trang 23của Đảng, quản lý của Nhà nước phải đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi
cho báo chí thông tin, cung cấp thông tin trung thực, chính xác, bình luận
nhanh, nhạy, kịp thời, chân thật, thể hiện được tính tư tưởng, tính nhân dân,
tính chiến đấu và tính đa dạng Tính chiến đấu biểu hiện qua việc bảo vệ và
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; coi trọng, biểu
dương nhân tố tích cực, người tốt, việc tốt; phê phán cái xấu, cái ác, cái đồitruy; đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu sai trái, độc hại, lối sống xa
hoa, truy lạc, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, hành vi tham ô, lãng phí,
quan liêu, nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam có lý tưởng cao
đẹp, có ban lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có kiến thức
ngày một nâng cao, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng
- Báo chí phải không ngừng phát triển, nhưng phát triển phải đi đôi
với quản lý tốt, trước hết coi trọng chất lượng chính tri, van hoá, nghiệp vụ
và kỹ thuật, đặc biệt là chất lượng chính trị, đảm bảo đưa thông tin đến mọi
nhà, mọi vùng, phù hợp với từng tầng lớp, lứa tuổi, với những sản phẩm
đúng, hay và đẹp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhândân ở trong và ngoài nước
- Người làm báo trong các cơ quan báo chí phải là chiến sĩ xung kíchtrên mặt trận tư tưởng - văn hoá như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, hoạtđộng đúng theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phải là
những người có bản lĩnh chính trị vững vàng; luôn gắn bó với đồng chí,
đồng bào, với thực tiễn đất nước để tạo ra những sản phẩm chính trị, văn
hoá có giá trị và có đủ khả năng hội nhập với báo chí khu vực và thế giới
Tóm lại, trong suốt quá trình đấu tranh, giành độc lập dân tộc và xâydựng chủ nghĩa xã hội, báo chí là thứ vũ khí vô cùng to lớn, phương tiện vô
cùng lợi hại trong việc truyền bá tư tưởng, tập hợp lực lượng, động viên, cổ
vũ nhân dân tham gia đấu tranh, theo Đảng tiến hành cách mạng Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò to lớn của công tác tư tưởng của Đảng,
trong đó báo chí là một công cụ sắc bén, hữu hiệu
19
Trang 241.1.2 Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu
s* Lý thuyết cấu trúc chức nang phan tang
Tác giả tiêu biểu của lý thuyết cấu trúc chức năng phân tầng là K.
Davis và W Moore Các tác giả này đều coi xã hội là một hệ thống và cáccấp độ của hệ thống được liên hệ với nhau bởi các chức năng Xã hội thống
nhất, hài hoà như một hệ thống bởi sự thống nhất của các chức năng Theo
các tác giả này, sự thống nhất của các chức năng chính là ở chỗ chúng luôn
tuân thủ về mặt nguyên tắc trật tự mà trật tự này chính là cấu trúc xã hội.
Giữa cấu trúc và chức năng có mối liên hệ mật thiết Mối liên hệ này
chính là quan hệ xã hội giữa các chủ thể hành động, là các cá nhân hoặc
nhóm Một chức năng xã hội có được là do nó phải thực hiện một nhiệm vụ
xã hội nào đó Nhiệm vụ xã hội này đã được gan san cho một cấu trúc xã
hội nhất định Chẳng hạn như giáo viên thuộc tầng lớp trí thức xã hội, chức
năng của giáo viên là dạy học và nhiệm vụ dạy học đã được gán cho vị trí
của người giáo viên trong hệ thống giáo dục Từ đó có thể dễ dàng suy ra
rằng, cứ là giáo viên thì dạy học, nhưng không phải tất cả những ai dạy họcđều là giáo viên vì họ không thuộc cấu trúc của hệ thống giáo dục (ví dụ,
trường hợp mẹ dạy học cho con).
Mối liên hệ về mặt cấu trúc có tính chất quyết định đối với các chức
năng Chỉ có chức năng nào thực hiện nhiệm vụ mà nó đã được quy định
sản trong hệ thống cấu trúc thì mới thuộc về loại chức năng xã hội (theo
nghĩa vi mô) Còn những loại hoạt động tương tự như chức nang xã hội thiphải xem xét trong mối tương quan trong cấu trúc khác, hệ thống khác
(Trường hợp mẹ dạy học cho con như đã nêu trên không thuộc về chức năng
xã hội mà phải xem xét trong mối quan hệ cấu trúc gia đình)
Mối quan hệ về chức năng có liên quan đến quan hệ cấu trúc Khi
thực hiện các chức năng xã hội, các chủ thể hành động xã hội nhận thức
được cương vị (chỗ đứng thực tế) của mình trong cấu trúc xã hội, vì thế cóứng xử phù hợp với cương vị mà xã hội gán cho Nếu cá nhân thực hiện tốt chức năng do xã hội phân công, nghĩa là nó được xã hội ghi nhận và vị trí
hay cương vị của cá nhân trong cấu trúc nào đó được khẳng định (Ví dụ
20
Trang 25giáo viên giảng dạy giỏi thì vị trí của anh ta trong trường học được khẳng
định)[S2].
Từ đó có thể vận dụng để giải thích sự biến đổi xã hội, biến đổi chức năng Sự biến đổi chức năng diễn ra nếu các cá nhân không thực hiện được
nhiệm vụ xã hội giao cho hoặc thực hiện nó vượt định mức quy định của xã
hội Trong cả hai trường hợp đó, sự biến đổi cấu trúc có thể xảy ra Chẳng
hạn, nếu giáo viên và học sinh thấy rằng học tại chức buổi tối không đạt
hiệu quả cao vì cả thầy và trò đều quá mệt mỏi sau một ngày làm việc căng
thẳng ở cơ quan thì nhà trường có thể xoá bỏ lớp học tại chức buổi tối Như vậy, các lớp tại chức buổi tối không còn chỗ đứng trong hệ thống đào tạo
của nhà trường Điều đó cũng có nghĩa là xoá bỏ một thành tố trong cấu
trúc, làm thay đổi cấu trúc Ngược lại, nếu mô hình này có hiệu quả thì
càng ngày, nó càng được nhân rộng và điều đó cũng dẫn đến sự biến đổi
cấu trúc Tương tự vậy, nếu một tờ báo, bản tin, đáp ứng được nhu cầu của
độc giả, được độc giả đón nhận thì tờ báo đó, bản tin đó sẽ tồn tại và phát
triển Ví dụ, nếu nó ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của độc giả thì nó có thể
được được tăng bản, tăng số, hoặc có thể vươn tới chỗ được nâng cấp (từ
bản tin thành tạp chí chẳng hạn) và như vậy làm cho cấu trúc cũng thay đổi
theo Ngược lại, nếu nó không đáp ứng được nhu cầu của độc giả thì nó sẽ
không còn lý do để tồn tại, phát triển nữa Khi đó nó sẽ bị xoá đi khỏi hệ
thống thông tin của Học viện, nói cách khác, hệ thống cấu trúc của cơ quan
truyền thông của Học viện cũng thay đổi theo.
Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội cũng không đứng ngoài quy luật đó Từ khi ra số đầu tiên, sau sự kiện 11/9/2001, Bản tin liên tục có những cải tiến, làm cho nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, học viên trong hệ thống Học viện Từ chỗ ban đầu chi là những thông
tin nhanh về thời sự, chính trị lấy từ Internet, Bản tin đã bao quát được
những vấn đề chính trị - xã hội nổi bật nhất, nóng bỏng nhất với những
thông tin không chỉ lấy từ trên Internet mà còn từ rất nhiều nguồn khác
nhau: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Nghiên
cứu Trung Quốc, tài liệu dịch, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế,
21
Trang 26Từ chỗ bộ máy cán bộ tham gia Ban tin chỉ gồm một nhóm cán bộ biên tập
và lấy tin từ Internet, đến nay đã có đông đảo cán bộ và cộng tác viên tham
gia dưới nhiều hình thức khác nhau: dịch bài, tổng hợp tin, viết bài, thu
thập, bổ sung tin từ các nguồn, các kênh thông tin khác nhau Những mục trong Bản tin như Nghiên cứu - Trao đổi, Vấn đề - Sự kiện, Đánh giá -
Nhận định, Cùng tìm hiểu, đã bao gồm những bài nghiên cứu, bình luận
có giá trị, kịp thời và đã được nhiều bạn đọc hoan nghênh Nhiều đơn vịtrong Học viện đã đề nghị cung cấp tăng số bản Một số ban ngành củaTrung ương, một số đề tài thuộc các Chương trình khoa học xã hội cấp nhà
nước và nhiều đơn vị ngoài Học viện cũng đề nghị được cung cấp Bản tin.
Tuy thời gian xây dựng và trưởng thành không nhiều, có thể nói là rất ngắn,
Bản tin đã bắt đầu có chỗ đứng trong hàng ngũ 12 bản tin, tạp chí của Học
viện và đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép Điều đó cũng cho
thấy rằng, khi chức năng thay đổi, cấu trúc cũng thay đổi theo.
s Lý thuyết hệ thống xã hội của Talcott Parsons
Talcott Parsons (1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ, nổi tiếng
trong giới xã hội học về sơ đồ lý thuyết hệ thống chức năng viết tắt là
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi vận dụng lý thuyết của T.
Parsons về sự thích ứng (Adaptation) Thông qua việc tìm hiểu khảo sát,
hành vi tim tin của nhóm độc giả Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội,chúng tôi đánh giá việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng độc
giả của Ban tin
22
Trang 27Theo T Parsons, xã hội như là một hệ thống, trong đó có nhiều tiểu
hệ thống Mỗi tiểu hệ thống thực hiện những chức năng khác nhau Ông
định nghĩa: chức năng là phức hợp các hành động nhằm đáp ứng một hay
nhiều nhu cầu của hệ thống Chức năng đầu của nó là thích ứng (A) Một hệ
thống bất kỳ cần phù hợp với đòi hỏi cấp bách của môi trường bên ngoài,
phù hợp với môi trường bên ngoài và đòi hỏi môi trường đó đáp ứng những nhu cầu của hệ thống.
Theo lý thuyết hệ thống xã hội, nếu coi Học viện là một hệ thống xãhội thì các tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội này chính là các khoa, vụ,
viện, trung tâm và các phòng, ban trực thuộc Với nghia đó, Viện Thông tin
khoa học - đơn vị làm công tác thông tin thư viện - là một trong những tiểu
hệ thống thuộc hệ thống Học viện Mọi hoạt động của tiểu hệ thống này
phải hướng vào và phải thích ứng với những chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ
của hệ thống Học viện Ngược lại, muốn tiểu hệ thống đó hoạt động tốt,
hiệu quả thì hệ thống cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định của tiểu
hệ thống.
La một tiểu hệ thống trong hệ thống Học viện, Ban tin Những vấn dé
chính trị - xã hội phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống, tức là phải hướng vào
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chất lượng, hiệu quả của
bản tin cũng phải được xem xét trên góc độ đáp ứng như thế nào việc phục
vụ các nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo của hệ thống Học viện Mặt
khác, để Bản tin hoạt động có chất lượng, hiệu quả, Học viện cũng phải tạo
những điều kiện nhất định cho Bản tin như về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh
phí, đào tạo nhân lực,
“> Thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton
Robert Merton (1910) nổi tiếng trong làng xã hội học Mỹ giữa thế kỷ
XX với Lý thuyết xã hội và cấu trúc xd hội (1958) Một trong những đóng
góp lớn của Merton đối với chủ thuyết chức năng trong xã hội học là việc
phát hiện ra sự rối loạn chức năng, còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn lý thuyết của R Merton về phản
chức năng để bổ trợ cho hai lý thuyết trên trong việc góp phần giải thích
những mặt còn tồn tại của Ban tin Những vấn đề chính trị - xã hội trong
23
Trang 28việc đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin của mình, để từ
đó tìm ra hướng khác phục Chẳng hạn việc đội ngũ cán bộ biên tập của Bản
tin phải làm kiêm nhiệm; đội ngũ biên tập không được đào tạo cơ bản về
công tác biên tập, công tác báo chí; trình độ ngoại ngữ, trình độ lý luận
chưa tương xứng; việc tiếp nhận cán bộ làm công tác bản tin đôi khi chưa
tính đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn nặng về việc giải quyết
chế độ chính sách hoặc phải chấp nhận việc bố trí cán bộ do “lịch sử đểlại”; cũng là những hệ quả gây nên tình trạng kém năng suất, chất lượng, hiệu quả của Bản tin Hay ý định bố trí cán bộ Ban biên tập rải rác ở các bộ
phận chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau, cán bộ làm Bản tin chịu sự quản lý
hành chính của một đơn vị hành chính này, nhưng lại phải chấp hành, tuân
thủ yêu cầu triển khai nội dung ở một nhóm cán bộ phụ trách nội dung khác
(Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập, Thu ký toà soạn, Biên tập chính )
dẫn đến tình trạng chồng chéo, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả
của Bản tin
+ Lý thuyết trao đổi của George Homans
George Homans (1910 - 1989) là nhà xã hội học người Mỹ, một
trong các tác giả theo chủ thuyết lựa chọn duy lý với lý thuyết hành vi lựa
chọn.
Trước hết, xin đề cập đến Thuyết lita chọn duy lý Thuyết này dua vào tiền đề cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có
suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt
được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu C Mác cho rằng: “Cuối quá trình
lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ
đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm rồi Con người không chi làm biến đổi hình thái của những cái do tự nhiên cung cấp; trong những cái do
tự nhiên cung cấp, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục dich tự giác
của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống
như một quy luật và bat ý chí của họ phải phục tùng nó ”[I5, 267] Theo Mác, mục đích của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc,
nội dung, tính chất của hành động và ý chí con người[4ó6, 306] Với tinh
thần đó, để đạt được mục đích thực hiện tốt chức năng phục vụ thông tin
24
Trang 29cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo trong hệ thống Học viện,
những người làm Ban tin Những vấn dé chính trị - xã hội đã và sẽ cần phải
có phương hướng thực hiện như thế nào - đó cũng là một trong những chủ
thuyết quan trọng mà chúng tôi vận dung để lý giải vấn dé dat ra Chẳng
hạn, việc làm thế nào để huy động và khai thác triệt để nguồn lực nội sinh
(cán bộ biên tập với trình độ, khả năng thực tế vốn có của họ) và nguồn lực
ngoại sinh (cộng tác viên, độc giả Bản tin, ), việc phối hợp hài hoà mọi
nguồn lực ra sao để đảm bảo khai thác được nguồn thông tin phong phú, có
chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu về thời gian cũng là một vấn đề hết sức
thú vị mà bất kỳ tờ báo, bản tin, tạp chí nào cũng cần phải quan tâm.
Lý thuyết trao đổi của G Homans là một trong những lý thuyết thuộc
chủ thuyết trên Trong lý thuyết này, G Homans đưa ra một số định đề cơ
bản về hành vi của con người là:
- Định đề thiếu thốn - thoả mãn
- Dinh dé kích thích
- Định đề giá trị
- Định đề về sự hợp lý
- Định đề giá trị suy giảm
- Định đề gây han - hai lòng
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên
cứu và khai thác định đề giá tri phục vụ cho việc lý giải những vấn dé
nghiên cứu của đề tài Theo định đề này, kết quả của hành động càng có giá
trị cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện
hành động đó bấy nhiéu[46, 316] Việc khai thác thông tin từ Ban tin
Những vấn đề chính trị - xã hội càng có giá trị phục vụ nhu cầu của độc giả
trong nghiên cứu, giảng dạy hoặc học tập bao nhiêu thì anh ta càng thường
xuyên đọc bấy nhiêu Từ việc điều tra, khảo sát hành vi tìm tin của nhóm độc giả của Bản tin, chúng tôi mong muốn đánh giá sát thực nhất việc đáp
ứng nhu cầu thông tin của từng chuyên mục, hoặc từng vấn đề đối với từng
loại đối tượng độc giả Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, đánh giá chính xác hơn về chất lượng, hiệu quả phục vu cua Bản tin.
25
Trang 30Tóm lại, trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học để phân tích
mối liên hệ giữa cấu trúc hệ thống và chức năng, nhiệm vụ của Bản tin; về
sự thích ứng của Bản tin đối với chức năng, nhiệm vụ của hệ thống (Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); về những hệ quả làm cản trở, giảm
khả năng thích ứng (cụ thể hơn là giảm chất lượng, hiệu quả) của Bản tin;
về mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên khai thác Bản tin, về giá
trị của Bản tin đối với độc giả, chúng tôi mong muốn đưa ra một bức tranh
chân thực về việc Bản tin đã đáp ứng như thế nào các nhu cầu thông tin của
độc giả Bản tin, cũng như rút ra những ưu điểm và những tồn tại mà Bản tin cần khắc phục, từ đó đề ra những giải pháp để Bản tin đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhiệm vụ phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong hệ thống
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
1.2 NHUNG KHÁI NIỆM CONG CU
1.2.1 Thông tin
Theo tiếng Anh, thông tin là information, có nguồn gốc từ tiếng
Latinh informatio, có nghĩa là: giảng giải, trình bày, thong báo Có nhiều
định nghĩa về thông tin phụ thuộc vào cách nhìn nhận, phương pháp nghiên
cứu và lĩnh vực áp dụng.
Cho đến nay, thông tin được hiểu là thông báo, là tin tức, là tri thức
được lựa chọn về các sự vật hiện tượng được con người xứ lý và sử dụng vào hoạt động có định hướng, có mục đích cua mình dưới các hình thức thích
hợp Theo cách hiểu này, khái niệm thông tin bao hàm các yếu tố cơ bản là
tin, vật mang tin, quy trình chuyển tải tin, chủ thể xử lý và sử dụng tin.
Trong thực tế, các yếu tố nói trên có hình thức biểu hiện cụ thể, đa dạng.
luôn luôn biến đổi trong những không gian, thời gian nhất định và có tác
động lần nhau một cách biện chứng.
Như vậy, thông tin theo khái niệm này, nằm trong hệ thống các phạm
trù của lý luận nhận thức, là một loại hình của lĩnh vực hoạt động tinh thần,
gắn liền với con người và hoạt động của con người với tư cách là chủ thê
thông tin Thông tin cũng là một khái niệm cơ bản và quan trọng của khoa
học, vừa là một tiềm lực khoa học, vừa là một sản phẩm khoa học.
26
Trang 31Nội dung của thông tin hàm chứa tri hức Nhưng tri thức được
chuyển tải trong hoạt động thông tin là tri thức được lựa chọn Tri thức là
nội dung cơ bản của ý thức con người, có liên quan đến sự phản ánh một
thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất Song sự phản ánh của tri thức không giống như sự phản ánh vật lý, hoá học ở vật chất vô cơ; cũng không
giống như sự phản ánh ở động vật cấp thấp Sự phản ánh của ý thức là sự
phản ánh tích cực, có lựa chọn ở con người, thông qua cơ quan phản ánh là
bộ óc người - một dạng vật chất có tổ chức cao nhất Sự phản ánh ở con
người không trực tiếp đưa đến tri thức mà phải qua một quá trình nhận thức,
quá trình tư duy với nhiều hình thức, với các cấp độ khác nhau của sự phản
ánh, bảng lao động và ngôn ngữ tác động đến đối tượng vật chất “bị phản
ánh”, nhằm cải tạo tự nhiên, tái tạo lại hiện thực theo tính chất và theo nhu
cầu của thực tiên xã hội
Quan hệ giữa tri thức và thông tin là quan hệ tương tác Tri thức
chuyển hoá thành thông tin và thông tin lại trở thành nguyên liệu, tiền dé
cho tri thức mới mà cơ sở sâu xa là thực tiến, là hiện thực khách quan Su
phân biệt giữa tri thức và thông tin cũng có tính chất tương đối, tri thức ở
chủ thể này lại là thông tin ở chủ thể kia và ngược lại.
Hoạt động thông tin được thực hiện theo một guy trình nhất định
Quy trình này vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan Tính khách
quan là ở chỗ dù muốn hay không muốn, quy trình đó tồn tại và vận hành
một cách độc lập bảo đảm thực hiện sự chuyển hoá tri thức thành thông tin
và thông tin thành tri thức và chuyển tải đến người dùng tin Tính chủ quan
của quy trình thông tin là ở chỗ mức độ và hiệu quả sự chuyển hoá và
chuyển tải phụ thuộc vào các chủ thể thông tin mà các chủ thể này không
đồng nhất về nhu cầu, lợi ích, mục đích nhận thức,
Với tư cách là hình thức chứa dung thông tin, vat mang tin có tính da
dạng như ngôn ngữ, chữ số, ký hiệu, sơ đồ, bảng biéu, Một nội dung
thông tin có thể được chứa đựng ở nhiều vật mang tin và một vật mang tin
có thể chứa đựng nhiều nội dung thông tin Có thể coi nội dung thông tin là
“linh hồn”, còn vật mang tin là “vỏ” của thông tin.
27
Trang 32Hiện nay, nền kinh tế công nghiệp truyền thống đang từng bước quá
độ lên một nền kinh tế mới - đó là nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức, gọi tắt
là nền kinh tế tri thức, lấy hoạt động sản xuất, xử lý, phổ biến và sử dụng
thông tin làm nội dung chính để tạo dựng nên một nền văn minh mới của
nhân loại Trong nền kinh tế đó, thông tin trở thành nguồn tài nguyên chủchốt của mọi nền kinh tế quốc gia, khi các nền kinh tế đó phát triển tới giai
đoạn mà nội dung “thông tin” bao trùm mọi hoạt động sản xuất và kinh
doanh, tổ chức và quản lý, trong đó khu vực “thông tin” chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân (từ hơn 60% GDP trở lên) của
một nước.
1.2.2 Thông tin khoa học
Thông tin khoa học là loại thông tin logic được thu thập trong quatrình nhận thức thế giới, phản ánh đúng đắn những quy luật của thế giới
khách quan và được vận dụng trong thực tiên xã hội.
1.2.3 Lý luận
Trong các từ điển triết học mác xít, người ta định nghĩa lý luận là
kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ
những tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các
tri thức có tác dụng tái hiện trong logic của các khái niệm cái logic khách
quan của các sự vat
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa ngắn gọn rằng, lý luận là sự tổng
kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử (Phát biểu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 7/9/1957).
Lý luận có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn của con người Giữa
lý luận và thực tiễn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ Đối với chủ nghĩa Mác Lénin, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiên là một nguyên tác căn bản.
-1.2.4 Thông tin lý luận
Thông tin lý luận là thông tin khoa học, phản ánh quá trình và những
kết quả hoạt động của con người trong nhận thức các quy luật vận động
28
Trang 33khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy; thông tin lý luận có nội dung là
những tri thức lý luận, những tri thức đã khái quát thành lý luận, những dữ
liệu, dữ kiện phục vụ cho việc tổng kết, khái quát thành lý luận góp phần
cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thông tin lý luận, theo nghĩa chung nhất, là thông tin về các học
thuyết, các lý thuyết trong lịch sử và hiện tại; về hoạt động lý luận; về
những vấn đề liên quan trực tiếp đến lý luận và hoạt động lý luận
Thông tin về các học thuyết, các lý thuyết cũng là thông tin về bản
thân lý luận, tức là về “sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, và
tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, tích trữ lại trong quá trình lịch
sử ”[68, 497] Theo phương diện nay, thông tin lý luận gồm hai phạm vi:
1 Thông tin về lý luận chung, phản ánh những quy luật phổ biến về
tự nhiên và xã hội mà thể hiện trước hết là chủ nghĩa Mác - Lênin Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác - Lénin là su tổng kết kinh
nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay và của tất cả các nước”.
Nó là “khoa học về quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước, khoa học về xây dựng chủ
nghĩa cộng sản”[68, 497].
2 Thông tin về lý luận của từng lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện
ở các chuyên ngành khoa học, trước hết là khoa học xã hội và nhân văn.
Hai phạm vi trên đây không có sự đối lập nhau, trái lại, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
Thông tin về hoạt động lý luận cũng nằm trong khái niệm thông tin
lý luận, song ở một phương diện khác, thông qua hai hình thức cơ bản là
nghiên cứu lý luận và giáo dục lý luận.
Đối với chúng ta, thông tin lý luận gắn liền với thông tin về đường
lối, chính sách của Đảng thể hiện ở sự kết hợp giữa lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh với thực tiền cách mạng Việt Nam Đồng thời, một khía
cạnh không thể thiếu, đó là thông tin về thực tiên xây dựng và phát triển của
các nước, đặc biệt các nước xã hội chủ nghĩa.
29
Trang 34Thông tin lý luận cũng có quan hệ chặt chẽ với thitc tién với tư cách
là cơ sở của lý luận, là hiện thực hoá của lý luận, là tiêu chuẩn kiểm nghiệm
lý luận “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiên là lý luận suông”[66, 44].
Thông tin lý luận đề cập đến thực tiễn không phải là đề cập đến các sự vật,
hiện tượng riêng lẻ, rời rạc mà đề cập một cách khái quát, khoa học thể hiện
bản chất và xu hướng của mỗi sự vật hiện tượng để qua đó đặt ra những vấn
đề mới cho lý luận, không ngừng hoàn thiện lý luận về các phương diện
Đối với hoạt động lý luận, thông tin lý luận là khâu mở đầu và là
khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu mới Ở khâu đầu, thông tin lý luận
là những tin tức, cơ sở dit liệu, nguyên liệu của quá trình nghiên cứu, khám
phá, sáng tạo và xây dựng nên các luận điểm, quan điểm, học thuyết khoa
học về quy luật phát triển của giới tự nhiên, xã hội và con người, xây dựng nên các quan điểm chiến lược cách mạng, đường lối cách mạng của Đảng
và Nhà nước trong cải tạo và xây dựng đất nước.
Ở khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu lý luận, thông tin lý luận
giới thiệu, truyền tải những thành quả lý luận, tri thức lý luận tới những
người sử dụng thông tin nhằm làm phong phú hiểu biết và nâng cao nhận
thức lý luận và năng lực hành động của con người trong thực tiên Còn
trong lý luận, thông tin lý luận tiếp tục quá trình tích luy, xử lý để hoàn
chỉnh những quan điểm lý luận hiện có, chuẩn bị cho quá trình thai nghén,
hình thành tri thức, quan điểm lý luận mới.
Thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực tiên
cách mạng xã hội nói chung càng phức tạp, gay go, nhiều biến động và sôi nổi bao nhiêu, thì càng đặt ra cho lý luận và thông tin lý luận nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề bấy nhiêu, đồng thời cung cấp cho hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu lý luận nhiều thông tin bấy nhiêu.
Cho nên, nội dung trị thức trong khái niệm thông tin lý luận là một
lĩnh vực hết sức rộng lớn Có thể nói, những thông tin khoa học, những tri
thức lý luận của các bộ môn khoa học có khả năng luận chứng, cung cấp
luận cứ khoa học cho việc xây dựng ý thức hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân, cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cho việc
30
Trang 35hoạch định đường lối chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản, cho việcxây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là những
thông tin lý luận Bởi vậy, thông tin lý luận đích thực phải có tính chân
thực, khách quan, khoa học, có tính chính tri, tư tưởng, tính giai cấp và tính
đảng sâu sắc.
1.2.5 Thông tin chính trị - xã hội
Thông tin chính trị - xã hội là những thông tin phản ánh mặt chính trị
của các thông tin xã hội Bất kỳ một hiện tượng xã hội cụ thể nào cũng đều
có thể được phản ánh dưới góc độ chính trị và khi đó chúng ta có một thông
tin chính trị - xã hội Với quan niệm như vậy, thông tin chính trị xã hội bao trùm toàn bộ đời sống xã hội Khi xem xét mặt chính trị của một hiện tượng
xã hội, thông tin chính trị - xã hội không tách rời các thông tin khác mà
ngược lại, nó phải dựa vào các thông tin khác để khai thác mặt chính trị của
các thông tin này.
Như vậy, thông tin chính trị - xã hội chính là những thông tin về đời
sống xã hội mang dấu ấn của những quan điểm chính trị, tư tưởng, và quan
điểm đường lối của một chủ thể xã hội nhất định (là các cá nhân lãnh đạo hay một giai cấp, một tổ chức chính trị hoặc một nhà nước).
Nói ngắn gọn, thông tin chính trị - xã hội là những thông tin về hoạt
động xã hội của con người mang một ý nghĩa chính trị nhất định hay có thể
nói là những thông tin về các hiện tượng và quá trình diễn biến của sinh hoạt xã hội trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, được xem xét theo
góc độ chính trị Đó là những tri thức về ban chất của những mối quan hệ
chính trị và xã hội phong phú trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau,
những mối quan hệ có tính quy luật đặc thù trên từng lĩnh vực cơ bản của
đời sống xã hội Tiếp nhận những tri thức đó, các chủ thể xã hội có căn cứ
để định hướng trong hành động xã hội và hành vi cụ thể trong sinh hoạt
hàng ngày thích hợp với truyền thống dân tộc và tình hình, đặc điểm của đất
nước và thời đại Đồng thời, các thông tin này cũng giúp các chủ thể xã hội
tự điều chỉnh về bước đi, về biện pháp và cả về mục tiêu hoạt động, sao cho
phù hợp với nhận thức mới về sự phát triển khách quan của xã hội hoặc sự
3]
Trang 36biến đổi thực tế của quốc gia - dân tộc trong những điều kiện, hoàn cảnh
lịch sử cụ thể.
Đối với các đảng cầm quyền, thông tin chính trị - xã hội tạo thêm
nguồn lực lý luận và hiểu biết khoa học để tổ chức và quản lý xã hội vì lợi
ích của sự tiến bộ đất nước theo khuynh hướng tư tưởng chính trị của lực
lượng cầm quyền Do đó, thông tin chính trị - xã hội cũng thể hiện những
mục đích, phương pháp, những phương tiện cơ bản trong quản lý xã hội của
cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền
Thông tin chính trị - xã hội là một loại hình thông tin thể hiện tập
trung lợi ích của các chủ thể chính trị trong sự phát triển của xã hội và trong
việc điều hành, quản lý xã hội.
Với những tính chất như trên, thông tin chính trị - xã hội có những
đặc điểm nổi bật sau:
- Thông tin chính trị - xã hội là những thông tin luôn gắn liền với hệ
tư tưởng của một giai cấp, một đảng phái, một tổ chức chính tri, nhất
định Khi khẳng định điều này, chúng ta không phủ nhận tính khách quan
của thông tin chính trị - xã hội Tính khách quan của thông tin chính trị - xã
hội bao giờ cũng do một lợi ích cụ thể chi phối Không có một sự khách
quan nào nằm ngoài một quan hệ lợi ích nhất định Vì vậy, khi những thôn 0a
tin xã hội được chuyển hoá thành thông tin chính trị - xã hội bao giờ cũng
phản ánh một hệ tư tưởng nhất định Đặc điểm này đòi hỏi hoạt động thông
tin chính trị - xã hội phải luôn luôn quán triệt một cách rõ ràng, rành mạch
động cơ, thái độ, mục đích khi tiếp cận và sử dụng thông tin.
- Thông tin chính trị - xã hội là những thông tin phản ánh toàn diện
các quan hệ xã hội trong một quốc gia cũng như quan hệ toàn diện giữa các
quốc gia theo quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định Nghĩa là,
thông tin chính trị - xã hội gắn chặt với thời sự chính trị quốc tế và trong
nước, phản ánh kịp thời các sự kiện và diễn biến của các phong trào xã hội
và cách mạng trên toàn thế giới cũng như ở các khu vực, các quốc gia
riêng biét
32
Trang 37- Thông tin chính trị - xã hội mang tính chất định hướng và tính dự
báo Nó có khả năng giải thích, hướng dẫn dư luận xã hội theo một định
hướng thống nhất Sự thống nhất trong nhận thức và hành động của quần
chúng phụ thuộc rất lớn vào việc quán triệt đặc điểm này của thông tin
chính trị - xã hội Để định hướng cho dư luận xã hội, thông tin chính trị - xã
hội phải có khả năng dự đoán, dự báo Đặc điểm này xuất phát từ chỗ thông
tin không chỉ có ý nghĩa cho hành động trong hiện tại mà còn cần thiết cho
các hành động trong tương lai tiếp theo Vì vậy, thông tin chính trị - xã hội
phải có khả năng chỉ dẫn hành động và xác lập hành động đúng hướng
trong tương lai.
Thông tin chính trị - xã hội là những thông tin tác động trực tiếp đến tư
tưởng, tình cảm, tâm lý và hành động của từng con người trong đời sống
chính trị - xã hội trên cả phạm vi vi mô va vi mô Vì vậy, khi sử dụng thông
tin chính trị - xã hội, tính mục đích luôn luôn phải là một nguyên tắc tối cao.
- Thông tin chính trị - xã hội thường đưa đến cho đối tượng nhận tin
những “phản ứng” khác nhau, tuỳ thuộc vào ý thức, năng lực và trình độcủa đối tượng tiếp nhận thông tin
1.2.6 Hành vi, thuyết hành vi
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, hành vi là toàn bộ
những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong hoàn
cảnh cụ thể nhất định Còn theo Nguyễn Như Ý, hành vi là cách ứng xử
trong một hoàn cảnh nhất định được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành
động nhất định [94, 781].
Thuyết hành vi xuất phát từ điều khẳng định rằng hành vi của con
người, ở mức độ cao là được học tập và có thể thay đổi bởi ảnh hưởng của những động viên hoặc kích thích thay đổi được của môi trường.
Theo nguyên tắc hợp lý kinh tế, mỗi người cố gắng đạt được lãi suất
cao nhất có thể được từ hành vi của mình Người ta sẽ có xu hướng tiếp tục
giữ phương thức hành vi đã chứng tỏ là có lãi [34, 190-193].
33
Trang 381.2.7 Truyền thông
Truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin Sự truyền thông
thường được thực hiện thông qua lời nói, hay chữ viết, tức là ngôn ngữ,
nhưng cũng có thể thông qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi để biểu tỏ thái độ
hoặc cảm xúc
Các nhà truyền thông thường quan niệm quá trình truyền thông theo
dạng đường vòng tròn khép kín gồm 4 giai đoạn chính là: phát tin, truyền
tin, nhận tin, phản hồi [81, 37, 38].
1.2.8 Truyền thông dai chúng
Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải thông tin một cáchrộng rãi, hướng đến mọi người trong xã hội, thông qua các phương tiệntruyền thông đại chúng
Cần lưu ý, truyén thông đại chúng là thuật ngữ dùng để chỉ một quá
trình xã hội, còn các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phátthanh và truyền hình, là những công cụ kỹ thuật hay những kênh mà nhờvào đó người ta mới thực hiện được quá trình truyền thông đại chúng, nghĩa
là tiến hành việc phổ biến, loan truyền thông tin cho mọi người.
Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm ba
yếu tố hợp thành:
- _ Hoạt động truyền thông
- _ Những người làm công tác truyền thông
- Cong chúng
Khi nghiên cứu về truyền thông dai chúng, phải gan độc giả với môi
trường xã hội - lịch sử tương ứng, phải đặt họ trong bối cảnh điều kiện sống, cũng như trong các mối quan hệ của họ.
34
Trang 39CHƯƠNG 2
THỰC TRANG KHAl THAC THONG TIN CUA ĐỘC GIA
BAN TIN NHUNG VAN ĐỀ CHÍNH Trị - XA HỘI
2.1 NHIEM VU THONG TIN KHOA HOC CUA CAC TAP CHÍ, BAN TIN 0 HOC
VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chi Minh nhiều lần nhắc nhở những người làm báo, khiviết phải trả lời rõ: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì?[69, 545]; “Vì ai màviết? Mục đích viết làm gi?”[67, 443] Báo chí phải xác định rõ đối tượngtiếp nhận thông tin Việc xác định đó nhằm hình thành phương pháp sáng
tạo phù hợp cho nhà báo Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí
cũng có nghĩa là nhà báo phải có quan điểm, lập trường chính trị rõ ràng,
phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp
chuyên môn, phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không
nên viết và viết như thế nào để chuyển tải trung thực nội dung thông tin và
cách viết ra sao để hấp dẫn, thu hút bạn đọc.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Trung ương Đảng và Chính phủ đã giao cho Học viện trọng trách mới về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ lý luận, cán bộ lãnh đạo, quản lý đất
nước trong thé kỷ XXI Nghị quyết số 52/NQTW của Bộ Chính trị về đổi
mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bôi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa
học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ trọng
trách trên của Học viện.
Về công tác đào tạo, Nghị quyết khẳng định: “Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp của hệ thống chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ những người
lãnh đạo chính trị có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới; đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận chính trị có
trình độ sau đại học, nhằm cung cấp cán bộ nghiên cứu chủ chốt cho các cơ
quan lãnh đạo và các viện nghiên cứu khoa học xã hội, giảng viên lý luận
Trang 40các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đào tạo cán bộ của các bộ,
ngành, đoàn thể và các trường đại học, cao đẳng; đào tạo cán bộ cho các cơ
quan tuyên truyền và thông tin đại chúng”{3, 4].
Mục tiêu của công tác đào tạo của Học viện là đảm bảo trang bị cho
người học lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cương lĩnh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trên các lĩnh
vực; có tầm nhìn và tư duy chiến lược; nắm vững khoa học và kỹ năng lãnh
đạo, quản lý; am hiểu thực tiễn và những biến đổi của tình hình thế giới;
tiếp cận được những thành tựu khoa học hiện đại; có năng lực vận dụng
quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng vào việc giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn; chống giáo điều và xét lại, phê phán và bác bỏ những
quan điểm sai trái, thù địch.
Về công tác nghiên cứu khoa học, Nghị quyết nêu rõ: “Day mạnh và
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trên các hướng: nghiên cứu phục
vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu, đóng góp
vào sự phát triển lý luận, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức thảo
luận, làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đang có ý kiến khác nhau, đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc và luận điệu sai trái, góp
phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng ”{3, 6].
Như vậy, mục tiêu của công tác nghiên cứu khoa học của Học viện là
phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đóng góp vào sự phát triển
lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phần tích cực vào lĩnh vực công tác
tư tưởng của Đảng; làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận nảy sinh từ
thực tiễn đang có ý kiến khác nhau; đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc
và luận điệu sai trái
Trọng trách nặng nề đó đã dat ra những yêu cầu mới cho công tác
thông tin khoa học nói chung và các tạp chí, bản tin nói riêng Yêu cầu cấp
thiết đặt ra cho công tác thông tin, xây dựng nguồn tin, phổ biến thông tin
là phải quan tâm đến một diện rộng thông tin trên những bình diện sau:
36