Vũ Hào Quang Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: quan điểm của nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạn
Trang 1Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin của Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
(Nghiên cứu trường hợp Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường Đại học KHXH&NV Luận án TS Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 62 31 30 01
Người hướng dẫn: GS.TS Vũ Hào Quang
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án: quan điểm của nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng; cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; các khái niệm công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện của từng nhóm đối tượng độc giả Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Từ đó rút ra những
ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục; đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tạp chí, bản tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trong
hệ thống Học viện, phục vụ tốt hơn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện
Keywords: Xã hội học; Hành vi xã hội; Tìm kiếm thông tin; Độc giả
Trang 24
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
2 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận án 5
3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng
25
1.1.2 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 36
1.2.1 Một số nét về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh
49
1.2.2 Một số nét về các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
52 1.2.3 Đặc điểm của các nhóm độc giả tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
58
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC THÔNG TIN CỦA ĐỘC GIẢ CÁC TẠP CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -
HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH2.1 Nhu cầu thông tin của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ
thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
65
2.1.1 Nội dung thông tin độc giả có nhu cầu cho công việc của
2.1.2 Đánh giá của độc giả về hình thức thông tin quan trọng
cho công việc của mình
69
2.2 Hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí của độc giả trong
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
74
2.2.1 Mức độ thường xuyên khai thác thông tin của độc giả từ
các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc
Trang 3chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.3 Hành vi tìm kiếm thông tin từ các bản tin của độc giả trong
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
110
2.3.1 Mức độ thường xuyên khai thác thông tin từ các bản tin
của độc giả trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh
110
2.3.2 Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai
thác từ các bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh
115
CHƯƠNG 3 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁC TẠP
CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC VIỆN
3.1 Đánh giá mức độ các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu về các
nội dung thông tin của độc giả
128
3.1.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận về chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
Đảng, Nhà nước Việt Nam
139
3.1.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận
140
3.1.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về lý luận và thực
tiễn chính trị nước ngoài, thời sự trong nước và quốc tế, quan hệ
quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa
151
3.2 Đánh giá về cơ cấu, nội dung các chuyên mục tạp chí, bản tin
trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh
158
3.2.1 Đánh giá về cơ cấu tạp chí, bản tin trong hệ thống Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
158 3.2.2 Đánh giá về nội dung, kết cấu các chuyên mục của tạp chí,
bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thông tin, tri thức nói chung, thông tin báo chí nói riêng luôn là nguồn lực vô giá, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng, vào những thành công của chặng đường đổi mới của Việt Nam Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh (sau đây gọi tắt là Học viện) là trung tâm quốc gia
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị, tham mưu, tư vấn cho Đảng
và Nhà nước trong hoạch định chính sách Yêu cầu mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra về việc nâng cao hơn nữa trình độ lý luận, nhận thức, thực tiễn và kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước đòi hỏi Học viện phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước Điều đó đòi hỏi, nội dung, chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong Học viện phải được cải tiến mạnh mẽ và phù hợp và hệ thống thông tin khoa học, đặc biệt là thông tin từ các tạp chí, bản tin lý luận chính trị trong hệ thống Học viện phải không ngừng đổi mới nội dung và hình thức để cung cấp những chất liệu “bột” để các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý, các giảng viên, học viên “gột nên hồ” là những công trình khoa học có giá trị, những bài giảng hấp dẫn, có tính thuyết phục Việc nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện hoạt động báo chí trong toàn hệ thống Học viện
để tổ chức lại, nâng cao chất lượng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng của Học viện là vô cùng cần thiết, cấp bách
Trang 5Với những lý do cần thiết, cấp bách đó, tác giả lựa chọn đề
tài “Hành vi tìm kiếm thông tin của nhóm độc giả các tạp chí,
bản tin của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Nghiên cứu trường hợp Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chủ đề nghiên cứu
2 Những điểm mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận
án
- Luận án khái quát những quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cách mạng với những trích dẫn chuẩn xác Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin, truyền thông, báo chí,…mà các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện cần đăng tải phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước
- Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên, hệ thống hóa thực trạng khai thác thông tin, khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho độc giả các tạp chí, bản tin của Học viện; cơ cấu tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện, khả năng bao phủ thông tin lý luận, chính trị - xã hội của các tạp chí, bản tin; từ
đó đưa ra những giải pháp có tính chiến lược về tổ chức, quản
lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả của của tạp chí, bản tin trong Học viện, phát huy sức mạnh của thông tin trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện
3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước liên quan đến đề tài luận án Cụ thể:
3.1 Những nghiên cứu về thông tin, báo chí 3.1.1 Các
nghiên khẳng định, trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay, thông tin, tri thức có vai trò hết sức quan trọng Việc sử dụng
Trang 6hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức, khai thác với hiệu suất cao nhất các nguồn thông tin, tri thức
hiện có của nhân loại 3.1.2 Về báo chí, có nhiều nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Một là, các nghiên cứu khẳng định
quan điểm của C Mác, Ph Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí cách mạng luôn là tư tưởng chỉ đạo, soi đường cho báo chí cách mạng Việt
Nam Hai là, báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa, tư
tưởng của Đảng và Nhà nước ta Báo chí có vai trò, vị trí quan trọng trong công tác tư tưởng, trong việc ổn định chính trị, định hướng dư luận xã hội,… trong triển khai, thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng… Báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Ba là, có hàng loạt
nghiên cứu trong, ngoài nước về lý luận báo chí, truyền thông, nghiệp vụ báo chí,…Các nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và
lý thuyết về truyền thông, thực tiễn nghiệp vụ báo chí…
3.2 Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm xã hội học có liên quan 3.2.1 Có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học khái quát những nét cơ bản nhất về lý thuyết xã hội học liên quan như: lý thuyết cấu trúc chức năng phân tầng, lý thuyết hành vi, hành động xã hội; lý thuyết truyền thông đại chúng, xã hội học báo chí; phương pháp nghiên cứu xã hội học,…có ý
nghĩa đối với tác giả trong nghiên cứu 3.2.2 Nhiều công trình
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm liên quan đã khái quát những nét cơ bản nhất về sự phát triển của xã hội học nói chung
Trang 7và xã hội học truyền thông đại chúng, xã hội học báo chí nói riêng, đánh giá các hiệu quả của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
3.3 Những nghiên cứu về hoạt động của Học viện Các
nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước và nghiên cứu khoa học mà Đảng và Nhà nước giao cho Học
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu: Luận án khảo sát hành vi tìm
kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin của độc giả trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các đối tượng độc giả của Học viện; nguyên nhân thành công và hạn chế của các tạp chí, bản tin; từ đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp cho những cải cách, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tạp chí, bản tin trong toàn Học viện
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Luận án làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng; Cơ sở lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu; Các khái niệm công cụ được sử dụng trong triển khai luận án; Chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh và của hệ thống tạp chí, bản tin của Học viện; (2)
Khảo sát, phân tích, đánh giá hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí, bản tin trong Học viện của từng nhóm đối tượng độc
giả; (3) Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của các
tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện; ưu điểm và hạn chế cần khắc phục; giải pháp nâng cao chất lượng của tạp chí, bản tin
Trang 85 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi tìm kiếm
thông tin của nhóm độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Khách thể nghiên cứu của luận án là nghiên cứu nhóm
độc giả tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu: (1) Phạm vi thời gian: Các cuộc điều
tra, khảo sát được tiến hành cuối năm 2010; Nội dung tạp chí, bản tin của Học viện được tác giả khảo sát, nghiên cứu trong
vòng 5 năm gần đây; (2) Phạm vi không gian: Luận án giới hạn
nghiên cứu các đối tượng độc giả trong hệ thống Học viện ở cả
3 miền Bắc, Trung, Nam
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận mác xít: Luận án sử dụng phương
pháp tiếp cận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu
6.2 Cơ sở lý thuyết: Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội
học: lý thuyết chức năng, lý thuyết hành vi, hành động xã hội kết hợp với lý thuyết truyền thông trong nghiên cứu
6.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.3.1 Phương pháp thu thập thông tin cá biệt: Luận án sử
dụng: (1) Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi với số lượng 840 người được điều tra; (2) Phương pháp phỏng vấn sâu với số lượng người được hỏi là 100 người; (3) Phương pháp phân tích tài liệu gồm phân tích truyền thống (phân tích định tính); phân tích hình thức hóa (phân tích định lượng) kết
Trang 9hợp với phương pháp phân tích nội dung tài liệu đối với các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện
6.3.2 Phương pháp khác: Luận án còn sử dụng các phương
pháp thống kê, so sánh, đối chiếu
7 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết
Giả thuyết nghiên cứu (1) Các độc giả trong Học viện có
nhu cầu cơ bản giống nhau về nội dung thông tin, nhưng rất khác nhau về mức độ “rộng”, “hẹp”, “nông”, “sâu” của thông tin, do
đó hành vi tìm kiếm thông tin phục vụ công việc của mình từ các tạp chí, bản tin của họ cũng khác nhau (2) Chỉ một số ít tạp chí, bản tin đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của độc giả; các tạp chí, bản tin còn lại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của độc giả Nhìn chung, các tạp chí đáp ứng khá tốt nhu cầu thông tin của độc giả, trong khi đó, các bản tin chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng độc giả trong Học viện
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách mạng C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin coi báo chí của các
đảng cộng sản là tiếng nói của đảng cộng sản, là sợi dây liên hệ giữa đảng với quần chúng nhân dân, là người tuyên truyền, cổ động cho cách mạng, tập hợp, đoàn kết, cổ vũ các tầng lớp nhân dân làm cách mạng Báo chí là phương tiện tiến hành công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, là vũ khí sắc bén của đảng trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc Báo chí cách mạng phải mang tính đảng sâu sắc, phải phục tùng
sự lãnh đạo của đảng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường
Trang 10lối chính trị của đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn
coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có vai trò
to lớn của công tác tư tưởng của Đảng, trong đó báo chí là một công cụ sắc bén
1.1.2 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Theo lý thuyết cấu trúc – chức năng, xã hội là một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận có chức năng riêng
và có liên hệ với nhau Truyền thông nói chung và báo chí nói riêng là một trong những bộ phận hợp thành của hệ thống đó Mỗi bộ phận cấu thành xã hội đều thực hiện một chức năng nhất định của hệ thống xã hội mà nếu thay đổi bộ phận nào thì
sẽ kéo theo sự thay đổi của các bộ phận khác và làm thay đổi cả
hệ thống (Emile Durkheim) Chức năng là cái làm cho hệ thống duy trì được sự tồn tại của mình và tiếp tục vận động trôi chảy, còn phản chức năng là cái gây cản trở cho quá trình đó Phản chức năng khiến hệ thống sẽ mất cân bằng, phá vỡ sự thích ứng (R Merton)
1.1.2.2 Nhóm lý thuyết hành vi, hành động xã hội Thuyết
hành vi (Hopmans) cho rằng, phần lớn hành vi của con người đều được giải thích bởi sự phản ứng lại các kích thích, sự phát triển hành vi của con người phụ thuộc vào các kích thích Thuyết hành vi hợp lý cho rằng con người chỉ lựa chọn những tác động nào là hợp lý với cơ thể và loại bỏ những tác động không có lợi Thuyết lựa chọn duy lý cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu Kết quả của hành động càng có giá trị
Trang 11cao đối với chủ thể bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu Thuyết hành động xã hội (M Weber) cho rằng, thông qua các hành động xã hội của cá nhân, của nhóm, có thể đánh giá, lý giải động cơ, mục đích, ý nghĩa của các hành động xã hội mà cá nhân, nhóm thực hiện
1.1.3 Một số khái niệm công cụ Luận án làm rõ một số
khái niệm công cụ cần thiết trong triển khai nghiên cứu Đó là: Thông tin, Thông tin khoa học, Thông tin lý luận, Hành động
xã hội, Hành vi, Hành vi tìm kiếm thông tin, Truyền thông,
Truyền thông đại chúng, Báo chí
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Một số nét về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, viên chức quản lý các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị và khoa học hành chính Học viện gồm 01 Học viện trung tâm và 06 Học viện trực thuộc đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước
1.2.2 Một số nét về các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Mỗi
Học viện đều có các tạp chí của mình Học viện Trung tâm, ngoài tạp chí trực thuộc Học viện, còn có các tạp chí, bản tin chuyên ngành trực thuộc các Viện, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Học viện trung tâm Mỗi tạp chí, bản tin có kết cấu thông tin phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của mình và có
Trang 12vai trò hết sức quan trọng góp phần hoàn thành thành nhiệm vụ chính trị của Học viện
1.2.3 Đặc điểm của các nhóm độc giả tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Căn cứ vào nhiệm vụ phải đảm nhiệm, có thể chia
độc giả thành ba nhóm đối tượng dùng tin sau: (1) Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; (2) Cán bộ lãnh đạo, quản lý; (3) Học viên các hệ lớp Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, bảo vệ nền tảng tư tưởng, nền tảng lý luận chính trị phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần vào phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và cán bộ nghiên cứu khoa học chính trị và khoa học xã hội và nhân văn trong phạm vi toàn quốc Đội ngũ này gồm những tiến sĩ, thạc
sĩ, giáo sư, phó giáo sư và nhiều chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn trên các lĩnh vực khác nhau Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
là những người có trình độ cao, tầm hiểu biết rộng Đối với các cán bộ lãnh đạo cấp vụ thì tiêu chuẩn bắt buộc để được đề bạt
là phải có bằng Tiến sĩ trở lên Đối với cán bộ cấp phòng, tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ phải là Thạc sĩ trở lên Họ là đội ngũ chính xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển của đơn vị mình Đồng thời, họ còn là những người trực tiếp tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tham gia xây dựng giáo trình, bài giảng Học viên học tập tại Học viện chủ yếu đã có một bằng đại học chuyên ngành, có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên và đã có một số năm hoạt động thực tiễn nhất định trong lĩnh vực mình từng đảm trách trước khi đi học
Trang 13Tiểu kết chương 1 Chương 1 phân tích những cơ sở lý
luận và thực tiễn của đề tài, khẳng định báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng, Nhà nước trong công cuộc cách mạng; lựa chọn
và phân tích những yếu tố hợp lý của các lý thuyết xã hội học
và truyền thông vận dụng trong nghiên cứu; thao tác hóa những khái niệm liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở thực tiễn: chức năng, nhiệm vụ của Học viện và hệ thống tạp chí, bản tin
Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC THÔNG TIN CỦA ĐỘC GIẢ CÁC TẠP CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH 2.1 Nhu cầu thông tin của độc giả các tạp chí, bản tin trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
lượng cao, chuyên sâu, hệ thống về các vấn đề nêu trên
2.1.2 Đánh giá của độc giả về hình thức thông tin quan trọng cho công việc của mình Các tạp chí, bản tin là nguồn
cung cấp thông tin quan trọng cho các lãnh đạo, quản lý, nghiên
Trang 14cứu khoa học, giảng dạy và học tập trong Học viện, bởi đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, có định hướng, chắt lọc nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống Học viện
2.2 Hành vi tìm kiếm thông tin từ các tạp chí của độc giả Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.2.1 Mức độ thường xuyên khai thác thông tin của độc giả từ các tạp chí trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt
về sự thường xuyên khai thác thông tin ở nhóm độc giả là học viên với nhóm độc giả là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu, giảng dạy Học viên khai thác thông tin thường xuyên ở tất
cả các loại tạp chí (trên 90% người được hỏi trả lời thường xuyên khai thác thông tin từ tất cả các loại tạp chí) Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ khai thác thường xuyên các tạp chí không đều nhau ở mỗi loại tạp
chí Tạp chí lý luận chính trị được tất cả các nhóm độc giả khai
thác ở mức cao Kết quả điều tra về tương quan giới, tương quan độ tuổi cũng cho kết quả tương tự
Sự khác biệt rõ rệt trong hành vi khai thác, sử dụng thông tin của nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý cho chúng ta thấy có sự phân hóa rõ rệt giữa các tạp chí Có 02 tạp chí được độc giả khai thác ở mức cao là:
Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng Tạp chí Lý luận Chính trị & Truyền thông được độc giả khai thác ở mức trung bình 03 tạp
chí: Khoa học chính trị, Giáo dục lý luận và Sinh hoạt lý luận được độc giả khai thác ở mức thấp
Trong cùng một nhóm độc giả cũng có sự khác biệt về tỷ lệ thường xuyên khai thác thông tin từ các tạp chí thuộc hệ thống
Trang 15Học viện Ở nhóm học viên không có sự chênh lệch đáng kể Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ lãnh đạo, quản
lý có sự chênh lệch cao (nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là 100% ở Tạp chí Lý luận chính trị so với 17,7% ở tạp chí Sinh hoạt lý luận và nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý có con số tương đương là 91,4% so với 33,5%)
Các số liệu tương quan giới và tương quan độ tuổi đã bổ sung cho những nhận định trên và thứ tự sắp xếp loại tạp chí có kết quả giống như xem xét tương quan nghề nghiệp
2.2.2 Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai thác từ các tạp chí trong hệ thống Học viện
2.2.2.1 Sự khai thác thông tin lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước của độc giả ở tất cả các loại tạp chí đều ở mức cao và
tương đối cao Về nội dung thông tin này, tạp chí Lý luận chính
trị đứng đầu về tỷ lệ độc giả khai thác (97,1% và 96,9%), rồi
đến Lịch sử Đảng (93,5% và 93,2%), Giáo dục lý luận (82,1%
và 81,9%), Lý luận chính trị và truyền thông (80,6% và 80,3%),
Khoa học chính trị (76,3% và 76,4%), Sinh hoạt lý luận (75,4%
và 75,4%)
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, hai tạp chí Lý luận
chính trị và Lịch sử Đảng được cả ba nhóm đối tượng độc giả
khai thác nội dung thông tin này với tỷ lệ gần như nhau Sự
khai thác nội dung thông tin này ở các tạp chí Giáo dục lý luận,
Khoa học chính trị, Sinh hoạt lý luận, Lý luận chính trị và truyền thông có sự khác nhau khá rõ giữa các nhóm độc giả
* Tương quan giới tính cho thấy, tỷ lệ nữ giới khai thác nội
dung thông tin này ở các tạp chí ít hơn ở nam giới Hai tạp chí
Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng không có sự khác biệt nhiều
về tỷ lệ khai thác giữa nam và nữ Bốn tạp chí Giáo dục lý luận,
Trang 16Khoa học chính trị, Sinh hoạt lý luận, Lý luận chính trị và Truyền thông có sự khác biệt lớn về tỷ lệ khai thác thông tin
giữa nam và nữ (chênh trên 15%)
* Tương quan độ tuổi cho thấy, không có sự khác biệt
nhiều trong việc khai thác nội dung thông tin này ở các độ tuổi
Hai tạp chí Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng có tỷ lệ độc giả
khai thác nội dung thông tin này ở cả ba độ tuổi xấp xỉ như
nhau Các tạp chí Giáo dục lý luận, Khoa học chính trị, Sinh
hoạt lý luận, Lý luận chính trị và truyền thông có sự khác biệt
đáng kể trong việc khai thác nội dung thông tin này giữa nhóm độc giả độ tuổi dưới 35 và từ 35-50
2.2.2.2 Sự khai thác thông tin về lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận của độc giả từ các tạp chí trong
hệ thống Học viện Tạp chí Khoa học chính trị, Lý luận chính trị và Truyền thông và Lịch sử Đảng là ba tạp chí có tỷ lệ độc
giả đọc ít nhất (46,3%; 48,7% và 55,5%) Các tạp chí Lý luận
chính trị, Giáo dục lý luận, Sinh hoạt lý luận là ba tạp chí có tỷ
lệ độc giả khai thác cao và khá cao (97%; 85,6% và 79,2%)
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, học viên có tỷ lệ khai
thác nội dung thông tin này rất cao ở tất cả các loại tạp chí (từ 87,5% đến 99,3%) Các đối tượng cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; cán bộ lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ khai thác nội dung thông
tin này ở mỗi tạp chí rất khác nhau Tạp chí Lý luận chính trị có
tỷ lệ khai thác nội dung thông tin này ở ba nhóm độc giả cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; cán bộ lãnh đạo, quản lý; học viên là cao tương đương nhau (từ 95,7% đến 99%) Các loại tạp chí khác đều có tỷ lệ khai thác nội dung thông tin này khác biệt ở mỗi nhóm độc giả
* Tương quan giới cho thấy, tất cả các tạp chí đều có tỷ lệ
nam giới khai thác nhiều hơn tỷ lệ nữ giới Ba tạp chí Lý luận
Trang 17chính trị, Giáo dục lý luận và Sinh hoạt lý luận có tỷ lệ nam
giới và nữ giới khai thác thông tin nội dung này tương đối cao
và khá giống nhau Ba tạp chí còn lại có sự chênh lệch hết sức lớn giữa tỷ lệ nam giới so với tỷ lệ nữ giới trong việc khai thác
nội dung thông tin này Tương quan độ tuổi cũng cho kết quả
tương tự
2.2.2.3 Sự khai thác thông tin về lý luận và thực tiễn chính trị nước ngoài, thời sự trong nước và quốc tế, quan hệ quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa của độc giả từ các tạp chí trong hệ thống Học viện Tạp chí Lý luận chính trị có tỷ lệ độc giả khai
thác nội dung thông tin này ở mức trung bình (52%) Các tạp chí khác được độc giả khai thác ở mức thấp và rất thấp (dưới
28,9%)
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, học viên có tỷ lệ khai
thác cao hơn so với hai nhóm đối tượng còn lại Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ lãnh đạo, quản lý khai thác thông tin này với tỷ lệ rất thấp và không đều nhau
* Tương quan giới cho thấy, giữa nam và nữ có sự chênh
lệch đáng kể trong việc khai thác nội dung thông tin này ở các tạp chí, tỷ lệ khai thác của nam giới lớn hơn nhiều so với của
nữ giới
* Tương quan độ tuổi cho thấy, độc giả ở các độ tuổi khác
nhau có sự khác biệt đáng kể trong việc khai thác nội dung thông tin này 100% độc giả độ tuổi trên 50 khai thác nội dung
thông tin này từ tạp chí Lý luận chính trị và không khai thác từ
Trang 18hệ thống Học viện ít được độc giả khai thác hơn các tạp chí Căn cứ theo tỷ lệ độc giả khai thác thông tin ở mỗi loại bản tin,
có thể chia các bản tin thành những nhóm như sau: Nhóm thứ
nhất, 06 bản tin được khai thác ở mức trung bình: Thông tin Những vấn đề Triết học và đời sống (68,6%), Thông tin những vấn đề kinh tế - chính trị học (57,3%); Thông tin Nhà nước và Pháp luật (56,2%), Bản tin Những vấn đề chính trị - xã hội
(55,6%), Thông tin chủ nghĩa xã hội – lý luận và thực tiễn (53,9%), Thông tin Chính trị học (57%) Nhóm thứ hai 03 bản tin được khai thác ở mức trung bình thấp: Thông tin những vấn
đề lý luận phục vụ lãnh đạo (49,2%); Thông tin Xã hội học và tâm lý lãnh đạo, quản lý (48,1%); Thông tin Văn hoá và phát triển (46,9%) Nhóm thứ ba 01 bản tin được khai thác ở mức rất
thấp Thông tin Nghiên cứu quốc tế với tỷ lệ 23,3% độc giả khai
thác
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, ngược lại với tạp chí,
bản tin được học viên khai thác ít hơn rất nhiều so với cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và cán bộ lãnh đạo, quản lý Chênh lệch
về mức độ khai thác thông tin từ các bản tin của nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu, giảng dạy ở các bản tin khác
xa nhau Bản tin có tỷ lệ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khai thác ở mức cao nhất là 84,4%, nhưng bản tin có tỷ lệ thấp nhất chỉ là 11% (chênh lệch gần 8 lần) Con số này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của các bản tin quá khác biệt nhau
* Tương quan giới tính cho thấy, chỉ riêng bản tin Thông
tin nghiên cứu quốc tế có mức chênh lệch giữa tỷ lệ nam giới
và nữ giới khai thác thông tin không nhiều (18,7% so với 24,9%) Các bản tin còn lại có sự chênh lệch khá lớn giữa nam
và nữ trong khai thác thông tin
Trang 19* Tương quan độ tuổi cho thấy, tỷ lệ thường xuyên khai
thác thông tin từ các bản tin của các độc giả ở độ tuổi khác nhau có sự khác nhau tương đối rõ rệt Độc giả độ tuổi 35-50
có tỷ lệ khai thác thông tin ở các bản tin thấp nhất, nhưng tương đối xấp xỉ nhau ở tất cả các loại bản tin Độc giả độ tuổi trên 50
có tỷ lệ khai thác thông tin từ các bản tin chênh lệch nhau khá lớn (từ 33,3% đến 100%) Độc giả độ tuổi dưới 35 có tỷ lệ khai thác thông tin khá cao và tương đối đều nhau (từ 52,1% đến 75,2%)
2.3.2 Nội dung thông tin được các độc giả thường xuyên khai thác từ các bản tin trong hệ thống Học viện
2.3.2.1 Sự khai thác thông tin lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam của các độc giả từ các bản tin trong hệ thống Học viện Các bản tin được các nhóm độc giả khai thác ở
mức trung bình (từ 41,7% đến 62,5%)
* Tương quan nghề nghiệp cho thấy, mức độ chênh lệch
giữa các nhóm độc giả trong việc khai thác nội dung thông tin này khá cao Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khai thác thông tin này từ các bản tin với tỷ lệ cao nhất trong ba nhóm độc giả (từ 77,3% đến 85,8%) Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý khai thác các bản tin ở mức độ khá cao Tuy nhiên, bản tin
có tính chất đặc thù phục vụ lãnh đạo thì lại được họ khai thác
ít nhất (37,1% và 37,4%)
* Tương quan giới tính cho thấy, có sự khác biệt rất rõ nét
trong việc khai thác nội dung thông tin này ở hai giới nam và
nữ trong tất cả các loại bản tin Nam giới khai thác nội dung thông tin này với tỷ lệ rất thấp (từ 0,5% đến 36%), trong khi nữ giới khai thác với tỷ lệ rất cao (từ 54,7% đến 77,8%)
Trang 20* Tương quan độ tuổi cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt trong
việc khai thác nội dung thông tin này giữa ba độ tuổi Nhóm độc giả độ tuổi trên 50 có 100% khai thác nội dung thông tin này trên các bản tin Nhóm độc giả dưới 35 tuổi khai thác nội dung thông tin này ở mức trung bình và khá cao (từ 47,6% đến 70,7%) Nhóm độc giả từ 35-50 tuổi khai thác nội dung thông tin này ở mức thấp nhất (từ 33,0% đến 51,8%)
2.3.3.2 Sự khai thác thông tin về lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận của độc giả từ các bản tin trong
hệ thống Học viện Sự khai thác thông tin về lý luận chính trị
của độc giả ở các bản tin trong Học viện rất thấp Chỉ riêng bản
tin Thông tin phục vụ lãnh đạo được độc giả khai thác với tỷ lệ trung bình là 55,4%, các bản tin còn lại đều ở mức dưới 30%
Nội dung thông tin thực tiễn phát triển của Việt Nam trên mọi lĩnh vực cũng được các nhóm độc giả khai thác ở mức thấp Chỉ
riêng hai bản tin Những vấn đề triết học và đời sống và Những
vấn đề kinh tế chính trị học được độc giả khai thác với tỷ lệ trên
trung bình (54,9% và 60,7%) Còn các bản tin khác chỉ được khai thác với tỷ lệ dưới mức trung bình
2.2.3.3 Sự khai thác thông tin về lý luận và thực tiễn chính trị nước ngoài, thời sự trong nước và quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa của độc giả từ các tạp chí trong hệ thống Học viện Việc khai thác nội dung thông tin này của các độc giả ở
các bản tin rất thấp Các bản tin Những vấn đề triết học và đời
sống, Những vấn đề kinh tế chính trị học, Văn hóa và Phát triển
có tỷ lệ độc giả khai thác dưới 10% Chỉ Thông tin phục lãnh
đạo có tỷ lệ 52% độc giả khai thác
Tương quan nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ khai thác nội dung
thông tin này của các nhóm độc giả hết sức khác nhau Tỷ lệ này đặc biệt chênh lệch trong nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng
Trang 21dạy Ba bản tin có tỷ lệ độc giả khai thác nội dung thông tin này
ít nhất nêu trên chỉ có 04% độc giả nhóm này khai thác Riêng
Bản tin Thông tin phục vụ lãnh đạo được 78% cán bộ nghiên
cứu, giảng dạy khai thác Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý khai thác nội dung thông tin này tương đối đều nhau hơn nhưng cũng ở mức khá thấp (từ 19,1% đến 59,7%) Tỷ lệ học viên khai thác thông tin này cũng ở mức rất thấp (từ 3,9% đến 18,2%)
Tóm lại, chương 2 phác họa bức tranh tổng thể về nhu cầu thông tin, thực trạng khai thác thông tin của từng đối tượng độc giả từ các tạp chí, bản tin cho công việc của mình và những nội dung thông tin mà họ khai thác Tỷ lệ độc giả khai thác thông tin cho công việc của mình ở các tạp chí khá cao, trong khi đó ở các bản tin lại rất thấp Các nội dung thông tin lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước được độc giả khai thác từ tạp chí với tỷ lệ cao Các nội dung thông tin lý luận và thực tiễn chính trị nước ngoài, thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam được khai thác ở với tỷ lệ trung bình ở các tạp chí Nội dung thông tin quan hệ quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa… được khai thác với tỷ lệ rất thấp ở tất cả các tạp chí Tất cả các nội dung thông tin nêu trên được độc giả khai thác với tỷ lệ trung bình, thấp và
rất thấp từ các bản tin
Chương 3 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN CỦA CÁC TẠP CHÍ, BẢN TIN TRONG HỆ THỐNG HỌC
VIỆN 3.1 Đánh giá mức độ các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả
Trang 22Phần này phân tích, so sánh sự khai thác thông tin của độc giả
ở các nội dung thông tin với nhu cầu thông tin của họ, từ đó cho thấy mức độ các tạp chí, bản tin đáp ứng nhu cầu thông tin của các độc giả
Chỉ 01 nội dung thông tin có tỷ lệ đáp ứng đầy đủ nhu cầu
thông tin của độc giả ở mức trung bình khá là thông tin lý luận
về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tỷ lệ
67,3% Các nội dung thông tin còn lại mới chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của độc giả ở mức dưới trung bình Tỷ lệ độc giả đánh giá các tạp chí, bản tin chưa đáp ứng đủ nhu cầu của
họ còn khá cao
3.1.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin lý luận về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam Các tạp chí đáp ứng
nội dung thông tin này ở các mức khác nhau, nhưng xét tổng thể đã đáp ứng khá tốt nhu cầu thông tin này của các nhóm độc
giả Tạp chí Lý luận chính trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu của độc
giả về thông tin lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (97,1%); thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước Việt Nam (96,9%) Tiếp đó là Tạp chí Lịch sử
Đảng với tỷ lệ tương ứng là 93,3% và 93,2% Rồi đến Tạp chí Giáo dục lý luận với tỷ lệ tương ứng là 82,1% và 81,9%, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông là 80,7% và 80,4%, Tạp chí Khoa học chính trị là 76,1% và 76,4%, Tạp chí Sinh hoạt lý luận là 75,5% và 75,4%
Các bản tin đáp ứng nhu cầu thông tin này của các nhóm
độc giả ở mức trung bình và dưới trung bình Thông tin những
vấn đề kinh tế chính trị học là bản tin đáp ứng tốt nhất (trong số
các bản tin) nhu cầu thông tin của độc giả về nội dung thông tin
này Tiếp đó là các bản tin Thông tin Văn hóa và Phát triển,