1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số giải pháp nhằm thu hút học sinh đọc sách báo, tạp chí và tìm kiếm thông tin ở thư viện trường THPT tân lập – đan phượng – hà nội

33 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 654,5 KB

Nội dung

Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần có biện pháp tháo gỡ và khắc phục để tìm ra những phương cách hoạt động tốt, đem lại hiệu quả trong phục vụ giáoviên và học sinh.Vì vậy, tôi n

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phỳc -&&& -

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

A SƠ YẾU Lí LỊCH

Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng

Ngày tháng năm sinh: 26 - 04 - 1980

Chức vụ và đơn vị công tác: CB th viện Trờng THPT Tân Lập

Trình độ chuyên môn: Trung cấp

Ngoại ngữ: Tiếng Anh

Trang 2

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói, trong đời sống tinh thần của con người, sách đóng vai trò rất quantrọng Nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi người.Đọcsách giúp ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức và đặc biệt đọcsách giúp ta cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn Giống như Môngtexkiơ đã

nói:“Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú” Đọc sách còn có thể làm thay đổi

cả một con người, một cuộc đời Bởi vậy, việc đọc sách từ lâu đã trở thành một nhucầu cần thiết của con người

Nhưng ngày nay hình ảnh những cô cậu học sinh, sinh viên chăm chú bênnhững trang sách và coi việc đọc sách như một thói quen hằng ngày đang dần biếnmất Thay vào đó họ chạy theo các lò luyện thi, lớp học thêm cấp tốc, cũng có thể

là chơi game online, tán gẫu trên mạng, hay tụ tập bạn bè, đi shopping

Nhưng các bạn hãy nhìn vào những tấm gương sáng ham tìm đọc sách đểthành công như Chủ tịch Mao Trạch Đông, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reaganhay thống đốc bang giàu có hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - CaliforniaArnold Schwazenegger để nhận ra tầm quan trọng và giá trị của mỗi trang sách.Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt cần phải có những quyển sách hay, phùhợp với lứa tuổi Đúng như Gustavơ Lebon đã nói:

“Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay”.

Hiện nay sách tràn ngập khắp mọi nơi Nhưng để tìm được một quyển sáchhay, phù hợp với hoàn cảnh lứa tuổi thì không phải là dễ Nếu muốn tìm được mộtquyển sách vừa ý chúng ta phải mất hàng giờ ở nhà sách để tìm kiếm Công việcnày mất rất nhiều thời gian và hầu như chẳng mấy lần mang lại hiệu quả Vì vậy

Trang 3

“Khi gặp được một quyển sách hay, nên mau liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần tới nó”.

Trong thời gian hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới vàkhu vực cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đất nước ta cũng

đã có những chuyển biến nhằm hội nhập với khu vực và thế giới Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, giáo dục Việt Nam cũng đang trên đà phát triển đổi mới vàhoàn thiện mình Trong thế kỉ này với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã dần tới

sự bùng nổ về thông tin, công nghệ thông tin phát triển, ngày càng đóng vai trò tolớn trong tất cả các lĩnh vực khoa học Nhưng sách vẫn không thể thiếu được trongthư viện trường học

Trong mọi xã hội chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của thư việntrong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và thúc đẩy xã hộitiến lên làm phong phú đời sống tinh thần của con người, nhằm thúc đẩy việc pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Chính vì vậy trong một xã hội như hiện nay nhucầu thông tin về mọi lĩnh vực, mọi cấp độ, mọi ngành nghề đang là một vấn đề hếtsức cần thiết và cập nhật, cùng với tốc độ tăng lên khổng lồ của các loại hình tàiliệu với đầy đủ các thể loại và hình thức phong phú khiến cho vai trò của thư việnngày càng được nâng cao

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thư viện được coi là một cơ thể nóng, với chức năng tàng trữ luân chuyển trithức cho toàn xã hội nói chung và cho trường học nói riêng Chính vì vậy mà côngtác tuyên truyền và phát triển vốn tài liệu trong thư viện như là mạch máu truyềnsức sống cho sự tồn tại và phát triển của thư viện

Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trungtâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường Thư viện góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thóiquen tự học của học sinh Vì vậy mà để phục vụ tốt quá trình cung cấp thông tin,

Trang 4

cũng như nhu cầu cần tài liệu của các thầy cô và các em học sinh thì thư viện phải

có một kho tài liệu phong phú về nội dung và hình thức, về thể loại và ngôn ngữ

Để đạt được những yêu cầu đó thì công tác tuyên truyền và phát triển vốn tài liệucủa thư viện cùng với những chính sách, kế hoạch thực hiện hết sức đúng đắn

Từ xưa tới nay, con người luôn luôn đề cao sách Sách là một người thầy vĩđại của chúng ta, sách là kho tàng tri thức của nhân loại Sách có tầm quan trọng vôcùng to lớn đối với sự phát triển con người Nhờ có những cuốn sách mà chúng ta

có thể biết được nhiều điều về tri thức của nhân loại Những gì chúng ta biết đượcchỉ như hạt cát trên sa mạc, giọt nước giữa đại dương cho nên con người khôngngừng học hỏi Vì vậy, từ lâu thư viện đã trở thành một bộ phận không thể thiếucủa con người và trong trường học thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhàtrường, bao gồm khả năng học tập độc lập và tự mở mang kiến thức Thư viện lànơi chứa đựng một phần tri thức của nhận loại và cán bộ thư viện phải là người trựctiếp khai thác và đưa kho tàng tri thức đó đến với giáo viên, học sinh để hỗ trợ đắclực cho phong trào thi đua hai tốt của trường

Để làm được yêu cầu đó, người cán bộ thư viện phải tạo nhịp cầu đưa ngườiđọc đến với sách, tiếp cận với sách, để họ tự khám phá ra những lĩnh vực mới, trithức mới phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện của mình

Nhưng để làm được việc đó thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thếnào ? Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và sử dụngthư viện nhà trường ?

Cùng với sự đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông, việc xây dựng vàphát triển thư viện trường học cùng là một trong những nhiệm vụ cơ bản đang đượcngành giáo dục chú trọng thực hiện Hầu hết thư viện các trường học đã hoạt động

có chiều sâu nhưng mới thu hút được đối tượng giáo viên còn số lượng bạn đọc họcsinh không phải trường nào cũng thu hút được

Văn hóa đọc đang chết dần ?

Trang 5

Văn hóa đọc đang chết dần chết mòn trong đời sống đại bộ phận người dân.

Vì sao?

Còn nhớ dạo những năm 80 về trước, mỗi cuốn sách có số lượng không dưới

10 ngàn bản Để có được cuốn sách được in, nhà văn phải xếp hàng đợi lượt Mặc

dù những cuốn sách dạo đó được in trên giấy đen nhưng đó thực sự là món quàquý Người ta mua, đọc, dùng sách để làm quà tặng nhau những ngày trọng đại nhưsinh nhật và ngày lễ Để có vài chục ngàn bản đòi hỏi sách phải hay và cả hệ thốngvận hành hết công suất, hệ thống hướng đến chính cái sự đọc này Tôi nhớ dạo đó

đa phần các cuốn sách tiêu biểu tôi được tiếp nhận đều ở các thư viện Chính nhữngthư viện là điểm phân phối sách đến với người đọc

Sách từ nhà xuất bản chạy thẳng đến các công ty phát hành và một lượng lớnđến hệ thống thư viện trong cả nước Thư viện tỉnh thành, thư viện quận huyện, thưviện phường xã, thư viện trường học, thư viện công sở… bất kể chỗ nào cũng thấythư viện Và đây chính là điểm mấu chốt trong văn hóa đọc của người dân

Vậy làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo ở học sinh nhằm gìn

giữ, phát huy “văn hóa đọc” đang ngày càng bị phương tiện thông tin nghe nhìn lấn át và sự kết hợp hài hòa giữa “văn hóa đọc” và “văn hóa thông tin”? Đồng

thời làm thế nào để học sinh thấy rằng thư viện là nơi trao đổi, tiếp thu những thôngtin tài liệu bổ ích, thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc học tập của mình

Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần có biện pháp tháo gỡ và khắc phục

để tìm ra những phương cách hoạt động tốt, đem lại hiệu quả trong phục vụ giáoviên và học sinh.Vì vậy, tôi nhận thấy đối với thư viện trường học, muốn phát huymột cách tốt nhất vai trò của nó thì việc tuyên truyền, giới thiệu sách, hướng dẫnbạn đọc sử dụng sách báo thư viện là một khâu nghiệp vụ quan trọng

Với mong muốn như vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thu hút học sinh đọc sách báo, tạp chí và tìm kiếm thông tin ở thư viện trường THPT Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội”.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 6

- Đánh giá thực trạng đọc, sử dụng sách báo, tạp chí của giáo viên và học sinhphổ thông

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền giới thiệu sách

- Tuyên truyền, giới thiệu sách tới thầy cô giáo và các em học sinh

- Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có thói quen đọc sách

- Giúp cho hoạt động thư viện ngày càng phát triển

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do thời gian có hạn, bản thân lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tácthư viện nên đề tài chỉ có thể đề cập đến một số giải pháp, yếu tố cơ bản trong côngtác chuyên môn thư viện trường THPT Tân Lập – Đan Phượng trong 3 năm học:

- Năm học 2010 - 2011

- Năm học 2011 – 2012

- Năm học 2012 – 2013

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Điều tra thăm dò số liệu

- Hệ thống biểu bảng

- Tổ chức chuyên đề ngoại khóa

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ VIỆC TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH BÁO, TẠP CHÍ TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC

Như chúng ta đã biết, sách luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc học tập

và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh Sách tốt thì định hướng tốt, ngược lại sách cónội dung không phù hợp dễ làm học sinh có sự tiếp nhận sai lầm dẫn đến hànhđộng sai Ngày nay, thị trường có rất nhiều loại sách của rất nhiều nhà xuất bảnkhác nhau Vì vậy, lựa chọn những cuốn sách có nội dung tốt, có tính nghệ thuậtcao giới thiệu cho giáo viên và học sinh là việc làm quan trọng của cán bộ thư việnnhằm đạt được hiệu quả tốt nhất của công tác tuyên truyền sách trong thư viện

Có thể nói công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, tạp chí là khâu quantrọng trong nghiệp vụ thư viện

Vậy khái niệm tuyên truyền giới thiệu sách báo, tạp chí là gì ? Tại sao cán bộthư viện phải đầu tư thời gian cho những buổi tuyên truyền giới thiệu sách báo, tạpchí ? Làm thế nào để cho buổi tuyên truyền giới thiệu đạt hiệu quả, thu hút bạn đọcđến với thư viện nhiều hơn ?

Tuyên truyền là hoạt động phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay Hoạt độngtuyên truyền được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội Hoạt động tuyên truyền là phương thức tác động tới tâm lý của con ngườinhằm điều khiển ý thức, quan điểm và hành động của con người theo mục tiêu đặt ra.Trong công tác thư viện, hoạt động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trongcông tác đưa sách báo, tạp chí tới bạn đọc Đây là tổ hợp các hoạt động tác động tớitâm lý của người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của sách báo, tạp chí với bạn đọc

Đối với nhà trường, cán bộ giáo viên phụ trách công tác thư viện thực chất làngười làm công tác giáo dục học sinh bằng phương tiện sách báo và là người đồngnghiệp đáng tin cậy của giáo viên Thự viện là nơi tập trung đầy đủ sách báo, tạp

Trang 8

chí, có khả năng và phương tiện phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu,những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học tập Để bổ sung kiếnthức, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập thì cả thầy và trò phải đọc.

Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, tạp chí của thư viện là tổ hợp cáchình thức và phương pháp tuyên truyền miệng và trực quan các tài liệu cho các bạnđọc Nó gồm những biện pháp dành cho tất cả các bạn đọc hoặc cho một nhóm bạnđọc nhất định

Tuyên truyền giới thiệu sách báo, tạp chí gồm có:

1 Tuyên truyền miệng gồm có kể chuyện theo sách, điểm sách, giới thiệusách

2 Tuyên truyền trực quan:

Tuyên truyền trực quan là việc giới thiệu hoặc khai thác nội dung các ấn phẩmtrong các hình thức cảm thụ bằng mắt, để lại dấu ấn lâu bền trong tâm trí người xem.Trong công tác thư viện, thường dùng các hình thức tuyên truyền trực quannhư: Các cuộc triển lãm, trưng bày sách báo, tạp chí, panô thư viện, bảng treo báotường, bảng cắt dán các bài báo, triển lãm tranh ảnh

II TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở TRƯỜNG THPT TÂN LẬP – ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI.

Trường THPT Tân Lập – Đan Phượng được thành lập năm 2003 nằm trên địabàn xã Tân Lập thuộc huyện Đan Phượng – tỉnh Hà Tây nay thuộc thành phố HàNội, là trường thành lập được 10 năm với đội ngũ cán bộ giáo viên – công nhânviên trẻ, năng động và nhiệt tình trong công việc, yêu ngành yêu nghề Qua hơn 10năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay nhà trường có 33 lớp với 1.421 học sinh;

87 cán bộ, giáo viên và nhân viên Trường có cơ sở vật chất, thiết bị đủ phục vụcho hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục khác, có phòng tập đa năng, có 9phòng bộ môn, có phòng y tế và thư viện

Trang 9

Thư viện nhà trường có tổng diện tích 90m2 được trang bị đầy đủ tủ, giá, bànghế, số lượng sách báo, tạp chí được sắp xếp một cách hợp lí, khoa học Thư việnđang trang bị hệ thống Internet, máy tính để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tintrên mạng Nguồn sách được bổ sung kịp thời đáp ứng nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốtcho công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Thư viện có nội quy, kếhoạch hoạt động phù hợp với trương trình học và hoạt động khác cửa nhà trường.Song thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo, tạp chí, tìm kiếm thông tin vớiniềm say mê ham học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thu hút số ít học sinh giỏi

có nhu cầu thực sự về sách, một số thích đọc truyện…một số em khác đến thư viện vàomạng để giải trí, hay một số khác đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới

Hầu hết các em chưa có phương pháp đọc sách, thường đọc theo sở thích, qualoa, chưa có niềm đam mê, tìm tòi, khám phá, chưa thấy hết giá trị tầm quan trọngcủa từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với học tập của mình.Trăn trở trước thực trạng đó, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu tâm lí lứa tuổiphát hiện những ưu điểm để phát huy và những yếu điểm để khắc phục, bổ sung

1 Nguyên nhân của thực trạng:

- Do đầu sách báo, tạp chí trước đây còn hạn chế

- Do công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo, tạp chí còn ít

- Do học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong việc họctập, chưa biết cách đọc, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong sách, chưa hiểumối liên hệ, tầm quan trọng giữa việc học trên lớp với sách tham khảo nên chưathấy giá trị của từng cuốn sách

- Do quỹ thời gian học ở trên lớp và học thêm nhiều nên học sinh ít có thờigian đọc sách, báo, tạp chí ở thư viện

- Các em chưa quen với việc mượn sách báo, tạp chí của thư viện và mấtnhiều thời gian chọn sách mà có khi lại không tìm được cuốn sách theo ý muốn củamình dẫn đến việc đọc sách không hiệu quả

Trang 10

Chính vì vậy mà số lượng học sinh đến thư viện của trường còn hạn chế.

2 Biện pháp thực hiện

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, thư viện đã được tăng cường thêmnhiều đầu sách tham khảo nâng cao có giá trị Nhà trường còn đặt nhiều loại báo,tạp chí về các môn học như: tạp chí toán học, hóa học, vật lý, tin học,văn học, trithức trẻ… và nhiều loại báo khác Đồng thời cán bộ thư viện được nâng cao trình

độ nghiệp vụ nên việc sắp xếp kho sách hợp lí hơn cùng với việc tuyên truyền giớithiệu sách, báo, tạp chí hoạt động tích cực, thường xuyên hơn

Thư viện được trang bị hệ thống mạng và các máy tính phục vụ cho các em tracứu thông tin trên mạng Những đề thi đại học, cao đẳng các môn của các nămđược cán bộ thư viện tải về để vào từng thư mục trên máy tính, qua đó học sinh cóthể tham khảo mà không phải mất thời gian tìm trên mạng Thông qua mạng các

em có thể tìm các thông tin về các bài học mà mình cần tìm Thư viện có hệ thốngphần mềm tra cứu tài liệu trên mạng, từ đó các em có thể mượn sách bằng cách truycập vào hệ thống phần mềm thư viện và chọn cho mình những quyển sách mà mình cần Cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành, để khắc phục tình trạng trên tôi

đã nghiên cứu và có một biện pháp sau:

- Theo phương pháp truyền thống, những năm học trước thư viện trường tổ

chức đọc theo hình thức “kho đóng” Khi chọn sách các em không được chọn

sách trực tiếp mà phải qua hệ thống mục lục, học sinh không quen với việc tra mụclục nên việc tìm sách mất rất nhiều thời gian Đồng thời các em tranh thủ trong cácgiờ giải lao giữa các tiết học nên việc tìm kiếm được cuốn sách mình mong muốn làrất khó nhất là đối với các em học sinh khối 10, các em mới vào nên còn rất bỡ ngỡ.Một vấn đề đặt ra là làm sao các em học sinh tìm được sách nhanh nhất, tìmđược cuốn sách theo ý mình mà không mất thời gian ? Do vậy tôi nghĩ rằng: ngườicán bộ thư viện phải biết phương pháp hướng dẫn với từng bạn đọc, nghiên cứu

Trang 11

hứng thú của bạn đọc, giới thiệu với học sinh vốn tài liệu, tư vấn về cách đọc,thông tin cho bạn đọc về vốn tài liệu của thư viện Trong thư viện của trườngTHPT thì vốn tài liệu không phải là nhiều, chủ yếu tập trung cho 3 khối học và sách

ôn thi đại học cao đẳng, các loại sách tham khảo, báo, tạp chí các môn học nângcao kiến thức Do vậy tùy vào học sinh từng khối lớp mà tôi đã giới thiệu cho các

em những tài liệu phù hợp, sát thực với yêu cầu của các em Đồng thời thư viện tổ

chức đọc theo hình thức “kho mở”, như vậy các em có thể tìm cho mình những

cuốn sách theo ý mình

Để các em hứng thú với việc đọc sách, tìm được cuốn sách theo ý muốn củamình, ngoài việc tư vấn giới thiệu vốn tài liệu cho các em thì một điều quan trọngnữa là tôi phải tìm và lựa chọn những cuốn sách có chất lượng để tuyên truyền giớithiệu sách hay điểm sách theo chủ đề phù hợp với chương trình của học sinh

Hoạt động của một thư viện được đánh giá hiệu quả hay không phụ thuộcphần lớn vào khâu công tác bạn đọc Bạn đọc đến với thư viện là đến với sách.Người cán bộ thư viện ngoài các việc phải làm tốt các công đoạn như bổ sung sách,báo, tạp chí, xử lý nghiệp vụ… còn phải chú trọng đến việc tuyên truyền giới thiệusách tới bạn đọc Trong thực tế có rất nhiều hình thức tuyên truyền giới thiệu sáchđến với bạn đọc để có được một buổi giới thiệu sách, điểm sách hay những buổihoạt động ngoại khóa thực sự hấp dẫn, hiệu quả hoàn toàn không phải là một việclàm đơn giản Trong thư viện nhà trường, đối tượng bạn đọc chủ yếu là các thầy côgiáo và các em học sinh Lứa tuổi các em rất tò mò và ham hiểu biết thích nhữngđiều mới lạ, những hoạt động mang tính màu sắc hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi…

Vì vậy, cán bộ thư viện cần nắm bắt đặc điểm tâm lý đó, cùng với những suy nghĩ,hoạch định để lựa chọn sách, tổ chức những buổi giới thiệu sách phù hợp, bổ ích,gây được sự chú ý với các em

Để chuẩn bị cho một chuyên đề hay buổi giới thiệu sách có chất lượng và hiệuquả thì việc cần làm trước tiên là phải lên kế hoạch từ đầu năm Khi xây dựng kế

Trang 12

hoạch cần chủ động ấn định thời gian, chủ đề cùng một số đề tài Kế hoạch nàyđược thông qua Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm đầu năm để có sự hỗ trợ củanhà trường, sự kết hợp của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm và với Đoàntrường Căn cứ kế hoạch này, cán bộ thư viện chủ động triển khai cụ thể công việctheo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và phải tiến hành tổ chức theo từng thờiđiểm thích hợp với những yêu cầu giáo dục cụ thể của nhà trường Có thể tổ chứctheo chủ đề của tháng hoặc theo chủ đề các bộ môn cần triển khai phục vụ cho môn học.Ngoài ra để buổi giới thiệu sách thực sự hấp dẫn, người giới thiệu không chỉđơn thuần diễn thuyết theo bài viết đã chuẩn bị sẵn của mình mà còn phải biết cáchtruyền tải những gì mình muốn nói đến người nghe một cách sinh động và linhhoạt, ngữ điệu phải thay đổi sao cho phù hợp với từng thể loại, nội dung của tácphẩm và nội dung từng phần của bài giới thiệu Học cách đứng nói trước gương tạocho mình một tác phong chững chạc, tự tin, rèn giọng nói truyền cảm, ấn tượng, thểhiện tình cảm, sự tâm đắc của mình với tác phẩm đang giới thiệu thông qua ánhmắt, nụ cười thân thiện để giúp cho người nghe cảm nhận được sự chân tình, mongmuốn độc giả đón đọc cuốn sách đó Bên cạnh những yếu tố trên thì người giớithiệu sách cũng cần sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu để hỗ trợ trìnhchiếu các hình ảnh minh họa tạo cho cuốn sách mình giới thiệu thêm sinh động vàthu hút sự chú ý của bạn đọc để buổi giới thiệu đạt kết quả cao.

Để tạo không khí sôi nổi, thân thiện thu hút nhiều bạn đọc tham gia giao lưu,người giới thiệu phải chuẩn bị những câu hỏi và quà liên quan đến quyển sách màmình giới thiệu để học sinh trả lời và tặng quà cho các em, món quà tuy nhỏ nhưngcũng là một động lực thu hút các em tham gia thảo luận sôi nổi để cho buổi giớithiệu được thành công

Ở trường THPT Tân Lập khi tiến hành hoạt động chuyên đề ngoại khóa kỉniệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: giới thiệu cuốn sách kỉ niệm 1000 năm,người phụ trách thư viện phải chọn cuốn sách để các em thi giới thiệu cùng các câu

Trang 13

hỏi trọng tâm Chọn một hay hai câu hỏi phụ để xếp hạng đáp án, thang điểm, cáchchấm Kế hoạch này được Ban giám hiệu duyệt, thông qua chương trình tổ chức vàcách chấm Sau khi đã thống nhất nội dung và cách tổ chức, thư viện kết hợp vớigiáo viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động rầm rộ tới các lớptrong toàn trường nhằm thu hút sự tham gia và chú ý của giáo viên, học sinh Đểhọc sinh chuẩn bị tham gia tốt các hoạt động này, thư viện cần phổ biến rõ ý nghĩa,mục đích của cuộc thi, cách tổ chức, câu hỏi cần đa dạng, tránh trùng lặp Yêu cầu

hệ thống câu hỏi phải kích thích tính tò mò, khám phá, sáng tạo để hướng học sinhtìm đọc sách có liên quan đến kiến thức của các phần thi Đây là cuộc thi cần chuẩn

bị công phu và mất nhiều thời gian Học sinh phải tìm đọc cuốn sách rồi tự viết lờigiới thiệu Mỗi chi đoàn sẽ cử người tham gia trình bày trước Ban giám khảo vàbạn đọc Yêu cầu người trình bày phải lưu loát, diễn cảm, lôi cuốn Mỗi bài giớithiệu chỉ được trình bày trong 10 đến 15 phút, sau đó trả lời câu hỏi do ban giámkhảo đề ra Những yêu cầu này đều có trong biểu điểm Thực tế cho thấy có bàigiới thiệu rất hay, truyền cảm và lôi cuốn đối với ban giám khảo và bạn đọc Sauvòng sơ tuyển chọn 5 em xuất sắc đại diện vào chung kết

Cuộc thi đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn lan tỏa mãi và để lại ấntượng sâu sắc cho tất cả người xem Từ đó tạo được hứng thú và niềm say mê đọcsách và tìm hiểu về sách

Trong năm học 2010 – 2011 ngoài việc tổ chức chuyên đề ngoại khóa kỉ niệm

1000 năm, thư viện còn tổ chức các buổi giới thiệu sách được lồng ghép vào cácbuổi chào cờ, sinh hoạt tập thể… vừa tiết kiệm thời gian vừa thu hút được nhiềuđối tượng bạn đọc

Năm học 2010 – 2011 đã tạo được hứng thú, các em đến với thư viện nhiềuhơn so với trước kia Nắm được tình hình đó, những năm học tiếp theo: 2011 –

2012, 2012 – 2013, tôi đã triển khai kế hoạch hoạt động thư viện ngay từ đầu nămhọc, kế hoạch hoạt động từng tháng giới thiệu những sách mới, điểm sách theo chủ

Trang 14

đề để bạn đọc nhanh chóng tiếp nhận được ảnh hưởng của sách, xác định được mụcđích, mở rộng được nhu cầu bạn đọc Chủ đề điểm sách rất phong phú và đa dạng,

có thể là các tác phẩm (thơ, văn xuôi, tác phẩm chính trị…) hoặc một bộ môn nào

đó trong chương trình (toán, lí, hóa…) Đồng thời tôi cũng đã ứng dụng tin học vàocác buổi điểm sách mới để góp phần làm sáng tỏ những điểm cốt lõi của sách, tạo

sự hấp dẫn và là minh họa sinh động cho những cuốn sách

Để thư viện hoạt động hiệu quả, tôi đã tổ chức các hoạt động cùng một tổcộng tác viên gồm học sinh của các khối lớp, thư viện kết hợp với các em trong tổcộng tác viên thư viện xây dựng nên các hoạt động của thư viện thêm phong phú.Các em có thể giúp cán bộ thư viện giới thiệu những cuốn sách mới bằng phươngpháp tuyên truyền giới thiệu hay đóng kịch để giới thiệu những cuốn sách hay, bổích Với sự tham gia của các em học sinh, hoạt động thư viện càng thêm sôi động.Học sinh cảm thấy thư viện ngày càng gẫn gũi và thân thiện với mình Chính vìvậy, học sinh tìm đến thư viện nhiều hơn, thích thú với niềm vui được đọc sách.Qua hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện, các em cùng giới thiệu cho thư việntrường những cuốn sách hay, bổ ích để bổ sung nguồn sách thêm phong phú

Thư viện trường còn tổ chức những cuộc thi, hội thảo chuyên đề chào mừngngày Quốc tế phụ nữ 8/3 tới từng chi đoàn trong toàn trường Cán bộ thư viện đãlên kế hoạch gửi lên Ban giám hiệu duyệt và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm,Đoàn thanh niên phát động tới từng chi đoàn Ví dụ như hội thảo chuyên đề chàomừng ngày phụ nữ 8/3, tôi đã xây dựng kế hoạch đưa tới từng chi đoàn:

HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ CHÀO MỪNG NGÀY PHỤ NỮ 8/3/2013

- Chủ trì hội thảo: Ban cán sự + BCH chi đoàn

- Đối tượng tham dự: Tất cả học sinh của lớp

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, dự hội thảo

Trang 15

- Một số nội dung cơ bản:

1 Học sinh trình bày ngắn gọn lịch sử, ý nghĩa ngày 8/3.

2 Giới thiệu những quyển sách viết về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa và nay.

Thảo luận: + Cảm nghĩ của mình về người phụ nữ trong cuốn sách đó.

+ Giới thiệu những cuốn sách hay mà mình biết với các bạn

* Hình thức: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận, trò chơi có thưởng

Mục đích của hoạt động này là giúp cho các em học sinh có động cơ đọc sách,biết tìm những cuốn sách có giá trị, thực sự bổ ích cho học tập, cuộc sống phù hợpvới lứa tuổi, kết hợp chương trình học trên lớp giúp các em hệ thống kiến thức đãhọc một cách kịp thời

Với hình thức này thư viện đã thay đổi môi trường giới thiệu sách, tạo cho các

em tâm lí thoải mái thảo luận, tạo một sân chơi “vui mà học” Từ đó các em có thể

chủ động tiếp cận với sách thư viện, giới thiệu cho nhau những cuốn sách hay, bổích mà mình biết được, gây hứng thú đọc sách cho học sinh, giúp các em tự tintrong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bên cạnh đó, thư viện còn kết hợp giữa công nghệ thông tin với “văn hóa đọc” Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với Ban giám hiệu trường,

thư viện được trang bị một hệ thống mạng Internet cùng với máy tính để các em

Trang 16

học sinh có thể truy cập mạng tìm thông tin tài liệu Ngoài ra, thư viện sử dụngphần mềm thư viện để cập nhật thông tin về sách báo, tài liệu Các thầy cô giáo vàcác em học sinh có thể truy cập trên mạng tại thư viện hoặc ở nhà bằng tên truy cậpcủa mình do cán bộ thư viện cấp cho để tìm thông tin về các cuốn sách có trong thưviện mà mình cần trong lúc mình không có thời gian đến thư viện Như vậy thôngqua hệ thống mạng bạn đọc có thể mượn những tài liệu mình cần, đỡ mất thời gian

và rất hiệu quả

3 Một số kết quả đạt được

Thông qua các hình thức trên, trong những năm gần đây thư viện trườngTHPT Tân Lập – Đan Phượng đã thu được kết quả tương đối khả quan Số lượnghọc sinh vào thư viện đã trở nên thường xuyên, liên tục Nếu thời gian đầu số lượnggiáo viên và học sinh đến thư viện rất ít thì đến nay giáo viên và học sinh thườngxuyên đến thư viện Việc tự đọc, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu đã trở thành thói quen

Thư viện đã gìn giữ, phát huy được “văn hóa đọc”, đồng thời kết hợp được

giữa phương pháp đọc truyền thống và phương pháp đọc hiện đại trong học sinh đểcác em không cảm thấy lạc hậu trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay

Đối với giáo viên: 100% giáo viên trong trường đã đến với thư viện mượnsách Việc đọc sách đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình độchuyên môn của mình Qua hội thi giáo viên giỏi cấp cụm và cấp thành phố hàngnăm đều có giáo viên đạt giải cao

Đối với học sinh: 70% học sinh toàn trường đến với thư viện Hàng năm dựthi các kỳ thi học sinh giỏi cấp cụm, cấp thành phố đều có học sinh đạt giải cao, các

em tự tin hơn trong việc tự đọc, tự nghiên cứu… nhờ đó kết quả học tập của các emngày càng tiến bộ Có thể nói thư viện đã trở thành ngôi nhà chung, ngôi nhà trithức, là nơi học tập và làm việc của cán bộ giáo viên, học sinh

Ngày đăng: 17/07/2014, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Thư viện Trường THPT của NXB Giáo dục Hà Nội, 1991 Khác
2. Nghiệp vụ Thư viện trường học của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 3. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học của NXB giáo dục Hà Nội, 2008 Khác
4. Cẩm nang nghề thư viện của Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, 2002 Khác
5. Chuyên san Sách giáo dục và Thư viện trường học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 - 2008 Khác
6. Tâm lí học tuyên truyền quảng cáo. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 7. Hướng dẫn công tác thư viện trường học các năm học của Sở GD-ĐT Hà Nội Khác
8. Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường học của Bộ giáo dục đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w