skkn một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

22 472 0
skkn một số giải  pháp nhằm  góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX HUYỆN ĐỊNH QUÁN Mã số :………………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Người thực hiện : Võ Thị Mười Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lí giáo dục : Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm : Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học 2013-2014 Người thực hiện: Võ Thị Mười 1 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1/ Họ và tên : Võ Thị Mười 2/ Ngày tháng năm sinh : 06-02-1963 3/ Nam ,nữ : Nữ 4/ Địa chỉ : 2A ,phố 2,ấp 3 –xã phú lợi - Định quán - Đồng Nai 5/ Điện thoại : CQ:3,851292 , DĐ : 0982982801 6/ Chức vụ : Phó GĐ Trung tâm GDTX Huyện Định Quán 7/ Đơn vị công tác : Trung tâm GDTX Huyện Định Quán II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 1/Học vị :- Đại học nông lâm - Nghiệp vụ sư phạm bậc II Bác sỹ thú y -Học viện báo chí và tuyên truyền Cử nhân chính trị học 2/Năm nhận bằng : 1991; 2012 3/ Chuyên ngành đào tạo : Chăn nuôi- Thú y; Quản lý văn hóa tư tưởng III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC 1/ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : - Giảng dạy môn sinh - Chỉ đạo công tác chuyên môn - Thanh tra 2/ Số năm có kinh nghiệm : - Giảng dạy môn sinh : 14 năm - Chỉ đạo công tác chuyên môn : 09 năm 3/Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : -Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học viên bổ túc văn hóa . Năm học 2010-2011 - Một số biện pháp tổ chức phụ đạo học viên thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa đạt hiệu quả. Năm học 2011-2012 - Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả ở Trung tâm GDTX. Năm học 2012-2013 Người thực hiện: Võ Thị Mười 2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN. I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang trong thời kì Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Muốn tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.Trước tình hình đó Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII đã ra Nghị quyết Trung ương IV khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển, là hạ tầng cơ sở xã hội, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”.Quan điểm đó của Đảng đã khắc phục phần nào tình trạng suy giảm của Giáo dục . Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới đất nước, giáo dục vẫn chưa đáp ứng kịp. Chính vì vậy Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khóa VIII đã ra Nghị quyết 02 về định hướng phát triển Giáo dục và đào tạo, Nghị quyết đã quyết định các giải pháp chủ yếu về tạo động lực, đổi mới công tác quản lí để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp Giáo dục- đào tạo . Nghị quyết X của Đảng đã đề ra mục tiêu phát triển Giáo dục:“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo. Chấn hưng nền Giáo dục Việt Nam, làm cho Giáo dục cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” Nghị quyết XI của Đảng đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào sự đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Để biến những vấn đề nêu trên thành hành động hiện thực thì trong lĩnh vực quản lí Giáo dục, công tác chỉ đạo các hoạt động nói chung đặc biệt là hoạt động của tổ chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới Giáo dục, nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục ngang tầm với yêu cầu của thời kì đổi mới . Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục-đào tạo đã thực hiện triển khai việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, đã có rất nhiều đợt, nhiều lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp giảng dạy mới, nhưng lại chưa có một lớp tập huấn nào dành cho các tổ trưởng chuyên môn về nghiệp vụ quản lí tổ chuyên môn, vì vậy hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường công lập cũng như Trung tâm GDTX còn mang tính chất nặng về hành chính nên hiệu quả chưa cao. Trước tình hình đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy, đòi hỏi việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn cũng phải có những đổi mới: cải tiến hình thức, nội dung và biện pháp quản lí để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục trước tình hình mới, riêng đối với ngành học GDTX thì lại càng khó hơn . Chính vì lẽ đó, tôi Người thực hiện: Võ Thị Mười 3 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn .” II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1/ Cơ sở lí luận Những năm gần đây, giáo dục đã và đang có những nét chuyển biến và đổi mới, có sự thay da đổi thịt. Nhưng bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều bất cập mà đáng quan tâm là chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa cao.“ Muốn tạo chuyển biến cơ bản để phát triển Giáo dục- đào tạo cần phải đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục”(Trích tham luận của ban cán sự Đảng Bộ Giáo Dục và đào tạo do đồng chí Nguyễn Minh Hiển đọc tại Đại hội X của Đảng) Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí Giáo dục là lực lượng cốt cán biến mục tiêu Giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục (PGS-TS Bùi văn Huệ - Giáo dục thời đại số 46,47 ra ngày 12 tháng 11/2000 ) Chất lượng của đội ngũ giáo viên THPT một phần do hiệu quả đào tạo của các trường ĐH sư phạm, nhưng thực tế: Tay nghề, phong cách, phương pháp dạy học của giáo viên lại tiếp tục được đào tạo, tôi luyện qua sinh hoạt chuyên môn của tổ và qua quá trình giảng dạy, tích lũy kinh nghiệm của bản thân. Công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đồng thời còn có tác dụng rất hiệu quả đến việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên (GV). Chất lượng sinh họat tổ chuyên môn gần như mang tính chất quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giảng dạy của tổ chuyên môn (CM). 2/ Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: 2. 1.Thuận lợi: 2.1.1.Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài Những năm gần đây Giáo dục đã và đang được nhà nước và nhân dân thực sự quan tâm, đầu tư mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện tập trung phát triển Giáo dục thể hiện qua công tác “Xã hội hóa Giáo dục” nghĩa là toàn xã hội quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục 2.1.2.Các yếu tố khách quan *Về mặt xã hội, các cấp lãnh đạo, các đoàn thể trong nhà trường - Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn (tay nghề giỏi) …mới đáp ứng được đơn đặt hàng của xã hội.Trước tình hình đó ngành Giáo dục-đào tạo phải có nhiệm vụ đào tạo ra những người lao động có đủ đức và tài, có năng lực ứng xử và năng lực giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn của công việc. Người thực hiện: Võ Thị Mười 4 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . - Bộ Giáo dục- đào tạo, Sở Giáo dục Đồng Nai đã có những văn bản chỉ đạo về công tác đổi mới quản lí Giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đồng thời tổ chức triển khai hướng dẫn việc thực hiện đổi mới . - GĐTrung tâm GDTX Định Quán đã có những biện pháp cụ thể chỉ đạo hoạt động của Trung tâm theo hướng áp dụng các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở về các nội dung đổi mới *Về cơ cấu tổ chức và nhân sự : -Về cơ cấu tổ chức : +Tổng số biên chế Trung tâm : 17 người trong đó : 03 lãnh đạo, 09 GV, 05 nhân viên, 09 Đảng viên, 12 có trình độ dại học. +GV thỉnh giảng : 54 trong đó ( tại Trung tâm 22GV, tại điểm trường THPT Điểu Cải là 31 GV, tại điểmTHCS Thanh sơn là 06 GV) - Về tinh thần : +Có truyền thống đoàn kết nhất trí, thương yêu, quý mến học viên ( HV) +Đa số là GV trẻ nhiệt tình, khiêm tốn, ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến . + Giáo viên thỉnh giảng chấp hành nghiêm túc nội quy cơ quan, nhiệt tình, phối hợp tốt. 2.1.3 Các yếu tố chủ quan Bản thân nhiều năm làm quản lí chuyên môn nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo hoạt động tổ CM 2.2.Khó khăn 2.2.1.Thực trạng về mặt hạn chế của các vấn đề có liên quan Hiện nay GD còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt: Phương tiện dạy học còn chưa đầy đủ, phòng thí nghiệm chưa có ở Trung tâm, các tổ trưởng CM chủ yếu do lãnh đạo cắt cử, chưa qua lớp tập huấn nào về nghiệp vụ quản lí tổ CM, họ làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và học hỏi dần . 2.2.2. Các yếu tố khách quan Trong công tác chỉ đạo hoạt động tổ CM gặp phải một số khó khăn sau : - Học viên : Hầu hết các em học viên ( HV) của Trung tâm GDTX là những HV thi vào các trường công lập không đậu, do học lực yếu và ý thức học tập chưa tốt, có hoàn cảnh gia đình phức tạp. Chính vì vậy công tác chỉ đạo, quản lí, dạy học nói chung gặp không ít khó khăn . - Về đội ngũ giáo viên : Người thực hiện: Võ Thị Mười 5 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . +Tổ CM của Trung tâm GDTX Định Quán có 9 GV trong đó: mỗi môn một GV có môn không có GV phải hợp đồng thêm nhiều GV thỉnh giảng ở điểm chính, và các điểm phụ . + Các giáo viên biên chế đa số là giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. + Các giáo viên thỉnh giảng là những giáo viên biên chế của THPT, vì vậy đôi khi trùng buổi họp, thi, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy tại Trung tâm. 2.2.3. Các yếu tố chủ quan Chuyên môn của bản thân giảng dạy môn sinh nên khi chỉ đạo hoạt động một tổ CM gồm tất cả các môn nên cũng gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên tôi thường xuyên phải học hỏi và tự rút kinh nghiệm trong công tác để có kết quả tốt . 2.3. Các số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài : 2.3.1.Đối với giáo viên : Năm học Tổng số GV LĐTT GV dạy giỏi cấp Trường GV dạy giỏi cấp Tỉnh CST ĐCS Danh hiệu tổ 2011-2012 10 9 6 0 1 Tập thể lao động TT 2012-2013 10 10 5 0 2 Tập thể lao động TT 2.3.2. Đối với học viên : Năm học Tổng số HV Trên TB Khá + Giỏi Yếu + Kém HSG cấp Cấp tỉnh 2011-2012 789 450 55 275 9 2012-2013 774 403 56 216 17 III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1/ Hoạt động tổ chuyên môn bao gồm nhiều mặt : - Soạn giảng (Hồ sơ giáo án, sổ sách các loại, thực hiện các quy chế chuyên môn khác ) - Sinh hoạt tổ CM theo định kỳ - Phối hợp với các GV chủ nhiệm và đoàn thanh niên giáo dục đạo đức cho học viên - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém Người thực hiện: Võ Thị Mười 6 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . - Thực hiện các chuyên đề về tổ chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tìm ra các giải pháp tốt giải quyết các vấn đề khó trong giảng dạy - Bồi dưỡng giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh 2/ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn : Một tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, mục tiêu cuối cùng là vừa nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các thành viên trong tổ, vừa nâng cao chất lượng dạy và học. Hiệu quả hoạt động của tổ CM không chỉ được thể hiện trên hồ sơ sổ sách mà phải được đánh giá trên kết quả thực tế đó là: kết quả các đợt khảo sát, thi học kì, thi học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi v.v. Ngoài ra hoạt động tổ chuyên môn phải thể hiện được hiệu quả phối hợp giáo dục giữa tổ chuyên môn với các giáo viên chủ nhiệm và đoàn thanh niên, để cùng giáo dục học viên trở thành những con người toàn diện . Trong phạm vi thời gian có hạn và do đặc thù của đơn vị, tôi xin đưa ra một số giải pháp mà TTGDTX cải biến các giải pháp đã có để thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở TTGDTX Định Quán. 2.1.Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác soạn giảng : 2.1.1. Chỉ đạo lập kế hoạch giảng dạy : Kế hoạch giảng dạy là một việc làm không thể thiếu của mỗi GV vì bất cứ việc làm nào không có kế hoạch đều không dẫn đến thành công. Kế hoạch giúp giáo viên chủ động, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, tạo điều kiện cho việc giảng dạy đạt mục tiêu tốt nhất *Biện pháp : Đầu năm học PGĐ chỉ đạo tổ CM ( trực tiếp là tổ trưởng) yêu cầu các GV trong tổ thảo luận thống nhất : - Mỗi giáo viên phải lên kế hoạch (KH) giảng dạy bộ môn, trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kĩ năng, thái độ) của từng chương và những kiến thức trọng tâm, những đồ dùng dạy học (ĐDDH) cần thiết, những đồ dùng dạy học nào đã có, những đồ dùng nào chưa có và hướng khắc phục những ĐD chưa có ( ví dụ: GV có thể lên kế hoạch huy động HV tìm kiếm hoặc phát động tự làm ĐDDH nếu cần) - Các nhóm bộ môn thống nhất kế hoạch bộ môn- dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng : +Thống nhất các kiến thức trọng tâm của từng chương, những vấn đề mấu chốt của từng bài cụ thể để tránh sự sai khác nhiều về chất lượng của các lớp do giáo viên dạy khác nhau . +Liệt kê những đồ dùng dạy học còn thiếu, vật tư thực hành cần cho từng chương, bài cụ thể.Từ đó có kế hoạch rõ ràng những đồ dùng dạy học nào giáo Người thực hiện: Võ Thị Mười 7 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . viên có thể tự sưu tầm, hoặc huy động HV sưu tầm, nếu không tự làm được và không sưu tầm được thì tổ trưởng lên dự trù kinh phí trình BGĐ duyệt mua. - Tổ trưởng nghiên cứu kĩ kế hoạch bộ môn của các nhóm để có kế hoạch kiểm tra, dự giờ đột xuất vào những tiết trọng tâm của chương trình . - PGĐ lên kế hoạch chuyên môn cụ thể của năm học, tháng, tuần để làm căn cứ cho TTCM, các GV lập KH phù hợp với hoạt động của Trung tâm. 2.1.2. Kiểm tra hồ sơ giáo án : Hồ sơ giáo án có thể hiện sự đầu tư thì hiệu quả tiết dạy mới cao, đặc biệt là giáo án, vì giáo án chính là kịch bản sư phạm mà giáo viên vừa là nhà biên kịch, nhà đạo diễn, lại vừa là người cố vấn. GV vừa phải tự diễn theo kịch bản, lại vừa phải cố vấn cho các hoạt động học tập để phát huy tính tích cực của HV nhằm đạt mục tiêu học tập tốt nhất ở cả 3 lĩnh vực (kiến thức, kĩ năng, thái độ ) . *Biện pháp : Để công tác soạn giảng đạt hiệu quả cao đòi hỏi tất cả thành viên trong tổ đều phải có sự đầu tư cao cho công tác soạn bài .Cụ thể : -Mỗi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung của bài : +Xác định đúng, đủ các mục tiêu của bài đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ giáo dục (BGD) . +Xác định mục tiêu của từng hoạt động . +Giới thiệu bài lôi cuốn học sinh, phương pháp tổ chức mỗi họat động. +Dự định các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong mỗi hoạt động. +Phương pháp kiểm tra đánh giá … - Mỗi tháng tổ trưởng phải kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên 01 lần vào tuần 04. - Sau khi kiểm tra , tổ trưởng nhận xét cụ thể giáo án : +Nội dung (Ghi rõ tiết soạn nào chưa đạt, sơ sài, hoạt động nào v.v) + Hình thức giáo án theo quy định chung (Viết tắt, trình bày không khoa học…) +Những kết quả kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV phải được ghi vào hồ sơ đó (Sổ họp, sổ dự giờ, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, lịch báo giảng) và ghi vào sổ kiểm tra -Giáo viên phải trực tiếp nghe tổ trưởng nhận xét, góp ý ngay sau khi kiểm tra để rút kinh nghiệm (nên soạn như thế nào? phương pháp tổ chức các hoạt động ra sao? ) và kí vào sổ để làm căn cứ thi đua. -Trong các buổi họp tổ CM, tổ trưởng phải công khai kết quả kiểm tra để các thành viên trong tổ rút kinh nghiệm và học hỏi . - PGĐ kiểm tra định kì theo lịch, cũng có thể kiểm tra đột xuất để tránh tình trạng GV lên lớp không mang giáo án, chỉ mang SGK . 2.1.3. Dự giờ : Người thực hiện: Võ Thị Mười 8 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . Dự giờ nghiêm túc sẽ mang lại nhiều lợi ích: Vừa có tác dụng trau dồi phương pháp cho GV đi dự giờ, vừa có tác dụng xây dựng, góp ý cho đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì vậy việc đầu tư cho công tác dự giờ được BGĐ coi là nhiệm vụ quan trọng, từ đó có biện pháp chỉ đạo công tác dự giờ của tổ CM nhằm có kết quả tốt cho tất cả các GV . *Biện pháp : Để việc dự giờ của GV thực sự có hiệu quả, yêu cầu: - Mỗi giáo viên phải đọc kĩ bài trước khi đi dự giờ, xác định mục tiêu của bài, mục tiêu từng hoạt động và phương pháp tổ chức các hoạt động, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. (Hình ảnh tiết hội giảng sử dụng CNTT) - Khi dự giờ phải đi đúng giờ (tránh đi trễ ảnh hưởng tiết dạy của người dạy và không theo dõi được hết nội dung tiết dạy), ghi chép cẩn thận, nhận xét chi tiết từng hoạt động (Làm cơ sở góp ý chính xác ) - Sau khi dự giờ phải trao đổi góp ý, rút kinh nghiệm, xếp loại: + Người dạy phải trình bày mục tiêu của bài dạy, tự đánh giá xem bài dạy đã đạt những mục tiêu nào? (kiến thức, kĩ năng, thái độ ) + Người dự giờ (mời GV thỉnh giảng tham gia dự) nhận xét, góp ý : Tác phong, kiến thức, cấu trúc bài, lựa chọn và phối hợp các phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, phân bố thời gian, liên hệ giáo dục, quan hệ GV và HV.v.v. (Góp ý mang tính chất chân thành, nhiệt tình, cởi mỡ, khách quan) . - Tổ trưởng dự giờ đột xuất (Chỉ báo trước 15 phút) để góp ý cho GV, vừa kiểm tra được việc thực hiện phân phối chương trình - PGĐ cũng dự giờ đột xuất hoặc cùng tham gia dự các tiết hội giảng, vừa thể hiện sự quan tâm, tính nghiêm túc trong công tác 2.1.4. Sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) : Người thực hiện: Võ Thị Mười 9 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . ĐDDH là phương tiện trực quan giúp HV khai thác thông tin và khắc sâu kiến thức (bài mới ). Việc chuẩn bị ĐDDH và khai thác có hiệu quả ĐDDH là một trong những yếu tố giúp cho tiết dạy đạt mục tiêu. BGĐ nhắc nhở và động viên tổ CM phát động phong trào “Tích cực sử dụng ĐDDH, sưu tầm và tự làm thêm ĐDDH nếu cần thiết”, coi đây là một điểm thi đua trong nội bộ. *Biện pháp : - Mỗi giáo viên phải nghiên cứu kĩ ĐDDH trước khi sử dụng để có phương án sử dụng ĐDDH đạt hiệu quả tối đa. - CM nhắc nhở tổ trưởng kiểm tra việc sử dụng ĐDDH của GV bằng cách đối chiếu kế hoạch môn học với số mượn ĐDDH, hoặc kiểm tra đột xuất. - PGĐ thường xuyên quan sát GV trên lớp xem họ có sử dụng ĐDDH hay dạy chay. Nếu GV nào dạy chay thì nhắc nhở kịp thời. 2.2. Sinh hoạt tổ chuyên môn : Đây là nội dung trọng tâm của kế hoạch phát triển năng lực đội ngũ giáo viên. Chất lượng đội ngũ và chất lượng giảng dạy phần lớn do sinh hoạt chuyên môn của tổ quyết định. Thời gian sinh hoạt thì có hạn, vậy muốn chất lượng buổi sinh hoạt cao thì phải có kế hoạch sinh hoạt khoa học, tập trung vào việc thảo luận các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy, dạng bài, chương cụ thể… *Biện pháp : Tổ CM của TTGDTX Định Quán bao gồm nhiều môn. Chương trình mỗi môn học ở các khối lớp có các mục tiêu khác nhau, chính vì thế việc thảo luận chung cả tổ sẽ vừa mất thời gian, vừa không có hiệu quả. Xuất phát từ điều kiện thời gian, đặc thù môn học và chương trình giảng dạy, BGĐ chỉ đạo tổ chia làm các nhóm bộ môn (Tự nhiên và xã hội) và mời GV thỉnh giảng cùng sinh hoạt để thảo luận thống nhất kế hoạch giảng dạy. Nội dung thảo luận gồm các vấn đề : + Xác định mục tiêu của bài, kiến thức trọng tâm của bài, chuẩn kiến thức, kĩ năng + Mục tiêu của từng hoạt động và phương pháp tổ chức các hoạt động, các đồ dùng dạy học cần thiết và cách khai thác các ĐDDH. + Đối với các dạng bài ôn tập cần phải thảo luận phương pháp trọng tâm sao cho tiết ôn tập vừa ngắn gọn nhưng lại giúp HV khắc sâu được kiến thức. + Dạng bài thực hành cần phải thảo luận phương pháp thực hành, các dụng cụ vật tư cần thiết, những thao tác nào GV phải thực hiện cho HV quan sát, những thao tác nào HV phải làm được, yêu cầu cụ thể của thao tác đó, mẫu báo cáo kết quả thực hành, biểu điểm chấm kết quả thực hành. Người thực hiện: Võ Thị Mười 10 [...]... giờ góp ý xây dựng tiết dạy cho GV tham dự hội thi cấp Tỉnh Trên đây là một số giải pháp đã làm được áp dụng tại nơi tôi đang công tác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của TTGDTX Định Quán IV/ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1/ Những lợi ích trực tiếp do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc quản lí hoạt động tổ chuyên môn: Sau khi thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động tổ. .. đóng góp của các thành viên trong tổ VI/ KẾT LUẬN Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân đúc rút trong quá trình chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở TTGDTX Định Quán, tất nhiên không tránh khỏi những sơ xuất, rất mong được sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp và quý ban giám khảo để cùng tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, góp phần. .. ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức... hiệu tổ, cá nhân: Năm học Số LĐ GV TT GV dạy GV dạy giỏi cấp giỏi cấp Trường CS TĐ Danh hiệu tổ CS Tỉnh 2011-2012 10 9 6 0 1 2012-2013 10 10 5 0 2 2013-2014 9 9 07 02 4 (Hình ảnh GVDG cấp tỉnh) Người thực hiện: Võ Thị Mười Tập thể lao động TT Tập thể lao động TT Tập thể lao động TT (Hình ảnh GVBD HVG cấp tỉnh) 17 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. .. GV trong tổ dự + Tổ tập trung phân tích tiết dạy: xây dựng giáo án, dự giờ góp ý phương pháp tổ chức các hoạt động học tập của HV (Cố vấn cho HV thảo luận báo cáo…), cách thiết kế và khai thác ĐDDH, kiểm tra đánh giá… Người thực hiện: Võ Thị Mười 15 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn + Những tiết dạy không có ĐDDH trong phòng thiết bị : Tổ trưởng... đảm bảo 3/ Các số liệu thống kê sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 3.1/ Giáo viên: Người thực hiện: Võ Thị Mười 16 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn - Về nghiệp vụ chuyên môn, việc thực hiện các quy chế chuyên môn: Đa số GV đã có nề nếp soạn giảng tốt, nghiệp vụ sư phạm vững, tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, phương pháp đổi mới, không... bộ môn thống kê điểm, tìm ra những câu hỏi mà HV hay mắc lỗi, em nào mắc lỗi nhiều nhất Từ đó GV rút kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức hoạt động dạy HV của mình, đồng thời hướng dẫn các em điều chỉnh hoạt động học tập ( Phương pháp nghe giảng, sử dụng SGK, thảo luận nhóm, học bài ở nhà …) Người thực hiện: Võ Thị Mười 14 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ. . .Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn - Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy ở mỗi khối phải nghiên cứu kĩ nội dung của bài trước khi tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các yêu cầu cụ thể để xây dựng phương án tối ưu có tính khả thi nhằm đạt mục tiêu tốt nhất - Tổ trưởng sắp xếp thời gian thảo luận với các nhóm bộ môn Khi kết quả thảo... Thực sự gương mẫu, nhiệt tình trong công tác Người thực hiện: Võ Thị Mười 18 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn - Có tính kỉ luật cao, tính quyết đoán, nghiêm túc, khách quan trong công việc - Có mối quan hệ thân thiện, hoà nhã với các thành viên, nhắc nhở phê bình chính xác, tạo niềm tin cho các thành viên trong tổ - Khiêm tốn học hỏi, tự đào tạo,... môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Nhằm đưa giáo dục đáp ứng kịp yêu cầu của việc đổi mới đất nước và ngang tầm với các nước tiên tiến, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, thoả lòng mong muốn của Bác Hồ kính yêu (Hình ảnh tổng kết năm học 2013-2014) Người thực hiện: Võ Thị Mười 19 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn VII/ TÀI . Mười 2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN. . 3 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn . mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn : Một tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, mục tiêu cuối cùng là vừa nâng

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan