Chính vì vậy một trong những yếu tố quan trọng thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học, bởi thi
Trang 1MỤC LỤC
Đề
Trang
2.3.1 Tổ chức quản lý cơ sở vật chất thiết bị dạy học trong nhàtrường 5-8
2.3.2 Giúp giáo viên hiểu mục đích, phương pháp và chọn thờiđiểm khi sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học. 8-9
2.3.3
Khi giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học cần coi trọng
việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh
hướng vào đối tượng quan sát
9-10
2.3.4
Khuyến khích, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy
học và hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các thiết bị dạy
học tự làm trong nhà trường
10-16
2.3.5 Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằmnâng cao công tác tự bồi dưỡng của giáo viên 16-17
1 Mở đầu
Trang 21.1.Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học Chính vì vậy một trong những yếu tố quan trọng thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học, bởi thiết bị dạy học là toàn bộ các phương tiện vật chất cần thiết được sử dụng
để truyền thụ và lĩnh hội tri thức, phù hợp với phương pháp dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo Thiết bị dạy học có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học góp phần tích cực hoá quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển kỹ năng, giáo dục nhân cách học sinh, hợp lý hoá quá trình hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh
Ở đây thiết bị dạy học là những công cụ lao động của giáo viên và học sinh Chúng là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học Với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, trong những trường hợp được sử dụng đúng qui trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn, thiết bị dạy học học đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình nội dung bài học một cách xuất sắc, thuận lợi hình thành được ở học sinh những phương pháp học tập tích cực chủ động
Thực tiễn sư phạm cho thấy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học nhất định, trong những hình thức dạy học nhất định với những thủ pháp hết sức phong phú, đa dạng
Các nhà giáo dục học đã từng khẳng định rằng hoạt động dạy và học trong nhà trường được trình bày thành một hệ thống Hệ thống này gồm có 4 nhân tố
đó là:
- Mục đích, nội dung, chương trình, nhiệm vụ dạy học
- Giảng dạy của giáo viên với những phương pháp phù hợp theo đặc trưng từng môn học
- Học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên
- Thiết bị dạy học của bộ môn:
1.2 Mục đích nghiên cứu
Quá trình dạy học ở bậc tiểu học thường bắt đầu từ việc cung cấp những hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó dần hình thành các khái niệm Có nhiều quy tắc, khái niệm thoạt tiên thì thấy khó, nhưng biết sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý lại trở nên dễ hiểu Nhìn chung, phương pháp trực quan là phương pháp được sử dụng nhiều ở bậc tiểu học Đó là trực quan
Trang 3nghe ( ngôn ngữ gợi tả của giáo viên, bằng ghi âm ), trực quan nhìn ( tranh ảnh,
mô hình, mẫu vật ) và trực quan nghe, nhìn ( đèn chiếu, băng hình )
Tác dụng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học đó là:
- Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi
- Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành, hình thành và rèn luyện các
kỹ năng
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức mới
- Hỗ trợ giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm và thiết kế bài dạy
Hệ thống thiết bị dạy học bao gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu vật, băng và đĩa hình, phần mềm dạy học Mỗi loại thiết bị dạy học có một chức năng và thế mạnh riêng Trong quá trình dạy học chúng được sử dụng trong mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Bên cạnh đó việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng các giờ dạy trên lớp
Quản lí hoạt động dạy học trong đó có công tác quản lí cơ sở vật chất thiết bị giáo dục là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí trường học một hoạt động trọng tâm của việc thực hiện đổi mới công tác giáo dục phổ thông Việc xây dựng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trong điều kiện đổi mới công tác giáo dục phổ thông hiện nay là yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm, bởi thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh
Từ nhận thức đầy đủ vấn đề này, tôi đã cố gắng tìm hiểu, chỉ đạo và đưa ra:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí, chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Đông Thọ Thành phố Thanh Hóa”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Công tác thư viện, thiết bị của trường Tiểu học Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa từ năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện, thiết bị
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu
Trang 42 Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
Trong Điều 2 Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông
đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa , sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục - Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện
“Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT)
2.2 Thực trạng của việc quản lý ,sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học Đông Thọ
Trong 2 năm học qua, việc trang bị phương tiện, thiết bị dạy học cho trường nói chung được đánh giá là kịp thời Song có thể nói thiết bị dạy học trong những năm qua nhìn chung chưa đạt hiệu quả như mong muốn của công tác giáo dục Thực tế còn nhiều vấn đề bất cập và hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học chưa cao
2.2.1.Tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
* Về mức độ sử dụng thiết bị dạy học : Qua thực tế quản lí và theo dõi cho
thấy tần suất sử dụng thiết bị dạy học phụ thuộc vào loại hình thiết bị dạy học Với loại tranh ảnh, bản đồ hầu hết giáo viên đều sử dụng, tuy nhiên cũng còn một số ít giáo viên chưa thường xuyên sử dụng Các thiết bị dạy học có sử dụng dụng cụ thí nghiệm, mô hình, vật mẫu, băng đĩa ít được giáo viên chú ý sử dụng Có nhiều lí do giải thích cho việc vì sao giáo viên không thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học , đó là do thiếu thiếu bị dạy học cho các môn học, các bài
Trang 5học, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đủ với yêu cầu hiện nay của việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa ; có những thiết bị khó sử dụng hoặc giáo viên cho rằng vì thiếu thời gian chuẩn bị,
* Về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học: Có giáo viên chưa thành thạo khi
sử dung thiết bị dạy học hoặc còn lúng túng khi sử dụng, chọn thời điểm đưa đồ dùng dạy học trong tiết học chưa hợp lí hoặc chưa nắm chắc được kĩ thuật sử dụng thiết bị dạy học Sự chưa thành thạo này còn có nhiều nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa được tập huấn hoặc tập huấn chưa đạt yêu cầu về sử dụng thiết bị dạy học Bên cạnh đó là nguyên nhân một số giáo viên thiếu ý thức rèn luyện việc sử dụng thiết bị dạy học, chưa thực sự tâm huyết
và đầu tư cho tiết dạy có hiệu quả
2.2.2 Tình hình sử dụng Thiết bị - Đồ dùng của học sinh.
Thông qua công tác dự giờ trên lớp cho thấy học sinh ít được trực tiếp sử dụng thiết bị dạy học, thường chủ yếu học sinh chỉ được quan sát tranh ảnh, bản
đồ, vật mẫu, mô hình rồi giáo viên giới thiệu, giải thích Trong trường hợp học sinh trực tiếp sử dụng thì nhiều em còn rất lúng túng, trong khi đó học sinh rất hứng thú với các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học
Chẳng hạn: Khi sử dụng bản đồ hay lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4, 5
do chưa thực hành thường xuyên và chưa nắm vững một số kiến thức cơ bản về bản đồ, lược đồ như; Phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ, nên thứ tự tiến hành các thao tác còn lúng túng, chưa vận dụng các kiến thức để đọc một bản đồ, lược đồ cụ thể
2.2.3 Về cơ sở vật chất của nhà trường.
Nhiều năm học trước do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp
khó khăn, thiếu các phòng chức năng, phòng học bộ môn, chưa có phòng thiết bị dạy học cũng như hệ thống tủ, giá để thiết bị dạy học Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí, bảo quản, sử dụng và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học Trong năm học 2018-2019 cơ sở vật chất đã được cải thiện nhiều, nhà trường đã bổ sung đầy đủ các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc quản lí,
sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả
2.2.4 Về cán bộ chuyên trách thiết bị dạy học.
Là người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản, sử dụng thiết bị
dạy học trong quá trình dạy học Hiện nay cán bộ làm công tác thiết bị dạy học của nhà trường là cán bộ kiêm nhiệm chưa có kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ nên phần nào ảnh hưởng đến công tác thiết bị trường học
2.3 Các giải pháp thực hiện.
2.3.1 : Tổ chức quản lí cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở nhà trường:
Trang 61-Thực hiện việc quy định về hồ sơ chuyên môn thuộc lĩnh vực thiết bị dạy học , bao gồm:
a Hồ sơ quản lí của ban giám hiệu:
- Các văn bản hướng dẩn về thiết bị dạy học của các cấp quản lí
- Sổ thiết bị giáo dục: Dùng để ghi danh mục thiết bị dạy học theo quy định (thiết bị dạy học được cấp phát, nhà trường mua bổ sung, tự làm,…)
- Sổ theo dõi kết quả sử dụng thiết bị dạy học : Theo dõi và ghi chép hàng tuần việc giáo viên sử dụng thiết bị dạy học
- Danh mục thiết bị dạy học được sử dụng theo tuần của cả năm học
b Hồ sơ của giáo viên:
- Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học : Mỗi cá nhân có kế hoạch riêng và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, có sự theo dõi, nhận xét của Ban giám hiệu
- Danh mục thiết bị dạy học bộ môn: Giáo viên nắm được danh mục để chủ động trong việc đăng kí và sử dụng thiết bị dạy học
- Sổ đăng kí sử dụng thiết bị dạy học
- Sổ tổng hợp, thống kê thiết bị dạy học tự làm ( sổ này được lưu và theo dõi trong nhiều năm)
c Hồ sơ của cán bộ phụ trách thiết bị dạy học:
- Các văn bản hướng dẫn về thiết bị dạy học của các cấp quản lí
- Biên bản nhập kho, hoá đơn chứng từ mua, tiếp nhận, các biên bản kiểm
kê, kiểm tra,…
- Danh mục thiết bị dạy học của Bộ GD&ĐT
- Danh mục thiết bị dạy học theo tuần của cả năm học
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học
- Các loại sổ đăng kí, sổ sử dụng thiết bị : Quy định mỗi khối có 01 cuốn riêng, các đồng chí khối trưởng đăng kí, cán bộ phụ trách thiết bị dạy học theo dõi và nhận xét hàng tuần
2- Quy định về nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học:
Nhiệm vụ của cán bộ kiêm nhiệm công tác thiết bị dạy học đó là:
- Quản lí, bảo quản phòng, kho thiết bị dạy học , chống mối mọt, ẩm mốc, mất mát, chống cháy nổ,…
- Sắp xếp thiết bị dạy học khoa học, thuận lợi cho việc sử dụng, bảo quản
và kiểm tra
- Có trách nhiệm cho mượn, phục vụ giáo viên sử dụng theo kế hoạch
- Hàng tuần tổng hợp, báo cáo và lập kế hoạch cho mượn căn cứ vào đăng kí của giáo viên theo từng bộ môn
Trang 7- Có trách nhiệm đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học của tuần để phát hiện những thiết bị chưa được giáo viên đăng kí sử dụng để ghi sổ theo dõi, đồng thời báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn hoặc ban giám hiệu nhà trường biết để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc trong buổi giao ban hàng tuần
- Cán bộ phụ trách thiết bị dạy học phải giúp giáo viên chuẩn bị các thiết
bị dạy học trước khi dạy (tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm,…) sao cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, cùng với giáo viên trước khi dạy, phát hiện những vấn đề bất cập để kịp thời điều chỉnh hoặc xử lí cho phù hợp, hoặc có thể đưa ra cách dạy:
Ví dụ: Khi sử dụng mô hình: Trái đất- Mặt trăng – Mặt trời (Dạy TNXH
Lớp 3)
Khi chuyển động bằng điện (qua làm thử) cần nới lỏng vít hãm, đẩy hộp nguồn vào trong cho bánh răng ăn khớp rồi mới bật công tắc
3- Tổ chức sử dụng có hiệu quả TBDH vào quá trình giáo dục- dạy học:
- Nhà trường đề ra những quy định trong hoạt động chuyên môn, buộc giáo viên phải tích cực sử dụng thiết bị dyaj học Cụ thể hàng tuần kiểm tra thường xuyên việc đăng kí sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên, bên cạnh
đó kiểm tra đột xuất việc sử dụng thiết bị , đồ dùng dạy học , nếu giáo viên nào
vi phạm quy chế chuyên môn để đưa vào tiêu chí khi xét thi đua cuối năm học
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về sử dụng thiết bị dạy học thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, xây dựng các tiết dạy và chọn cử giáo viên trong tổ, khối thực hiện tiết dạy Nhà trường đã động viên, khích klệ bằng việc khen thưởng đối với những tiết dạy được xây dựng theo chuyên đề sử dụng
có hiệu quả và linh hoạt các thiết bị dạy học
- Theo dõi việc mượn, trả thiết bị dạy học của từng giáo viên thông qua sổ sách Mỗi giáo viên có 2 sổ theo dõi: 01 sổ đăng kí mượn thiết bị dạy học , 01 sổ cán bộ phụ trách thiết bị dạy học theo dõi mượn - trả Nhà trường quy định các
tổ, khối chuyên môn và giáo viên đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trước 1 tuần (vào thứ 6 hàng tuần), mỗi giáo viên phải ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu và
sổ đăng kí mượn Mẫu theo dõi như sau:
Tuần Tên TB,
Ngày dạy
ý kiến của CB phụ trách TBDH
Theo dõi, nhận xét của BGH
Ghi chú
Trang 8+ Cột (5) yêu cầu cán bộ phụ trách công tác thiết bị dạy học phải có trách nhiệm ghi rõ “có thiết bị dạy học ” hoặc “không có thiết bị dạy học ” trong sổ đăng kí để giáo viên chủ động trong việc sử dụng và dạy học
+ Cột (6): Ghi ý kiến nhận xét, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường sau khi kiểm tra hàng ngày việc giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học hay không Cụ thể ghi “giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học ” hoặc “giáo viên không sử dụng thiết bị dạy học ” Cuối mỗi tuần ban giám hiệu tổng hợp, nhận xét, đánh giá từng giáo viên khi được kiểm tra trong buổi giao ban (tuyên dương, động viên, nhắc nhở, góp ý, phê bình,…)
+ Cột (7): Dành cho giáo viên kí xác nhận việc đánh giá, nhận xét của ban giám hiệu về cá nhân đó có hoặc không sử dụng thiết bị dạy học khi được ban giám hiệu kiểm tra
4- Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị dạy học để sử dụng lâu dài:
- Nhà trường giao nhiệm vụ và phân công đồng chí Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về vấn đề thiết bị dạy học (quản lí, sử dụng, theo dõi,…) có trách nhiệm tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí, sử dụng, tổ chức thực hiện và chỉ đạo trực tiếp các hoạt động về lĩnh vực thiết bị dạy học
2.3.2 : Giúp giáo viên hiểu mục đích, phương pháp và chọn thời điểm khi
sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học:
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh nhưng việc
sử dụng các thiết bị đó như thế nào đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử dụng? để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Như vậy việc chọn thời điểm để sử dụng và khai thác triệt để Thiết bị - đồ dùng dạy học trong tiết dạy là rất quan trọng
Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” (Lịch sử lớp 5)
Thiết bị dạy học cho bài này là một bức ảnh gồm 2 ảnh nhỏ:
- Ảnh thứ nhất chụp lại cảnh bắt sống tướng Đờ Ca- xtơ- ri trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Ảnh thứ hai là cảnh hàng binh Pháp bị giải đi sau chiến dịch Điện Biên Phủ Khi dạy giáo viên có thể sử dụng bức ảnh kết hợp với tường thuật diễn biến chiến dịch ở cuối đợt 3 ( khi đó đưa và giới thiệu ảnh bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ- ri) và khi phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ (lúc này
GV kết hợp đưa ảnh hàng binh Pháp bị giải đi)
Ví dụ : Khi dạy bài “ Có chí thì nên ” ( Đạo đức lớp 5 ).
Bức ảnh minh hoạ là học sinh khuyết tật ngồi trên xe lăn cùng các bạn đi học Nội dung ảnh là một học sinh khuyết tật, không thể tự đi lại được, nhưng
Trang 9vẫn ngồi trên xe lăn đi học Như vậy bức ảnh đã tác động trực tiếp vào thị giác của học sinh, ghi lại hình ảnh của đối tượng nhằm giới thiệu cho học sinh một tấm gương bạn khuyết tật song vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống
Với bức ảnh minh hoạ này, giúp giáo viên có thể chọn thời điểm sử dụng như sau:
- Có thể sử dụng ảnh sau hoạt động 2 ( tiết 1 )để khắc sâu ý nghĩa của câu
“ Có chí thì nên ” trong cuộc sống, học tập, rèn luyện Có thể tiến hành:
+Giáo viên treo ảnh lên bảng và giới thiệu cho học sinh ( hoặc yêu cầu học sinh mô tả ) nội dung bức ảnh
+ Hoặc giáo viên treo ảnh để khắc sâu ý nghĩa của câu “ Có chí thì nên ”
- Có thể sử dụng sau hoạt động 3: ( tiết 1 ) để giới thiệu cho các em một
biểu hiện của người có ý chí
- Bức ảnh cũng có thể sử dụng để giới thiệu bài học bằng cách: Giáo viên
treo bức ảnh lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời một số câu hỏỉ
2.3.3: Khi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học cần coi trọng việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh hướng vào đối tượng quan sát:
Nhược điểm của học sinh Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp khi quan sát còn có hiện tượng quan sát không chủ định Nhiều khi nhìn vào một bức tranh, ảnh học sinh thường không tập trung chú ý ngay vào những nhân vật, sự vật chủ yếu thể hiện nội dung cơ bản của bài học mà để ý tới những đối tượng mình ưa thích dù đấy chỉ là những đối tượng thứ yếu Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, có suy nghĩ có như vậy mới phát huy hết vai trò của thiết bị dạy học Muốn vậy giáo viên cần có sự gợi mở, hướng dẫn để học sinh biết quan sát một cách có chủ định
Ví dụ: Dạy Đạo đức bài 8 “ Biết ơn thương binh, liệt sĩ” (Lớp 3)
Khi tổ chức trò chơi “Xem tranh, kể về những người anh hùng”, GV phát cho mỗi nhóm một bức tranh về người anh hùng ở tuổi thiếu niên hoặc trẻ tuổi như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc, Lý Tự Trọng, Đặng Thùy Trâm,
Để giúp HS biết kể, đồng thời với việc cho học sinh quan sát tranh, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý định hướng để giúp học sinh trong việc chuẩn bị và trình bày trước lớp như sau:
- Bức tranh nói về người anh hùng nào?
- Họ đã chiến đấu, hi sinh như thế nào?
- Hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ ca ngợi người anh hùng đó?
Trang 10Sau trò chơi học tập, giúp HS thảo luận bằng câu hỏi gợi ý để nắm nội dung bài học:
-Trò chơi đã giúp em hiểu thêm điều gì?
- Chúng ta cần làm gì để đền đáp công ơn hi sinh vì Tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ?
Ví dụ: Dạy kể chuyện “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh ” ( lớp 2 )
Câu chuyện gồm 3 đoạn, khi kể giáo viên kết hợp đặt câu hỏi gợi mở để tập trung sự chú ý của học sinh vào tình tiết quan trọng tiếp theo
*Đoạn 1: GV kể bằng lời, kết hợp dùng tranh minh hoạ.
*Sang đoạn 2: Sau khi kể hết lời phán bảo của vua Hùng “ mang đầy đủ
lễ vật đến trước sẽ được cưới Mị Nương làm vợ ”, giáo viên đặt câu hỏi: “ Hôm sau ai là người dâng đủ lễ vật cho vua Hùng trước? ” ( giáo viên kết hợp treo tranh, vừa kể vừa mô tả chỉ trên tranh: giáo viên cần chú ý miêu tả thêm về y phục của Sơn Tinh để khắc hoạ sâu hình tượng nhân vật: đầu đội mũ kết bởi lông chim hồng, mình đóng khố, chân đi giày cỏ, lễ vật gồm có: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, )
*Đến đoạn 3: Sau khi kể hết tình tiết: Thuỷ Tinh thấy Sơn Tinh rước dâu
về núi, liền đem quân đuổi theo, giáo viên nêu câu hỏi “ Cuộc giao tranh diễn ra như thế nào? liệu Thuỷ Tinh có giành lại được Mị Nương không? ” giáo viên nói với học sinh: “ Các em hãy quan sát bức tranh sau đây” ( giáo viên treo tranh vừa kể vừa mô tả trên tranh )
Lưu ý: Đến bước cho học sinh luyện kể, tiếp tục sử dụng tranh minh hoạ bằng
cách: giáo viên đưa tranh, yêu cầu học sinh sắp xếp theo đúng thứ tự từng tranh theo nội dung chuyện, sau đó dùng tranh để làm điểm tựa gợi nhớ nội dung, tạo điều kiện để học sinh tập trung kể vào tình tiết chính của câu chuyện
2.3 4: Khuyến khích, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các thiết bị dạy học tự làm trong nhà trường:
Thiết bị dạy học tự làm là một nguồn cung cấp thêm đồ dùng - thiết bị giáo dục rất có hiệu quả, đó là nguồn đồ dùng do giáo viên và học sinh làm nhằm khắc phục tình trạng dạy chay, học chay Có thể nói đây là nguồn cung cấp một lượng nhất định về đồ dùng dạy học cho nhà trường, thiết bị dạy học
tự làm tuy đơn giản, chi phí thấp mà đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa là tạo ra động cơ học tập tốt cho học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành bởi thiết bị dạy học là do giáo viên (học sinh) làm ra