1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án quy hoạch đô thị Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông

81 607 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 564 KB

Nội dung

Có thể nói bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai là mộtcông việc hết sức phức tạp vì nó đòi hỏi phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi Ých Nhà nước, quyền lợi của c

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I: Những vấn đề cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai.9 9

I Các khái niệm.9 9

1 Khái niệm về thu hồi đất đô thị.9 9

2 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ.10 10

3 Khái niệm về tái định cư.11 11

II Mục đích của việc thu hồi đất đai.11 11

1 Thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.11 11

1.1 Thu hồi đất để mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyến đường, các nót giao thông.11 11

1.2 Thu hồi đất để xây dựng trụ sở, cơ quan.12 12

1.3 Thu hồi đất để xây dựng các công trình văn hoá thể thao.13 13

1.4 Thu hồi đất cho mục đích thuỷ lợi13 13

2 Thu hồi đất để làm đất ở.13 13

2.1 Thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới.13 13

2.2 Thu hồi đất để làm đất ở khác.14 14

3 Thu hồi đất để phát triển kinh tế.14 14

4 Thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.15 15

5 Thu hồi đất cho một số mục đích khác.15 15

III Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 16

1 Mục đích yêu cầu.16 16

2 Căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.16 16

3 Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ.17 17

4 Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ.19 19

IV Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đai 20

1 Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của tổ chức, doanh nghiệp.20 20

2 Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của hộ gia đình, cá nhân.21 21

2.1 Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân.21 21

2.2 Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở.21 21

3 Bồi thường, hỗ trợ nhà và công trình xây dựng trên đất.22 22

4 Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả; công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu.23 23

5 Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi.23 23

6 Chính sách hỗ trợ.24 24

6.1 Hỗ trợ di chuyển.24 24

6.2 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.24 24

6.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.25 25

Trang 2

6.4 Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước.25 25

6.5 Hỗ trợ khi thu hồi đất công Ých của xã , phường, thị trấn.25 25

6.6 Hỗ trợ khác.26 26

V Tái định cư khi thu hồi đất đai 26

1 Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư.26 26

2 Bố trí tái định cư.26 26

3 Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư.27 27

4 Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.27 27

5 Tái định cư đối với các dự án đặc biệt.27 27

Chương II: Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông 29

I Một số tình hình cơ bản của thị xã Hà Đông.29 29

1 Vị trí địa lý.29 29

2 Đơn vị hành chính.29 29

3 Tình hình kinh tế - xã hội.29 29

3.1 Cơ sở hạ tầng.29 29

3.2 Các công trình công cộng.30 30

3.3 Đất đai.30 30

II Thực trạng việc thu hồi đất đai của thị xã Hà Đông 31

1 Thực trạng việc thu hồi đất đai sử dụng cho mục đích đất ở tại thị xã Hà Đông.31 31

1.1 Thực trạng việc thu hồi đất đai để làm đất ở nông thôn.31 31

1.2 Thực trạng thu hồi đất đai để làm đất ở đô thị.32 32

2 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở cơ quan.32 32

3 Thực trạng việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng - an ninh.33 33

4 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp.33 33

4.1 Thực trạng việc thu hồi đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp.33 33

4.2 Thực trạng việc thu hồi đất để xây dựng cụm điểm công nghiệp.34 .34

5 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng.35 35

5.1 Xây dựng trạm y tế.35 35

5.2 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giáo dục đào tạo.35 35

5.3 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thể dục thể thao.36 36

5.4 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giao thông.37 37

5.5 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình văn hoá.38 .38

5.6 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thuỷ lợi.39 39

5.7 Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khác.39 39

Trang 3

6 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích tôn giáo.39 39

7 Thu hồi đất cho mục đích làm nghĩa trang, nghĩa địa.40 40

8 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác.40 40

III Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại thị xã Hà Đông 40

1 Giá bồi thường, hỗ trợ của từng loại đất.40 40

1.1 Giá bồi thường, hỗ trợ đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại thị xã Hà Đông.40 40

1.2 Giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ở tại thị xã Hà Đông.41 41

1.3 Giá bồi thường, hỗ trợ đối với nhà cửa, vật kiến tróc.42 42

2 Thực trạng nguồn tài chính để bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.44 .44 2.1 Phần vốn do tỉnh bồi thường, hỗ trợ.44 44

2.2 Phần vốn do thị xã bồi thường, hỗ trợ.45 45

3 Mức hỗ trợ.46 46

3.1 Mức hỗ trợ bằng đất46 46

3.2 Hỗ trợ bằng tiền.48 48

IV Thực trạng việc tái định cư khi thu hồi đất tại thị xã Hà Đông.49 .49 1 Một số khu tái định cư tại thị xã Hà Đông.49 49

1.1 Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 2 đoạn Thanh Vân - Vân La.49 .49

1.2 Khu tái định cư 3.50 50

1.3 Khu tái định cư 2,6 ha.52 52

1.4 Khu tái định cư 4A.53 53

1.5 Khu tái định cư 4B.56 56

2 Các mô hình của khu tái định cư của thị xã Hà Đông.58 58

2.1 Dự án tái định cư tại chỗ.58 58

2.2 Xây dựng các khu tái định cư ở một vị trí khác.59 59

3 Tình hình phát triển các khu tái định cư trên địa bàn thị xã Hà Đông.60 60

V Một số hạn chế trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông 60

1 Công tác quản lý nhà nước về đất đai.60 60

2 Những vướng mắc nảy sinh trong khi thu hồi đất.61 61

3 Những vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ.62 62

4 Những vướng mắc khi thực hiện tái định cư.63 63

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT ĐAI TẠI THỊ XÃ HÀ ĐÔNG 64

I Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hà Đông đến năm 2010 64

1 Những chỉ tiêu cơ bản của thị xã Hà Đông đến năm 2010.64 64

2 Định hướng xây dựng, quản lý nhà đất và đô thị.65 65

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010.66 66

Trang 4

II Một số giải pháp thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông .67

1 Thành lập một cơ quan làm công tác thu hồi đất.67 67

2 Có kế hoạch thu hồi đất cụ thể.68 68

3 Cưỡng chế khi người dân cố tình không chấp nhận.68 68

4 Tránh tình trạng tái lấn chiếm.69 69

5 Có chính sách đổi đất lấy hạ tầng khi thu hồi đất.69 69

III Giải pháp giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ 69

1 Hoàn chỉnh những chính sách bồi thường, hỗ trợ không phù hợp.69 69

2 Mục đích yêu cầu của việc bồi thường, hỗ trợ.70 70

3 Bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ, công bằng.70 70

4 Tiến hành bồi thường, hỗ trợ theo quy trình.71 71

5 Đa dạng hoá các hình thức bồi thường.72 72

IV Giải pháp giải quyết việc tái định cư 73

1 Có chính sách về tái định cư.73 73

2 Chọn địa điểm thích hợp để xây dựng khu tái định cư.73 73

3 Xây dựng khu tái định cư khi tiến hành thu hồi đất.74 74

4 Có kế hoạch phát triển kinh tế tại khu tái định cư.74 74

5 Quản lý các khu tái định cư.75 75

Kết luận 76

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu các loại đất đầu năm 200530 30

Bảng 2: Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của các loại đường phố năm 200441 41

Bảng 3: Giá đất ở của các loại đường phố năm 200441 41

Bảng 4: Giá bồi thường, hỗ trợ đối với nhà cửa, vật kiến trúc năm 200442 42

Bảng 5: Các công trình khi xây dựng được tỉnh bồi thường, hỗ trợ trong năm 200444 44

Bảng 6: Các công trình khi xây dựng được thị xã bồi thường, hỗ trợ năm 200445 45

Bảng 7: Quỹ đất chưa sử dụng khu tái định cư 2 đoạn Thanh Vân - Vân La năm 200549 49

Bảng 8: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 3 năm 200550 50

Bảng 9: Tổng hợp quỹ đất chưa sử dụng khu tái định cư 2,6 ha năm 200552 .52

Bảng 10: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 4A năm 200553 53

Bảng 11: Tổng hợp quỹ đất khu tái định cư 4B năm 200556 56

Bảng 12: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp sẽ tăng đến năm 201066 66

Trang 6

TÊN VÀ TỪ VIẾT TẮT

HĐND: Hội đồng nhân dân

UBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 7

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một chủ trương chính sách rất tốtđẹp của nhà nước dành cho những người có đất bị thu hồi Việc bồi thường,

hỗ trợ nhằm bù đắp một cách thích đáng những mất mát mà người dân phảichịu khi bị thu hồi đất Tái định cư giúp cho người dân ổn định lại cuộcsống để tạo lập nghề nghiệp và thu nhập của mình

Có thể nói bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai là mộtcông việc hết sức phức tạp vì nó đòi hỏi phải giải quyết hài hoà mối quan

hệ giữa lợi Ých Nhà nước, quyền lợi của các nhà đầu tư và quyền lợi củanhững người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án Công tác bồi thường, hỗtrợ và tái định cư khi thu hồi đất đai đã được chính phủ hết sức quan tâmthể hiện qua Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/08/1994; Nghị định số22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 và mới đây nhất là Nghị định 197/NĐ-CPngày 03/12/2004 Qua một thời gian đi vào thực tế các Nghị định này đangbộc lé những thiếu sót nhất định chính vì vậy cần sớm sửa đổi, bổ xung chophù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới

Thị xã Hà Đông phấn đấu để được công nhận là thành phố trực thuộctỉnh vào cuối năm 2005 nên nhiều dự án, công trình đang được triển khaigấp rút Nhu cầu xây dựng và chỉnh trang lại đô thị của Hà Đông đã thúcđẩy công tác thu hồi đất đai diễn ra khẩn trương và nhanh chóng

Hiện trạng sử dụng đất đai của thị xã Hà Đông có nhiều dạng và thờiđiểm khác nhau Quá trình thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông đã gặp phảinhững khó khăn vướng mắc nhất định đặc biệt trong công tác bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng

và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai tại thị xã Hà Đông".

Hi vọng đề tài của em sẽ đưa ra một số giải pháp để công tác thu hồiđất đai được diễn ra thuận lợi nhằm xây dựng Hà Đông ngày càng khangtrang, hiện đại

Trang 8

Còn là một sinh viên của líp Kinh tế và quản lý đô thị K43 nên chắcchắn đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo,Th.S Trần Dương Ngân là giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn cho em Emxin chân thành cảm ơn!

Chương I Những vấn đề cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

khi thu hồi đất đai.

I CÁC KHÁI NIỆM.

1 Khái niệm về thu hồi đất đô thị.

Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đô thị, Nhà nước cóquyền thu hồi phần diện tích đất đai đã giao cho các tổ chức, cá nhân sửdụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Thựcchất của việc thu hồi đất là sự điều chỉnh chức năng đất hoặc chuyển đổiquyền sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị

Khi thu hồi đất đang có người sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầngcông cộng, các công trình lợi Ých chung thực hiện việc cải tạo và xây dựng

Trang 9

đô thị theo quy hoạch và các dự án đầu tư lớn đã được duyệt thì phải cóquyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trước khi thu hồi đất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thôngbáo cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, kế hoạch di chuyển

và phương án đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản gắn liền với đất

Người đang sử dụng đất bị thu hồi đất phải chấp hành nghiêm chỉnhquyết định thu hồi đất của Nhà nước Trong trường hợp người có đất cốtình không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền thì bị cưỡng chế di chuyển ra khái khu đất đó

Khi thu hồi đất để xây dựng đô thị mới, hoặc phát triển các côngtrình công cộng, uỷ ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quậnhuyện phải lập các dự án di dân, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện sinhhoạt cần thiết và ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi

Đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển nhượngthừa kế, biếu tặng và trường hợp chuyển đổi quyền sở hữu nhà và quyền sửdụng đất hợp pháp khác thì việc đền bù, di chuyển và giải phóng mặt bằng

do hai bên thoả thuận không thuộc vào chế độ đền bù thiệt hại của Nhànước Nhà nước chỉ thực hiện việc thu hồi và giao đất về thủ tục và theoquy định của pháp luật

(Giáo trình: Quản lý đô thị trang 202)

2 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ.

Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đô thị bao gồm các

hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp; các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế - xã hội đang sử dụng đất hợp pháp và đã nép tiền sử dụng đất

mà tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước Ngoài ra,những trường hợp sau đây khi bị thu hồi đất tuy không được hưởng tiềnđền bù thiệt hại về đất nhưng được hưởng đền bù thiệt hại về tài sản và trợcấp vốn hoặc xem xét cấp đất mới:

Trang 10

+ Hé gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất tạm giao, đất thuê của Nhànước, hoặc đất đấu thầu.

+ Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng

vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế của Nhà nước được giao đất màkhông phải nép tiền giao đất hoặc nép tiền giao đất bằng nguồn vốn ngânsách Nhà nước

Những người sử dụng đất bất hợp pháp khi bị Nhà nước thu hồi đấtthì không được đền bù thiệt hại về đất và phải tự chịu mọi chi phí tháo dỡ,giải toả mặt bằng theo yêu cầu của Nhà nước

Về nguyên tắc chung, người được nhà nước giao đất sử dụng vàomục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng cách giao đất

có cùng mục đích sử dụng để thay thế Trường hợp Nhà nước không thểđền bù bằng đất hoặc người bị thu hồi không yêu cầu đền bù bằng đất thìđền bù bằng tiền theo giá đất bị thu hồi do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh banhành theo khung giá đất do chính phủ quy định

Đối với trường hợp đất ở đô thị khi Nhà nước thu hồi thì việc đền bùchủ yếu bằng nhà ở hoặc bằng tiền Việc đền bù thiệt hại về tài sản như nhàcửa, vật kiến trúc, công trình ngầm gắn liền với đất bị thu hồi bằng giá trịthực tế còn lại của các công trình đó Trong trường hợp mức giá đền bùkhông đủ để xây dựng ngôi nhà mới có tiêu chuẩn kĩ thuật tương tự ngôinhà đã phá dỡ thì hộ gia đình được đền bù thêm không được vượt quá giáxây dựng mới

(Giáo trình: Quản lý đô thị trang 204)

3 Khái niệm về tái định cư.

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ởthì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:

- Bồi thường bằng nhà ở;

- Bồi thường bằng giao đất ở mới;

- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới;

Trang 11

Theo ngân hàng thế giới thì tái định cư có nghĩa là sự thay đổi không

tự nguyện về vật chất, kinh tế xã hội của những người bị ảnh hưởng bởi dự

án mà nguyên nhân là do dự án gây ra và các biện pháp đền bù, di dời vàkhôi phục lại cuộc sống nhằm làm giảm nhẹ những ảnh hưởng của dichuyển

Như vậy, tái định cư được tiếp cận và hiểu là quá trình từ bồi thườngcho các tài sản bị thiệt hại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợviệc tái tạo lại các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộphải di chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chương trình, biện pháp nhằmgiúp đỡ những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thunhập của họ và ổn định đời sống của người dân

Khu tái định cư là khu vực dùng để ổn định lại chỗ ở và cuộc sốngcho các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốcphòng, an ninh, lợi Ých quốc gia, lợi Ých công cộng

II MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐÔ THỊ.

1 Thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng.

1.1 Thu hồi đất để mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyến đường, các nót giao thông.

Việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển của các phương tiện cơ giớitrong thời gian vừa qua đã tạo sức Ðp lên cơ sở hạ tầng trong đó có giaothông đô thị Chính vì vậy việc mở rộng, cải tạo và xây mới các tuyếnđường, các nót giao thông đang là nhu cầu cấp bách Do đó việc thu hồi đấtđược đặt ra để các công trình giao thông được thực hiện theo đúng quyhoạch và kế hoạch Việc thu hồi đất của các hộ ở ven đường giao thông làcông việc rất khó khăn vì nơi đây diễn ra các hoạt động kinh doanh, buônbán sôi động và sầm uất nhất Hơn nữa việc kinh doanh, buôn bán lại là thunhập chính và là nghề nghiệp chủ yếu của các hộ ven đường nên sau khithu hồi đất thì họ sẽ trở nên thất nghiệp

Trang 12

Việc xây dựng mới các tuyến đường thường sử dụng diện tích đấtnông nghiệp Sản lượng lương thực nơi các tuyến đường chạy qua rất thấpnên cần phải quy hoạch cho thật hợp lý Việc thu hồi đất nông nghiệp thìđơn giản hơn, nhưng cần có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chonông dân

1.2 Thu hồi đất để xây dựng trụ sở, cơ quan.

Các trụ sở, cơ quan là nơi làm việc của các tổ chức, đơn vị nên cần

có vị trí đẹp và dễ tìm Kinh tế phát triển nên các văn phòng, các trụ sở làmviệc ngày càng nhiều hơn đòi hỏi phải thu hồi đất đai để xây dựng Trụ sở,

cơ quan có thể của Nhà nước hoặc của tư nhân; nếu của tư nhân thì thôngthường Nhà nước thu hồi và cho thuê đất trong một thời gian dài Các trụ,

sở cơ quan là các trường học, bệnh viện, các sở ban ngành, các công ty

Trong thời gian qua nhu cầu đất đai cho xây dựng trường học tăngcao do mục tiêu kiên cố hoá trường học và phổ cập tiểu học, trung học cơ

sở, trung học phổ thông Trường học ngày càng được xây dựng khangtrang, hiện đại hơn nên đất đai cho xây dựng trường học ngày càng nhiềuhơn Đồng thời dân số tăng cao trẻ em đến trường ngày càng nhiều Hơnnữa mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá dẫn đến việc hình thành và mởrộng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Thu hồi đất cho mục đích y tế có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào mụcđích chăm sóc sức khoẻ cho người dân Số bệnh viện được mở rộng và giatăng làm cho điều kiện khám, chữa bệnh được bảo đảm

Các sở ban ngành cũng cần được xây mới và mở rộng nên cầu phảithu hồi đất Các công ty ngày càng được thành nhiều hơn nên việc thu hồiđất làm trụ sở làm việc của các công ty là góp phần vào sự phát triển kinh

tế của đất nước

1.3 Thu hồi đất để xây dựng các công trình văn hoá thể thao.

Đô thị phát triển nên nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ngàycàng cao Các công viên, vườn hoa trong đô thị ngày càng xây dựng càng

Trang 13

nhiều chính vì vậy cần phải thu hồi đất đai để xây dựng Việc thu hồi đấtđai để xây dựng công viên, vườn hoa đã tạo ra một không gian trong lành

và thoải mái cho cư dân đô thị tận hưởng

Các công trình văn hoá, thể thao thường có ý nghĩa rất quan trọng,không thể thiếu trong thành phố Các công trình văn hoá thường là biểutrưng cho truyền thống của thành phố, nó thường đặt ở những nơi có vị trítrang trọng nên đòi hỏi phải thu hồi đất Các công trình văn hoá như tượngđài, công trình kiến trúc đặc trưng, đình chùa và các danh lam thắng cảnh.Các công trình thể thao như sân vận động, nhà thi đấu thường chiếm rấtnhiều diện tích nên đòi hỏi phải thu hồi đất để xây dựng

1.4 Thu hồi đất cho mục đích thuỷ lợi

Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp chính vì vậy việc xây dựngcác công trình thuỷ lợi có một ý nghĩa rất lớn Các công trình thuỷ lợi gópphần tăng năng suất cây trồng thúc đẩy sản xuất phát triển Để xây dựngcác công trình thuỷ lợi cần phải thu hồi đất đai mà chủ yếu vẫn là đất nôngnghiệp

2 Thu hồi đất để làm đất ở.

2.1 Thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị mới.

Sự phát triển nhanh chóng về dân số của đô thị đã tạo sức Ðp lên cơ

sở hạ tầng, diện tích nhà ở bình quân đầu người ngày càng thấp Chính donhu cầu xây dựng, cải tạo, mở rộng và chỉnh trạng lại đô thị nên các khu đôthị mới đang được xây dựng ngày càng nhiều Việc xây dựng khu đô thịmới thường sử dụng diện tích đất nông nghiệp nên cần phải có chính sáchphát triển hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực Các khu đô thị mớithường được xây dựng ở ven đô; việc thu hồi đất và biến một khu vực nôngthôn thành đô thị cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ người dân cóđất bị thu hồi Việc thu hồi đất ở của người dân thì cần xây dựng khu táiđịnh cư ngay trong khu đô thị mới hoặc ở một vị trí khác

Trang 14

Các khu vực nhà ở trong đô thị quá cũ nát và thiếu quy hoạch cũngcần phải thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng và chỉnh tranglại Việc thu hồi đất đai để xây dựng khu đô thị mới trong lòng đô thị cũ thìphức tạp hơn nhiều.

2.2 Thu hồi đất để làm đất ở khác.

Việc thu hồi đất cho mục đích đất ở đang gia tăng mạnh mẽ vì nhucầu ở của người dân tăng cao Nhu cầu ở tăng cao do dân số tăng cao; quátrình đô thị hoá; điều kiện sống của người dân tốt hơn nên có nhu cầu ở nhà

to, rộng hơn Chính nhu cầu đất ở như vậy nên cần phải tiến hành thu hồi

Có nhiều loại đất có thể chuyển thành đất ở như: đất nông nghiệp; đất sảnxuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất quốc phòng, an ninh

Có thể thu hồi đất nông nghiệp ở ven các trục đường giao thông đểbán cho người dân Có thể chuyển một phần đất quốc phòng, an ninh đểlàm đất ở cho các cán bộ Có thể chia một phần đất của các cơ quan, doanhnghiệp cho các cán bộ, công nhân viên

3 Thu hồi đất để phát triển kinh tế.

Để tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong những năm vừa quacác khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ngày càng được xâydựng nhiều Thông thường việc xây dựng các khu công nghiệp thường thuhồi đất nông nghiệp và đào tạo một bộ phận nông dân thành công nhân.Các khu công nghiệp thường ở xa khu dân cư và nằm trên diện tích đấtnông nghiệp; các khu chế xuất, khu công nghệ cao thường có những chínhsách ưu đãi đặc biệt về đất

Các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề cũng đang được khuyến khíchphát triển và nó thường nằm trong khu dân cư nên việc thu hồi sẽ làm mấtđất ở của người dân

4 Thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.

Trang 15

Mặc dù đang trong điều kiện hoà bình nhưng nhu cầu đất đai chomục đích quốc phòng, an ninh là rất lớn Việc phát triển quốc phòng, anninh góp phần vào việc đảm bảo hoà bình, ổn định cho đất nước Có thể thuhồi đất để xây dựng các doanh trại quân đội; các địa điểm phòng thủ; trạigiam; cơ quan công an; các trường đào tạo cán bộ

Vì trong thời đại mới nên địa điểm phòng thủ, các doanh trại quânđội cũng cần bố trí cho thích hợp Chính do địa điểm quốc phòng, an ninhthay đổi nên cần tiền hành thu hồi đất để xây dựng

5 Thu hồi đất cho một số mục đích khác

Ngoài các mục đích trên việc thu hồi đất con sử dụng cho một sốmục đích khác Các mục đích khác có thể là: mục đích tôn giáo; mục đíchnghĩa trang, nghĩa địa; bãi tập kết vật liệu xây dựng; bãi tập kết và sử lý rácthải

Thu hồi đất cho mục đích tôn giáo nhằm xây dựng các đình, chùa,nhà thờ, am, miếu Việc xây dựng các công trình trên góp phần vào việcđáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân

Truyền thống chôn cất của người dân Việt Nam làm cho nhu cầu đấtđai cho mục đích nghĩa trang, nghĩa địa tăng cao Số người chết ngày càngnhiều nên các nghĩa trang, nghĩa địa ngày càng được mở rộng Gần đâyhình thức hoả táng phát triển nên cũng cần thu hồi đất để xây dựng các đàihoá thân

Nhu cầu xây dựng cũng đang gia tăng mạnh mẽ dẫn nhu cầu thu hồiđất để làm các bãi tập kết vật liệu xây dựng Đô thị phát triển rác thải sinhhoạt, rác thải công nghiệp ngày càng nhiều nên cần phải thu hồi đất để xâydựng các bãi tập kết và sử lý rác thải

Trang 16

III Quy định chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1 Mục đích yêu cầu.

Vận dụng đúng chính sách của Nhà nước về nhà, đất và các chínhsách xã hội khác vào công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, đảm bảo lợi Ýchcủa Nhà nước và của nhân dân

Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải công khai, dân chủ.Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo ổn định cuộc sống của nhândân, ổn định chính trị an ninh và trật tự an toàn xã hội Có giải pháp thíchhợp khuyến khích, động viên các tổ chức, hộ gia đình thực hiện để đáp ứngyêu cầu về thời gian thực hiện

2 Căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 3/12/2004 của chínhphủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của BộTài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày03/12/2003 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhànước thu hồi đất; công văn số 624/TC - QLCS ngày 18/01/2005 của Bộ Tàichính về sử lý vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

ở tỉnh Hà Tây nói chung và thị xã Hà Đông nói riêng;

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND tỉnh Hà Tây ngày 26 tháng 11năm 2003;

Căn cứ theo quyết định số 1545/2004/QĐ - UB ngày 31/12/2004 củaUBND Tỉnh Hà Tây về việc bàn hành quy định các loại đất trên địa bàntỉnh Hà Tây

Căn cứ theo quyết định số 71/2005/QĐ - UB ngày 24/01/2005 củaUBND tỉnh Hà Tây về việc quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối vớinhà, vật kiến trúc, cây, hoa mầu trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Trang 17

Quyết định số 156/2005/ QĐ - UB ngày 22/02/2005 của UBND tỉnh

Hà Tây ban Hà Tây ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Xét đề nghị của liên sở: Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Xâydựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các tờtrình số 143/TT - LS ngày 20/01/2005 và số 223/ TT - LS ngày 02/02/2005

về quy định cụ thể nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất;

Căn cứ ý kiến thống nhất của hội nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tâyngày 24/01/2005;

3 Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ.

Người bị nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đâythì được bồi thường:

3.1 Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của phápluật về đất đai

3.2 Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật về đất đai

3.3 Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấpxã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng

10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chínhsách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cáchmạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhànước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địachính;

Trang 18

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tàisản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liềnvới đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp

xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ởtheo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người

sử dụng đất

3.4 Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy

tờ theo quy định tại mục 3.3 mà trên giấy tờ đó có ghi tên người khác, kèmtheo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ kí của cácbên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thựchiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nayđược Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp

3.5 Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tạiđịa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi,hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã

Trang 19

3.8 Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quyđịnh tại mục 3.1; 3.2; 3.3 nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sửdụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các côngtrình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc,không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi

có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp

3.9 Hé gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước

đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai củaNhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cánhân đó chưa sử dụng

3.10 Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình,đền, chùa, miều, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân cấp xãnơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng vàkhông có tranh chấp

3.11 Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụngđất đã nép không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;

- Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiềntrả cho việc chuyển nhượng không có nguông gốc từ ngân sách Nhà nước;

- Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân;

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

4 Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ.

4.1 Tuỳ theo từng dự án mà thực hiện theo các phương thức: Bồithường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền

để tự lo chỗ ở mới

4.2 Việc bồi thường, hỗ trợ phải đúng đối tượng, đúng chính sách,công bằng, công khai, dân chủ: Thực hiện bồi thường một lần cho chủ sử

Trang 20

dụng tài sản trên đất phải di chuyển, theo mức giá quy định của UBND tỉnhphê duyệt.

4.3 Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi: Sau khi đượcbồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phải tháo dỡ, di chuyển các côngtrình, vật kiến trúc, cây cối được tận dụng các vật liệu thu hồi đồng thờigiao lại mặt bằng cho chủ đầu tư quản lý, sử dụng theo quy định (Khôngđược tính chi phí tháo dỡ công trình, chặt hạ cây cối) Trường hợp tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân có công trình phải di chuyển GPMB không tự tháo dỡthì hội đồng bồi thường GPMB có trách nhiệm tổ chức tháo dỡ, bàn giaomặt bằng

4.4 Tài sản bồi thường, hỗ trợ bao gồm:

Nhà cửa, vật kiến trúc (ngầm và nổi), cây cối hoa mầu được bồithường, hỗ trợ từ thời điểm có quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh vàthông báo kiểm đếm của hội đồng bồi thường GPMB trở về trước, sau thờiđiểm có quyết định thu hồi đất và thông báo kiểm đếm nếu có phát sinh(Nhà cửa, vật kiến trúc, lán trại, cây mới trồng ) thì không được bồithường, hỗ trợ

4.5 Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân hiện đang sử dụng nhà, đất, cáccông trình (trên không, mặt đất, ngầm dưới đất) nằm trong mặt bằng quyhoạch xây dụng dự án đều phải tháo dỡ di chuyển và GPMB để thi côngtheo đúng tiến độ

IV BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT ĐAI.

1 Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của tổ chức, doanh nghiệp.

Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đượcNhà nước giao đã nép tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người

sử dụng đất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nép, tiền trả cho việc nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhànước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 21

Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải néptiền sử dụng đất hoặc đã nép tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từngân sách Nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thuhồi đất Nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngânsách Nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.

Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất đượcNhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồithường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

2 Bồi thường, hỗ trợ đối với đất của hộ gia đình, cá nhân.

2.1 Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân.

Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sửdụng ổn định, lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở

Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn donhận chuyển nhượng, nhận thừa kế được tặng cho hoặc do Nhà nước giao

có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp;trường hợp sử dụng đất do Nhà nước hoặc do UBND cấp xã cho thuê theothẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tưvào đất còn lại

2.2 Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở.

Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ

ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồithường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp vớithực tế địa phương

Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thuhồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất đất ở

Trang 22

bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì UBND cấp tỉnh căn

cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồiđất, xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bịthu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

3 Bồi thường, hỗ trợ nhà và công trình xây dựng trên đất.

3.1 Đối với nhà ở, công trình phục vô sinh hoạt của hộ gia đình, cánhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình cótiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do bộ xây dựng ban hành Giá trị xây dựngmới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, côngtrình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Uỷ ban nhândân cấp tỉnh ban hành theo quy định của chính phủ

3.2 Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượngquy định tại 3.1 được bồi thường theo mức sau:

Mức bồi thường nhà, công trình = Giá trị hiện có của nhà, công trình

bị thiệt hại + Mét khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện cócủa nhà, công trình

Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ

lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xâydựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do BộXây dựng ban hành

Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà,công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thườngtối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêuchuẩn kĩ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại;

Đối với công trình kết câu hạ tầng kĩ thuật, mức bồi thường bằng giátrị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương do Bộ

Trang 23

Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồithường.

3.3 Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, màphần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà,công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần,nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phầngiá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lạitheo tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi phá dỡ

3.4 Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại các khoản 4, 6, 7 và 10 điều 38 Luật đất đai 2003 thì không đượcbồi thường

3.5 Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 điều 38 luật đất đai 2003 thì việc

sử lý tài sản theo quy định tại điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ - CPngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai

Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tíchlịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhđối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

5 Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi.

Trang 24

Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sảnlượng của vụ thu hoạch đó Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tínhtheo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồngchính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện cócủa vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địaphương tại thời điểm thu hồi đất

Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địađiểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế dophải di chuyển, phải trồng lại

Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tựnhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thìbồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường đượcphân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật

Trang 25

chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụthể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi

bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về

di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt

Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờtạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗtrợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương

6.2 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.

Hé gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nướcthu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn địnhđời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trongthời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đếncác địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng Mức hỗ trợbằng tiền cho một nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tính theothời giá trung bình tại địa phương

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinhdoanh có đăng kí kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được

hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bìnhquân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ

cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế địaphương

6.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

Hé gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồitrên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổinghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trọ và số lao động

Trang 26

cụ thể được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp vớithực tế địa phương.

Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếubằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề

6.4 Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước.

Hé gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sởhữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyểnchỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển

Căn cứ vào thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định

hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho hé gia đình, cá nhân

6.5 Hỗ trợ khi thu hồi đất công Ých của xã , phường, thị trấn

Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công Ých của xã, phường, thịtrấn thì được hỗ trợ, mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường; mức

hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định; tiền hỗ trợ được népvào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của

xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư các công trình

hạ tầng, sử dụng vào mục đích công Ých của xã, phường, thị trấn

6.6 Hỗ trợ khác.

Ngoài các hỗ trợ trên, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác đểđảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người thu hồi đất; trường hợpđặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

V TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT ĐAI.

1 Lập và thực hiện dự án xây dựng khu tái định cư.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn

cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt,

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái

Trang 27

định cư để bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải dichuyển chỗ ở.

Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy địnhhiện hành về quản lý đầu tư và xây dùng

2 Bố trí tái định cư.

Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm

bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải dichuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khaiphương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xãnơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi

cơ quan Nhà nước có thêm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cưnội dung thông báo gồm:

- Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tíchtừng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư;

- Dù kiến bố trí các hộ vào tái định cư;

Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự ántái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm giải phóng mặt bằng, hộ

có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách

Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khutái định cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí

3 Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư.

Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất, quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng

Khu tái định cư phải được sử dụng cho nhiều dự án

Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cưphải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người

sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ

4 Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.

Trang 28

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp tỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sảnxuất và đời sống tại khu tái định cư, bao gồm:

Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệpđầu tiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật,thó y, kĩ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất,kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp

Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư phù hợp cho nhữngngười lao động, đặc biệt là lao động nữ Tuỳ từng khu vực mà ta có thể đàotạo các nghề khác nhau Đối với thị xã Hà Đông có thể tạo lập các nghề dệtlụa, nghề mây tre đan, nghề trạm khảm, nghề thêu Các nghề trên phù hợpvới truyền thống tại địa phương đồng thời đây là những công việc nhẹnhàng và phù hợp với lao động nữ

5 Tái định cư đối với các dự án đặc biệt.

Đối với dự án đầu tư do Chính phủ, Quốc hội quyết định mà phải dichuyển cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống ,kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng thì tuỳ từng trườnghợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Chính phủ xem xétquyết định chính sách tái định cư đặc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được ápdụng là hỗ trợ toàn bộ chi phí lập khu tái định cư mới, xây dựng nhà ở, cảitạo đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định đờisống, sản xuất và hỗ trợ khác

(Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)

Trang 30

Chương II Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất đai

- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và quận Thanh Xuân - Hà Nội

- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội

- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức - Hà Tây

- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai - Hà Tây

Các xã ngoại thị gồm: xã Văn Khê; xã Kiến Hưng; xã Yên Nghĩa; xãPhú Lương; xã Phú Lãm

3 Tình hình kinh tế - xã hội.

3.1 Cơ sở hạ tầng.

- Giao thông: Đường giao thông Quốc lé (Đường 6) chạy qua thị xã

có chiều dài là 7,5 km trong đó 2/3 đã hoàn chỉnh cải tạo nâng cấp Đườngtỉnh lé 21 chạy qua thị xã dài 2,7 km, tỉnh lé 430 chạy qua thị xã tổng chiềudài là 4,5 km Hệ thống giao thông đang từng bước được cải tạo, mở rộng

và nâng cấp Hệ thống đường nội thị với tổng chiều dài 16,22 km đều đượctrải thảm nhựa, hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 47,56

km phần lớn đã được bê tông hoá

Trang 31

Nhìn chung điều kiện giao thông của thị xã Hà Đông là thuận lợiđảm bảo giao thông nội bộ và giao lưu với các tỉnh, huyện lân cận và khuvực.

- Hệ thống sông ngòi: Thị xã Hà Đông có sông Nhuệ và sông máng

La Khê, sông Đáy và hệ thống kênh, mương cấp nước cho sản xuất nôngnghiệp và tiêu thoát nước đô thị Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vẫn cònnhiều trường hợp lấn chiến đất đai vi phạm các công trình thuỷ lợi gây ảnhhưởng đến việc duy tu, bảo dưỡng và khai thác

3.2 Các công trình công cộng.

Trường học, Bệnh viện, nước sạch, điện sinh hoạt cũng đang đượcthị xã thường xuyên quan tâm cải tạo để phục vụ ngày càng tốt hơn chonhân dân cũng như cho sản xuất công, nông nghiệp và đô thị

3.3 Đất đai.

Đất đai được phân loại sử dụng theo quy định của Luật đất đai năm

2003 Tổng diện tích trong địa giới hành chính là 3336 ha, trong đó đấtnông nghiệp là 1988 ha chiếm 59,6%; đất phi nông nghiệp là 1270 hachiếm 38%; Gồm đất ở là 449 ha chiếm 13,5%, đất chuyên dùng là 821 hachiếm 24,5%; Đất chưa sử dụng là 78 ha, chiếm 2,4% Cơ cấu các loại đấtthể hiện trong bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu các loại đất đầu năm 2005

(Nguồn: Tờ trình số 33/TT-UB của UBND thị xã Hà Đông)

Qua bảng cơ cấu các loại đất trên ta thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất đai của thị xã Hà Đông; đất nông

Trang 32

nghiệp chiếm tới 59,6% Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu nằm ở các xã,trước quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì một diệntích lớn đất nông nghiệp trong tương lai sẽ chuyển thành đất phi nôngnghiệp Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu được chuyển thành đất ở bằngviệc xây dựng các khu đô thị mới và thành lập các cụm, điểm công nghiệp

để phục vụ quá trình công nghiệp hoá Đất phi nông nghiệp chiếm 38%trong đó đất ở đô thị chiếm 13,5% đây là một tỷ lệ nhỏ đối với một trungtâm của tỉnh Đất chuyên dùng chiếm tới 24,5% đây là một tỷ lệ cao vì HàĐông có nhều sở, ban, ngành đóng trên địa bàn đồng thời Hà Đông còn làđầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và của cả nước

II Thực trạng việc thu hồi đất đai của thị xã Hà Đông.

1 Thực trạng việc thu hồi đất đai sử dụng cho mục đích đất ở tại thị xã Hà Đông.

1.1 Thực trạng việc thu hồi đất đai để làm đất ở nông thôn.

Trong thời gian qua thị xã Hà Đông đã thu hồi 67,6 ha đất làm đất ởnông thôn; trong đó 63,86 ha thu hồi từ đất nông nghiệp và 3,74 ha thu hồi

từ đất phi nông nghiệp Gồm các điểm dân cư được phân bố ở các đơn vịhành chính sau:

- Xã Kiến Hưng 43,83 ha sử dụng từ đất nông nghiệp 38,0 ha và 2,79

ha đất phi nông nghiệp, trong đó 30 ha đất sử dụng vào dự án đấu giáquyền sử dụng đất; 1,23 ha chuyển mục đích đất khu tập thể (TT Bê tông0,28 ha; TT Học viện quân y 0,95 ha); 9,1 ha đất phục vụ giãn dân (Đa Sỹ

5 ha; Mậu Lương 4,1 ha); chuyển mục đích trụ sở HTX rèn Tiền Phong

-Đa Sỹ 0,26 ha; dãn dân thuộc ao trong khu dân cư -Đa Sỹ diện tích 0,2 ha

- Xã Văn Khê: 21,5 ha sử dụng từ 21,5 ha đất nông nghiệp

- Xã Yên Nghĩa 3,2 ha được sử dụng từ 1,9 ha đất nông nghiệp trồngcây hàng năm và 1,3 ha đất chuyên dùng

- Xã Phú Lãm: 1,5 ha được sử dụng từ 1,5 ha đất nông nghiệp trồngcây hàng năm

Trang 33

- Xã Phú Lương: 1,91 ha được sử dụng từ 1,91 ha đất nông nghiệptrồng cây hàng năm.

1.2 Thực trạng thu hồi đất đai để làm đất ở đô thị

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 180,52 ha đất để sử dụng vào mục đíchlàm đất ở đô thị; trong đó 167,78 ha thu hồi từ đất nông nghiệp; 5,68 ha thuhồi từ đất phi nông nghiệp và 7,06 ha thu hồi từ đất chưa sử dụng Gồm cácđiểm dự kiến phát triển dân cư được phân bố ở các đơn vị hành chính sau:

- Phường Phóc La: 26,68 ha được sử dụng từ 26,68 ha đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm (Xa La 26,36 ha; Yên Phóc 0,32 ha)

- Phường Văn Mỗ: 62,3 ha được sử dụng từ 59,4 ha đất nông nghiệptrồng cây hàng năm; 0,5 ha đất phi nông nghiệp và 2,4 ha đất chưa sử dụng.Đất thu hồi để xây dựng khu đô thị mới Mỗ Lao 62,0 ha và Tập thể X250,3 ha

- Phường Vạn Phóc: 16,82 ha thu hồi từ 11,65 ha đất nông nghiệptrồng cây hàng năm; 0,51 ha đất phi nông nghiệp và 4,66 ha đất chưa sửdụng Trong đó thu hồi 3,26 ha đất cho dù án đấu giá quyền sử dụng đất;5,58 ha đất xây dùng chung cư và 0,98 ha đất cho giãn dân

- Phường Hà Cầu: 10,89 ha thu hồi từ 10,6 ha đất nông nghiệp trồngcây hàng năm và 0,04 ha đất ao Trong đó thu hồi đất cho dù án đấu giáQSDĐ là 5 ha; đất giãn dân Cầu Đơ là 2,84 ha; dãn dân Hà Trì là 2,8 ha

- Đất phát triển đô thị La Khê - Văn Khê là 60,0 ha được thu hồi từ60,0 ha đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

2 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở cơ quan.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 1,28 ha đất cho mục đích xây dựng trụ sở

cơ quan; trong đó thu hồi 0,9 ha đất trồng cây hàng năm và thu hồi 0,38 hađất phi nông nghiệp, gồm các công trình sau:

- Mở rộng trụ sở UBND phường Vạn Phóc: 0,26 ha, sử dụng từ 0,1

ha đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và 0,16 ha đất nông nghiệp

Trang 34

- Mở rộng trụ sở UBND phường Văn Mỗ: 0,2 ha, sử dụng từ đất phinông nghiệp.

- Mở rộng trụ sở UBND xã Phú Lương: 0,02 ha, sử dụng từ đất phinông nghiệp

- Xây mới trụ sở UBND xã Văn Khê: 0,8 ha, sử dụng từ đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm

3 Thực trạng việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng

- an ninh.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 1,92 ha đất để sử dụng vào mục đíchquốc phòng - an ninh; trong đó 1,9 ha được thu hồi từ đất nông nghiệptrồng cây hàng năm và 0,02 ha thu hồi từ đất phi nông nghiệp, gồm cáccông trình sau:

- Trạm công an phường Văn Mỗ (đường Chiến Thắng): 0,02 ha, sửdụng từ đất phi nông nghiệp

- Trô sở công an phường Vạn Phóc: 0,1 ha, sử dụng từ đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm

- Trại tạm giam T16 bộ công an ở Phú Lãm diện tích 1,8 ha sử dụng

từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

4 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 82,39 ha đất để sử dụng vào mục đích sảnxuất phi nông nghiệp; trong đó 81,04 ha đất được thu hồi từ đất nôngnghiệp, 1,03 ha đất thu hồi từ đất phi nông nghiệp và 0,32 ha đất thu hồi từđất chưa sử dông

4.1 Thực trạng việc thu hồi đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 55,39 ha đất để sử dụng vào mục đíchsản, kinh doanh ngoài khu công nghiệp; trong đó 54,04 ha đất được thu hồi

Trang 35

từ đất nông nghiệp, 1,03 ha đất thu hồi từ đất phi nông nghiệp và 0,32 hađất thu hồi từ đất chưa sử dụng Gồm các hạng mục công trình sau:

- Cho công ty Xuất nhập khẩu Hà Tây thuê đất làm cảng thông quandiện tích 1,5 ha thuộc sứ Đồng Thịch - Hà Cầu sử dụng từ đất nông nghiệptrồng cây hàng năm

- Xây dựng chợ Hà Trì sứ đồng Ông Tổng - Hà Cầu diện tích 1,0 ha

sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng chợ Cầu Đơ - Hà Cầu sứ đồng Ao Sậy diện tích 0,5 ha sửdụng từ đất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản

- Xây dựng làng nghề Đa Sỹ - Kiến Hưng sứ đồng Đường Dâu diệntích 15,0 ha

- Xây dựng chợ Kiến Hưng 0,2 ha sử dụng từ đất chuyên dùng

- Đất cho thuê dịch vụ sứ đồng trước cổng Yên Phóc - Phóc La diện0,57 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đất cho thuê sản xuất công nghiệp sứ đồng Ba Gò, Xa La - Phóc Ladiện tích 0,25 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đất cho thuê làm xưởng dệt the sứ đồng Cửa Phủ, La Khê - VănKhê diện tích 0,12 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng chợ Văn Quán sứ đồng Đen Trên, Hóc Đồi, Giếng Caodiện tích 4,0 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng làng nghề Vạn Phóc sứ đồng Mán diện tích 13,85 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng chợ Vạn Phóc diện tích 2,0 ha sử dụng từ đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm

4.2 Thực trạng việc thu hồi đất để xây dựng cụm điểm công nghiệp.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 27 ha đất nông nghiệp trồng cây hàngnăm để xây dựng cụm điểm công nghiệp Gồm các hạng mục công trìnhsau:

Trang 36

Côm công nghiệp Yên Nghĩa sứ đồng Cây Đa, Trũng Táo Do Lé Yên Nghĩa diện tích 20 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

Côm công nghiệp sạch Phú Lãm 7,0 ha sử dụng từ đất nông nghiệptrồng cây hàng năm

5 Thực trạng việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 49,17 ha, sử dụng từ 45,61 ha đất nôngnghiệp và 3,56 ha đất phi nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích côngcộng

5.2 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giáo dục đào tạo.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 14,94 ha để sử dụng vào mục đích giáodục đào tạo Gồm các hạng mục công trình sau:

- Trường mầm non Phú Lương diện tích 0,6 ha sử dụng từ đất nôngnghiệp trồng cây hàng năm

- Trường trung học cơ sở Phú Lương B diện tích 1,0 ha sử dụng từdiện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Trường tiểu học II, thôn Nhân Trạch - Phó Lương diện tích 0,83 ha

sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng trường Trung học cơ sở Phú Lương thuộc thôn Văn Nộidiện tích 0,6 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng trường cấp I Yên Phóc, diện tích 0,06 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng trường cấp I Phóc La diện tích 0,7 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

Trang 37

- Xây dựng trường mầm non Sơn Ca, Xa La -Phóc La diện tích 0,1

ha sử dụng từ diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng trường Mầm non trên địa bàn phường Văn Mỗ tổng diệntích 0,4 ha (gồm trường mầm non Mỗ Lao diện tích 0,3 ha, trường mầmnon Hoa Sen diện tích 0,1 ha) sử dụng từ diện tích đất nông nghiêp trồngcây hàng năm

- Xây dựng trường tiểu học Do Lé - Yên Nghĩa sứ đồng Ao Hồ,Vườn Cây diện tích 1,2 ha sử dụng từ diện tích đất nông nghệp trồng câyhàng nam

- Xây dựng trường mầm non Do Lé - Yên Nghĩa, sứ đồng Bờ Cổng,diện tích 0,3 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Xây dựng trường mầm non La Khê - Văn Khê diện tích 0,4 ha sửdụng từ diện tích đất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản

- Mở rộng trường tiểu học Văn Khê diện tích 0,1 ha sử dụng từ diệntích đất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản

- Mở rộng trường trung học cơ sở Văn khê diện tích 0,4 ha sử dụng

từ đất nông nghiệp nuôi trồng thuỷ sản

Xây dựng trường mầm non, trường cấp I, trường cấp II Văn Phó Văn Khê diện tích 1,7 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Mở rộng trường trung học cơ sở Phú Lãm diện tích 0,05 ha sử dụng

từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng trường Cao đẳng thương mại diện tích 6,5 ha, thuộc địabàn xã Phú Lãm sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

5.3 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thể dục thể thao.

Thị xã Hà Đông đã thu hồi 8,55 ha sử dụng từ 6,72 ha đất nôngnghiệp và 1,83 ha đất phi nông nghiệp Gồm các hạng mục công trình sau:

- Sân thể thao Kiến Hưng diện tích 1,8 ha (gồm Đa Sỹ 1,2 ha ở sứđồng Đường Dâu sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; MậuLương 0,6 ha khu bãi rác cũ)

Trang 38

- Sân thể thao Vạn Phóc, diện tích 0,09 ha thuộc ao trong làng sửdụng từ đất ao.

- Sân thể thao Yên Phóc - Phóc La sứ đồng Trước Cửa diện tích 0,49

ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Sân thể thao Văn Phó - Văn Khê, diện tích 0,5 ha thuộc sứ đồngGiếng Quán sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Sân thể thao Văn La - Văn Khê, diện tích 0,5 ha thuộc sứ đồngĐồng Hồ sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đất thể thao trên địa bàn xã Phú Lương, diện tích 3,95 ha (gồm sânthể thao thôn Văn Nội diện tích 1,0 ha; sân thể thao Nhân Trạch diện tích1,0 ha; sân thể thao Thượng Mạo diện tích 0,43 ha; sân thể thao Bắc Lãm 8diện tích 0,5 ha; sân thể thao Bắc Lãm 9 diện tích 1,0 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường và tập vận động viên thị xã Hà Trì - Hà Cầu diện tích 0,08

ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Sân thể thao Hà Trì - Hà Cầu diện tích 0,6 ha sứ đồng Ông Tổng sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Sân thể thao Cầu Đơ - Hà Cầu diện tích 0,49 ha sứ đồng Cửa Chùa

sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Sân thể thao thôn Hoà Bình -Yên Nghĩa diện tích 0,1 ha sứ đồngVườn Cây sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

5.4 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích giao thông.

Thị xã Hà Đông thu hồi 22,01 ha đất vào mục đích giao thông trong

đó có 20,74 ha đất nông nghiệp và 1,27 ha đất phi nông nghiệp Gồm cáchạng mục công trình sau:

- Đường giao thông thuộc xã Phú Lương 1,08 ha (gồm đường giaothông thôn Văn Nội diện tích 0,5 ha; đường giao thông thôn Nhân Trạchdiện tích 0,08 ha) sử dụng từ đất nông nghiêp trồng cây hàng năm

Trang 39

- Bãi xe tĩnh Văn Quán -Văn Mỗ diện tích 1,26 ha sứ đồng ĐõiTrong, Đõi Ngoài sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

- Bãi xe tĩnh Văn Phú -Văn Khê diện tích 0,4 ha sứ đồng Cửa Chùa

sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường giao thông nội đồng La Khê - Văn Khê diện tích 0,3 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường vào thôn Văn Phú -Văn Khê diện tích 0,7 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở đường Ngô Quyền - Quang Trung diện tích 1,0 ha sử dụng từđất phi nông nghiệp

- Đường giao thông khu Cầu Đơ - Hà Cầu diện tích 0,11 ha sử dụng

từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng đường Nguyễn Viết Xuân - Hà Cầu diện tích 0,3 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường phụ trợ vào xóm mới khu Cầu Đơ - Hà Cầu diện tích 0,08

ha sủ dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng đường Tô Hiệu - Hà Cầu diện tích 1,36 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mở rộng đường Lê Lai - Hà Cầu diện tích 0,94 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường vào thôn Hoà Bình - Yên Nghĩa diện tích 1,0 ha sử dụng từđất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường vào cầu Hai Cây - Yên Nghĩa diện tích 0,5 ha sử dụng từđất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đường giao thông thuộc thôn Do Lé - Yên Nghĩa diện tích 0,2 ha

sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Bến xe trung tâm tỉnh Do Lé - Yên Nghĩa diện tích 7,03 ha sử dụng

từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Trang 40

- Đường vào nghĩa trang Vạn Phóc diện tích 0,4 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm.

5.5 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình văn hoá.

Thị xã Hà Đông thu hồi 0,81 ha đất để sử dụng vào mục đích xâydựng các công trình văn hoá trong đó có 0,66 ha đất nông nghiệp và 0,24

ha đất phi nông nghiệp Gồm các hạng mục công trình sau:

- Đài tưởng niệm Xa La - Phóc La diện tích 0,01 ha sử dụng từ đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm

- Đài tưởng niệm Phóc La ở đồng Trước Cửa diện tích 0,05 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Công viên cây xanh khu Cầu Đơ - Hà Cầu diện tích 0,41 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

5.6 Thu hồi đất sử dụng vào mục đích thuỷ lợi.

Thị xã Hà Đông thu hồi 0.5 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mụcđích thuỷ lợi Gồm các hạng mục công trình sau:

- Mương máng thuộc thôn Nghĩa Lé - Yên Nghĩa diện tích 0,3 ha sửdụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Mương máng thuộc thôn Do Lé - Yên Nghĩa diện tích 0,2 ha sửdụng từ đất nông nghiêp trồng cây hàng năm

5.7 Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khác.

Thị xã Hà Đông thu hồi 2,11 ha đất để sử dụng vào mục đích xâydựng khác trong đó có 2,09 ha đất nông nghiệp và 0,02 ha đất phi nôngnghiệp Gồm các công trình sau:

- Nhà họp dân phường Vạn Phóc diện tích 0,7 ha thuộc các ao trongkhu dân cư

- Nhà văn hoá thuộc các thôn trên địa bàn xã Phú Lương diện tích1,3 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

- Nhà họp dân khu tập thể Cơ khí nông nghiệp phường Văn Mỗ diệntích 0,02 ha sử dụng từ đất nông nghiệp trồng cây hàng năm

Ngày đăng: 07/05/2015, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản lý đô thị. Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đình Hương - Th.S Nguyễn Hữu Đoàn (chủ biên); NXB Thống kê năm 2003 Khác
2. Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.Tác giả: GS. TS Nguyễn Thế Bá; NXB Xây dựng năm 1999 Khác
3. Giáo trình Kinh tế đô thị.Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đình Hương - Th.S Nguyễn Hữu Đoàn (chủ biên); NXB Giáo dục năm 2002 Khác
4. Kỉ yếu hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam.Tác giả: Hội khoa học kinh tế xây dựng Việt Nam năm 2002 5. Luật đất đai năm 2003 Khác
6. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
7. Quyết định số 1545/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây Khác
8. Báo cáo tổng hợp quỹ đất các khu tái định cư của UBND thị xã Hà Đông Khác
9. Thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2005 của UBND thị xã Hà Đông Khác
10. Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các năm 2003, 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005 của UBND thị xã Hà Đông Khác
11. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Cính phủ về thi hành Luật Đất đai Khác
12. Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
13. Giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất. Tác giả: PGS. TSKH Lê Đình Thắng; NXB chính trị quốc gia Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w