1. Hoàn chỉnh những chính sách bồi thường, hỗ trợ không phùhợp. hợp.
Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ và tổ chức tái định cư cho nhân dân cần phát hiện kịp thời các vướng mắc nảy sinh; từ đó đưa ra các kiến
nghị với các cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách. Sau đó cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực thể chế trong việc thi hành pháp pháp luật nói chung và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng. Việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải nằm trong tổng thể và đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy khác về đất đai, đồng thời phải tính đến chính sách vĩ mô khác của Nhà nước.
2. Mục đích yêu cầu của việc bồi thường, hỗ trợ.
- Vận dụng các chính sách nhà đất và các chính sách xã hội để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ nhằm đảm bảo cho người đang sử dụng đất trong diện phải di chuyển có điều kiện vật chất tạo lập lại chỗ ở hợp pháp để di chuyển giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo tính công bằng, phù hợp với tình hình thực tế.
- Việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo lợi Ých của Nhà nước và lợi Ých của nhân dân. Đồng thời phải có tính khả thi để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
3. Bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai dânchủ, công bằng. chủ, công bằng.
Công khai hoá các thủ tục, các bước có liên quan đến công tác bồi thường giải toả và kết quả kiểm định, áp giá bồi thường, xét tính hợp pháp về nhà đất đến từng tổ dân phố và đến từng hộ giải toả để phát huy quyền làm chủ của họ trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước khi triển khai giải phóng mặt bằng.
Để đảm bảo công bằng thì những hộ bất hợp pháp sẽ không được bồi thường (trừ những người do không hiểu biết mà làm như buôn bán đất đai, xây dùng trong hành lang bảo vệ công trình nhưng không biết chỉ giới bảo vệ).
Thực hiện quy chế dân chủ, chính quyền các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị thực hiện công tác tiếp dân để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khiếu kiện chính đáng của dân kịp thời, đây là công việc rất quan trọng và cần thiết.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt động, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, cơ cấu tổ chức và tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án phù hợp với trình độ dân trí của dân cư từng vùng, phải chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước, được tư vấn cặn kẽ về chính sách, phương án bồi thường cho những người bị ảnh hưởng.
4. Tiến hành bồi thường, hỗ trợ theo quy trình.
Họp hội đồng bồi thường, hỗ trợ thống nhất kế hoạch công tác của hội đồng bồi thường, hỗ trợ. Chủ tịch hội đồng bồi thường, hỗ trợ triệu tập và chủ trì. Họp tổ công tác để phổ biến các văn bản của cấp trên, xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện của tổ công tác giao tổ trưởng tổ công tác thực hiện. Tổ chức họp nhân dân, cán bộ công nhân viên của các công ty nằm trong diện phải bồi thường hỗ trợ; phổ biến các văn bản pháp quy của Nhà nước, phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thu tê khai. Do hội đồng đền bù, hỗ trợ tổ chức họp tại UBND thị xã Hà Đông. Tiến hành điều tra, đo đạc, thống kê, phân loại và tổng hợp số liệu, xác nhận tính pháp lý về đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng; nhân khẩu, lao động. Tổ công tác thực hiện do tổ trưởng tổ công tác điều hành. Xây dựng đơn giá đền bù, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án giải quyết việc làm. Tổ chức họp nhân dân, cơ quan trong diện phải di chuyển và thông báo đơn giá đền bù, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã được UBND thị xã thống nhất, tới nhân dân, cán bộ công nhân viên. Tổng hợp ý kiến nhân dân, hoàn chỉnh phương án, đơn giá đền bù, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phương án giả quyết việc làm báo cáo UBND thị xã.
Niêm yết công khai phương án đền bù, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển, giải quyết việc làm khi được phê duyệt tại trụ sở UBND thị xã Hà Đông. Giao tổ trưởng tổ công tác thực hiện. Hoàn chỉnh phương án chia lô đất, vị trí di chuyển các hộ gia đình công bố công khai. Họp nhân dân và báo cáo phương án đền bù, hỗ trợ di chuyển, giải quyết việc làm đã được phê duyệt xong.
Tiến hành chi trả, chi phí đền bù, hỗ trợ đồng thời tổ chức di chuyển các hộ gia đình. Giao hội đồng đền bù - giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thực hiện và tổ công tác cùng phối hợp, đồng thời di chuyển các hộ vào khu tái định cư mới. Xác định thời gian bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có) theo quy định pháp luật.
5. Đa dạng hoá các hình thức bồi thường.
Bồi thường bằng đất chính là việc cấp cho người dân một mảnh đất tại nơi tái định cư. Nếu giá trị của mảnh đất tại nơi tái định cư không bằng giá trị đất và tài sản của người dân bị thu hồi thì người dân được bồi thường thêm bằng tiền. Nếu giá trị mảnh đất tại nơi tái định cư cao hơn giá trị đất và tài sản của người dân bị thu hồi thì người dân phải trả thêm tiền. Trong trường hợp người dân không có ngay tiền để trả thì thị xã Hà Đông áp dụng chính sách coi như cho người dân thuê mảnh đất đó và tiền thuê được khấu trừ dần vào giá trị mảnh đất được bồi thường.
Hiện nay giải pháp bồi thường bằng các căn hộ chung cư cho người dân có đất bị thu hồi được vận dụng nhiều hơn. Khi tiến hành thu hồi đất thị xã cần xây dựng ngay mét khu chung cư để bồi thường cho người dân. Cũng cần phải hướng dẫn người dân cho quen với cách sống ở khu chung cư vì trước đây họ đều sống trong những căn nhà độc lập. Việc bồi thường bằng nhà ở các căn hộ chung cư sẽ góp phần tạo cho người dân lối sống hiện đại đồng thời góp phần tiết kiệm quỹ đất để xây dựng các hạng mục công trình khác.
Nếu người dân không thích bồi thường bằng đất hoặc bằng nhà thì có thể tiến hành bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở mới. Việc bồi thường bằng tiền sẽ phù hợp hơn bởi vì mỗi người dân thích ở một vị trí khác nhau và họ có thể dùng tiền đó để mua đất và mua nhà. Tuy nhiên sau khi bồi thường bằng tiền thì phải quản lý người dân chặt chẽ tránh tình trạng người dân dùng tiền đó vào mục đích khác dẫn đến sau khi bị thu hồi đất người dân vẫn không có chỗ ở ổn định.