skkn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh tiểu học

27 1.1K 1
skkn một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT CHỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I.PHẦN MỞ ĐẦU. I.1. Lý do chọn đề tài: Chữ viết đẹp của học sinh Tiểu học là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo dục Đào tạo quan tâm lo lắng. Người xưa đã nói : “Nét chữ nết người” là hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Vì vậy phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp" vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Mặt khác chữ viết là một trong những công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống… Bởi vậy, việc dạy viết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Như ta đã biết, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết làm tính là các kĩ năng cơ bản không thể thiếu được trong quá trình học tập của các em. Tất cả các kỹ năng đó đều phải được rèn luyện, song việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học là việc làm rất quan trọng bởi lẽ: Các em hiểu được nội dung bài học nói ra được bằng lời. Song để ghi lại những vấn đề các em hiểu được, đúc rút được qua quá trình học tập thì các em phải dùng chữ viết. Do đó, đối với các em, việc viết chữ đẹp, đúng chính tả là vô cùng quan trọng. Nó vừa rèn luyện cho các em sự kiên trì, tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ, lòng say mê trong học tập và là điều kiện để học tốt những môn học khác. Học sinh viết chữ đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phần nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học. Ngược lại các em viết chữ xấu, chậm là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn khi đọc bài, xem vở của mình". Vậy làm thế nào để chữ viết của học sinh tiểu học ngày càng viết đẹp, các em biết viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và giải quyết việc rèn chữ viết cho các em như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng với yêu cầu của giáo dục hiện nay khi đang thực hiện Mẫu chữ viết trong trường tiểu học quy định tại Quyết định số 31/2002/QĐ-BGDĐT ngày14/6/2002 do Bộ Giáo dục&Đào tạo đã ban hành Trước tình hình chất lượng chữ viết của học sinh trong nhà trường những năm qua chưa đẹp, kết quả các hội thi chữ viết cấp cụm, cấp huyện thấp, phong trào: "Giữ vở sạch- viết chữ đẹp" của trường có chuyển biến chậm, giáo viên ít quan tâm Là người quản lý phụ trách chuyên môn trường Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tất cả giáo viên của trường dạy các em viết đẹp? Học sinh của trường viết đúng, viết đẹp và có ý thức thường xuyên rèn luyện viết chữ; làm thế nào để phong trào: "Giữ vở sạch- viết chữ đẹp" của trường chuyển biến mạnh mẽ và đạt chất lượng cao trong các hội thi Xuất phát từ những lí do trên và từ thực tế chất lượng chữ ở Trường tiểu học, Tôi mạnh dạn chọn Đề Tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh tiểu học" Nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trong việc rèn chữ viết cho sinh học, nắm chắc phương pháp dạy học phân môn Tập viết từ đó giúp học sinh hình thành và phát triển tốt các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng phong trào "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" trong nhà trường và chuẩn bị tốt cho "Ngày hội viết chữ đẹp cấp tiểu học" do Bộ Giáo giáo dục phát động trong năm học 2012-2013. I.2. Điểm mới của đề tài: - Đề tài này tập trung vào nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thông qua dạy viết chữ đi liền với luyện viết chữ và chữa lỗi sai về viết chữ một cách triệt để. - Đề tài này đề cao vai trò làm mẫu của giáo viên, muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thông qua mẫu chữ và chữ mẫu của tất cả giáo viên khi viết bảng, ghi nhận xét khi chấm bài, chữa bài cho học sinh. - Đề tài này đã biết phối hợp các giải pháp, các lực lượng giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh ở trường tiểu học. - Đề tài này đề cao vai trò của người quản lý nhà trường trong công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, tư vấn kịp thời, thường xuyên mà lâu nay nhiều nhà trường ít qua tâm, chỉ giao cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện là chính. - Đề tài còn yêu cầu giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc. Giáo viên phải nắm chắc mẫu chữ, quy trình và kĩ thuật viết chữ, nắm chắc phương pháp dạy phân môn Tập viết, chính tả và phải xây dựng được chương trình, kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh tùy theo tình hình và chất lượng chữ viết của từng lớp để từ đó thường xuyên rèn cho các em có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh. II.PHẦN NỘI DUNG. Chữ viết là một trong những công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống; Để giúp cho học sinh tiểu học có chữ viết đúng mẫu, viết đẹp, đúng chính tả, thì phân môn Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp Một. Phân môn Tập viết giúp cho học sinh nắm được những yêu cầu và kĩ thuật về viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, Với ý nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng quan trọng của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng viết chữ. Các em viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì các em có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. Nếu các em viết xấu, sai chính tả, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Phân môn Tập viết giúp học sinh rèn năng lực và kĩ thuật viết đúng góp phần học tốt môn Tiếng Việt. Phân môn Tập viết còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Dạy viết chữ ở trường tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ, nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo của bộ chữ cái theo mẫu chữ quy định tại Quyết định số 31/2002/QĐ-BGDĐT. Về kiến thức: Dạy cho học sinh nắm được toạ độ chữ viết, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái… Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Về kĩ năng: Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữc ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí, cỡ chữ trên vở kẻ li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. II.1.Thực trạng chữ viết ở trường tiểu học khi chưa áp dụng đề tài. * Về giáo viên: +Mặt mạnh: Đa số giáo viên nhiệt tình, nắm được phương pháp và quy trình dạy các tiết: Tập viết, Chính tả và có ý thức rèn chữ viết cho học sinh. - Phong trào "giũ vở sạch - Viết chữ đẹp" đã được lãnh đạo nhà trường và giáo viên chú ý và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. +Mặt hạn chế: - Tuy giáo viên nắm được phương pháp và quy trình dạy các tiết Tập viết, chính tả song việc vận dụng các phương pháp vào tổ chức các hoạt động dạy học chưa phù hợp, nặng về giảng giải lý thuyết ít chú ý cho học sinh thực hành luyện viết, giáo viên ngại viết mẫu trên bảng lớp do chữ của mình chưa đẹp Tiết học nặng nề không gây được hứng thú cho học sinh dẫn đến các em ngại học phân môn Tập viết. - Chữ viết chưa đúng mẫu, nhiều giáo viết chữ chưa đẹp, chưa có kinh nghiệm và biện pháp tốt để rèn chữ viết cho học sinh. - Việc chấm, chữa bài cho học sinh chưa được thường xuyên, chữa lỗi cho các em không triệt để nên các em tiếp tục mắc lỗi cũ dẫn đến trở thành thói quen viết sai mẫu chữ và không đúng kĩ thuật và quy trình viết chữ - Do công nghệ thông tin phát triển hầu hết hồ sơ đều được vi tính hóa, nên việc rèn luyện và trau dồi viết chữ của giáo viên ít được chú ý. *Về học sinh: +Mặt mạnh: - Nhìn chung học sinh toàn trường cơ bản đã nắm được quy trình viết chữ, biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt. - Một số em đã viết đúng qui trình, đúng mẫu chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, biết cách nối nét giữa các con chữ và đảm bảo đúng cỡ chữ quy định. - Khi viết nhiều em đã thể hiện được cách trình bày một bài viết theo yêu cầu thể loại (văn xuôi hoặc thơ) .Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. - Đa số các em đã viết đạt tốc độ quy định theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng giai đoạn của từng khối lớp. +Mặt hạn chế: - Một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, qui trình nối nét giữa các con chữ thường bị gãy hoặc rời nét. Các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, viết không đúng cỡ chữ (độ cao, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá rộng hoặc quá hẹp); ghi dấu phụ, dấu thanh chưa đúng vị trí qui định. - Một số em còn viết hoa tuỳ tiện, danh từ riêng, đầu câu không viết hoa, - Một số học sinh chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai chính tả đặc biệt là các lỗi như: g/ gh; gi/ d; vần anh/ ân / ênh/ anh; ông/ ong; ?/ ~ …dÉn ®Õn viÕt sai phô ©m ®Çu vµ vÇn, ch÷ viÕt kh«ng râ rµng. - Một số em viết thừa nét, viết thiếu nét, đặt nhầm vị trí các dấu thanh - Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp. Các nét chữ chưa đều, sự kết hợp giữa các con chữ chưa thật hài hoà, mềm mại, thế chữ chưa ổn định. Trình bày bài viết chưa khoa học, chưa phân biệt được cách trình bày một bài thơ lục bát với một bài thơ tự do và thiếu sáng tạo trong trình bày văn bản. - Ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp của các em chưa được thường xuyên. - Một số em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đảm bảo nên ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết. * KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP ĐẦU NĂM. ( Thời điểm: 30/9/2012) TT Khối /lớp TSHS HS K. tật Số HS đánh giá Phân loại Xếp loại chung Ghi chú Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C SL % SL % SL % 1 1A 28 0 28 21 75.0 7 25.0 0 0 A Đạt 2 1B 27 0 27 18 66,7 8 29,6 1 3.7 B Chưa Đ 3 1C 28 1 27 21 77,8 6 22.2 0 0 A Đạt 4 1D 20 0 20 14 70.0 5 25.0 1 5.0 B Chưa Đ Khối 1 103 1 102 74 72.5 26 25.5 2 2.0 1 2A 28 0 28 22 78,6 6 21,4 0 0 A Đạt 2 2B 24 0 24 17 70,8 7 29,2 0 0 B Chưa Đ 3 2C 24 0 24 19 79,2 5 20,8 0 0 A Đạt 4 2D 18 0 18 14 77,8 4 22,2 0 0 A Đạt Khối 2 94 0 94 72 76,6 22 23,4 0 0 1 3A 32 0 32 26 81,8 8 18.8 0 0 A Đạt 2 3B 27 0 27 20 74,1 7 25.9 0 0 B Chưa Đ 3 3C 22 0 22 17 77,3 5 22.7 0 0 A Đạt 4 3D 19 0 19 15 78.9 4 21.1 0 0 A Đạt Khối 3 100 0 100 78 78.0 24 22.0 0 0 1 4A 29 0 29 23 79.3 6 20.7 0 0 A Đạt 2 4B 29 1 28 21 75.0 7 25.0 0 0 A Đạt 3 4C 28 1 27 20 74.1 7 25.9 0 0 B Chưa Đ 4 4D 27 0 27 21 77.8 6 22.2 0 0 A Đạt 5 4E 22 0 22 17 77.3 5 22.7 0 0 A Đạt 6 4G 23 0 23 18 78.3 5 21.7 0 0 A Đạt Khối 4 158 2 156 120 76.9 36 23.1 0 0 1 5A 34 1 33 27 81.8 6 18.2 0 0 A Đạt 2 5B 34 1 33 26 78.8 7 21.2 0 0 A Đạt 3 5C 31 0 31 25 80.6 6 19.3 0 0 A Đạt Khối 5 99 2 97 78 80.4 19 19.6 0 0 Toàn trường 554 5 549 442 76.9 127 23.1 2 0.36 Tổng số lớp đạt chuẩn VSCĐ: 16/21 lớp đạt tỉ lệ: 76,2 % (trường đạt chuẩn VSCĐ song tỉ lệ thấp xếp loại A chỉ đạt 76,9%.) Nguyên nhân: Trước hết là do nhận thức của giáo viên, học sinh và nhận thức của cha mẹ học sinh chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng và sự tác động của chữ viết đối với việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và sự ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng của các môn học khác đối với học sinh tiểu học. Vì thế, trong quá trình dạy học chưa tạo được hứng thú, chưa tìm ra được biện pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng chữ viết. Việc quan tâm đến phong trào thi đua giữ vở sạch - viết chữ đẹp của học sinh chưa được chú ý thường xuyên. Một số giáo viên và phụ huynh cho rằng: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển chữ viết đều được vi tính hóa thì không cần thiết phải rèn chữ viết nên ít quan tâm, động viên học sinh, con em rèn luyện chữ viết. Nhiều giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của phân môn Tập viết, Chính tả với việc luyện chữ cho học sinh, do vậy chưa hướng dẫn một cách chu đáo, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu. Chưa tuân thủ đúng quy trình chữ viết (từ điểm đặt bút để viết nét đầu tiên đến các thao tác lia bút, rê bút để viết đến khi kết thúc chữ ghi tiếng), chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc dạy nghĩa của từ với việc dạy chữ; hướng dẫn chưa kĩ cho học sinh cách trình bày bài viết theo từng loại văn bản Một số giáo viên do nóng vội trong việc hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều, muốn học sinh phải nắm hết các phần mở rộng nâng cao so với yêu cầu nên các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, dẫn đến học sinh không có thời gian để viết cẩn thận, chữ viết thường không được nắn nót, không đúng quy trình, mẫu chữ và khoảng cách viết giữa các con chữ, các chữ không đều. Một số giáo viên thiếu quan tâm đến tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở của học sinh khi viết nên các em ngồi viết chưa đúng tư thế, cách để vở, cách cầm bút, để tay khi viết chưa hợp lý dẫn đến việc học sinh viết chữ cẩu thả, tuỳ tiện. Khi chấm bài một số giáo viên còn bỏ sót việc bắt lỗi quy trình, lỗi kĩ thuật viết chữ, chưa quan tâm đến việc nhận xét, đánh giá một cách kĩ lưỡng bài viết của học sinh nên các em chưa phát hiện và biết được lỗi sai của mình để sửa chữa lần sau và đặc biệt việc chữa lỗi cho học sinh không triệt để mang tính chất qua loa. Chữ viết của một số giáo viên chưa đẹp, thiếu mẫu mực (nhất là giáo viên chuyên biệt) nên đã ảnh hưởng đến việc rèn chữ viết của học sinh. Học sinh thường mắc nhiều lỗi chính tả khi viết do các em phát âm không chuẩn, không phân biệt được các tiếng có phụ âm đầu, vần đọc lên nghe na ná giống nhau. Mặt khác một số em do trí nhớ chậm, quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng từ; không nắm chắc được nghĩa của từ, luật chính tả, luật viết chữ hoa và cách viết hoa nên dẫn đến viết sai. Cơ sở vật chất một số lớp chưa đảm bảo về bàn ghế, ánh sáng, Từ thực trạng chữ viết của học sinh đã nêu ở trên và để tham gia tốt "Ngày hội viết chữ đẹp cấp tiểu học" ) do Bộ Giáo giáo dục phát động. Tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm chỉ đạo việc rèn chữ viết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng phong trào " Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" trong toàn trường. II.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương chữ viết cho học sinh ở trường tiểu học và kết quả đạt được. II.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh: Đầu năm học nhà trường đã tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về vị trí, tầm quan trọng và vai trò của việc rèn chữ viết đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác. Thông qua họp phụ huynh để phổ biến kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học mới, đồng thời kết hợp tuyên truyền trong phụ huynh về việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh, xoá bỏ quan điểm không cần rèn chữ viết khi nền khoa học và công nghệ ngày càng phát triển. Yêu cầu phụ huynh mua sắm đủ các loại học cụ theo Nhà trường quy định cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ Hướng dẫn phụ huynh dựa vào mẫu chữ ở vở tập viết in sẵn (trường đã thống nhất loại vở Tập viết do nhà Giáo dục xuất bản cho học sinh sử dụng để học)để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót cho con em mình. Quán triệt trong giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết thông qua dạy phân môn Tập viết, Chính tả, Tập làm văn trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, để từ đó giáo viên có ý thức trách nhiệm và sự quan tâm đúng mực khi dạy học các giờ này. Làm cho mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đối với chất lượng các môn học khác, từ đó hàng ngày giáo viên thường xuyên có ý thức quan tâm rèn chữ viết cho các em và có ý thức rèn chữ của mình khi viết trên bảng lớp. Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, hoạt động Đội, Sao nhi đồng… tuyên truyền trong học sinh tác dụng của việc rèn chữ viết đẹp đối với các môn học khác và việc hình thành nhân cách của các em sau này. Phát động phong trào học tập gương rèn chữ viết của các bạn trong lớp, trong khối, trong trường (với người thực ( tên HS cụ thể), việc thực (bài viết của học sinh được phô tô nhân điển hình)để từ đó khơi dậy trong các em lòng say mê và ý thức luyện chữ viết. II.2.2. Giải pháp rèn chữ viết cho học sinh bằng sự mẫu mực về chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp. [...].. .Chữ viết của giáo viên là trực quan sinh động nhất đối với học sinh tiểu học Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học dễ bắt chước, nhất là học sinh lớp 1,2 Do đó người giáo viên tiểu học phải coi trọng việc viết chữ, trình bày trên bảng lớp là trực quan sinh động về chữ viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng đúng... sửa, nâng cấp cơ sở vật chất như bàn ghế vừa tầm học sinh, ánh sáng các lớp học, nhằm cùng giáo viên thực hiện tốt việc rèn viết chữ cho học sinh hiệu quả hơn II.2.4 Giải pháp bồi dưỡng kĩ năng sư phạm và biện pháp kĩ thuật rèn cách viết chữ cho giáo viên, học sinh 1 Đối với đội ngũ giáo viên: Muốn học sinh viết đúng, viết đẹp người giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, kiên trì, có phương pháp dạy học. .. rèn học sinh Muốn dạy cho học sinh có kĩ năng viết chữ đúng mẫu chữ, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực viết đúng mẫu chữ, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo Vì thế, trong năm học 2012-2013 này chúng tôi đã tổ chức các tiết thao giảng, mở các chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy và học phân môn Tập viết. .. sạchViết chữ đẹp" của trường mới đảm bảo được thực chất và có chất lượng cao Nhờ thực hiện rèn chữ viết học sinh qua phân môn chính tả và các môn học khác nên hiện nay trường chúng tôi đã duy trì và giữ vững phong trào"Giữ vở sạch -Viết chữ đẹp," ở mức cao Chất lượng chữ viết của học sinh toàn trường đạt kết quả cao qua hội thi viết chữ đẹp cấp cụm tháng 11/2012 và đặc biệt qua ngày hội " Viết chữ đẹp... nhân Viết chữ đẹp, nhân điển hình để thúc đẩy phong trào Chọn những học sinh có chữ viết đẹp, mỗi tuần có một bài viết để nhà trường nhân bản gửi về các lớp để các em có điều kiện tham khảo, học tập chữ viết của bạn 6.3 Rèn chữ viết học sinh qua phân môn chính tả và các môn học khác Qua thực tế dạy học cho thấy, nếu chỉ dạy rèn chữ viết qua các giờ học Tập viết thì mới chỉ dừng lại ở mức độ rèn học sinh. .. biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ học sinh viết đúng, viết đẹp Mục đích quan trọng của việc dạy viết chữ là học sinh viết đúng mẫu chữ quy định, có kĩ năng viết nhanh, viết đẹp và biết trình bày một bài viết sạch sẽ Do vậy, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên chúng tôi đã chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc các yêu cầu sau: - Nắm chắc mẫu chữ, mẫu chữ số theo mẫu chữ viết trong trường tiểu học. .. nghiệm trong viết chữ và trình bày bảng sao cho đạt hiệu quả cao nhất II.2.3 Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng rèn chữ viết thông qua phân môn Tập viết Chúng ta biết rằng quá trình dạy học được thực hiện qua nhiều môn học Trong đó việc dạy cho học sinh có kĩ năng viết đúng, viết đẹp được thực hiện chủ yếu qua môn Tiếng Việt mà trọng tâm là phân môn Tập viết Phải nói rằng phân môn Tập viết có vị... chức cho học sinh tự rèn luyện chữ viết của mình Ở giờ Tập viết các em được rèn về cách viết đúng mẫu chữ, quy trình viết chữ; thì ở giờ chính tả giúp học sinh được cũng cố về cách viết chữ đồng thời rèn luyện các em viết đúng, viết đẹp, viết nhanh theo tốc độ mà chuẩn kiến thức kĩ năng quy định cho từng khối, lớp, từng gia đoạn cụ thể Thông qua phân môn Tập làm văn và các môn học khác giúp cho học sinh. .. chữ viết đúng, đẹp và có mẫu chữ giống chữ của giáo viên Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh, trước hết phải nâng cao chất lượng chữ viết của toàn bộ giáo viên toàn trường (chú ý số giáo viên dạy chuyên biệt); coi đây cũng là yêu cầu quan trọng đối với tât cả giáo viên dạy tiểu học Muốn thực hiện tốt những yêu cầu trên, người giáo viên cần thường xuyên có ý thức rèn luyện chữ viết. .. cũng như khi luyên viết chữ - Có tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở khi viết đúng quy định II.2.5 Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạyhọc của thầy và trò nhất là việc rèn chữ viết cho học sinh Để giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả trong giảng dạy và học tập nói chung, việc bảo vệ sức khỏe và rèn chữ viết nói riêng; thì việc xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với . " ;Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh tiểu học& quot; Nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trong việc rèn chữ viết cho sinh học, nắm chắc phương pháp dạy học. rèn chữ viết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng phong trào " Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" trong toàn trường. II.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương chữ viết cho học. KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT CHỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I.PHẦN MỞ ĐẦU. I.1. Lý do chọn đề tài: Chữ viết đẹp của học sinh Tiểu học là vấn đề được

Ngày đăng: 14/07/2014, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan