LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành công tác xã hội với đề tài“Cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn: Tiếp cận công tác xã hội Nghiên cứu trườnghợp tại thành phố Hải
Những nghiên cứu chung về phụ nữ, hôn nhân và gia đìnhChủ đề nghiên cứu về phụ nữ nói chung luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là quá trình phát triển xã hội kéo theo sự thay đôi về quyền lợi, dia vị cũng như vai trò của phụ nữ trong gia đình Dién hình, cuốn sách “Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội: Cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ” của NXB
Khoa học xã hội [Kỷ yếu hội thảo, 1995], cuốn sách đã trình bày về xu hướng phát triển của phụ nữ Việt Nam từ gia đình truyền thống đến xã hội hiện đại Đặc biệt cuốn sách nhân mạnh đến địa vị của người phụ nữ trong xã hội hiện nay, đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Trong cuốn sách “The Superwoman Myth, Can contemporary Women Have it all now?” (Huyén thoại về nữ siêu nhân, Phu nữ đương đại có thể có tất cả bây giờ?) của tác giả Jennifer Loh, Raechel Johns, Rebecca English đã đề cập đến phụ nữ trong thế giới nghề nghiệp hiện đại ngày nay, và cung cấp cho người đọc những cách giải quyết của phụ nữ trước việc cân bằng công việc ở nhà và nơi làm việc cũng như quá trình quản lý gia đình và sự nghiệp Cuốn sách cũng định hướng cho người đọc điều chỉnh vai trò của phụ nữ trong công việc và cuộc sống gia đình, đặc biệt hướng dẫn họ tự tin phát triển sự nghiệp, nhất là trong vai trò lãnh đạo Cuốn sách đã đánh giá vai trò của phụ nữ theo hướng bình đẳng giới và trở thành những người phụ nữ hiện đại, thông minh và cân bang giữa công việc và gia đình.
Một tác phẩm được coi là “tiên phong” viết về nguồn gốc gia đình không thể bỏ qua tác pham “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước ” (1884) của Mac va Ph Angghen Theo quan điểm của Angghen, trong lich sử phát triển của xã hội, gia đình luôn có vi trí đặc biệt Từ trong gia đình, con người được sinh ra va trưởng thành, được nuôi dưỡng và giáo dục để hội nhập vào cuộc sống xã hội.
Trong tác phẩm, ông còn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phát triển của gia đình, trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, còn các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác Bên cạnh đó, Ph Ăngghen còn đưa ra quan điểm rằng mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, sẽ có một hình thức gia đình phù hợp với sự biến đổi của phương thức sản xuất vật chất, từ đó khẳng định rằng, sự phát triển của các hình thức gia đình từ thấp đến cao là một tất yếu của lịch sử, và con người sẽ tiễn đến hình thức hôn nhân cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Vấn đề Hôn nhân và Gia đình luôn được nhà nước ta quan tâm và đề cao vai trò, được thể hiện rõ trong Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2023, hay trong các văn bản Luật đã quy định cụ thể như Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo sự chuyên biến trong vấn đề hôn nhân - gia đình, nhà nước đã có những định hướng và phát triển phù hợp hơn, Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ gia đình Việt Nam như: Ngày 29/3/2017, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về “Đây mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình” đây sẽ là nền tảng hạn chế những vấn đề như bạo lực gia đình, ly hôn ,Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 04/02/2020 của Chính phủ về “Đây mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình” hayLuật Hôn nhân và
Trong cuốn sách của tác giả Lê Thi năm 2009 “Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm hôn nhân và gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay”, cuốn sách giúp người đọc có cái nhìn về nhận thức hôn nhân và gia đình trong thời đại mới Nhận thức này sẽ được khảo sát giữa 3 thế hệ: trẻ, trung niên và cao tuổi, những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa đã ảnh hưởng đến các thế hệ Việt Nam hiện nay Và cuốn sách xoay quanh một số nội dung chính như bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái họ sinh ra và phản đối việc sống thử, chung sống không kết hôn; hay việc lựa chọn bạn đời cũng như những tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng của 3 thế hệ; hay còn là những quan điểm về hạnh phúc hôn nhân chính là vợ chồng bình đăng, sống chung thủy, yêu thương lẫn nhau, con cái ngoan ngoãn, mối quan hệ tốt với gia đình hai bên; bên cạnh đó cuốn sách cũng đưa ra những giải pháp dé xây dựng hạnh phúc hôn nhân chủ yếu là sự tự phan đấu vươn lên xây dung gia đình hạnh phúc của các cá nhân.
Những biển đổi trong đời sống hôn nhân hiện nay được làm rõ trong tác phẩm “Kết hôn và trải nghiệm hôn nhân ở Việt Nam” của tác giả GS.TS Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên) Tác phẩm là bức tranh chung về đặc điểm hôn nhân tại Việt Nam, đặc biệt cũng chỉ ra những điểm khác nhau của hôn nhân qua các giai đoạn lịch sử, giữa các thế hệ hay cả sự khác nhau vùng miền Bên cạnh đó, tác phẩm phác họa những trải nghiệm đời sống hôn nhân từ chính những đối tượng nghiên cứu khách quan, cuộc hôn nhân nao cũng sẽ có những hoạt động chung của vo chồng, sự tương tác và thể hiện tinh cảm với nhau và không thé tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống hôn nhân, phần lớn các cuộc hôn nhân đều gặp khó khăn trong 5 năm dau sau kết hôn và khó khăn có thé về kinh tế, bất đồng quan điểm Một điểm sáng trong tác phẩm đó chính là khảo sát về chất lượng hôn nhân hiện nay ở Việt Nam, ở đây tác giả sẽ đánh giá tổng thé về hôn nhân cũng như các mặt trong đời sống hôn nhân, và dựa trên những kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm hạnh phúc hôn nhân của các gia đình Việt Nam Tóm lại, tác phẩm cho người đọc thấy những biến đổi mạnh mẽ của hôn nhân Việt Nam dưới tác động của hiện đại hóa và sự đôi mới trong chính sách của nhà nước.
3.2 Những nghiên cứu về van dé ly hôn và phụ nữ sau ly hôn Trong tác phẩm “The divorce revolution the unexpected social economic consequences for women and children in America” (các mang ly hôn va hậu qua
Kinh tế Xã hội không mong đợi đối với phụ nữ và trẻ em ở Mỹ) của Lenore J.Weitzman -1985 [30] có một số quan điểm rất ấn tượng như ly hôn không mang lại lợi ích kinh tế cho hầu hết phụ nữ và tác phẩm cũng đề cập đến một thực trạng đó là số lượng phụ nữ chủ động đệ đơn ly hôn đang tăng lên Và tác phẩm nhấn mạnh đến lợi ích kinh tế của phụ nữ sau ly hôn, có thé mang chiều hướng nhắc nhở sự ảnh hưởng của ly hôn đối với thu nhập của phụ nữ, mục đích của tác phẩm chính là khuyến khích những thay đôi trong luật lệ và tiền lệ sẽ tạo ra hậu quả trước mắt và lâu dài của việc ly hôn mà phụ nữ được hưởng lợi và đảm bảo về mặt tài chính.
Trong bài viết “Việc người ly hôn sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thân, thuốc hướng thân và các dịch vụ xã hội: hỗ trợ không chính thức có quan trọng không?” (The use of mental health care, psychotropic drugs and social services by divorced people: does informal support matter?) [Buffel, 2014, tr262-283] Bai viét nay chu yếu đề cập đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, thuốc hướng thần và việc sử dụng dịch vụ xã hội của những người đã ly hôn với những người đã kết hôn Theo đó, phụ nữ đã ly hôn thường xuyên liên hệ với bác sĩ đa khoa, bác sĩ tâm thần hoặc nha tâm ly học, bất kế sức khỏe tâm thần, nền tảng kinh tế xã hội và hỗ trợ không chính thức của họ Và bài viết đề cập đến rằng phụ nữ nhận được sự hỗ trợ từ những người ngoai gia đình thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ xã hội và liên hệ với bác sĩ đa khoa, trong khi sự hỗ trợ từ các thành viên gia đình chỉ liên quan tích cực đến việc tham van bác sĩ đa khoa Qua đó, phụ nữ chịu nhiều tác động của ly hôn, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm lý.Và sự phô biến về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần sau ly hôn ở Pháp.
Trong tác phẩm “Kết hôn và trải nghiệm hôn nhân ở Việt Nam” của tác giả GS.TS Nguyễn Hữu Minh cũng đã chỉ ra qua những số liệu nghiên cứu, rằng tỷ lệ ly hôn và ly thân đang có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2009 — 2016 và đặc biệt tỷ lệ ly hôn ở nữ giới luôn cao hơn nam giới, tỷ lệ ly hôn ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn Và tác phẩm cũng chỉ ra những nguyên nhân đã tác động đến sự bền vững của hôn nhân gia đình.
Trong cuốn sách “Van dé ly hôn trong xã hội hiện đại” của tac giả Vũ Mạnh Lợi và Tran Nguyệt Minh Thu đã chỉ ra tình hình ly thân, dự định ly hôn va ly hôn bang việc điều tra do Viện xã hội học thực hiện năm 2017 và những yếu tố tác động và hệ quả của ly hôn Trong tác phẩm này, còn đưa ra những chính sách, pháp luật và van dé ly hôn qua một số thời kỳ như Thời kỳ trước đôi mới, thời kỳ 15 năm đầu đổi mới, thời kỳ tăng cường phát triển và hội nhập 2000 - 2017, qua đó thấy rõ sự chuyền biến rõ rệt về vấn đề gia đình - hôn nhân trong xã hội hiện nay: “Ở xã hội hiện Việt Nam hiện đại, yêu t6 cá nhân và quyền con người được dé cao, xu hướng hạt nhân hóa gia đình đã tách các cặp vợ chồng và con cái họ ra khỏi những mỗi ràng buộc chặt chẽ của mỗi quan hệ họ hàng, thân tộc” khác với trong xã hội truyền thống “Gia tri của dòng họ kiểm soát mạnh mẽ đối với các thành viên Đôi khi việc ly hôn của mỗi cá nhân không do bản thân họ quyết định mà lại do gia đình, dòng họ” Đặc biệt, nghiên cứu còn đề xuất những kiến nghị với những ban ngành cụ thé nhằm hạn chế thực trạng ly hôn, đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em trước vấn đề hôn nhân và gia đình.
Nói về nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ly hôn không thê không nói đến công trình nghiên cứu “Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội” do tác giả Nguyễn
Thanh tâm chủ biên năm 2002 Trong nghiên cứu, tác giả đã phân tích và đánh giá những đặc điểm, nguyên nhân ly hôn của gia đình Ha Nội và chỉ ra rang nguyên nhân “bát đồng quan điểm vợ chong” là phô bién nhất Bên cạnh đó, tac giả cũng đánh giá những hậu qua ly hôn dé lại, trong đó phụ nữ và trẻ em là những đối tượng phan nhiều bị ảnh hưởng Tác giả đưa ra những tác động của van đề ly hôn đến sức khỏe tâm lý, thé chất của phụ nữ và trẻ em, đồng thời xác định những nhu cầu, nguyện vọng của nhiều phụ nữ đơn thân gặp khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.
Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu5.1 Đối trợng nghiên cứu Cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn 5.2 Khách thé nghiên cứu
Phụ nữ ly hôn Người thân của phụ nữ ly hôn.
Cán bộ, lãnh đạo phụ trách văn hóa xã hội tại các xã, phường
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn như thế nào? Phụ nữ sau ly hôn có những nhu cầu hỗ trợ như thế nào?
- Vai trò của những nguồn lực (Gia đình bố mẹ đẻ, nguồn lực từ cộng đồng, nguồn lực xã hội) trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn?
- Công tác xã hội sẽ có vai trò như thê nào đôi với vân đê ly hôn và cuộc sông phụ nữ sau ly hôn?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu - Sau cuộc hôn nhân tan vỡ, đa số phụ nữ sẽ trải qua những tôn thương nhất định về sức khỏe thé chat và tinh thần, nhiều người đã cảm thấy căng thắng và suy sụp, song khép kín sau ly hôn, nhưng trải qua một thời gian phụ nữ sau ly hôn sẽ thoải mái, hạnh phúc hơn Sau ly hôn, nhiều phụ nữ gặp khó khăn về điều kiện kinh tế và việc chăm sóc con cái khi gánh trách nhiệm của một người cha và một người mẹ để nuôi dưỡng con cái Trước những khó khăn đó, phụ nữ sau ly hôn mong muốn được hỗ trợ về tài chính, tinh than và việc chăm sóc con cái dé họ có thé cân băng, cải thiện cuộc sống.
- Gia đình, người thân là một trong những nguồn lực cơ bản hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn, ngoài ra chính cộng đồng, xã hội là những nguồn lực quan trọng hỗ trợ phụ nữ vượt qua những khó khăn, rào cản của vấn đề ly hôn.
- Dưới chiều cạnh CTXH, phụ nữ sau ly hôn gặp khó khăn là những đối tượng yếu thế cần CTXH quan tâm và hỗ trợ, nhân viên CTXH có vai trò tìm kiếm, kết nối nguồn lực để họ có thể tiếp cận và sử dụng những chương trình, chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm giúp họ vượt qua khó khăn sau ly hôn dé 6n định và phát triển cuộc sống.
7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Thông qua việc nghiên cứu những tài liệu, thông tin từ các công trình nghiên cứu trước, những tai liệu liên quan đến van đề ly hôn, tác động của ly hôn đến phụ nữ Đồng thời, phân tích và tổng hợp những sách, báo cáo, tap chí liên quan dé có những cái nhìn mới mẻ nhất về phụ nữ sau ly hôn. Đặc biệt, dé tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan ở nhiều góc độ: Tâm lý học, CTXH, xã hội học và nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật, chương trình trợ giúp trong nước và quốc tế về ly hôn dé bổ sung nhiều nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ sau ly hôn.
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sẽ xây dựng bảng hỏi đưới hệ thống những câu hỏi cụ thé, dé hiểu sắp xếp theo thứ tự logic từ thông tin cá nhân, nguyên nhân ly hôn, tác động của ly hôn đối với sức khỏe tinh than, thé chất, quan hệ xã hội, kinh tế, đến nhu cầu hỗ trợ và những nguồn lực hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn Đề tài sẽ thu thập được những số liệu khách quan về những nội dung đã triển khai xây dựng trong bảng hỏi, từ đó tông hợp và rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tải.
Bảng khảo sát có 28 câu hỏi, được thiết kế nhăm khảo sát cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn, điều tra nhu cầu hỗ trợ của họ và đánh giá hiệu quả của những nguồn lực hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn. Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 200 trường hợp phụ nữ đã ly hôn trên địa bàn thành phố hải Dương.
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu theo cụm phường/xã kết hợp với mẫu ngẫu nhiên trong cụm phường/ xã có số lượng phụ nữ ly hôn.
- Đề tài lựa chọn 4 phường chính làm điểm nghiên cứu cho Thành phố Hải Dương đó là phường Thanh Bình, phường Trần Hưng Đạo, xã An Thượng, xã Liên Hồng.
- Khảo sát ngẫu nhiên các phụ nữ đã từng ly hôn trên địa bàn 4 phường/xã.
- Đề tài lựa chọn 4 phường/xã làm điểm nghiên cứu vì những lý do sau:
+ Trong 04 phường/xã có 02 phường nội thành và 02 phường ngoại thành của thành phố Hải Dương, và dân cư đồng đều và ít dân cư tạm trú tạm vắng ở các tỉnh thành khác đến sinh sống.
+ Nghiên cứu chia đều mỗi xã/ phường 50 mẫu khảo sát, các xã/phường lập danh sách 50 phụ nữ đã ly hôn theo nội dung (50 mẫu chia đều 06 nghề nghiệp: làm nông nghiệp, nội trợ, công nhân và viên chức, kinh doanh, văn phòng, nghề nghiệp khác)
+ Việc khảo sát ngẫu nhiên sẽ có những kết quả khách quan như: đa dạng về tuổi, nghề nghiệp và số năm ly hôn của phụ nữ Có nhiều phụ nữ ly hôn dưới 03 năm hoặc từ 3-5 năm hoặc trên 9 năm, như vậy sẽ khảo sát được những tác động khác nhau của ly hôn đến cuộc sống của phụ nữ và sau khoảng thời gian ly hôn nhất định thì phụ nữ ly hôn sẽ có đánh giá khách quan hơn về những nguồn lực hỗ trợ và đê xuât những nguôn lực hiệu quả.
Cách xử lý thông tin:
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 23.0 dé xử lý các thông tin định lượng thu được Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng các phép kiểm định như kiểm định Chi-square dé kiểm định có mối liên hệ giữa hai biến định danh.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu sự thay đôi cua sức khỏe tinh thần, thể chất, kinh tế, quan hệ xã hội sau ly hôn Từ đó, khai thắc những cách thức, nguồn lực mà phụ nữ vượt qua những khó khăn sau ly hôn Đồng thời, sử dụng phương pháp phỏng van sâu có thé lắng nghe những mong muốn, nhu cầu hỗ trợ của phụ nữ sau ly hôn nhằm đề xuất những biện pháp hỗ trợ thực tế, hiệu quả nhất giúp họ ôn định cuộc sống.
Tổng số phỏng vấn sâu đã thực hiện: 14 phỏng vấn sâu với 03 nhóm khách thể: 10 Phụ nữ đã ly hôn, 02 người thân của phụ nữ đã ly hôn, 02 lãnh đạo địa phương Việc lựa chọn nhóm khách thé phỏng vấn như vậy, dé tài sẽ khai thác được nhiều thông tin liên quan đến vấn đề cuộc sống phụ nữ sau ly hôn trên nhiều khía cạnh khác nhau cụ thể: Đối với phụ nữ sau ly hôn, phương pháp phỏng vấn sâu sẽ tìm hiểu thực trạng về bức tranh cuộc sống của họ, đồng thời khai thác những khó khăn, tích cực của họ sau khi ly hôn Bên cạnh đó, sẽ tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu được hỗ trợ về kinh tế, tinh thần hay về việc chăm sóc con cái một cách cụ thé làm nền tang dé dé tai đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần hỗ trợ nhóm phụ nữ sau ly hôn cân bằng và cải thiện cuộc sống.
Việc phỏng vấn sâu gia đình, người thân của phụ nữ ly hôn sẽ có cái nhìn mới về cuộc sông phụ nữ sau khi ly hôn, từ đó dé tài có đánh giá khách quan về thực trạng cuộc sống của họ Bên cạnh đó, cũng sẽ lắng nghe những đánh giá của người thân với van dé ly hôn cũng như những thuận lợi, khó khăn của phụ nữ sau ly hôn và những hỗ trợ từ gia đình dé nhóm phụ nữ thoát ra những khó khăn về tinh thần, kinh tế hay việc chăm sóc con cái Qua đó, đề tài sẽ đánh giá được hiệu quả nguồn lực từ gia đình bố mẹ đẻ, người thân trong hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn và đưa ra những giải pháp phù hợp dé nguồn lực này được phát huy hết khả năng.
12 Đối với lãnh đạo địa phương, việc phỏng vấn sâu sẽ giúp đề tài tìm hiểu thực trạng hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn trên địa bàn và vai trò của địa phương, các tô chức đoàn thé trong việc hỗ trợ nhóm phụ nữ ly hôn cũng như về van đề hôn nhân va gia đình hiện nay Đồng thời, lắng nghe những giải pháp từ phía lãnh đạo địa phương trong vấn đề giảm thiểu tình trạng ly hôn, hỗ trợ phụ nữ ly hôn nhằm xây dựng những kiến nghị và phương pháp hỗ trợ phủ hợp và hiệu quả.
8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tải liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề ly hôn.
Chương 2: Thực trạng cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn Chương 3: Nhu cầu hỗ trợ và những nguồn lực hỗ trợ cho phụ nữ sau ly hôn
NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN CUA ĐÈ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm công cụ
THỰC TRẠNG CUỘC SÓNG CỦA PHỤ NỮ SAU LY HÔNCó nhiều ý kiến trái chiều về cuộc sống phụ nữ sau ly hôn, nhiều người cho rằng sau ly hôn phụ nữ là người tổn thất nhiều nhất, nhiều người cho rằng sau ly hôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ cải thiện và nâng cấp cuộc sống của họ.
Trong khảo sát của Viện xã hội học thực hiện năm 2017 đã đề cập đến van dé nay và được thé hiện như sau:
Bảng 2.1: Quan điểm người tra lời về nhận định “Phụ nữ là người ton thất nhiều hơn sau ly hôn” (%)
Nội dung Nam Nữ Tổng
Rất đồng ý 51,9 76,9 68,7 Đồng ý một phan 37,0 17,6 24,0
(Nguồn: Số liệu dé tai “Van dé ly hôn trong Xã hội Việt Nam hiện dai” của Viện xã hội học, 2017)
Qua số liệu tại bảng số 2.1 có thé thay phụ nữ là người tốn thất nhiều hơn sau ly hôn, có đến 68,7% đồng ý với nhận định này Sau ly hôn họ có thé gặp những ton thương về tinh than, thé chất, nhiều phụ nữ sau ly hôn họ phải gồng gánh kinh tế dé chăm sóc con cái, đảm nhận trách nhiệm vừa là cha vừa là mẹ nên nhiều người không có thời gian cho bản thân Do đó, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu về thực trạng cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn, dé thấy những thay đổi và tác động của ly hôn đối với họ.
2.1 Sức khỏe tỉnh thần và thể chất của phụ nữ sau ly hôn Trước khi tiễn đến hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng đã có khoảng thời gian tìm hiểu, vun dap tinh yéu dé tiến đến một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc Nhưng không phải cuộc hôn nhân nao cũng vẹn toàn, dé dang cả Trong mỗi cuộc hôn nhân, mỗi người vợ người chồng sẽ có những quan điểm, công việc và vai trò khác nhau trong cuộc sông và sẽ bi chi phối, tác động của các yếu tố, tạo thành những nguyên nhân, lý do dẫn đến kết quả ly hôn Nghiên cứu đã khảo sát 200 phiếu với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc ly hôn, trong đó có đến 48,7% ly hôn do
31 bất đồng quan điểm, 26,1% do chồng ngoại tình hoặc rượu chè, cờ bạc và 12,6% do mâu thuẫn với những thành viên trong gia đình
Trong suốt quá trình chung sống với nhau, người phụ nữ không ít phải chịu sự ton thương về tâm lý, chính từ những cuộc mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí là sự bạo lực về thé xác Dé sau đó, họ phải đưa ra quyết định ly hôn, liệu sau khi ly hôn, tat cả phụ nữ đều thoải mái, hạnh phúc với lựa chọn của mình và vui vẻ với cuộc sông mới không?
Bảng 2.2: Tâm trạng của phụ nữ sau một thời gian ly hôn (%)
Tam trang lượng (%) Buôn chán khi nhắc đến cuộc ly hôn 57 30
Có gắng tỏ ra rất ôn và vui vẻ trước mọi người dù không phải 49 258 như vậy
Vẫn muốn quay lại cuộc hôn nhân vừa mat 16 8,4
Cảm thấy rất ồn và vui vẻ 68 35,8 Tổng 190 100
Kết quả khảo sát qua bảng 2.2 đã chỉ ra tâm trạng của phụ nữ sau một thời gian ly hôn, trong đó có 25,8% tâm trạng “Có gắng tỏ ra rất ổn và vui vẻ trước mọi người dù không phải vậy” Đây cũng là một kết quả tất yếu vì trong khoảng thời gian đầu ly hôn, nhiều phụ nữ có nguy cơ trầm cảm hoặc gặp các vấn đề về tâm lý, do họ đã dành nhiều tình cảm, công sức và sự kỳ vọng cho cuộc hôn nhân, nhưng trong quá trình chung sống đã có nhiều xung đột, mâu thuẫn, khiến họ mắt niềm tin vào hạnh phúc gia đình Và trạng thái luôn tỏ ra ôn và vui vẻ trước mọi người, là vì họ đã và đang cô gắng cổ vũ, động viên bản thân mạnh mẽ, dé chứng tỏ mình đã
“chiên thang” trong cuộc hôn nhân nay “Luc vợ chồng trục trac, mình về nhà ngoại
32 ở Lúc đó cũng buôn lắm nhưng thất vọng nhiễu hơn Thất vọng vì mình đã chọn nhằm người, rồi suy nghĩ cho con minh và bố me mình giờ ra ngoài cũng xấu hồ với hàng xóm xung quanh.” (PVS PNSLH số 1, 29 tuổi, Giáo viên), “Khoáng thời gian dau khi ly hôn thì chị đã thay rất buôn, tâm lý cũng di xuống, vì không nghĩ sau bao nhiêu năm người mình yêu thương hiểu nhau lại có thể để chuyện này xảy ra Lúc đấy thì tâm lý của chị thực sự sốc, chị suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ của hai vợ chong” (PVS PNSLH số 2, 32 tuổi, Công nhân)
Trạng thái tâm lý luôn cố gắng tỏ ra ôn định nhưng bên trong nội tâm người phụ nữ lại là sự tôn thương sâu sắc bao trùm sự thất vọng vả buồn rầu, điều này thể hiện ở một khía cạnh khác đó là sự giấu kín thực trạng của người phụ nữ sau ly hôn, đơn giản vì họ không muôn nhận sự thương hại hay soi xét đên từ mọi người.
Biểu đồ số 2.1: Ty lệ phụ nữ đã từng cảm thay căng thang sau ly hôn Biểu đồ số 2.1 đã cho thấy có đến 81,7% phụ nữ đã từng cảm thấy căng thăng, mệt mỏi sau ly hôn Cho đù tỏ ra mạnh mẽ nhưng việc đồ vỡ trong hôn nhân cũng dé lại ton thương trong tâm lý của phụ nữ sau ly hôn “Thoi điểm đó tii thân lắm, một mình chăm con, một mình động viên bố me đẻ dé ông bà không suy nghĩ.
Ngày đó, sút mat 4-5 cân thịt, đêm nào mình cũng nghĩ đến chuyện hôn nhân với thương con nên khóc suốt, sáng mai lại phải tỉnh táo dé di làm, kiếm tiền lo cho con” (PVS PNSLH số 3, 24 tuổi, Dược si)
Bên cạnh đó, dựa bảng số liệu 2.1 cũng thấy, không ít phụ nữ sau ly hôn có trạng thái cảm xúc “Buôn chán khi nhắc đến cuộc hôn nhân” chiếm 30%, cho thay họ đã phải trải qua cuộc sống hôn không được hạnh phúc và trọn vẹn, điều này có thé bắt nguồn từ những nguyên nhân dẫn đến kết quả ly hôn, trong 200 phiết khảo sát có đến 48,7% ly hôn do bat đồng quan điểm, 26,1% do chồng ngoại tình, cờ bạc và rượu chè, 12,6% ly hôn do mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình Chính những mâu thuẫn, áp lực hôn nhân khiến người phụ nữ quyết định ly hôn, và họ không muốn nhắc đến sự đồ vỡ trong cuộc hôn nhân này Và người vụ nữ có tâm trạng thất vọng về cuộc hôn nhân, nên họ sẽ có cảm xúc buồn chán khi ai đó hoặc ngay chính họ nhắc đến cuộc hôn nhân này.
Ngoài trạng thái tinh thần buôn rau hay tuyệt vọng, nhiều phụ nữ việc ly hôn là “cú sốc” rất lớn đối với họ, khiến họ suy sụp cả về thé chat lẫn tinh than “Mar khoảng nửa năm, tôi cảm thấy suy sụp tỉnh thân, lúc nào cũng buồn, có đôi lúc còn nghĩ quan.” (PVS PNSLH số 4, 30 tuổi, Công nhân)
Những người phụ nữ dù họ có kiên cường, mạnh mẽ đến đâu, thì sau ly hôn họ cũng sẽ có những nỗi niềm riêng của bản thân Nhiều người cho rằng, xã hội phát triển, quyền hôn nhân của người phụ nữ đang ngày một tiến bộ, vì thế mà vấn đề ly hôn đã được xem là “chuyện bình thường” Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ, những phụ nữ đang sống trong hoàn cảnh “định kiến sau ly hôn”, họ rất ngại những ánh nhìn của những người xung quanh cùng những lời bàn tán về cuộc hôn nhân đồ vỡ của mình, vì thế mà không ít phụ nữ sau ly hôn cảm thấy mặc cảm và tự ti về bản thân “Minh không dám bé con ra ngoài xóm chơi vì cũng xấu hồ lắm, quan hệ với mọi người vẫn như bình thường, nhưng sau mình không có mặt ở đó người ta bàn tán nhiều về chuyện ly hôn của mình Vùng quê mà, các bà các cô hay ngôi nói chuyện, nhiều lan không có mình ở day nhưng cũng vô tình nghe được mọi người bàn tán chuyện của minh” (PVS PNSLH số 1, 29 tuổi, Giáo viên )
Bên cạnh đó, không ít phụ nữ được giải thoát hoàn toàn cả về thé xác lẫn tinh thần sau ly hôn Theo kết quả khảo sát được thê hiện trong bảng 2.2, có 35,8% phụ nữ sau ly hôn “cam thấy rất ồn và vui vẻ” Điều này, thé hiện sự mạnh mẽ, lạc quan và tích cực của không ít phụ nữ, họ đã trải qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, và
34 kết qua ly hôn chính là cuộc sống mới cho họ bắt đầu Trong bài viết “Yes, women are happier after divorce than men: Here's Why” vào năm 2017 có dé cập: “Một nghiên cứu của Dai học Kingston nhằm phân tích tác động tiêu cực của chan thương đối với nam giới và phụ nữ đã đưa ra một số phát hiện đáng ngạc nhiên về ly hôn và phụ nữ Phụ nữ hạnh phúc và hài lòng hơn với cuộc sống của họ sau khi ly hôn”
[33] Hay trong nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Lợi cũng chỉ ra rằng “Nữ giới có tâm trạng tích cực hơn nam giới sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ, họ dành nhiễu thời gian hon dé chăm sóc ban thân (82,5%) và nâng cao thé trạng sức khỏe (69,5%)”
NHU CÂU HO TRỢ VÀ NHỮNG NGUON LỰC HỖ TRỢ CHOTHONG TIN CÁ NHÂNXin chị vui lòng cho biết đôi điều về ban thân bằng cách khoanh tron vào chữ cái (a hoặc b hoặc c ) đầu mỗi câu trả lời phù hợp với chị:
Câu 1 Độ tuổi của anh/chị là? a Từ 18 - 25 tuổi b Từ 26 - 40 tuổi c Từ 41 - 60 tuổi d Từ 61 tuổi trở lên Câu 2 Trình độ học vấn của chị? a Tiểu học b Trung học cơ sở c Trung học phô thông d Khác (g1 0s 0) ng SH ng nh nh nh ky
Câu 3 Trình độ chuyên môn của chị? a Sơ cấp b Trung cấp chuyên nghiệp d Đại học e Sau đại học
Câu 4 Nghề nghiệp/công việc kiếm sống của chị hiện nay? a Làm nông nghiệp b Nội trợ c Buôn bán, kinh doanh d Công nhân, viên chức e Văn phòng f Khác (ghi rõ):
Câu 5: Anh chị đã chung sống được bao nhiêu năm trước khi ly hôn? a Dưới 3 năm b Từ 3 - 5 năm c Từ 5 - 7 năm d Từ 7 - I0 năm e Trên 10 năm
Câu 6 Chị có may người con? a Không có con b 1 con c 2 con d Khác (ghi rõ):
Nếu câu 6, chị chọn đáp án “a Không có con”, vui lòng bỏ qua câu số 7 và tiếp tục trả lời từ câu số 8.
Câu 7 Sau ly hôn chị được nuôi dưỡng may con? a Không nhận nuôi dưỡng b 1 con c 2 con d 3 con
Câu 8 Nguyên nhân khiến vợ chồng chị ly hôn? a Do bất đồng quan điểm b.Do chồng ngoại tình hoặc do rượu chè, cờ bạc, lô đề, ma túy c Do mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình d Do bị bạo lực gia đình
87 e Do thu nhập không ồn định f Do không có con
Câu 9 Sau khi ly hôn, chị có được phan chia tài sản không? a Không b Có
Nếu câu 9, chị chọn đáp án “a Không” vui lòng trả lời tiếp câu số 10.
Nếu câu 9, chị chọn đáp án “b Có”, vui lòng bỏ qua câu 10 và tiếp tục trả lời từ câu 11.
Cau 10 Khi không được phân chia tài sản chị gặp những khó khăn gi? a Không có nhà ở ôn định, phải về nhà bố me đẻ b Kinh tế khó khăn khi nuôi dưỡng con cái c Không có khó khăn d Khác (ghi rõ): c cà se.
Câu 11 Tài sản được phân chia giúp cho chị như thế nào? a Giảm gánh nặng kinh tế khi nuôi đưỡng con cái b Không đáng ké vì đã tự chủ kinh tế
Câu 12 Thu nhập sau ly hôn của chị là bao nhiêu? a Dưới 5 triệu b Từ 5 — 8 triệu c Từ 8 — 12 triệu d Trên 12 triệu
Câu 13 Mức chỉ tiêu 1 tháng trung bình của chị là bao nhiêu? a Dưới 3 triệu b Từ 3-5 triệu c Từ 5-7 triệu d Trên 7 triệu
Câu 14 Sau ly hôn, chị đã từng phải đi vay mượn tiền để trang trải cho cuộc sông chưa?
88 a Thường xuyên b Một số lần c Chưa từng
Câu 15 Tâm trạng của chị sau một thời gian ly hôn? a Buồn chán khi nhắc đến cuộc ly hôn b Cố gắng tỏ ra rất ôn và vui vẻ trước mọi người dù không phải như vậy c Vẫn muốn quay lại cuộc hôn nhân vừa mat d Cảm thấy rất ôn và vui vẻ Câu 16 Chị đánh giá như thế nào về mối quan hệ với gia đình bố mẹ đẻ sau ly hôn? a Tốt hơn b Vẫn như trước c Kém đi
Câu 17 Mối liên hệ của chị với đồng nghiệp/ hàng xóm sau ly hôn như thế nào? a Trở nên khép mình, ngại giao tiếp với bạn bè/ hàng xóm b Đồng nghiệp/ hàng xóm bàn tán, xa cách c Duy trì như trước khi ly hôn
Câu 18 Ảnh hưởng tiêu cực nhất thời điểm sau ly hôn của chị về van dé a Tài chính b Việc chăm sóc, giáo dục con cái c Mối quan hệ với bố mẹ đẻ d Mối quan hệ với đồng nghiệp e Mối quan hệ với hàng xóm, người thân f Khác (gh1 rõ): -ccQQĐn SH ng SH ng ng nh kh kh sa
Câu 19 Chị đã từng cảm thấy stress, mệt mỏi sau ly hôn không? a Đã từng b Chưa từng
Nếu câu 19 chị chọn đáp án “b Chưa từng”, vui lòng bỏ qua câu 20 và tiếp tục trả lời câu 21.
Câu 20 Chị đã làm gì để vượt qua những cảm giác tiêu cực sau ly hôn đó? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Di shopping b Chia sé với bạn bè c Chia sẻ với bố mẹ d Đi du lịch e Tự động viên bản thân dé vượt qua f Trị liệu tâm lý ứ Tham gia cỏc hội đồng cảnh, hội phụ nữ
Câu 21 Đánh giá chung về tinh thần của chị thời điểm sau ly hôn? a Chênh vênh và cô đơn b Dan vặt và mặc cảm về bản thân c Mất cân bằng vì khủng hoảng d Thoai mái, nhẹ nhõm
Câu 22: Nếu có những nguồn lực hỗ trợ, sau ly hôn chị mong muốn được hỗ trợ về vấn đề nào nhất? a Hỗ trợ về kinh tế b Hỗ trợ về tinh thần c Hồ trợ về chăm sóc con cái
90 lựa chọn mức độ can thiệt với từng nguôn lực?
Câu 23: Dưới đây là những nguồn lực hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn, chị hãy
ST Nội dung Nguồn lực can thiét
Có những chính sách vay vốn ưu đãi cho phụ nữ sau ly hôn dé phát triển kinh tế
Người thân, bạn bè hỗ trợ về kinh tế như vay mượn không lãi suất, vay mượn ngau nhiên
Hỗ trợ tìm việc làm cho phụ nữ sau ly hôn
Tham van tâm lý nhăm thoát khỏi khủng hoảng, suy sụp sau ly hôn
Tu vân tâm lý nham giải quyêt các môi quan hệ sau ly hôn
Kêt nôi với những nhóm phụ nữ đồng cảnh đê chia sẻ
Có những chương trình tập huấn, giao lưu về
Về việc phương pháp chăm sóc,
3 chăm sóc giáo dục trẻ. con Cal Co những nhóm trông nom trẻ chưa đủ tuôi vào trường Mâm non
Câu 24 Ở địa phương chị, có những mô hình nào mà phụ nữ sau ly hôn
Câu 25: Khi gặp khó khăn trong cuộc sống sau ly hôn, chị thường tìm đến ai dé hỗ trợ? (Đánh dau “X” vào 6 chị muốn chọn)
Các nguồn lực Hỗ trợ vê kinh
2 Hội phụ nữ trên địa bàn
Trung tâm/ phòng khám tư vấn tâm lý
Khu dân cu/ thôn/ xóm
Nhân viên xã hội tại địa phương
Câu 26 Theo chị, chính quyền địa phương có vai trò gì trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn để họ cân bằng cuộc sống? a Vận động các nguồn quỹ cho phụ nữ sau ly hôn vay vốn kiểu tín chấp b Tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, vai trò gia đình c Thành lập những câu lạc bộ chủ lực hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn
Câu 27: Chị đánh giá như thé nào về hiệu qua của các nguồn lực trên trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn?
Các nguồn lực Tương đôi hiệu
3 Trung tâm/ phòng khám tư vấn tâm lý
Khu dân cu/ thôn/ xóm
Nhân viên xã hội tại địa phương
Xin chân thành cảm ơn chị!
BANG HOI DUNG TRONG PHONG VAN SÂU
(Dành cho phụ nữ sau ly hôn) Chào chị,
Tôi là Học viên cao học ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hiện tại tôi đang nghiên cứu đề tài “Cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn: Tiếp cận công tác xã hội (Nghiên cứu trường hop tại thành pho Hai Duong)”.
Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của chị Được biết chị đã ly hôn, hôm nay tôi xin được phỏng vấn sâu chị về đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn, với mong muốn hiểu rõ hơn về thực trạng cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn, từ đó có thé đề xuất những phương pháp hỗ trợ cho cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn thuận lợi hơn.
THONG TIN VE NGƯỜI ĐƯỢC PHONG VANIl NOI DUNG PHONG VAN:
Câu 1 Hiện chi đang làm công việc gi a?
Câu 2 Mức thu nhập hiện tại của chị khoảng bao nhiêu ạ?
Câu 3 Chị và anh đã ly hôn được bao nhiêu năm rồi?
Câu 4 Hai người có bao nhiêu người con, hiện con đang ở cùng bố hay mẹ?
Câu 5 Chị có thé chia sẻ một chút tại sao anh chị lại quyết định ly hôn không?
Câu 6 Khoảng thời gian đầu sau ly hôn, chị cảm thấy như thế nào?
Câu 7 Mat bao nhiêu lâu đề chị thoát khỏi trạng thái tinh thần đó?
Câu 8 Chị thường làm gi dé cải thiện trạng thái tâm lý tiêu cực đó?
Câu 9 Chị có thể chia sẻ những khó khăn chị gặp phải trong giai đoạn sau ly hôn không?
Câu 10 Có khi nào chị đã phải đi vay mượn dé chi tiêu một khoản nào lớn chưa? Nếu có thì khoản đó là gì?
Câu 11 (Nếu có con) Trong quá trình nuôi dưỡng con cái, chị có gặp những khó khăn nào không?
Câu 12 Sau ly hôn, các mối quan hệ của chị có thay đổi như thé nào?
Câu 13 Anh hưởng tiêu cực nhất thời điểm sau ly hôn của chị là về van dé gi?
Câu 14 Ngoài những khó khăn, sau ly hôn chị có những tác động nảo tích cực không ạ?
Câu 15 Thời điểm chị sau ly hôn, chị có nhận được những hỗ trợ nào từ gia đình bố mẹ đẻ?
Câu 16 Ngoài ra, Chi có nhận được những hỗ trợ nào từ các nhóm, ban nganh tai dia phuong?
Câu 17: Chi có nhận được hỗ trợ nào từ các chính sách, chương trình xã hội chưa?
Câu 18 Nếu có những nguồn lực hỗ trợ về kinh tế cho phụ nữ sau ly hôn, chị mong muốn được hỗ trợ như thế nào?
Câu 19 Nếu có những nguồn lực hỗ trợ về kinh tế cho phụ nữ sau ly hôn, chị mong muốn được hỗ trợ như thé nao?
Câu 20 Nếu có những nguồn lực hỗ trợ về việc chăm sóc con cái cho phụ nữ sau ly hôn, chị mong muốn được hỗ trợ như thế nào?
Câu 21 Chi có tham gia câu lạc bộ hay nhóm xã hội nào tai dia bàn cư trú không?
Câu 22 Trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn, chị có đánh giá như thế nào về hiệu quả của các nguồn lực sau: Gia đình bố mẹ đẻ, Khu dân cư/ thôn/xóm, Hội phụ nữ trên địa bàn, nhóm phụ nữ đồng cảnh, nhân viên xã hội?
Câu 23 Nếu được hỗ trợ về tài chính trong việc nuôi dưỡng con cái, chị mong muốn được hỗ trợ về khoản nào nhiều nhất?
Câu 24 Chị có nhận được hỗ trợ nào từ các chính sách, chương trình xã hội chưa?
Câu 25 Chị có ý kiến đề xuất gì để giúp phụ nữ sau ly hôn 6n định, cân bang cuộc sống không?
BANG HOI DUNG TRONG PHONG VAN SÂU
(Dành cho lãnh đạo dia phương)
Chào ông/bà Tôi là Học viên cao học ngành Công tác xã hội, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn Hiện tại tôi đang nghiên cứu đề tài “Cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn: Tiếp cận công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố
Hải Duong)” Tôi rat mong nhận được sự giúp đỡ của ông/bà Trên địa ban phường nơi ông/bà lãnh dao đang có những trường hợp phụ nữ ly hôn, hôm nay tôi xin được phỏng vấn sâu ông/bà trong vai trò là lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn, với mong muốn đánh giá vai trò các cấp chính quyền cũng như những chương trình tại địa phương ông/bà đã hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn, từ đó có thé đề xuất những phương pháp hỗ trợ cho cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn thuận lợi hơn.
Câu 1 Ông/ bà có đánh giá như thế nào về tác động của ly hôn đối với phụ nữ? (Về tinh thần, kinh tế, chăm sóc con cái)
Câu 2 Theo ông/bà sau ly hôn phụ nữ có thể gặp những khó khăn nào nhiều nhất?
Câu 3 Theo ông/ bà những ai có thể hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn cân bằng lại cuộc sống?
Câu 4: Ông/bà có đánh giá như thế nào về vai trò chính quyền địa phương nói chung trong hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn?
Câu 5 Từ trước đến nay, ở địa phương của ông/bà có chương trình gì hỗ trợ cho phụ nữ sau ly hôn?
Câu 6 Ông/bà có đánh giá như thế nào về vai trò Hội phụ nữ trong hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn? (hiện nay, hội đã phát huy được hết vai trò chưa, cần thay đổi và khắc phục như thế nào?)
Câu 7 Trong hệ thống nhân sự tại địa phương có nhân viên xã hội không? ông/ ba có thể nói rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Nhân viên Xã hội?
Câu 8 Ông/bà có đánh giá như thé nào về vai trò của NVXH trong hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn?
Câu 9: Hiện tại Nhân viên xã hội tại địa phương ông/bà đã phát huy hết vai trò hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn chưa?
Câu 10 Với vai trò là lãnh đạo địa phương, Ông/bà có đề xuất gì trong việc hỗ trợ phụ nữ sau ly hôn?
Câu 11 Với vai trò lãnh đạo chính quyền địa phương Ông/bà có đề xuất gì dé giảm thiểu tỷ lệ ly hôn trên địa bàn cũng như phát huy được giá trị của gia đình?