Xin chân thành cảm ơn tồn thể cơng chức Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn đã tạo điều kiện về thời gian, tài liệu giúp tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác quả
Trang 1- -
PHAN THÙY LINH
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ
TUYÊN QUANG - YÊN SƠN
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2- -
PHAN THÙY LINH
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ
TUYÊN QUANG - YÊN SƠN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
GS, TS Phạm Vũ Luận, của tập thể Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./
TÁC GIẢ ĐỀ TÀI
Phan Thuỳ Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin cám ơn GS, TS Phạm Vũ Luận đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến trường Đại học Thương Mại cùng các giảng viên đã tạo điều kiện cho tôi
có cơ hội được tiếp xúc và học tập những kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn
Xin chân thành cảm ơn toàn thể công chức Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn đã tạo điều kiện về thời gian, tài liệu giúp tôi nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh cũng như
có những ý kiến đóng góp chân thành cho tôi trong quá trình thực hiện làm bài Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định trong đề tài Kính mong quý thầy, cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến để tôi có thể làm tốt hơn trong những nghiên cứu tiếp theo
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ ĐỀ TÀI
Phan Thuỳ Linh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vi
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN……… …………vii
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2
3 Đối tượng và phạm vi của đề án 2
4 Phương pháp thực hiện đề án 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 4
6 Kết cấu đề án 4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 5
1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của cơ quan thuế cấp huyện 5
1.1.1 Khái niệm, mục đích và yêu cầu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 5
1.1.2 Nội dung và công cụ của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 6
1.1.3 Các nhân tố đánh giá kết quả quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 10
1.2 Cơ sở pháp lý về sự cần thiết của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 12
1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của một số Chi cục Thuế và bài học đối với Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 13
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 13
1.3.2 Bài học thực tiễn đối với Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - YÊN SƠN 17
Trang 62.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thu thuế đối với các hộ kinh doanh của Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 17 2.2 Phân tích thực trạng quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 20
2.2.1 Thực trạng Công tác quản lý danh bạ hộ, cá nhân kinh doanh 21 2.2.2 Thực trạng công tác Quản lý đăng ký thuế và kê khai thuế 26 2.2.3 Thực trạng Khảo sát doanh thu, xây dựng mức thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh 28 2.2.4 Thực trạng việc Công khai doanh thu, mức thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế 31 2.2.5 Thực trạng công tác Lập bộ, tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh 32 2.2.6 Thực trạng công tác tổ chức thu nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước của hộ, cá nhân kinh doanh 35 2.2.7 Thực trạng công tác Kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm về thuế hộ, cá nhân kinh doanh 37
2.3 Đánh giá chung về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 41
2.3.1 Một số kết quả đạt được 41 2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế 44
PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - YÊN SƠN 48 3.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn giai đoạn 2023-2025 48 3.2 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 50
3.2.1 Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 50 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn 57
KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thành Phố Tuyên Quang 21
Bảng 2.2: Kết quả quản lý danh bạ hộ mới ra kinh doanh 22
Bảng 2.3: Tổng hợp số hộ nghỉ, bỏ kinh doanh và số tiền thuế miễn giảm 24
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả quản lý đăng ký thuế 26
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh thu 30
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả lập bộ, tính thuế qua các năm 34
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước đối với hộ kinh doanh 35
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả hộ nộp thuế trực tiếp qua Ngân hàng 37
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả kiểm tra hộ nghỉ, bỏ kinh doanh 38
Bảng 2.10: Tổng số tiền thuế nợ của hộ, cá nhân kinh doanh qua các năm 39
Trang 9TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
Đề án: “ Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành
phố Tuyên Quang - Yên Sơn” với mục tiêu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong tình hình cụ thể hiện nay
Qua nghiên cứu cho thấy công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, gian lận về thuế vẫn
là một thách thức không nhỏ, nợ đọng thuế vẫn còn diễn ra Thứ nhất, phải tăng cường công tác quản lý kê khai, đăng ký thuế, nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người nộp thuế, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, với mục đích quản lý được 100% các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thứ hai, cơ quan thuế cần phải
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí xắp xếp cán bộ hợp lý theo từng thời điểm Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ
và đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý nợ thuế đảm bảo các công tác này được thực hiện chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác Điều này mang ý nghĩa quan trọng và góp phần quyết định đến kết quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng về thuế giữa các hộ, cá nhân kinh doanh
Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, được thể hiện ở số thu luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, số tiền thuế nợ đọng của hộ, cá nhân kinh doanh
có xu hướng giảm dần, ý thức chấp hành pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh cũng được nâng lên
Trong những năm tới để khắc phục những hạn chế nêu trên và hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, Chi cục Thuế cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện các khâu của quy trình quản
lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng
Trang 10cao trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thuế; Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế của hộ, cá nhân kinh doanh
Trang 11MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Thuế là nguồn thu nhập quan trọng của nhà nước trong tình hình thu nhập cụ thể hiện nay Chính sách thuế là một trong những chính sách kinh tế - xã hội hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là công cụ điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đất nước, đảm bảo công bằng xã hội và hội nhập quốc tế Thành phố Tuyên Quang là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Tuyên Quang, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ, do đó nguồn thu từ thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Trong thời gian qua công tác quản lý thuế đối với
hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước Tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật thuế và trình độ hiểu biết về chính sách thuế của hộ, cá nhân kinh doanh vẫn còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn còn xảy ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như: kê khai doanh thu tính thuế với cơ quan thuế thấp hơn doanh thu thực tế phát sinh từ hoạt động kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế, không tự giác chấp hành nộp tiền thuế đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách nhà nước theo quy định, có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không
kê khai đăng ký thuế và không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế, lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với thực tế phát sinh để trốn thuế, xin ngừng nghỉ kinh doanh để được miễn, giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh
Từ những lý do trên vấn đề cấp thiết đặt ra cho cơ quan thuế là phải tìm ra được các nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, đảm bảo quản lý và khai thác tốt các nguồn thu phát sinh, thực hiện thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững và không ngừng tăng trưởng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, bảo vệ các quyền lợi của người nộp thuế Do tầm quan trọng của vấn đề nên luận văn được
thực hiện với đề tài là: Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành
Trang 12phố Tuyên Quang tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là với thực tiễn quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế ở các địa phương Thông qua đề tài này tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án
2.1 Mục tiêu của đề án
* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Phân tích, đánh giá tình hình các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang do Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn quản lý trong giai đoạn hiện nay
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh và những vấn đề còn tồn tại, hạn chế đối với công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn Đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ,
cá nhân kinh doanh tại địa bàn Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang và các khu vực lân cận trong đề tài nghiên cứu của đề tài
3 Đối tƣợng và phạm vi của đề án
3.1 Đối tƣợng
Đối tượng: Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Trang 133.2 Phạm vi của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Về không gian: Địa bàn Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
- Về thời gian: Sử dụng các số liệu thống kê trong phạm vi 3 năm 3 tháng kể
từ năm 2021 đến ngày 31/3/2024 và đề ra các giải pháp cho thời gian tới
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án
Trang 14pháp phù hợp, bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia,
dự báo để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu
Quang - Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang góp phần tích luỹ thêm cơ sở về các vấn đề
trọng tâm của vấn đề nghiên cứu trọng tâm và chuyên sâu về vấn đề được giao trong quản lý thuế hiện nay
* Ý nghĩa thực tiễn:
Đề án đánh giá, làm rõ thực trạng quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Từ đó
đề xuất một hệ thống các quan điểm, phương hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn giao nghiên cứu cụ thể
Trang 15PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của cơ quan thuế cấp thành phố
1.1.1 Khái niệm, mục đích và yêu cầu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm về thuế và quản lý thuế
*Khái niệm về thuế
Thuế được hiểu là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng
*Khái niệm về quản lý thuế
Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu Ngân sách nhà nước thực hiện Đó là những hoạt động thường xuyên của cơ quan thu hướng về đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định Với quan điểm như vậy quản lý thuế là quản lý thu thuế Nó bao gồm xây dựng kế hoạch thu thuế, Tổ chức các biện pháp thu thuế và tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ thu thuế
1.1.1.2 Mục đích quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Mục đích quản lý thuế đối với hộ kinh doanh là đảm bảo rằng hộ kinh doanh tuân thủ các quy định thuế và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước:
- Thu nhập cho ngân sách nhà nước: Một trong những mục đích chính của quản lý thuế là thu nhập thuế để tài trợ cho các hoạt động và dịch vụ công cộng, bao gồm giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, và các dịch vụ xã hội khác
- Bảo đảm tính công bằng và đồng nhất: Quản lý thuế đảm bảo rằng mọi người
và doanh nghiệp đóng góp theo khả năng của mình và tuân thủ các quy định thuế một cách công bằng và đồng nhất Điều này bao gồm việc áp dụng các quy định thuế đối với hộ kinh doanh một cách nhất quán và công bằng
- Điều chỉnh hành vi kinh doanh: Hệ thống thuế có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi kinh doanh bằng cách cung cấp các khoản khuyến khích và miễn giảm thuế cho các hoạt động nhất định, hoặc áp dụng các khoản thuế cao đối với các hoạt động không mong muốn hoặc không cần thiết
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Quản lý thuế có thể được sử dụng để thúc đẩy
Trang 16sự phát triển kinh tế bằng cách cung cấp các chính sách thuế hợp lý và khuyến khích đầu tư và phát triển trong các lĩnh vực chiến lược
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Quản lý thuế đảm bảo rằng tất cả các hoạt động kinh doanh đều tuân thủ pháp luật về thuế, và xử lý các trường hợp vi phạm thuế một cách công bằng và khách quan
- Tạo ra các cơ hội cho sự phát triển cá nhân và doanh nghiệp: Hệ thống thuế
có thể cung cấp các chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra các cơ hội phát triển và thành công
1.1.1.3 Yêu cầu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu NSNN Số thuế thu được từ khu vực cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN nhưng đây là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý Do hộ kinh doanh ý thức tự giác thấp, trình độ hiểu biết pháp luật của hộ chưa cao Vì vậy, cần nâng cao
ý thức, trách nhiệm của NNT, cụ thể:
- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh Qua công tác
tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế, tạo thói quen
"Sống và làm việc theo pháp luật" trong mọi tầng lớp dân cư
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và các văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành
- Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu: + Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh
+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định có cửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai)
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ , rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán)
1.1.2 Nội dung và công cụ của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
1.1.2.1 Nội dung quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
a, Quản lý danh bạ hộ, cá nhân kinh doanh
Quản lý danh bạ hộ, cá nhân kinh doanh là việc cập nhật bổ sung thêm vào Sổ quản lý danh bạ của cơ quan thuế đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh doanh: Đội nghiệp vụ quản lý thuế, bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học phối hợp với các ngành trên địa bàn quản lý (phòng Tài chính - Kế hoạch, bộ phận cấp đăng ký kinh doanh, Hội
Trang 17đồng tư vấn thuế) để hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh làm thủ tục kê khai đăng ký thuế Sau khi cấp mã số thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh, bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ, cá nhân kinh doanh để theo dõi quản lý thuế Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học chuyển danh sách
hộ, cá nhân kinh doanh mới đăng ký thuế cho Đội thuế liên xã, thị trấn để thực hiện phân loại quản lý thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế
- Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có
mã số thuế: Đội thuế liên xã, phường có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các hộ kinh doanh thực tế đang hoạt động (cả hộ có đăng ký kinh doanh chưa đăng ký thuế và
hộ không phải đăng ký kinh doanh) để hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đăng ký thuế
và hồ sơ kèm theo của hộ, cá nhân kinh doanh, lập Danh sách và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của hộ, cá nhân kinh doanh cho Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, đồng thời cập nhật
bổ sung Danh bạ quản lý hộ, cá nhân kinh doanh
b, Quản lý đăng ký thuế và kê khai thuế
Đội thuế liên xã, thị trấn tổ chức phát tờ khai thuế cho các hộ, cá nhân kinh doanh, hướng dẫn kê khai và đôn đốc hộ, cá nhân kinh doanh nộp tờ khai
- Trường hợp tại địa bàn có thực hiện ủy nhiệm thu thuế thì Đội thuế liên xã, phường phát tờ khai cho nhân viên uỷ nhiệm thu, để nhân viên uỷ nhiệm thu hướng dẫn và đôn đốc hộ kinh doanh nộp tờ khai thuế khoán Đội thuế liên xã, phường tiếp nhận tờ khai thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh (hoặc nhân viên uỷ nhiệm thu)
để vào sổ và phân loại hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu số liệu kê khai với số liệu tính thuế trên sổ bộ thuế, lập danh sách hộ, cá nhân kinh doanh thay đổi, bổ sung thông tin kê khai thuế để chuyển cho Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để nhập vào cơ sở
để lập kế hoạch khảo sát doanh thu thực tế của các ngành nghề kinh doanh trọng điểm trên địa bàn quản lý, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt trước ngày 15 tháng 02 hàng năm Kế hoạch khảo sát doanh thu thực tế được lập chi tiết cho từng
Trang 18quý, đối với từng nhóm ngành nghề kinh doanh, số lượng hộ, cá nhân kinh doanh trong mỗi nhóm ngành nghề trên địa bàn phải thực hiện khảo sát doanh thu
Thực hiện kế hoạch khảo sát doanh thu, tiến hành lựa chọn danh sách hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện khảo sát doanh thu: Căn cứ vào kế hoạch khảo sát doanh thu đã được phê duyệt, Đội Nghiệp vụ quản lý thuế chủ trì phối hợp với thuế Liên
xã, phường lựa chọn các hộ, cá nhân kinh doanh để thực hiện khảo sát doanh thu thực tế theo từng quý, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt Đội Nghiệp vụ quản
lý thuế chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát doanh thu thực tế của hộ, cá nhân kinh doanh Việc khảo sát có thể thực hiện trực tiếp thông qua việc ghi chép, quan sát các hoạt động kinh tế phát sinh của hộ, cá nhân kinh doanh, số lượng khách hàng,
số lượng hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra… trong một khoảng thời gian nhất định; hoặc có thể thực hiện gián tiếp thông qua việc trao đổi với chủ hộ, cá nhân kinh doanh, trao đổi với người làm công hoặc khách hàng…, hoặc thông qua việc tìm hiểu, đánh giá các chi phí cố định tối thiểu của hoạt động kinh doanh như các chi phí điện, nước, tiền lương, thuê nhà… Trên cơ sở đó ước lượng doanh thu thực tế của hộ, cá nhân kinh doanh Tổng hợp kết quả khảo sát trên cơ sở các biên bản khảo sát doanh thu thực tế và xác định tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu khảo sát thực tế và doanh thu xác định mức thuế khoán bình quân theo từng nhóm ngành nghề trên địa bàn
Kết quả khảo sát doanh thu được sử dụng làm căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu giúp cho việc xác định mức thuế khoán được sát đúng hơn Kết quả khảo sát doanh thu thực tế không phải là kết quả thanh tra, kiểm tra, không sử dụng để ấn định lại tiền thuế khoán ổn định trong năm của hộ, cá nhân kinh doanh được khảo sát doanh thu thực tế Trường hợp đặc biệt, kết quả khảo sát doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh có sự sai lệch lớn so với số liệu thực tế đang khoán thuế thì chi cục trưởng chi cục thuế xem xét, quyết định việc điều chỉnh mức thuế khoán phải nộp của hộ, cá nhân kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể và thông báo cho hộ, cá nhân kinh doanh biết
d, Quản lý công khai doanh thu, mức thuế dự kiến khoán của hộ, cá nhân kinh doanh và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế
Công khai doanh thu, mức thuế khoán để lấy ý kiến tham gia của mọi người
và họp hội đồng tư vấn thuế để lấy ý kiến tham gia về mức doanh thu và mức thuế
dự kiến khoán ổn định, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các hộ, cá nhân kinh doanh Nội dung này bao gồm các hoạt động sau:
Trang 19- Đội thuế liên xã, phường thực hiện niêm yết công khai dự kiến doanh thu và
số thuế phải nộp của các hộ, cá nhân kinh doanh để lấy ý kiến các hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian từ ngày 02 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hàng năm Tài liệu niêm yết công khai bao gồm: Mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp khoán đối với từng nhóm ngành nghề tại địa phương; danh sách hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; danh sách hộ kinh doanh và mức thuế dự kiến phải nộp; địa chỉ nhận thông tin phản hồi, góp ý về nội dung niêm yết công khai Địa điểm niêm yết công khai: Tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, việc niêm yết công khai có thể được thực hiện tại những nơi công cộng, thuận lợi cho hộ kinh doanh biết và góp ý Đội thuế liên xã, phường phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường để thông báo địa điểm niêm yết cho
hộ, cá nhân kinh doanh, bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận những thông tin, ý kiến phản hồi và giải đáp thắc mắc của hộ kinh doanh về nội dung đã niêm yết Các
ý kiến phản hồi, góp ý về doanh thu, số thuế dự kiến của hộ kinh doanh phải được ghi nhận và tổng hợp làm tài liệu xem xét điều chỉnh khi duyệt bộ
- Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế xã, phường: Đội thuế liên xã, phường
tổ chức họp tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường về doanh thu, số thuế dự kiến của từng hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn và các hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện nộp thuế khoán Nội dung các cuộc họp lấy ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã phường phải được lập thành biên bản trong đó ghi
rõ các ý kiến về điều chỉnh doanh thu và số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân kinh doanh để làm tài liệu duyệt bộ thuế
e, Quản lý lập bộ, tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Đội thuế liên xã, phường tổng hợp các biên bản họp với Hội đồng tư vấn thuế
xã phường, tổng hợp ý kiến hộ, cá nhân kinh doanh phản hồi khi niêm yết công khai
về doanh thu và tiền thuế phải nộp của các hộ, cá nhân kinh doanh, làm cơ sở điều chỉnh tiền thuế khi duyệt Sổ bộ cho phù hợp Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội Nghiệp vụ quản lý thuế và các Đội thuế liên xã, phường để duyệt
Sổ bộ thuế ổn định đối với các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Nội dung cuộc họp là để rà soát, xem xét điều chỉnh doanh thu và tiền thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh trên cơ sở ý kiến phản hồi của các hộ kinh doanh, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh và các yếu tố biến động ảnh hưởng đến thu nộp ngân sách, tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu khoán với doanh thu điều tra thực tế và cân đối giữa các địa bàn với nhau để đảm
Trang 20bảo sự khách quan, công bằng tương đối giữa các hộ, cá nhân kinh doanh Bộ phận
kê khai kế toán thuế và tin học thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ, cá nhân kinh doanh theo kết quả họp duyệt bộ, lập Sổ bộ thuế, in thông báo thuế trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký duyệt và chuyển cho Đội thuế liên
xã, thị trấn để giao thông báo thuế đến hộ, cá nhân kinh doanh
1.1.2.2 Công cụ của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Hệ thống quản lý thuế: Đây là các hệ thống phần mềm hoặc ứng dụng được thiết kế để giúp hộ kinh doanh quản lý và tự động hóa các quy trình liên quan đến việc tính toán, báo cáo và nộp thuế
Hướng dẫn và tư vấn thuế: Các cơ quan thuế cung cấp thông tin, hướng dẫn và
tư vấn cho hộ kinh doanh về các vấn đề liên quan đến thuế, bao gồm cả các quy định mới, quy trình nộp thuế và các chính sách thuế
Biểu mẫu và tờ khai thuế: Các biểu mẫu và tờ khai thuế được cung cấp bởi cơ quan thuế để hỗ trợ hộ kinh doanh trong việc báo cáo thuế và nộp thuế đúng hạn
Hệ thống thanh toán thuế điện tử: Các hệ thống thanh toán thuế điện tử cung cấp cho hộ kinh doanh các phương thức thanh toán thuế trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình nộp thuế
Kiểm tra và kiểm soát thuế: Các cơ quan thuế thường tiến hành kiểm tra và kiểm soát việc tuân thủ các quy định thuế của hộ kinh doanh để đảm bảo tính đúng đắn và công bằng trong việc nộp thuế
Chương trình miễn giảm thuế: Các chương trình miễn giảm thuế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ các lĩnh vực kinh doanh nhất định
Hệ thống hỗ trợ khách hàng: cơ quan thuế có các hệ thống hỗ trợ khách hàng, bao gồm cả dịch vụ trực tuyến, điện thoại và trực tiếp tại văn phòng để giải đáp các thắc mắc và cung cấp hỗ trợ cho hộ kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Trang 21Thứ nhất, phải tăng cường công tác quản lý kê khai, đăng ký thuế, nâng cao ý
thức tự giác chấp hành của người nộp thuế, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, với mục đích quản lý được 100% các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Để thực hiện được cần phải có sự tham gia chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và
sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn trong công tác tuyên truyền vận động các hộ, cá nhân kinh doanh chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng về chính sách pháp luật thuế trực tiếp đến các hộ, cá nhân kinh doanh để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh
Thứ hai, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng cơ sở vật
chất, trang thiết bị và bố trí xắp xếp cán bộ hợp lý theo từng thời điểm Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai công tác quản lý thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của người nộp thuế, trình độ công chức thuế, trang thiết bị mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp Bố trí xắp xếp công chức theo hướng chuyên môn hóa chuyên sâu, thực hiện luân phiên, luân chuyển công tác của công chức thuế phù hợp với thực tiễn, kiểm tra đánh giá trình độ năng lực của công chức, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác kiểm
tra, quản lý nợ thuế đảm bảo các công tác này được thực hiện chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác Điều này mang ý nghĩa quan trọng và góp phần quyết định đến kết quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng về thuế giữa các
hộ, cá nhân kinh doanh Công tác kiểm tra giám sát phải được duy trì và thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện các hành vi khai sai, khai thiếu để trốn thuế, kiểm tra chặt chẽ hộ nghỉ, bỏ kinh doanh, hộ mới phát sinh kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế nhằm răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh, Bên cạnh đó công tác kiểm tra nội bộ cũng phải được làm thường xuyên để ngăn chặn kịp thời các vi phạm của công chức thuế, xử
lý nghiêm công chức thuế vi phạm kỷ luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công chức thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế
có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của công việc” Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong công tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực
Trang 22Thứ tư, thực hiện công tác công khai minh bạch các thông tin về quản lý thuế
của người nộp thuế thông qua trang thông tin điện tử của ngành thuế và qua các các phương tiện khác, để người nộp thuế biết được các thông tin của tất cả các hộ, cá nhân kinh doanh để so sánh, đối chiếu tìm ra các bất hợp lý trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, để họ thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại các bất cập trong công tác quản lý của cơ quan thuế Qua công tác công khai minh bạch thông tin người nộp thuế làm cho công chức thuế phải thận trọng hơn trong công tác khoán thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh sao cho đảm bảo công bằng
1.1.3.2 Nhân tố khách quan
Ngoài các nhân tố chủ quan trên, công tác kiểm tra thuế cũng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan sau:
Thứ nhất: Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT là nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh Nếu trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT cao, sẽ có tác động tích cực đến công tác quản lý thuế Ngược lại, trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT thấp, sẽ khiến công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn
Thứ hai: Hệ thống chính sách pháp luật về thuế của nước ta hiện nay đang
ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như thường xuyên thay đổi, nhiều văn bản quy định không rõ ràng…gây khó khăn không nhỏ cho NNT (trong việc hiểu và thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế)
1.2 Cơ sở pháp lý về sự cần thiết của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
Trong thời gian qua công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước Tuy nhiên ý thức chấp hành pháp luật thuế và trình độ hiểu biết về chính sách thuế của hộ, cá nhân kinh doanh vẫn còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn còn xảy ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như: kê khai doanh thu tính thuế với cơ quan thuế thấp hơn doanh thu thực tế phát sinh từ hoạt động kinh doanh để trốn thuế, không tự giác chấp hành nộp tiền thuế đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách theo quy định, có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế và không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế, lập hóa đơn bán hàng không trung thực với thực tế phát sinh để trốn thuế, xin ngừng nghỉ kinh doanh để được miễn, giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh Nguyên nhân cơ bản dẫn đến
Trang 23tình trạng trên là công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh còn nhiều tồn tại và hạn chế, đến nay chưa khắc phục được tình trạng trên ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thu Ngân sách Nhà nước
Từ những lý do trên vấn đề cấp thiết đặt ra cho cơ quan thuế là phải tìm ra được các nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, đảm bảo khai thác tốt các nguồn thu phát sinh, thực hiện thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững và không ngừng tăng trưởng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, bảo vệ các quyền lợi của người nộp thuế
1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của một số Chi cục Thuế và bài học đối với Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
*Chi cục Thuế huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển khá tốt, không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và quy mô kinh doanh, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của thành phố Số thu từ nguồn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng là nguồn thu ổn định, bền vững Do
đó, hàng năm, thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đều đạt mục tiêu đề ra, với số thu năm sau cao hơn năm truớc từ 8-18%, đáp ứng một phần nhu cầu chi của ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục và đảm bảo an ninh, quốc phòng Đây là sự nỗ lực rất lớn từ phía các ngành chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, đối với
hộ, cá nhân kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ nói riêng
Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế và yêu cầu của công tác quản lý hiện nay Để đưa công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đi vào nề nếp Năm 2020 Chi cục Thuế đã xây dựng Đề án về “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh Mục tiêu của đề án là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí vào Ngân sách Nhà nước, đảm
Trang 24bảo công bằng và ổn định xã hội Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, do số lượng đối tượng kinh doanh lớn, trình độ nhận thức của hộ còn nhiều hạn chế Do đó, việc điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán phải thực hiện đúng quy trình và đúng các quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ kết quả đã rà soát, Chi cục Thuế phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thống nhất chỉ tiêu, số hộ thực tế kinh doanh và đăng ký kinh doanh; hướng dẫn hộ mới ra kinh doanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Tiếp tục điều chỉnh doanh thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh khi hết thời gian
ổn định mức thuế khoán Đồng thời, tổng hợp, phân tích và có giải pháp khắc phục những bất hợp lý trong quá trình điều chỉnh Thông qua thực tế việc điều chỉnh mức doanh thu tính thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh để nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý hộ, cá nhân kinh doanh; cơ cấu tổ chức của Đội thuế liên xã, phường
để tổng kết thành các chuyên đề riêng và tổ chức tổng kết đề án Thực hiện tốt đề án góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu thu ngân sách và quản lý hộ, cá nhân kinh doanh Qua đó, ngành thuế cũng đúc rút được kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp
và từng bước khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, đồng thời đảm bảo được mục tiêu công khai, minh bạch và công bằng trong nghĩa vụ đóng góp thuế của hộ, cá nhân kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn Đây cũng là cơ sở để tham mưu giúp tỉnh đề
ra cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất phát triển, chống thất thu ngân sách, phù hợp với điều kiện thực tế
* Chi cục Thuế huyện khu vực Chiêm Hóa - Hàm Yên
Lệ phí Môn bài là khoản thu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số thu ngân sách nhưng đối tượng quản lý rất rộng và mang tính kiểm kê số lượng doanh nghiệp, đơn vị, hợp tác xã và các hộ, cá nhân kinh doanh Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên số thu từ lệ phí môn bài hàng năm chiếm khoảng 1% trên tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng trên 4% so với tổng số thu thuế ngoài quốc doanh Số doanh nghiệp bình quân ba năm trở lại đây nộp lệ phí môn bài là
120 doanh nghiệp với số thuế nộp bình quân là 140 triệu đồng, số hộ cá thể nộp thuế bình quân hàng năm là trên 1.000 hộ, với số thuế bình quân nộp ngân sách là trên 270 triệu đồng, số thu bình quân trên số lập bộ hàng năm đạt trên 90% Số thu ngân sách về Lệ phí Môn bài hàng năm luôn hoàn thành vượt mức dự toán giao Đánh giá nguồn thu về Lệ phí Môn bài, ngay trong tháng 11 và tháng 12 năm hàng
Trang 25năm, Lãnh đạo Chi cục đã báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện về kết quả thu ngân sách, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và dự báo thu ngân sách Từ đó đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo về công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện Chi cục đã chỉ đạo các Đội thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong huyện tiến hành rà soát, thống kê các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn và thực hiện quy trình điều tra, xác định thu nhập của các hộ, cá nhân kinh doanh
Căn cứ kết quả duyệt với các Đội thuế và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Bộ phận Kê khai - Kế toán - Tin học tiến hành lập Sổ bộ thuế và in thông báo Lệ phí Môn bài giao cho các Đội thuế thông báo cho các hộ, cá nhân kinh doanh ngay trong tháng 12 năm, thời gian tổ chức thu Môn bài ngay từ ngày 01/01 Chi cục đã ký hợp đồng tuyên truyền với Đài truyền thanh huyện phát bài tuyên truyền về lệ phí Môn bài trên các bản tin Đồng thời, Chi cục đã phát động thi đua và giao chỉ tiêu thu
lệ phí Môn bài, thu thuế Quí I cho các Đội thuế trong Chi cục Từ sau ngày 01/01 Chi cục đã tăng cường cán bộ ở văn phòng xuống các Đội để đi thu lệ phí Môn bài, thời gian làm không kể ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật Các xã, thị trấn cử cán bộ thuế tăng cường phổi hợp cùng Đội thuế tập trung đôn đốc lệ phí Môn bài trên địa bàn Với sự phối hợp của các xã, thị trấn và sự nỗ lực của cán bộ Chi cục Thuế khu vực Chiêm Hóa - Hàm Yên nên công tác quản lý thuế môn bài đạt kết quả cao
1.3.2 Bài học thực tiễn đối với Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
Từ thực tiễn về công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn trong những năm qua Chi cục Thuế khu vực Thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn rút ra một số kinh nghiệm quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh sau:
- Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý hộ, cá nhân kinh doanh nói riêng phải luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc vận động, tuyên truyền, hỗ trợ công tác quản lý thuế
- Việc rà soát hộ, điều tra xác định doanh thu, thu nhập phải được thực hiện theo đúng quy định, sát với tình hình và quy mô kinh doanh của các hộ Và đặc biệt
là có sự khách quan, công khai, phù hợp về quy mô, ngành nghề kinh doanh của các
hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường cũng như của toàn huyện
- Chuẩn bị cho công tác thu thuế đầy đủ như: chuẩn bị về địa điểm, thời gian, thông báo thuế, phối hợp tuyên truyền qua Ban Tuyên giáo, Đài truyền thanh; cán
Trang 26bộ thu theo từng địa bàn, từng sắc thuế, từng khoản thu để phục vụ cho công tác quản lý, thu nộp NSNN kịp thời, đúng quy định
- Giao chỉ tiêu thu NSNN gắn với phát động thi đua thu NSNN theo từng thời điểm, từng khoản thu để động viên, khen thưởng kịp thời Tăng cường cán bộ xuống các Đội thuế đi đôn đốc thu nộp ở các xã, thị trấn, đặc biệt đối với các Đội thuế có số lượng hộ, cá nhân kinh doanh tập trung như các chợ, trung tâm cụm, xã
để phối hợp với Ban quản lý chợ, UBND các xã, thị trấn, cơ quan được ủy nhiệm thu để thu kịp thời các khoản thu nộp NSNN
- Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế phải phân công trực tiếp xuống địa bản để phụ trách các cụm quản lý thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh, kịp thời giải quyết và phối hợp với các xã, thị trấn giải quyết các vướng mắc phát sinh tránh ảnh hưởng đến quá trình triển khai thu nộp
- Xây dựng kế hoạch, nghị quyết để làm cơ sở cho các cán bộ, công chức thuế căn cứ đẻ chủ động tổ chức thực hiện
Trang 27PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG - YÊN SƠN
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thu thuế đối với các hộ kinh doanh của Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
Thành phố Tuyên Quang nằm bên dòng sông Lô, được che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp Độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, có dòng sông Lô, sông Gâm chảy qua Với khí hậu hiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô hạn, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình đa dáng thành phố Tuyên Quang đang quy hoạch khu du lịch sinh thái gắn với việc xây dựng làng văn hoá người Dao Thanh Y
ở Cổng Trời, xã Tràng Đà, Khu du lịch Núi Dùm (tại phường Nông Tiến và xã Tràng Đà) và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Tình Húc (phường Hưng Thành) Với những ưu đãi về vị trí địa lý, thành phố Tuyên Quang trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các huyện Thành phố có diện tích tư nhiên là 119,06 km2, dân
số 161.258 người trong đó có 97.527 nhân khẩu thường trú và 63.729 nhân khẩu tạm trú có 18 dân tộc,tỷ lệ người dân tộc chiếm 14,96 % Toàn thành phố có 28.483
hộ dân Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 1000 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tư nhân đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua
Hiện nay, thành phố Tuyên Quang có 10 phường và 5 xã: Bao gồm các phường: Minh Xuân, Tân Quang, Phan Thiết, Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Mỹ Lâm, Đội Cấn, An Tường và các xã: Tràng Đà, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Kim Phú Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010): Công nghiệp, xây dựng 9.787,6 tỷ đồng; các ngành dịch vụ 8.243,1 tỷ đồng; nông lâm nghiệp, thủy sản 521 tỷ đồng
* Về sản xuất công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp 6.802,0 5.808,5 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 117,1% kế hoạch
- Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tích cực, chủ động trong việc mở rộng đầu tư kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng
Trang 28của doanh nghiệp trên thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm Có nhiều sản phẩm đã tạo được uy tín trên thị trường như gỗ tinh chế, giấy, hàng dệt may, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
Vũ Công, Điện máy xanh… Có đường giao thông nối với các huyện và các tỉnh bạn nên hàng hóa sản xuất và lưu thông có nhiều thuận tiện
Tổ chức tốt các hoạt văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của thành phố (Đêm hội Thành Tuyên 2022; Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La ) Đã xây dựng các tua, tuyến
du lịch trong đó tập trung phát triển du lịch tâm linh và chú trọng hợp tác với các huyện trong tỉnh để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành mở rộng các hoạt động quảng bá, liên kết các tua du lịch với các tỉnh bạn Trong năm
2018, thành phố đã thu hút 620.000 435.000 lượt khách, đạt 142,5% kế hoạch, doanh thu xã hội hóa từ du lịch 527/457 tỷ đồng đạt 115,3% kế hoạch
Sản xuất nông, lâm nghiệp; xây dựng nông thôn mới
Sản lượng lương thực 16.880,4 tấn, đạt 102% kế hoạch Trong đó diện tích tập trung sản xuất rau an toàn 36,7 ha; trồng cây ăn quả 167 ha; trồng hoa, cây cảnh 25,7 ha; vùng sản xuất lúa chất lượng cao 195,7 ha; sản xuất lúa giống 50 ha; phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô trên 1.000 con
Diện tích trồng rừng 159,9 ha, đạt 103,2% kế hoạch Chăm sóc bảo vệ 3.916
ha rừng Tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng đạt 103,2% kế hoạch giao; khai thác gỗ rừng trồng được 116,98 ha, khối lượng gỗ 21.254,8 m3, đạt 99,3% Không để xảy ra cháy rừng và khai thác gỗ trái phép trên địa bàn
Tập trung quyết liệt để hoàn thành mục tiêu về đích Nông thôn mới Bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực, đã giúp các hộ trên địa bàn xóa nhà tạm, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh,thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường Đến nay, xã Thái Long
Trang 29và xã Đội Cấn đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới
* Thu, chi ngân sách
- Về thu ngân sách: Tổng thu NSNN năm trên địa bàn đạt 424,846 tỷ đồng bằng 104,4% dự toán UBND tỉnh, bằng 103,1% dự toán UBND thành phố và huyện
và tăng 13,3% so với cùng kỳ Có 6/9 khoản thu do cơ quan Thuế quản lý đạt trên 100% so với dự toán UBND tỉnh giao: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 325,5%; Thuế Thu nhập cá nhân đạt 111,2%; thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp đạt 211,5%; thu tiền sử dụng đất đạt 105,9%; thu tiền thuê mặt đất, mặt nước đạt 202,7%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 295,1% Còn 3 khoản thu chưa hoàn thành dự toán được giao(Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới chỉ đạt 82,9%, so với cùng kỳ tăng 9,7%; Lệ phí trước bạ đạt 99%, so với cùng
kỳ tăng 21,3% ; Phí lệ phí 98,1%, so với cùng kỳ tăng 1,8%)
- Về chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2022 ước đạt 102,8%, công tác chi ngân sách đáp ứng cơ bản nhiệm vụ chính trị của địa phương, cụ thể: Chi đầu tư phát triển ước thực hiện là 193.600,5 triệu đồng, đạt 110,6% kế hoạch; Chi thường xuyên ước thực hiện năm 2022 là 397.018,5 triệu đồng, đạt 98,6% kế hoạch giao;
Dự phòng ngân sách được chi cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh; Trích lập Quỹ phát triển đất tỉnh ước số tiền: 45.463,7 triệu đồng; chi uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay hộ nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn thành phố, với tổng số tiền 650 triệu đồng; Chi tạm ứng ngân sách 375 triệu đồng, tạm ứng cho Ban Quản lý dự án "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Tuyên Quang" để chi lương và các khoản đóng góp cho cán bộ
* Về quy hoạch, xây dựng, đô thị, tài nguyên môi trường, khoáng sản
- Công tác quy hoạch: Hoàn thành xây dựng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2025 Phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh 25 quy hoạch trên địa bàn thành phố Thẩm định, tham gia ý kiến về nhiệm vụ các khu quy hoạch hoàn trả vốn các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Hoàn thành rà soát các quy hoạch trên địa bàn, hiện đang hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch theo quy định
- Công tác đầu tư xây dựng: Hoàn thành thi công xây dựng công trình Đường giao thông trung tâm hành chính thành phố; Khởi công xây dựng 02 tuyến đường dọc Sông Lô Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các khu dân cư trên địa bàn để giao đất tái định cư và bán đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách cho đầu
Trang 30tư phát triển thành phố như: Khu dân cư An Phú; Khu dân cư Đông Sơn; khu dân cư
Lý Thái Tổ; khu ẩm thực thành phố tại phường Minh Xuân Khởi công xây dựng
03 trường học, 02 tuyến đường (đường dẫn cầu Tân Hà, đường từ đường Quốc Lộ 2 qua chợ Ruộc đến đường dẫn cầu An Hòa) Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai một số dự án trên địa bàn
- Công tác quản lý đô thị: Kiểm tra trên 2.000 trường hợp bày bán hàng hóa, họp chợ, để biển hiệu, biển quảng cáo sai quy định Tháo dỡ 56 biển quảng cáo, băng rôn sai quy định; xử phạt vi phạm hành chính 39 trường hợp, số tiền 20,55 triệu đồng, tạm giữ 66 biển các loại, 256 băng rôn quảng cáo, 96 cân, ô dù Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng 11 trường hợp, số tiền 155 triệu đồng Triển khai thực hiện Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 07/6/2022 của UBND thành phố về việc kiểm tra lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2022 trên địa bàn, kết quả: Kiểm tra 100 trường hợp; phát hiện, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính
22 trường hợp, trong đó (vi phạm cơi nới thành thùng 8 trường hợp, vi phạm vượt tải trọng 8 trường hợp, vi phạm khác 6 trường hợp) với số tiền 129,2 triệu đồng
* Thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động đẩy mạnh hợp tác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Quan tâm các hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là đối tượng đoàn thanh niên trên địa bàn thành phố Tạo điều kiện
để đoàn viên, thanh niên được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế Trong năm 2018 đã thực hiện cấp mới 02 giấy chứng nhận thành lập hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã lên 40 hợp tác xã (16 hợp tác xã nông nghiệp, 24 hợp tác xã phi nông nghiệp) Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 468 hộ, thu hồi giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của 38 hộ, tổng số hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố 6.546 hộ
* Năm 2022 mặc dù tình hình thành phố Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn; song với tinh thần đoàn kết thống nhất, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND huyện; sự nỗ lực cố gắng của cán bộ và nhân dân trong thành phố, tình hình kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng tiếp tục được duy trì ổn định và tăng trưởng, thể hiện trên một số chỉ tiêu tổng hợp sau đây:
2.2 Phân tích thực trạng quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn
Với hơn 3 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề, phân bố không tập trung giữa các xã, phường, giao thông đi lại còn hạn chế, kinh doanh nhỏ lẻ là chủ
Trang 31yếu, trình độ nhận thức của một bộ phận còn hạn chế, hoạch toán kế toán giản đơn Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý Mặc dù vậy, trong những năm qua, công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh đã được Chi cục Thuế thực hiện nghiêm theo đúng quy định của Pháp luật, qua đó số thu hàng năm từ hộ kinh doanh luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trên tổng số thu ngân sách toàn huyện, kết
quả thu và tỷ trọng thu của từng sắc thuế
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn
Tỷ trọng (%)
Số thu (triệu)
Tỷ trọng (%)
Số thu (triệu)
Tỷ trọng (%)
Số thu (triệu)
Tỷ trọng (%) Tổng số thu ngân
(Nguồn: Đội Kê khai - KKT - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế)
2.2.1 Thực trạng Công tác quản lý danh bạ hộ, cá nhân kinh doanh
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có đăng ký kinh doanh đã được Chi cục Thuế phối hợp với bộ phận cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Phòng Tài chính
Trang 32- Kế hoạch thành phố để yêu cầu hộ, cá nhân kinh doanh khi xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời thực hiện kê khai đăng ký thuế để được cấp Mã
số thuế Sau khi cấp mã số thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh, Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học cập nhật thông tin vào Sổ danh bạ quản lý thuế Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học chuyển danh sách hộ, cá nhân kinh doanh mới đăng ký thuế cho Đội thuế liên xã, thị trấn thực hiện phân loại quản lý thuế và dự kiến doanh thu làm căn cứ lập bộ, tính thuế
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế, Đội thuế liên xã, phường phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thực hiện đối chiếu, rà soát thực tế trên địa bàn để phát hiện hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động nhưng chưa quản lý thuế và yêu cầu thực hiện kê khai đăng ký thuế, kê khai doanh thu từ hoạt động kinh doanh để quản lý thuế, đồng thời lập Danh sách
hộ, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh chưa đăng ký thuế và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của hộ, cá nhân kinh doanh cho Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để bổ sung danh bạ quản lý hộ, cá nhân kinh doanh Kết quả quản lý danh bạ hộ mới ra kinh doanh thể hiện trong bảng cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Kết quả quản lý danh bạ hộ mới ra kinh doanh
Số
hộ
Tiền thuế (triệu)
Số
hộ
Tiền thuế (triệu)
Số
hộ
Tiền thuế (triệu) Tổng 884 371,5 980 471,6 792 415,7 222 118,3
(Nguồn: Đội Kê khai - KKT - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế)
Công tác quản lý thuế đối với hộ mới ra kinh doanh đã được Chi cục Thuế thường xuyên quan tâm chỉ đạo các Đội thuế chức năng của Chi cục phối hợp với
Trang 33bộ phận cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đội Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các xã, phường, Ban quản lý các chợ để nắm bắt kịp thời các hộ mới phát sinh kinh doanh, hướng dẫn các hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai đăng ký thuế Đội thuế liên xã, phường căn cứ số liệu kê khai của hộ, cá nhân kinh doanh, căn cứ quy mô kinh doanh của các hộ tương đương, cùng ngành nghề trên địa bàn thực hiện dự kiến doanh thu, mức thuế phải nộp và niêm yết công khai để lấy ý kiến tham gia của mọi người và tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để làm căn cứ đề nghị Chi cục Thuế xem xét khoán ổn định thuế và quản lý thuế theo quy định Tuy nhiên công tác quản lý thuế đối với hộ mới phát sinh kinh doanh có nhiều hộ chưa quản lý kịp thời, chưa quản lý được hết hộ, cá nhân kinh doanh thực
tế trên địa bàn
Qua kết quả phỏng vấn công chức thuế tại Chi cục Thuế có 16/23 công chức, đặc biệt là công chức quản lý trực tiếp hộ, cá nhân kinh doanh cho rằng: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ mới ra kinh doanh tại Chi cục Thuế có nhiều trường hợp chưa kịp thời, chưa triệt để vẫn còn tình trạng hộ có hoạt động kinh doanh nhiều tháng mới đưa vào quản lý thuế, có những hộ, cá nhân kinh doanh không quản lý thuế như đối với hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng vãng lai không có địa điểm kinh doanh cố định và các hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ hoạt động theo mùa vụ Sổ bộ thuế đã được duyệt trong năm để tính toán, xác định tiền thuế của hộ,
cá nhân kinh doanh được miễn, giảm trong thời gian ngừng, nghỉ kinh doanh, dự thảo Quyết định miễn, giảm thuế hoặc thông báo không được miễn, giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt, tổng số hộ xin nghỉ, bỏ kinh doanh qua các năm và số tiền thuế được duyệt miễn, giảm được nêu trong bảng cụ thể như sau:
Trang 34Bảng 2.3: Tổng hợp số hộ nghỉ, bỏ kinh doanh và số tiền thuế miễn giảm
lƣợt
hộ
tiền thuế (triệu)
lƣợt
hộ
tiền thuế (triệu)
lƣợt
hộ
tiền thuế (triệu) Tổng 1226 1728,6 963 1332,6 695 956,1 215 349,3
(Nguồn: Đội Kê khai - KKT - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế)
Số liệu ở bảng cho thấy số hộ xin nghỉ, bỏ kinh doanh có xu hướng giảm dần qua các năm, do công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh nghỉ, bỏ kinh doanh được Chi cục đặc biệt chú trọng, giải quyết cho các hộ nghỉ, bỏ kinh doanh theo quy định của Pháp luật, tạo điều kiện giảm bớt một phần khó khăn cho hộ, cá nhân kinh doanh trong trường hợp vì lý do bất khả kháng phải nghỉ kinh doanh
Tuy nhiên nếu công tác này không được làm tốt thì việc xét miễn, giảm thuế lại là một kẽ hở để hộ, cá nhân kinh doanh lợi dụng trốn thuế, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước
Qua kết quả phỏng vấn công chức làm công tác quản lý thuế hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế có 16/23 công chức cho biết thời gian qua các hộ nghỉ kinh doanh vì các lý do như: Nghỉ do ốm đau, sửa chữa cửa hàng bận công việc gia đình, nghỉ để chuyển hướng kinh doanh khác, nghỉ để di chuyển địa điểm khác, nghỉ do điều kiện kinh doanh khó khăn, nghỉ sau dịp tết nguyên đán không kinh doanh, đặc biệt do tình hình dịch bệnh COVID 19 kéo dài dẫn đến các hộ kinh doanh nghỉ tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước
Trang 35Công tác kiểm tra hộ nghỉ, bỏ kinh doanh đã được Đội kiểm tra phối hợp với Đội thuế liên xã, phường tiến hành kiểm tra, tuy nhiên việc kiểm tra chưa được triệt
để do địa bàn quản lý rộng, số lượng công chức còn thiếu, việc kiểm tra mới chỉ thực hiện được ở những địa bàn trọng điểm, chưa kiểm tra, giám sát được thường xuyên, đặc biệt là vào những tháng đầu năm do có số hộ, cá nhân kinh doanh nghỉ nhiều Qua kiểm tra, hàng năm Chi cục thuế đều phát hiện hộ lợi dụng xin nghỉ để kinh doanh trốn thuế và đã kiên quyết xử lý đối với hộ, cá nhân kinh doanh vi phạm nhằm mục đích răn đe để các hộ, cá nhân kinh doanh khác thấy sự nghiêm minh của pháp luật để không dám vi phạm, tạo sự bình đẳng, công bằng xã hội
Trên địa bàn tỉnh hiện có 3925 hộ kinh doanh được quản lý; trong đó, có 2553
hộ phải nộp thuế Số tiền nộp ngân sách của hộ gia đình và cá nhân kinh doanh năm
2023 là trên 6,3 tỷ đồng Việc công khai thông tin hộ kinh doanh hiện nay đang được cơ quan thuế thực hiện theo hình thức thủ công (niêm yết bản giấy tại UBND, khu chợ, chi cục thuế, niêm yết trên các trang thông tin của địa phương, ) và công khai trên website của ngành thuế Việc công khai thông tin hộ kinh doanh trên website của ngành thuế mới đang ở dạng danh sách, chưa được thể hiện trực quan, chưa hỗ trợ tra cứu và tìm kiếm một cách dễ dàng Để giải quyết những tồn tại này, Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn đã tích cực triển khai thực hiện chức năng BĐSHKD (Bản đồ số hộ kinh doanh) để hỗ trợ thêm một hình thức hiển thị các thông tin phải công khai của HKD theo quy định
Theo đó, Chi cục Thuế tập trung triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu thông tin đăng ký thuế của chủ HKD để đảm bảo đồng bộ dữ liệu thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (Đề án 06) Thực hiện việc tra cứu, rà soát và hiệu chỉnh thông tin trên chức năng BĐSHKD đúng với cơ sở dữ liệu trên ứng dụng Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) và thực tế Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi về địa điểm, ngành nghề, doanh thu, mức thuế và các thông tin khác theo đúng quy định về công tác quản lý thuế đối với HKD
Việc cập nhật thông tin hộ kinh doanh vẫn đang được Chi cục Thuế liên tục cập nhật theo thực tế quản lý Tính tới thời điểm hiện tại, Chi cục Thuế đã thực hiện cập nhật được 3760 hộ/ 3925 hộ kinh doanh được quản lý, đạt 96 Bên cạnh đó, việc xác định vị trí HKD vẫn còn khó khăn như có một số sự thay đổi về địa giới hành chính trên địa bàn nhưng trên hệ thống Google Map chưa cập nhật được địa chỉ cụ