Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tuyên Quang

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Căn cứ Luật Quản lý thuế; Luật thuế GTGT; Luật thuế TNCN các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế của ngành.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của cơ quan thuế cấp thành phố

- Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có mã số thuế: Đội thuế liên xã, phường có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lại các hộ kinh doanh thực tế đang hoạt động (cả hộ có đăng ký kinh doanh chưa đăng ký thuế và hộ không phải đăng ký kinh doanh) để hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo của hộ, cá nhân kinh doanh, lập Danh sách và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của hộ, cá nhân kinh doanh cho Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lý hộ, cá nhân kinh doanh. Công tác kiểm tra giám sát phải được duy trì và thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện các hành vi khai sai, khai thiếu để trốn thuế, kiểm tra chặt chẽ hộ nghỉ, bỏ kinh doanh, hộ mới phát sinh kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế nhằm răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh, Bên cạnh đó công tác kiểm tra nội bộ cũng phải được làm thường xuyên để ngăn chặn kịp thời các vi phạm của công chức thuế, xử lý nghiêm công chức thuế vi phạm kỷ luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công chức thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của công việc”.

Cơ sở pháp lý về sự cần thiết của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn

Thứ tư, thực hiện công tác công khai minh bạch các thông tin về quản lý thuế của người nộp thuế thông qua trang thông tin điện tử của ngành thuế và qua các các phương tiện khác, để người nộp thuế biết được các thông tin của tất cả các hộ, cá nhân kinh doanh để so sánh, đối chiếu tìm ra các bất hợp lý trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, để họ thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại các bất cập trong công tác quản lý của cơ quan thuế. Từ những lý do trên vấn đề cấp thiết đặt ra cho cơ quan thuế là phải tìm ra được các nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, đảm bảo khai thác tốt các nguồn thu phát sinh, thực hiện thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững và không ngừng tăng trưởng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, bảo vệ các quyền lợi của người nộp thuế.

Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh của một số Chi cục Thuế và bài học đối với Chi cục thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn

Qua đó, ngành thuế cũng đúc rút được kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp và từng bước khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, đồng thời đảm bảo được mục tiêu công khai, minh bạch và công bằng trong nghĩa vụ đóng góp thuế của hộ, cá nhân kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn. Tăng cường cán bộ xuống các Đội thuế đi đôn đốc thu nộp ở các xã, thị trấn, đặc biệt đối với các Đội thuế có số lượng hộ, cá nhân kinh doanh tập trung như các chợ, trung tâm cụm, xã để phối hợp với Ban quản lý chợ, UBND các xã, thị trấn, cơ quan được ủy nhiệm thu để thu kịp thời các khoản thu nộp NSNN.

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC

Phân tích thực trạng quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn

Hàng tháng Đội thuế liên xã, phường phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường, rà soát địa bàn để nắm tình hình hộ, cá nhân kinh doanh, trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có thay đổi về ngành nghề, địa bàn kinh doanh, Đội thuế liên xã, phường hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh lập tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế và lập danh sách hộ, cá nhân kinh doanh thay đổi ngành nghề, địa điểm kinh doanh gửi Bộ phận kê khai kế toán thuế và tin học để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và danh bạ quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng thường xuyên rà soát, đối chiếu hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế với Sổ thuế, phát hiện kịp thời hộ, cá nhân kinh doanh chưa kê khai thuế để quản lý thuế đối với hộ thực tế có hoạt động kinh doanh và lập hồ sơ đóng mã số thuế đối với hộ không hoạt động kinh doanh. Qua kết quả phỏng vấn có 18/20 công chức tại Chi cục Thuế cho biết nguyên nhân chưa đạt chỉ tiêu đề ra là do công chức khảo sát chưa bố trí thời gian phù hợp để thực hiện mà chủ yếu dồn vào những tháng cuối năm, do đó chưa phản ánh chính xác tình hình tăng trưởng kinh tế của các hộ, cá nhân kinh doanh để định hướng trong công tác quản lý thuế cho các kỳ tiếp theo, việc khảo sát doanh thu của các hộ, cá nhân kinh doanh đã được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp: mời hộ, cá nhân kinh doanh đến trụ sở cơ quan thuế để yêu cầu kê khai về tình hình hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh và bằng các biện pháp nghiệp vụ của công chức thuế để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua dữ liệu quản lý của cơ quan thuế và các hộ, cá nhân kinh doanh có cùng quy mô, cùng ngành nghề kinh doanh để hiệp thương về doanh thu bán hàng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh làm căn cứ khoán ổn định thuế, do đó việc khảo sát doanh thu chỉ mang tính chất tương đối, còn có nhiều sự bất cập so với thực tế kinh doanh vì còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của công chức thuế và sự trung thực của hộ, cá nhân kinh doanh.

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn   Thành Phố Tuyên Quang
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thành Phố Tuyên Quang

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI

Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Tuyên Quang - Yên Sơn

Để đẩy nhanh tiến độ tích hợp giữa đề án 06 của Chính phủ về định danh NNT với mã số thuế bằng cách: Chi cục Thuế rà soát, chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân bảo đảm cập nhật chính xác trước mắt 3 thông tin: Họ và tên, số căn cước công dân, số chứng minh nhân dân còn hiệu lực, hoặc số định danh đối với cá nhân chưa có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh của cá nhân vào dữ liệu MST; Ban hành các quyết định để thành lập Tổ chỉ đạo và Tổ triển khai rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân trên địa bàn thành phố, đồng thời, xây dựng Kế hoạch triển khai chi tiết và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu triển khai cụ thể đến từng Đội thuế; Đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý thuế như: Triển khai triệt để hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế kết nối từ máy tính tiền; triển khai các dịch vụ Thuế điện tử; triển khai dịch vụ thuế điện tử trên thiết bị di động và Cổng thông tin điện tử Quốc gia dành cho cá nhân; triển khai tích hợp toàn trên hệ thống với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…. Việc hướng dẫn kê khai thuế, lưu giữ hồ sơ khai thuế, xác định doanh thu tính thuế và mức thuế khoán phải nộp, lập Sổ bộ quản lý thuế và thông báo nộp thuế do cơ quan thuế thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và các quy trình quản lý của ngành thuế, Ủy ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm phối hợp cùng với cơ quan thuế trong công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, phát hiện kịp thời các hộ phát sinh kinh doanh, hộ nghỉ, bỏ kinh doanh, tham gia về doanh thu tính thuế và mức thuế khoán của hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn đảm bảo sự công bằng giữa các hộ, cá nhân kinh doanh.