1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Tác giả NGUYỄN MINH VŨ
Trường học Đại Học Quốc Gia, Trường Đại Học Y Dược
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Kiểm tra giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Nhưng tựu chung lại, tư tưởng ‘thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn’ được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng:Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA Trường Đại Học Y Dược

***

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH VŨ

Ngày sinh: 04/01/1996

Lớp: QH.2023.CH

MSHV: 23105038

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2024

Trang 2

KIỂM TRA GIỮA KỲ

Đề bài:

Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có

lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Anh (chị) đã vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong học tập và cuộc sống? Cho ví dụ minh họa

Bài làm:

I Đặt vấn đề

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến vấn đề lý luận Những

lý luận Người để lại không chỉ được vận dụng vào những phạm trù lớn lao, mà thậm chí đã đi sâu vào đời sống quần chúng, được gọi chung là Tư tưởng Hồ Chí Minh Một trong những tư tưởng nổi tiếng của Người chính là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr

496) Người đã khái quát vấn đề ‘cần phải thống nhất giữa lý luận và thực tế’

qua nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế”

(Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr 292) Nhưng tựu chung lại, tư tưởng ‘thống nhất giữa lý luận và thực tiễn’ được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng:

Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều Bài viết này sẽ làm rõ các luận điểm trên qua những góc độ sau:

II Các khái niệm

A Phạm trù thực tiễn:

1 Định nghĩa: theo triết học Mác-Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người

Trang 3

Cụ thể, thực tiễn được hiểu là hoạt động mà con người sử dụng phương tiện vật chất sẵn có, tác động vào đối tượng vật chất, qua đó cải tạo chúng theo nhu cầu của con người

2 Về vận hành, hoạt động thực tiễn chịu sự chi phối của các giai đoạn lịch sử

và các mối quan hệ xã hội Cụ thể, mỗi giai đoạn lịch sử lại mang trong mình một quá trình hình thành, phát triển, kết thúc, chuyển hóa khác nhau, điều đó khiến cho không có hoạt động thực tiễn đơn lẻ nào có thể tồn tại vĩnh viễn Bên cạnh đó, hoạt động thực tiễn phải thông qua từng cá thể hay nhóm người, nhưng các cá thể và nhóm người này không thể tách rời các quan hệ xã hội, vô hình chung quan hệ xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động thực tiễn Tóm lại,

cả quan hệ xã hội và giai đoạn lịch sử đều chi phối đến các yếu tố đối tượng, phương tiện, mục đích của hoạt động thực tiễn

3 Về bản chất: Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động thực nghiệm khoa học và hoạt động chính trị - xã hội

● Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại, phát triển của

xã hội Đây cũng là hoạt động cơ bản nhất, là hoạt động trung tâm, chủ yếu của con người, nó tác động sâu sắc, toàn diện đến 2 hoạt động còn lại

● Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động của các nhà khoa học tác động làm cải biến đối tượng nghiên cứu, đem lại những giá trị khoa học nhất định

● Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động trực tiếp tác động vào mối quan

hệ xã hội, cải biến xã hội theo hướng tiến bộ

Từ đó, có thể nhận thấy:

● Các hoạt động thực tiễn có mối liên kết chặt chẽ, là một thể thống nhất không thể tách rời Hoạt động sản xuất vật chất không thể tiến bộ nếu thiếu tác động của hoạt động thực nghiệm khoa học lên chính nó

Trang 4

● Hoạt động chính trị - xã hội định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội, chính là mục tiêu mà hoạt động sản xuất vật chất hướng tới Mặt khác, bản thân hoạt động chính trị - xã hội cũng tồn tại những quy luật vận hành ẩn trong nội tại của nó, điều mà hoạt động thực nghiệm khoa học muốn hướng tới

● Cũng như vậy, hoạt động thực nghiệm khoa học phục vụ mục đích của con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cá thể và cải tiến kinh tế

- xã hội, vì vậy nó cũng không thể rời xa mục đích kinh tế - chính trị - xã hội

B Phạm trù lí luận:

1 Định nghĩa: là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh bản chất, mối liên hệ, quy luật của các sự vật, hiện tượng

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr 497)

2 Về cấu tạo: Con người thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm (quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của sự vật, hiện tượng) để cho ra tri thức kinh nghiệm Từ đây lại phân ra tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học, là cơ sở để hình thành các lý luận cao cấp hơn

● Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học): thu được qua quá trình sinh hoạt và hoạt động hàng ngày, giúp giải quyết một số vấn đề đơn giản Tuy mang nặng tính kinh nghiệm ít được kiểm chứng, nhưng

nó là cơ sở căn bản để hình thành lý luận

● Tri thức kinh nghiệm khoa học: là dạng tri thức cao cấp hơn, thu được sau quá trình thực nghiệm khoa học, đòi hỏi nguồn kiến thức bao quát và chuyên sâu hơn Đây là công cụ để hoàn thiện lý luận

Từ các dạng tri thức đó, lý luận được hình thành Bản thân lý luận cũng có những cấp độ khác nhau, được chia ra thành lý luận ngành và lý luận triết học

Trang 5

● Lý luận ngành: Khái quát quy luật hình thành và phát triển của một ngành, là cơ sở để hình thành phương pháp luận và tri thức cho chuyên ngành cụ thể

● Lý luận triết học: Hệ thống quan niệm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người

3 Về chức năng: Chức năng của lý luận bao gồm:

● Phản ánh hiện thực khách quan qua những quy luật chung

● Từ đó, hình thành phương pháp luận để cải tạo hiện thực khách quan theo hướng con người mong muốn

III Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Ngay từ thời cổ đại, khái niệm lý luận và thực tiễn đã được đề cập tới Nhưng dường như, chúng là chỉ hai bản thể tách rời chưa tìm được mối liên quan Cho đến khi Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, các quan điểm mang tính khoa học về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn mới được hình thành Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không thể tách rời” Như vậy, ngay trong những quan điểm triết học Mác, vấn đề lý luận và thực tiễn đã được thống nhất thành một chỉnh thể Thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể thực tiễn

Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ giải thích về mặt lý luận, mà còn vạch ra con đường, phương tiện cải tạo thế giới bằng thực tiễn trên cơ sở lý luận Cụ thể như sau:

1 Thực tiễn là cơ sở của lý luận: Như đã trình bày, tri thức kinh nghiệm là nguồn gốc hình thành nên lý luận Quá trình khái quát lý luận từ tri thức, bản thân nó cũng là một hoạt động thực tiễn Hoạt động này bao gồm việc phân tích bản chất, mối quan hệ, yếu tố cấu thành nên lý luận Từ đây, những vấn đề mới trong việc nhận thức bản chất của vấn đề lại nảy sinh,

Trang 6

cần bổ sung, điều chỉnh… để trở nên chính xác hơn Như vậy, bản thân thực tiễn đã tồn tại ngay trong lý luận, là cơ sở của lý luận

2 Thực tiễn là động lực của lý luận: Bản chất của vấn đề nhận thức là luôn luôn khát khao tìm tòi bản chất vấn đề Càng hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề, càng giúp con người hoàn thiện mối quan hệ với tự nhiên - xã hội

Vì vậy, con người luôn có xu hướng bám sát thực tiễn để hoàn thiện lý luận, giúp lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú, sâu sắc hơn

3 Thực tiễn là mục đích của lý luận: Nhu cầu của con người là không giới hạn, đưa đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và

xã hội ngày càng khó khăn, đòi hỏi năng lực lý luận và hoạt động sản xuất không ngừng nâng cao Lý luận ban đầu chỉ cung cấp những tri thức khái quát, không đủ sâu sắc và chính xác để nâng cao năng lực hoạt động sản xuất Hoạt động sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu của con người đòi hỏi một cơ sở lý luận cao cấp hơn, vững chắc hơn Vì vậy, lý luận muốn tồn tại, phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn của con người

4 Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Mọi lý luận cho dù có hợp lý đến đâu, có phức tạp đến bao nhiêu, đều cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm thực tiễn Có như vậy, lý luận mới thực sự phù hợp với thực tế khách quan Đi cùng với sự phát triển của nhận thức tri thức, những lý luận chưa phù hợp sẽ được điều chỉnh, bổ sung; những lý luận đạt đến chân lý sẽ được lưu lại vào kho tàng tri thức nhân loại Tuy nhiên đôi lúc, thực tiễn lại chưa hẳn là tiêu chuẩn của lý luận Thực tiễn cần phải trải qua toàn bộ quá trình tồn tại, vận động, phát triển, chuyển hóa của nó, con người mới có thể khái quát toàn bộ hiện tượng thực tế ấy, từ đó đúc rút dần nên lý luận chân lý Nếu lý luận chỉ giải thích được một giai đoạn trong quá trình phát triển của thực tiễn, thì đến giai đoạn tiếp theo, nó sẽ không còn đúng Vì vậy, lý luận phản ánh được toàn vẹn thực tiễn thì mới đạt đến chân lý, hay nói cách khác, thực tiễn vẹn toàn là tiêu chuẩn của lý luận chân lý

Trang 7

5 Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận: Thuở ban đầu, hoạt động của con người chỉ xoay quanh đáp ứng những nhu cầu tồn tại căn bản, tri thức cần có cũng chỉ là kinh nghiệm thông thường, không thể chỉ đạo hướng phát triển của thực tiễn Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người nâng cao, bức thiết khiến cho hoạt động thực tiễn phải nâng cao hiệu quả Muốn đạt được điều đó, lý luận cũng phải bứt phá ra khỏi tri thức kinh nghiệm thông thường, nó cần đạt đến cảnh giới chân lý, sau khi được thực nghiệm khoa học vô số lần, giải thích được trọn vẹn thực tiễn Không những thế, lý luận cấp cao còn có thể dự báo những khả năng phát triển, nguy cơ tiềm ẩn, qua đó giúp con người hoạt động hiệu quả, khắc phục hạn chế Thêm vào đó, ý nghĩa to lớn của lý luận cấp cao còn nằm ở khả năng giác ngộ lý tưởng, mục tiêu to lớn, liên kết cá thể thành quần chúng, từ đó tạo ra nguồn sức mạnh khổng lồ Vì lẽ đó, lý luận đóng vai trò soi đường, nhờ khả năng xác định lực lượng, phương pháp thực hiện cũng như định hướng mục tiêu cho thực tiễn phát triển

6 Lý luận phải được áp dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung, phát triển trong thực tiễn: Như đã trình bày bên trên, thực tiễn tuy luôn vận động và biến đổi theo quy luật của riêng nó, nhưng đều trải qua các quá trình tồn tại, vận động, phát triển, chuyển hóa Vì vậy, lý luận chỉ giải thích được một giai đoạn của thực tiễn sẽ không thể chính xác và sẽ rời xa thực tế khi thực tiễn biến chuyển sang giai đoạn tiếp theo Cũng vì lẽ đó, lý luận mang nặng tính lịch sử trong quá trình hình thành của nó Để đạt tới lý luận chân lý, cần phải vận dụng lý luận một cách linh hoạt, bám sát diễn biến của thực tiễn, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thậm chí thay đổi lý luận ban đầu để phù hợp với thực tiễn, tránh hiện tượng lý luận lạc hậu so với thực tiễn

Trang 8

IV Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Để làm rõ về bản chất, sự tác động qua lại và ảnh hưởng của ‘nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn’ lên đời sống, lên lịch sử, chúng ta hãy

cùng phân tích các luận điểm sau:

1 Lý luận luôn luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn:

Lý luận là cái phản ánh, thực tiễn là cái được phản ánh Thực tiễn luôn vận động, phát triển và biến đổi, có lúc theo quy luật, có lúc không Vì vậy, nhận thức phải bám sát quá trình đó, không những phản ánh phù hợp thực tiễn đương đại, mà còn cần so sánh, phân tích, chọn lọc những thực tiễn mang tính khách quan, mang tính quy luật làm cơ sở hình thành lý luận Vì vậy, lý luận không phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn, không phù hợp thực tiễn thì sớm hay muộn, lý luận đó cũng sẽ bị bác bỏ Một ví dụ điển hình cho tính thống nhất và bám sát của lý luận và thực tiễn chính là quá trình hình thành và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Con đường

đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất

và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” - Phát biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đã chỉ rõ con đường phát triển của đất nước phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ, không đi theo khuôn mẫu của các quốc gia khác cùng khối Cộng sản, đó chính là lý luận bám sát với thực tiễn

2 Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luận phải phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể:

Lý luận không chỉ là sự tổng kết của thực tiễn đã xảy ra, mà còn là mục đích cho hoạt động thực tiễn tiếp theo Lý luận phản ánh thực tiễn dưới

Trang 9

dạng quy luật nên lý luận có khả năng trở thành phương pháp luận cho thực tiễn Ví dụ điển hình cho nhận định này chính là việc Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mình Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng và nhân dân

ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” Lý luận Mác -Lênin không chỉ được hình thành và khái quát từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng lao động, mà còn phù hợp với thực tiễn thời đại “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”

3 Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều:

Hai hiện tượng trên là những biểu hiện của vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

a Bệnh kinh nghiệm: là sự tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn trước đây và áp dụng một cách máy móc vào hiện tại khi điều kiện thay đổi Bệnh kinh nghiệm xuất phát từ việc duy trì áp dụng những tri thức kinh nghiệm thông thường, là dạng trình độ thấp của tri thức, vào những thực tiễn đã tiến hóa, đòi hỏi trình độ lý luận cao hơn Sở dĩ có hiện tượng này,

là vì những nguyên nhân sau:

● Trong giai đoạn sơ khai của thực tiễn, những tri thức kinh nghiệm thông thường là đủ để vận hành kinh tế, chính trị, xã hội lâm thời

Nó đã tạo nên những thành công không nhỏ, giá trị của nó là không thể chối bỏ

● Mặt khác, tồn tại một vài lĩnh vực có sự biến đổi chậm chạp, không

dễ dàng và nhanh chóng để nhận ra sự lỗi thời của lý luận cũ; bản

Trang 10

thân những lý luận cũ khi áp dụng vào thực tiễn mới vẫn chưa đưa đến nhiều khác biệt

● Hơn thế nữa, đặt vào bối cảnh đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ khoa học nghèo nàn Nền kinh tế truyền thống truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức dân gian, đã góp phần tạo nên văn hóa lao động, phong cách tư duy dựa nhiều vào kinh nghiệm và cảm tính Thêm vào đó, giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh, chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, điều đó đã triệt tiêu tính sáng tạo, tạo nên tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, tuyệt đối hóa kinh nghiệm của thế hệ trước, của cấp trên

Hiểu được bản chất và quá trình hình thành bệnh kinh nghiệm, ta hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thực hiện triệt để nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Luôn bám sát thực tiễn, tăng cường trau dồi nhận thức, nâng cao trình

độ lý luận, bổ sung vận dụng lý luận phù hợp thực tiễn

b Bệnh giáo điều, ngược lại với bệnh kinh nghiệm, lại tuyệt đối hóa lý luận, tuyệt đối hóa kiến thức trong sách vở, thiếu linh hoạt, áp dụng lý luận một cách máy móc, dập khuôn, dừng lại ở lý luận sẵn có, coi đó là chân lý, bỏ qua sự vận động, phát triển, biến đổi của thực tế Nguyên nhân gây ra hiện tượng này, nằm ở khả năng nhận thức lý luận còn giới hạn, chưa hiểu được bản chất của lý luận, tất cả mới chỉ dừng lại ở câu chữ, áp dụng

và trích dẫn câu chữ một cách khiên cưỡng và khập khễnh vào thực tế không phù hợp, dẫn đến lý luận suông, rơi vào tình trạng giáo điều Điều

đó khiến cho lý luận không thể phát huy vai trò định hướng cho thực tiễn, chưa thể trở thành phương pháp luận của thực tiễn, kéo theo sự mất lòng tin vào vai trò của lý luận Vì vậy, để khắc phục được bệnh giáo điều, cần phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Lý luận phải luôn khái quát từ thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào

Ngày đăng: 13/07/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w