1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook

48 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Acecook
Tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trúc Quỳnh, Đỗ Thanh Loan, Dương Tuấn Kiệt, Huỳnh Quốc Huy, Đào Ngọc Vượng
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Tình
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Đạo đức và Trách nhiệm xã hội trong Marketing
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,77 MB

Cấu trúc

  • I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 1.1 Khái niệm về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội (7)
    • 1.2 Quan điểm về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội đã thay đổi (7)
      • 1.2.1 Quan điểm cũ (7)
      • 1.2.2 Quan điểm mới về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội (7)
    • 1.3 Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh (8)
    • 1.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh (9)
    • 1.5 Các nghĩa vụ của trách nhiệm xã hội (9)
  • II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (9)
    • 2.1. Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm xã hội (10)
    • 2.2. Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh (11)
  • III. THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (11)
    • 3.1 Tổng quan về thực trạng (12)
      • 3.1.1 Tích cực (12)
      • 3.1.2 Tiêu cực (12)
    • 3.2. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp việt nam trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (15)
      • 3.2.1 Cơ hội (15)
      • 3.2.2 Thách thức (19)
  • IV. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ACECOOK (22)
    • 4.1. Một số thông tin về Acecook (22)
      • 4.1.1 Giới thiệu sơ lược (22)
      • 4.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh (22)
      • 4.1.3 Cook Happiness (23)
      • 4.1.4 Phương châm phát triển công ty (24)
    • 4.2. Đạo đức kinh doanh (24)
      • 4.2.1 Trung thực, minh bạch (24)
      • 4.2.2 Tuân thủ pháp luật (27)
      • 4.2.3 Đạo đức cá nhân (28)
      • 4.2.4 Tôn trọng con người (28)
        • 4.2.4.1 Đối với khách hàng (28)
        • 4.2.4.2 Đối với người lao động (32)
    • 4.3. Trách nhiệm xã hội (35)
      • 4.3.1 Trách nhiệm kinh tế (35)
      • 4.3.2 Trách nhiệm với môi trường (36)
      • 4.3.3 Trách nhiệm nhân văn (38)
  • V. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ (40)
    • 5.1. Về phía nội bộ doanh nghiệp (40)
    • 5.2. Về phía cơ quan chức năng (41)
    • 5.3. Về phía người tiêu dùng (41)
    • 5.4. Về phía cộng đồng (42)
    • 5.5. Về phía môi trường (42)

Nội dung

Doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng đạo đức và trách nhiệm với xãhội sẽ tạo dựng được uy tín, thu hút được sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và nhânviên, từ đó thúc đẩy sự phát t

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

Đạo đức kinh doanh thể hiện qua các nguyên tắc đạo đức cơ bản như trung thực, công bằng, tôn trọng và trách nhiệm Doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng quyền lợi của khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng, đồng thời chịu trách nhiệm cho những hành vi và quyết định của mình.

Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng, bao gồm bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, ĐDKD&TNXH đóng vai trò quan trọng như kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp Đây không chỉ là những nguyên tắc ứng xử tối thiểu mà còn là chiến lược phát triển dài hạn, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, thu hút đầu tư, và góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Quan điểm về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội đã thay đổi

Theo quan điểm truyền thống, trách nhiệm của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh bình thường Một phần lợi nhuận sau đó được chia lại cho các dự án xã hội và các bên liên quan Mục đích chính của những hoạt động này là củng cố hình ảnh công ty và thúc đẩy nhận diện thương hiệu.

Do đó, hành vi có đạo đức thường được xem như một chiến lược phụ trợ để gia tăng lợi nhuận và lợi ích cho doanh nghiệp.

Với cách tiếp cận này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thường được thực hiện một cách hình thức, tập trung vào các hoạt động mang lại lợi ích cho hình ảnh công ty hơn là tạo ra tác động tích cực thực sự cho cộng đồng và môi trường.

Tuy nhiên, quan điểm này đang dần thay đổi Ngày nay, người tiêu dùng và các bên liên quan ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn những công ty có cam kết thực sự với trách nhiệm xã hội và môi trường Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững, đề cao đạo đức kinh doanh và tạo ra tác động tích cực cho xã hội.

1.2.2 Quan điểm mới về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

Khác với quan điểm truyền thống coi trách nhiệm xã hội (TNXH) như một nghĩa

Thay vì chỉ đơn thuần trích tiền cho các hoạt động CSR, các công ty hiện đại có đạo đức sẽ chủ động hợp tác với các bên liên quan để thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của xã hội Việc này giúp doanh nghiệp tích hợp các hoạt động xã hội vào chiến lược kinh doanh cốt lõi, tạo ra giá trị chung cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể tăng cường danh tiếng và lòng tin của khách hàng, thu hút và giữ chân nhân tài, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời tạo ra tác động tích cực cho xã hội.

Có thể nói, cách tiếp cận truyền thống về CSR, tập trung vào việc trích tiền sau khi đã tạo ra lợi nhuận, đang dần trở nên lỗi thời Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới tư duy và áp dụng đạo đức kinh doanh mới để vừa mang lại lợi nhuận vừa tạo ra tác động tích cực cho xã hội.

Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh

thủ đoạn lừa đảo, xảo trá để đạt được mục tiêu lợi nhuân Giữ lời hứa, chữ tín trong kinh doanh, thống nhất trong nói và làm, trung thực trong việc tuân thủ luật pháp của nhà nước, không kinh doanh trái pháp luật như trốn thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng cấm, thực hiện những dịch vụ gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với đối tác (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, giảm giá ảo, thổi phồng quá mức quảng cáo, sử dụng trái phép những thương hiệu có tiếng tăm, vi phạm bản quyền.

- Đối với đồng nghiệp và nhân viên: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, hạnh phúc, tiềm năng phát triển, quyền tự do cá nhân và các quyền hợp pháp khác.

- Đối với khách hàng: Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

- Đối với đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh lành mạnh và công bằng với họ

Tuân thủ pháp luật: là yếu tố đóng vai trò then chốt để đảm bảo uy tín và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việc tuân thủ pháp luật giúp doanh nghiệp kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý, tránh để lại những rủi ro và hậu quả xấu Điều này tạo dựng, củng cố nên niềm tin và uy tín từ khách hàng, đối tác, và cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch Bên cạnh đó, tuân thủ pháp luật còn giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đạo đức cá nhân: là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một công ty Việc xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân, triển khai các chương trình đào tạo và thiết lập cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng giúp duy trì uy tín và niềm tin từ khách hàng và đối tác Điều này góp phần khẳng định vị thế của công ty trong ngành.

Vai trò của đạo đức kinh doanh

- Điều chỉnh hành vi kinh doanh: Đạo đức kinh doanh đóng vai trò như người dẫn đường cho doanh nghiệp, giúp họ tránh xa những hành vi không đúng đắn, vi phạm pháp luật và đi ngược lại chuẩn mực đạo đức.

- Nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp: Doanh nghiệp hoạt động với nền tảng đạo đức vững chắc sẽ xây dựng được niềm tin bền vững cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn.

- Tăng cường cam kết và tận tâm của nhân viên: Môi trường làm việc mà ở đó đạo đức kinh doanh được đề cao sẽ khơi dậy niềm đam mê, trách nhiệm và sự hăng say cống hiến hết mình của đội ngũ nhân viên Điều này góp phần nâng cao tinh thần làm việc, thúc đẩy sáng tạo và làm năng suất lao động.

- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Khách hàng luôn dành sự ưu tiên hơn cho những doanh nghiệp có danh tiếng tốt, có trách nhiệm với họ và xã hội.

- Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp: Một công ty có đạo đức kinh doanh sẽ có được lượng khách trung thành ổn định vì đã chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp tạo được một nguồn thu nhập ổn định Trong trường hợp thị trường có biến động hay gặp những biến cố bất ngờ thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm cao.

- Làm tăng danh tiếng, sự vững mạnh của quốc gia: Một nền kinh tế có đạo đức kinh doanh được vận hành đúng cách sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong cũng như những nhà đầu tư đến từ những quốc gia khác trên thế giới Góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung nước nhà phát triển.

Các nghĩa vụ của trách nhiệm xã hội

- Nghĩa vụ kinh tế: Đảm bảo lợi nhuận bền vững, đóng góp vào nền kinh tế chung bằng cách tạo việc làm và thực hiện tốt các nghĩa vụ như nộp thuế

- Nghĩa vụ pháp lý: Tuân thủ các quy định được nhà nước ban hành.

- Nghĩa vụ nhân văn: Bảo vệ quyền lợi và phát triển nghề nghiệp cho người lao động.

Tham gia và hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.

- Nghĩa vụ đạo đức: Thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc đạo đức Sử dụng tài nguyên bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm xã hội

Đạo đức kinh doanh đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Khi doanh nghiệp đề cao và thực hành đạo đức kinh doanh, họ sẽ tự nhiên hướng đến những hành động có lợi cho cộng đồng và xã hội, vượt ra ngoài phạm vi lợi nhuận đơn thuần. Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến trách nhiệm xã hội thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Thúc đẩy hành vi minh bạch và tuân thủ pháp luật: Doanh nghiệp có đạo đức sẽ tuân thủ luật pháp và quy định một cách nghiêm túc, đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch, công bằng Điều này góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế tối đa các hành vi gây hại cho cộng đồng và môi trường.

- Tăng cường sự tin tưởng của các bên liên quan: Khi doanh nghiệp hành động một cách đạo đức, họ sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên và cộng đồng Niềm tin này là nền tảng cho sự hợp tác lâu dài và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu: Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao sẽ được đánh giá cao về uy tín và hình ảnh thương hiệu Điều này giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư và đối tác tiềm năng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Góp phần phát triển cộng đồng: Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận và nguồn lực của mình để hỗ trợ các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng Đây là minh chứng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

Ví dụ: Acecook, công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam, tuân thủ đạo đức kinh doanh bằng cách đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng cao Họ sử dụng nguyên liệu sạch và quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt Điều này giúp họ thực hiện tốt trách nhiệm xã hội bằng cách bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và xây dựng niềm tin của khách hàng.

- Thúc đẩy phát triển bền vững: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội gắn liền với nhau, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Doanh nghiệp có đạo đức sẽ hướng đến lợi ích lâu dài, cân bằng lợi nhuận kinh doanh với trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Nhìn chung, đạo đức kinh doanh là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm Khi doanh nghiệp đề cao đạo đức kinh doanh, họ sẽ tự nhiên hướng đến những hành động có lợi cho cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và phát triển bền vững

Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh

Trách nhiệm xã hội (CSR) cũng có tác động qua lại đối với đạo đức kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp hành động một cách có đạo đức hơn.

- Nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh: Khi tham gia vào các hoạt động CSR, doanh nghiệp sẽ nâng cao nhận thức về tác động của hoạt động kinh doanh đến xã hội và môi trường Từ đó, họ sẽ chú trọng hơn đến việc đưa ra quyết định kinh doanh đạo đức, đảm bảo cân bằng lợi nhuận với trách nhiệm xã hội.

- Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp đạo đức: Các hoạt động CSR góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đạo đức Khi nhân viên tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, họ sẽ có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc hành động có trách nhiệm và đạo đức trong công việc.

- Tăng cường sự minh bạch và giải trình: Để thực hiện hiệu quả các hoạt động CSR, doanh nghiệp cần đảm bảo sự minh bạch và giải trình về hoạt động của mình Điều này giúp củng cố niềm tin của các bên liên quan và thúc đẩy doanh nghiệp hành động một cách đạo đức hơn.

- Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu: Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao sẽ được đánh giá cao về uy tín và hình ảnh thương hiệu Điều này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng, nhà đầu tư và đối tác tiềm năng.

- Tạo lợi thế cạnh tranh: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng Doanh nghiệp có đạo đức và trách nhiệm xã hội cao sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nhìn chung, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau Doanh nghiệp cần đề cao cả hai yếu tố này để xây dựng hình ảnh uy tín, phát triển bền vững và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Ví dụ: Acecook tham gia nhiều hoạt động xã hội như ủng hộ quỹ học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tổ chức các chương trình khuyến học Những hoạt động này giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh tốt, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm đối với xã hội.

THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Tổng quan về thực trạng

- Hiện nay, thực trạng đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững Nhiều doanh nghiệp đã tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng như:

+ Bảo vệ môi trường: Hạn chế sử dụng năng lượng, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rác thải, tái sử dụng và tái chế chúng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường,

+ Nâng cao đời sống người lao động: Đảm bảo mức lương hợp lý, cung cấp đầy đủ các chế độ phúc lợi cho người lao động, quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của họ,

+ Hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các chương trình từ thiện, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, chung tay góp sức vì cộng đồng.

Chương trình ‘Tương lai xanh’ của Unilever: Đã thu được 12.000 tấn rác thải nhựa, tạo việc làm cho 1.500 lao động ve chai.

Vinamilk tiếp tục ủng hộ 500 triệu đồng cho các bệnh nhi nghèo mổ tim

Có nhiều tổ chức hỗ trợ: Các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, thường xuyên tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao nhận thức để nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật với các quy định cụ thể về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, quyền lợi người lao động,

Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2023 về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Sự tiến bộ kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội to lớn cho sản xuất hàng hóa vật chất, đa dạng hóa các ngành hàng và dịch vụ Việc Việt Nam tham gia cácHiệp định thương mại tự do (WTO) mở ra cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường toàn cầu, đồng thời thúc đẩy họ không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển Người tiêu dùng là những người được hưởng lợi trực tiếp nhất từ việc Việt Nam gia nhập WTO với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và giá cả cạnh tranh.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững, chú trọng giữ gìn uy tín thương hiệu, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chỉ quan tâm lợi nhuận trước mắt, sản xuất "chộp giật", thậm chí làm giả nhãn mác, giảm chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi người tiêu dùng và thậm chí là gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Các trường hợp tiêu biểu có thể kể đến như:

+ Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, bao gồm sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại, đặc biệt nghiêm trọng khi xảy ra trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

+ Doanh nghiệp có các hành vi thiếu tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác có thể kể đến như: cung cấp thông tin sai lệch, quảng cáo gian dối, vi phạm hợp đồng, cạnh tranh không lành mạnh, hỗ trợ khách hàng kém và thiếu sự tôn trọng đối với đối tác.

Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Traphaco bị phạt 75 triệu đồng do quảng cáo sai sự thật về sản phẩm NutriZabet, khẳng định sản phẩm có tác dụng chữa bệnh trong khi thực tế chỉ là thực phẩm chức năng.

Hình 1 - Sữa hạt Nutrixabet vẫn được quảng cáo điều trị tiểu đường

+ Nhiều doanh nghiệp vi phạm về chính sách, chế độ đối với người lao động: không thực hiện đầy đủ các chính sách về bảo hiểm, lương thưởng của nhân viên được trả không đầy đủ và đúng hạn, cắt giảm chế độ phúc lợi, vi phạm quy định về ngày nghỉ phép và bỏ qua an toàn lao động…

Công ty TNHH FLC Golf and Resort (thuộc Tập đoàn FLC) đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, dẫn đến tình trạng nợ lương và BHXH cho người lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Hình 2 - Công ty TNHH FLC Golf and Resort

+ Doanh nghiệp có những hành vi trốn thuế, biển thủ lên đến hàng chục tỷ đồng, gian lận thương mại, không thực hiện các trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động và tham gia các hoạt động xã hội gây ra ảnh hưởng to lớn đến nhà nước và người tiêu dùng.

Asanzo sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn thuế hơn 42 tỷ đồng từ năm 2016 đến 2019 Bị truy thu thuế, phạt vi phạm và ảnh hưởng nặng nề đến uy tín Hai lãnh đạo chủ chốt bị khởi tố về tội "Trốn thuế" Vụ việc là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về việc tuân thủ pháp luật thuế.

Hình 3 - Chủ tích tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam bị khởi tố trốn thuế

+ Hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Ví dụ: Tháng 4 năm 2016, rò rỉ hóa chất độc hại từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam Vụ cá chết hàng loạt một cách đột ngột đã tạo nên thảm họa môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống, sức khỏe người dân và gây thiệt hại kinh tế to lớn Sau nhiều phản ứng, Formosa bồi thường thiệt hại, lãnh đạo công ty và các cơ quan chức năng liên quan bị truy cứu trách nhiệm Vụ Formosa là bài học đắt giá về quản lý môi trường và an toàn sản xuất công nghiệp, đồng thời là lời cảnh tỉnh cho các quốc gia về nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Hình 4 - Vụ Formosa tại Hà Tĩnh

Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp việt nam trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

3.2.1 Cơ hội Tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu.

- Việc thực hiện đạo đức kinh doanh và CSR giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực, tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác, và cộng đồng từ đó thu hút được sự quan tâm tới từ khách hàng cũng như các nhà đầu tư tiềm năng.

Ví dụ: Tập đoàn Unilever đã xây dựng chiến lược “Sustainable Living Plan” nhằm cải thiện hình ảnh và uy tín thương hiệu Ba trụ cột của chiến lược này là: giúp đỡ hơn 1 tỷ người cải thiện vấn đề sức khỏe và vệ sinh; giảm thiểu một nửa tác động tới môi trường; và thu gom tất cả nguyên liệu nông nghiệp thô từ những nguồn bền vững Kết quả là doanh thu từ các thương hiệu bền vững của họ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với các thương hiệu khác trong danh mục của mình.

Hình 5 - Unilever và những thương hiệu con

Thu hút và giữ chân nhân tài.

- Nhân viên ngày nay, đặc biệt là thế hệ GenZ càng ngày bị thu hút làm việc cho các doanh nghiệp có đạo đức và trách nhiệm xã hội tốt

- Môi trường làm việc lý tưởng là chìa khóa quan trọng thúc đẩy năng suất lao động và gắn kết nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty công nghệ Salesforce được biết đến với chính sách nhân sự lấy nhân viên làm trung tâm và các chương trình CSR Điều này giúp họ đạt được mức độ giữ chân nhân viên cao và thu hút được nhiều tài năng.

Hình 6 - Công ty công nghệ Salesforce

Tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- Xu hướng tiêu dùng hiện nay cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ đến từ những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này để điều chỉnh chiến lược kinh doanh và áp dụng CSR hiệu quả.

Ví dụ: Patagonia, một công ty sản xuất đồ outdoor, nổi tiếng với cam kết về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt và giúp họ duy trì sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

Hình 7 - Công ty sản xuất đồ outdoor Patagonia

Tăng cường quan hệ cộng đồng.

- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng là cầu nối giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các bên liên quan, đặc biệt là chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ.

Ví dụ: Vinamilk tại Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình CSR như “Quỹ sữa VươnCao Việt Nam” và “Triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” Những hoạt động này không chỉ tăng cường quan hệ với cộng đồng mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ trong mắt công chúng.

Hình 8 - Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam

Hình 9 - Hoạt động "Cùng góp điểm xanh cho Việt Nam khỏe manh" của Vinamilk

3.2.2 Thách thức Thiếu nhận thức và hiểu biết.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của CSR và đạo đức kinh doanh cũng như cách vận hành chúng hiệu quả.

Ví dụ: Công ty Vedan vào năm 2008, Công ty Vedan Việt Nam bị phát hiện xả thải trái phép ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Vụ việc này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về uy tín cho Vedan Điều này cho thấy thiếu nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Hình 10 - Công ty Vedan xả thải trái phép ra sông Thị Vải

Khó khăn để thực hiện.

- Áp dụng chiến lược CSR và duy trì đạo đức kinh doanh là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp, tuy nhiên, việc triển khai hiệu quả đòi hỏi nguồn lực và chi phí đáng kể, đặt ra thách thức cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Doanh nghiệp cần có chiến lược đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí đầu tư và lợi ích thu được từ việc thực hiện đạo đức kinh doanh và CSR.

Ví dụ: Công ty Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhấtViệt Nam, Vĩnh Hoàn đã đầu tư mạnh vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững và an toàn thực phẩm Tuy nhiên, để đạt được các chứng nhận này, họ đã phải chi một khoản chi phí đáng kể cho việc cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất Điều này tạo ra áp lực tài chính lớn đối với công ty trong giai đoạn đầu triển khai các chiến lượcCSR

Hình 11 - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn Áp lực cạnh tranh.

- Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các doanh nghiệp có thể ngó lơ, bỏ qua các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm xã hội để đạt được lợi nhuận ngắn hạn.

Ví dụ: Công ty Vinamilk là một trong những công ty sữa lớn nhất Việt Nam, Vinamilk phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cả trong và ngoài nước Để duy trì vị trí dẫn đầu, Vinamilk đã đầu tư vào các chương trình CSR như bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Tuy nhiên, việc này cũng đòi hỏi công ty phải cân bằng giữa chi phí đầu tư cho CSR và lợi nhuận ngắn hạn để không bị tụt lại trong cuộc đua với các đối thủ khác

Hình 12 - Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ACECOOK

Một số thông tin về Acecook

Thành lập năm 1993, Acecook Việt Nam đã khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam sau hơn 29 năm hình thành và phát triển Nổi tiếng với các sản phẩm ăn liền chất lượng cao như mì gói, bánh phở, bánh canh, cháo ăn liền , Acecook đã chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia.

Là nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu Việt Nam với hệ thống 10 nhà máy trải dài cả nước, cùng đội ngũ 6000 nhân viên và mạng lưới phân phối hơn 700 đại lý, Acecook tự hào cung cấp sản phẩm đến mọi miền Tổ quốc Chiếm lĩnh 51,5% thị phần mì ăn liền nội địa và xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, Acecook khẳng định vị thế dẫn đầu và ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

4.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Với tầm nhìn "Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa", Acecook khẳng định vị thế tiên phong trong ngành công nghiệp thực phẩm, hướng đến sự phát triển bền vững và vươn tầm quốc tế.

Sứ mệnh "Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng" là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Acecook.

Doanh nghiệp cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, bổ dưỡng,đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Hơn nữa, Acecook còn đề cao trách nhiệm xã hội, luôn đồng hành cùng cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội, giáo dục, bảo vệ môi trường với triết lý kinh doanh:

“Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”.

Với những định hướng rõ ràng, Acecook đã và đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, mang đến những sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam.

Giá trị cốt lõi của Acecook: 3 chữ H mang đến hạnh phúc

Hạnh phúc cho người tiêu dùng (Happy Consumers): Acecook đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu Doanh nghiệp cam kết mang đến những sản phẩm mì gói ngon miệng, chất lượng cao, an toàn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Để đạt được điều này, Acecook thực hiện nhiều biện pháp như sử dụng nguyên liệu an toàn, áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản, hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, theo dõi quy trình phân phối và bảo quản sản phẩm Nhờ vậy, Acecook luôn mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Hạnh phúc cho nhân viên (Happy Employees): Acecook tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn và có mức đãi ngộ tốt cho cán bộ nhân viên Nhờ vậy, mỗi nhân viên đều cảm thấy được trân trọng, phát huy hết tiềm năng và gắn bó lâu dài với công ty.

Doanh nghiệp cung cấp chế độ phúc lợi tốt, đảm bảo đời sống cho nhân viên và gia đình, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, quan tâm đến sức khỏe và đời sống tinh thần của nhân viên, đồng thời tạo cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp cho họ Nhờ chính sách này, Acecook thu hút được đội ngũ nhân viên tài năng, tận tâm và gắn bó với công ty.

Hạnh phúc cho xã hội (Happy Society): Acecook ý thức được trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội Doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Acecook hỗ trợ các nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm, tài trợ cho các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật, tham gia các chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần xây dựng cộng đồng văn minh,phát triển bền vững Nhờ những hoạt động này, Acecook đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

4.1.4 Phương châm phát triển công ty Để công ty phát triển bền vững, đạt được sự ủng hộ của nhân viên, khách hàng và xã hội công ty hoạt động với ba phương châm chính: Governance – Compliance – Disclosure.

Corporate Governance (Kiểm soát quản trị): ACECOOK xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, và đảm bảo hoạt động tuân theo triết lý kinh doanh của công ty Hệ thống này bao gồm các quy định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền, và quy trình làm việc, đồng thời áp dụng các biện pháp giám sát và thanh tra hiệu quả Nhờ vậy, ACECOOK tạo dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng, và tạo dựng niềm tin cho cán bộ nhân viên, khách hàng và đối tác.

Compliance (Tính tuân thủ): ACECOOK cam kết tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định nội bộ trong mọi hoạt động kinh doanh Việc tuân thủ này không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ pháp lý mà còn là đạo đức kinh doanh mà ACECOOK theo đuổi Nhờ tuân thủ pháp luật và quy định, ACECOOK đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch, cạnh tranh công bằng, và bảo vệ lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng.

Đạo đức kinh doanh

Nắm giữ triết lý kinh doanh đề cao đạo đức, Acecook luôn nỗ lực xây dựng và phát triển bền vững Sau đây là 3 khía cạnh thể hiện rõ nhất đạo đức kinh doanh của Acecook.

4.2.1 Trung thực, minh bạchCam kết chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu Với nguồn nguyên liệu uy tín, quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm đa dạng và chất lượng cao, Acecook mang đến cho người tiêu dùng những bữa ăn ngon, an toàn, đầy đủ dinh dưỡng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Năm 1993, ngay khi xâm nhập thị trường Việt, Acecook Việt Nam cũng đặt tiêu chuẩn cao nhất trong mọi hoạt động, đồng thời kiên trì theo đuổi phương châm "không chỉ bán sản phẩm, mà còn hướng đến sự an tâm".

Acecook tuân theo quy trình kiểm soát chuẩn quốc tế gồm 3 quy trình lớn:

-Kiểm soát nguyên liệu đầu vào -Kiểm soát quy trình sản xuất -Kiểm soát sản phẩm đầu ra

Acecook Việt Nam cam kết 100% sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu khách hàng là yếu tố hết sức cần thiết trong các hoạt động của Acecook Doanh nghiệp luôn nỗ lực cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa dịch vụ để mang đến những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất cho người tiêu dùng.

Với những cam kết mạnh mẽ về chất lượng, Acecook đã khẳng định vị thế là nhà sản xuất mì ăn liền uy tín hàng đầu tại Việt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

Acecook đầu tư vào các công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo quy trình sản xuất tự động hóa cao, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm Nhà máy ở khu công nghiệp Tân Bình (TP HCM) là một trong những nơi có dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn liền hiện đại ở Đông Nam Á với vốn đầu tư ước tính hơn 50 triệu USD.

Hình 15 - Công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất

Hình 16 - Công nghệ sản xuất mì của Acecook

Quảng cáo chân thực: Acecook tránh sử dụng những lời quảng cáo, gây hiểu lầm, thổi phồng quá mức cho người tiêu dùng về chất lượng hay hiệu quả sản phẩm.

Công bố thông tin chính xác:Minh bạch trong thông tin là chìa khóa tạo dựng niềm tin của Acecook với khách hàng Doanh nghiệp cam kết cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thành phần, nguồn gốc xuất xứ đồng thời nếu khách hàng có bất cứ vấn đề gì thì doanh nghiệp luôn sẵn lòng giải đáp Acecook cũng thường xuyên công bố các báo cáo tài chính hàng năm, đảm bảo rằng cổ đông và công chúng có thể theo dõi tình hình tài chính của công ty Báo cáo này thường được đăng tải trên trang web chính thức của Acecook và các phương tiện truyền thông khác.

Ví dụ: Acecook cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, nguồn gốc nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm Điều này giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ đang sử dụng.

Hình 17 - Nguồn gốc nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng trên bao bì mì Hảo Hảo

Acecook, doanh nghiệp mì gói hàng đầu Việt Nam, có ý thức tuân thủ pháp luật cao.

Hoạt động kinh doanh nghiêm ngặt chấp hành các quy định về thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm, luật lao động và bảo vệ môi trường Ông Kajiwara Junichi, Tổng Giám đốc Công ty Acecook Việt Nam đã phát biểu tại buổi họp báo tháng 9/2021 rằng tất cả sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam, đều tuân thủ quy định và pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp luôn không ngừng tiếp tục hoàn thiện hệ thống tuân thủ, cập nhật luật mới, tuyên truyền nâng cao ý thức cho cán bộ nhân viên.

Tuân thủ pháp luật giúp Acecook xây dựng hình ảnh uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Ví dụ: Sản phẩm của Acecook thường xuyên được kiểm tra và đạt các chứng nhận về an toàn thực phẩm như HACCP, ISO 22000, và các chứng nhận khác tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ.

Hình 18 - Chứng chỉ HACCP của Acecook

Acecook thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tuân thủ các quy định về kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.

Hình 19 - Acecook được biểu dương có đóng góp lớn cho nhà nước

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, đạo đức kinh doanh đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Với Acecook, việc xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân sẽ là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác Lãnh đạo Acecook đã thiết lập một văn hóa doanh nghiệp mang tính đạo đức cao, triển khai các chương trình đào tạo liên tục, đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để đảm bảo mọi cá nhân trong doanh nghiệp luôn tuân thủ và thực hành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh Với những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển bền vững, Acecook tự tin khẳng định vị thế là thương hiệu mì ăn liền hàng đầu Việt Nam.

4.2.4 Tôn trọng con người 4.2.4.1 Đối với khách hàng

Acecook không chỉ đơn thuần mang đến cho khách hàng những sản phẩm mì gói chất lượng cao, mà còn cam kết đảm bảo thông tin sản phẩm minh bạch, chính xác và luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của quý khách hàng.

Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp liên quan đến việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội Đối với Acecook, điều này có nghĩa là:

Tạo công ăn việc làm: Tạo việc làm ổn định với mức lương phúc lợi hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ngày càng tốt đẹp hơn.

Ví dụ: Ví dụ, Acecook đã mở rộng nhà máy tại Khu công nghiệp Hòa Phú tại Vĩnh Long, tạo thêm hàng trăm cơ hội việc làm mới cho người lao động địa phương.

Hình 25 - Lễ động thổ nhà máy Acecook Vĩnh Long Đóng góp vào GDP: Hoạt động kinh doanh của Acecook đóng góp rất lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước thể hiện vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

Ví dụ: Trong năm tài chính 2023, doanh thu của Acecook đạt hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp vào GDP của Việt Nam Các hoạt động xuất khẩu của Acecook cũng mang lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nước Chẳng hạn, sản phẩm mì ăn liền của Acecook được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua ngoại thương.

Sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý: Acecook luôn nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng đa dạng sản phẩm mì vị ngon, bổ dưỡng, giá cả phải chăng, mang đến giá trị tốt

Ví dụ, sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook đã trở thành thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với hương vị đa dạng và chất lượng đáng tin cậy Giá của sản phẩm này vẫn duy trì ở mức phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đổi mới và phát triển: Nhấn mạnh vào đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động mang đến những giá trị mới cho khách hàng.

Ví dụ, Acecook đã giới thiệu dòng sản phẩm mì không chiên mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm ăn liền lành mạnh hơn Công ty cũng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 26 - Mì không chiên Mikochi

4.3.2 Trách nhiệm với môi trường

Bảo vệ môi trường là một phần trách nhiệm vô cùng to lớn và quan trọng vì chính điều này là một trong những tiêu chí quan trọng để người tiêu dùng quyết định sử dụng sản phẩm cũng như củng cố, khẳng định thương hiệu cho Acecook.

Acecook khẳng định cam kết bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường sống bằng các hành động cụ thể như: sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng động về vấn đề môi trường.

Acecook cam kết sản xuất mì ăn liền theo quy trình an toàn và thân thiện với môi trường.

Nước thải sau xử lý tại các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn loại A của Việt Nam Hơn thế nữa, Acecook chủ động sử dụng nhiên liệu sinh học từ trấu cho hệ thống lò hơi trên toàn quốc để giảm thiểu lượng khí thải CO2 và tác động tiêu cực đến môi trường Nỗ lực này được minh chứng qua việc Acecook Việt Nam ký kết hợp tác với Công ty năng lượng khí Sojitz Osaka vào ngày 11/03/2021 nhằm lắp đặt hệ thống lò hơi hiện đại.

Công ty đạt được nhiều chứng nhận về quản lý môi trường, như ISO 14001, chứng minh cam kết của mình đối với việc bảo vệ môi trường Đồng thời ra mắt nhiều chiến dịch hướng đến sự bền vững của môi trường sống.

Acecook đã phát động chiến dịch “Gieo mầm xanh” nhằm trồng cây xanh tại nhiều khu vực trên cả nước Chiến dịch này không chỉ giúp tăng cường mảng xanh mà còn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Hình 27 - Chiến dịch "gieo mầm xanh" của Acecook

Acecook đã tổ chức chương trình “Thu gom và tái chế” nhằm khuyến khích người tiêu dùng thu gom và tái chế bao bì sản phẩm của mình Các điểm thu gom được đặt tại các cửa hàng và siêu thị, giúp người tiêu dùng dễ dàng tham gia vào hoạt động tái chế.

Hình 28 - Chương trình "Thu gom và tái chế" của Acecook

Mỗi sản phẩm mì gói Acecook không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn chứa đựng trong đó trách nhiệm và tình yêu thương của doanh nghiệp dành cho cộng đồng.

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

Về phía nội bộ doanh nghiệp

Acecook nên xây dựng một hệ thống kiểm soát ngăn ngừa hành vi sai trái, tùy tiện, vô tổ chức dành cho từng bộ phận nhân viên Hệ thống này liệt kê những hành vi được xếp vào vi phạm quy định công ty, từ đó giúp mọi nhân viên có một chuẩn mực rõ ràng để tuân theo, tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa tích cực bằng cách quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu của nhân viên:

Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên bằng cách cân nhắc về việc đề cao chính sách lương bổng, chế độ phúc lợi, xem xét lương theo thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc.

Thứ hai, Acecook cũng nên quan tâm đến tinh thần sự hài lòng của người lao động bằng cách khuyến khích mọi người tham gia tích cực trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện để nhân viên đóng góp ý kiến, nêu quan điểm về các vấn đề trong vận hành công việc, chính sách công ty, Điều này giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài, giảm chi phí chi trả tuyển dụng nhân sự.

Thứ ba, tăng cường sự gắn kết và thắt chặt tình cảm, rủ bỏ rào cản về thứ bậc chức vị bằng cách tổ chức team building để tất cả mọi người trong công ty có thể hiểu nhau hơn, tăng tình đoàn kết khi làm việc nhóm Hoặc khi công ty thành công trong một chiến dịch về truyền thông, sản phẩm hoặc vượt mức kpi thì chủ tịch acecook tổ chức party,phát biểu một vài lời cảm ơn với nhân viên Hoặc người có thể viết một vài bức thư nhỏ tới cán bộ nhân viên Vì những bức thư như thế sẽ mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện, đồng thời truyền tải thông điệp một cách chân thành và sâu sắc hơn Như thế thì mọi người sẽ càng dốc tâm tận tụy cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, tránh những rủi ro cá nhân không đáng có, gây ảnh ảnh hưởng xấu tới lợi ích chung doanh nghiệp.

Về phía cơ quan chức năng

Acecook phải luôn tuân thủ chặt chẽ quy định của nhà nước về các công bố báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng Hàng năm, Acecook thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh và các khoản thu chi, đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong mọi giao dịch tài chính Đặc biệt là tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế Và khi tổ chức các chương trình, dự án trách nhiệm xã hội thì Acecook cũng nên cung cấp đầy đủ thông tin cho phía cơ quan chức năng.

Tích cực hợp tác với cơ quan chức năng để đánh giá hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hợp tác, hỗ trợ cơ quan chức năng khi xảy ra các vấn đề liên quan đến môi trường như là xử lí rác thải, an toàn thực phẩm,

Ngoài ra, nếu chính sách nào chưa phù hợp, Acecook có thể đề xuất các sửa đổi,bổ sung đối với hệ thống pháp luật liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Về phía người tiêu dùng

Sau dịch Covid 19, nhu cầu ngày nay không chỉ muốn “ăn ngon” mà họ còn muốn

“ăn khoẻ”, do đó Acecook cần:

Thứ nhất, đầu tư nghiên cứu các dòng sản phẩm mới, tinh gọn bảng thành phần,hạn chế hoá chất, phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng. quốc tế như BRC, IFS Food, HACCP và ISO 9001 Thông qua việc này, doanh nghiệp không chỉ minh bạch trong hoạt động sản xuất mà còn góp phần nâng cao nhận thức lẫn xây dựng niềm tin của người tiêu dùng về các tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm đạt được.

Thứ ba, tăng cường liên kết với các trường cao đẳng đại học, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất, chứng kiến quy trình tạo ra sản phẩm Vì sinh viên là những người chuyên tiếp xúc với các sự tiến triển trong thời đại công nghệ sản xuất nên có tư duy nhạy bén hơn Do đó, họ sẽ dễ am hiểu, tiếp thu và lời truyền đạt của họ có tính đáng tin cậy hơn đối với gia đình, bạn bè,

Về phía cộng đồng

Tiếp tục duy trì các hoạt động thực hiện nghĩa vụ đối với cộng đồng bằng các hành động thiết thực như:

Thứ nhất, tích cực hỗ trợ các chương trình giáo dục và đào tạo bằng cách tài trợ học bổng, xây dựng trường học, hoặc cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng cho người dân, đặc biệt là trẻ em em nghèo và học sinh vùng sâu vùng xa.

Thứ hai, quan tâm sức khỏe của người dân bằng cách tổ chức các chương trình khám sức khỏe miễn phí, cung cấp thuốc men và vật tư y tế cho người dân, hoặc hỗ trợ các bệnh viện và trung tâm y tế Ngoài ra, có thể hỗ trợ các nạn nhân của thiên tai, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị ảnh hưởng, hoặc tham gia vào các chương trình phòng chống thiên tai.

Thứ ba, lắng nghe ý kiến của cộng đồng thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại,hội thảo để lắng nghe những đánh giá, đóng góp của họ về các hoạt động xã hội và môi trường của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp thu để sửa chữa, thay đổi sao cho phù hợp.

Về phía môi trường

Thứ nhất, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về bảo vệ môi trường, Acecook có thể tổ chức các chương trình tuyên truyền và giáo dục về lợi ích của việc bảo vệ môi trường và những tác hại nhãn tiền từ một môi trường ô nhiễm Đặc biệt, chương trình này có thể tập trung nhiều vào giới trẻ và học sinh, nhằm truyền đạt những giá trị về bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ Bằng cách này, Acecook có thể giúp xây dựng một thế hệ tương lai có ý thức môi trường cao hơn, đồng thời khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Thứ hai, để giảm thiểu tác động của sản phẩm đến môi trường, Acecook nên duy trì kế hoạch sử dụng những nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn Chẳng han như thay vì sử dụng ly nhựa, công ty có thể chuyển sang sử dụng ly giấy và các vật liệu bao bì thân thiện Ngoài ra, việc sử dụng nĩa nhựa sinh học cũng là một bước đi tích cực để giảm lượng rác thải nhựa khó phân hủy trong môi trường.

Thứ ba, chuyển đổi một phần đến chuyển đổi hoàn toàn từ sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nguồn năng lượng sạch và bền vững hơn Điều này không chỉ giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, mà còn tiết kiệm năng lượng và hạn chế gây ra tác động làm trầm trọng hơn biến đổi khí hậu Và đó cũng là một trong những cam kết rõ ràng của Acecook trong việc bảo vệ môi trường và hướng tới một sản xuất bền vững hơn trong tương lai.

Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh đã trở thành những yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp Đối với Acecook, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh không chỉ là những khái niệm trừu tượng mà đã trở thành những hành động cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và cộng đồng Việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức kinh doanh không chỉ giúp nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường, mà còn góp phần xây dựng niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, chúng ta có thể thấy rằng Acecook đã không ngừng nỗ lực để thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua nhiều hoạt động thiết thực Từ việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, đến việc tham gia các chương trình từ thiện và hỗ trợ cộng đồng, Acecook đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong việc góp phần phát triển xã hội một cách toàn diện và bền vững.

Bài phân tích trên nhằm chỉ ra thực trạng trách nhiệm xã hội của Acecook, nêu những điểm sáng tạo, khác biệt cần được phát huy Từ đó, đề xuất các giải pháp cải thiện giúpAcecook thực hiện đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội một cách hoàn thiện hơn.

Acecook: Mỳ Hảo Hảo ở Việt Nam không có ethylene oxide (2021, 09 12) VnExpress. Được ruy cập từhttps://vnexpress.net/acecook-my-hao-hao-o-viet-nam-khong- co-ethylene-oxide-4355301.html

Chiến lược Marketing của Acecook - Biểu tượng của chất lượng (2024, 04 16) Navee

Agency Được truy cập từhttps://www.navee.asia/kb/chien-luoc-marketing- cua-acecook-bieu-tuong-cua-chat-luong/

Công ty dược Taphaco quảng cáo sữa tiểu đường như thuốc (2023, 04 24).

VietNamNet Được truy cập từhttps://vietnamnet.vn/cong-ty-duoc-taphaco- quang-cao-sua-tieu-duong-nhu-thuoc-2136084.html

Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016 (2017, 07 13) Báo Tuổi Trẻ Được truy cập từ https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam- 2016-1351267.htm

Kết quả kiểm tra chất ethylen oxide trong mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook.

(2021, 09 12) Công an Được truy cập từhttps://congan.com.vn/an-ninh-kinh- te/ket-qua-kiem-tra-chat-ethylen-oxide-trong-mi-hao-hao-va-mien-good-cua- acecook_119907.html

Một công ty thuộc Tập đoàn FLC nợ BHXH gần 30 tỉ đồng (2024, 02 29) Báo Người

Lao Động Được truy cập từ https://nld.com.vn/mot-cong-ty-thuoc-tap-doan- flc-no-bhxh-gan-30-ti-dong-196240229093645279.htm

Thủ đoạn trốn thuế của nguyên Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam (2024, 06

24) Dân trí Được truy cập từ https://dantri.com.vn/phap-luat/thu-doan-tron- thue-cua-nguyen-chu-tich-tap-doan-asanzo-pham-van-tam-

20240623133322584.htm Ấn tượng chương trình 'Tương lai xanh' của Unilever: Đã thu được 12.000 tấn rác thải nhựa, tạo việc làm cho 1.500 lao động ve chai (2022, 09 23) Nhịp sống kinh tế Được truy cập từhttps://nhipsongkinhte.toquoc.vn/an-tuong-chuong-trinh- tuong-lai-xanh-cua-unilever-da-thu-duoc-12000-tan-rac-thai-nhua-tao-viec- lam-cho-1500-lao-dong-ve-chai-20220923112709767.htm

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 - Sữa hạt Nutrixabet vẫn được quảng cáo điều trị tiểu đường - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 1 Sữa hạt Nutrixabet vẫn được quảng cáo điều trị tiểu đường (Trang 13)
Hình 3 - Chủ tích tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam bị khởi tố trốn thuế - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 3 Chủ tích tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam bị khởi tố trốn thuế (Trang 14)
Hình 2 - Công ty TNHH FLC Golf and Resort - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 2 Công ty TNHH FLC Golf and Resort (Trang 14)
Hình 4 - Vụ Formosa tại Hà Tĩnh - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 4 Vụ Formosa tại Hà Tĩnh (Trang 15)
Hình 5 - Unilever và những thương hiệu con - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 5 Unilever và những thương hiệu con (Trang 16)
Hình 6 - Công ty công nghệ Salesforce - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 6 Công ty công nghệ Salesforce (Trang 16)
Hình 7 - Công ty sản xuất đồ outdoor Patagonia - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 7 Công ty sản xuất đồ outdoor Patagonia (Trang 17)
Hình 9 - Hoạt động "Cùng góp điểm xanh cho Việt Nam khỏe manh" của Vinamilk - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 9 Hoạt động "Cùng góp điểm xanh cho Việt Nam khỏe manh" của Vinamilk (Trang 18)
Hình 8 - Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 8 Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam (Trang 18)
Hình 10 - Công ty Vedan xả thải trái phép ra sông Thị Vải - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 10 Công ty Vedan xả thải trái phép ra sông Thị Vải (Trang 19)
Hình 11 - Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 11 Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Trang 20)
Hình 12 - Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 12 Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk (Trang 20)
Hình 13 - Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 13 Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT (Trang 21)
Hình 14 - Công ty May Sông Hồng - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 14 Công ty May Sông Hồng (Trang 22)
Hình 15 - Công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 15 Công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất (Trang 25)
Hình 17 - Nguồn gốc nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng trên bao bì mì Hảo Hảo - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 17 Nguồn gốc nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng trên bao bì mì Hảo Hảo (Trang 26)
Hình 16 - Công nghệ sản xuất mì của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 16 Công nghệ sản xuất mì của Acecook (Trang 26)
Hình 18 - Chứng chỉ HACCP của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 18 Chứng chỉ HACCP của Acecook (Trang 27)
Hình 19 - Acecook được biểu dương có đóng góp lớn cho nhà nước - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 19 Acecook được biểu dương có đóng góp lớn cho nhà nước (Trang 28)
Hình 20 - Muối chấm Hao Hảo tôm chua cay 120g - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 20 Muối chấm Hao Hảo tôm chua cay 120g (Trang 29)
Hình 21 - Acecook Việt Nam tham gia "Ngày hội thể thao JCCH 2023" - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 21 Acecook Việt Nam tham gia "Ngày hội thể thao JCCH 2023" (Trang 33)
Hình 22 - Golden Smile Travel đồng hành cùng Acecook tại Gala Dinner ( Phan Thiết ) - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 22 Golden Smile Travel đồng hành cùng Acecook tại Gala Dinner ( Phan Thiết ) (Trang 33)
Hình 23 - Acecook nhận giải thưởng " Top 100 nơi làm việc tốt nhất" - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 23 Acecook nhận giải thưởng " Top 100 nơi làm việc tốt nhất" (Trang 34)
Hình 24 - Trang bị bảo hộ của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 24 Trang bị bảo hộ của Acecook (Trang 34)
Hình 25 - Lễ động thổ nhà máy Acecook Vĩnh Long - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 25 Lễ động thổ nhà máy Acecook Vĩnh Long (Trang 35)
Hình 27 - Chiến dịch "gieo mầm xanh" của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 27 Chiến dịch "gieo mầm xanh" của Acecook (Trang 37)
Hình 28 - Chương trình "Thu gom và tái chế" của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 28 Chương trình "Thu gom và tái chế" của Acecook (Trang 38)
Hình 29 - "Chuyến đi hạnh phúc" năm 2024 của Acecook - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 29 "Chuyến đi hạnh phúc" năm 2024 của Acecook (Trang 39)
Hình 30 - Lễ trao học bổng tài năng âm nhạc tại Hà Nội - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 30 Lễ trao học bổng tài năng âm nhạc tại Hà Nội (Trang 39)
Hình 32 - Acecook Việt Nam nâng cấp gói tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam - thực trạng thực hiện đạo đứckinhdoanhvàtrách nhiệm xã hội củaacecook
Hình 32 Acecook Việt Nam nâng cấp gói tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w