Nắm bắt được mong muốn của kháchhàng, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ phải thay đổi quy trình tiếp thị để phù hợp vớinhu cầu của khách hàng khi mua sắm như tại nhiều điểm bán trên t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
MÔN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CHỦ ĐỀ: ÂM NHẠC TRONG KHÔNG GIAN MUA SẮM
GVHD: HÀ QUANG THƠ LỚP: 48K08.2- 48K08.3 Nhóm thực hiện: NHÓM 2
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc mua sắm là một nhu cầu hết sức phổ biến và dường như đã trở thành một thói quen tất yếu đối với mọi người Nhắm vào nhu cầu đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau Bạn có bao giờ đặt câu hỏi vì sao mỗi lần vào trung tâm mua sắm bạn đều cảm thấykích thích và đầy phấn chấn hơn không? Nếu để ý kỹ bạn có thể thấy các không gian mà bạn đến đó luôn không thể thiếu âm nhạc? Vì sao âm nhạc lại quan trọng như thế? Nó có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng của khách hàng? Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu về đề tài “Âm nhạc trong không gian mua sắm” nhằm giúp chúng ta hiểu rõ về vấn đềnày một cách tốt nhất
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
Chương 1 Tổng quan đề tài 6
1.1 Lý do chọn đề tài 6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.3 Đối tượng nghiên cứu 6
Chương 2 Cơ sở lý thuyết 6
2.1 Một số khái niệm 7
2.1.1 Âm nhạc 7
2.1.2 Điểm bán và các yếu tố tại điểm bán 7
2.1.3 Hành vi mua hàng 7
2.2 Tổng quan lý thuyết 8
2.2.1 Phân loại khách hàng: 8
2.2.2 Lý thuyết người tiêu dùng 9
2.2.3 Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 9
Chương 3 Âm nhạc trong không gian mua sắm 11
3.1 Phân loại thể loại âm nhạc: 11
3.2 Âm nhạc với không gian mua sắm 12
3.2.1 Một số khảo sát về ảnh hưởng của âm nhạc trong không gian mua sắm 12
3.2.2 Thực trạng 21
3.2.3 Mối quan hệ của âm nhạc với không gian mua sắm 22
3.3 Tác động tích cực và tiêu cực của âm nhạc trong không gian mua sắm 23
3.3.1 Tác động tích cực 24
Trang 43.3.2 Tác động tiêu cực: 25
3.4 Giải pháp để giảm tác động tiêu cực của âm nhạc 26
Chương 4 Kết luận 26
4.1 Ưu và nhược điểm của đề tài 26
4.1.1 Ưu điểm: 26
4.1.2 Nhược điểm: 26
4.2 Ưu và nhược điểm của nhóm 26
4.2.1 Ưu điểm: 26
4.2.2 Nhược điểm: 27
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1- Quy trình mua hàng của người tiêu dùng 10
Hình 2- Tác động của các kích thích môi trường 10
Hình 3- Niềm tin đối với sản phẩm 11
Hình 4- Khảo sát về giới tính 13
Hình 5- Khảo sát về độ tuổi 13
Hình 6- Khảo sát về nghề nghiệp 14
Hình 7- Khảo sát về thu nhập 14
Hình 8- Khảo sát về thời gian mua sắm 15
Hình 9- Khảo sát về tâm trạng ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm 15
Hình 10- Khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm 16
Hình 11- Khảo sát nhu cầu nghe nhạc 16
Hình 12- Khảo sát sự tập trung đến âm nhạc trong không gian mua sắm 17
Hình 13- Khảo sát sự thu hút nghe nhạc ngẫu hứng 17
Hình 14- Khảo sát thể loại âm nhạc yêu thích 18
Hình 15- Khảo sát tầm ảnh hưởng của âm nhạc đến quyết định mua sắm 18
Hình 16- Khảo sát âm nhạc có giúp trải nghiệm mua sắm tốt hơn 19
Hình 17- Mẫu khảo sát đánh giá các nhận định trong không gian mua sắm 20
Hình 18- Kết quả đánh giá các nhận định trong không gian mua sắm 20
Hình 19- Tác động của âm nhạc đến khách hàng 23
Hình 20- Mô hình nghiên cứu “tác động của âm nhạc đến hành vi người tiêu dùng của Nguyễn Thị Minh Hải 24
Trang 6Chương 1 Tổng quan đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một sáng tạo kì diệu của con người nhưng liệu bạn có biết âm nhạc đãtác động đến cảm xúc của chúng ta như thế nào? Âm nhạc là một hiện tượng phổ biếnvượt qua mọi biên giới quốc gia, chủng tộc và văn hoá, trở thành một công cụ mà ai cũng
có thể lĩnh hội được Âm nhạc có khả năng tác động lên cảm xúc của mọi vật thể sống,bao gồm con người lẫn động vật Những giai điệu từ âm nhạc đi qua não bộ sẽ trở thànhnhững hệ thống ý nghĩa cụ thể, đây được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay đổicảm xúc khi chúng ta nghe những bài nhạc hay thể loại nhạc khác nhau Điều đó cũngđồng nghĩa với việc giải thích cho câu hỏi vì sao khi nghe một bản ballad thì tâm trạng sẽtrở nên dịu dàng, thư thả hay khi nghe một bài pop thì tinh thần trở nên sảng khoái, phấnchấn hơn
Người tiêu dùng ngày nay không xem mua sắm sản phẩm hay dịch vụ là một cuộcgiao dịch nữa mà là sự tận hưởng toàn bộ quá trình của nhu cầu từ giai đoạn nhận biết chotới nhu cầu sau khi hoàn tất quá trình mua hàng Nắm bắt được mong muốn của kháchhàng, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ phải thay đổi quy trình tiếp thị để phù hợp vớinhu cầu của khách hàng khi mua sắm như tại nhiều điểm bán trên thị trường ngày nay đềuthu hút khách hàng bằng việc kết hợp mua sắm với các yếu tố như mùi hương, âm nhạc,màu sắc… Trong đó âm nhạc được xem là yếu tố quan trọng nhất, nó tác động trực tiếpđến cảm xúc và tinh thần của khách hàng
Từ đó, chúng tôi quyết định làm khảo sát và phân tích về đề tài “Âm nhạc trongkhông gian mua sắm” để giúp doanh nghiệp có định hướng tiếp thị và chiến lược kinhdoanh hiệu quả hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng trong không gian
mua sắm
- Mối quan hệ giữa âm nhạc và không gian mua sắm
Trang 7- Xác định tác động tích cực và tiêu cực của âm nhạc đến khách hàng trong khônggian mua sắm.
- Đưa ra các giải pháp nhằm giúp không gian mua sắm có kế hoạch vận dụng yếu
tố âm nhạc trong hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: yếu tố âm nhạc ảnh hưởng tới người tiêu dùng trong không
gian mua sắm
Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng là khách hàng có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết
Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ
Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thínhgiả
2.1.2 Điểm bán và các yếu tố tại điểm bán
2.1.2.1 Điểm bán hàng
Điểm bán hàng là nơi để người mua hàng tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ củadoanh nghiệp và là nơi để doanh nghiệp chăm sóc, phục vụ khách hàng, quảng bá hìnhảnh sản phẩm và dịch vụ Đây là một thành phần quan trọng cấu thành mạng lưới bánhàng của doanh nghiệp
Phân loại các điểm bán hàng có thể chia làm 2 loại chính:
Trang 8 Loại hình phân phối truyền thống: Gồm các sạp chợ; chợ đầu mối, bán sỉ;cửa hàng tạp hóa; hệ thống bán hàng lưu động; ki ốt; quầy sạp vỉa hè; quán
ăn bình dân;…
Loại hình phân phối hiện đại: Gồm các đại siêu thị; siêu thị; trung tâmthương mại; trung tâm mua sắm; cửa hàng tiện lợi;…
2.1.2.2 Các yếu tố tại điểm bán
Bao gồm toàn bộ các yếu tố tạo nên môi trường tại điểm bán như: âm nhạc,ánh sáng, mùi hương, độ sạch sẽ, mật độ đông đúc, và các yếu tố liên quan đến thiết kếnhư cách bày trí, trưng bày, phân loại sản phẩm
Các yếu tố về xã hội như: sự hiện diện của người thân, nhân viên cửa hàng
Các yếu tố về kích thích marketing như: quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợthanh toán
Các yếu tố này có thể tác động tới người tiêu dùng làm cho họ có cảm giácthoải mái, thích thú và hài lòng từ đó kích thích họ mua sắm nhiều hơn và trung thành vớithương hiệu của doanh nghiệp đó
2.1.3 Hành vi mua hàng
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùngbộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm bao gồm: tìm hiểu, mua sắm, sử dụng, đánhgiá và chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ
Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chủ yếu:
Cá nhân: là những yếu tố thuộc về bản thân người tiêu dùng, bao gồm đặcđiểm nhân khẩu học, phong cách sống, các yếu tố tâm lý
Văn hóa: là những yếu tố liên quan đến giá trị, niềm tin và phong tục tậpquán của một xã hội, bao gồm văn hóa, phong tục tập quán
Xã hội: là những yếu tố liên quan đến các mối quan hệ của người tiêu dùngvới những người khác, bao gồm nhóm tham khảo, gia đình, bạn bè
Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ ngườimua một cách hiệu quả hơn
Trang 92.2.1.1 Dựa trên giới tính:
Có thể lựa chọn âm nhạc dựa trên giới tính của khách hàng Ví dụ, ở một cửa hàngthời trang nam nữ, có thể chọn nhạc phù hợp với cả nam và nữ
2.2.1.2 Dựa trên độ tuổi:
Thanh thiếu niên: Thường có hứng thú với những thể loại âm nhạc trẻ trung,tươi tắn và năng động, đặc biệt là những giai điệu dễ nghe, dễ thuộc Những bài hát nổitiếng, xu hướng hay nhạc nước ngoài như US-UK hoặc Kpop sẽ thu hút khách hàng ở lứatuổi này
Người trung niên: Thường thích hợp với những thể loại âm nhạc có giaiđiệu nhẹ nhàng ví dụ như nhạc cổ điển để có thể tạo cảm giác thoải mái giúp thư giãntrong lúc mua sắm
Người cao tuổi: Thường thì lứa tuổi này sẽ không quá quan trọng về vấn đề
âm nhạc trong lúc mua sắm Vì vậy những bài nhạc mang hướng cổ điển, jazz nhẹ nhàng
sẽ thích hợp đối với lứa tuổi này
2.2.1.3 Dựa trên mục tiêu và hành vi mua sắm:
Khách hàng mua quà tặng: có thể sử dụng nhạc lãng mạn hoặc thích hợpcho dịp lễ
Khách hàng mua sắm hàng ngày: có thể sử dụng nhạc vui vẻ và năng động
Khách hàng mua sắm thời trang: có thể sử dụng nhạc xu hướng
2.2.2 Lý thuyết người tiêu dùng
Trang 10 Lý thuyết này giả định rằng người tiêu dùng luôn tìm cách tối đa hóa tổnglợi ích hay sự thỏa mãn khi chi tiêu một lượng thu nhập nhất định Theo lý thuyết này,người tiêu dùng sẽ luôn cân nhắc giữa sự thỏa mãn ngay lập tức và sự đầu tư vào tươnglai Họ sẽ xem xét giá cả, chất lượng, tính năng và các yếu tố khác để đưa ra quyết địnhmua hàng hoá và dịch vụ Nếu người tiêu dùng có thêm thu nhập, họ sẽ tăng chi tiêu vàngược lại.
2.2.3 Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Yếu tố ngữ cảnh bao gồm: thể chất, xã hội, thời gian, công việc và thu nhập
Hnh 1- Quy trình mua hàng của người tiêu dùng
Trang 11 Mehrabian và Russell (1974) đã khái niệm khung S-0-R giải thích tác độngcủa các kích thích môi trường (S) ảnh hưởng đến các cá thể (người tiêu dùng; 0) và dẫnđến các hành vi tiếp cận hoặc phản ứng tránh né (R) Theo mô hình này, các kích thích vật
lý như âm nhạc màu sắc, mùi hương và chiếu sáng kích thích các cảm giác,
Hnh 2- Tác động của các kích thích môi trường
2.2.3.2 Yếu tố chủ quan
Lý thuyết hành động có lý do cho rằng các cá nhân có cơ sở và động lựctrong quá trình ra quyết định của họ Một số khách hàng trung thành họ có niềm tin vàosản phẩm Âm nhạc là một trong những nhân tố để họ nhớ đến thương hiệu và thoải máihơn trong không gian mua sắm đó, tạo động lực trong tiến trình ra quyết định mua hàngcủa họ
Trang 12Hnh 3- Niềm tin đối với sản phẩm
Chương 3 Âm nhạc trong không gian mua sắm
3.1 Phân loại thể loại âm nhạc:
Hiện nay, con người có thể dùng âm nhạc để thư giãn và cải thiện tâm trạng.Ngoài ra, âm nhạc còn là sợi dây kết nối giữa con người với một đối tượng, sự vật haymột nơi nào đó Và âm nhạc là một trong những yếu tố tác động đến cảm xúc của conngười, bao gồm niềm vui thích và sự phấn khích Từ đó ảnh hưởng đến hành vi của ngườitiêu dùng
Ví dụ: Ở cửa hàng Ann Taylor sẽ chỉ phát các bài hát của các nữ danh ca, bởi vì
đối tượng khách hàng ở đây thường là các quý bà trung niên muốn mua những món đồkín đáo
Trong môi trường mua sắm, việc sử dụng các thể loại âm nhạc khác nhau có thểtạo ra trải nghiệm mua sắm khác nhau Tạo nên sự đa dạng và phù hợp với sở thích củatừng khách hàng Dưới đây là một số thể loại âm nhạc phổ biến có thể sử dụng trong môitrường mua sắm:
Nhạc pop:
Nhạc pop thường rất phổ biến và thích hợp trong môi trường mua sắm vì nó mangnăng lượng vui vẻ và tích cực Nhạc pop có thể ứng dụng trong nhiều môi trường muasắm như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,
Trang 13 Nhạc Jazz và Blues:
Thể loại nhạc này phù hợp với môi trường mua sắm không quá ồn ào và náo nhiệt
Có thể ứng dụng trong các cửa hàng chuyên về nghệ thuật, thời trang cao cấp, cà phêsách,
Nhạc Electronic Dance Music:
Đây là một thể loại nhạc rất sôi động nên có thể ứng dụng ở các cửa hàng thờitrang, hoặc có thể dùng để thu hút khách hàng trong các sự kiện giảm giá đặc biệt của cửahàng, tạo ra một không gian năng động
Nhạc Rock:
Thể loại này có nhiều dòng khác nhau, từ Rock nhẹ nhàng đến Rock mạnh mẽ, sôiđộng Do đó nó có thể phù hợp với nhiều loại mô hình kinh doanh như cửa hàng thờitrang hay cửa hàng thiết bị âm thanh
Nhạc Cổ điển:
Nhạc Cổ điển thường được sử dụng trong các cửa hàng mang tính nghệ thuật, cáccửa hàng thời trang, trang sức cao cấp
Nhạc US-UK/K - Pop:
Đây là hai thể loại đang trở nên phổ biến toàn cầu, và nó có thể thu hút một phạm
vi khách hàng rộng hơn, đặc biệt là trong cửa hàng thời trang hoặc thực phẩm
Nhạc hòa tấu:
Nhạc hòa tấu hoặc nhạc không lời thường được sử dụng để tạo ra không gian yêntĩnh và thư thái trong các cửa hàng trang sức, cửa hàng thời trang cao cấp, phòng tranh,
3.2 Âm nhạc với không gian mua sắm
3.2.1 Một số khảo sát về ảnh hưởng của âm nhạc trong không gian mua sắm
Nhóm chúng tôi đã tiến hành thu thập 58 mẫu người tham gia khảo sát ảnh hưởngcủa âm nhạc trong không gian mua sắm để hiểu rõ hơn về chủ đề này
Giới tính:
Trang 14Hnh 4- Khảo sát về giới tính
Hầu như các khách hàng là nữ có xu hướng đi mua sắm nhiều hơn các kháchhàng nam, trong 58 người tham gia khảo sát có đến 79,3% là nữ giới, 20,7% còn lại lànam giới
Nghề nghiệp
Trang 15Khoảng 43,1% người tham gia khảo sát sẽ có mức thu nhập dưới 1 triệu Vì vậy họ
sẽ phải cân nhắc việc mua sắm phù hợp với túi tiền Và các nhóm khách hàng còn lại cómức thu nhập ổn định hơn nên việc chi tiêu có thể sẽ thoải mái hơn
Thời gian khách hàng thường đi mua sắm
Trang 16Hnh 8- Khảo sát về thời gian mua sắm
Hầu hết các khách hàng tham gia khảo sát đều đi mua sắm vào khoảng thời gianchiều tối trở đi, vì đây là khoảng thời gian đã kết thúc học tập và công việc, họ thườngdành cho bản thân để đi vui chơi, mua sắm
Tâm trạng khách hàng ảnh hưởng đến tần suất mua sắm
Hnh 9- Khảo sát về tâm trạng ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm
Phần lớn khách hàng tham gia khảo sát (55,2%) sẽ mua sắm nhiều hơn khi họ cảmthấy vui vẻ, tâm trạng tốt sẽ giúp trải nghiệm mua sắm trở nên thoải mái hơn, một phầnkhách hàng (22,4%) còn lại cảm thấy buồn chán sẽ đi mua sắm để giải toả tâm trạng
Những điều thu hút khách hàng ở khu mua sắm
Trang 17Hnh 10- Khảo sát nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
=> Bên cạnh chất lượng sản phẩm, không gian và thái độ của nhân viên thì hơnmột nửa người tham gia khảo sát cảm thấy âm nhạc là yếu tố thu hút trong khu mua sắm,
nó có tác động đến cảm xúc và tâm trạng của khách hàng
Phần lớn khách hàng đều thích âm nhạc phát trong các khu mua sắm, đặcbiệt là những bài hát quen thuộc, đúng tâm trạng của họ sẽ thu hút họ ở lại cửa hàng lâuhơn
Trang 18Hnh 12- Khảo sát sự tập trung đến âm nhạc trong không gian mua sắm
Các thể loại nhạc mà khách hàng tham gia khảo sát thường thích là những dòngnhạc US-UK, nhạc Kpop với giai điệu ngọt ngào, hoặc giai điệu sôi động sẽ kích thích họmua sắm nhiều hơn Đây là yếu tố khó nắm bắt nhất vì thể loại âm nhạc là sở thích mang tính cá nhân Vì vậy, để có một không gian mua sắm vui vẻ và nhộn nhịp nhất, bạn có thểtập trung vào thể loại âm nhạc mà khách hàng bạn yêu thích
Ví dụ Lễ Giáng Sinh Bạn có thấy rằng khi nhạc Noel được mở lên là bạn lại nôn: nao nhớ đến cây thông noel, những dây đèn đủ màu, những món đồ trang trí và nhanhchóng chạy đi mua những hộp quà dành tặng những người thân yêu,…đúng không nào
Ví dụ đặc biệt hơn là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền của người dân Việt Nam Bạn
có để ý rằng khi đi dạo trong các trung tâm mua sắm những ngày cận Tết, nhạc Xuân mởlên thì bạn lại có cảm giác vui hơn, phấn khởi hơn và suy nghĩ đến việc mua sắm món đồ
gì đó cho Tết nhà mình