1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập nhóm chủ đề phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền Được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập, chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động.... Ông được xếp nga

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

CHỦ ĐỀ

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

ĐỘC ĐOÁN, CHUYÊN QUYỀN

Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

Bộ môn: Khoa học quản lý

Nhóm 2:

1 13_22.2LT1_Lưu Thị Huyền Trang

2 25_22.4LT1_Vũ Phương Nhung

3 11_22.4LT2_Nguyễn Ngọc Thơm

4 21_22.4LT2_Từ Thanh Thúy

Hà Nội – 2024

Trang 2

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1 Mục I Khái quát về phong cách lãnh đạo

của Steve Jobs Vũ Phương Nhung

2

Mục II Phong cách lãnh đạo

và những nguyên tắc quản trị

của Steve Jobs

Mục 2.1 Lưu Thị Huyền Trang Mục 2.2 Từ Thanh Thúy Mục 2.3 Nguyễn Ngọc Thơm Mục 2.4 Từ Thanh Thúy

Nguyễn Ngọc Thơm

3 độc đoánMục III Đánh giá về phong cách lãnh đạo Nguyễn Ngọc Thơm

4 Tổng hợp bản Word Nguyễn Ngọc Thơm

5 Powerpoint Lưu Thị Huyền Trang

6 Thuyết trình Vũ Phương Nhung

Trang 3

MỤC LỤC

I KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN, CHUYÊN

QUYỀN 1

1.1 Khái niệm lãnh đạo, phong cách lãnh đạo 1

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo 1

1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo 1

1.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền 2

1.2.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền 2

1.2.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền 2

1.2.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền 2

1.2.4 Áp dụng 3

II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CỦA STEVE JOBS 3

2.1 Cuộc đời huyền thoại của cố CEO Steve Jobs 3

2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs 3

2.3 Nguyên tắc quản trị của Steve Jobs 5

2.4 Trái đắng và trái ngọt của Steve Jobs gắn Apple và giới công nghệ 7

2.4.1 Thất bại 7

2.4.2 Thành tựu nổi bật của Steve Jobs 8

III ĐÁNH GIÁ VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN 9

3.1 Ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 9

3.2 Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 9

3.3 Kết luận 10

Trang 4

I KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN, CHUYÊN QUYỀN

1.1 Khái niệm lãnh đạo, phong cách lãnh đạo

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định

Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến

“người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ

có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu

về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội 1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo Xét trên phương diện

cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các

nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động

và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ

Trang 5

1.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

1.2.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Khái niệm Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình Lãnh đạo độc đoán là sự

áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị Họ không quan tâm đến ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chính mình Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa đổi Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn nào

1.2.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập, chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động hoặc trong các tập thể đang mất phương hướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn

Sự thành công tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức

Trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ

Bù đắp sự thiếu kinh nghiệm hoặc lỗ hổng kỹ năng của các thành viên 1.2.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

Người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền Quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới

2

Trang 6

Với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơn khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo

Không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân

1.2.4 Áp dụng

Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm như thế nào Phong cách quản lý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo

II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CỦA STEVE JOBS

2.1 Cuộc đời huyền thoại của cố CEO Steve Jobs

Steve Jobs là một trong 3 nhà sáng lập của thương hiệu Apple khi ông mới 21 tuổi Năm 30 tuổi, Jobs bị sa thải khỏi công ty do chính mình lập ra và chính thức quay trở lại sau 12 năm để cứu Apple khỏi bờ vực phá sản Trước khi qua đời vào năm 2011, ông đã xây dựng Apple trở thành tập đoàn công nghệ có giá trị nhất thế giới

Trong chặng đường hơn 30 năm đó, bằng tư duy khác biệt và những sản phẩm sáng tạo đột phá, Jobs đã tạo ra sự thay đổi ngoạn mục trong 7 ngành công nghiệp: máy tính cá nhân, phim hoạt họa, âm nhạc, điện thoại, máy tính bảng, cửa hàng bán lẻ và xuất bản số

Ông được xếp ngang hàng với các nhà đổi mới vĩ đại của nước Mỹ như Thomas Edison, Henry Ford và Walt Disney - những nhân vật đã đi vào lịch sử nhờ cách họ sử dụng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình để làm thay đổi sâu sắc ngành công nghệ và các mô hình kinh doanh

2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs

1 Steve Jobs là một người tập trung vào chi tiết, yêu cầu chất lượng cao và không chấp nhận sự kém cỏi

Trang 7

Ông luôn yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì một sai sót nào,

sự hoàn hảo và sáng tạo thể hiện ngay những đoạn quảng cáo của những thiết kế sản phẩm đem đến những thành công của Apple Các sản phẩm của Apple theo

ý của Jobs phải quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhất, kể cả những chiếc ốc vít ở mặt sau của sản phẩm

2 Ông có khả năng thúc đẩy đội ngũ làm việc với hiệu suất cao, đặt ra mục tiêu rõ ràng và đòi hỏi sự hoàn hảo

Steve Jobs thường hay dồn ép và yêu cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết kế, sản phẩm không hoàn hảo theo cách nhìn của ông.“ Jobs muốn kiểm soát đến cả đến hạt cát trong vi mạch”

3 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs thường mang tính cá nhân, ông thường ra quyết định một cách độc lập mà không cần sự đồng thuận từ nhiều người

Mẫu quảng cáo “1984” của Apple có thể là một trong những đoạn quảng cáo nổi tiếng nhất trong lịch sự Jobs không để cho cả hội đồng quản trị của Apple xem đoạn quảng cáo đó cho đến khi nó được đăng trên Super Bowl năm

1984 và khiến cả hội đồng vô cùng hoảng hốt Cuối cùng họ đã làm mọi cách để chặn không có đoạn quảng cáo ấy xuất hiện thêm một lần nào nữa trên truyền hình

4 Ông thường áp dụng phương pháp "quản lý từ trên xuống" thay vì tạo ra môi trường làm việc cởi mở và dân chủ

Để điều hành mảng phần mềm, ông sử dụng người bạn Avie Tevanian của mình Để nằm máng phần cứng, ông đã chọn Jon Rubinstein, người đã nắm vị trí tương tự ở bộ phận phần cứng của NeXT Tất các nhóm làm sản phẩm, từ công đoạn thiết kế cho đến hoạt động quảng bá cho sản phẩm đều được Steve Jobs kiểm soát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn của ông

5 Steve Jobs có khả năng thuyết phục mạnh mẽ và thường biến những ý tưởng mới lạ thành hiện thực

Quyết định chỉ tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm máy để bàn, xách tay theo hai dòng là phổ thông và cao cấp, mặc dù các kỹ sư khả giận dữ nhưng

4

Trang 8

đa phần họ đã bị Jobs thuyết phục Kết quả là các kỹ sư và quản lý ở Apple lập tức chỉ tập trung cao độ vào lĩnh vực Sau 2 năm gây sửng sốt với việc thua lỗ, Apple lại có thể vui vẻ với một quý lợi nhuận, kiếm được 45 triệu đô la Trong

cả năm tài chính 1998, nó trở thành 309 triệu đô la lợi nhuận

6 Ông luôn tự tin và quyết đoán trong việc đưa ra quyết định, thậm chí khi đó

là những quyết định gây tranh cãi

Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tình của mình Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kỳ đen tối nhất của Apple - giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và" Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đôla tăng lên 20 đôla chỉ trong cùng một tháng

7 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs thường gắn liền với sự sáng tạo và khả năng thay đổi ngành công nghiệp công nghệ thông qua các sản phẩm đột phá như iPhone và iPad

Ngày nay, một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng là một điều quá phổ biến nhưng vào năm 2007 đó là cả một cuộc cách mạng Mọi người đều sử dụng bàn phím vật lý trước khi iPhone ra đời Apple đã tạo ra một bước nhảy vọt khi cho ra mắt một chiếc điện thoại hoàn toàn cảm ứng

2.3 Nguyên tắc quản trị của Steve Jobs

Nhắc đến Steve Jobs, người ta không chỉ nhớ đến phong cách lãnh đạo độc đáo của ông mà người ta còn biết đến ông với những nguyên tắc quản trị bậc thầy

1 Tự tin và táo bạo

Steve Jobs có khả năng tư duy của một nhà marketing chiến lược đi trước thời đại Steve Jobs luôn tin tưởng vào khả năng của mình và không ngần ngại thử nghiệm những ý tưởng mới Ông dám đối đầu với thị trường và thách thức truyền thống

Trang 9

Trong những năm 70, 80 của thế kỷ XX, có hàng trăm thương hiệu máy tính xuất hiện trên thế giới Thực ra, nếu so sánh về cấu trúc phần cứng, thời điểm đó, máy tính Apple không quá khác biệt so với những thương hiệu cùng loại Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở đây chính là cái tên gọi: Apple Một cái tên rất đơn giản Steve Jobs đã đi xa hơn khi luôn cho thương hiệu Apple đi kèm cùng logo quả táo cắn dở Từ góc độ thương hiệu, cái tên và logo có sự gắn kết chặt chẽ, thực sự đóng đinh vào trí nhớ của khách hàng, khiến khách hàng có khả năng liên tưởng mạnh mẽ Đó là chưa kể việc Jobs đã thoát khỏi con đường

mà khá nhiều doanh nhân cùng thời vấp phải, đó là đặt tên mình cho tên công ty Nếu lấy tên những người sáng lập ra Apple để đặt tên thì sẽ ra sao? Liệu rằng Jobs & Wozniak Corporation có thể trở thành tập đoàn số một thế giới?

2 Tập trung vào sản phẩm và trải nghiệm người dùng

Nếu chúng ta có thể học được bất cứ điều gì từ Steve Jobs, thì đó là việc ông ấy luôn tập trung vào sản phẩm và sẽ làm bất cứ điều gì để cố gắng hoàn thiện nó nhất có thể Sản phẩm rõ ràng không phải là phần quan trọng duy nhất

để tạo nên một doanh nghiệp thành công, nhưng nó chắc chắn là nền tảng cho một doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu của Job

Jobs luôn coi trọng việc cải thiện trải nghiệm người dùng và đảm bảo rằng sản phẩm của mình dễ sử dụng và hấp dẫn Ông luôn khẳng định rằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu của Apple

3 Tạo ra sự đột phá và đổi mới trong môi trường làm việc sáng tạo

Apple luôn đi đầu trong sự đổi mới trong thị trường công nghệ cá nhân Jobs luôn cố gắng đưa ra một cái gì đó mới vào để mang lại lợi thế cho Apple so với những thương hiệu khác Ông tin rằng việc tạo ra sự khác biệt là chìa khóa thành công Nếu không thể đổi mới trong môi trường kinh doanh, thì rất dễ có người khác bắt kịp và đánh bại bạn Steve Jobs tạo ra môi trường làm việc độc đáo, nơi mà sự sáng tạo được đánh giá cao và nhân viên được khuyến khích thể hiện bản thân, tìm kiếm cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề

Khi xây dựng Mac, Apple quyết tâm trở nên khác biệt, và làm những điều

mà các công ty máy tính khác chưa từng làm trước đó Họ đã thiết kế chiếc máy tính gia đình đầu tiên mà bàn phím được tách rời khỏi phần còn lại của máy tính,

6

Trang 10

họ cũng thiết kế chiếc máy tính đầu tiên có nhiều hơn một loại phông chữ Apple đã chứng minh rằng việc trở nên khác biệt với những người khác là điều quan trọng để nổi bật trong một thị trường đông đúc và chắc chắn nó sẽ mang lại thành công Rõ ràng là khi nói đến những phát triển và đổi mới mới trong thị trường công nghệ cá nhân, Apple đã luôn luôn ở tuyến đầu

4 Tạo ra một tập đoàn với tầm nhìn lớn

Jobs luôn tìm kiếm và khuyến khích những người tài năng, sáng tạo để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ và đồng lòng với mục tiêu chung Ông xây dựng Apple thành một tập đoàn có tầm nhìn xa hơn việc chỉ sản xuất sản phẩm Ông tạo ra một hệ sinh thái kết nối giữa các sản phẩm và dịch vụ của Apple

2.4 Trái đắng và trái ngọt của Steve Jobs gắn Apple và giới công nghệ

2.4.1 Thất bại

Nhờ vào phong cách lãnh đạo và những nguyên tắc quản trị này này, ông mới có thể đưa Apple đến đỉnh cao của sự vinh quang, nhưng cũng vì nó mà ông

đã dẫn đến nhiều những thất bại không thể tránh khỏi của ông trùm công nghệ Apple trong quá khứ

Steve Jobs là một người luôn tự tin và thường xuyên đưa ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc kỹ lưỡng hay tham khảo ý kiến của người khác

Năm 1985, mặc cho từ trước đến nay các đối thủ cạnh tranh với Apple đều sử dụng phần mềm điều hành Microsoft, Jobs lại đưa ra một quyết định hết sức chủ quan và táo bạo, đó là tự nghiên cứu sản xuất phần mềm điều hành riêng cho máy tính của mình Tuy nhiên kết quả lại không được như ông mong chờ, phần mềm điều hành riêng do Apple sáng lập lại lỗi thời hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác, dẫn đến doanh thu thảm hại

Do ông đã quá tự tin vào bản thân mình và với mong muốn tạo ra sự khác biệt, ông muốn đội ngũ của mình tạo ra những sản phẩm độc đáo mà không giống bất kỳ ai khác nên mới đưa ra quyết định chủ quan như vậy Tuy nhiên, nhờ vậy mà Apple đã thành công trong việc tạo ra một hệ

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w