1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập lớn chủ đề phân tích quy trình sản xuất nước đóng chai của công ty nước giải khát quốc tế thái dương

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Trong thời gian qua mộtvấn đề trong ngành giải khát luôn làm các nhà sản xuất đau đầulà vấn đề liên quan đến chất lượng vệ sinh ta không khó để bắtgặp những bài báo “ nghi vấn có đỉa tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-

-BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

Học phần: Quản trị quy trình kinh doanh

Chủ đề: Phân tích quy trình sản xuất nước đóng chai của Công ty nước giải khát quốc tế Thái Dương

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Hương

Nhóm thực hiện

1 Nguyễn Phương Anh 20213423

2 Nguyễn Thị Phương

3 Nguyễn Huy Cao 20213197

4 Đặng Thị Trang

5 Lê Thị Hiếu Ngân 20213467

6 Đào Lê Ánh Nguyệt 20213473

7 Đào Thị Hồng Vân 20213231

`

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát

và nước đóng chai Dẫn tới khách hàng đang lạc trong những

ma trận về tên sản phẩm mẫu mã Doanh nghiệp muốn định vị mình trong tâm trí khách hàng thì họ phải giải quyết được bài toán chất lượng và chi phí sản xuất Trong thời gian qua một vấn đề trong ngành giải khát luôn làm các nhà sản xuất đau đầu

là vấn đề liên quan đến chất lượng vệ sinh ta không khó để bắt gặp những bài báo “ nghi vấn có đỉa trong bình nước 20l ” hay “

vụ việc chứa vật nghi là con ruồi trong chai nước” do công ty Tân Hiệp Phát sản xuất những vụ việc trên đã gây ra những thiệt hại lớn về danh tiếng và tiền bạc cho công ty gây mất lòng tin với khách hàng

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất là quy trình tạo ra giá trị cho công ty nên trong quá trình học tập môn học “ Quản trị quy trình kinh doanh”, nhóm chúng em đã chọn quy trình sản xuất nước của công ty nước giải khát quốc tế Thái Dương

A Giới thiệu về công ty

- Công ty nước giải khát quốc tế Thái Dương thành lập năm

1999 là doanh nghiệp sản xuất nước hàng đầu trong lĩnh vực nước đóng chai và bình với thương hiệu Aquavie

- Công ty nước giải khát quốc tế Thái Dương có tên giao dịch quốc tế là : THAI DUONG INTERNATIONAL BEVERAGE COMPANY LIMITED

- Công ty có trụ sở chính tại: Ấp Xã Long Trạch, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An

B Phân tích về quy trình sản xuất nước đóng chai

I Kiến trúc quy trình nước đóng chai

1 Management processes: Các quy trình quản lý cung cấp

các hướng dẫn, quy tắc và thực hành cho các quy trình cốt lõi và hỗ trợ

- Quản lý hậu cần

- Quản lý nhà cung cấp

Trang 3

- Quản lý chiến lược

- Quản lý kho

2 Core Process (Các quy trình cốt lõi bao hàm việc tạo ra

giá trị thiết yếu của một công ty, đó là sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng phải trả):

- Sản xuất các loại nước: Quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm

Dịch vụ: Chăm sóc khách hàng,

- Tiếp thị: Sale,

- Phân phối: Khách sạn, nhà hàng, công sở, trường học, hộ gia đình,

Kiểm tra chất lượng sản phẩm: an toàn vệ sinh, nguồn nước,

3 Support Process: Các quy trình hỗ trợ cho phép thực hiện

các quy trình cốt lõi này

- Nhân sự

- Công nghệ sản xuất

- Tài chính

II Lý do lựa chọn quy trình sản xuất nước đóng chai

để phân tích

IHF chỉnh lại phần thực trạng nêu ra các lỗi sau đó mình mới có cải tiến

1 Strategic Importance/Tầm quan trọng chiến lược

Đây là 1 quy trình cốt lõi của công ty, tạo ra sản phẩm để bán hàng

- Quy trình sản xuất giúp tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất một cách có hệ thống và hiệu quả, từ việc lập kế hoạch, mua hàng, vận chuyển, sản xuất cho đến quản lý chất lượng Điều này giúp tăng năng suất sản xuất, giảm thiểu thời gian và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên

- Quy trình sản xuất giúp xác định các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng cần tuân thủ trong quá trình sản xuất Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng và đạt đủ tiêu chuẩn

Quy trình sản xuất cũng giúp xác định và quản lý các rủi ro

Trang 4

trong quá trình sản xuất Việc xác định các rủi ro giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi cần thiết

để giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất

2 Health/Sức khoẻ /Thực trạng của quy trình

- Thời gian xử lý nguồn nước dài ( 50 phút -120 phút ) Trang bị máy móc, thiết bị kém chất lượng, rẻ tiền, không đáp ứng đủ các công năng hoặc thường xuyên phải bảo trì, gây gián đoạn việc sản xuất ( khoảng 10% doanh thu )

- Một lượt quy trình bị hủy tốn nhiều thời gian ( 51,2 phút)

- công ty đang gặp tình trạng lượng sản phẩm không đạt yêu cầu ở mức cao từ (4%-6%) , mà sản phẩm này lỗi chủ yếu đến từ dị vật trong chai lên đến 80 % số sản phẩm lỗi

3 Feasibility/Mức độ khả thi

Nhân lực: Còn trẻ và đã có kỹ năng trong việc vận hành

các loại máy móc tương tự Dẫn đến khả năng thích ứng của mọi người cao hơn nếu thay đổi quy trình

Nguồn lực và tài chính: của doanh nghiệp có thể dễ

dàng thay đổi các bước và đầu tư thêm chi phí máy móc thiết bị

 Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp các hệ thống lọc nên vấn đề cải tiến máy móc cho công ty có thể thực hiện được

III BPMN quy trình lọc nước - xử lý nước

1) Quy trình

Bắt đầu từ tìm kiếm nguồn nước:

Nhà đầu tư căn cứ theo quy mô sản xuất để chọn nguồn nước phù hợp Các cơ sở nhỏ thường chọn nguồn nước máy Nếu sản xuất với khối lượng lớn, nên chọn nguồn nước giếng ngầm Nước ngầm thường có chất lượng ổn định, thuận tiện cho việc

xử lý và chi phi thấp hơn so với xử lý các nguồn nước khác Nếu may mắn tìm được nguồn nước tốt, chủ đầu tư sẽ giảm được rất nhiều chi phí, tiền bạc sau này Thà một lần mất thời gian chọn nguồn nước còn hơn liên tục phải bảo dưỡng, bảo trì

hệ thống

Sau khi khoan được giếng, chọn được nguồn nước, nhất thiết phải làm xét nghiệm tổng quát vi sinh lý hóa, vừa là để tìm giải pháp công nghệ l- thiết bị lọc phù hợp, vừa là để lưu hồ sơ xin cấp giấy phép sau này

Căn cứ theo kết quả, có thể phải qua một hoặc nhiều công đoạn

Trang 5

xử lý sau:

Lọc cặn thô:

Nếu thấy nước bị đục, có cặn hoặc chất lơ lửng, cần loại bỏ bằng lọc thô để chống nghẹt cho các thiết bị phía sau

Khử sắt, mangan:

Nước được chảy qua bộ lọc với vật liệu là các chất có khả năng oxy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, bị kết tủa và được xả

ra ngoài Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có) Sau đó, nước được đưa vào sản xuất hoặc tiếp tục phải xử lý

Làm mềm, khử khoáng:

Nếu nước chứa nhiều canxi, sắt, khoáng, cần thiết phải được xử

lý qua hệ thống trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng loại bỏ những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2- Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục được

xử lý

Khử mùi khử màu:

Dùng bộ lọc tự động xúc xả với nhiều lớp vật liệu để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micron, khử mùi và màu (nếu có)

Cân bằng pH:

Quy chuẩn mới nhất về nước uống đóng chai đã không còn nhắc tới yêu cầu về pH Tuy nhiên, để việc xử lý nước thuận tiện hơn, nên điều chỉnh pH về mức trung tính (6.5-7.5) Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây

Lọc tinh: dùng màng thẩm thấu ngược hoặc màng Nano

Nước được bơm cao áp qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

Tùy theo chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua những lỗ lọc cực nhỏ, tới 0.001 micron

Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại sẽ được xả bỏ hoặc được thu hồi để quay vòng Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín

Ngày nay, ngành lọc nước tinh khiết tại các nước phát triển sử dụng màng nano nhiều hơn Màng nano hạn chế dược nhiều nhược điểm của màng RO: không cần áp cao, không nước thải,

Trang 6

bảo dưỡng dễ dàng

Tái diệt khuẩn bằng tia cực tím:

Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trước khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn

Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có)

Giai đoạn cuối: Chiết rót - đóng nắp

Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm ra hệ thống chiết rót để đóng chai

Quy trình đóng bình 5 Gallon (19, 20 lít)

Chuẩn bị nắp:

Nắp được lấy từ kho đưa vào khu vực rửa nắp để rửa bằng nước thành phẩm qua 04 giai đoạn như:

Giai đoạn 1: Kiểm tra, rửa lần 01 loại bỏ cặn trong quá trình vận chuyển, lần 2 rửa sạch chuyển qua giai đoạn 2

Giai đoạn 2: Ngâm nắp đã rửa bằng dung dịch tiệt trùng Giai đoạn 3 và 4: Tương tự như giai đoạn 1 và 2 Sau đó đưa vào ngăn chứa nắp trong hệ thống để chuẩn bị sản xuất

Chuẩn bị vỏ bình 5 Gallon.

Giai đoạn 1: Vỏ bình được tập trung tại phòng sơ chế để chà rửa sạch sẽ, súc rửa lần thứ nhất bằng hóa chất tiệt trùng dùng cho thực phẩm

Giai đoạn 2: Tiệt trùng vỏ bình

Vỏ bình tiếp tục được đưa vào máy tự động súc rửa và phải tráng lại bằng nước thành phẩm (nước tinh khiết)

Hóa chất tiệt trùng phải là loại được kiểm nghiệm, có tính sát trùng mạnh nhưng không để lại mùi, phân hủy nhanh, không ảnh hưởng đến chất lượng nước

Giai đoạn 3: Vỏ bình được chuyển qua máy chiết nước, đóng nắp tự động

Giai đoạn 4: Bình được đưa qua băng tải, lúc này bộ phận KCS

sẽ kiểm tra bình lần cuối trước khi đưa ra thành phẩm Giai đoạn cuối Bình thành phẩm được chuyển qua kho trung chuyển Bộ phận đảm bảo chất lượng kiểm tra lần cuối Sau hai ngày có kết quả kiểm nghiệm chuyển qua kho bảo quản và phân phối

Quy trình chiết rót đóng nắp chai PET loại nhỏ (300 – 1500ml)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nắp: Nắp được rửa sạch từ khu vực rửa

Trang 7

nắp sau đó được đưa vào ngăn chứa để sản xuất.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị vỏ chai: Vỏ chai mới, được đưa vào băng tải, máy tự động chuyển chai vào, súc rửa bằng nước thành phẩm,

Giai đoạn 3: Chiết nước đóng nắp: Máy tự động chuyển chai đã

vô trùng qua hệ thống chiết nước, đóng nắp tự động

KCS kiểm tra chất lượng chai đã đóng nắp đi ra băng tải Chuyền qua máy in hạn sử dụng lên nắp chai Chai được lồng nhãn thân và cổ chuyển tự động qua máy sấy màng co Đóng thùng thành phẩm chuyển qua kho trung chuyển, thực hiện thủ tục lưu kho…

2) BPMN

IV Xác định những chỉ tiêu đo lường, kết quả và hiệu quả của quy trình

Trong quy trình kiểm soát số lượng hàng tồn kho cuối tháng, ta

có thể xác định các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả ( T-C-Q-F ) như sau:

a Chỉ tiêu Thời gian (Time): Đo lường thời gian cần thiết

để hoàn thành quy trình sản xuất từ khi nhận nguyên liệu đến khi có sản phẩm đóng chai hoàn chỉnh Chỉ tiêu này giúp dánh giá hiệu quả và năng suất của quy trình sản xuất

- Thời gian chuẩn bị nguyên liệu: Đây là thời gian cần thiết để chuẩn bị nguyên liệu cần dùng để sản xuất nước đóng chai, gồm các giai đoạn( sảng lọc, xử lí, …

- Thời gian lưu chuyển: Đây là thời gian nước được chuyển tù giai đoạn này sang giai đoạn khác trong quy trình sản xuất, bao gồm các bước ( xử lí, lọc, khử trùng, đóng gói)

- Thời gian xử lí: Đây là thời gian cần thiết để xử lí nước, ví dụ loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và các chất gây hại

có thể có trong nguồn nước Thời gian xử lí cần phải đảm bảo đạt được tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng nước đóng chai

- Thời gian đóng gói: Đây là thời gian cần thiết để nước được đóng vào chai và đóng thành sản phẩm cuối cùng

b Chỉ tiêu Chi phí (Cost): Đo lường tất cả các chi phí liên

Trang 8

quan đến quy trình sản xuất nước đóng chai, bao gồm:

- chi phí nguyên liệu: chi phí về vỏ bình, nắp, bao bì vỏ chai, tem nhãn mác, thùng, màng co…

- chi phí nhân công lao động: bao gồm chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp và phụ cấp cho nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất nước đóng chai

- chi phí thiết bị và vât tư : chi phí đầu tư mua máy móc, dây chuyền chiết rót, đóng chai,

- Chi phí điện năng và nhiên liệu: Bao gồm chi phí tiêu thụ điện năng và nhiên liệu để vận hành dây chuyền chiết rót, đóng chai,…

c Chỉ tiêu Chất lượng (Quality): Đo lường chất lượng và

độ chính xác của sản phẩm đóng chai bao gồm:

- Hình dạng: Đảm bảo chai nước không bị móp méo nếu

có sẽ bị thu hồi

- Chất lượng bao bì: Kiểm tra xem chữ in có rõ nét hay không, quy định về thành phần nêu có rõ ràng, đầy đủ và chính xác hay không, ngày sản xuất và hạn sử dụng có bị sai lệch không ,…

- Chất lượng vỏ chai: Đảm bảo lựa chọn loại nhựa an toàn cho sức khoẻ, phù hợp với tiêu chuẩn của bộ y tế, chọn loại nhựa có khả năng bảo vệ nước tốt, không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bên trong và đảm bảo khi vận chuyển không bị vỡ hoặc rò rỉ,…

- Độ tinh khiết: Đảm bảo nước trong chai không có màu, hơi màu hoặc lẫn tạp chất khác

d Chỉ tiêu Độ linh hoạt (Flexibility):

- điều chỉnh sản lượng: Nên tăng hoặc giảm số lượng sản phẩm nước đóng chai phù hợp về mặt thời gian và nhu cầu của người sử dụng

2 Chỉ tiêu BSC

Viễn

cảnh

Mục

tiêu

chiến

lược

Đo lường

Chỉ tiêu Chương trình thực thi

Tài Tối ưu %chi 10% Giảm chi phí trong

Trang 9

chính hoá chi

phí sản

xuất

phí giảm xuống

các khâu sản xuất nước đóng chai Tối

ưu hoá quy trình sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp giá rẻ mà chất lượng, sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu suất và giảm lãng phí

Tăng

doanh

thu, lợi

nhuận

% lợi nhuận tăng lên

20% Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin

từ khách hàng Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khách

hàng

Tăng

mức độ

hài lòng

của

khách

hàng

% khách hàng được thoả mãn

90% Đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, thời gian giao hàng,…

Nâng

cao chất

lượng

nước

Nhận xét và góp ý của khách hàng

1% Đảm bảo rằng nước đóng chai đáp ứng các tiêu chuẩn về chât lượng và an toàn thực phẩm

Quy

trình

nội bộ

Sản xuất

nước

đóng

chai với

chi phí

thấp

Chi phí trên một đơn vị đầu ra

Giảm 10%

Giảm thời gian sản xuất

Phân

phối

nước

với chi

phí thấp

Chi phí trung bình cho

1 lần phân phối

Giảm 13%

Giảm thời gian phân phối

3 Chỉ tiêu COQ

a Chi phí chất lượng tốt:

- Chi phí phòng ngừa: Chi phí để đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra những sản phẩm nước đóng chai đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ( chất lượng nước tốt, vỏ bình in đầy đủ chính xác, chất

Trang 10

liệu bình chắc chắn và an toàn, )

- Chi phí đánh giá:

+ CP đo lường, kiểm tra đánh giá chất lượng nước, nguyên vật liệu sản xuất xem có phù hợp với tiêu chuẩn bộ y tế hay không + Chi phí cơ hội: dừng hoạt động sản xuất để kiểm tra và đánh giá

b Chi phí chất lượng kém

- Chi phí sai hỏng bên trong:

+ Chi phí phế phẩm:dành cho những sản phẩm nước đóng chai bị lỗi ( vỏ móp méo, chất lượng nước không đảm bảo) cần phải loại bỏ ngay khỏi quy trình

+ Chi phí sửa chữa: Chi phí sửa chữa những sản phẩm nước bị sai hỏng trở thành đạt chuẩn

+ Chi phí phân tích lỗi: Chi phí điều tra xác định nguyên nhân tại sao quy trình tạo ra những sản phẩm lỗi

- Chi phí sai hỏng bên ngoài:

+ Chi phí thu hồi sản phẩm: Chi phí tiếp nhận những sản phẩm bị lỗi thu hồi từ khách hàng

V Trị số thực tế hoặc giả lập trị số cho một số chỉ tiêu nhằm phân tích quy trình kinh doanh

1 Chỉ tiêu về thời gian (Thời gian thông lượng, thời gian xử lý

thực tế, thời gian chờ đợi, thời gian vận chuyển và thời gian giao hàng.)

- Thời gian xử lý tác vụ (Thời gian mang lại GTGT): Phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như con người, máy móc, nguồn nước, v.v: Trung bình từ 4 tiếng – 6 tiếng

+ Xử lý nguồn nước (Lọc cặn thô; Khử sắt, mangan; Làm mềm, khử khoáng): 50 phút – 2 tiếng

+ Loại bỏ các loại chất độc hại và vi khuẩn: 35 phút – 1 tiếng

+ Soi đèn kiểm tra chất lượng nước: 45 phút + Súc rửa chai, chiết rót và đóng nắp chai: 20 phút + Lồng thương hiệu và đóng thùng: 15 phút

- Thời gian chu kỳ: có thể kéo dài từ 3 đến 6 tiếng

2 Chỉ tiêu chi phí (C): Chi phí lao động, chi phí CNTT, chi phí

sản xuất, chi phí sản phẩm, chi phí dịch vụ, chi phí hỏng hóc, v.v; Hoạt động dựa trên chi phí

- Chi phí xử lý tác vụ (Chi phí của những hoạt động tạo ra

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN