Tổ trưởng sản xuất, Nhân viên quản lý chất lượng 5 Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế.. Tổ trưởng sản xuất, Nhân viên quản lý chất lượng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ
BÀI TẬP BUỔI 2
Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Quốc Tấn
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 3
Trần Thanh Hằng
Lê Đặng Minh Thảo Trương Thiên Kiều Nguyễn Nhị Xuân Minh Trần Thị Thùy Trinh Trần Thị Thu Thảo
TP.HCM, tháng 01 năm 2024
Trang 2I Xây dựng Bản MTCV cho các vị trí trong phòng/ban (tương ứng của nhóm) cho Cty Double N; Lập kế hoạch NNL cho Cty Double N.
1 Sơ đồ cơ cấu Bộ phận sản xuất công ty Double N
Stt (Responsibility)Trách nhiệm Công việc(Task) (Job Title)Vị trí
Kiến thức (K)
Kỹ năng (S)
Khả năng (A)
Đặc điểm khác (O)
Chức năng của phòng ban Từ chức năng đó có công việc/
1
Quản lý và điều hành hoạt
động sản xuất theo kế
hoạch và tiêu chuẩn, đạt
mục tiêu chiến lược kinh
doanh của công ty
- Lập kế hoạch sản xuất theo kế hoạch kinh doanh và nhu cầu thị trường
- Phân công công việc cho các bộ phận và cá nhân trong phòng ban sản xuất
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất
Giám đốc
2
Đảm bảo nguyên liệu cần
thiết cho sản xuất luôn có
sẵn trong công ty
- Lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất
- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín
- Tiếp nhận và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào
- Bảo quản nguyên vật liệu đúng
Trợ lý giám đốc nhà máy
Trang 3Stt Trách nhiệm
(Responsibility)
Công việc (Task)
Vị trí (Job Title)
Kiến thức (K)
Kỹ năng (S)
Khả năng (A)
Đặc điểm khác (O) cách, đảm bảo nguyên vật liệu luôn
sẵn có trong kho
3
Cải tiến nhằm tối ưu hóa
quy trình sản xuất để đảm
bảo hiệu suất và năng suất
cao nhất
- Phân tích và đánh giá quy trình sản xuất hiện tại
- Xác định các vấn đề cần cải tiến
- Đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình sản xuất
- Triển khai các giải pháp cải tiến
- Giám sát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp cải tiến
Nhân viên quản lý chất lượng
4
Quản lý chi phí sản xuất
nhằm đảm bảo sản phẩm
được sản xuất với chi phí
thấp nhất nhằm tối đa hóa
lợi nhuận
- Phân tích và đánh giá chi phí sản xuất
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
- Đề xuất các giải pháp giảm chi phí sản xuất
- Triển khai các giải pháp giảm chi phí sản xuất
- Giám sát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm chi phí sản xuất
Tổ trưởng sản xuất, Nhân viên quản lý chất lượng
5
Xây dựng và duy trì hệ
thống quản lý chất lượng
sản xuất theo các tiêu
chuẩn quốc tế
- Nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế vào hệ thống quản lý chất lượng sản xuất
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng sản xuất
Nhân viên quản lý chất lượng
6
Quản lý và đánh giá chất
lượng sản phẩm của doanh
nghiệp
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm
- Thu thập dữ liệu về chất lượng sản phẩm
- Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm
- Đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm
Giám đốc nhà máy, Nhân viên quản lý chất lượng
Trang 4Stt Trách nhiệm
(Responsibility)
Công việc (Task)
Vị trí (Job Title)
Kiến thức (K)
Kỹ năng (S)
Khả năng (A)
Đặc điểm khác (O)
7
Đảm bảo an toàn lao động
và tuân thủ các quy định về
môi trường làm việc
- Xây dựng và triển khai các quy định về an toàn lao động và môi trường làm việc
- Đào tạo và nâng cao nhận thức về
an toàn lao động và môi trường làm việc cho toàn bộ nhân viên trong phòng ban sản xuất
- Giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động và môi trường làm việc
- Thực hiện các công việc về an toàn lao động trong quá trình sản xuất
Tổ trưởng sản xuất, Nhân viên quản lý chất lượng, Công nhân sản xuất
8
Nghiên cứu và áp dụng
công nghệ mới để cải thiện
quy trình sản xuất và tăng
cường hiệu suất
- Nghiên cứu và tìm hiểu các công nghệ mới có thể áp dụng trong sản xuất
- Đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
- Triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ mới
- Giám sát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp ứng dụng công nghệ mới
Tổ trưởng sản xuất, Nhân viên quản lý chất lượng, Nhân viên bảo trì
9
Phối hợp với phòng nghiên
cứu để thực hiện cải tiến
sản phẩm của công ty
thông qua việc thay đổi
hoặc đổi mới một phần
hoặc toàn bộ sản phẩm
-Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải tiến sản phẩm
-Phối hợp với phòng nghiên cứu để triển khai các giải pháp cải tiến sản phẩm
-Giám sát và đánh giá hiệu quả của các giải pháp cải tiến sản phẩm
Giám đốc sản xuất, trợ lý giám đốc,
tổ trưởng sản xuất
10
Quản lý nguồn lực như lao
động, vật tư, và thiết bị sản
xuất để đảm bảo sự liên tục
và hiệu quả trong hoạt
động sản xuất
-Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực
-Phân bổ nguồn lực cho các bộ phận và cá nhân trong phòng ban sản xuất
Trợ lý giám đốc sản xuất,
Tổ trưởng sản xuất
Trang 5Stt Trách nhiệm
(Responsibility)
Công việc (Task)
Vị trí (Job Title)
Kiến thức (K)
Kỹ năng (S)
Khả năng (A)
Đặc điểm khác (O) -Giám sát và kiểm soát việc sử
dụng nguồn lực
-Đề xuất các giải pháp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực
11
Đào tạo và đề xuất phát
triển, luân chuyển nhân
viên cũng như
trang bị đầy đủ kỹ năng và
kiến thức cho nhân viên,
đảm bảo cho một quy trình
sản xuất hoàn chỉnh và liên
tục
-Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
-Đề xuất các khoá học đào tạo cho công nhân
-Tổ chức đào tạo và tập huấn cho nhân viên về các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sản xuất
-Đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo
Giám đốc sản xuất, Trợ lý giám đốc sản xuất,
Tổ trưởng sản xuất
12
Thực hiện bảo trì và bảo
dưỡng đúng cách cho máy
móc và thiết bị được sử
dụng trong quá trình sản
xuất
-Xây dựng kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị
-Thực hiện các công việc bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng kế hoạch
-Theo dõi và giám sát tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị
Nhân viên
13
Tham mưu cho Ban lãnh
đạo doanh nghiệp về quản
lý quá trình sản xuất, tồn
trữ và bảo quản các thiết bị
và máy móc
-Thu thập và phân tích thông tin về hoạt động sản xuất
-Đề xuất các giải pháp quản lý quá trình sản xuất, tồn trữ và bảo quản các thiết bị và máy móc
-Tham mưu cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
Giám đốc sản xuất,
Tổ trưởng sản xuất
2 Xây dựng bảng MTCV cho từng vị trí (đính kèm file)
3 Lập kế hoạch NNL cho Cty Double N.
Sử dụng Bảng tính nhân lực Markov (Hypothetical Markov Analysis) cho bộ phận sản xuất gồm 3 nhà máy trong cơ cấu tổ chức công ty Double N (Củ Chi, Bắc Ninh, Tây Ninh), kết hợp với Sơ đồ cơ cấu bộ phận sản xuất công ty Double N
Trang 6Có sự thiếu hụt nguồn cung nội bộ và cần phải tuyển mới tại các vị trí Trợ lý GĐ nhà máy, Nhân viên bảo trì, Nhân viên quản lý chất lượng và Công nhân sản xuất Dựa vào tình hình cung và cầu nhân sự tại bộ phận sản xuất thì vấn đề của Double N hiện tại là phát triển, thu hút
và giữ chân nhân tài đang có
Nhóm đưa ra một số đề xuất cho công ty Double N:
Tạo cơ hội thăng tiến: Xây dựng kế hoạch thăng tiến rõ ràng và công bằng để nhân viên có
mục tiêu để phấn đấu, phát triển các chương trình nội bộ để tăng kỹ năng quản lý và lãnh đạo bên trong công ty
Tạo điều kiện môi trường làm việc tích cực: Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái
và tích cực, giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá thành tích và kích thích để đóng góp Bên cạnh đó tổ chức sự kiện bên ngoài, các hoạt động team-building để tăng động lực làm việc
Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Tạo ra các chương trình khuyến khích nhân viên đề
xuất ý tưởng và tham gia vào quá trình đổi mới để thúc đẩy sự sáng tạo trong sản xuất
Đào tạo và phát triển: Đầu tư vào chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng chuyên môn
và nâng cao trình độ của nhân viên, hỗ trợ, cung cấp, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học và chứng chỉ nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ Đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động để có thể hỗ trợ nếu thiếu hụt nhân sự
Trang 7II Tìm hiểu về Thu hút nhân tài, Thương hiệu Tuyển dụng:
1 Thu hút nhân tài:
Quản trị nhân tài là một quá trình liên tục bao gồm: thu hút, phát triển kỹ năng, thúc đẩy nhân viên cải thiện kết quả công việc và giữ chân người lao động chất lượng cao để đáp ứng các mục tiêu hoặc nhu cầu hiện tại/tương lai của tổ chức Vì đó, thu hút nhân tài là quá trình quan trọng trong chuỗi quản trị nhân tài
Định nghĩa:
Thu hút nhân tài là quá trình mà một tổ chức sử dụng để thu hút, giữ lại và phát triển những người có tài năng và kỹ năng xuất sắc Điều này có thể bao gồm nhiều chiến lược và hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân tài năng thấy họ muốn làm việc trong tổ chức đó
- Nhân tài là những người có năng lực vượt trội, có khả năng cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức Có thể được phân loại nhân tài tùy theo yêu cầu của tổ chức, theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như theo trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo
- Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, lựa chọn và thu nhận những người có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức Tuyển dụng có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như tuyển dụng nội bộ, tuyển dụng bên ngoài, tuyển dụng qua mạng
xã hội
- Giữ chân nhân tài là quá trình tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút và giữ chân những nhân tài đã được tuyển dụng Giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn đối với các tổ chức trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài ngày càng gay gắt
Thu hút nhân tài là một phần của quá trình tuyển dụng, bao gồm các hoạt động nhằm thu hút và thuyết phục những người có năng lực, trình độ phù hợp với nhu cầu của tổ chức để gia nhập vào tổ chức Vì vậy nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nhân tài:
Trang 8- Tình hình kinh tế, xã hội: ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tuyển dụng và thu hút nhân tài Trong điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng và thu hút nhân tài cũng tăng cao
- Chiến lược phát triển của tổ chức: yếu tố này sẽ quyết định nhu cầu nhân lực của tổ chức Nếu tổ chức có chiến lược phát triển bền vững, có tầm nhìn dài hạn thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài
- Thương hiệu tuyển dụng của tổ chức: Thương hiệu tuyển dụng của tổ chức là hình ảnh,
ấn tượng của tổ chức trong mắt các ứng viên Một thương hiệu tuyển dụng tích cực sẽ giúp tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng
- Chế độ đãi ngộ của tổ chức: Chế độ đãi ngộ của tổ chức bao gồm các yếu tố như lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, Chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng
Các chiến lược thu hút nhân tài:
Tùy vào chiến lược của tổ chức tại từng thời điểm để xây dựng chiến lược thu hút nhân tài phù hợp Có thể tổ chức không thể đáp ứng được nhiều chiến lược cùng một lúc nhưng có thể chọn lọc và áp dụng cho phù hợp Các chiến lược phổ biến như:
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng tích cực: Đây là chiến lược quan trọng hàng đầu trong thu hút nhân tài Một thương hiệu tuyển dụng tích cực sẽ giúp tổ chức xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín trong mắt các ứng viên
- Tăng cường truyền thông tuyển dụng: Các tổ chức cần tăng cường truyền thông tuyển dụng để tiếp cận được nhiều ứng viên tiềm năng Truyền thông tuyển dụng có thể được thực hiện thông qua các kênh truyền thông khác nhau, chẳng hạn như website, mạng xã hội, sự kiện,
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng: Các tổ chức cần nâng cao chất lượng tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất với nhu cầu của tổ chức
- Tạo môi trường làm việc hấp dẫn: Môi trường làm việc hấp dẫn sẽ giúp giữ chân nhân tài Các tổ chức cần tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo, có cơ hội thăng tiến,
Quy trình thu hút nhân tài:
Quy trình thu hút nhân tài là một chuỗi các hoạt động nhằm thu hút và thuyết phục những người có năng lực, trình độ phù hợp với nhu cầu của tổ chức để gia nhập tổ chức Quy trình này
là một quá trình liên tục, cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tổ chức luôn có nguồn nhân lực chất lượng cao Các tổ chức cần linh hoạt điều chỉnh quy trình này cho phù hợp với
Trang 9nhu cầu và tình hình thực tế của tổ chức Quy trình này có thể được chia thành các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Xác định nhu cầu nhân lực Điều này giúp tổ chức xác định được vị trí cần tuyển
dụng, số lượng nhân sự cần tuyển, và yêu cầu đối với ứng viên
- Bước 2: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng Thương hiệu tuyển dụng là hình ảnh, ấn
tượng của tổ chức trong mắt các ứng viên Một thương hiệu tuyển dụng tích cực sẽ giúp tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng Các tổ chức có thể xây dựng thương hiệu tuyển dụng thông qua các hoạt động như:
- Tăng cường truyền thông tuyển dụng
- Xây dựng website tuyển dụng chuyên nghiệp
- Tham gia các hội chợ việc làm
- Phát triển mạng lưới tuyển dụng
- Bước 3: Thu hút ứng viên Các tổ chức có thể thu hút ứng viên thông qua các hoạt động
như: xây dựng thông tin tuyển dụng hấp dẫn; tăng cường truyền thông tuyển dụng; sử dụng các công cụ tuyển dụng trực tuyến
- Bước 4: Tìm kiếm ứng viên Sau khi xác định nhu cầu nhân lực và xây dựng thương hiệu
tuyển dụng, tổ chức cần tìm kiếm ứng viên phù hợp Các tổ chức có thể tìm kiếm ứng viên thông qua các kênh khác nhau, chẳng hạn như: tuyển dụng nội bộ, bên ngoài, qua mạng xã hội
- Bước 5: Đánh giá ứng viên Tổ chức cần đánh giá ứng viên để lựa chọn được những ứng
viên phù hợp nhất với nhu cầu của tổ chức Các tổ chức có thể sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau, ví dụ như phỏng vấn, xem xét hồ sơ, kiểm tra năng lực
Trang 10- Bước 6: Tuyển dụng nhân tài Sau khi đánh giá ứng viên, tổ chức sẽ tuyển dụng những
ứng viên phù hợp nhất Các tổ chức cần đảm bảo rằng quá trình tuyển dụng được thực hiện công bằng và minh bạch
2 Thương hiệu tuyển dụng
Thương hiệu tuyển dụng (Employer Brand) là hình ảnh và danh tiếng mà một tổ chức xây dựng để thu hút và giữ chân nhân sự tài năng Nó là cách mà một công ty tự hiểu và được hiểu bởi cộng đồng, đặc biệt là ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại Thương hiệu tuyển dụng không chỉ tập trung vào việc quảng bá hình ảnh tổ chức với khách hàng mà còn tập trung vào việc tạo ra ấn tượng tích cực với người lao động
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một quá trình chiến lược, đòi hỏi sự đầu tư và quản lý cẩn thận từ phía tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh đặc trưng của mình đến người tìm việc và các ứng viên tiềm năng
Các yếu tố cấu thành thương hiệu nhà tuyển dụng:
- Tôn chỉ, mục đích, giá trị của tổ chức: Đây là những yếu tố cơ bản nhất tạo nên thương hiệu nhà tuyển dụng Tôn chỉ, mục đích, giá trị của tổ chức thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn, và những giá trị cốt lõi mà tổ chức theo đuổi Những yếu tố này sẽ giúp ứng viên hiểu được tổ chức là ai, tổ chức làm gì, và tổ chức theo đuổi những giá trị gì
- Tầm nhìn, chiến lược của tổ chức: Tầm nhìn, chiến lược của tổ chức thể hiện định hướng phát triển của tổ chức trong tương lai Những ứng viên có cùng tầm nhìn, chiến lược với tổ chức sẽ có nhiều khả năng gắn bó với tổ chức lâu dài
- Môi trường làm việc: Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng thu hút ứng viên Một môi trường làm việc hấp dẫn là một môi trường năng động, sáng tạo, có cơ hội thăng tiến,
và được đánh giá cao về văn hóa doanh nghiệp
- Chế độ đãi ngộ: Chế độ đãi ngộ bao gồm các yếu tố như lương thưởng, phúc lợi, chính sách thăng tiến, Một chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ giúp tổ chức thu hút và giữ chân nhân tài
- Cơ hội phát triển: Cơ hội phát triển là một yếu tố quan trọng giúp ứng viên gắn bó lâu dài với tổ chức Một tổ chức có nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên sẽ thu hút được những ứng viên có tham vọng và mong muốn phát triển bản thân