Khách hàngKhách hàng của công ty được chia thành 2 nhóm chính: Cá nhân, hộ gia đình, tập thể mua sản phẩm và dịch vụ. Các cơ quan, tổ chức mua số lượng lớn.Ảnh hưởng của khách hàng đến
BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG
Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân ngày càng tăng k攃Āo theo nhu cầu sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt Nền kinh tế tăng trưởng ổn định không có biến động lớn ảnh hưởng đến sức mua của sản phẩm vì chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu của tiêu dùng Từ đó, khả năng chi tiêu của người tiêu dùng được nâng lên
Thu nhập bình quân đầu người: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân cả nước được nâng cao, nhưng bên cạnh đó thì nền kinh tế của đại bộ phận Việt Nam cũng còn mức thu nhập trung bình và thấp nên việc kinh doanh các sản phẩm cận hạn sử dụng với giá rẻ nhưng chất lượng tốt sẽ cung cấp được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhiều người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm nay Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020 Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình Tuy nhiên, do dịch bệnh k攃Āo dài nên nền kinh tế của người dân cũng bị giảm xuống, chủ yếu mọi người thường chi tiêu vào những mặt hàng tiêu dùng có giá cả vừa và chỉ mua những sản phẩm cần thiết Người dân thắt chặt trong chi tiêu nhiều hơn, họ thường so sánh giá các sản phẩm với nhau rồi mới đưa ra quyết định mua hay không Đây chính là cơ hội để sản phẩm cận hạn sử dụng có thể dễ dàng thập nhập sâu vào thị trường ở Việt Nam bởi đặc tính là giá rẻ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng như bình thường.
Ngoài yếu tố thời gian thì các vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bảo quản hàng hóa Việt Nam có thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc kinh doanh sản phẩm theo từng mùa và là cơ hội cho nhiều dòng sản phẩm đa dạng được sản xuất và thâm nhập vào thị trường Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm có sự khác nhau khá lớn giữa các mùa, nên cần chú trọng các nhiệt độ và độ ẩm trong kho hay khu vực bảo quản hàng hóa để sản phẩm vẫn giữ nguyên chất lượng đến tay người tiêu dùng Chính vì vậy mà công ty phải bỏ ra một khoảng chi phí để lắp đặt các thiết bị làm lạnh để bảo quản hàng hóa
Các khu vực thành phố lớn ở Việt Nam có địa hình giao thông thuận tiện, đây là một ưu điểm rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn Điều này rất phù hợp với đặc tính sản phẩm cận hạn sử dụng, đây là một thuận lợi rất lớn trong việc kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng của công ty.
1.1.3 Môi trường nhân khẩu học
Vào năm 2021, dân số Việt Nam chiếm 1,24% dân số thế giới Trong đó, có 37,34% dân số sống ở thành thị (khoảng 36.346.227 người) Đến năm 2022, dân số của Việt Nam đang là 98.812.401 người (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc vào ngày 26/04/2021) Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Trong đó, dân số thành phố Hồ Chí Minh hiện tại đạt hơn 9 triệu người, là nơi có dân số đông nhất cả nước.
Trong năm 2021, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.246 người và đạt 98.564.407 người vào đầu năm 2022 Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người mỗi ngày trong năm 2021 Theo ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Việt Nam vào năm 2022 sẽ như sau:
4.175 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày.
1.765 người chết trung bình mỗi ngày.
260 người di cư trung bình mỗi ngày.
Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.150 người mỗi ngày trong năm 2022
Qua phân tích môi trường nhân khẩu học ở phía trên có thể thấy rằng ở Việt Nam có số lượng dân cư đông đúc và liên tục tăng trong những năm tới Vì có số lượng dân số đông nên việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm trên thực tế là rất lớn Đây được xem là một thị trường rất tiềm năng và có cơ hội để phát triển thị trường cao đối với ngành bán lẻ nói chung và ngành mới như bán lẻ sản phẩm cận hạn sử dụng.
1.1.4 Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hình thành thói quen, văn hóa tiêu dùng ở các khu vực thị trường khác nhau
Việt Nam là nước tự do về tôn giáo nên việc quảng cáo và phân phối sản phẩm không bị ràng buộc khắt khe như những nước ở châu Á khác Người Việt rất dễ chấp nhận những gì là mới mẻ chỉ cần cái mới đó phù hợp với cách sống, tư duy hay sở thích thì họ đều đón Người Việt Nam luôn có lối sống tiết kiệm và mong muốn có một cuộc sống đầy đủ và ấm no Họ thường thích những các sản phẩm có giá trị cao và được giảm giá, khi giảm giá sản phẩm thì họ sẽ đổ xô đi mua và có thể là mua rất nhiều Phần lớn người tiêu dùng hiện nay thường quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng có giá cả phải chăng Chính vì vậy mà thị trường sản phẩm cận hạn sử dụng sẽ có cơ hội xâm nhập vào thị trường Việt Nam khá nhiều và từng bước phát triển vững chắc, tạo cơ hội cho sự tăng trưởng kinh doanh của ngành công nghiệp của hàng tiêu dùng
1.1.5 Môi trường chính trị và pháp luật
Với sự hội nhập của kinh tế thế giới, hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang được sửa đổi để ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn trong việc tạo hành lang pháp lí cho các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chung cho tất cả các doanh nghiệp và kể cả người tiêu dùng Tạo niềm tin và duy trì sự ổn định cho các nhà đầu tư cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nền chính trị ổn định góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức 攃Āp về sự bất ổn chính trị, từ đó có các điều kiện cơ sở để phục vụ cho việc sản xuất Sự ổn định về chính trị là yếu tố thu hút một lượng lớn các đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, số lượng sản phẩm tồn kho nhiều hơn Dựa vào đó công ty sẽ có nguồn hàng đầu vào phong phú và nhiều hơn Số lượng hàng hóa đầu vào dễ dàng tìm kiếm và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng 1.1.6 Môi trường khoa học và công nghệ
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và khoa học kỹ thuật, các sản phẩm của các doanh nghiệp phần lớn đều được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại Chất lượng các sản phẩm đều được đảm bảo chất lượng một cách cao nhất. Với Những trang thiết bị hiện đại như ngày nay thì việc bảo quản hàng hóa tồn kho luôn đảm bảo chất lượng, chính vì vậy mà đối với những sản phẩm cận hạn sử dụng vẫn còn giữ nguyên giá trị về chất lượng và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố môi trường
Khoa học và công nghệ cũng giúp cho công ty dễ dàng quản lý các sản phẩm hàng hóa được nhập vào và xuất ra Ngoài ra, với công nghệ hiện nay thì việc truyền thông cũng trở dễ dàng hơn giờ hết, trong đó còn đẩy mạnh việc phân phối sản phẩm qua hình thức online và dễ dàng tiếp cận nhanh nhất đến với khách hàng Phù hợp với thời gian sử dụng còn ngắn hạn của sản phẩm cận hạn sử dụng, thì việc tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh nhất và tối ưu nhất là một lợi thế vô cùng lớn đối với công ty.
Môi trường vi mô
Nhà cung ứng của các cửa hàng GD Store là các doanh nghiệp thuộc ngành hàng sản xuất thực phẩm, có nhu cầu giải quyết vấn đề hàng tồn kho.
GD Store luôn hướng tới mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với các nhà cung ứng giúp thuận lợi trong quá trình mua bán Bộ phận thu mua sản phẩm của GD luôn tìm hiểu thị trường, theo dõi thường xuyên giá cả và nguồn cung ứng nhằm ổn định đầu vào cho cửa hàng
Tất cả các sản phẩm mà công ty nhập mua đều là của các nhà cung ứng có uy tín và chất lượng đảm bảo.
Vì là hệ thống các cửa hàng bán lẻ nên số lượng các nhà cung cấp của công ty sẽ trải dài trên cả nước và tương đối ổn định Từ đó tạo thêm nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, vừa đảm bảo nguồn cung vừa có cơ hội chọn được đối tác cung cấp sản phẩm phù hợp Sức 攃Āp từ nhà cung cấp cũng từ đó cũng sẽ hạn chế xảy ra.
Khách hàng của công ty được chia thành 2 nhóm chính:
Cá nhân, hộ gia đình, tập thể mua sản phẩm và dịch vụ.
Các cơ quan, tổ chức mua số lượng lớn. Ảnh hưởng của khách hàng đến doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố:
Số lượng khách hàng: Đối với khách hàng mua lẻ, mua tiêu dùng: Khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm, tốn ít chi phí trong tiêu thụ hơn, sản phẩm nhanh được biết đến vì thế khách hàng càng đông thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Đối với các cơ quan, tổ chức: Đây là nhóm khách hàng mua với số lượng lớn sản phẩm của doanh nghiệp, chính vì vậy sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các sản phẩm cận hạn sử dụng. Độ nhạy cảm về giá:
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức
2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua Chính vì vậy mà họ có rất nhiều những mối quan tâm về giá cả.
Khách hàng muốn mua với giá cả phải chăng phù hợp túi tiền
Nhà phân phối, cung ứng muốn lợi nhuận và được hưởng chiết khấu cao Vì vậy doanh nghiệp cũng cần định giá bán hợp lý, mức chiết khấu cho phù hợp, hoạch định chiến lược giá cho từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm
Đòi hỏi của khách hàng về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu về độ an toàn, uy tín thương hiệu
Người dùng ngày càng thông thái hơn và đòi hỏi về những chỉ tiêu an toàn, tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cũng ngày một cao hơn Khách hàng phản ứng cực kỳ nhạy cảm với các thông tin thúc đẩy tới vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn sẵn sàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế trường hợp ko tin tưởng vào sản phẩm cũ. Khách hàng cũng ưu tiên lựa mua các thương hiệu quen thuộc, với uy tín và được quảng cáo nhiều.
Việc xây dựng uy tín nhãn hàng dựa trên chất lượng và độ an toàn của sản phẩm có thể tương đối tốn k攃Ām, nhưng nó mang lại lợi ích lâu dài và vững bền cho doanh nghiệp, đặc biệt là vị trí trong tâm trí người tiêu dùng
Thông tin của khách hàng về sản phẩm
Khách hàng nắm rõ thông tin về sản phẩm thì sẽ tạo ra áp lực mặc cả lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà phân phối Áp lực về tâm lý khách hàng
Hiện nay, việc mua sản phẩm cận hạn sử dụng vẫn là mối lo ngại đối với nhiều người tiêu dùng Chính vì vậy mà công ty cần có những chiến lược đánh vào tâm lý để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm cận hạn sử dụng Bên cạnh đó, hiện tại trên thị trường cũng đã có một vài cá nhân phát sinh cũng kinh doanh mô hình tương tự.
Xác định cơ hội thị trường
Nhằm mục đích nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng và xác định cơ hội thị trường, nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến nhỏ “Khảo sát nhu cầu mua sản phẩm cận hạn sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam” thông qua nền tảng Google Form và nhận được phản hồi từ 100 đáp viên, kết quả như sau:
Có 94% người biết đến sản phẩm cận hạn sử dụng Điều này cho thấy khái niệm về sản phẩm cận hạn sử dụng đã được khá nhiều người tiêu dùng nhận biết.
Biểu đồ 1.1 Độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm cận hạn sử dụng
Trong đó có 47 lượt đánh giá cho rằng sản phẩm cận hạn sử dụng vẫn đảm bảo về chất lượng cho đến khi hết hạn sử dụng, 30 lượt đánh giá rằng thực phẩm cận hạn sử dụng thì có giá cả thấp và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, cũng có 15 lượt người dùng cho rằng chất lượng sản phẩm có thể bị giảm sút và 12 lượt đánh giá cho rằng sản phẩm cận hạn sử dụng không tốt cho sức khỏe
Bên cạnh đó cũng vẫn còn một số ý kiến khác về sản phẩm cận hạn sử dụng như là sử dụng sản phẩm cận hạn sử dụng giúp giảm thiểu số lượng sản phẩm bị bỏ đi, giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường,…
Bạn nghĩ gì về sản phẩm cận hạn sử dụng 0
Chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo cho đến khi hết hạn Giá cả thấp, tiết kiệm chi phí
Chất lượng có thể bị giảm sút Không tốt cho sức khoẻ Khác
Biểu đồ 1.2 Cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm cận hạn sử dụng
Từ kết quả trên, ta có thể thấy rằng, hơn nửa số đáp viên có cái nhìn tích cực về sản phẩm cận hạn sử dụng Tuy nhiên thì vẫn có một lượng người tiêu dùng vẫn có những suy nghĩ tiêu cực về sản phẩm cận hạn sử dụng Đây chính là cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với công ty của chúng tôi. Đặt đáp viên vào trường hợp nếu sản phẩm cận hạn sử dụng được giảm với mức giá từ 50% thì mức độ sẵn sàng của họ như thế nào, ta thu được kết quả như sau:
Có 37% người tiêu dùng sẵn sàng mua thực phẩm cận hạn sử dụng với giá ưu đãi.
Có 40% người tiêu dùng có khả năng sẽ mua sản phẩm cận hạn sử dụng với giá ưu đãi.
11% còn đang ngập ngừng về lựa chọn của mình.
9% khách hàng có lẽ sẽ không mua và 3% còn lại chắc chắn sẽ không mua sản phẩm cận hạn sử dụng.
Từ kết quả trên, ta thấy rằng cơ hội kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng tại thị trường Việt Nam là tương đối khả quan.
Trên cơ sở bối cảnh môi trường đã được phân tích trên, nhóm nhận ra để phát triển bền vững trong thị trường còn mới như vậy thì công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hơn về sản phẩm cận hạn sử dụng
Thị trường bán lẻ sản phẩm cận hạn sử dụng là một thị trường mới, có nhiều tiềm năng phát triển Xu hướng bảo vệ môi trường cũng đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm hơn nên nhóm tin tưởng vào việc phát triển mô hình kinh doanh này là tương đối khả thi Việc môi trường mới giúp công ty giảm đi những gánh nặng về đối
Biểu đồ 1.3 Ý định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm cận hạn sử dụng thủ cạnh tranh, tuy nhiên thì việc giới thiệu loại hình kinh doanh mới này sẽ càng phải được đẩy mạnh và phổ biến nhiều hơn.
Công ty chúng tôi sẽ luôn tìm cách đảm bảo chất lượng và sự bảo quản các sản phẩm là thực phẩm cận hạn sử dụng thông qua hệ thống cửa hàng với cơ sở vật chất đảm bảo Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của kỹ thuật công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng cao Điều này giúp giảm những sự thay đổi về tính chất sản phẩm qua thời gian.
PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Phân tích ngành
Chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, người tiêu dùng cũng dần có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe Và với tình hình dịch bệnh vẫn còn tồn tại, không chắc chắn an toàn ở Việt Nam nên mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là sức khỏe và an toàn vẫn là mối quan tâm lớn nhất của các hộ gia đình, điều này có khả năng ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng
Với thị trường ngành FMCG tương đối lớn, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, cũng như nhu cầu ngày càng cao Đây là lý do mà cạnh tranh trong ngành này ngày một cao hơn và nhà sản xuất cũng như chủ kinh doanh tại các cửa hàng kinh doanh FMCG cần định hướng rõ ràng và đưa ra cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Và dưới tác động của đại dịch Covid- 19, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi theo từng giờ của thị trường bán lẻ nói chung và ngành hàng tiêu dùng nhanh nói riêng FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020 FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm ngoái:
Ở 4 thành thị, năm 2020 tăng 10% tổng giá trị; trong khi năm 2021 chỉ tăng 4%. Ở nông thôn, chỉ số tăng trưởng gần như tự: năm 2020 tăng 10% và 2021 tăng 5%.
Về khối lượng mua hàng, ở 4 thành thị sức mua “đóng băng” ở mức 0% và ở nông thôn chỉ tăng 1%.
Xuất hiện sự tăng trưởng chậm này là do dịch bệnh tác động đến tâm lý chi tiêu trong ngắn hạn của người dân Cuối năm 2020, dịch Covid lần đầu tiên bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, người dân đổ xô đi mua thực phẩm – đồ dùng để tích trữ Giá thanh toán bình quân trên mỗi giỏ hàng tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 4 năm qua.Bước sang năm Covid thứ 2, mọi thứ đã được xoa dịu FMCG quay đầu tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020.
Cụ thể chỉ số của các ngành hàng tiêu biểu như:
Năm 2021, Đường đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu nhờ tăng trưởng bình quân +30%, giá bán tăng +24%, khối lượng người mua trung bình 18kg/ năm) 2 nguyên nhân khiến đường trở thành mặt hàng “hot”:
Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều sản phẩm đường có thương hiệu và chấp nhận mức giá cao hơn.
Nhà sản xuất, nhà bán lẻ tăng giá sản phẩm do giá dầu thô leo thang, đẩy chi phí sản xuất ngày càng tăng và nguồn cung thiếu hụt.
Về ngành thực phẩm đóng gói và sữa
Trong năm 2021, thực phẩm đóng gói và sữa tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thị trường ở cả 4 thành phố trọng điểm và khu vực nông thôn.
% Giá trị thực phẩm đóng gói ở thành thị tăng 14%, ở nông thôn là 12%
Sữa ở thành thị tăng trưởng 5% và ở nông thôn tăng vọt lên 11%
Về ngành đồ uống Đồ uống chịu tác động tiêu cực trong làn sóng 4 của đại dịch, đặc biệt là ở Nông thôn -8% và ở thành thị
Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị mini hoặc trực tuyến tục giành được sự ưu ái của người tiêu dùng giữa các thời kỳ giãn cách xã hội Cùng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, các kênh này ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh bán lẻ hiện nay ở khu vực thành thị.
Bức tranh tương tự cũng được quan sát ở các khu vực Nông thôn với sự mở rộng của các kênh mới nổi như siêu thị mini và trực tuyến -2%.
Hình 2.1 Chi tiêu FMCG cho tiêu dùng nội địa tăng mạnh
Bên cạnh đó thì FMCG lên ngôi khi: Làn sóng Covid lần thứ 4 cùng với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong thời gian khá dài, nhu cầu mua mang về và tích trữ dâng cao dẫn đến việc chi tiêu cho FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) tăng vọt. Tuy nhiên không phải danh mục nào trong ngành FMCG cũng tăng trưởng mạnh. Thực phẩm đóng gói được mua nhiều nhất Tiếp theo lần lượt là dụng cụ hỗ trợ nấu ăn, thực phẩm tiện lợi, sữa và các mặt hàng liên quan đến vệ sinh, chăm sóc nhà cửa. Trong khi đó, sản phẩm chăm sóc cá nhân, làm đẹp và nước ngọt – đồ uống có cồn lại giảm.
FMCG đang trên đà tăng trưởng 4,9% (Số liệu từ Tổng cục thống kê đo lường trong 6 tháng đầu năm) và được dự báo sẽ tiếp tục tỏa sáng trong năm 2022 Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình Covid, FMCG sẽ có các kịch bản tăng trưởng khác nhau như sau:
Tần suất đi mua sắm ít hơn nhưng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi chuyến đi Điều này cho thấy cả thách thức và cơ hội đối với các thương hiệu trong việc thu hút người mua sắm tại các cửa hàng.
Mặc dù người dân đang chi tiêu nhiều hơn, nhưng họ không mua nhiều danh mục hàng hóa hơn mà chủ yếu chỉ tập trung vào thực phẩm, sữa, dụng cụ, nấu ăn, chăm sóc nhà cửa,… Tuy nhiên, danh sách này có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới vì vaccine ngừa Covid đang được phủ rộng và mọi người bắt đầu làm quen với giai đoạn bình thường mới
Các thương hiệu gặp khó khăn hơn để duy trì mức độ trung thành của người mua.Giải pháp đề ra là liên tục đổi mới sản phẩm để giữ chân người tiêu dùng gắn bó với nhãn hàng Với cuộc sống bận rộn và dịch bệnh hiện tại, xu hướng tiêu dùng trực tuyến chắc chắn sẽ dần trở thành xu hướng lớn tại Việt Nam nhờ sự tiện lợi và đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tiêu dùng của người Việt.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: thị trường ngành bán lẻ
Bao gồm những địa điểm bán các loại thực phẩm đóng gói và nước giải khát đóng chai như: các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạo hóa, chợ … Đây đều là những nơi cung cấp các loại thực phẩm đóng gói thiết yếu với các chủng loại sản phẩm đa dạng như: bánh, kẹo, nước ngọt, sữa, thực phẩm ăn liền đóng gói, … Thị trường này đang được phân làm 2 nhóm chính như sau:
Nhóm thứ nhất: gồm các địa điểm bán lẻ truyền thống là chợ, tạp hóa Đây là nơi thu hút tập khách hàng mục tiêu lớn ở nông thôn và những người có thu nhập thấp, phân khúc khách hàng ở khu vực thành thị chiếm phần nhỏ vì có những khách hàng mua số lượng ít sẽ lựa chọn tạp hóa hay chợ với mức giá được cho là thấp hơn so với các địa điểm bán lẻ hiện đại Các sản phẩm ở các địa điểm này ngày càng được cập nhật đa dạng hơn và còn được bán với mức giá phải chăng, phù hợp với hầu hết phân khúc mà ngành bán lẻ nhắm đến Nhóm đối thủ này chưa có chiến lược bán cho các sản phẩm cận hạn sử dụng, thậm chí là không quan tâm đến vì thông thường các địa điểm này sẽ nhập một số lượng hàng hóa vừa đủ với khả năng bán hàng của mình, sẽ nhập thêm nếu hết hàng, trong trường hợp hàng còn tồn và hết hạn sử dụng sẽ tiến hành vứt đi hoặc hủy bỏ.
Nhóm thứ 2: bao gồm các địa điểm bán lẻ hiện đại là các trung tâm thương mại, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi Các địa điểm bán này có quy mô lớn, chất lượng dịch vụ cao, cung cấp nhiều sự tiện ích cho người tiêu dùng và cung cấp rất nhiều mặt hàng thực phẩm khác nhau Đa số các điểm bán lẻ này sẽ tập trung ở các khu vực thành phố lớn tại Việt Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội Tuy giá cả được đánh giá là cao hơn so với các điểm bán lẻ truyền thống nhưng với nhiều dịch vụ hỗ trợ, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đặt biệt là việc hợp tác với các sản thương mại điện tử để cung cấp dịch vụ mua sắm online, đây là những lí do mà khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn mua các thực phẩm thiết yếu tại các địa điểm này nhiều hơn Hàng cận hạn sử dụng tại các địa điểm này cũng được quan tâm để đẩy mạnh bán nhanh, đối với các loại thực phẩm và đồ uống đóng gói/ đóng chai còn hạn sử dụng khoảng 1 tháng sẽ được xúc tiến bán bằng các chương trình khuyến mãi cực sốc là giảm lên đến 50%/ 1 sản phẩm Tuy nhiên, các dịp khuyến mãi này diễn ra không thường xuyên và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không đủ để đáp ứng nhu cầu của số lượng lớn các khách hàng có lối sống tiết kiệm. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là một hình thức còn khá mới mẻ tại Việt Nam Tuy nhiên, trên thị trường cũng đã xuất hiện một số cửa hàng hoặc tài khoản cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này, đa dạng các hình thức như: bán trực tiếp, bán online, bán trên các sàn thương mại điện tử.
Kênh bán trực tiếp: Các dịp bán các sản phẩm cận hạn sử dụng với giá sốc tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị như: Co.opmart, Bách hóa xanh,… Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một cửa hàng/ tổ chức nào chỉ kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng trực tiếp tại điểm bán nhất định, chỉ dừng lại ở hình thức bán hàng cận hạn sử dụng với mục đích là bán hết hàng tồn kho để tối đa lợi nhuận thu được
Kênh bán online: Siêu thị BigC và chương trình mua sữa cận hạn sử dụng tại SieuThiBigC.Vn Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh phát triển nhất là các nhóm và các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội chuyên thu gom và mua bán hàng cận hạn sử dụng như: HỘI SALE - GIẢI CỨU HÀNG TỒN KHO & CẬN DATE & THANH LÝ, HÀNG CẬN DATE | Sale các loại,… mua bán đa dạng các loại thực phẩm đóng gói cận hạn sử dụng với giá rất rẻ và thu hút rất nhiều người tham gia, đặt biệt là các chị em phụ nữ nội trợ.
Các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada
Các tài khoản Shopee: Siêu Thị Hàng Cận Date - cung cấp các thực phẩm ăn liền đóng gói (mì, phở, miến,…) cận date, sieuthithucung - bán các loại sữa bột cận date, …
Các tài khoản Lazada: Sữa An Linh, Cute Pets - Pet Shop Hà Nội,… CácShop này chủ yếu bán các sản phẩm sữa bột cận hạn sử dụng hoặc hết hạn sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là làm thức ăn cho thú cưng, vật nuôi và làm mồi nhử để câu cá, tưới cây,…
Phân tích khách hàng
Ngành thực phẩm và đồ uống chiếm phần lớn nhất trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng là 11% (năm 2017 - 2019) và vẫn có xu hướng tăng bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 Đô thị hóa đã tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt, với những thiết bị bảo quản sản phẩm tốt, người tiêu dùng hiện nay đã không ngần ngại chi nhiều cho sản phẩm của ngành FMCG. Chân dung khách hàng:
Với giá cả cũng như chất lượng sản phẩm của ngành FMCG thì có thể thấy chân dung khách hàng mục tiêu thường sẽ là những người lao động, sinh viên, phụ nữ nội trợ … Những người có mức thu nhập trung bình thấp sẽ là những đối tượng khách hàng lớn của các doanh nghiệp trong ngành hàng này.
Nhu cầu của khách hàng:
Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình: với sự đa dạng chủng loại thì sản phẩm FMCG là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những gia đình nhiều thế hệ ở Việt Nam.
Nhu cầu tìm kiếm sự tiện lợi; dễ chế biến và sử dụng, cũng như không tốn thời gian là những ưu tiên hàng đầu của hầu hết người tiêu dùng hiện đại vì tính chất bận rộn của công việc, học tập,… nên họ cần 1 bữa ăn ngon, đủ no mà không cần bỏ ra quá nhiều thời gian.
Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm với giá cả phải chăng: các sản phẩm của ngành hàngFMCG hầu hết đều có giá cả rẻ, phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng ViệtNam.
SÁNG TẠO Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
“Hàng cận date” là tên gọi chỉ những hàng hóa sắp hết hạn sử dụng Hàng cận date tiếng anh là “goods close to date” có nghĩa là hàng gần hết hạn sử dụng tốt Có thể thời hạn sử dụng chỉ còn vài ngày hoặc vài tháng Hầu hết nhiều người vẫn quan niệm rằng hàng cận hạn sử dụng là hàng có chất lượng k攃Ām, không sử dụng được Tuy nhiên, theo những đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này cho thấy đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, lãng phí tiền bạc và vật chất Hàng cận hạn sử dụng không phải là hàng tồn kho hết hạn sử dụng.
Thực tế, ngày sản xuất và hạn sử dụng dùng để chỉ chất lượng của sản phẩm, được nhà sản xuất áp dụng nhằm nói rõ sản phẩm sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong khoảng thời gian nào Điều này nghĩa là, các sản phẩm chỉ không sử dụng hiệu quả khi đã qua thời hạn ghi trên bao bì, còn trong khoảng thời gian trước ngày hạn kể cả trước một ngày chúng ta vẫn có thể sử dụng bình thường Có thể hiểu rằng, một sản phẩm có hạn sử dụng đến ngày 20 thì không thể nào nó mất hiệu quả ngay trong ngày 21, nhà sản xuất luôn tính toán đủ khoảng thời gian để sản phẩm đó sử dụng an toàn, chính vì thế mọi người có thể yên tâm sử dụng các loại hàng hóa cận hạn sử dụng.
Tuy nhiên, vì lý tâm lý e ngại với các loại hàng hóa cận hạn sử dụng của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tạp hoá, thực phẩm thường không nhận hàng từ nhà sản xuất trừ khi nó còn hạn trên 30 ngày tùy vào loại sản phẩm Những hàng cận hạn sử dụng, hàng tồn kho gần hết hạn sử dụng đó là vấn đề nan giải với nhiều nhà sản xuất Xử lý những mặt hàng này phải thực sự tinh tế và kh攃Āo l攃Āo nếu không sẽ đem lại tổn thất nhất định cho doanh nghiệp Với phương châm giảm thiểu lãng phí thực phẩm, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tối đa những khó khăn từ việc xử lý hàng hóa quá hạn, mô hình cửa hàng bán thực phẩm cận hạn sử dụng “Công ty Cổ phần kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng Goods Date (GD)” được ra đời Thay vì nhà sản xuất phải hủy bỏ thì
GD sẽ thu gom về và bán với giá chiết khấu các sản phẩm này.
Một sản phẩm an toàn là khi chất lượng được đảm bảo tốt nhất có thể GD sẽ sắp xếp và bày bán hàng cận hạn sử dụng trước ngày hết hạn sử dụng từ 1 ngày đến 30 ngày tuỳ vào loại sản phẩm với mức giá giảm từ 30% - 70% giá gốc ban đầu Người tiêu dùng thấy date còn ngắn e ngại, nhưng khi thấy giá rẻ hơn nhiều sẽ có suy nghĩ lại, đây là tâm trạng chung, người tiêu dùng hầu như ai cũng vậy Bạn có dám bỏ ra một số tiền tương đương giá gốc mà mua một mặt hàng gần hết date không? Nhưng khi nó giảm xuống 30%, 50%, hay thậm chí 70% tùy vào loại hàng hóa thì tất nhiên cần phải suy nghĩ lại.
MÔ TẢ VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM
Mô tả công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại Goods Date (GD)
Người sáng lập: gồm 5 thành viên trong nhóm Dự án được lãnh đạo bởi các cổ đông đồng sáng lập, với Founder là Nguyễn Thị Vân Anh và những nhà đồng sáng lập: Nguyễn Thị Huỳnh Như, Trương Thị Thu Phương, Võ Thị Tường Vi, Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
Goods Date sẽ thu mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất ngành hàng FMCG Và mở các cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng cận hạn sử dụng cho người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong thời gian ngắn hoặc sử dụng liền Các sản phẩm sẽ đượcGOODS DATE đảm bảo chất lượng và người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm giống như trên thị trường cung cấp nhưng Goods Date sẽ cung cấp với mức giá rẻ hơn, các sản phẩm sẽ được giảm từ 30 - 70% tùy vào loại sản phẩm.
Căn cứ vào luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về công ty cổ phần theo đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập. Đặc điểm của công ty cổ phần
Phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa;
Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, việc mua cổ phần là cách chính để góp vốn vào công ty cổ phần;
Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn đã góp;
Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn.
Ngoài ra còn có những đặc điểm khác về điều kiện của công ty cổ phần. Ưu nhược điểm của loại hình công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản cũng như nghĩa vụ khoản nợ,… theo vốn điều vệ nên mức độ rủi ro không cao;
Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa Điều này rất thuận lợi khi mở rộng kinh doanh phát triển công ty;
Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – Đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác.
Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích;
Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
Mô tả sản phẩm
Bạn có hiểu về hàng cận hạn sử dụng?
“Hàng cận date” là tên gọi chỉ những hàng hóa sắp hết hạn sử dụng Hàng cận hạn sử dụng tiếng anh là “goods close to date” có nghĩa là hàng gần hết hạn sử dụng tốt Có thể thời hạn sử dụng chỉ còn vài ngày hoặc vài tháng.
Hàng cận hạn sử dụng có chất lượng tốt hay không?
Hầu hết nhiều người vẫn quan niệm rằng hàng cận hạn sử dụng là hàng có chất lượng k攃Ām, không sử dụng được Tuy nhiên, theo những đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này cho thấy đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, lãng phí tiền bạc và vật chất Hàng cận hạn sử dụng không phải là hàng tồn kho hết hạn sử dụng.
Giá hàng cận hạn sử dụng có thực sự tốt?
Goods Date sẽ sắp xếp và bày bán hàng cận hạn sử dụng trước ngày hết hạn sử dụng từ 1 ngày đến 30 ngày tuỳ vào loại sản phẩm với mức giá giảm từ 30% - 70% giá gốc ban đầu Người tiêu dùng thấy date còn ngắn e ngại, nhưng khi thấy giá rẻ hơn nhiều sẽ có suy nghĩ lại, đây là tâm trạng chung, người tiêu dùng hầu như ai cũng vậy. Bạn có dám bỏ ra một số tiền tương đương giá gốc mà mua một mặt hàng gần hết date không? Nhưng khi nó giảm xuống 30%, 50%, hay thậm chí 70% tùy vào loại hàng hóa thì tất nhiên cần phải suy nghĩ lại.
Nguồn hàng cận hạn sử dụng có đảm bảo uy tín?
Những hàng cận hạn sử dụng, hàng tồn kho gần hết hạn sử dụng đó là vấn đề nan giải với nhiều nhà sản xuất Xử lý những mặt hàng này phải thực sự tinh tế và kh攃Āo l攃Āo nếu không sẽ đem lại tổn thất nhất định cho doanh nghiệp Với phương châm giảm thiểu lãng phí thực phẩm, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tối đa những khó khăn từ việc xử lý hàng hóa quá hạn, mô hình cửa hàng bán thực phẩm cận hạn sử dụng “Công ty cổ phần thương mại Goods Date (GD)” được ra đời Thay vì nhà sản xuất phải hủy bỏ thì Goods Date sẽ thu gom về và bán với giá chiết khấu các sản phẩm này Vì vậy, nguồn hàng luôn đảm bảo chất lượng và là hàng chính hãng, Goods Date nói không với hàng nhái, hàng k攃Ām chất lượng nên khách hàng có thể yên tâm tiêu dùng các loại hàng hóa tại Goods Date.
Sứ mệnh
Goods Date sẽ trở thành nơi phát triển cộng đồng, chia sẻ nâng cao kiến thức về hàng cận hạn sử dụng an toàn, hướng dẫn khách hàng dùng thực phẩm một cách đúng đắn, hợp lý.
Bắt nguồn từ nhu cầu quan tâm về sức khỏe của con người, nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xu hướng tiêu dùng sản phẩm “xanh”, Goods Date mong muốn đem đến cho khách hàng những điều tốt đẹp thông qua những sản phẩm hàng cận hạn sử dụng mang giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao nhưng với mức giảm 30 - 70% giá gốc ban đầu.
Goods Date trở thành cầu nối của các doanh nghiệp với người tiêu dùng chung tay vì sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Đồng thời, phối hợp truyền thông để giúp mọi người nhận thức sâu rộng về hàng cận hạn sử dụng.
Khi đến với cửa hàng Goods Date, khách hàng có thể an tâm về chất lượng các loại sản phẩm vì chúng được chọn lọc hàng ngày Đến với chúng tôi, người tiêu dùng có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng cao nhưng với mức giá giảm 30 - 70%.
Tầm nhìn
Goods Date hướng đến trở thành Công ty cung cấp các sản phẩm, hàng hóa cận hạn sử dụng nhưng lợi ích mang lại rất cao và giá cả tốt nhất trên thị trường, là nơi để người tiêu dùng thông minh có lựa chọn bằng niềm tin tuyệt đối.
Tầm nhìn của Goods Date là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt, từ offline đến online nhằm phục vụ các sản phẩm/dịch vụ thiết yếu, có tần suất sử dụng hàng ngày cho người tiêu dùng Việt Nam Trong tương lai, Goods Date sẽ sở hữu nền tảng tích hợp tất cả dịch vụ thiết yếu với người tiêu dùng, qua đó giúp chính người tiêu dùng sử dụng dịch vụ sản phẩm với giá cả rẻ hơn.
Goods Date đảm bảo nguồn cung các loại sản phẩm một cách đa dạng với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về dinh dưỡng, sự tiện lợi, an toàn và thân thiện môi trường.
Triết lý kinh doanh
Với slogan: “Hãy cảm ơn thực phẩm và cởi mở với hàng cận date” Goods Date luôn chú trọng thực hiện những hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng chính là triết lý kinh doanh mang tính lâu dài, bền vững của doanh nghiệp Cụ thể là cung cấp các sản phẩm hàng cận hạn sử dụng có giá trị cao cho cộng đồng, xã hội, đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm sử dụng hàng cận hạn sử dụng với mức giá giảm 30 - 70% tùy vào loại sản phẩm.
PHÂN TÍCH KHẢ THI
Khả thi sản phẩm
Hàng cận hạn sử dụng là những sản phẩm gần với hạn sử dụng Về nguyên tắc,nếu dùng trước ngày hạn ghi trên bao bì thì vẫn đảm bảo an toàn và có hiệu lực điều trị Bởi việc định ra hạn sử dụng trước khi lưu hành trên thị trường đã được nhà sản xuất tính toán, nghiên cứu dựa trên sự ổn định của hoạt chất Chỉ khi nào sản phẩm đã hết hạn (tức là từ sau ngày ghi trên bao bì) thì mới không nên sử dụng nữa vì lúc đó hoạt lực điều trị đã giảm đi khá nhiều hoặc không còn hoạt tính.
Tại một cửa hàng tạp hóa ở Milan (Ý), thực phẩm càng ở lâu trên kệ thì càng rẻ nhờ thẻ giá điện tử tự động điều chỉnh bằng thuật toán Cửa hàng là một trong những cơ sở tiên phong áp dụng công nghệ của Wasteless - một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Israel - nhằm mục đích giúp giảm thiểu rác thải thực phẩm tại các siêu thị Ý tưởng cơ bản không phải là mới khi nhiều cửa hàng có các khu vực hoặc kệ giảm giá bán các mặt hàng “cận date” Nhưng chúng thường không đa dạng, vì cửa hàng khó quản lý các sản phẩm đang luân chuyển và nhiều người mua sắm dễ bỏ qua sản phẩm Với hệ thống mới, các sản phẩm trở nên nổi bật ở vị trí ban đầu của chúng Sữa chua hết hạn trong ngày có thể nằm ngay cạnh sữa chua hết hạn sau đó hai tuần, với các nhãn điện tử tự động phản ánh sự khác biệt về ngày hết hạn và giá cả
Khi cửa hàng Iper bắt đầu sử dụng công nghệ này vào năm 2020, có 41% người mua sắm đã chọn sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn hơn Ở Mỹ và Canada, ứng dụng Flashfood thể hiện những cửa hàng tạp hóa đối tác trong khu vực Khi khách truy cập vào cửa hàng, họ có thể xem thực phẩm nào sắp hết hạn sử dụng và mức giảm giá tương ứng Dữ liệu của Flashfood hiện bao phủ khoảng 1.200 siêu thị vào năm 2021 và công ty dự kiến sẽ tăng gấp đôi con số đó trong năm 2022 Đối với các công ty khởi nghiệp trong thị trường thực phẩm “cận date”, họ muốn thúc đẩy doanh số bán hàng, đồng thời góp sức giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm toàn cầu
Bên cạnh đó, sau khi hàng hóa hóa bị hết hạn sử dụng, doanh nghiệp cần làm các thủ tục để hủy số hàng đó Trong khi đó, thủ tục huỷ hàng hết hạn sử dụng rất phức tạp và còn tồn đọng rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc ô nhiễm môi trường.
Báo cáo Chỉ số Chất thải Thực phẩm năm 2021 của UNEP ước tính 931 triệu tấn chất thải thực phẩm đã được tạo ra trong năm 2019, chiếm 17% sản lượng lương thực toàn cầu 60% số này xuất phát ở các hộ gia đình, phần còn lại đến từ những cơ sở bán lẻ và dịch vụ thực phẩm.
Theo báo cáo Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trong năm 2020 của Liên Hợp Quốc, khoảng 811 triệu người trên toàn thế giới đang rơi vào cảnh bị đói, tăng 160 triệu người so với năm 2019.
Tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,37 tỷ người tại các nước đang phát triển, bao gồm châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và vùng Caribe.
Việc thế giới bị nạn đói hoành hành có thể liên quan đến đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ tình trạng lãng phí và thất thoát lương thực.
Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực an ninh lương thực ReFED tiết lộ35% lượng lương thực tại Mỹ, tương đương 2% GDP của quốc gia này, không tiêu thụ được trong năm 2019.
Tại Trung Quốc, cuộc khảo sát của Đại hội nhân dân nước này ước tính lượng chất thải thực phẩm tại các thành phố hàng năm dao động từ 17-18 triệu tấn Chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành luật chống lãng phí thực phẩm vào tháng 4/2021.
Tại Nhật Bản, lượng chất thải thực phẩm là khoảng 6 triệu tấn Theo Inger Andersen, lãnh đạo của UNEP, 8-10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu đến từ tình trạng thất thoát và lãng phí lương thực.
Mô hình khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng được ra đời là giải pháp xử lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp, giúp giảm thiểu những khó khăn về việc huỷ sản phẩm cận hạn sử dụng và hướng tới việc bảo vệ môi trường của trái đất thịt thực vật hướng tới cuộc sống xanh cho tương lai.
Lợi ích: “Người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm với chi phí thấp hơn, vừa tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm từ đó vừa có thể hướng tới việc giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường”.
Hình thức: Là mô hình các chuỗi cửa hàng thực phẩm kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng với tiêu chí giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc và xuất sứ rõ ràng.
Thị trường mục tiêu: Hướng tới các đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, công nhân,… những đối tượng có thu nhập nằm ở mức trung bình trở xuống hoặc các bà nội trợ muốn tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Khả thi ngành/ thị trường mục tiêu
5.2.1 Sức hấp dẫn của ngành
Theo báo cáo của iiMedia Research Consulting, ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn sử dụng (cận hạn sử dụng) ở Trung Quốc đạt quy mô thị trường 5 tỷ USD vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng 6% mỗi năm cho đến 2025 Nhiều phương thức mới đã giúp thị trường phát triển, từ việc bán hàng trong siêu thị và cửa hàng tiện lợi, sản phẩm "cận hạn sử dụng" trở nên sẵn có trên các nền tảng trực tuyến, đồng thời thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp chuyên bán các mặt hàng sắp hết hạn Một người dùng trên nền tảng Weibo giải thích: “Vì đồ ăn nhẹ nhập khẩu quá đắt, mọi người mua chúng gần ngày hết hạn để có giá rẻ hơn”.
Mặc dù tại Việt Nam, ngành kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng chưa phổ biến, tuy nhiên theo xu hướng thị trường tại các nước bạn thì thị trường ngách này là một thị trường đáng được quan tâm và có thể sẽ phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đang ngày càng quan tâm tới các vấn đề về bảo vệ môi trường Trong đó thì việc sử dụng sản phẩm cận hạn sử dụng sẽ giải quyết một khối lượng lớn thực phẩm phải tiêu huỷ vì hết hạn trong thời gian gần. Đây là một ngành trẻ xuất hiện khá sớm trong chu kỳ sống Đánh giá mô hình kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng chiếm phần nhỏ trong ngành công nghiệp thực phẩm Phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, kinh tế toàn cầu.
5.2.2 Sức hấp dẫn của thị trường mục tiêu
Thị trường kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng tại các nước phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ khá phổ biến nhưng đối với thị trường trong nước như Việt Nam còn khá mới mẻ Trong tương lai, thị trường Châu Á cũng sẽ là thị trường tiềm năng, vô cùng hấp dẫn khi mà vấn đề về tiết kiệm nguồn nguyên liệu và bảo vệ môi trường đang ngày càng được quan tâm.
Khả thi của tổ chức
5.3.1 Năng lực quản lý Ý tưởng kinh doanh sản phẩm cận hạn sử dụng được phác thảo khả năng thành công dựa vào nhóm khởi nghiệp có niềm đam mê và sẵn sàng đổi mới, cùng nhau phát triển kinh tế và xã hội Đội ngũ chủ lực là những cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, có chuyên môn trong việc nắm bắt xu hướng thị trường cũng như định hướng chiến lược doanh nghiệp
Có đội ngũ kinh doanh nhiệt huyết và sáng tạo.
Đội ngũ công nghệ lớn mạnh tận dụng từ mối quan hệ của Founder.
Có đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, mang đến cho các khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi đến các chuỗi cửa hàng.
Số lượng nhà cung cấp nguồn thực phẩm lớn.
Có giấy ph攃Āp kinh doanh và đảm bảo tính pháp lý trong kinh doanh.
Khả thi tài chính
5.4.1 Tổng số tiền khởi động cần thiết
Tổng vốn đầu tư kinh doanh: 15,5 tỷ đồng.
Vốn đầu tư ban đầu là: 2,5 tỷ đồng để thuê mặt bằng kinh doanh (hệ thống 10 cửa hàng có diện tích tối thiểu 150m2), nhập hàng hoá, nghiên cứu về công nghệ quản lý, lương nhân viên,…
Doanh thu dự kiến năm đầu là 52 tỷ đồng và năm hai là 56 tỷ đồng.
Dự tính thời gian thu hồi vốn là trong vòng 1 năm đầu.
5.4.2 Ước tính hiệu suất tài chính các doanh nghiệp đã thành lập
Công ty Daily Table tại Mỹ đã hoạt động từ tháng 06 năm 2015 và rất thành công tại thị trường trên các siêu thị và là nguyên liệu ưa chuộng của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như Burger King, McDonald’s, KFC tại Châu Âu Doanh thu tăng lên mức 40,2 tỷ USD trong quý 1, so với mức 12,8 triệu USD so với cùng kỳ năm 2018.
Cửa hàng sản phẩm cận hạn sử dụng Hotmaxx đầu tiên tại Trung Quốc được mở vào năm 2016 tại Thượng Hải và nhanh chóng trở thành thành chuỗi Hotmaxx đã ký thỏa thuận với hơn 500 thương hiệu thực phẩm trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng hệ thống 80 cửa hàng khắp các khu tài chính và dân cư Chuỗi cửa hàng này có doanh thu là 160,33 tỷ đồng trong quý 1 năm 2020 và tăng lên mức 180,52 tỷ đồng trong quý 2 năm 2020 Dự báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn sẽ tăng đều trong thời gian tới.
Tại thị trường Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh hàng cận hạn sử dụng và công bố về doanh thu của sản phẩm, tuy nhiên thì mức lợi nhuận từ ngành hàng này vẫn rất đáng mong đợi.
5.4.3 Sức hấp dẫn tài chính tổng thể của doanh nghiệp khởi nghiệp dự kiến
Yếu tố tài chính gắn liền với cơ hội kinh doanh đầy triển vọng, dự kiến sau 1,5 năm hoạt động nếu lợi nhuận tăng lên đạt đến mức hòa vốn ở mức dự kiến thì sẽ mở rộng quy mô cửa hàng về cả số lượng và danh mục sản phẩm kinh doanh Mục tiêu sẽ tạo thành 1 chuỗi siêu thị cận hạn sử dụng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Công ty cũng dự kiến đặt mục tiêu bán hàng sẽ đạt được doanh thu 50 tỷ đồng/năm, sau khoảng từ 5 năm đầu tiên kinh doanh Hy vọng sẽ có số lượng lớn các khách hàng trung thành từ các khách hàng có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm chi phí Có nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp đáng tin cậy
Nếu lợi nhuận ở giai đoạn sau thấp hơn so với dự kiến và đối thủ cạnh tranh chen chân vào sau tăng nhiều thì cửa hàng sẽ xây dựng chiến lược mới: Rút lui khỏi thị trường bằng cách chuyển nhượng lại cửa hàng cho các chủ kinh doanh khác và số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ dùng để đầu tư vào lĩnh vực khác.
MÔ HÌNH KINH DOANH
Phân khúc khách hàng (STP)
Goods Date phân khúc thị trường tiêu dùng dựa trên bốn danh mục: nhân khẩu học, địa lý, tâm lý và hành vi.
Bảng phân đoạn gồm ba phân đoạn có những điểm giống và khác nhau sau:
Bảng 6.1 Phân khúc thị trường của Goods Date
Phân khúc 1 Phân khúc 2 Phân khúc 3
Nghề nghiệp Sinh viên người đi làm/nội trợ người ở độ tuổi bắt đầu nghỉ hưu Địa điểm Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Thu nhập Phụ thuộc vào gia đình (>= 3,5 triệu/tháng)
Trung bình từ khoảng >= 6 triệu/tháng
Trẻ và độc thân Độc thân và đã có gia đình
Tính cách Trẻ trung, năng động, dễ thay đổi xu hướng tiêu dùng, có ý thức bảo vệ môi trường
Trưởng thành và bắt đầu có sự tính toán kỹ lưỡng hơn trong cuộc sống hằng ngày Độc lập trong quyết định mua hàng, khó thay đổi suy nghĩ về sản phẩm Độ trung thành Thường xuyên thay đổi
Có tính trung thành với một vài thương hiệu hay dùng
Có mức độ trung thành cao
Lợi ích tìm kiếm Tìm kiếm những sản phẩm có giá thành rẽ và phù hợp với nhu cầu của bản thân Những sản phẩm đó cũng phải có chất lượng tốt để sử dụng.
Phân khúc theo nhân khẩu học: Khách hàng của Goods Date sẽ có độ tuổi từ 18-
65 tuổi Họ là sinh viên, người đi làm và nghỉ hưu có thu nhập từ 3,5 triệu/tháng trở lên Họ còn trẻ, độc thân hoặc đã lập gia đình nhưng vẫn có nhu cầu
Khu vực: Goods Date sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu người dân ở TP.HCM giai đoạn đầu và sẽ dần mở rộng và phát triển thêm nhiều cửa hàng ở các khu vực lân cận cho đến phân phối toàn quốc.
+ Lối sống: Là những người có xu hướng sử dụng tiết kiệm, luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm Thích sử dụng những sản phẩm chất lượng với giá thành thấp có sở thích mua sắm những mặt hàng tiêu dùng Biết bảo vệ và quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
+ Nhân thức: Họ hiểu được rằng những sản phẩm cận hạn sử dụng là những sản phẩm vẫn còn giữ nguyên chất lượng của sản phẩm và không hề bị hư hỏng hay biển đổi gì bởi các thành phần trong sản phẩm đó Sử dụng sản phẩm cận hạn sử dụng không chỉ có giá thành rẽ giúp tiết kiệm được một phần chi tiêu trong cuộc sống mà còn giúp bảo vệ môi trường, giảm số lượng rác thải và còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí để xử lý những sản phẩm hết hạn
Hành vi: Hay quan tâm đến những chương trình khuyến mãi giảm giá Họ có xu hướng nhạy cảm về giá cả và còn quan tâm đến chất lượng mà sản phẩm mang lại Những khách hàng khi mua sản phẩm, họ thường mong muốn nhận được nhiều hơn giá trị họ bỏ ra và còn muốn việc đó sẽ góp phần trong việc bảo vệ môi trường.
Goods Date hướng đến khách hàng mục tiêu là những người có độ tuổi từ 18-49 tuổi, cụ thể ở đây là phân khúc khách hàng thứ và nhóm thứ 2 Vì đây là nhóm khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin và dễ dàng có sự thay đổi trong mua sắm hằng ngày hơn và có sự linh hoạt trong việc mua hàng Ở độ tuổi này họ còn tham gia các chương trình công tác xã hội nên ý thức được việc bảo vệ môi trường và giảm lượng rác thải là rất cần thiết để không khí và môi trường trở nên trong lành hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà trong khi đó sử dụng sản phẩm cận hạn sử dụng cũng là một công cuộc bảo vệ môi trường vô cùng lớn Khách hàng ở phân khúc này sẽ có thu nhập từ thấp trở lên nên họ sẽ thích những sản phẩm giảm giá hay các chương trình khuyến mãi Họ có xu hướng nhạy cảm về giá và họ mong muốn nhận được nhiều hơn so với giá trị mà mình bỏ ra.
6.1.3 Định Vị Ở cửa hàng Goods Date sẽ kinh doanh các mặt hàng cận hạn sử dụng như là: đồ khô, đồ đóng hộp, sữa các loại, bánh kẹo, Những sản phẩm ở cửa hàng Goods Date chủ yếu là những mặt hàng về thực phẩm và hàng tiêu dùng và các mặt hàng ở đây sẽ có thời gian bảo quản nhiều nhất là 3 tháng Đặc biệt những sản phẩm này đều có giá thành thấp hơn rất nhiều so với với sản phẩm thông thường và chất lượng vẫn đảm bảo nguyên vẹn 100%.
Hình 6.1 Bản đồ định vị của Goods date
Giá trị cung cấp cho khách hàng
Mô hình kinh doanh này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị,giúp người tiêu dùng giảm một khoảng chi phí khá lớn trong sinh hoạt hằng ngày.Ngoài ra còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều sản phẩm mới và được thử nghiệm chúng, vì đôi khi có những sản phẩm có chất lượng tốt và giá cao mà với những người có thu nhập thấp thì sẽ không bao giờ dám mua những sản phẩm đó để sử dụng Nhưng đối với những sản phẩm cận hạn sử dụng như vậy thì giá đã giảm đi rất nhiều và mọi người hầu như ai cũng mua được, phù hợp với tiêu chí “ngon - bổ - rẻ”.Đặc biệt, khi sử dụng những sản phẩm này khách hàng còn cảm nhận được mình đang góp một phần vào công cuộc bảo vệ môi trường và không lãng phí thực phẩm.
Kênh phân phối
Cửa hàng chính “Goods Date” tại TP.HCM, chuyên bán các sản phẩm cận hạn sử dụng, thuộc ngành hàng sản xuất thực phẩm.
Hình thức online: thông qua Website, trang fanpage Facebook, Zalo của cửa hàng.
Trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,
Cửa hàng tiếp cận khách hàng thông qua các đại lý, các nhà bán lẻ,…
Quan hệ khách hàng
Có đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, đội ngũ nhân viên tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng, chu đáo tiếp đoán khách hàng.
Nỗ lực hết mình để giải quyết các vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Luôn ưu tiên lợi ích của khách hàng trước Luôn bên cạnh khách hàng mỗi khi họ cần.
Tạo cảm giác tin tưởng gia tăng lòng tin cho khách hàng về sản phẩm Giữ chân khách hàng trung thành, gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Dòng doanh thu
Từ việc bán hàng trực tiếp các sản phẩm tại cửa hàng.
Từ việc bán hàng online qua Website, trang fanpage Facebook, Zalo.
Từ việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,
Nguồn lực chính
Với nguồn tài chính, tổng vốn đầu tư kinh doanh: 15,5 tỷ đồng.
Đội ngũ chủ lực là những cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi Ban lãnh đạo có năng lực kinh doanh, có niềm đam mê kinh doanh nhiệt huyết và sáng tạo.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chú trọng xây dựng mối quan hệ với khách hàng được xử lý bởi nhân viên tư vấn, nhân viên bán hàng và tổ chăm sóc khách hàng.
Số lượng nhà cung cấp nguồn thực phẩm lớn Các sản phẩm thực phẩm được chế biến rất đa dạng chủng loại với nhiều mức giá khác nhau.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm cận hạn sử dụng đầy tiềm năng, có nhiều cơ hội mở rộng.
Các hoạt động chính
Thu gom, mua lại các sản phẩm cận hạn sử dụng
Cung cấp các sản phẩm cận hạn sử dụng
Tư vấn bán hàng và hỗ trợ khách hàng, đặt biệt là giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cận hạn sử dụng
Sản phẩm Goods Date trao đổi mua bán sẽ là những sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cận hạn sử dụng như: các loại nước uống đóng chai, các loại sữa, bánh kẹo, thực phẩm ăn liền đóng gói (hộp), …
Đối tác chính
Đối tác chuỗi cung ứng: sản phẩm đầu vào của công ty là các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm trong ngành FMCG, các siêu thị và chuỗi các cửa hàng tiện lợi, các tiệm tạp hóa Một số đối tác tiêu biểu mà Goods Date muốn hướng đến như:
Các doanh nghiệp sản xuất: Công ty hướng tới các đối tác sản xuất là các doanh nghiệp sản xuất trong ngành FMCG tại Việt Nam, cụ thể như: Công Ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam, Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty sữa Vinamilk, Tập đoàn Acecook,…
Các siêu thị lớn, nhỏ: Co.opmart, BigC, AEON Việt Nam, Mega Market, Lotte Mart,
Các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Đối tác cung cấp và cho thuê các thiết bị văn phòng: Công ty cho thuê thiết bị văn phòng Hưng Phát, Công ty thanh lý đồ cũ Vinasave. Đối tác giao hàng: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm. Đối tác tài chính: Kêu gọi từ các nhà đầu tư và vay vốn ngân hàng.
Cơ cấu chi phí
Chi phí sản xuất: mặt bằng, thiết bị văn phòng, trang thiết bị đầu vào cho cửa hàng, chi phí cho hoạt động thu mua sản phẩm đầu vào.
Chi phí cho các hoạt động hành chính:
Chi phí đăng ký giấy ph攃Āp kinh doanh.
Chi phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Chi phí Marketing và bán hàng:
Chi phí nghiên cứu thị trường
Chi phí cho các hoạt động marketing chủ yếu như quảng cáo, PR, thiết kế logo công ty và bao bì sản phẩm.
Chi phí cho hoạt động tìm nguồn sản phẩm đầu vào.
Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hay thị trường mới.
Chi phí quản lý và điều hành.
Chi phí nhân sự và nhân công.
KẾ HOẠCH KINH DOANH
Kế hoạch Marketing
Sản phẩm cốt lõi là sản phẩm mà mục đích trọng tâm của nó hướng tới thỏa mãn những lợi ích cơ bản nhất của khách hàng Các sản phẩm, hàng hóa của Goods Date với giá trị cốt lõi là thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách hàng với mức giá giảm từ 30
- 70% tùy vào loại sản phẩm.
Thương hiệu: nhiều thương hiệu trên thị trường được pháp luật bảo hộ, Công ty cổ phần thương mại Goods Date (GD) sẽ là đối tác trung gian của các nhà sản xuất đến với khách hàng Goods Date được lấy từ “goods close to date” có nghĩa là hàng cận hạn sử dụng, hàng gần hết hạn sử dụng tốt nhưng chất lượng vẫn đảm bảo an toàn.
Chất lượng: các sản phẩm Goods Date được đảm bảo có chất lượng cao, là các sản phẩm trên thị trường đã được kiểm chứng chất lượng và độ an toàn nhưng chỉ khác là các sản phẩm của Goods Date là hàng cận hạn sử dụng Hàng cận hạn sử dụng là hàng gần hết hạn sử dụng tốt chứ không có nghĩa là hàng k攃Ām chất lượng Goods Date sẽ đảm bảo chất lượng hàng hóa của công ty Nếu chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, Goods Date xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu đó là lỗi từ Goods Date Vì vậy, chất lượng sản phẩm tại Goods Date luôn được đảm bảo nên tiêu dùng có thể tin tưởng sử dụng hàng hóa tại Goods Datevới mức giá chỉ từ 30 - 70% so với cùng loại sản phẩm trên thị trường.
Tính năng: làm no bụng, giải quyết nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng với mức giá rẻ hơn trên thị trường, các sản phẩm tại Goods Date giảm từ 30 - 70% tùy vào loại sản phẩm.
Kiểu dáng, thiết kế: đa dạng, là các sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm có trên thị trường.
Hạn sử dụng: do làm hàng cận hạn sử dụng với mức giá rẻ hơn các sản phẩm trên thị trường nên các sản phẩm tại Goods Datecó thời hạn sử dụng từ 1 - 90 ngày kể từ ngày sản xuất tùy vào loại sản phẩm, hàng hóa.
Bảo hành: nếu sản phẩm gây hại sức khỏe của khách hàng và có giấy chứng nhận bệnh dị ứng với sản phẩm công ty thì Goods Datesẽ hoàn trả lại tiền sản phẩm và chi phí tổn thất cho khách hàng Nếu người dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì GĐ sẽ phải chịu trách nhiệm Còn nếu người dùng mua trước ngày hết hạn, nhưng quá ngày hết hạn, nếu vẫn dùng thì sẽ tự chịu trách nhiệm.
Tư vấn: Goods Date sẽ có một đội chuyên viên tư vấn để có thể đưa ra những lời tư vấn có hiệu quả giúp đáp ứng nhu cầu của giúp khách hàng.
Các trưng bày sản phẩm: tại các cửa hàng, việc trưng bày sản phẩm thu hút khách hàng cũng là một công cụ quảng cáo hiệu quả, Goods Date sẽ bố trí các kệ trưng bày thật nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm.
Hướng dẫn: tổ chức các workshop để tuyên truyền cho mọi người hiểu về hàng cận hạn sử dụng và tin tưởng tiêu dùng hàng cận hạn sử dụng.
7.1.2.1 Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Chiến lược giá là thành phần quan trọng nhất trong 3P còn lại Đây là P mà sẽ cho thấy được một doanh nghiệp thu được lợi nhuận hay đang thua lỗ từ việc kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp mình Với phân khúc thị trường mà Goods Date đã chọn Sử dụng chiến lược giá xâm nhập thị trường, chiến lược giá này thực hiện bằng cách đưa ra một mức giá khá thấp so với thị trường, với mong muốn có thể thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm và mua sản phẩm Với sản phẩm cận hạn sử dụng trước ngày hết hạn sử dụng từ 1 ngày đến 30 ngày tuỳ vào loại sản phẩm với mức giá giảm từ 30% - 70% giá gốc ban đầu, đây là mức giá vô cùng cạnh tranh.
Mặc dù, giá càng rẻ thì lợi nhuận từ sản phẩm sẽ càng thấp, nhưng ngay từ đầu nhằm dễ tiếp cận người dùng nên với chiến lược giá này cũng sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp Nói đơn giản hơn thì xâm nhập thị trường chính là cách để doanh nghiệp đánh giá toàn bộ ngành, từ đó xác định được tiềm năng cũng như vị trí của công ty trong ngành, có thể tăng doanh thu hoặc giành thị phần thông qua chiến lược kinh doanh, bán hàng.
Goods Date gộp các sản phẩm khác nhau lại với nhau và cung cấp cho khách hàng với mức giá thấp hơn một chút Như giá combo khi mua 2 sản phẩm từ 29k, 39k,49k,… 199k tùy loại, so với khi mua lẻ thấp hơn 5% Và với số giá lẻ thu hút thêm nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng, tạo tâm lý giá cả thật sự rẻ hơn.
Goods Date cung cấp các ưu đãi kết hợp khác nhau cho khách hàng của mình và cũng cung cấp cho khách hàng tùy chọn để thực hiện kết hợp theo ý mình Khách hàng mua càng nhiều sẽ được giảm giá càng lớn.
7.1.2.3 Chiến lược giá khuyến mãi
Vào các ngày thứ 4 hàng tuần, Goods Date tổ chức các ngày “Happy Wednesday” tạo các chương trình khuyến mãi, mua 2 tặng 1, mua 3 phần với giá ưu đãi hơn,…cũng sẽ thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, tăng doanh số cho các cửa hàng.
Vào các khung thời gian sau 7 giờ tối, 8 giờ tối, Goods Date áp dụng các chương trình giảm giá để tránh hàng tồn kho cho các cửa hàng Kích thích nhu cầu mua sắm, tăng số lượng hàng hóa bán ra.
Chính sách tặng kèm quà tặng khi khách hàng mua hóa đơn đủ theo yêu cầu sẽ nhận thêm các món quà đi kèm.
Nhằm đưa ra cách thức phân phối phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của công ty, Goods Dateđã tiến hành phân tích các yếu tố sau:
Nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng: mua được sản phẩm với giá rẻ mà chất lượng vãn bảo đảm an toàn Khách hàng có thu nhập thấp và trung bình luôn có xu hướng mua ngay các sản phẩm cận hạn sử dụng tại các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị với giá cả rẻ gấp đôi mà không cần đắn đo suy nghĩ, kỳ vọng về một cửa hàng có bán những sản phẩm cận hạn sử dụng để giúp họ tiết kiệm hơn là có trong tâm trí của các khách hàng trong phân khúc này Vì vậy, nơi Goods Date chọn để hoạt động kinh doanh và đặt cửa hàng phân phối trực tiếp phải là nơi có những khách hàng có mức thu nhập thấp và tầm trung đã biết hay có nhận thức tích cực, đã có tiếp cận với các sản phẩm cận hạn sử dụng.
Kế hoạch tổ chức và quản lý
Công ty sẽ kinh doanh theo loại hình Công ty Cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần thương mại Goods Date Công ty sẽ được thành lập bởi sự góp vốn của 5 thành viên đồng sáng lập và dự định sẽ huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần để dần mở rộng hình thức kinh doanh.
Sở dĩ nhóm quyết định thành lập công ty theo hình thức Công ty cổ phần là do đây là loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông và pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa Điều này giúp công ty cổ phần có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó thì so với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt Giống như các loại hình công ty khác, công ty cp có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Ngoài ra công ty cổ phần cũng có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu Nhờ cơ chế huy động vốn linh hoạt này mà công ty cổ phần có thể giúp nhóm chủ động hơn về nguồn vốn kinh doanh.
Công ty sẽ kinh doanh theo hình thức thương mại, tập trung vào việc mua bán, phân phối các sản phẩm từ các nhà sản xuất khác là chính Ở giai đoạn đầu, công ty có dự định sẽ tạo dựng quy trình, chuẩn hóa các cửa hàng và nhân sự, hình thành và ổn định chuỗi cung ứng.
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:
PHÒNG NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị của Goods Date bao gồm 5 cổ đông sáng lập: Nguyễn Thị Vân Anh, Võ Thị Tường Vi, Trương Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Thị Huỳnh Như.
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty Giám đốc công ty sẽ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm từ Hội đồng quản trị
Nhiệm kỳ của Giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát: Ở giai đoạn thành lập thì công ty chưa có ban kiểm soát vì theo luật pháp, đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì mới phải có Ban kiểm soát
Công ty dự định sẽ thành lập Ban kiểm soát khi số lượng cổ đông lớn hơn 11 thành viên Ban kiểm soát sẽ có từ 03 đến 05 thành viên; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế
Trưởng Ban kiểm soát sẽ là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và làm việc chuyên trách tại công ty.
Ban đầu thành lập công ty sẽ gồm có các phòng ban sau: phòng Tài chính, phòngMarketing, phòng Nhân sự, phòng Kinh doanh và trong thời buổi phát triển nền công nghiệp 4.0 như hiện nay thì công ty sẽ bổ sung vô cơ cấu tổ chức phòng Công nghệ thông tin nhằm nghiên cứu và đưa ra những hình thức quản lý và phát triển hệ thống cửa hàng cũng như là công ty ngày một hoàn chỉnh hơn.
7.2.3 Lịch trình phát triển doanh nghiệp Để kiểm soát quá trình phát triển và tạo nên những thay đổi cần thiết ở giai đoạn khởi sự, nhóm quyết định xây dựng lịch trình phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 12 tháng trước khi đưa hệ thống cửa hàng vào hoạt động để theo dõi và kiểm soát tiến độ và mức độ hiệu quả của công việc, từ đó đưa ra những hoạt động tối ưu cho công ty.
Dưới đây là lịch trình phát triển của Công ty cổ phần thương mại Goods Date trong giai đoạn 12 tháng trước khi đưa vào hoạt động:
Bảng 7 5 Lịch trình phát triển của Công ty cổ phần thương mại Goods Date trong giai đoạn 12 tháng trước khi đưa vào hoạt động
10 – 12 tháng trước khi đưa cửa hàng vào hoạt động
1 Xác định nguồn vốn và nguồn lực của doanh nghiệp
2 Hoàn thành kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính
3 Khảo sát các địa điểm đặt cửa hàng tại các khu vực trong TP Hồ Chí Minh
4 Bàn bạc và lựa chọn các địa điểm khả thi
7 – 9 tháng trước khi đưa cửa hàng vào hoạt động
5 Đăng ký tên doanh nghiệp
6 Huy động vốn từ các nguồn thích hợp
7 Bổ sung và sửa đổi kế hoạch theo góp ý từ nhà đầu tư tiềm năng
8 Liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm
9 Liên hệ với các bên thiết kế và đồng bộ hoá hệ thống cửa hàng
4 – 6 tháng trước khi đưa cửa hàng vào hoạt động
10 Quyết định các nhà cung cấp sản phẩm
11 Quyết định phương án thiết kế cửa hàng
12 Xác nhận lại tất cả các nguồn vốn và tái hoạch định ngân sách
3 tháng trước khi đưa cửa hàng vào hoạt động
13 Mở tài khoản ngân hàng của công ty
14 Triển khai xây dựng và hoàn thành các cửa hàng
Marketing và kế hoạch kinh doanh của cửa hàng
16 Thông báo tuyển dụng nhân viên trên các nền tảng website tuyển dụng uy tín
17 Lựa chọn hệ thống quản lý hàng hoá và khách hàng
18 Đặt sản phẩm từ các nhà cung cấp
19 Mã hoá dữ liệu, phân loại hàng hoá và lưu kho
20 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
21 Hoàn thành hệ thống các cửa hàng
22 Thu thập về thông tin mức độ hài lòng chũng như thu nhận ý kiến đóng góp từ khách hàng để hoàn thiện cửa hàng
Kế hoạch tài chính
7.3.1 Hoạch định cơ cấu vốn
Bảng 7.6 Hoạch định cơ cấu vốn
Chỉ tiêu Số tiền Đơn vị
Tổng chi phí đầu tư ban đầu 2,500,000,000 Đồng
Tổng chi phí biến đổi 310,000,000 Đồng/tháng
Vốn kinh doanh dự kiến 15,500,000,000 Đồng
Tổng vốn chủ sở hữu 18,000,000,000 Đồng
7.3.2 Chi phí trước phẫu thuật
Bảng 7.7 Chi phí trước phẫu thuật Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Thành tiền
3 Chi phí hao mòn vật chất 360,000,000
4 Chi phí cho các hoạt động hành chính 2,000,000
5 Chi phí Marketing và bán hàng 600,000,000
7.3.3 Báo cáo hoạt động kinh doanh
Doanh số: 5.000 sản phẩm/ngày Trong đó, bán trực tiếp tại cửa hàng là 3.900 sản phẩm chiếm 78% doanh số và bán online là 1.100 sản phẩm phần chiếm 22% doanh số.
Đơn giá trung bình mỗi sản phẩm: 7.500đ/sản phẩm.
Bảng 7.8 Chi phí đầu tư cố định
STT Nội dung Chi tiết Đơn giá Đơn vị tính
1 Xây dựng Vật liệu xây dựng 300,000,000 Đồng 3 900,000,000
Thiết bị bảo quản hàng hóa tủ mát, tủ đông
Thiết bị kệ trưng bày hàng hóa
Thiết bị an ninh siêu thị
1,000,000 Đồng/máy 15 15,000,000 Bàn thu ngân 5,000,000 Đồng/máy 3 15,000,000 Máy tính tiền 10,000,000 Đồng/máy 6 60,000,000 Máy in hóa đơn 3,000,000 Đồng/máy 6 18,000,000
Máy qu攃Āt mã vạch
1,000,000 Đồng/máy 6 6,000,000 Máy lạnh 8,000,000 Đồng/máy 6 48,000,000
Phần mềm quản lý bán hàng
3 Chi phí hao mòn vật chất
Sửa chữa cơ sở, máy móc,…
4 Chi phí Chi phí đăng ký 2,000,000 Đồng 1 2,000,000 cho các hoạt động hành chính giấy ph攃Āp kinh doanh
Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Chi phí nghiên cứu thị trường
Chi phí cho các hoạt động marketing chủ yếu như quảng cáo, PR, thiết kế logo công ty và bao bì sản phẩm
Chi phí cho hoạt động tìm nguồn sản phẩm đầu vào
Bảng 7.9 Chi phí nhân viên Đơn vị tính: đồng NHÂN SỰ TẠI CỬA HÀNG + VĂN PHÒNG
Vị trí Mức lương tháng/ người Số người
Nhân viên thu ngân và kế toán 7,000,000 3 21,000,000
Phó giám đốc kinh doanh 25,000,000 1 25,000,000
Phó giám đốc nhân sự 23,000,000 1 23,000,000
NHÂN SỰ TẠI NƠI KHO CHỨA
Vị trí Mức lương tháng / người
Tổng lương phải trả cho nhân viên 1 tháng 211,500,000
Bảng 7.10 Chi phí hoạt động kinh doanh
STT Nội dung Đơn giá Đơn vị Số lượng
1 Chi phí thuê mặt bằng cho cửa hàng
4 Chi phí điện thoại 1,200 đồng/phút 3,600 4,320,000
5 Chi phí Wifi 265,000 đồng/tháng 1 265,000
Tổng chi phí trong 1 tháng 98,193,320
Bảng 7.11 Báo cáo hoạt động kinh doanh thịt thực vật trong 1 năm Đơn vị tính: triệu đồng
HẠNG MỤC MS NĂM ĐẦU NĂM SAU
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 1,350 1,482
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 0 0
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 200 227
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 439,6 837,2
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)
- Điểm hòa vốn: vốn đầu tư 15,5 tỷ nên khoảng 1,5 năm doanh nghiệp đã lấy lại vốn. 7.3.4 Doanh thu – chi phí 42 tháng đầu
Bảng 7 12 Chi phí dự kiến trong 42 tháng đầu
Chi nhân viên Chi Marketing Chi khác Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng 0
Hình 7.2 Biểu đồ biểu diễn các loại chi phí qua các năm Bảng 7.13 Doanh thu dự kiến trong 42 tháng đầu
Số tiền Tỷ lệ tăng trưởng
Hình 7 3 Biểu đồ biểu diễn doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu qua các năm
Bảng 7.14 So sánh doanh thu - chi phí qua các năm
DOANH THU CHI PHÍ % CHI PHÍ / DOANH THU
Hình 7.4 Biểu đồ thể hiện doanh thu – chi phí qua các năm
CÁC RỦI RO CƠ BẢN
Sản phẩm có thời gian bảo quản ngắn hạn nên việc bảo quản và phân phối sản phẩm cần tiến hành một cách nhanh chóng để tránh trường hợp chưa bán được sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
-> Giải pháp: Cần đẩy mạnh tiến độ bán sản phẩm ra ngoài thị trường qua các chiến lược giá combo, giá khuyến mãi và các chiến lược marketing khác để thúc đẩy việc bán được sản phẩm nhanh và liên tục.
Hệ thống phân phối mới đầu còn khá hạn chế chỉ mới trong khu vực thành phố
Hồ Chí Minh, do đó chưa phân bổ rộng khắp nên số lượng mua sản phẩm bên Goods Date còn hạn hẹp.
-> Giải pháp: Cố gắng mở rộng mạng lưới qua cả các hình thức kinh doanh trực tuyến, nhưng vẫn đảm bảo hàng đến tay người tiêu dùng vẫn đủ thời gian để sử dụng sản phẩm.
Goods Date là một thương hiệu mới nên chưa được nhiều biết đến và tin dùng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp.
-> Giải pháp: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh nhiều hơn về marketing và quảng bá thương hiệu để nhiều người biết đến.
KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG THỨC GỌI VỐN
Mục tiêu kế hoạch
Đạt điểm hoà vốn sau 1,5 năm hoạt động.
Doanh thu: khoảng 47 tỷ đồng/năm (sau 42 tháng GOODS DATE có mặt trên thị trường)
Đạt mức tăng trưởng 140%, cao hơn so với mức tăng trưởng doanh thu dự kiến sau 42 tháng đầu hoạt động.
Nhu cầu huy động vốn
Với dự tính mở rộng thị trường kinh doanh để phát triển thêm hoạt động kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm cận hạn sử dụng, chúng tôi dự định huy động vốn tại chương trình Shark Tank vào đầu năm 2023 (năm kinh doanh thứ 2) Thời điểm đó, GOODS DATE đã qua giai đoạn hòa vốn và có một khoản lợi nhuận nhất định Công ty sẵn sàng cho kế hoạch lớn hơn, phát triển bền vững hơn Chính vì vậy, chúng tôi quyết định huy động vốn vào năm kinh doanh thứ 2 của công ty.
Số tiền: 10 tỷ đồng cho 30% cổ phần (Định giá công ty hơn 33 tỷ đồng).
Mục đích sử dụng của nguồn vốn kêu gọi được:
Những cổ đông sáng lập vẫn được điều hành, tiếp tục có động lực để phát triển vượt bậc và bền vững.
Nghiên cứu thị trường để mở rộng lĩnh vực kinh doanh
Tận dụng hệ sinh thái của nhà đầu tư để phân phối rộng rãi sản phẩm, mở rộng thêm cửa hàng bán trực tiếp sang các quận khác trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quần Gò Vấp, …
Đầu tư cho hoạt động Marketing, hoạt động Sales.
Phương thức gọi vốn
Chúng tôi có dự định trong tương lai gần sẽ tham gia chương trình “Shark Tank –Thương vụ bạc tỷ” để kêu gọi vốn đầu tư Đây là một chương trình giúp “thổi bùng” lên tinh thần khởi nghiệp nói chung và công ty của chúng tôi nói riêng.
Thông qua chương trình, chúng tôi vừa có thể PR cho công ty của mình vừa có thể thành công nhận được vốn đầu tư của các Shark Cụ thể, chúng tôi rất hy vọng sẽ nhận được nguồn đầu tư từ Shark Linh, Shark Liên hoặc Shark Bình Shart Liên là nhà đầu tư mà GOODS DATE muốn hướng đến bởi các lợi ích xã hội mà công ty mang lại, chính là những điều mà Shart Liên vẫn luôn tâm dắt suốt chương trình Vì GOODS DATE ra đời như một giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, giải quyết tình trạng hoang phí lương thực thực phẩm tăng cao, thay đổi tư duy tiêu dùng của người Việt theo hướng tiết kiệm và tích cực hơn Chúng tôi có thể tận dụng hệ sinh thái của Shark Liên để chinh phục thị trường trong và ngoài nước trong tương lai Shark Bình cũng là một nhà đầu tư tiềm năng mà GOODS DATE muốn chinh phục vì có thể hỗ trợ công ty trong quá trình chuyển đổi số, bán hàng qua kênh trực tuyến và đó cũng là cách để công ty chúng tôi mở rộng quy mô bán hàng cũng như phát triển bền vững trong nền kinh tế mà công nghệ 4.0 phát triển như ngày nay.
CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG
Chiến lược tăng trưởng GOODS DATE sẽ sử dụng trong tương lai là chiến lược tăng trưởng tập trung.
Giai đoạn đầu, GOODS DATE áp dụng các chiến lược tăng trưởng tập trung để hoạt động trong ngành kinh doanh hàng cận hạn sử dụng là thực phẩm và trong khuôn khổ thị trường tập trung đông dân cư là thành phố HCM Sau đó, GOODS DATE sẽ có xu hướng sử dụng chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập với bên ngoài để tạo ưu thế cạnh tranh trên cả thị trường trong nước Và mở rộng hoạt động kinh doanh, GOODS DATE sẽ tận dụng các cơ hội kinh doanh mới để tăng trưởng qua đa dạng hóa hoạt động và đi vào kinh doanh đa ngành
GOODS DATE sẽ mở rộng sản phẩm kinh doanh, GOODS DATE sẽ cung cấp thêm hàng cận hạn sử dụng ngành mỹ phẩm Với nhiều cửa hàng và doanh nghiệp hiện nay đang lãng phí mỹ phẩm khi các mỹ phẩm cận hạn sử dụng sẽ không sử dụng và chờ thời gian hủy bỏ sản phẩm Đây thực sự là hành động lãng phí, vì hàng chưa hết hạn sử dụng vẫn có thể sử dụng tốt và không hư hại, tổn thương đến da Bên cạnh kinh doanh thực phẩm cận hạn sử dụng, GOODS DATE sẽ cung cấp thêm dịch vụ mỹ phẩm cận hạn sử dụng GOODS DATE đã có các cửa hàng kinh doanh và hệ thống phân phối sẵn nên việc phát triển thêm ngành hàng là rất dễ dàng và thuận lợi.
Có nên mua các mỹ phẩm có date cận? Hạn sử dụng trên bao bì luôn được các nhà sản xuất tính toán theo dung lượng, chất lượng sản phẩm và thường được tính sớm hơn 1 tháng so với date thật để đảm bảo sản phẩm đó được sử dụng an toàn đến ngày cuối cùng Hạn dùng là ngày 10 thì sản phẩm sẽ thể hư ngay lập tức vào ngày 11 được.Chỉ cần bạn đảm bảo sử dụng mỹ phẩm trong quy định thời gian sau khi mở nắp.
Bên cạnh đó, GOODS DATE sẽ đẩy mạnh phát triển cửa hàng kinh doanh tại các thành phố lớn khác: Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng… GOODS DATE sẽ triển khai nghiên cứu và đầu tư để doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng hơn nữa
Dự án khởi nghiệp: “Công ty cổ phần thương mại Goods Date (GD)” của chúng tôi xuất phát trong bối cảnh thị trường đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, khoa học kĩ thuật hiện đại, và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử làm tiền đề cho mọi ngành hàng tiếp nối tăng trưởng Với đặc điểm của dự án là mô hình kinh doanh các mặt hàng thực phẩm cận hạn sử dụng, dự án mong muốn sẽ trở thành nơi phát triển cộng đồng, chia sẻ nâng cao kiến thức về hàng cận hạn sử dụng an toàn, hướng dẫn khách hàng dùng thực phẩm một cách đúng đắn, hợp lý Bắt nguồn từ nhu cầu quan tâm về sức khỏe của con người, nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xu hướng tiêu dùng sản phẩm “xanh”, cửa hàng GOODS DATE mong muốn đem đến cho khách hàng những điều tốt đẹp thông qua những sản phẩm hàng cận hạn sử dụng mang giá trị dinh dưỡng, chất lượng cao nhưng với mức giảm 30 - 70% giá gốc ban đầu Cửa hàng GOODS DATE sẽ trở thành cầu nối của các doanh nghiệp với người tiêu dùng chung tay vì sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, tránh lãng phí thực phẩm Đồng thời, phối hợp truyền thông để giúp mọi người nhận thức sâu rộng về hàng cận hạn sử dụng.Đảm bảo nguồn cung các loại sản phẩm một cách đa dạng với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về dinh dưỡng, sự tiện lợi, an toàn và thân thiện môi trường.
Xu hướng sử dụng sản phẩm cận hạn sử dụng rất phát triển tại các nước phương tây và nước láng giềng, đây cũng là một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng đã có mặt và thành công trên thị trường quốc tế Chính vì vậy mà mô hình kinh doanh này cũng là thị trường đáng mong đợi tại Việt Nam Với nguồn nhân lực tốt khi đứng đầu là những người có chuyên ngành Marketing, dễ dàng nhận định được nhu cầu tiềm năng của thị trường, phân tích chi tiết về bối cảnh ngành hàng bán lẻ, phân tích chuyên sâu về khách hàng mục tiêu, tính khả thi của dự án, cùng với đó là đề ra chiến lược marketing- mix sáng tạo, mới mẽ, giúp nhanh chóng xây dựng thương hiệu, phát triển kế hoạch lâu dài, tiếp cận khách hàng mục tiêu Trong tương lai dự án khởi nghiệp:
“Công ty cổ phần thương mại Goods Date (GD)” của chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội phát triển, tăng trưởng thành công.
Nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Dư Thị Chung đã luôn tận tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức bổ ích liên quan đến môn học trong học kì vừa qua Chúng em chúc cô luôn vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình!
1 Th.S Dư Thị Chung (2021), Slide bài giảng Khởi nghiệp và đổi mới.
2 PGS TS Nguyễn Ngọc Huyền & TS Ngô Thị Việt Nga (2020), Giáo trình khởi sự kinh doanh, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
3.Anh Sa (2017), Bán thực phẩm cận date: Mô hình kinh doanh mới lạ ở Mỹ làm thay đổi quan niệm về hạn sử dụng, https://cafebiz.vn/ban-thuc-pham-can-date-mo-hinh- kinh-doanh-moi-la-o-my-lam-thay-doi-quan-niem-ve-han-su-dung-
4.Beautymart.com.vn (2019), Hàng Cận Date Có Thật Sự Đáng Lo?, https://beautymart.com.vn/hang-can-date-co-that-su-dang-lo
5.Chiemmandep.vn, (2021), Tìm hiểu về mỹ phẩm cận date, https://chiemmandep.vn/2021/11/24/tim-hieu-ve-my-pham-can-date/
6.Dân số (2022), Dân số Việt Nam, https://danso.org/viet-nam
7.Newdate (2020), CÁCH XỬ LÝ HÀNG CẬN DATE, HÀNG TỒN KHO HẾT HẠN SỬ DỤNG, https://mayphundate.com/blogs/news/cach-xu-ly-hang-can-date- hang-ton-kho-het-han-su-dung
8.Newdate (2020), Sử dụng hàng cận date có sao không? Sự thật về hàng cận date, https://mayphundate.com/blogs/news/su-dung-hang-can-date-co-sao-khong-su-that- ve-hang-can-date
9.Ngọc Hạ (2022), Thực phẩm “cận date” hấp dẫn người tiêu dùng, https://www.phunuonline.com.vn/thuc-pham-can-date-hap-dan-nguoi-tieu-dung- a1459655.html
10.Nhất Nguyên (2021), Trung Quốc – Xu hướng kinh doanh thực phẩm sắp hết hạn đang phát triển, https://www.phunuonline.com.vn/trung-quoc-xu-huong-kinh- doanh-thuc-pham-sap-het-han-dang-phat-trien-manh-a1435243.html
11.Minh Lâm (2022) Thị trường bán lẻ vẫn đầy tiềm năng Truy cập tại: https://thoibaonganhang.vn/thi-truong-ban-le-van-day-tiem-nang-124341.html
12.ISAAC GROUP (2021), Xác định khách hàng mục tiêu siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ, http://isaac.com.vn/khach-hang-muc-tieu-sieu-thi/
13.Tạp chí cộng sản (2020), Tác động của đại dịch covid- 19, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-cua-dai- dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-trong-giai- doan-toi.aspx#
14.Thefaceshop (2019), Có nên sử dụng mỹ phẩm cận date và gần hết hạn sử dụng,https://thefaceshop.com.vn/blogs/bi-quyet-mua-sam/co-nen-su-dung-my-pham-can- date
15.Tổng cục thống kê (2021), tình hình kinh tế https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va- so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/
16.Tổng cục thống kê (2022), Kinh tế Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn/du- lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03
17.Tri thức trẻ (2017), Thực phẩm cận date: Mô hình kinh doanh mới lạ tại Mỹ, https://thitruong.nld.com.vn/tieu-dung/ban-thuc-pham-can-date-mo-hinh-kinh- doanh-moi-la-o-my-20170624090943802.htm