1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần dự án kinh doanh bệnh viện chăm sóc sức khỏe dành cho người già

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án kinh doanh: Bệnh viện chăm sóc sức khỏe dành cho người già
Tác giả Vương Như Thảo, Vũ Viết Thương, Tăng Ngọc Anh, Phan Nhật Linh, Hà Kiều Anh, Trần Thu Hường, Lê Quang Đức, Phạm Tiến Sang, Phạm Công Anh, Lê Thế Đại, Nguyễn Vĩnh Quân
Người hướng dẫn TS. Ngô Vi Dũng, ThS. Trương Tiến Bình
Trường học Faculty of Economic and Business Khoa Kinh tế & Kinh doanh
Chuyên ngành Kỹ năng khởi nghiệp & lãnh đạo
Thể loại Tiểu luận Kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 292,4 KB

Cấu trúc

  • 1. Tóm tắt nội dung (4)
  • 2. Bối cảnh và phân khúc khách hàng (5)
  • 3. Vấn đề của khách hàng (6)
  • 4. Đề xuất giá trị (7)
  • 5. Mô hình kinh doanh (8)
  • 6. Phân tích thị trường, ngành và đối thủ cạnh tranh (13)
  • 7. Phân tích kinh tế và tài chính (18)
  • 8. Kế hoạch Marketing (25)
  • 9. Đội ngũ và tổ chức (28)
  • 10. Kết luận (31)
  • Tài liệu tham khảo (31)

Nội dung

Bệnh viện chuyên sâu vềchăm sóc người già có thể cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao để đáp ứng nhucầu đa dạng của nhóm khách hàng này.Phân khúc khách hàng của dự án: Người già có

Bối cảnh và phân khúc khách hàng

Tình hình chung: Trên toàn thế giới, dân số đang trở nên già hơn do tiến bộ y tế và sự gia tăng về tuổi thọ Việt Nam không phải là ngoại lệ, với tỷ lệ người già tăng nhanh Điều này tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về chăm sóc và điều trị cho người già, đòi hỏi sự phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu.

Thách thức hệ thống y tế:

Hệ thống y tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ quá tải bệnh việnđến thiếu hụt nhân lực y tế và chất lượng dịch vụ không đảm bảo Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc y tế cho người già.

Nhu cầu chăm sóc đa dạng:

Người già thường đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác, từ bệnh lý mãn tính đến giảm khả năng vận động và tự chăm sóc Bệnh viện chuyên sâu về chăm sóc người già có thể cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng này.

Phân khúc khách hàng của dự án:

 Người già có vấn đề sức khỏe đặc biệt:

Bệnh viện này hướng đến người già mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, bệnh ung thư, bệnh tâm thần, và các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer Đây là nhóm đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt và đòi hỏi sự chuyên môn cao từ các nhà y tế.

 Gia đình và người chăm sóc:

Gia đình và người chăm sóc của người già cững là một phân khúc quan trọng của dự án Họ đang tìm kiếm một nơi chăm sóc đáng tin cậy và chất lượng cho người thân già của họ Việc có một bệnh viện chuyên sâu về chăm sóc người già mang lại sự an tâm và yên tâm cho gia đình.

 Các chuyên gia y tế và nhân viên chăm sóc:

Bệnh viện này thu hút và phục vụ các chuyên gia y tế và nhân viên chăm sóc Đây là những người sẽ quan tâm trực tiếp đến việc quan tâm người già Dự án này cung cấp cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp cho họ, đồng thời cung cấp môi trường làm việc tích cực.

 Đối tác trong lĩnh vực y tế và xã hội:

Dự án không chỉ hướng đến người sử dụng dịch vụ trực tiếp mà còn tìm kiếm sự hợp tác từ các đối tác trong lĩnh vực y tế và xã hội Các tổ chức y tế và xã hội có thể trở thành đối tác quan trọng để đảm bảo sự hỗ trợ và quảng bá cho dự án.

 Những người quan tâm đến phát triển y tế:

Dự án cũng hướng đến những người quan tâm phát triển y tế và chăm sóc người già trong xã hội có thể là những đối tác quan trọng để hỗ trợ và đưa dự án đến cộng đồng rộng lớn hơn.

Vấn đề của khách hàng

Chăm sóc y tế chuyên sâu: Người già mong đợi có các dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ kiểm tra sức khỏe định kỳ đến điều trị các bệnh lý phổ biến ở tuổi già.

Tư vấn và Giáo Dục: Khách hàng muốn nhận được thông tin và tư vấn đầy đủ về tình trạng sức khỏe của họ và cách duy trì một lối sống lành mạnh.

3.2 Tiện nghi và Môi trường:

Phòng Nghỉ và Khám Phòng Thuận Tiện: Người già mong đợi có các phòng nghỉ thoải mái và thuận tiện, cũng như các phòng khám được thiết kế để phục vụ nhóm tuổi cao.

Môi Trường Thân Thiện: Bệnh viện cần tạo ra một môi trường thân thiện, không làm người già cảm thấy cô đơn hay lo sợ, với các tiện ích như khu vườn, sân chơi, và khu vui chơi.

3.3 Giao TIếp và Tương Tác Nhân Viên:

Tương Tác Nhiệt Tình: Nhân viên cần có tương tác nhiệt tình, tôn trọng và nhận biết được đặc điểm và nhu cầu riêng biệt của người già.

Giao Tiếp Hiệu Quả: Người già muốn có sự giao tiếp rõ ràng và đủ thông tin từ phía nhân viên y tế để họ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và phương pháp điều trị.

3.4 Chính Sách Tài Chính Và Bảo Hiểu Y Tế

Chi Phí Dịch Vụ: Người già quan tâm đến chi phí của các dịch vụ y tế và mong đợi có chính sách giá linh hoạt và minh bạch.

Hỗ Trợ Tài Chính: Cần có chính sách hỗ trợ tài chính hoặc các gói dịch vụ y tế có chi phí phù hợp với thu nhập của người già.

3.5 Phản Hồi Và Đánh Giá

Tổ Chức Thu Nhập Phản Hồi: Bệnh viện cần tổ chức các cơ chế để thu thập phản hồi từ người già và người thân để đánh giá chất lượng dịch vụ. Đánh giá chất lượng dịch vụ: Cần thực hiện các đánh giá định kỳ về chất lượng dịch vụ để liên tục cải thiện và đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng.

Liên kết với tổ chức xã hội: Bệnh viện có thể hợp tác với các tổ chức xã hội để hỗ trợ chăm sóc người già ở cấp độ cộng đồng.

Các sự kiện và Hoạt động cộng đồng: Tổ chức các sự kiện và hoạt động như buổi thảo luận, hội thảo để tăng cường cộng đồng và tạo cơ hội gặp gỡ cho người già.

Đề xuất giá trị

Việc chăm sóc người già ở Việt Nam mang lại nhiều giá trị như:

 Chăm sóc y tế chuyên sâu: Bệnh viện có đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại giúp chuẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe phức tạp của người già một cách chuyên nghiệp.

 Chăm sóc toàn diện: Bệnh viện cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện bao gồm: y tế, sức khỏe, tâm lý và xã hội giúp đáp ứng mọi nhu cầu của người cao tuổi một cách toàn diện.

 Chăm sóc đa chiều: Bệnh viện cần tạo điều kiện cho việc chăm sóc người già không chỉ tập trung vào khía cạnh y tế mà còn bao gồm khía cạnh tinh thần, xã hội, tâm linh.

 Tôn trọng và đặt người cao tuổi vào trung tâm: Đảm bảo rằng quyết định về chăm sóc được thực hiện dựa trên sự tôn trọng và ý kiến của người cao tuổi và họ được đặt vào trung tâm của quá tình ra quyết định.

 Tích hợp và liên kết với các dịch vụ khác: Tạo mạng lưới hợp tác giữa các bộ phận trong bệnh viện và các tổ chức ngoại vi như trung tâm chăm sóc dài hạn, dịch vụ cộng đồng để đảm bảo người cao tuổi nhận được chăm sóc toàn diện và liên tục.

 Duy trì độc lập và tự chủ: Khuyến khích và hỗ trợ người cao tuổi duy trì sự độc lập và tự chủ trong quá trình chăm sóc, thông qua việc đào tạo kỹ năng tự chăm sóc và hỗ trợ cần thiết.

 An toàn và tiện nghi: Môi trường bệnh viện được thiết kế để đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người già từ cơ sở vật chất đến dịch vụ hỗ trợ như dinh dưỡng và vận chuyển.

 Hỗ trợ gia đình: Bệnh viện cung cấp hỗ trợ và giáo dục cho gia đình về cách chăm sóc người già giúp họ cảm thấy tự tin và yên tâm khi đưa người thân của mình đến bệnh viện.

 Tạo môi trường chuyên nghiệp và tin cậy: Bệnh viện tạo ra một môi trường chuyên nghiệp và tin cậy nơi người già có thể nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ các chuyên gia y tế có kinh nghiệm.

Mô hình kinh doanh

Sử dụng mô hình kinh doanh Business Model Canvas (BMC)

 Người già có bệnh lý nặng: Bao gồm những người già cần chăm sóc đặc biệt do các bệnh lý như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson hoặc các vấn đề về sức khỏe nặng.

 Người cần chăm sóc thường xuyên: Những người già không có bệnh tật nặng nhưng cần hỗ trợ hàng ngày do sức khỏe suy giảm hoặc khả năng tự chăm sóc giảm.

 Gia đình muốn cung cấp dịch vụ tự chăm sóc: Đối tượng này bao gồm những gia đình muốn tìm kiếm dịch vụ chăm sóc chất lượng cho người già trong gia đình.

 Người già muốn duy trì sức khỏe: Những người già có tình trạng sức khỏe tốt nhưng muốn duy trì hoặc cải thiện thông qua các dịch vụ và chương trình chăm sóc chuyên sâu.

 Người già có tài chính mạnh: Đối tượng này có thể tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc cao cấp và tiện nghi để đảm bảo sự thoải mái và được chăm sóc tốt nhất.

 Người già đang ở xa gia đình: Những người già có gia đình ở xa và cần một môi trường được chăm sóc an toàn và hỗ trợ.

 Đội ngũ y tế và nhân viên chăm sóc: Đây là những người quan tâm trực tiếp đến chăm sóc người già Dự án này cung cấp cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp cho họ.

5.2 Giá trị cung cấp cho khách hàng

 Chất lượng chăm sóc dịch vụ y tế: Cam kết cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, bao gồm đội ngũ chuyên gia y tế có kinh nghiệm và có khả năng chăm sóc đa dạng theo nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.

 Chăm sóc các nhân và quan tâm tận tâm: Tạo ra môi trường chăm sóc chân thành và quan tâm, đặt người già vào trung tâm của quá trình chăm sóc và tạo cơ hội cho mối quan hệ tích cực với đội ngũ nhân viên chăm sóc.

 Chương trình chăm sóc toàn diện: Cung cấp các dịch vụ toàn diện từ chăm sóc y tế, tâm lý đến các hoạt động giáo dục và vận động, nhằm duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 An toàn và Bảo đảm: Đảm bảo môi trường an toàn với hệ thống an ninh hiện đại và giải pháp y tế tiên tiến, giúp người già tăng cường cảm giác an tâm.

 Đào tạo và Phát triển: Cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu và phát triển liên tục cho đội y tế và nhân viên chăm sóc nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc người già và các bệnh lý liên quan và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

5.3 Các kênh thông tin và kênh phân phối

 Trang web: Tạo và duy trì một trang web chính thức cung cấp thông tin về các dịch vụ, chương trình và tin tức y tế liên quan.

 Fanpage: Tạo ra fanpage để chia sẻ nhiều nội dung hữu ích về chăm sóc người già, tổ chức các cuộc thi, minigame để thu hút tương tác.

 Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, …để chia sẻ thông tin, câu chuyện thành công, và tương tác với cộng đồng.

 Tiếp thị nội dung: Viết các bài blog, chia sẻ nhiều những video về các chủ đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi.

 Influencer marketing: Hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá dịch vụ, booking quảng cáo.

 Bệnh viện: Khách hàng đến trực tiếp bệnh viện để tham quan, khám bệnh tư vấn và sử dụng các dịch vụ trực tiếp tại bệnh viện Trải nhiệm những dịch vụ tốt nhất tại bệnh viện một cách chân thực và rõ ràng nhất.

 Website: Đăng tải các gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn rồi khách hàng có thể đặt lịch hẹn khám và tư vấn trực tuyến để biết thêm các thông tin khác.

 Tổng đài: Khách hàng có thể gọi điện thoại để được tu vấn và đặt lịch hẹn, sẽ có một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi hay thắc mắc của khách hàng.

 Hợp tác với các công ty bảo hiểm: Cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cho các khách hàng của công ty bảo hiểm.

 Hợp tác với các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế: Xây dựng các mối quan hệ với các bệnh viện và phòng khám Giới thiệu khách hàng đến bệnh viện chăm sóc người già khi họ có nhu cầu chăm sóc người cao tuổi.

 Hợp tác với các trung tâm dịch vụ công: Cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu dịch vụ cho người cao tuổi.

Phân tích thị trường, ngành và đối thủ cạnh tranh

Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người già càng ngày càng cao, tuy nhiên hệ thống y tế hiện nay ở Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu này Nhận thức tiềm năng thị trường, dự án bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho người già được triển khai nhằm mục tiêu: cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, chất lượng cao cho người già. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già, giảm gánh nặng cho gia đình của họ và xã hội Để đánh giá tiềm năng và khả năng thành công của dự án, việc phân tích thị trường là vô cùng cần thiết Trong đó, ta cần phải đưa ra được phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu và quy mô của thị trường.

 Nhóm tuổi 60-70: Nhóm này thường có sức khỏe tương đối tốt tuy nhiên cần được theo dõi thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

 Nhóm tuổi 70-80: Nhóm này có thể bắt đầu gặp một số vấn đề sức khỏe mãn tính, cần được chăm sóc y tế thường xuyên hơn.

 Nhóm tuổi 80 trở lên: Nhóm này thường có sức khỏe yếu cần được chăm sóc y tế và hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

 Theo tình trạng sức khỏe:

 Nhóm người cao tuổi khỏe mạnh: Nhóm này có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản bao gồm khám sức khỏe định kì, tiêm chủng, tư vấn dinh dưỡng,…

 Nhóm người cao tuổi có bệnh mãn tính: Nhóm này cần được theo dõi và điều trị bệnh mãn tính thường xuyên bao gồm các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…

 Nhóm người cao tuổi cần chăm sóc y tế dài hạn: Nhóm này cần được hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bao gồm tắm rửa, ăn uống, thay đồ,…

 Theo khả năng chi trả:

 Nhóm thu nhập cao: Nhóm này có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp bao gồm các dịch vụ chăm sóc tại nhà, dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện,…

 Nhóm thu nhập trung bình: Nhóm này có nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt với giá cả hợp lí.

 Nhóm thu nhập thấp: Nhóm này có nhu cầuvề dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản với giá cả phải chăng.

Ngoài ra còn có thể phân khúc khách hàng theo nhiều yếu tố khác nhau Việc phân khúc khách hàng giúp dự án xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược marketing phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thị trường mục tiêu: Đề xuất dự án bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho người già nên tập trung vào hai phân khúc sau:

 Nhóm người cao tuổi có bệnh mãn tính: Nhóm này có nhu cầu cao về dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm khám chữa bệnh, theo dõi sức khỏe định kì, phục hồi chức năng,…Tiềm năng: theo thống kê của Bộ Y Tế, Việt Nam hiện có hơn 11 triệu người cao tuổi, trong đó có hơn 70% mắc ít nhất một bệnh mãn tính Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhóm này dự kiến sẽ tăng cao tỏng những năm tới Khả năng tiếp cận: Nhóm này thường có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những người có bảo hiểm y tế.

 Nhóm người cao tuổi cần chăm sóc y tế dài hạn: Nhóm này có nhu cầu cao về dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu bao gồm dịch vụ chăm sóc tại nhà, dịch vụ chăm sóc trong viện dưỡng lão,…Tiềm năng: Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc y tế dài hạn cho người cao tuổi đang ngày càng tăng do tuổi thọ trung bình ngày càng cao và tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng.

Quy mô thị trường: Ta sẽ ước lượng thị trường bằng TAM – SAM – SOM

Hiện nay, mỗi gia đình Việt Nam, trung bình mỗi gia đình có một người già và tương đương với khoảng 23,7 triệu gia đình và số gia đình có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc người già tại bệnh viện ở Hà Nội tương đương với số hộ gia đình ở thủ đô, khoảng 2,2 triệu hộ gia đình Ước tính mỗi năm mỗi gia đình tại Việt Nam cũng như ở

Hà Nội chi khoảng 1 triệu đồng/ năm cho dịch vụ chăm sóc khám chữa bệnh cho người già Dự án cũng đặt mục tiêu đạt được 5% thị phần trong 3 năm đầu khởi nghiệp Vì vậy, quy mô và tính hấp dẫn của thị trường có thể được phân tích bằng công cụ TAM – SAM – SOM như sau:

 Thị trường mục tiêu: Toàn bộ thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam (TAM) = 23,7 triệu x 1 triệu = 237 000 tỷ.

 Thị trường mục tiêu: Phân khúc thị trường mà dự án có thể phục vụ Doanh nghiệp tập trung phục vụ cho người dân ở khu vực Hà Nội (SAM) = 2,2 triệu x

 Thị trường mục tiêu: Thị trường có thể phục vụ và nắm giữ được/ Thị phần (SOM) Do mới khởi nghiệp ở khu vực Hà Nội có nhiều đối thủ cạnh tranh mục tiêu đặt ra là đạt được 5% thị phần trong vòng 3 năm đầu = 2 200 tỷ x 5%

Phân tích quy mô thị trường bằng TAM – SAM – SOM giúp dự án đánh giá tiềm năng thị trường, xác định phân khúc khách hàng mục tiêu và đặt mục tiêu thị trường phù hợp Việc phân tích này cũng giúp dự án đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút khách hàng.

Ngành chăm sóc sức khỏe cho người già đang phát triển mạnh mẽ với nhiều xu hướng mới, mang đến nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Ta sẽ phân tích ngành theo mô hình SWOT

Mô hình SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Phân tích kinh tế và tài chính

Tổng vốn ước tính đầu tư ban đầu là 3.516.100.000 đồng, trong đó có vốn đầu tư cho TSCĐ là 3.166.100.000 đồng và VLĐ thường xuyên là 350.000.000 đồng.

Nguồn cung cấp tài chính: 100% vốn tự có, không sử dụng đòn bảy tài chính.

Bảng 1: Nguồn vốn Đơn vị: VNĐ

Ngun vốn Số tiền Ghi chú

Vốn điều lệ 3.516.100.000 Tiền đầu tư từ các thành viên sáng lập

Bảng 2: Chi phí mặt bằng Đơn vị: VNĐ

CHI PHÍ CHUẨN BỊ KINH DOANH

Quầy thu ngân, pha chế 3.000.000

Decor ( sửa chữa, trang trí ) 3,000,000

Bảng 3: Chi phí trang thiết bị Đơn vị: VNĐ

CHI PHÍ THIẾT BỊ PHỤC VỤ KINH DOANH

Trang thiết bị Đơn vị Số tiền

Bộ xét nghiệm IVD nồng độ cồn trong máu Cái 12,000,000

Mặt nạ thở oxy có túi Cái 16,000,000

Khăn & Bộ khăn phẫu thuật Bộ 11,000,000

Băng ca vận chuyển bệnh nhân Cái 11,000,000

Hệ thống máy đo đường huyết Accu-Chek Performa mg/dL_0265 Cái 11,500,000

Họ khay đựng bảo vệ dụng cụ cho tiệt khuẩn Bộ 16,000,000 Ống lấy máu chân không chứa chất chống đông Lithium

Xe đẩy dụng cụ y tế Bộ 13,000,000

Bình làm ẩm oxy Aquapak 340ml có chứa nước tiệt trùng Cái 20,000,000

Bộ IVD xét nghiệm định lượng CRP Bộ 11,500,000

Bảng 4: Chi phí hoạt động Đơn vị: VNĐ

Danh mục Ghi chú Giá tiền

Nhân sự phát tờ rơi

Thuê 2 người (5 ngày làm việc) 11.500.000

Tháng đầu 2,000,000 các tháng tiếp theo mỗi tháng 800,000 12.000.000 Làm vlog café

Sử dụng gimbal và điện thoại quay trong khi khách hàng tới 0

Tổng Tổng toàn bộ chi phí

Bảng 5: Chi phí lương cho nhân viên Đơn vị: VNĐ

Chi phí nhân sự Lương cơ bản Chí phí lương /tháng

Tổng chi phí lương/ tháng 146.000.000

Bảng 6: Chi phí duy trì và bảo trì app Đơn vị: VNĐ

Duy trì app trên App Store 3.000.000

Duy trì app trên Google Play 500.550

Bảng 7: Chi phí cố định Đơn vị: VNĐ

Chi phí Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1

Tiền thuê mặt bằng 120.000.000 120.000.000 120.000.000 360.000.000 Bảo hiểm 15.867.000 15.867.000 15.867.000 46.601.000 Bảo trì 25.140.000 25.140.000 25.140.000 75.420.000 Duy trì app 9.500.550 9.500.550 9.500.550 21.437.250

Bảng 8: Chi phí biến đổi

Chi phí Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1

TỔNG 32.395.000 35.038.000 33.205.000 150.638.000 Doanh thu dự kiến sau khi cho người dùng dùng thử miễn phí sau khi đăng kí tài khoản qua app

Bảng 9: Doanh thu dự kiến Đơn vị: VNĐ

Giá dịch vụ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1

Bảng 10: Kết quả kinh doanh dự kiến Đơn vị: VNĐ

CHỈ TIÊU Năm thứ nhất

Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 525.000.000 1.380.000.000 2.055.000.000

105.000.000 414.000.000 616.500.000 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 420.000.000 966.000.000 1.438.500.000

Chi phí hoạt động kinh doanh

500.000.000 500.000.000 500.000.000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -80.000.000 466.000.000 938.500.000

Chi phí thuế DN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -80.000.000 372.800.000 750.800.000

Bảng 11: Bảng dự kiến lợi nhuận sau thuế Đơn vị: VNĐ

Năm Vốn đầu tư Lợi nhuận sau thuế

Thời gian vào hoạt động

Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm của dự án là:

Vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án:

Khấu hao TSCĐ hàng năm = 3.166 100 000

VĐT năm 1 thi công: = 3.516.100.000 (đồng)

VĐT năm 1 sản xuất: = 3.516.100.000 (đồng)

VĐT năm 2 sản xuất: = 3.516.100.000 - 633.220.000 = 2.882.880.000 (đồng)

Ta có: Vốn đầu tư bình quân của dự án là:

=> Kết luận: Nên đầu tư vào dự án

Dòng tiền thuần từ HĐKD hàng năm = LNST + KH

 Tính thời gian hoàn vốn đầu tư theo phương pháp hoàn vốn giản đơn:

Năm Dòng tiền thuần VĐT còn phải thu hi cuối năm

Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án là:

Kết luận: Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là: 1 năm 7,62 tháng.

Kế hoạch Marketing

Kế hoạch marketing này có thể vạch ra chiến lược cho Bệnh viện Chăm sóc Người Già (BVCSNG) trong việc thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, cải thiện đời sống sức khỏe cho người già và nâng cao nhận thức về thương hiệu Chiến lược của chúng ta sẽ tập trung vào ba yếu tố chính đó là: định giá, quảng bá và phân phối sản phẩm/dịch vụ.

 Tăng nhận thức về thương hiệu BVCSNG trong vòng 6 tháng.

 Tăng 25% số lượng khách hàng tiềm năng mới trong vòng 1 năm.

 Tăng giá trị khách hàng.

Việc đưa ra mức giá hợp lý cho các dịch vụ chăm sóc người già không chỉ phản ánh giá trị mà còn ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường Để xác định đúng mức giá, bệnh viện cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu, thị trường và khả năng tài chính của các đối tượng khách hàng.

Phân khúc thị trường sẽ được chia ra là 3 phân khúc chính dự trên khả năng tài chính của khách hàng gồm:

 Phân khúc cao cấp: Khách hàng có thu nhập cao, mong muốn dịch vụ cao cấp, tiện nghi và sang trọng.

 Phân khúc tầm trung: Khách hàng có thu nhập trung bình, mong muốn dịch vụ chất lượng tốt với mức giá hợp lý.

 Phân khúc bình dân: Khách hàng có thu nhập thấp, mong muốn dịch vụ cơ bản với mức giá cạnh tranh.

8.2.2 Chiến lược giá Đối với từng loại phân khúc khách hàng thì ta sẽ có các chiến lược về giá cả khác nhau:

Với phân khúc cao cấp thì ta sẽ áp dụng mức giá cao hơn thị trường 10-15%, đi kèm với dịch vụ cao cấp nhất và tiện nghi nhất với nhiều chương trình dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng

Với phân khúc tầm trung thì áp dụng mức giá ngang bằng thị trường, sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.

Về phân khúc bình dân ta áp dụng mức giá thấp hơn thị trường 5-10%, thu hút khách hàng bằng giá cả cạnh tranh chấp nhận giảm giá thấp hơn mức thị trường để lôi kéo khách hàng.

Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi:

 Giảm giá cho khách hàng đăng ký dài hạn, hoặc những khách hàng thâm niên và trung thành với chúng ta

 Tặng quà cho khách hàng giới thiệu người mới Với mỗi một người được giới thiệu thì ta có thể tăng các chương trình khuyến mại hợp lý hoặc các phần quà cho các khách hàng đó

 Miễn phí tư vấn và khám sức khỏe cho người cao tuổi.

8.2.3 Quảng bá: Để tạo ra sự nhận thức và thu hút khách hàng đến với các dịch vụ chăm sóc người già của bệnh viện Chiến lược quảng bá cần phải được xây dựng một cách toàn diện, sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.

 Website: Tạo ra các website chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất, v.v… về bệnh viện.

 Fanpage: Chia sẻ nhiều nội dung hữu ích về chăm sóc người già, tổ chức các cuộc thi, minigame để thu hút tương tác.

 Quảng cáo: Chạy quảng cáo trên Google, Facebook, Youtube, … để tiếp cận khách hàng tiềm năng và mở rộng khả năng ảnh hưởng.

 Tiếp thị nội dung: Viết các bài blog, chia sẻ nhiều những video về các chủ đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi.

 Influencer marketing: Hợp tác với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá dịch vụ Booking quảng cáo.

 Tham gia hội chợ, triển lãm: Giới thiệu dịch vụ của bệnh viện đến khách hàng trực tiếp, phát tờ rơi, brochure.

 Hợp tác với các tổ chức xã hội, hội người cao tuổi: Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về chăm sóc người già Tham gia các hội thảo về sức khỏe của người cao tuổi.

 Quảng cáo trên báo chí, truyền hình: Tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.

 Tổ chức những đợt thăm khám cho những người lớn tuổi

 Tạo ra các gói dịch vụ linh hoạt: Bệnh viện có thể tạo ra các gói dịch vụ linh hoạt và tiện lợi để dễ dàng tiếp cận và sử dụng bởi người già và người

8.3 Phân phối sản phẩm/dịch vụ

8.3.1 Kênh phân phối trực tiếp

 Bệnh viện: Khách hàng đến trực tiếp bệnh viện để tham quan, khám bệnh tư vấn và sử dụng các dịch vụ trực tiếp tại bệnh viện Trải nghiệm những dịch vụ tốt của bệnh viện một cách chân thực và rõ ràng nhất.

 Website: Đăng tải các gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn rồi khách hàng có thể đặt lịch hẹn khám và tư vấn trực tuyến để biết thêm các thông tin khác.

 Tổng đài: Khách hàng có thể gọi điện thoại để được tư vấn và đặt lịch hẹn…, sẽ có một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi hay những thắc mắc của khách hàng.

8.3.2 Kênh phân phối gián tiếp

 Hợp tác với các công ty bảo hiểm: Cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cho các khách hàng của công ty bảo hiểm.

 Hợp tác với các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế: Xây dựng các mối quan hệ với các bệnh viên và phòng khám Giới thiệu khách hàng đến BVCSNG khi họ có nhu cầu chăm sóc người cao tuổi.

 Hợp tác với các trung tâm dịch vụ công: Cung cấp dịch vụ tư vấn và giới thiệu dịch vụ cho người cao tuổi.

 4,4 tỷ đồng cho năm đầu tiên.

 Ngân sách sẽ được điều chỉnh theo hiệu quả của chiến dịch marketing.

8.5 Đo lường hiệu quả của kế hoạch marketing:

 Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu suất của chiến lược tiếp thị.

Sử dụng dữ liệu để điều chỉnh chiến lược của bạn và tối ưu hóa kết quả.

 Theo dõi số lượng khách hàng tiềm năng.

 Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

 Theo dõi doanh thu của bệnh viện.

Đội ngũ và tổ chức

9.1 Hồ sơ các thành viên trong bệnh viện

Bảng: Hồ sơ các thành viên trong công ty

Tên Chức vụ Vai trò

1 Phạm Công Anh Tổng Giám Đốc

Lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của bệnh viện.

2 Hà Kiều Anh Giám Đốc Tài Chính

Quản lý tài chính ngân sách và báo cáo tài chính của bệnh viện.

3 Tăng Ngọc Anh Giám Đốc Y Tế

Officer) Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế và quản lý các vấn đề liên quan đến y học.

4 Trần Thu Hường Giám Đốc Điều Dưỡng

Quản lý và phát triển bộ phận điều dưỡng của bệnh viện.

5 Phan Nhật Linh Giám Đốc Điều Hành

Quản lý hoạt động hàng ngày của bệnh viện bao gồm cả chăm sóc bệnh nhân và vận hành.

6 Nguyễn Vĩnh Quân Giám Đốc IT

Quản lý và phát triển hệ thống thông tin và công nghệ thông tin của bệnh viện.

7 Phạm Tiến Sang Giám Đốc Nhân Sự

Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự của bệnh viện

8 Vũ Viết Thương Giám Đốc Chất Lượng

Officer) Đảm bảo chất lượng dịch vụ và tuân thủ các tiêu chuẩn y tế trong bệnh viện.

(CCO: Chief Compliance Officer) định của pháp luật và tiêu chuẩn nghành trong hoạt động của bệnh viện.

10 Lê Thế Đại Giám Đốc Marketing

Xây dựng và triển khai chiến lược marketing để quảng bá và phát triển hình ảnh của bệnh viện.

11 Lê Quang Đức Giám Đốc Quản Lý

Rủi Ro (CRO: Chief Risk Officer) Đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động của bệnh viện bao gồm cả rủi ro về tài chính và y tế.

9.2 Hinh thức pháp lý của bệnh viện

Lựa chọn hình thức pháp lý của công ty: Công ty Cổ phần vì:

 Chịu trách nhiệm hữu hạn: Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi vốn góp từ đó giảm thiểu mức độ rủi ro.

 Huy động vốn cao: Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rất lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng mở rộng cơ hội thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư.

 Huy động vốn rộng rãi: Không giới hạn số lượng cổ đông và có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau giúp công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng lớn nhất.

 Dễ dàng chuyển nhượng cổ phần: Cổ đông có thể dễ dàng chuyển nhượng, mua bán hoặc thừa kế cổ phần thông qua thị trường chứng khoán.

 Minh bạch trong quản lý: Quyết định kinh doanh được lấy ý kiến của cổ đông tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý và điều hành công ty.

 Hiệu quả do tính độc lập: Tính độc lập giữa quản lý và sở hữu giúp công ty hoạt động hiểu quả và linh hoạt hơn.

 Quy mô hoạt động lớn và mở rộng kinh doanh: Có khả năng mở rộng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ đó tạo ra quy mô hoạt động lớn và cơ hội phát triển.

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN