1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại công ty tnhh sợi nam việt trên phần mềm flexsim

28 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đánh giá quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng tại công ty TNHH sợi Nam Việt trên phần mềm Flexsim
Tác giả Nguyễn Thúy An, Nguyễn Thị Kim Ánh, Bùi Anh Thy
Người hướng dẫn THS. NGUYỄN HOÀNG HẢI
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Hệ Thống CIM
Thể loại Bài báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 182,26 KB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty, nên nhóm sinhviên xin lựa chọn đề tài: “Phân tích và so sánh quy trình giao nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC THỰC HÀNH HỆ THỐNG CIM

TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG TẠI CÔNG TY TNHH SỢI NAM VIỆT TRÊN

PHẦN MỀM FLEXSIM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thúy An – 2015106050473

Nguyễn Thị Kim Ánh – 2025106050692 Bùi Anh Thy – 2025106050117

Giảng viên hướng dẫn: THS NGUYỄN HOÀNG HẢI

Bình Dương, tháng 11 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC THỰC HÀNH HỆ THỐNG CIM

TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG TẠI CÔNG TY TNHH SỢI NAM VIỆT TRÊN

PHẦN MỀM FLEXSIM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thúy An – 2015106050473

Nguyễn Thị Kim Ánh – 2025106050692 Bùi Anh Thy – 2025106050117

Giảng viên hướng dẫn: THS NGUYỄN HOÀNG HẢI

Bình Dương, tháng 11 năm 2022

Trang 3

KHOA KINH TẾ

CTĐT: LOGISTICS & QLCCƯ

PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP HỆ THỐNG CIM

Trình bày một số khái niệm, cơ sở lý

thuyết có liên quan đến hệ thống sản

xuất của doanh nghiệp

1

Giới thiệu rõ ràng và đầy đủ thông tin

doanh nghiệp Hệ thống sản xuất và

công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 2

Mô phỏng được thực trạng quá trình

Xác định và đề ra giải pháp sản xuất

nhằm giải quyết các vấn đề chưa tốt

Mô phỏng mô hình sản xuất mới 2

Kết luận ngắn gọn, rõ ràng đề ra một

số kiến nghị giúp định hướng cho sự

phát triển doanh nghiệp

Trang 4

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Thủ Dầu Một; Ban giám hiệu nhàtrường, khoa kinh tế đã tạo điều kiện cho chúng em có được một môi trường học tập tốt,cùng với đó các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinhnghiệm quý báu cho em Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đếntất cả thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em nhữngkiến thức vô cùng quý báu trong suốt quả trình học tập Để có thể hoàn thành bài tiểu

luận này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Hoàng Hải là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian của học phần: “Thực hành hệ thống CIM”.

Tuy nhiên, do sinh viên nghiên cứu còn hạn chế về kiến thức và khả năng nghiêncứu, đồng thời cũng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chắc chắn rằng bài tiểu luậnnày còn những khiếm khuyết và không tránh khỏi sự sai sót Em rất mong nhận được sựquan tâm, xem xét và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy

Một lần nữa với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô, quý Banlãnh đạo công ty Lời cuối cùng em xin kính chúc tất cả quý vị luôn tràn đầy sức khỏe,thành đạt và thăng tiến trong cuộc sống

Sinh viên xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực được nền kinh tế quantâm vì nó giúp khẳng định và củng cố vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế Hoạtđộng xuất nhập khẩu phát triển góp phần cân bằng cán cân thương mại của quốc gia vàphát triển nền kinh tế đất nước Nhờ việc xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm được nângcao Hầu như không quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế nếu không mởcửa nền kinh tế với nước ngoài, đa dạng hóa các mối quan hệ, tích cực tìm kiếm thịtrường mới và tăng cường hội nhập thương mại giữa tất cả quốc gia Bí quyết thành côngcủa chiến lược phát triển kinh tế đất nước nằm ở nhận thức về mối liên hệ giữa nền kinh

tế quốc dân với việc mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.Vì vậy, việc phát triểnngoại thương của đất nước là vô cùng quan trọng

Trong đó, vận tải đường biển luôn đóng một vai trò quan trọng trong vận chuyển hànghóa quốc tế Việt Nam với lợi thế đường bờ biển dài hơn 3260 ki lô mét, cùng với rấtnhiều cảng biển lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải đường biển

có ưu thế hơn hẳn so với các loại hình vận tải khác Khối lượng và giá trị giao nhận quacác cảng biển luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế củaViệt Nam Vì vậy, dịch vụ vận tải biển xuất nhập khẩu tuy ra đời muộn hơn so với cácngành nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành vận tải nói riêng và nềnkinh tế quốc dân nói chung Giao nhận hàng hoá xuất khẩu là một trong những khâu vôcùng quan trọng, nó thúc đẩy quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến ngườimua diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn, đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện cóhiệu quả các hợp đồng mua bán ngoại thương Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trởthành một bộ phận không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốcdân Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợinhuận tương đối ổn định

Công ty TNHH Tam Sao Việt đang là đại lý cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phươngthức, kết hợp dịch vụ tư vấn về thanh toán quốc tế (tư vấn về L/C, tư vấn mua bảo hiểm

Trang 8

quốc tế cho hàng hóa) và dịch vụ làm thủ tục hải quan cho nhiều công ty với các hệ thốngđại lý đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga,Mỹ… Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giao nhận vận tảiquốc tế ngày càng nhiều, miếng bánh lợi nhuận vốn dĩ đã nhỏ nay lại càng bị chia nhỏhơn Trước tình hình này, công ty TNHH Tam Sao Việt không tránh khỏi những trở ngại.Trải qua 9 năm thành lập và phát triển, công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao nănglực cạnh tranh của mình để tồn tại và vươn lên Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa nguyên container bằng đường biển tại công ty, nên nhóm sinh

viên xin lựa chọn đề tài: “Phân tích và so sánh quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tam Sao Việt.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận các kiến thức tổng quát về quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩubằng đường biển Phân tích và so sánh thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa bằngđường biển, các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngđường biển tại Công ty TNHH Tam sao Việt và rút ra các yếu tố tác động, điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiệnquy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của công ty:

 Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằngđường biển tại công ty

 Đề xuất giải pháp khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh, nắm bắt các cơhội và vượt qua những thách thức của thị trường nhằm hoàn thiện quy trình giaonhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu hàng hóa bằng vận tảiđường biển tại Công ty TNHH Tam sao Việt

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Tam sao Việt tại địa chỉ 256 Nguyễn ThịMinh Khai, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 07/10/2023 đến ngày 20/11/2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: phương pháp này sử dụng những thông tin đã cósẵn từ các nguồn khác nhau Dữ liệu được thu thập từ các đề tài luận văn đều thuộc lĩnhvực giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, Logistics Dữ liệu thông qua việc tìmkiếm thông tin trên internet bao gồm các trang web đăng tải các chuyên đề luận văn như:tailieu.vn, luanvan.net…; thư viện số của trường Đại học Thủ Dầu Một; các bài viết cóliên quan được đăng trên báo, tạp chí

Phương pháp xử lý thông tin: đối chiếu, chọn lọc thông tin nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu loạn thông tin

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các thông tin, cơ sở lý thuyết về xuất khẩuhàng hóa bằng đường biển có liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộphận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộctính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đốitượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sựvật, hiện tượng nghiên cứu Sau đó, tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ranhận xét và đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công tyTNHH Tam Sao Việt, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ xuất khẩu hànghóa bằng đường biển của công ty

5 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu cung cấp các thông tin về quy trình xuất khẩu hàng hóabằng vận tải đường biển, các ưu nhược điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng vậntải đường biển và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình xuất khẩu hàng hóabằng vận tải đường biển tại Công ty TNHH Tam Sao Việt

Trang 10

Ý nghĩa thực tiễn:

Đối với công ty: Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về các yếu tố tác động đếnhiệu quả hoạt động xuất khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tam Sao Việt, giúpcông ty biết được các vấn đề mà mình gặp phải hiện tại đối với hoạt động vận tải xuấtkhẩu bằng đường biển; giúp công ty xác định được vấn đề cần khắc phục, từ đó, xâydựng các giải pháp tương ứng để cải thiện và nâng cao dịch vụ của mình, thúc đẩy công

ty ngày càng hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong tương lai

Đối với Sinh Viên Đại học Thủ Dầu Một: Bài tiểu luận này có thể được xem là cơ sởtham khảo hình thức trình bày, nội dung và hướng phát triển đề tài, giúp các bạn sinhviên cùng ngành các niên khóa về sau có tài liệu để tham khảo, học hỏi và sáng tạo, pháttriển hơn trong đề tài nghiên cứu của các bạn sau này

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày thành 4chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 Quy trình sản xuất tại Công ty

Chương 3: Bố trí mặt bằng tại Công ty TNHH

Chương 4: Đề xuất giải pháp

Trang 11

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp

- Tên chính thức: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT SỢI NAM VIỆT

- Tên quốc tế: NAM VIET PRODUCE POLYESTER CO., LTD

- Tên viết tắt: NAVIPOLY CO.,L TD

Công ty Hoạt động trong lĩnh vực vải sợi từ năm 1998 Với những kinh nghiệm đã

có, chúng tôi thành lập Công ty TNHH sản xuất sợi Nam Việt (Nam Viet ProducePolyester CO., LTD -Navipoly) và xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện rộng, vận chuyểnthoáng mát hơn 8ha để vận hành nhà máy sản xuất vải sợi tại tỉnh Bình Dương

Trang 12

Tuân thủ phương châm “Chất lượng tốt, dịch vụ tốt, giá hợp lý”, bên ngoài cơ sở hạtầng hoàn thiện, chúng tôi đã trang bị số lượng lớn máy dệt kim tròn, máy kéo sợi, máysợi cáp cũng không ngừng được tư vấn thêm để đáp ứng kịp thời như cầu vải sợi chấtlượng cao cho trường nội địa và xuất khẩu.

Để vận hành hệ thống hiệu quả Công ty quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinhnghiệm, áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng tương tự theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015,tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp 5S văn hóa công ty thân thiện Sau thời gian hoạt độngcủa các sản phẩm vải sợi, thương hiệu Navipoly đã từng bước chinh phục thị trườngtrong và ngoài nước

1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vải sợi, sản xuất sợi, dệt như Sợi khôngtẩy, Sợi nhuộm,…

Ngoài ra còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh như:

+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, máy dệt nhuộm, máy kéo sợi.+ Mua bán bông, sợi, hạt nhựa, nguyên phụ liệu ngành dệt - may mặc

+ Nhập khẩu và phân phối các loại sợi từ Hyosung, ShengHong; XiangLu,…

+ Cho thuê nhà xưởng

1.3 Thông tin sản phẩm

Sợi dún DTY (Drawn Textured Yarn) được hình thành khi kéo và xoắn nguyên liệuPOY cùng một lúc Sợi DTY được sử dụng chủ yếu trong dệt kim và dệt thoi để tạo ravải làm quần áo, đồ trang trí nội thất, bao ghế ngồi, túi và nhiều ứng dụng khác Sợi DTY

có thể là bóng mờ (Semi Dull), bóng chiếu (Bright) hay bóng 3 chiều (Trilobal Bright)phụ thuộc vào loại và thành phần của sợi filaments

Thuộc tính kỹ thuật của sợi DTY có thể được mô tả trong nhiều cách khác nhau đểlàm cho sợi phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau Các kỹ thuật nhiệt khác nhau có thểđược dùng để tạo những thiết lập sợi cho những việc sử dụng cụ thể: 1 Heater DTY

Trang 13

thường dùng cho sợi len và có khả năng co dãn nhiều hơn khi so sánh với DTY 2 Heater.Ngoài ra, sợi DTY có thể được kết hợp với nhiều điểm chập (Intermingle points)-Có thể

là không chập(Non-Intermingle-NIM) có 0-10 nút/mét hay bán chập SIM) có 40-50- nút/mét hay chập cao (High-Intermingle-HIM) có 100-120 nút/mét Cácnút này thực sự không được giữ chặt khi hai sợi bị bung ra nhưng chúng là những nútthắc được tạo ra bởi áp suất nóng Các nút này còn được gọi là sợi chập, thay thế cho cácsợi xoắn nhẹ Sợi DTY cũng có thể được xoắn tới độ xoắn cao như 1500 TPM hay 4000TPM (twist per meter-xoắn trên mét) Sợi xoắn như vậy cũng có thể được hấp để làm chosợi được xoắn vĩnh viễn Sợi Catonic DTY là một biến thể của Polyester DTY được sửdụng trong dệt chăn Sợi Catonic DTY được làm từ PET Catonic Chip

(Simi-Intermingle-1.4 Tình hình kinh doanh

Các đơn hàng lớn có dấu hiệu giảm mạnh, song song các đơn hàng mới có tín hiệukhông thật sự tốt với các khách hàng mới tiếp nhận Phần lớn đơn hàng lớn đến từ 1-3 đốitác Và hiện tại có nhiều sự lựa chọn đơn vị gia công của các khách hàng đa dạng hơn vìvậy có sự cạnh tranh khốc liệt về giá và khả năng sản xuất Việc đơn hàng số lượngkhông lớn so với các năm trước đó, khách hàng kiểm soát chất lượng sản phẩm gắt gaohơn Cần cải thiện khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm để tăng khả năng nhận đơnhàng và sự tin tưởng của khách hàng hiện tại từ đó mới có thể đảm bảo sự đa dạng kháchhàng, phát triển mạnh Công ty TNHH sản xuất sợi Nam Việt trong tương lai

Cùng với tình hình kinh tế biến động trong nước rộng hơn là ở thế giới khách hàngcũng gặp không ít khó khăn về lượng đơn hàng nên việc giảm số lượng đơn hàng củaCông ty TNHH sản xuất sợi Nam Việt là điều không thể tránh khỏi ở thời điểm thấp điểmhiện tại Từ đó số lượng đơn hàng của Nam Việt giảm mạnh so với cùng kỳ năm rồi.Điểm sáng của tháng là các đơn hàng mẫu được tiếp nhận nhiều là tiền đề cho các đơnhàng triển vọng trong tương lai

Bên cạch đó trong thời điểm này vừa là cơ hội cải thiện những điểm thiếu sót cũng

là thách thức cho Công ty TNHH sản xuất sợi Nam Việt trong ngành dệt may để pháttriển đường dài

Trang 14

1.5 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức của công ty

(Nguồn:Phòng hành chính-Nhân sự của công ty, 2022) Ban giám đốc:

+ Ban giám đốc là bộ phận đứng đầu trong tổ chức, doanh nghiệp, có chức năng địnhhướng mục tiêu, xây dựng chiến lược và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanhnghiệp Những định hướng này bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp.+ Đây là một trong những chức năng trọng tâm của ban giám đốc Nhờ những địnhhướng này, ban giám đốc sẽ cùng với cấp dưới của mình thực hiện hóa chiến lược theotừng giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu đề ra

+ Ban giám đốc cần đảm bảo thực hiện đúng đắn quy trình sản xuất, giám sát các hoạtđộng kinh doanh và phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của công ty

Trang 15

Phòng hành chính – nhân sự:

+ Phòng hành chính nhân sự là một trong các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp Đây

là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhân viên, các bộ phận khác trong doanh nghiệp + Phòng hành chính nhân sự có chức năng chính là tham mưu và hỗ trợ cho Ban giámđốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp

vụ hành chính và các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng.Chịu trách nhiệm về các công việc đã thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyềnđược giao

Phòng kế hoạch – Kinh doanh:

+ Phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công

ty trong các lĩnh vực quản lý công tác kế hoạch sản xuất trong toàn công ty

+ Công việc của phòng này bao gồm: Tham mưu Ban lãnh đạo công ty thực hiện công tácquản lý hoạt động Sản Xuất Kinh Doanh trong phạm vi, ngành nghề kinh doanh; Xâydựng chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đảm bảo sự phát triển bềnvững của công ty; Lập kế hoạch đầu tư, xây dựng, tổ chức quản lý các dự án đầu tư vàxây dựng công trình theo phân cấp

Phòng kế toán:

+ Là bộ phận có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán và tàichính trong công ty như: lập các báo cáo tài chính, bảng lương, hóa đơn, thanh toán củakhách hàng, Phòng kế toán thường được tổ chức và điều hành bởi một nhóm kế toánviên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao

+ Phòng không chỉ tập trung vào việc tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, mà còn đóngvai trò quan trọng trong việc theo dõi doanh thu, các chi phí phát sinh trong doanhnghiệp

Phòng quản trị thiết bị:

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Trương Đức Lực và Ths. Nguyễn Đình Trung(2011), Quản trị tác nghiệp. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.2011 Khác
2. PGS.TS.Trương Đoàn Thể (2007), Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp. NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
3. Trương Đòan Thể (2007), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
4. Đồng Thị Thanh Phương (2006), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống kê Khác
5. Đặng Minh Trang (2003), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống kê.TRANG WEB Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w