Đối tượng của hoạt động thấm tra đề nghị xây dựng luật Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết và biện phá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
450710
HOẠT ĐỘNG THÂM TRA ĐÈ NGHỊ XÂY DỰNG
LUẬT - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Xây dựng văn bản pháp luật
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
THAC SĨ NGO TUYET MAI
Hà Nội — 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu, các
kết luận, số liệu trong khóa luận tô nghiệp là trung
thực, đảm bảo độ tin cậy /.
Xác nhận của giảng viên Tác giả khóa luận tôt nghiệp
hướng dẫn (Ky và ghi rõ họ tên)
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
: Đại biểu Quốc hội
: Hội đồng Nhân dân
: Quốc hội
: Quy phạm pháp luật
: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trang 5MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Danh mục các chữ việt tat
2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng Luật
2.1.1 Về số lượng các đề nghị xây dựng luật được thẩm tra
22
22
222.1.2 Về chất lượng hoạt động thấm tra dé nghị xây dựng luật 292.2 Những hạn chế trong hoạt động thẩm tra thẩm tra đề nghị xây dựng Luật
2.3 Nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thấm tra đề nghị xây dựng Luật
32
35
Trang 6Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ CHÁTLƯỢNG CUA HOAT ĐỘNG THẤM TRA ĐÈ NGHỊ XÂY DỰNG LUAT 403.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng
luật 40
3.2 Giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra đề nghị xây dungLuật của các chủ thé có thâm quyền 433.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thâm tra của Hội đồng Dân tộc,các Ủy ban của Quốc hội 433.2.2 Giải pháp đôi mới cơ cấu tô chức, hoạt động thấm tra dé nghị xây dựng luậtcủa các cơ quan có thầm quyền 45
3.3 Các giải pháp khác 49
KẾT LUẬN 55DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của dé tài
Hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật của Ủy ban Pháp luật cùng với sự phốihợp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là một khâu quan trọng trong quytrình lập pháp, có vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của hoạtđộng lập pháp của Quốc hội Hiến pháp khăng định vị trí, vai trò đặc biệt của Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Dé giúp Quốc hội thực hiện tốt vitrí, vai trò hiễn định đó, thâm tra đề nghị xây dựng các dự án luật của Ủy ban Pháp luật,Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là hoạt động rất cần thiết
Cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, trong những năm vừa qua, hoạt động lập pháp của Quốc hội đã từngbước được cải tiến và có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, cơbản đáp ứng được yêu cầu xây dựng, đổi mới, phát triển bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên,những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mong đợi Nhiều ý kiến khi đánh giáthực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cho răng: pháp luật đi vào cuộc sốngcòn chậm, thiếu tính ôn định; tình trạng văn bản Luật cần sửa đôi, bố sung chiém ty lệkhá lớn trong tông số văn ban được ban hành Điều này xuất phát từ nhiều phía nguyênnhân, trong đó có những hạn chế, tồn tại trong công đoạn thâm tra lập đề nghị xâydựng luật của Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội Do đó, vẫn
đề đặt ra là hoạt động thẩm tra dé nghị xây dựng luật cần được tiếp tục nghiên cứu thấuđáo dé có những cải tiến cho phù hợp với xu thé phát triển trong giai đoạn hiện nay.Hiện nay, hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật đã được quan tâm đôi mới, thiếtthực, hiệu quả hơn trước Các báo cáo thẩm tra, ý kiến thâm tra đã góp phần quan trọngvào việc kiểm tra chất lượng của đề nghị xây dựng luật, để từ đó Ủy ban thường vụQuốc hội căn cứ lập dự kiến Chương trình xây dựng luật trình Quốc hội xem xét, quyếtđịnh Tuy nhiên, hoạt động thẩm tra dé nghị xây dựng luật van tồn tại những hạn chếthiếu sót Số lượng các đề nghị xây dựng luật trình lên UBTVQH, QH ngày cảng nhiều
Trang 8trong khi việc tiến hành phối hợp thâm tra đề nghị xây dựng luật còn chưa nhịp nhàng:hình thức và hiệu lực của báo cáo thâm tra còn có những hạn chế nhất định Nhữngđiều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động lập pháp, việc bảo đảm số lượng và
chất lượng các dự án luật là rất khó có thê thực hiện được Vi thế, việc đổi mới, hoàn
thiện quy trình lập pháp nói chung, quy trình thẩm tra đề nghị xây dựng luật nói riêng
là hết sức cấp bách
Trên phương diện khoa học pháp lý, yêu cầu cải cách pháp luật, thực hiện mục tiêuxây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quanlập pháp, đôi mới thực hiện chức năng lập pháp, quy trình lập pháp, hoạt động thâm tra
đề nghị xây dựng luật phải được thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp, đầy đủ dé tao
co sở khoa học cho việc tiên hành đôi mới.
Xuất phát từ những nội dung trình bày trên, tác giả nhận thấy, nghiên cứu cơ sở lýluận và thực tiễn nhằm khắc phục những ton tại trong hoạt động thâm tra đề nghị xâydựng luật đang là nhiệm vụ bức thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhăm bảo đảm hiệu quảcác văn bản pháp luật được ban hành Từ đó, tác giả chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là
“Hoạt động thẩm tra dé nghị xây dựng luật — Thực trạng và giải pháp” làm nội dung
nghiên cứu.
2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng văn bản pháp luật là yéu t6 quan trọnggóp phần bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.Chính vì tầm quan trọng như vậy, có nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, cácsách, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các tạp chí nghiên cứu về hoạtđộng nay Có thể ké đến một số công trình sau:
TS Nguyễn Sỹ Dũng và ThS Hoang Minh Hiếu (2008), Từ soạn thảo và xin ý kiếnquyết định chính sách, dịch chính sách và thẩm định chính sách, Tạp chí Nghiên cứulập pháp, số 13/2008
Trang 9ThS Trần Thị Vượng (2011), Mộ số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của báo cáothẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ và phápluật, Bộ tư pháp, số 5/2011, tr 17-2
ThS Phí Thị Thanh Tuyền (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm
tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng
Quốc hội, số 13/2012, tr 16-21
Nguyễn Doãn Khôi (2014), Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các
cơ quan Quốc hội, thực trạng và giải pháp, Luật văn thạc sĩ luật học, Trường Đại họcLuật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2019), Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp, Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Hội thảo khoa học trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Thẩm định, thẩm tra dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật, Khoa pháp luật Hành chính Nhà nước.
Các bài viết liên quan khác: Th§ Vũ Đức Khiến, bài viết Thực trạng và giải phápnâng cao chất lượng công tác thẩm tra dự án luật, pháp lệnh;
ThS Nguyễn Quang Minh, bài viết Một số ý kiến về xây dung báo cáo thẩm tra dự
Trang 10pháp pháp thúc đây, nâng cao, hoàn thiện hoạt động thâm tra dự án luật Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài Thâm tra đề nghị xây dựng luật Vì vậy,việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần làm rõ hơn vai trò của hoạt độngthâm tra trong quá trình ban hành văn bản luật.
3 Y nghĩa khoa học và thực tiễn
Khóa luận tốt nghiệp giúp làm rõ về khái niệm, vai trò, nguyên tắc, thâm quyền, nộidung quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng
luật.
Từ góc độ thực tiễn, khóa luận chỉ ra những kết quả đạt được, những bat cập, tồn tại,hạn chế trong công tác thẩm tra đề nghị xây dựng luật, từ đó đề xuất giải pháp dé nângcao hơn nữa chất lượng của hoạt động này
4 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễnthâm tra đề nghị xây dựng luật của Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban củaQuốc hội; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng của hoạtđộng này, nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thâm tra; pháthuy vai trò của Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban của Quốc hội nước ta
hiện nay Dé đạt được mục tiêu nói trên, khóa luận tập trung vào những vân dé như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích làm sáng tỏ khái niệm, đối tượng, vai trò củahoạt động thâm tra, nội dung, các bước của hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luậtcủa Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nói chung và đặc biệt là Ủy ban Pháp luật
Trang 11Đề xuất, kiến nghị các giải pháp dé nâng cao chất lượng hoạt động thâm tra đề nghịxây dựng luật góp phần đáp ứng yêu cầu của nhà nước về việc quản lý đời sống xã
hội.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu vào các hoạt động thâm tra đề nghị xâydựng luật từ góc độ lý luận, quy định hiện hành đến thực tiễn hoạt động
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những van đề lý luận, khuôn khổ pháp
lý và thực tiễn triển khai hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật của Ủy ban Phápluật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc Hội ở Việt Nam Hoạt động thầmtra đề nghị xây dựng luật của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là một công
đoạn trong quy trình lập pháp, có quan hệ hữu cơ với các giai đoạn khác của quy trình
lập pháp
6 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác — Lénin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam Trong qua trìnhtiếp cận và nghiên cứu thực hiện khóa luận, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiêncứu tông hợp, thống kê, phân tích, đánh giá qua các số liệu thu thập có liên quan đếnhoạt động thẩm tra xây dựng luật của các cơ quan của Quốc hội nhăm làm sáng tỏnhững luận cứ khoa học và tính thuyết phục cao trong các đề xuất về quan điểm, giảipháp tăng cường hiệu quả của hoạt động thâm tra
7 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phân mở đầu, phan kết luận va tài liệu tham khảo, khóa luận có bố cục gồm ba
Trang 12Ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Ủy ban Thường vụQuốc hội Cơ quan thâm tra xem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung vàoxem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, đốitượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án Theo cách hiểu này, thấm tra làhoạt động của các chủ thé có thẩm quyền nhằm tìm hiểu, xem xét lại toàn bộ dự thảotheo những tiêu chí nhất định, trước khi cấp có thâm quyền phê chuẩn, ban hành.
Còn trong Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp ly — Bộ Tư pháp, thâm tra là việckiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một van đề nào đó dé đi đến kết luận về tínhđúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi Quá trình này do tổ chức hoặc cá nhân cóthâm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật Việc thâm tra có thé áp dụng đốivới nhiều đối tượng khác nhau như thâm tra dự án luật, thấm tra luận chứng kinh té -
kỹ thuật Kết quả thẩm tra phải được thông qua bằng văn bản
Xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan, t6 chức hoặc cá nhân có thẩm quyềntheo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định nhăm ban hành ra các quy phạm phápluật để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước Theo đó, quy trình
Trang 13xây dựng luật là đã được quy định trong Luật Ban hành văn bản QPPL 2015, sửa đổi
bổ sung 2020, gồm các bước sau: lập chương trình xây dựng luật; soạn thảo luật; thâmđịnh, thấm tra dự án luật; trình dự án luật; xem xét, thông qua dự án luật Lập đề nghịxây dựng luật được xác định là thủ tục đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quytrình xây dựng và ban hành luật Đây là giai đoạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằmxác định nhu cau, tìm ra các chính sách, quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyếtnhững vấn đề của xã hội và quản lý nhà nước Theo đó, các chủ thể cần phải thực hiệnlần lượt các bước sau:
Bước 1: Xây dựng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách
Nội dung chính sách cần phải thé hiện rõ, đầy đủ những nội dung sau: xác địnhvan dé cần giải quyết; xác định nguyên nhân của van dé cần giải quyết; xác định mục
tiêu tổng thể, mục tiêu cu thé cần dat được khi giải quyết các van đề; định hướng giải
quyết từng vẫn đề; xác định đối tượng chiu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhómđối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách, xác định thâm quyền ban hành chính
sách đê giải quyét vân đê.
Đánh giá tác động của chính sách theo Điều 35 Luật ban hành văn bản QPPL
2015, sửa đôi bồ sung 2020: Sau khi xây dựng nội dung chính sách, cơ quan, tô chức,đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm đánh giá tác động của
chính sách Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của
chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nham lựa chọngiải pháp tôi ưu thực hiện chính sách (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)
Bước 2: Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật Trong quá trình lập đề nghịxây dựng, cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm tổ chức lay ý kiến về đề nghị xây dungvăn bản theo quy định tại Điều 36 của Luật ban hành văn bản QPPL 2015, sửa đổi bổsung 2020, Điều 10 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
Trang 14Bước 3: Lập hồ sơ về đề nghị xây dựng luật Sau khi tô chức đánh giá tác độngcủa chính sách, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng vănbản quy phạm pháp luật Việc lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh cần căn cứvào các kết quả thực hiện tại bước l và bước 2 Thành phần hồ sơ được quy định tạikhoản | Điều 37 Luật ban hành văn bản QPPL 2015, sửa đổi bổ sung 2020
Bước 4: Thâm tra đề nghị xây dựng luật theo Điều 47 Luật ban hành văn bảnQPPL 2015, sửa đổi bố sung 2020: Ở bước này với vai trò là cơ quan chủ trì thâm trathi Uy ban Pháp luật thực hiện việc thẩm tra đề nghị xây dựng luật Nội dung thâm tratập trung vào sự cần thiết ban hành, phạm vị, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bảncủa văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảodam dé xây dựng và thi hành văn bản
Bước 5: Lập dự kiến chương trình xây dựng luật - Điều 48 Luật ban hành vănbản QPPL 2015 sửa đổi b6 sung 2020, căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của
cơ quan, tô chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội,
ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định
Từ những phân tích trên, có thể hiểu thâm tra đề nghị xây dựng luật là hoạđộng kiểm tra, xem xét nội dụng của dé nghị xây dung luật theo nội dung, trình tự, thutục do luật định nhằm bảo dam tính hợp hiến, hợp pháp, tinh thống nhất và tinh khả thicủa dé nghị xây dựng luật trước khi trình cơ quan có thẩm quyên xem xét, lập chươngtrình xây dựng luật Hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật tập trung vào sự cầnthiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tínhthong nhất, tinh khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm dé xây dựng
và thi hành luật Đây là là một khâu rất quan trọng, qua viéc thấm tra, các cơ quan, tôchức, các chuyên gia có thể đóng góp ý kiến, sửa đổi và điều chỉnh các đề nghị xâydựng luật, giúp đảm bảo quy định pháp luật được xây dựng đồng bộ dựa trên cơ sở
chính xác và đáng tin cậy.
Trang 15s* Đặc điểm của hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật
Thứ nhất, nội dung hoạt động thâm tra là xem xét, đánh giá toàn diện về chất lượngcủa đề nghị xây dựng luật Khác với nội dung hoạt động kiểm tra văn bản QPPL làxem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản QPPL đã được
ban hành, hoạt động thâm tra là kiểm tra trước khi ban hành văn bản QPPL nhằm phát
hiện những vi phạm, khiếm khuyết, hạn chế và dự báo, phòng ngừa những điểm bấthợp lý có thể có trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Có nghĩa so với nội dunghoạt động kiểm tra, nội dung hoạt động thâm tra dé nghị xây dựng luật toàn diện hơn,không chỉ xem xét về tính hợp pháp mà còn xem xét cả tính hợp lý, sự phù hợp vớiđường lối, chủ trương của Đảng Mặc dù vậy, thẩm tra đề nghị xây dựng luật có mốiquan hệ chặt chẽ với hoạt động kiểm tra và điểm chung giữa hai hoạt động này là đềuhướng tới việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong
hệ thông văn bản QPPL
Thứ hai, về tính chất pháp ly của y kiến thẩm tra, ý kiến thâm tra không có giá trịpháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất tham mưu, tư vấn cho chủ thể trước khi quyếtđịnh thông qua một đề nghị xây dựng hay dự thảo văn bản luật Vì vậy, cơ quan thầmtra được khuyến khích đánh giá về tất cả các vẫn đề liên quan đến nội dung, hình thứcvăn bản, những ý kiến phản biện, thậm chí là sự phủ nhận hoàn toàn của cơ quan thâmtra không là cơ sở để xác định trách nhiệm đối với người soạn thảo Trong khí đó, cơquan kiểm tra khi kết luận về sự không hợp pháp của văn bản pháp luật có quyền xử lý
thậm chí làm châm dứt hiệu lực của văn bản đó.
Sản phẩm của hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật là báo cáo thâm tra Báocáo thâm tra chính là sự thé hiện quan điểm của cơ quan thẩm tra về đề nghị xây dựngluật được thâm tra dưới hình thức một văn bản pháp lý năm trong một thủ tục pháp lýđược pháp luật quy định, có tính chất bắt buộc nhăm bảo đảm cho quy trình xây dựngluật được tiến hành chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả Với việc thể hiện quan điểm của
cơ quan thẩm tra thì báo cáo thâm tra chính là văn bản đánh giá chất lượng của một đề
Trang 16phạm, khiếm khuyết có thể có trong dự thảo và đưa ra các giải pháp để khắc phụcnhững vi phạm, khiếm khuyết đó, làm cơ sở dé Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiếnchương trình xây dựng luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1.1.2 Đối tượng của hoạt động thấm tra đề nghị xây dựng luật
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật này, thìkhông phải tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải xây dựng chính sách trước khisoạn thảo, mà chỉ được tiễn hành đối với một số văn bản: luật; pháp lệnh; nghị quyếtcủa Quốc hội quy định tại điểm b và c, khoản 2, Điều 15 của Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật; nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy địnhtại điểm b, khoản 2, Điều 16 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nghị địnhcủa Chính phủ quy định tại khoản 2 và 3, Điều 19 của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật; nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quy định tạikhoản 2, 3 và 4, Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Như vậy,các văn bản trên sẽ là đối tượng của hoạt động thâm tra chính sách trong đề nghị xâydựng văn bản quy phạm pháp luật, trừ nghị định do Chính phủ ban hành Bởi thẩm trachỉ được tiễn hành đối với văn bản của cơ quan quyên lực nhà nước bao gồm: Quốc hội,
tô chức, đại biêu Quôc hội và kiên nghị về luật, pháp lệnh đại biêu Quôc hội.
Trang 171.1.3 Vai trò của hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật
Thứ nhất, thẩm tra đê nghị xây dựng luật là một hoạt động quan trọng, đặt dấumốc đầu tiên của quy trình lập pháp của Quốc hội Các khâu của quy trình lập phápcủa Quốc hội nằm trong mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại tạo nên cơ chế đồng
bộ trong hoạt động lập pháp Thâm tra đề nghị xây dựng luật trước khi trình Ủy banthường vụ Quốc hội dé Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lập dự kiến chương trìnhxây dựng luật trình lên Quốc hội xem xét, quyết định được coi như là “gác công” đầutiên của cả quá trình xem xét, thông qua dự án luật tại Quốc hội Các đại biéu Quốc hội
sẽ có cơ sở tin tưởng vào chất lượng của các dự án luật khi nhận được những thông tinday đủ từ các báo cáo thẩm tra ngay từ khâu lập đề nghị xây dựng luật được trình raQuốc hội Như vậy, thâm tra đề nghị xây dựng luật là một trong những khâu then chốt
tạo nên chât lượng của dự án luật.
Tht hai, thẩm tra có vai trò quan trọng đối với chất lượng hoạt động lập pháp củaQuốc hội Thâm tra đề nghị xây dựng luật là cơ sở đảm bảo chất lượng trong hoạt độngxây dựng luật Kết quả của hoạt động này được thể hiện băng hình thức báo cáo thâmtra Day là cơ sở rất quan trọng dé Ủy ban thường vụ Quốc hội có căn cứ lập dự kiếnxây dựng luật trình lên Quốc hội xem xét, quyết định soạn thảo dự án luật một cáchtoàn diện, có chất lượng, đảm bảo tinh hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệthống pháp luật
Thứ ba, thẩm tra đề nghị luật có vai tro trong việc nâng cao chat lượng hoạt độngcủa cơ quan thẩm tra và cơ quan lập dé nghị xây dựng Đôi với cơ quan thâm tra, các
cơ quan này có vai trò kiêm định lại kết quả làm việc của cơ quan khác, trực tiếp đưa ranhững ý kiến liên quan đến các chính sách trong đề nghị của cơ quan soạn thảo Dovậy, việc thâm tra góp phần vào việc nâng cao trách nhiệm cũng như chất lượng hoạtđộng của cơ quan được giao nhiệm vụ thấm tra các dé nghị xây dựng luật Đối với cơquan lập đề nghị xây dựng luật, thông qua những tham vấn trong các báo cáo thâm tra,các cơ quan lập đề nghị xây dựng luật tiếp thu, có thêm kinh nghiệm, kịp thời sửa đổi,
Trang 18để nâng cao chất lượng hơn nữa cho những đề nghị xây dựng luật ở những lần soạnthảo đề nghị xây dựng sau này.
Thứ tu, thẩm tra dé nghị luật giúp nâng cao chất lượng của văn bản luật sau khiđược ban hành Hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật giúp dam bảo chất lượng củavăn bản luật khi được ban hành Nếu hoạt động này diễn ra không hiệu quả có thể dẫnđến tình trạng ban hành văn bản luật tràn lan hoặc các văn bản luật sau khi ban hành đã
bị xử lý gây thiệt hại cho niềm tin và cả tài sản của xã hội cũng như ngân sách nhànước Chất lượng của hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật có tác động đến trình
độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật Chỉ khi hệ thống văn
bản luật được xây dựng hợp lý, hợp pháp, thì mới tạo dựng được một môi trường pháp
lý minh bạch, ôn định và lành mạnh cho sự phát triển của xã hội
Như vậy, để có một hệ thống pháp luật thống nhất, phù hợp và hoàn thiện, thì côngtác ban hành văn bản phải chính xác, không chồng chéo, phù hợp với chủ trương củaĐảng, chính sách của Nhà nước, không trái quy định của Điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên Để thực hiện được điều này thì hoạt động thâm tra đề nghị xâydựng luật đóng vai trò rất quan trọng, cần phải được thực hiện một cách chỉnh chunhằm đảm bảo chất lượng cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn của một văn bản
luật sau khi ban hành
1.2 Tham quyền thấm tra đề nghị xây dựng luật
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủyban khác của Quốc hội là các cơ quan có thẩm quyền thâm tra đề nghị xây dựng luật.Điều này được thê hiện xuyên suốt trong những văn bản luật qua từng thời kỳ khácnhau Cụ thê:
Trước khi ban hành Hiến pháp 1992, việc thâm tra xây đề nghị dựng luật đượcthực hiện theo Quy chế xây dựng luật, pháp lệnh 1988, Luật tổ chức Quốc hội và Hộiđồng nhà nước 1981 Các văn bản này không quy định cụ thể phạm vi, lĩnh vực các đềnghị xây dựng luật, dự án luật, thuộc thâm quyền thâm tra của Hội đồng dân tộc,
Trang 19từng Ủy ban của Quốc hội Việc thâm tra mỗi dự án phụ thuộc vào sự phân công củaQuốc hội, Hội đồng nhà nước Trong thời gian này, mặc dù pháp luật có quy định vềnhiệm vụ thâm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, nhưng do các cơ
quan này không có thành viên làm việc chuyên trách và không có bộ phận thường trực,
nên hầu hết các đề nghị xây dựng luật, dự án Luật, được giao cho Ủy ban pháp luậtthâm tra
Với sự ra đời của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, Luật banhành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì nhiệm vụ thẩm tra của Hội đồng Dântộc, các Ủy ban của Quốc hội đã được quy định cụ thể hơn Theo đó, Uỷ ban Pháp luậtchủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội thâm tra đềnghị xây dựng luật Sau khi căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, ý kiến trong Báo cáothâm tra của Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội lập dự án Chương trình xâydựng luật trình Quốc hội quyết định
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực từ ngày
01/01/2009 cũng quy định: Ủy ban pháp luật tập hợp và chủ trì thâm tra đề nghị xâydựng luật của cơ quan, tổ chức, đại biéu Quốc hội Hội đồng dân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thấm tra đề nghịxây dựng luật và phát biểu ý kiến về sự cần thiết ban hành, thứ tự ưu tiên ban hành văn
bản thuộc lĩnh vực do mình phụ trách
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ra đời với những sửa đổi,
bổ sung phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện đại và vẫn kế thừa tinh thần quy định
về thâm tra đề nghị xây dựng luật của Luật năm 2008 Theo đó thì Ủy ban pháp luậtvẫn giữ vai trò tập hợp và chủ trì thấm tra dé nghị xây dựng luật, Hội đồng dân tộc, các
Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban pháp luật trong việc thâm tra
đề nghị xây dựng luật và phát biéu ý kiến về sự cần thiết ban hành, thứ tự ưu tiên banhành văn bản thuộc lĩnh vực do mình phụ trách Năm 2020 quy định này được sửa đôi,theo lần sửa đôi này, luật quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Trang 20Quốc hội Theo đó, không còn chỉ là phối hợp thẩm tra với Ủy ban Pháp luật, các cơquan này có trách nhiệm thâm tra đề nghị xây dựng luật thuộc lĩnh vực do mình phụtrách Ngoài ra, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải gửi văn bản thâm tra củamình đến Ủy ban pháp luật; ở phiên họp thâm tra của Ủy ban pháp luật các cơ quannày phải cử đại diện của mình đến tham dự Việc quy định trách nhiệm tham gia thâmtra là rất cần thiết, bởi, trong một đề nghị xây dựng luật có thé có các nội dung liênquan đến phạm vi lĩnh vực do Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban khác của Quốc hội phụtrách Trong những trường hợp như vậy, dé có thé thâm tra được một cách toàn diệncác vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng, cơ quan chủ trì thâm tra rất cần biết đượcquan điểm của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban có liên quan.
1.3 Nguyên tắc, nội dung tham tra đề nghị xây dựng Luật
1.3.1 Nguyên tắc thâm tra đề nghị xây dựng Luật
Trong hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật cần tuân thủ các nguyên tắc xâydựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 5 Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bố sung 2020 Cụ thể:
Một là, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bảnquy phạm pháp luật trong hệ thông pháp luật,
Hai là, tuân thủ đúng thâm quyên, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật,
Ba là, bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật,
Bốn là, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dé tiếp cận, dé thựchiện của văn bản quy phạm pháp luật; bao đảm lồng ghép vấn đề bình dang giới trongvăn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính,
Trang 21Năm là, bảo đảm yêu câu vê quôc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điêu ước quôc tê mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
Sáu là, bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiếnnghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật cần tuân thủ nguyên tắc bìnhđăng, dân chủ, công băng: theo nguyên tắc này, tất cả thành viên cơ quan thâm tra đều
bình đăng trong việc thảo luận, kiến nghị, biểu quyết tại cuộc họp, hội thảo liên quan
đến thâm tra đề nghị xây dựng dự án Việc thảo luận tại phiên họp toàn thể cơ quanthâm tra đều có quyền, nghĩa vụ như nhau trong quá trình thảo luận; các quy định vềthủ tục thảo luận phải được thực hiện một cách không thiên vị; vào bất kỳ thời điểmnào, các thành viên cơ quan này cũng được biết về van đề đang được xem xét và van
dé đó phải được nhắc lại trước khi tiễn hành biểu quyết
1.3.2 Nội dung thẩm tra đề nghị xây dựng Luật
Sau khi được phân công thâm tra, cơ quan thâm tra tiến hành các hoạt độngthâm tra Nội dung thâm tra đề nghị xây dựng luật gồm:
Theo khoản 3 Điều 47 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015, sửa đôi, bố sung
2020 thì cơ quan thâm tra khi tiến hành thâm tra cần tập trung vào những vấn đề chủyếu, bao gồm:
(i) Sự cần thiết ban hành của văn bản luật
(ii) Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật được đề nghị xây dựng
(iii) Các chính sách trong đề nghị xây dựng luật
Trang 22(iv) Sự phù hợp của nội dung chính sách với chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách của Nhà nước
(v) Tính thống nhất, tính khả thi của các quy định trong đề nghị xây dựng
(vi) Thứ tự ưu tiên, thời điểm trình của đề nghị xây dựng
(vii) Điều kiện bảo đảm dé xây dựng và thi hành văn bản
Việc xác định sự cần thiết, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của đề nghị xâydựng luật bảo đảm cho nội dung các quy định của dự án đó được thê hiện theo đúngyêu cầu của văn bản, bao quát hết nội dung cần thực hiện, đồng thời giữ cho văn bảnkhông vượt ra ngoài những vấn đề cần giải quyết với văn bản đó Thâm tra nội dungvăn bản là những vấn đề ảnh hưởng, quyết định tính khả thi, cần thiết của văn bản haykhông, đây là phần quan trọng nhất, trọng tâm nhất của Báo cáo thâm tra Thực chất,đây là việc thâm tra xem chính sách được thể hiện trong đề nghị xây dựng đã hợp lýchưa Thâm tra sự phù hợp của nội dung chính sách được đề nghị xây dựng đó vớiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, với Hién pháp, Pháp luật làviệc cơ quan thẩm tra cần quan tâm, xem xét cụ thé, dự án nay được đề nghị xây dựngtrên cơ sở thé chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về van dé này ra sao? Đề nghịxây dựng này đã thê hiện đúng tinh thần và nội dung của chủ trương, đường lối, chínhsách đó hay không? Việc thâm tra điều kiện để bảo đảm xây dựng, thi hành văn bản làmột nội dung quan trọng Ngay từ khâu đầu tiên của quá trình xây dựng văn bản luật,cần phải hoạch định rõ các điều kiện về nhân sự, tài chính, để đảm bảo quá trình banhành luật được diễn ra đầy đủ, kịp thời, hợp lý, phù hợp với tình hình của đất nước vàthé giới Các nội dung thẩm tra đề nghị xây dựng luật được giao cho Ủy ban Pháp luậtcủa Quốc hội Ủy ban Pháp luật thực hiện nhiệm vụ này bằng cách thấm tra các dự án
do mình phụ trách và phối hợp thâm tra với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác củaQuốc hội Ngoài những vẫn đề trên, cơ quan thâm tra cần xem xét việc tuân thủ trình tự,thủ tục và tính khả thi của đề nghị xây dựng luật; những vấn đề còn có ý kiến khácnhau trong đề nghị xây dựng, có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Việc
Trang 23quy định thâm tra kỹ các nội dung này nhằm bảo đảm dé quá trình soạn thảo văn bảnluật và sau khi văn bản luật được ban hành sẽ thê hiện đúng đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, có tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm tính thống nhất đốivới hệ thông pháp luật.
Bên cạnh đó, dé hoạt động thấm tra bảo đảm chất lượng, Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật quy định ngoài Ủy ban Pháp luật giữ vai trò tập hợp và chủ trìthẩm tra dé nghị xây dựng luật, thì Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có cũngphải có trách nhiệm thâm tra đề nghị xây dựng luật thuộc lĩnh vực do mình phụ trách
và gửi văn bản thâm tra đến Ủy ban Pháp luật, ngoài ra Hội đồng Dân tộc và Ủy bancủa Quốc hội cũng phải cử đại diện tham dự phiên họp thấm tra của Ủy ban Pháp luật.Qua đó, cơ quan chủ trì thẩm tra có những thông tin đa dạng từ nhiều phía Nhữngthông tin này sẽ giúp ích cho cơ quan chủ trì thâm tra trong việc đánh giá về sự cầnthiết, các chính sách, tính khả thi của đề nghị xây dựng
1.4 Phương thức và trình tự thẩm tra đề nghị xây dựng Luật
s* Phương thức tham tra đề nghị xây dựng luật
Đề nghị xây dựng luật sẽ được thâm tra bằng phương thức họp toàn thể Hội đồngDân tộc, Ủy ban của Quốc hột Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tiến hành thâmtra đề nghị xây dựng luật tại phiên họp của toàn thé Hội đồng, Ủy ban Đối với đề nghịxây dựng luật của Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến thì có thể tôchức phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban để thâm tra sơ bộ.Theo quy định tại Điều 1 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uy bancủa Quốc hội thì Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tậpthé và quyết định theo đa số Vì vậy, phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban củaQuốc hội phải có quá nửa tông số thành viên tham dự thì mới có thâm quyền xem xét,
quyét định các vân dé thuộc nhiệm vụ, quyên hạn của Hội đông Dân tộc, các Uy ban;
Trang 24những quyết định do quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban củaQuốc hội đưa ra mới có giá trị pháp lý.
* Trình tự tham tra đề nghị xây dựng luật
Việc thâm tra của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đối với đề nghị xây dựngluật được tiễn hành theo trình tự sau đây:
(i) Đại diện cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, trình bày về nội dung đề nghịxây dựng luật;
(ii) Các đại biéu tham dự phiên họp nêu câu hỏi về các nội dung liên quan đến
đề nghị xây dựng luật;
(iii) Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phátbiểu ý kiến;
(iv) Đại diện cơ quan tham gia thâm tra phát biểu ý kiến;
(v) Thảo luận; trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan lập đề nghị xây dựngluật sẽ trình bày hoặc giải trình những van đề mà các đại biểu tham gia cuộc họp nêu rahoặc yêu cầu;
(vi) Chủ tọa kết luận; đối với van dé quan trọng thì đưa ra biểu quyết.?
Phiên họp của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra sơ
bộ cũng theo trình tự trên Sau phiên họp thâm tra, Ủy ban Pháp luật xây dựng Báo cáothấm tra về các đề nghị xây dựng luật trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Nội dung báocáo thâm tra Hội đồng Dân tộc phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên Hội đồng, Ủyban chủ trì thâm tra và ý kiến của cơ quan tham gia thâm tra, Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội, trường hợp có nội dung đã biểu quyết thì cũng phải được nêu rõ
! Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây dựng văn bản QPPL,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 61
? Trường Dai học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây dung văn bản OPPL,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 61-62.
Trang 251.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật đòi hỏi phải xemxét đến các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng báo cáo thẩm tra.Những yếu tố tác động tới chất lượng báo cáo thâm tra bao gồm:
Một là, về thé chế: thé chế được hiểu là những quy định của pháp luật hiện hànhlàm hành lang pháp ly cho hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật Nếu quy địnhpháp luật không tốt rất dễ gây ra tình trạng ban hành luật chồng chéo, hoạt động thâmtra không thống nhất và chặt chẽ Quy định pháp luật được coi như nền tảng của nhữngyếu tố tác động ảnh hưởng tới hoạt động thẩm tra Các quy định pháp luật sẽ tao rahành lang pháp lý quy định về trách nhiệm, tinh thần và ý thức của các chủ thể trongviệc tiễn hành hoạt động đánh giá, kiểm tra đề nghị xây dựng luật trước khi lập chương
trình xây dựng luật.
Hai là, về vấn đề nhận thức tầm quan trọng của hoạt động thấm tra Những cơ quan,
cá nhân có liên quan đến hoạt động này cần nâng cao nhận thức của mình về ý nghĩacủa giai đoạn thâm tra trong hoạt động đề nghị xây dựng, ban hành luật, từ đó tự mìnhnâng cao trách nhiệm vì mục tiêu hạn chế khiếm khuyết của văn bản luật, phù hợp với
tình hình xã hội thực tiễn
Ba là, về tổ chức biên chế, nhân sự: dé đạt được hiệu quả trong bất kỳ công tác nào,yếu tô con người là không thể thiếu Nhân sự không đủ, nhân sự còn yếu kém thìkhông thé hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Việc xây dựng nguồn nhân lực có chấtlượng là một yêu cầu không thể thiếu trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập.Bốn là, về kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác: đảm bảo kinh phí, dam bảo cơ
sở vật chất hay đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, t6 chức trong việc thực hiệnhoạt động thâm tra déu là những nhiệm vụ tất yếu dé nâng cao hơn nữa chất lượngcủa hoạt động này Những yếu tô nêu trên sẽ góp phần thúc đây hoạt động của các chủthé diễn ra nhanh chóng, kip thời, không chồng chéo
Trang 26Năm là, về việc phân công thẩm tra và phối hợp thâm tra: việc phân công hợp lý,đúng chức năng, chuyên môn của cơ quan thâm tra là một trong những yếu tô quantrọng bảo đảm chất lượng của hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật Hoạt độngthâm tra đề nghị xây dựng luật thuộc thâm quyền của Hội đồng dân tộc, các Ủy bancủa Quốc hội Điều này đã được quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội Đây là cơ sởpháp lý để Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công thâm tra đề nghị xây dựng luật choHội đồng Dân tộc, từng Ủy ban của Quốc hội Bởi trên thực tế, mỗi đề nghị xây dựngluật - bước đầu cho một văn bản pháp luật ra đời, đều có sự đan xen giữa các lĩnh vựckinh tế, dân sự, lao động, khoa học kỹ thuật, môi trường, đối ngoại, quốc phòng anninh Do vậy, sự phân công, phối hợp giữa co quan chủ trì thâm tra và cơ quan thamgia thâm tra là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho đề nghị xây dựng được xem xét toàndiện, dưới nhiều góc độ Việc tổ chức tốt hoạt động phối hợp thâm tra để bảo đảm chohoạt động này có hiệu quả cũng là điều kiện dé nâng cao chất lượng các Báo cáo thâm
tra của các cơ quan chủ trì thâm tra.
Trang 27TIỂU KET CHUONG 1Như vậy, thông qua toàn bộ nội dung về một số van dé chung hoạt động thẩm tra dénghị xây dựng luật, có thể thấy rõ được phương thức, nội dung, vai trò và tầm quantrọng của thâm tra đề nghị xây dựng luật trong giai đoạn hiện nay; chủ thê, đối tượng
và các yếu tố tác động đến hoạt động thẩm tra dé nghị xây dựng luật Khi nghiên cứumột s6 van dé chung về tham tra trong dé nghị xây dựng luật không chỉ góp phần luậngiải những van dé mang tính lý luận, mà còn làm cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu,đánh giá những kết quả đã đạt được và những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thâm tra
đề nghị xây dựng luật
Trang 28CHƯƠNG 2THUC TRANG CUA HOAT ĐỘNG THAM TRA DE NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT2.1 Những kết quả dat được trong hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng LuậtLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020 đã tạo
cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho quy trình lập pháp, giải quyết được nhữngvướng mắc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổimới, qua đó tạo sự chuyền biến về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, cácngành, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Trong đó, hoạt động thâm tra đề nghị xây luật của Hội đồng Dân tộc
và các Ủy ban của Quốc hội đặc biệt là Ủy ban Pháp luật đã và đang ngày càng đượcnâng cao Qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao cả về số lượng và chất lượngcủa các dự án luật trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội Hoạt độngthâm tra đề nghị xây dựng luật của Hội đồng dân tộc, Ủy ban Pháp luật và các Ủy bancủa Quốc hội và đã đạt được những kết quả tích cực như sau:
2.1.1 Về số lượng các đề nghị xây dựng luật được thẩm tra
Qua các nhiệm kỳ của Quốc hội có thể thay hoạt động thâm tra đề nghị xây dựngluật của Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội đã gópphần quan trọng vào việc đây mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội Số lượng luật,
bộ luật được Quốc hội thông qua trong những năm gần đây được tăng lên đáng kể:
Trang 29Biểu đồ: Số lượng văn bản luật được ban hành qua các nhiệm kỳ Quốc hội(Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa I đến nửa nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV)
Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa
I II II IV Y VI VWH VIHI IX xX XI XI XII XIV XV
“lui: Pháp lénh
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI thông qua được 84 luật, bộ luật, 35 pháp lệnh Nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XII, chỉ trong 4 năm, Quốc hội đã thông qua 67 luật, 16 pháp lệnh.Đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII có thé nói là nhiệm kỳ thành công nhất khi đạt đượckết quả nồi bật: cùng với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Quốc hội khóa XIII đã thôngqua được 100 bộ luật và luật, 10 pháp lệnh, góp phần quan trọng vào công cuộc xâydựng, bảo vệ và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Ở nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, so với nhiệm kỳ Quốc hội các khóatrước, xét về số lượng, tính đến hết tháng 12-2020, Quốc hội khóa XIV đã xem xét vàthông qua được 72 dự án luật có chứa đựng quy phạm pháp luật bao quát hầu khắp cáclĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Qua các nhiệm kỳ Quốc hội có thêthấy từ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chếtrong bộ máy Nhà nước; về bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân; về thê chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến các lĩnh vực về giáo dục - đào tạo,
Trang 30pháp luật điều chỉnh Điều này giúp cho hệ thống pháp luật nước ta ngày càng đồng bộ,
khả thi, chứa đựng được nhiều giá tri tiễn bộ ở trong nước cũng như của nhân loại”.
Đây là minh chứng cho việc sé lượng các đề nghị xây dựng luật mà Hội đồng Dân tộc,các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật thâm tra trong những năm qua ngày càngtăng lên đáng kẻ
Số lượng văn văn bản luật được ban hành qua từng khóa Quốc hội ngày càng lớn
đã đảm bảo điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời, giải quyết các van dé còn tồn dong của
xã hội Điều này càng khăng định vai trò quan trọng của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc,các Ủy ban của Quốc hội trong hoạt động lập pháp nói chung và vai trò của Ủy banPháp luật trong hoạt động thẩm tra đề nghị xây dựng luật nói riêng Kết quả có đượcnày là do các phiên họp thâm tra, các thành viên đại diện Hội đồng Dân tộc, Ủy bancủa Quốc hội và Ủy ban Pháp luật đã thảo luận thắng thắn, dân chủ, đi sâu phân tíchcác nội dung cụ thé của đề nghị xây dựng văn bản Trong quá trình thâm tra các đại
biêu coi trọng việc xem xét, phân tích sự phù hợp của các chính sách.
Dau nhiệm kỳ khóa XIV, Ủy ban Pháp luật có 42 thành viên, trong đó có 12 thànhviên làm việc chuyên trách tại Ủy ban hợp thành Thường trực Ủy ban gồm: Chủ nhiệm,
03 Phó chủ nhiệm và 08 Ủy viên thường trực cùng với 30 Ủy viên khác làm việc tạicác cơ quan, tổ chức trung ương và địa phương Với cơ cầu, thành phan da dạng, phongphú và tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên Ủy ban Pháp luật đã có những đónggóp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động của Ủy ban trên các mặt công tác Trong côngtác lập pháp, Ủy ban Pháp luật đã chủ trì thâm tra 12 dự án luật và các nghị quyết của
QH, UBTVQH Trong số các đề nghị xây dựng luật, dự án luật thuộc phạm vi tráchnhiệm chủ trì thâm tra của Ủy ban Pháp luật, có nhiều dự án quan trọng nhằm kịp thờithé chế hóa chủ trương của Dang tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trungương 6 (khóa XID), Kế hoạch số 07-KH/TW của Bộ Chính trị Kế hoạch số 735-KH/ĐĐQH của Đảng đoàn Quốc hội và tại các nghị quyết, thông báo kết luận của Bộ
3 Trần Ngọc Đường (2021), Hoạt động lập pháp của Quốc hội khóa XIV và định hướng trong giai đoạn mới, Tap
chi Cộng sản, Hoạt động lập pháp của Quôc hội khóa XIV và định hướng trong giai đoạn mới.
Trang 31Chính trị, Ban Bi thư như: dự án Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Tổ chứcQuốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổchức chính quyền địa phương; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Cán bộ,công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật; nhiều dự án có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như dự ánLuật Trách nhiệm bồi thường của Nha nước (sửa đổi); Luật Trợ giúp pháp ly (sửa đổi),
Luật Tổ cáo (sửa đổi); Luật Cư trú (sửa đổi) và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của
Luật Xử ly vi phạm hành chính Ngoài nội dung chủ trì thẩm tra đối với các đề nghịxây dựng luật, dự án thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách, Ủy ban Pháp luật còn thực hiện
việc tham gia thâm tra đối với 69 dự án luật, 16 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, 2 dự
án pháp lệnh, 11 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Hội đồng Dân
tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra; Ủy ban Pháp luật đã phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan này trong quá trình giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu,
chỉnh lý văn ban.*
Ngoài ra, để thâm tra các chính sách trong một đề nghị xây dựng luật hay quy định
trong các dự thảo luật một cách khách quan, chính xác và phù hợp thì không chỉ là
công việc của riêng Ủy ban Pháp luật, mà cần có sự phối hợp từ các Ủy ban khác củaQuốc hội: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Kinh tế phụ trách thâm tra vàtrình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về 13 luật Trong đó
có thể kê đến các đạo luật quan trọng như: Luật Dau giá tài san 2016; Luật sửa đôi, bésung một số điều của Luật Các tô chức tín dụng 2017; Luật Doanh nghiệp 2020; LuậtQuy hoạch 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến quy hoach; Nhữngđạo luật này đã đi vào đời sống, điều chỉnh tích cực đến các hoạt động kinh doanh,thương mại, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam mở rộng cơ hội, phát triển toàn diện.Đặc biệt, ở nhiệm kỳ XIV với sự tác động của đại dịch toàn cầu — COVID 19, tình hình
* Ngọc Bích (2021), Tổng kết công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Pháp luật — thâm tra nhiều dự án quan
Trang 32thé giới và khu vực có những diễn biến phức tạp: sự bất ôn về kinh tế vĩ mô, khủnghoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra cho Ủy ban Kinh tế nhữngthách thức, khó khăn trong việc thâm tra các đề nghị xây dựng hay các văn bản luậtthuộc phạm vi trách nhiệm của mình Song Ủy ban Kinh tế đã nỗ lực, phân tích đánhgiá, thâm tra các chính sách, quy định pháp luật một cách toàn diện nhằm đảm bảo đápứng kịp thời các nhu cầu điều chỉnh, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong bối
cảnh kinh tê chịu sự tác động nặng nê của Covid.”
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong nhiệm kỳ Quốc hội XIV, Ủyban được giao chủ trì thẩm tra rất nhiều đề nghị xây dựng luật thuộc lĩnh vực của mình
và có 12 dự án luật, trong đó có những dự án phức tạp, điều chỉnh những lĩnh vực quantrọng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đơn cử 06 Luật thuộc lĩnhvực nông nghiệp được Quốc hội thông qua như Luật Chăn muôi; Luật trồng trot; haynhư Luật Lâm nghiệp — không chỉ đôi tên từ Luật Bảo vệ, phát triển rừng mà còn có sựthay đồi về tư duy quan lý dé phù hợp với tình hình mới; trong lĩnh vực khoa học, côngnghệ có: Luật Chuyển giao khoa học, công nghệ đã đáp ứng những yêu cầu trong cơchế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; trong lĩnh vực xây dựng có LuậtXây dựng, Luật kiến trúc Có thê thấy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
đã thâm tra một số lượng không nhỏ các đề nghị luật, dự án luật thuộc phạm vi tráchnhiệm của mình, góp phần ban hành những quy định pháp luật điều chỉnh một cáchtoàn diện các vẫn đề Hoạt động thâm tra hiệu quả đã bảo đảm sự thống nhất của hệthong pháp luật, tạo nền tang pháp ly đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội.5
Bên cạnh đó, hoạt động thâm tra đề nghị xây dựng luật của các cơ quan khác nhưHội đồng Dân tộc, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Văn hóa —giáo dục, cũng đã đạt được kết quả an tuong trong viéc tham tra 27 du an luat Cong
5 Uy ban Kinh tế (2021), Báo cáo tổng kết công tac của Ủy ban Kinh tế nhiệm ky Quốc hội XIV (2016-2021), Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, nguồn https://quochoi.vn.
5 Uy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2021), Báo cáo tong kết công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ Quốc hội XIV (2016-2021), Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, nguồn
https://quochoi.vn.
Trang 33tác xây dựng pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, nhiều đạo luật quantrọng đã được Quốc hội thông qua, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luậtViệt Nam Hoạt động thấm tra có hiệu quả của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban củaQuốc hội đã và đang góp phần tạo tiền đề quan trọng trong việc xây dựng hệ thốngpháp luật Việt Nam tiên tiến, toàn diện.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV hiện nay, mặc dù đã đi qua 1⁄2 nhiệm kỳ, hoạtđộng ban hành văn bản pháp luật đã ban hành được 21 luật Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội
Khóa XV đã thông qua 02 luật gồm: Luật sửa đôi bố sung một số điều của Bộ luật Tố
tụng hình sự; Luật sửa đôi, bố sung một số điều và phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kêquốc gia của Luật thống kê Ở kỳ họp thứ 3 Quốc hội tiếp tục thông qua 05 luật gồm:Luật Cảnh sát cơ động; Luật điện ảnh (sửa đôi); Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đôi);Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đối, b6 sung một số điều của Luật Sởhữu trí tuệ.” Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XV thông qua 06 luật nữa gồm: Luật Daukhí (sửa đổi); Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi):Luật thực hiện dân chủ cơ sở; Luật sửa đồi, bố sung một số số điều của Luật Tần số vôtuyến điện; Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) Đến tháng 6/2023 , sau 23 ngày làm
việc, ky họp thứ 5 của Quốc hội Khóa XV đã thông qua 08 luật gồm: Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dung; Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật Giao dịch điện tử; Luật Hợptác xã; Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Công annhân dân; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của côngdân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam.?
7 Bộ Công thương Việt Nam (2022), Kỳ hop thứ 3 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 23/5, nguồn
https://moit.gov vn/tin-tuc/hoat-dong/ky-hop-thu-3-quoc-hoi-khoa-x v-chinh-thuc-khai-mac-vao-sang-23-5.html.
8 Quốc hội Việt Nam (2022), Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường: kỳ hop thứ
4, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, nguồn; https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-van-phong-quoc-hoi.aspx?ItemID=70659,
? Khôi Nguyên (2023), Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV đã thông qua 08 luật, 17 nghị quyết, Báo điện tử Đảng