Khái niệm tài chính được sử dụng khá phổ biến hiện nay là: Tài chính là phương thức tạo lập- huy động và phân bổ - sửdụng các nguồn lực tài chính nhằm chuẩn bị cho các chủ thể có khả năn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
Lớp chuyên ngành: Quản lý thuế
Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thị Thu Thủy
Hà Nội, 12/2019
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GVHD TS Đỗ Thị ThuyThủy đã giúp đỡ tôi hoàn thành Chuyên đề này Trong quá trình thực hiệnChuyên đề, cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lýthuyết, cách giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp rất khoa học và lớp lang Hơn thế, cô là người truyền động lực cho tôi, giúp tôi tự tin hơn trong các hướng
đi mới trong khi thực hiện Chuyên đề này
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cán
bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần Nội thất Zito đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu học tập đến khi hoàn thành Chuyên đề
`
này.
Tôi xin chân thành cam on!
Ha Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2019
Tạ Quang Quyết
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BANG BIEU
Trang 5DANH MỤC VIET TAT
Trang 6với các doanh nghiệp trong nước và với cả các doanh nghiệp nước ngoài đang
không ngừng gia tăng về số lượng và quy mô
Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp phảiđối mặt với rất nhiều rủi ro Những rủi ro khác nhau sẽ có mức ảnh hưởng khácnhau đến doanh nghiệp Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng có những loạirủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sống còn của doanh nghiệp Những rủi ro này có thể phát sinh bên trong hay
bên ngoài doanh nghiệp như: chính trị, môi trường, đối thủ cạnh tranh, thay đôi
ngành
Dé hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu qua cao, các doanh nghiệp nói chung vàCông ty Cô phần Nội thất Zito nói riêng cần phải nhận dạng và phân tích rủi ro
mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như xác nhận mức độ ảnh hưởng của nó:
rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro phá sản, rủi ro điều hành từ đó tìm ra
được các biện pháp nhăm hạn chế hạn chế rủi ro đó Trong các loại rủi ro đó thì
rủi ro tài chính có ánh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tài chính tại Công
ty Cổ phan Nội thất Zito” đề nghiên cứu
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chương mở đâu chuyên dé thực tập này sẽ hệ thống hóa các cơ sở lý luận về
phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp như là bằng chứng cho sự phân tích thựctrạng tại chương 2 và các đề xuất, kiến nghị tại chương 3 Trong chương này,
chuyên dé tập trung nghiên cứu lý thuyết tổng quan về rủi ro tài chính doanh nghiệp, nội dung phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp và các nhân tổ ảnh
hưởng đến rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.1 Tổng quan về rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm rủi ro tài chính doanh nghiệp
Theo Wikipedia (2019), rủi ro tài chính là bất kỳ loại rủi ro nào liên quan đến tàichính, bao gồm các giao dịch tài chính trong đó có các khoản vay của công ty cónguy cơ vỡ nợ Thông thường nó được hiểu là là khả năng mất mát tài chính vàkhông chắc chắn về mức độ của nó
Rui ro tài chính là sự gia tăng rủi ro của các cổ đông trên mức rủi ro kinh doanh
cơ bản của công ty, là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính (Nguyễn Thị
Cành, 2009) Bên cạnh đó, hai tác giả Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyền(2002) định nghĩa: “rủi ro tài chính là rủi ro dẫn đến các tốn thất do thị trường tàichính mang lại như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá các loại
chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản”.
Nghiên cứu của Steven Li (2003) cho rằng: “rủi ro liên quan đến sự không chắc
chăn của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá, giá cô phiếu, và giá cả hàng hóa gọi là
rủi ro tài chính” Trong khi đó, Cao Defan (2005) lại phân chia rủi ro tài chính
theo phạm vi Theo cach đó, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phảnánh trong tình hình tài chính của DN Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập đếnkhả năng không thanh toán được các khoản nợ tài chính khi đến hạn Một loạt tác
Trang 8giả khác, bao gồm cả tác giả trong và ngoài nước như PGS.TS Lưu Thị Hương
và PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm và TS Bạch Đức
Hiển (2008), PGS.TS Vũ Duy Hào và PGS.TS Đàm Văn Huệ (2009), Li Zhea,Liu Ke, Wang Kaibi, Shen Xiaoliu (2012) đều đồng quan điểm răng rủi ro tàichính có liên quan đến sử dụng các công cụ tài trợ vốn trong doanh nghiệp
Theo Eichhorn (2004) và Ann-Katrin Napp (2011), rủi ro tài chính có thể có haihình thức khác nhau Rủi ro tài chính do nhân tố khách quan phụ thuộc vào nhữngthay đổi trên thị trường tài chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa.Rui ro tài chính do nhân tố chủ quan (nội bộ), trong đó tình hình tài chính của
doanh nghiệp là nguồn gốc của những rủi ro Như vậy, quan điểm này đã bao hàm
cả rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tuy chưa chỉ rõ “tinh hình tài
chính” như thế nào thì được gọi là rủi ro
Theo tác giả, để có khái niệm đúng đắn và khoa học về rủi ro tài chính thì trướchết phải hiểu rõ khái niệm tài chính Khái niệm tài chính được sử dụng khá phổ
biến hiện nay là: Tài chính là phương thức tạo lập- huy động và phân bổ - sửdụng các nguồn lực tài chính nhằm chuẩn bị cho các chủ thể có khả năng thanhtoán, đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu của các chủ thé trong tồn tại và pháttriển, trong các hoạt động kinh tế - xã hội.”
Từ các quan điểm nêu trên, theo ý kiến của tác giả, rủi ro tài chính là những rủi
ro phát sinh do sự biến động của môi trường bên ngoài và những rủi ro phát sinh
từ việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài chính trong doanh nghiệp, làmảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, xấunhất sẽ dẫn đến khả năng phá sản doanh nghiệp
Như vậy, khái niệm rủi ro tài chính là một khái niệm “động”, nghĩa là có nhiều
mức độ khác nhau Chỉ một trong các rủi ro (lãi suất, tỷ giá, biến động giá, tín
dụng thương mại và đòn bay tài chính), hoặc tập hop các rủi ro đó nếu xảy ra sẽảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, và nếu đủ lớn sẽ dẫn tới mấtkhả năng thanh khoản của doanh nghiệp Có thé chỉ là mat khả năng thanh khoản
Trang 9tạm thời nhưng cũng có khi kéo dài; và mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng
sẽ dẫn tới phá sản
1.1.2 Phan loại rúi ro tài chính doanh nghiệp
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về phân loại rủi ro tài chính cả ở trong và ngoàinước Theo Santard & Poor, rủi ro tài chính bao gồm: rủi ro kế toán, rủi ro quảntrị tài chính, rủi ro dòng tiền, rủi ro cấu trúc vốn, rủi ro thanh khoản Tác giảKaren (2005) coi rủi ro tài chính gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản Trong khi các tác giả khác không đưa ra phân loại vì đồng nhất rủi
ro tài chính là rủi ro liên quan đến nợ vay Ở trong nước, tác giả Nguyễn MinhKiều cho rằng rủi ro tài chính gồm rủi ro tỷ giá, lãi suất, biến động giá, tín dụngthương mại; PGS.TS Nguyễn Ngọc Trang thì nghiên cứu rủi ro tài chính dưới góc
độ kiệt giá tài chính, nghĩa là rủi ro tài chính bao gồm TỦI ro ty giá, rủi ro lãi suất
và rủi ro biến động giá.
Theo cách hiểu của tác giả, như đã trình bày ở phần khái niệm, rủi ro thanh khoản
sẽ là biểu hiện của các rủi ro khác Giả sử doanh gặp rủi ro không trả được nợ
vay (như CTCP Thuỷ sản Bình An), hoặc rủi ro tín dụng thương mại (như CTCP
Chế biến và Xuất nhập khẩu Cadovimex) hoặc rủi ro lãi suất (như CTCT TaxiMai Linh hoặc CTCP Tập đoàn Thái Hoà) hoặc tổng hợp các rủi ro này nếu đủlớn, sẽ dẫn tới rủi ro thanh khoản Mất khả năng thanh khoản kéo dài đã khiếnCadovimex huỷ niêm yết trên HOSE năm 2011 còn Tập đoàn Thái Hoà cũng thua
lỗ liên tiếp, suýt rơi vào tình trạng phá sản Ngay Luật Phá sản của Việt Nam ban
hành ngày 19/6/2014 cũng ghi rõ: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp
tác xã mat khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phásản” Do vậy, tác giả đã không xếp rủi ro thanh khoản cùng nhóm với rủi ro lãi
suất, tỷ giá, biến động giá, tín dụng thương mại và không trả được nợ vay mà đặt
rủi ro thanh khoản ở cấp độ cao hơn, chỉ dưới rủi ro phá sản
Bởi vậy, thông qua việc tổng quan các quan điểm của những tác giả đi trước thìrủi ro tài chính bao gồm rủi ro tài chính do nhân tố ngoại sinh (khách quan - bên
Trang 10ngoài) và rủi ro do nhân tố nội sinh (chủ quan - nội bộ) Rủi ro tài chính do nhân
tố ngoại sinh là trạng thái bất thường gây ra những ton thất trong hoạt động tàichính của DN do sự thay đổi của các biến số như lạm phát và giá cả hàng hóa, lãi
suất tín dụng, tỷ giá hối đoái Rủi ro tài chính do nhân tố nội sinh là trạng thái
bất thường gây ra trong hoạt động tài chính của DN liên quan đến các nhân tố
chủ quan như cơ cầu nguồn vốn, năng lực hoạt động, khả năng sinh lời, Theo
cách phân loại này, một số rủi ro dưới đây được đi sâu nghiên cứu trong chuyên
đề này:
Rui ro ty giá: là rủi ro phát sinh khi việc thanh toán được thực hiện bằng một loại
ngoại tệ mà ty giá của ngoại tệ đó biến động gây tôn thất cho một trong các bên
tham gia thanh toán, làm sụt giảm giá trị kỳ vọng của các bên (Glaum, 2000, p.375; Armeanu & Balu, 2007, p.65) Rui ro tài chính bao ham cả việc sụt giảm
doanh thu trong tương lai do sụt giảm tỷ giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ và
làm ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của DN (Nassauer & Pausenberger, 2000, p.271)
Rui ro lãi suất: là loại rủi ro do su biến động của lãi suất gây ra Loại rủi ro nayphát sinh trong mối quan hệ tín dụng của DN với các tô chức tin dụng Lãi suất
cao sẽ làm tăng chi phí lãi vay của các khoản nợ; do đó, sẽ làm giảm thu nhập
của DN và trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tình trạng khánh kiệt tài chính.Một hợp đồng vay nợ với lãi suất cố định cũng dẫn tới rủi ro lãi suất Khi lãi suấtthị trường giảm sút thì những hợp đồng này vẫn phải gánh chịu mức lãi suất cao(Dhanini et al., 2007, p 74) Do đó, có thé tổng kết rằng, DN càng sử dụng nhiều
nợ, đặc biệt là sử dụng nhiều nợ ngắn hạn với các mức lãi suất khác nhau thìcàng chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro lãi suất (Dhanini et al., 2007, p.71)
Rui ro biến động giá: Đối với các DN có các giao dịch mua, bán hàng hóa theohợp đồng có định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa cóthể sẽ là một rủi ro lớn Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phátcao, giá cả hàng hóa thay đổi hàng ngày (Stroeder, 2008, p.219) Biến động giá có
Trang 11thể chiều hướng tăng hoặc giảm, từ đó làm giảm (đôi khi tăng) lợi nhuận của DN(Eckbo, 2008, p.544) Đối với đa số DN sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được
ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật
liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã có định từ trước, nguy cơ thua lỗ là
rất lớn; đồng thời gây áp lực lên thanh khoản của DN.Rủi ro biến động giá còntạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến DN ở khía cạnh giá nguyên vật liệu đầu vàothay đổi Khi nguyên vật liệu tăng quá nhanh trong khi giá bán không thé tăng
hoặc tăng chậm hơn mức tăng của nguyên liệu thi DN sẽ có nguy cơ thua lễ,
không thu hồi được vốn
Rui ro tín dụng thương mại: là rủi ro phat sinh trong quan hệ mua bán chịu hàng
hóa, dịch vụ của nhau, nhưng bên thụ hưởng khoản tín dụng thất bại trong việc sử
dụng nguồn vốn tín dụng, không hoàn trả được nợ cho bên cấp tín dụng Kháiniệm rủi ro tín dụng thương mại khác với rủi ro tín dụng ngân hàng Chủ thé
tham gia trong tín dụng thương mại là các DN và đối tượng vay mượn là hànghóa hoặc dịch vụ; trong khi đó, chủ thể tham gia tín dụng ngân hàng sẽ gồm cómột bên là DN và một bên là ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác và đốitượng vay mượn ở đây là tiền Một điểm khác nữa trong tín dụng thương mại vàtín dụng ngân hàng là lãi suất phải trả trong quan hệ vay mượn Bên thụ hưởng
trong tín dụng thương mại thông thường không phải trả lãi trong một khoảng thời
gian nhất định ghi trên hợp đồng, chỉ khi nào DN thụ hưởng không trả được tiềnvượt quá số ngày quy định thì mới phải chịu lãi suất phạt Tuy nhiên, trong tíndụng ngân hàng thì DN vay vốn phải trả lãi như một điều kiện bắt buộc
Rui ro cau trúc tài chính: Đây là rủi ro phát sinh do DN sử dụng nguồn vốn nợ détài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong DN, công cụ đòn bẩy tàichính được sử dụng rất phổ biến Dé đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh hay nhu cầu mở rộng đầu tư, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các DN có thểtiếp cận vốn vay nợ như phát hành trái phiếu hoặc vay từ ngân hàng Khi DNkinh doanh thuận lợi thì sử dụng đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại lợi
Trang 12nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lên nhiều lần Tuy nhiên, nếu một giai đoạn
nào đó, DN không đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng, thậm chí kinh doanh
thua lỗ thì chi phí lãi vay và nợ gốc trở thành gánh nặng Các DN bất động sảnViệt Nam giai đoạn vừa qua là điển hình cho rủi ro đòn bẩy tài chính khi mànhiều DN có cơ cấu nợ vay lên tới 70-80% tổng nguồn vốn
Rui ro sinh lời: Trong kinh doanh, rủi ro thường biến động cùng chiều với tỷ suấtsinh lời Rủi ro là sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong tươnglai Rủi ro và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ đồng biến mà người ta thường gọi
là sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư mong
đợi khi quyết định đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lời kỳ vọng Nhà đầu tư có lýtrí chỉ quyết định đầu tư khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn mức rủi ro có thêchấp nhận Và nếu doanh nghiệp không sinh lời trong nhiều năm thì sẽ dẫn đếnmat khả năng thanh toán và nghiêm trong hon là có kha năng phá sản xảy ra
Rui ro thanh khoản: Rui ro về thanh khoản có thé hiểu là tình trạng thiếu hụtnguồn vốn dé đáp ứng cho việc hoàn trả các cam kết về tiền đến hạn thanh toán.Khi doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất thanh khoản đồng nghĩa với việc các tàisản mà doanh nghiệp nắm giữ không có kha năng thanh toán do chi phí chuyênđổi thành tiền mặt quá lớn hoặc thời gian chuyên đổi thành tiền mặt quá lâu Dandần doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và phá sản
Rui ro phá sản: Đối với những rủi ro lớn khi xảy ra tác động xấu đến doanhnghiệp sẽ gây ra hậu quả nặng nề dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoàn toànkhông có khả năng cứu van và có thé phá sản, điều này thường xảy ra với cácdoanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, không thể đa dạng hoá được danh mục đầu tư
mà phan lớn chỉ tap trung vào một hoạt động Đối với các doanh nghiệp lớn cũng
có thê bị phá sản nếu như rủi ro làm doanh nghiệp lỗ ròng dẫn đến khánh kiệt tài
chính và phá sản Giải pháp cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản cũng không
đạt được, phá san là điều tất yếu nhưng các chi phí thủ tục là gánh nặng đáng kẻ
Trang 13Việc định giá và thanh lý tài sản là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp khitiến hành thủ tục phá sản.
1.13 Tac động của rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1 Tác động đến lợi nhuận sau thuế của DN
Rủi ro tài chính, một khi xảy ra thường tác động trực tiếp đến doanh thu, chỉ phí,
từ đó tác động đến lợi nhuận sau thuế của DN Chăng hạn, biến động trong tỷ giálàm cho doanh thu và chi phí không tương thích khi nhập khẩu hàng nước ngoài
để bán hàng trong nước hay ngược lại; hoặc làm thay đổi giá trị DN khi tài sản ởnước ngoài được chuyên đổi sang đồng nội tệ Lãi suất hạ làm giảm chi phí lãivay phải trả nhưng đồng thời cũng làm giảm khoản thu từ các hoạt động đầu tư
Trong trường hop giá trị khoản thu giảm nhanh hơn chi phí lãi vay phải trả thì
DN rõ ràng đã thua lỗ.
1.1.3.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái dau tư của DN
DN muốn phát triển bền vững thì quá trình sản xuất kinh doanh của DN phải diễn
ra liên tục, năm sau phải cao hơn năm trước Nguồn vốn để DN tái đầu tư trongquá trình sản xuất kinh doanh là quỹ khấu hao, lợi nhuận giữ lại từ các năm trước
đó Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát được, nguồn vốn để tái đầu tư
bị giảm đi Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, DN sẽ không thể hoạt độngliên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp Nếu điều đó xảy ra trong một thời giandài, DN có thé sẽ "biến mất” trên thị trường Với những DN đang thực hiện các
dự án đầu tư rủi ro tài chính có thé làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí
là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăngCao, VIỆC Vay vốn bị chặn lại
1.1.3.3 Tác động đến năng lực cạnh tranh cua DN
Rat rõ ràng, một DN chịu tốn thất lớn từ các rủi ro tài chính phát sinh sẽ suy giảm
về năng lực cạnh tranh Lay vi du rui ro ty gia dé minh hoa Néu mét DN chiu su
tác động của rủi ro ty giá dan đến tôn thất ngoại hối thi DN sẽ phải tim cách nâng
giá bán sản phẩm dé trang trải tổn thất Khi đồng nội tệ tăng giá, một DN thuần
Trang 14túy kinh doanh trong nước vẫn bị tác động bởi tỷ giá do sự xuất hiện của các DNnước ngoài có chỉ nhánh trong nước nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu
thụ trong nước Như vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nước ngoài bây giờ rẻ tương
đối so với hàng hóa trong nước Do đó giá sản pham cua DN sẽ không hấp dẫn so
với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm
1.1.3.4 Tác động đến cân đối dòng tiền và khả năng thanh toán của DN
Các luồng tiền vào DN (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi DN (dòng chi) diễn ramột cách thường xuyên liên tục Trên thực tẾ, tại những thời điểm nhất định cóthể xảy ra hiện tượng lượng tiền vào DN nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi DN Khi đó,tình trang mat cân đối về dòng tiền đã xảy ra Sự mat cân đối này tiềm an một rủi
ro lớn đối với hoạt động kinh doanh Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành:mất cân đối tam thời và mất cân đối dài hạn Mat cân đối tạm thời về dòng tiền
có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn Mất
cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phítrong tổng chi phí của DN quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tănglên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v làm cho
DN mất khả năng thanh khoản Khi mất cân đối tam thời chuyển thành mất cânđối dài hạn, DN sẽ bị phá sản
1.2 Phan tích rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Quan điểm về phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp
Trang 15Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp là những quy tắc mà doanh nghiệp dùng đểđánh giá, kiểm soát, khai thác, tài trợ và giám sát rủi ro tài chính từ mọi góc độvới mục đích tạo ra giá trị tăng thêm trong ngắn hạn hay dai hạn cho các bên liên
quan của doanh nghiệp đó; quản lý hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm sự tuân thủ
các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu duy trì sự cân băng tài chính và cuối cùng làngăn chặn sự mất mát, thiệt hại cho doanh nghiệp (Phan Thị Nhi Hiếu, 2015)
Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp còn được xem là xác định mức độ rủi ro mà
doanh nghiệp mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty
phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác
để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà mình mong muốn
(Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006)
Quy trình phân tích rủi ro bao gồm 4 bước: Nhận diện, Phân tích, Kiểm soát, Xử
lý Nói cách khác, phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp là bước thứ 2 trong quy
trình Sau khi nhận diện được rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang có dấu hiệu
gặp phải thì phân tích rủi ro là bước quan trọng tất yếu trước khi các nhà phântích rủi ro tài chính đưa ra quyết định kiểm soát và xử lý sau đó
1.2.2 Vai trò của phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp
Hầu như mọi việc chúng ta đang làm nhăm mục đích kinh doanh đều có liên quanđến một loại rủi ro nào đó: thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất hiện củađối thủ cạnh tranh mới, những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm soát Mặt khác,bản chất của các hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm nên việc phântích các rủi ro của một doanh nghiệp là vấn đề rất được quan tâm không chỉ đốivới các nhà đầu tư mà cũng vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị công ty.Nhà đầu tư phân tích rủi ro để đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào doanhnghiệp trong tình hình hiện tại với mức độ rủi ro như vậy không Đối với các nhàquản lý, cùng với việc phân tích hiệu quả doanh nghiệp, nếu biết cách phân tích
và quản trị rủi ro, doanh nghiệp có thé đưa ra các đánh giá đầy đủ vè toàn cảnhtình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt
Trang 16động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thanh toán Từ đó, quyết địnhnên thực hiện những gì để giảm thiểu những nhân tố gây xáo trộn kế hoạch kinhdoanh, dé hạn chế bớt những ton thất có thé xảy ra đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong sự tương ứng giữa rủi ro với hiệu quả mong muốn nào đó.
Ngoài ra, thông qua việc phân tích rủi ro doanh nghiệp cũng đánh giá được cách
thức quản lý rủi ro của mình có hiệu quả hay không cũng như trình độ, năng lực
của ban quản trị doanh nghiệp.
1.2.3 Các phương pháp phân tích rủi ro tài chính doanh nghiệp
Có hai phương pháp được đưa ra để đo lường được các yếu tố rủi ro trên là
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: là phương pháp dựa trên những đánh giá của nhà quản
trị, ý kiến tư vấn của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro cũng như ướclượng xác suất xảy ra của rủi ro
Phương pháp định tính phù hợp những những rủi ro khó lượng hóa, rủi ro được
nhận diện nhưng chưa có dữ liệu quá khứ phù hợp để đánh giá
Ưu điểm chính cua phương pháp định tính:
+ Đánh giá được các rủi ro khó lường
+ Nhanh chóng đưa ra kết quả đo lường rủi ro khi có sự thay đổi của môi trường
kinh doanh làm thay đổi đữ liệu của phương pháp định lượng
Hạn chế của phương pháp định tính:
+ Phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của nhà quản trị, các chuyên gia được lấy
ý kiến
+ Kết quả đánh giá rất khác nhau giữa các ý kiến của các chuyên gia khác nhau.
Phương pháp định lượng: là phương pháp đo lường các yếu tố của rủi ro bangcách sử dụng các mô hình toán để lượng hóa các yếu tổ đó Có nhiều mô hìnhđịnh lượng được các nhà nghiên cứu đưa ra để lượng hóa các yếu tố của rủi ro
trong thời gian qua như:
Trang 17Nhóm các mô hình được xây dựng tính xác suất xảy ra tôn thất trên cơ sở dữ liệuquá khú về tốn thất của rủi ro tài chính Trên cơ sở biến cố rủi ro tài chính đãxảy ra trong quá khứ và chuỗi số liệu quan sát đủ dài, một số mô hình đã được sử
dụng dé lượng hóa yếu tố rủi ro như:
+ Mô hình nhị thức (Binimial Model) được sử dụng để xác định phân phối xác
suất khả năng xảy ra các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải
+ Phân phối Logarit chuẩn hay phân phối Pareto được sử dụng để tính phân phối
mức độ tác động của rủi ro tài chính tới doanh nghiệp.
Nhóm các mô hình giả lập: được xây dựng để tích hợp cả những sự thay đổi của
môi trường vào phân phối xác suất cần xác định: Mô hình Monte Carlo, Gamma
Ngoài các mô hình trên, đo lường rủi ro hiện nay nhà quản trị cũng sử dụng một
số phương pháp như tính phương sai, độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời, hay một số
mô hình đánh giá xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp (Z — score), mô hình đánh giá
ton thất lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi thay đổi các điều yếu tố kinh tế
Var
Uu diém cua phương pháp định lượng:
+ Đưa ra các số liệu đã được lượng hóa về những yếu tố của rủi ro
Hạn chế của phương pháp định lượng:
+ Các mô hình thường khá phức tạp đòi hỏi chuỗi số liệu đủ dài và có độ chính
xắc cao
+ Các mô hình thường được xây dựng trên cơ sở nhiều giả định
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề cập đến phương pháp phân tích rủi ro tàichính doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính, nguồn đữ liệu
phân tích từ báo cáo tài chính hàng năm tại doanh nghiệp.
1.2.4 Nội dung phân tích rui ro tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích rủi ro thanh khoản
Tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệpgồm có: tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh Hai tỷ số này rất
Trang 18quan trọng vì nó giúp đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành được xác định dựa vào dựa vào thông tin từ bảng cân
đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn phải trả.
¬ oe ¬ Tài sản ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = —————————
Nợ ngan han
Tài sản ngắn han bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác Nợ ngắn hạn là các khoản
nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dai hạn đến hạn trả và cáckhoản phải trả khác Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắnhạn có thé chuyền đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắnhạn Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh
toán của các doanh nghiệp cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước đề ra thấy
sự tiến bộ hoặc giảm sút Nếu ty số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năngthanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ
xay Ta.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao
sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản
ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngăn han không hiệu quả (vi du:
có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, khoản phải thu, hàng tồn kho ứ đọng) Một doanhnghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao tuy
nhiên hàng tồn kho là tài sản tương đối khó hoàn chuyền thành tiền vì phải mat
thời gian và chi phí tiêu thụ, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém pham chất Vì thé,trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả
năng thanh toán của doanh nghiệp Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng thanh toán
cáng tốt và thường phải >1 Theo nguyên tắc chung là 2, tuy nhiên con số này
Trang 19thay đổi theo ngành nghề kinh doanh và theo từng công ty Tỷ lệ này càng nhỏbao nhiêu thì doanh nghiệp càng mat dần khả năng thanh toán bấy nhiêu; khi tỷ lệnày gần bằng không thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá
sản.
Tỷ số thanh toán nhanh:
Ty số thanh toán nhanh được xác định dựa trên những tài sản ngắn han có thénhanh chóng chuyên đổi thành tiền, đôi khi còn được gọi là “Tài sản có tính thanh
khoản”, bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho
tỷ lệ này < I thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Doanh
nghiệp sẽ bán gấp sản phẩm, hang hoá dé thanh toán các khoản nợ đến hạn
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời:
Tỷ lệ thanh toán tức thời thông thường nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán củadoanh nghiệp là khá tốt và ngược lại nếu < 0,5 thì doanh nghiệp khó khăn trong
khâu thanh toán Công thức tính Tỷ lệ thanh toán tức thời:
Tiền và các khoan tương đương tiền
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = c
Nợ ngăn han
Tuy nhiên, tỷ lệ này nếu quá cao lại là điều không tốt vì điều đó có nghĩa là vòng
quay của tiên quá chậm, hiệu quả sử dụng vôn như vậy là không cao.
Trang 201.2.4.2 Phân tích rủi ro tín dụng thương mại
Vòng quay các khoản phải thu giúp đánh giá khả năng các khoản phải thu ngắnhạn được đưa ra trong chính sách tín dụng thương mại thu về doanh thu cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nếu chỉ số này tăng dần hoặc cao hơn với số
bình quân ngành thì chứng tỏ chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp
khắt khe, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro nhưng lại có thể mất nhiều khách hàngquan trọng Ngược lại nếu chỉ số này giảm dần hoặc thấp hơn trung bình ngànhthì doanh nghiệp đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại để kíchthích bán hàng, tuy nhiên có thê mang lại bất lợi làm tăng chi phi cho doanh
nghiệp.
Công thức xác định như sau:
Doanh thu thuần
Vò ác khoản phải thu = —————————————————————
one QUAY CÁC Khoản phải lau Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
1.2.4.3 Phân tích rủi ro biến động giá cả
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp, chúng ta có thé sử dung
tỷ số hoạt động tồn kho Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quayhàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho
Vòng quay hàng tốn kho = — Giá von hàng Dán _„Hàng tôn kho bình quân
Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh cóthé nhận thấy liệu doanh nghiệp có giữ kho nhiều dưới dang tài sản ứ đọng khôngtiêu thụ được không Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến số ngày tồn kho củadoanh nghiệp sẽ cao Điều này phản ánh qua chỉ tiêu số ngày tồn kho
1.2.4.4 Phân tích rủi ro cấu trúc tài chính
Ty số đòn bay tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạtđộng kinh doanh của mình bằng vốn vay Khi một doanh nghiệp vay tiền, doanhnghiệp luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định Vì các cổ đông chỉ nhận
được những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem là tạo ra đòn
Trang 21bây Vì thế khi doanh nghiệp muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem doanhnghiệp có vay quá nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem xét doanh nghiệp có
duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép không?
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bây tài chính để ấn định mức lãi
suất cho vay đối với doanh nghiệp (vì doanh nghiệp càng có nhiều nợ vay, rủi ro
về mặt tài chính càng lớn) Ở các nước phát triển, người ta đánh giá được độ rủi
ro này và tính vào lãi suất cho vay Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp càng vaynhiều thì lãi suất càng cao
Đối với doanh nghiệp, tỷ số đòn bay tài chính sẽ giúp nhà quan tri tài chính lựachọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình Đòn bay tài chính một mặtgiúp gia tăng lợi nhuận cho cô đông; mặt khác làm gia tăng rủi ro Qua ty số đòn
bây tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của doanh nghiệp từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình (PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2002).
Lưu ý: tỷ số này sử dụng giá số sách chứ không phải giá thị trường Giá thịtrường của doanh nghiệp cuối cùng xác định các chủ nợ có thu hồi được tiền của
họ không Vì thế các nhà phân tích phải xem mệnh giá của các khoản nợ như mộtphan của tổng giá thị trường của nợ và Vốn chủ sở hữu Lý do chính là bởi vì giá
thị trường bao gồm giá trị tài sản cố định vô hình thể hiện trong chỉ phí nghiên
cứu và phát triển, quảng cáo v.v Những tài sản này thường không sẵn sàng để
Trang 22bán và nêu doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì tât cả giá trị này sẽ biên mat.
Tỷ sô nợ trên von chu sở hữu:
nợ dài hạn trên Vốn chủ sở hữu
1.2.4.5 Phân tích rủi ro lãi suất
Tỷ sé nay ding dé do mức độ mà loi nhuận phát sinh do sử dụng vốn dé đảm bảo
trả lãi vay hàng năm như thế nào Nói cách khác thì nó đo lường mức độ an toàn
mà công ty phải trả lãi trong một khoảng thời gian nhất định Khả năng thanh
toán của công ty để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán lãi suất của nó là một khíacạnh của việc thanh toán nợ của công ty Công thức tính hệ số này như sau:
¬ ¬ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = ————————————.
Chi phí lãi vay
1.2.4.6 Phân tích rủi ro tỷ giá hồi đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái xảy ra khi doanh nghiệp có hoạt động mua-bán hàng hoá xuấtnhập khâu, nguyên vật liệu băng ngoại tệ và khi tỷ giá hối đoái thay đổi làm ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá:
+ Nếu Lãi > Lỗ do chênh lệch tỷ giá tức là doanh nghiệp ghi nhận trạng thái Lãi do
chênh lệch tỷ giá, DN không gặp rủi ro.
+ Nếu Lãi < Lỗ do chênh lệch tỷ giá tức là doanh nghiệp ghi nhận trạng thái Lỗ dochênh lệch tỷ giá, DN đối mặt với rủi ro tỷ giá
Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết Tuy vậy đến thờiđiểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp chưa biết Đơn giản vì điều này chưa
xảy ra nên tiêm ân nhiêu rủi ro ty giá ở đó Giả sử, tại thời diém thương lượng hợp
Trang 23đồng, tỷ giá USD/VND = 23.000 đồng trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưabiết vì chưa đến hạn khiến cho hợp đồng xuất khâu của Công ty chứa đựng rủi ro tỷgiá Chang hạn ngày thanh toán nếu ty giá USD/VND = 22.500 đồng thì cứ mỗi 1
USD xuất khẩu Công ty ton thất 500 VND do USD xuống giá Nếu hop đồng trị giá
200.000 USD thì Công ty đã thiệt hại 200.000 x 500 VND = 100.000.000 triệu đồng
Sự thiệt hại này tính chung trong toan bộ hoạt động xuất khẩu sẽ gây thiệt hại lớn màhon nữa, sự sụt giảm gia tri ngoại tệ có thể mạnh hơn và đe dọa đến dòng tiền của
doanh nghiệp.
1.2.4.1 Phân tích rủi ro kha năng sinh lời
Đề đo lường khả năng sinh lời, doanh nghiệp có thể sử dụng các tỷ số sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROS:
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu nhằm cho biết một
đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận mang về cho Công ty Công thứctính tỷ số này như sau:
Lợi nhuận sau thuế
= ———_ TT — 0ROS Doanh thu thuan x 100%
Kha năng sinh lời trên doanh thu có thé được sử dung như một công cụ dé phân tích
hiệu suất của một doanh nghiệp Tỷ số này rất hữu ích cho việc so sánh giữa các công
ty khác nhau cũng như các chỉ tiêu khác, tốt nhất ta nên so sánh khả năng sinh lời trên
doanh thu của công ty trong một chuỗi thời gian để tìm xu hướng, và so sánh nó vớicác công ty khác trong ngành Một tỷ lệ khả năng sinh lời trên doanh thu sẽ tăng đối
với các công ty có hoạt động đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn, trong khi một tỷ lệ
giảm có thé là dau hiệu lờ mờ khó khăn về tài chính
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA:
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tài sản đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sảncủa doanh nghiệp Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia
cho tông tai san.
Trang 24Lợi nhuận sau thuế
ROA = So x100%Binh quan gia tri tong tai san
Ty s6 lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE:
Đứng trên góc độ cô đông, tỷ số quan trọng nhất là ty số lợi nhuận sau thuế trên vốnchủ sở hữu Ty số này đo lường kha năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cỗ đông
thường.
Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
= —————*x100%
Bình quân vốn chủ sở hữu °
1.2.4.2 Phân tích hệ số nguy cơphá san Z-Score
Trong các mô hình trên mô hình đánh giá xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp Z —
score được thừa nhận và sửa dung rỗng rãi Mô hình Z-score do nhà kinh tế học
Hoa Kỳ Edward I Altman xây dựng, mô hình này xác định ra một Hệ 36 nguy
cơ phá san sử dung dé đánh giá những khó khăn tài chính của doanh nghiệp cũng như dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những
ngưỡng đánh giá của mô hình Theo Altman thì đối với doanh nghiệp đã cỗ phanhoá, ngành sản suất, Z.— score được tinh theo công thức:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X: + 0,64X4 + 0,999X:
Trong đó:
+ X¡: Tỷ số vốn lưu động trên tong tai sản;
+ Xo: Ty số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản;
+ X:: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tông tài sản;
+ X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá tri số sách của tổng no;
+ Xs: Tỷ số doanh số trên tong tai san
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá san
Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá
sản.
Trang 25Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp năm trong vùng nguy hiểm, nguy co phá sản cao.
Chỉ số Z-score được tính toán dựa trên số liệu tài chính và cho phép đưa ra những cảnh
báo về mức độ rủi ro, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp Chỉ số này được nhiều chủthể quan tâm như ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, chủ sở hữu doanh nghiệp dựa vào trị số của Z — score dé nhận định về nguy cơ tiềm tang của doanh nghiệp, trên
cơ sở đó có những quyết định phù hợp Do vậy, bản thân doanh nghiệp cũng tính toánchỉ tiêu Z — score, nghiên cứu những cấu thành của chỉ tiêu này trên cơ sở đó có nhữngđiều chỉnh trong hoạt động dé giảm thiểu rủi ro, giảm nguy cơ phá sản, tăng trị số của
chỉ tiêu, tăng uy tín của doanh nghiệp.
1.3 Cac nhân tố ảnh hướng đến rủi ro tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tổ khách quan
(1) Môi trường chính trị
Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường chính trị én định sẽ giảm thiểu được sựtác động của rủi ro hệ thống tới doanh nghiệp, ngược lại nếu môi trường chính trị bất
én như xảy ra chiến tranh, việc thay đổi chế độ cầm quyền thì ảnh hưởng lớn tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây gián đoạn kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận
thậm chí có thể gây phá sản doanh nghiệp
Môi trường chính trị ôn định cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp có cơ sở thiết lập vàtriển khai các hoạt động quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả dựa trên khả năng
dự báo tốt hơn những biến động tới hoạt động của doanh nghiệp.
(2) Môi trường pháp lý
Moi doanh nghiệp hoạt động điều chịu sự tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống
luật pháp hoàn chỉnh và có quy định rõ ràng, chặt chẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp
thuận lợi trong việc tuân thủ và triển khai hoạt động kinh doanh Ngược lại, nếu hệthống luật pháp thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu ổn định, thường xuyên thay đôi gây
Trang 26khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho
phù hợp với những quy định trong luật.
Môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ không những giúp nhà nước thuận lợi trong
việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác tính minh bạch trong hoạt động
quản lý, trong công tác thanh tra, kiểm tra cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong
việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật.
(3) Môi trường kinh tế
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động quản trị rủi ro tài chính củadoanh nghiệp ta nghiên cứu những biến số quan trọng của nền kinh tế như:
— Cơ sở hạ tang của nên kinh tế Nêu cơ sở hạ tang phát triển (hệ thống giao thôngthông tin liên lạc, điện, nước ) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanhnghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chỉ phí trong kinh
doanh.
— Tình trạng của nên kinh tế: một nền kinh té đang trong quá trình tăng trưởng thì cónhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích
cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngược lại, nền
kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thê tìm được cơ hội tốt
để đầu tư.
— Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yêu tố tác động rất lớn đến hoạt động tàichính của doanh nghiệp Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí
sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp Mặt khác, lãi suất thị trường
còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãisuất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều
đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
— Lam phát: khi nền kinh tế có lạm phat ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căngthang Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thé còn bị thất
Trang 27thoát vốn kinh doanh Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tìnhhình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
— Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính
sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khâu, nhập khẩu, chế độ
khấu hao tài sản có định đây là yếu tố tác động lớn đến các van đề dé tài chính của
doanh nghiệp.
— Mức độ cạnh tranh: Nêu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực
có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổimới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thụ vàtiêu thụ sản phẩm v.v
— Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanhnghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thé huy động gia tăng
vốn, đồng thời có thé đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi dé tăng thêm mức
sinh lời của vốn hoặc có thé dé dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp Sự pháttriển của thị trường làm đa dạng hoá các công cụ và các hình thức huy động vốn chodoanh nghiệp, chăng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sựhình thành và phát triển của thị trường chứng khoán v.v
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế — tài chính không chỉ xem xét ở phạm vitrong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế tài chính trong khuvực và trên thế giới hiện nay, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ, những biến động lớn về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thé giới ảnh hưởngmau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của một quốc gia
13.2 Các nhân tô chủ quan
(1) Năng lực và quyết định của nhà quản trị
Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác
động rất lớn bởi năng lực của nhà quản trị Nhà quản trị có năng lực chuyên môn tốt sẽnhìn nhận đúng mức về rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đề ra đượcnhững chiến lược phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài chính, ngược lại
Trang 28nếu năng lực của nhà quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh
giá chính xác mức độ tác động cũng như các giải pháp đưa ra không phù hợp sẽ tác
động rat lớn tới chi phí bỏ ra, kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các quyết định tài chính được nhà quản trị đưa ra cũng cần đặt trong bối cảnh tính đếnnhững rủi ro doanh nghiệp có thé gặp phải, như một doanh nghiệp đang có hệ số nợcao nên cân nhắc việc huy động vốn từ việc phát hành vốn chủ sở hữu hay vay nợ, việc
vay nợ một mặt có thể g1a tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ tuy nhiên khi có sự biến
động của dòng tiền của dong nghiệp thì rủi ro về mat khả năng thanh khoản sẽ tăng
cao.
(2) Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự khác biệt
này thé hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, vòng quay vốn,
những rủi ro mang tính đặc thù riêng Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩng vực
xây dựng thông thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinhdoanh lớn do vậy những doanh nghiệp này thường đa dạng hóa nguồn huy động, có xu
hướng sử dụng nhiều nợ vay Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn thấp, vốn tập trung nhiều vào hàng
tồn kho và nợ phải thu Do vậy trong công tác quản trị đề ra có trọng tâm khác nhau
(3) Chính sách tài chính của doanh nghiệp
Các chính sách tài chính của doanh nghiệp đặc biệt các chính sách tai chính chiến lược
dài hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách phân phối lợinhuận mà doanh nghiệp theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính mà doanh nghiệp
có thê gặp phải
Doanh nghiệp theo đuôi sự gia tăng quy mô kinh doanh bằng việc ưu thích sử dụng nợvay với kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ, tuy nhiên việc gia tăng vốn vay
Trang 29làm hệ số nợ tăng cao, nhu cầu dòng tiền chỉ trả gốc và lãi hàng năm tăng cao do vậycũng day rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng cao Chi cần biến động của một biến
cố trong môi trường kinh doanh làm mat cân đối dòng tiền của doanh nghiệp khiếndoanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng căng thắng về tài chính, khó khăn trong cân đốidòng tiền Ngược lại, nếu doanh nghiệp theo đuôi việc tăng trưởng bằng nguồn vốn nộisinh hay nguồn vốn chủ sở hữu áp lực dòng tiền trả gốc và lãi vay thấp tinh én địnhtrong hoạt động kinh doanh cao tuy nhiên sẽ bị ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của
doanh nghiệp.
Chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng là một chính sách tài chính ảnh hưởng mạnhtới rủi ro tài chính của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp đây mạnh đầu tư sang nhữnglĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới sẽ mang tới rủi ro tài chính cao hơn việc mởrộng kinh doang những ngành nghề truyền thống Việc tích hợp, phát triển hoạt độngkinh doanh theo chuỗi giá trị dựa trên sự liên kết trong chuỗi sẽ mang lại lợi ích nhiều
mặt cho doanh nghiệp, ngược lại chạy theo xu hướng của thị trường đầu tư vào những
lĩnh vực phi sản xuất như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bat động sản trong thời gianphát triển nóng tiềm ân rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
to khách quan và chủ quan Đặt trong bối cảnh các mối quan hệ kinh tế biến độngngày càng phức tạp, không những chỉ các chủ thể trong một nên kinh tế, mà còn là sựtương tác giữa các chủ thể trong các nên kinh tế khác nhau Đòi hỏi trong công tácquản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ngày càng được quan tâm, triển khai một
cách hiệu quả.
Trang 30CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẢN NỘI
THÁT ZITO GIAI ĐOẠN 2014-2018
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chương 1, chương này sẽ dua ra gócnhìn từ toàn cảnh doanh nghiệp đến các nội dung chỉ tiết về rủi ro tài chính tại
Công ty Cổ phân Nội thất Zito Trong chương 2, tác giả sẽ phân tích rõ ràng các khía cạnh rủi ro tài chính để từ đó đưa ra các đánh gid uu điểm, nhược điểm về
tình hình tài chính công ty trong giai đoạn 5 năm gan đây
2.1 Tổng quan về Công ty cỗ phần nội that Zito
2.1.1 Giới thiệu tổng quan
Tên doanh nghiệp: CONG TY CO PHAN NỘI THAT ZITO
Tên tiếng Anh: ZITO FURNITURE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tat: ZITO JSC
Trang 31Modern furniture
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cỗ phan nội that Zito
Công ty Cổ phan Nội that Zito tiền thân là Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Giang Toản được thành lập dựa trên một nhóm cộng sự, hợp tác làm việc với
nhau từ năm 2005 trong lĩnh vực kinh doanh nội thất và thương mại điện tử
Trải qua những tháng ngày lặn lội, tìm hiểu và đạt được các thành công bước đầu,tạo được uy tín với nhiều khách hàng, năm 2009, Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Giang Toàn thành lập bộ phận dự án, nghiên cứu tính khả thi trong
việc đầu tư nhà máy sản xuất nội thất cao cấp và huy động vốn
Năm 2010: Kể từ ngày 05/01/2010, Công ty chính thức chuyên sang hoạt độngtheo hình thức công ty cổ phan và đổi tên thành Công ty Cổ phần Nội that Zito
Sau đó, nhà máy được xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Phương, Thường Tín,
Hà Tây, Hà Nội, sử dụng máy móc hiện đại được nhập khẩu 100% từ Đài Loan,
cho anh chị em cán bộ nhân viên và mo rộng kinh doanh Năm 2011, công ty
xuất khâu đơn hàng đầu tiên sang thị trường Đài Loan
Giai đoạn 2014-2018: Từ năm 2014, Zito chính thức sử dụng mô hình nhượng
quyền thương hiệu với showroom nhượng quyền đầu tiên tại Nguyễn Văn Cu,
Long Biên, Hà Nội Dan dan, số lượng các showroom nhượng quyền ngày càng
phát triển với các chi nhánh tai Nghệ An, Tuyên Quang, Quang Ninh, Bắc Giang,
Trang 32Hải Phòng Thị trường trong nước dần mở rộng tại các thành phố lớn ở khu vựcmiền Trung và miền Nam Bên cạnh đó, Zito không ngừng phát triển thị trườngxuất khâu với các sản phẩm xuất hiện tại các thị trường Lao, Trung Quốc,
Malaysia
Hiện tại, với trên 500 cán bộ công nhân viên, Zito luôn chú trọng đầu tư theochiến lược trọng điểm, vững chắc và hiệu quả Các trang thiết bị hiện đại từ NhậtBản, Malaysia, Đài Loan, các dây chuyền sản xuất của Công ty được đánh giá làdây chuyền sản xuất nội thất hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay như: dâychuyền mạ, dây chuyền sơn tĩnh điện, hệ thống máy CNC, máy cắt, máy đột dập,máy uốn ống, máy cưa tự động và hệ thống máy chế biến và sản xuất đồ gỗ
Với chiến lược phát triển lâu dài gắn liền trong các hoạt động sản xuất và kinhdoanh và phân định nhiệm vụ, thị trường rõ ràng, Công ty cung cấp và trợ giúp về
mặt kỹ thuật cho các đại lý vào các công trình, dự án.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cỗ phan nội that Zito
Trang 33Mô hình cơ cấu tổ chức mà Zito đang áp dụng là mô hình cơ cấu theo trực tuyến.Đặc điểm cơ ban của loại hình này là: Mối quan hệ giữa các thành viên trong tô
chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến Người thừa hành chỉ nhận mệnh
lệnh từ một người phụ trách trực tiếp Là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy,mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dướitrực tiếp và nhận sự báo cáo của họ
Cơ cấu theo trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủtrưởng, tẬp trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay
đổi của môi trường và có chỉ phí quản lý doang nghiệp thấp Mặt khác theo cơ
cau nay những người chịu sự lãnh dao rất đẽ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thốngnhất trong mệnh lệnh phát ra Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc
sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi
người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý
chuyên môn Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nên nhữngquyết định đưa ra mang tính rủi ro cao
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Hội đồng quản trị: Thực hiện tổ chức chiến lược hàng quý, năm và trung hạn củacông ty Giảm sát, chỉ đạo cấp dưới trong việc điều hành và quản lý tại công ty.Hội đồng quản trị bao gồm 03 thành viên trong đó gồm 01 chủ tịch hội đồng quantrị và 02 ủy viên hội đồng quản trị
Ban Giám đốc: Tai Zito, dưới 01 giám đốc điều hành là 03 phó giám đốc quản lýcác phòng ban phía dưới cụ thể: 01 phó giám đốc quản lý phòng kinh doanh; 01phó giám đốc quản lý bộ phận kho bãi, bộ phận vận tải và nhà máy sản xuất; 01phó giám đốc quản lý phòng tài chính kế toán, phòng hành chính tổng hợp BanGiám đốc thực hiện điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty với các cơ quan Nhà nước, đồng thời còn
có nhiệm vụ quyết định tất ca các vấn dé, văn kiện liên quan đến hoạt động chung
trong các phòng ban, bộ phận của Công ty.
Trang 34Phòng tổ chức kinh doanh: Có chức năng tô chức bán hàng, các dịch vụ sau bánhàng; công tác marketing sản phẩm, chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiếnlược phát triển, thúc đây hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, tìmkiếm đối tác, thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trênthị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu; giải quyết các thắcmắc, khiếu nại từ khách hàng; phân tích các dữ liệu về tình hình thị trường và đốithủ cạnh tranh nhằm thúc đây tiêu thụ, xây dựng và triển khai thực hiện phương
án kinh doanh sau khi ban Giám đốc xét duyệt, thống kê, báo cáo hoạt động kinh
doanh theo tiến độ quy định, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty;
phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác trong Công ty như: phối hợp phòng
kế toán trong các nghiệp vụ thanh toán với các khách hàng, phối hợp với phònghành chính các nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng đã ký
kết theo quy định của luật pháp hiện hành
Phòng hành chính tổng hợp: Có chức năng tổ chức hệ thống hành chính toàn Công
ty; đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện đúng nhiệm
vụ chức năng đạt hiệu quả trong công việc, các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ
tránh chồng chéo, đồ lỗi; đảm bảo tuyển dụng và xây dung, phát triển đội ngũnhân sự theo yêu cầu của Công ty
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công
ty về lĩnh vực tài chính kế toán; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chínhhàng năm; tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quyđịnh và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty; chịu trách nhiệm hướngdẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán;hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê Thực hiện quản lý, phân tích hiệu quả tàichính doanh nghiệp, tham mưu giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị các kếhoạch sử dụng vốn, sử dụng tài sản, cân đối chỉ phí
Bộ phận kho bãi: Có chức năng quản lý các kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
thành phẩm, bao bì phục vụ cho sản xuất kinh doanh; thực hiện công tác xuất,
Trang 35nhập nguyên vật liệu, theo dõi, đối chiếu, lập các bảng kê mua bán, báo cáo nhậpxuất tồn theo định kỳ gửi cho các phòng nghiệp vụ của Công ty theo quy định.
Nhà máy sản xuất: Có chức năng nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nội thất các loại
đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu cho đến khi hình thành thành
phẩm, cung ứng kịp thời cho việc tiêu thụ sản phẩm; thực hiện ghi chép, lưu trữ
và báo cáo số liệu sản xuất theo định kỳ cho các bộ phận quản lý của Công ty
theo quy định.
Bộ phận vận tải và thi công: Có chức năng sử dụng, quản lý tài sản cé định là cácloại xe, các loại phụ tùng liên quan đóng góp vào quá trình vận chuyển hàng hóa,
thực hiện nhiệm vụ dịch vụ vận tải, chuyên chở hàng hóa theo hợp đồng kinh
doanh của công ty Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm thi công, tư vấn thi công chocác khách hang, đơn vị tô chức
2.1.4 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật Công ty cổ phan nội that Zito
đó thị trường Việt Nam chủ yếu tập trung tại miền Bắc do doanh nghiệp chưa có
chiên lược phát trién mạnh mẽ tại thị trường miên Nam và miên Trung con thị
Trang 36trường nước ngoài thì phân bố tại các thị trường Lào, Campuchia, Malaysia, Trung
Quốc
- Khach hàng:
Trước khi cổ phần hóa và chưa đây mạnh khâu sản xuất, Zito chỉ mới có khách
hàng cá nhân, hộ gia đình nên doanh thu cũng như lợi nhuận chưa nổi bật Ké từnăm 2010 đến nay, khi mở rộng sản xuất, chi phí đầu vào được kiểm soát và tối
ưu nên các khách hàng là tổ chức đến với Zito ngày càng nhiều Ghi nhận trongnăm 2018 cụ thể như sau: tỷ trọng khách hàng là tổ chức chiếm 69,31% doanh
thu thuần và tỷ trọng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình chiếm 30,69% doanh thu
thuần Đối với thị trường quốc tế, các đơn hàng xuất khâu mà Zito cung cấp chủyếu là tới các khách hàng tô chức
- Cong nghệ:
Trong khâu sản xuất, nhà máy Zito đã nhập khẩu các trang thiết bị hiện dai từNhật Bản, Malaysia, Đài Loan, các dây chuyền sản xuất của Công ty được đánhgiá là dây chuyền sản xuất nội thất hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay như: dâychuyền mạ, dây chuyền sơn tĩnh điện, hệ thống máy CNC, máy cắt, máy đột dập,máy uốn ống, máy cưa tự động và hệ thống máy chế biến và sản xuất đồ gỗ v.v.Trong khâu kinh doanh, Zito cũng bắt kịp xu hướng 4.0 khi áp dụng vào quản lý,
tác nghiệm các phần mềm công nghệ thông tin như kế toán Misa, hệ thong quan
ly logistic trực tuyến
- Co sở vật chat:
Co sở vat chất ngày càng được nâng cấp va mở rộng trong những năm gan đây.Bên cạnh văn phòng trụ sở chính là cơ quan làm việc của hội đồng quản trị vàban giám đốc thì một văn phòng nhỏ tại showroom Long Biên dành cho cáctrưởng phòng Các trang thiết bị tại văn phòng được cung cấp đầy đủ và đặc biệtđều là các trang thiết bi mang thương hiệu Zito
- Lao động:
Tai Zito, 502 cán bộ công nhân viên được chia cơ cấu lao động bao gồm khốihành chính văn phòng và khối sản xuất — tác nghiệp Khối hành chính văn phòng
Trang 37có 87 nhân sự (chiếm 17,33% tông số) và khối sản xuất — tác nghiệm có 415 nhân
sự (chiếm 82,67% tổng số) Trong đó, số nhân sự là nam giới chiếm 73,11% còn
lại 26,89% là nữ giới Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi đặc thù sản xuất kinh
doanh chủ yếu là công việc nặng, thiết kế thi công nhiều Số nhân sự có trình độ
dai học và thạc sĩ chủ yếu năm tại khối văn phòng với mức ty trọng gần 92%
Chính sách lao động tại Zito luôn được chú trọng với các chương trình bảo vệ lao động cho công nhân viên, các chương trình đãi ngộ tài chính và phi tài chính cũng
được quan tâm nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cho người lao động
- _ Vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh theo thời gian liên tục được mở rộng Bên cạnh việc huy động
vốn mới từ bên ngoài bằng các hình thức vay, thuê tài chính, tín dụng thươngmai Zito cũng được sự tin tưởng của các cổ đông khi nhiều năm các cổ đôngthống nhất không chia lợi nhuận để tái đầu tư vốn vào Zito Trong công tác đãingộ người lao động của Zito có chính sách thưởng cô phan cho các nhân sự xuấtsắc, cống hiến và có thâm niên gan bó lâu dài với doanh nghiệp Ké từ sau khi céphan hóa, vốn kinh doanh không ngừng tăng trưởng và đạt mức 516.642 triệuđồng vào thời điểm hết năm 2018
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cỗ phan nội that Zito giai
đoạn 2014-2018
Trang 38Bang 2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nội thất Zito giai đoạn
2014-2018
Đơn vị tính: triệu đông
Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch
2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Chỉ tia Năm Năm Năm Năm Năm
I Hếu Tuon: Tươn: Tươn:2014 2015 2016 2017 2018 Tuyệt " 8 Tuyệt " § Tuyệt Tương Tuyệt " 8
đôi đôi đôi đôi đôi đôi đôi (%) đôi