1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tới xây dựng đô thị loại II của Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Một Số Tiêu Chí Chưa Đạt Chuẩn Nhằm Hướng Tới Xây Dựng Đô Thị Loại II Của Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang
Tác giả Tran Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Hoàng Lan
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý Đô Thị
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 17,08 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊCHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Dé tdi: Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tới xây dựng đô thị lo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Dé tdi: Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm

hướng tới xây dựng đô thị loại II của Thành phố Hà Giang,

tỉnh Hà Giang

Ho và tên sinh viên : Tran Hương Giang

Lớp : Kinh tế và Quản lý Đô thị 59

Mã sinh viên : 11171206

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn: 7S Bùi Thị Hoàng lan

Hà Nội, tháng 04 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LOI CAM ĐOANN 5< «HH TH TH H00 ren 6

MỞ DAU -< 5< TT TH TH erke 7

1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài: - -:+sce<+x+s2 7

2 Sự cần thiết của vấn đỀ: - -c + cc t1 v E111 1115111111 1 11111111 11 nếu 7

3 Mục đích nghiên cứu của đề tat c.ccecccccccccccscscscscsssesesccescscscscsessssseseseeees 8

4 Nhiệm vụ nghiÊn CUU? oo cece ec cc ceeeeeeececeeeeeeececeaeeeececeesaaeeecceeaaueeeeeeeaaaeeeees 8

5 Đối tượng nghiên CU cccccccsssssesesessescscsesescsesesssesesesesesescseseseseseseseeees 8

6 Phạm Vi nghién CỨU: - - -cc c1 911v v1 nh ch 8

7 Tiêu chí nghiÊn CỨU: - S11 Tự 8

8 Câu hỏi nghiÊn CỨU: - -ccc S112 vn vs 9

9 Phương pháp nghiÊn CỨU: SE ST 9

10 Kết cấu để tài: ch 9

)19)80)0010277= 10

CHƯƠNG I: KHÁI LUẬN CHUNG VE ĐÔ THỊ VA PHAN LOẠI ĐÔ THỊ 10

1.1 0k 0 00 nec e 10 1.1.1 Khái nIỆm: - «ST ki ki ng 101.1.2 Đặc điểm của đô thị: St nét rêy 101.1.3 Chức năng của đô tHỊ: - - «kg re 11

1.1.4 Đặc trưng của đô tỊ: ececceeeeeeeeeeeceeeeeeeeeeeeaaaaaaaeaeeseeeeeeeeeeeeeeeea 11

1.2 vi 0u áo ob:::adiiiiiaỒẳồẳồẳồaẳồidẢdđẢŸ 12

1.2.1.Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị -ccc << << <<++++++++sxsrrrsss 12

1.2.2 Nguyên tắc phân loại đô thị ¿222222222222 S2E£E£EEEeEetstsxrrrrrrrrrres 121.2.3 Thâm quyền quyết định phân loại đô thị + 2 + +s+z£+£+x+£zxsxzxzs 12

1.2.4.Phân loại đô thị: - - c2 1111111112111 211v ng cv nh chu 12

1.2.5 Phân loại đô thị đối với các đô thị có tính chất đặc thù - 131.2.6 Khung đánh giá, tính điểm của phân loại đô thị: - 131.2.7 Diễn giải 4 tiêu chí chưa đạt chuẩn hướng tới xây dựng đô thị loại II: 151.2.8 Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác về tiêu chí đánh giá đô thị

1.3 Tiểu kết chương Ï: - - E21 SE1123 515155 111151511111 01 E111 11T 1e 22

Trang 3

CHUONG II: PHAN TÍCH MOT SO TIÊU CHÍ CHUA DAT CHUAN

HUONG TỚI XÂY DUNG TIEU CHUAN DO THỊ LOẠI II CUA THÀNH

PHO 23 HA GIANG, TINH HA GIANG c.cccssssesescssssesesessesesessesesesesseeesesees 232.1 Khái quát chung về thực trạng phát triển đô thị thành phố Ha Giang, tinh

Hà G1anØ: - CS TT TT cọ nọ cv 23 2.1.1 Giới thiệu : - 1E cSc S122 S111 21 111151111 11111 1011101101010 T 0101011 Ha 23 2.1.2 Tiêu chí phân loại đô this - - 3311131311 1 11v xxx 272.2 Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tới xây dựng tiêu chuẩn phân

loại đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: 5 +52 <+s+252 27

2.2.1 Giới thiệu chung 1 số tiêu chí chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo tiêu chuẩn phân loại

đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: - - 52 2 +2 ££+£+s+zc+2 272.2.2 Tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người năm trên địa bàn Thành phố HàGla 01 292.2.4 Tiêu chí về tỉ lệ lao động phi nông nghiệp: - +5 2 +x+s2<5+2 402.2.5 Tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tang: 2-2 c+c+s+sce2 442.3 Phân tích nguyên nhân và tôn tại của 4 tiêu chí chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn

đô thị loại II của Thành phố Hà Giang: ¿-¿ 525252 SS+E+xexzxzxzesxsesez 472.3.1 Bảng tong kết các tiêu chí đô thị loại IH ¿2 52c +2 c+x+zczeszczsceez 472.3.2 Nguyén nant 1 482.4 Tiểu kết chương [Div.cccccccecccceccscescscescscescsecscsecscsscscescsescseescsscsessvseeseasess 51CHUONG III: MOT SO GIẢI PHAP HOÀN THIEN, TANG CUONG 52CÁC TIEU CHÍ ĐÔ THI LOẠI II CUA THÀNH PHO HA GIANG, 52

TINH HA GIANG: cesscsssssscsssssesscsssssscscscsesscscsssucseassesscsesssucscassesscacacsseseaessees 52

3.1 Quan điểm, định hướng phát trién Thành phố Ha Giang: - 523.2 Dự báo phát triển của thành phố Hà Giang trong đến 2025: 53

3.3 Giải pháp hoàn thiện va nang cao các tiêu chi chưa đạt trên địa bàn thành

phố Hà Giang - - c 12121 5115 111111111111 111 1111 1101 1101 11T 11H HH rệt 543.3.1 Giải pháp cho sự phát triển tiềm lực thành phố Hà Giang: 543.3.2 Giải pháp về chính sách, khung pháp lý: ¿ +2 +s+£+sczx+zczx+s 543.3.3 Giải pháp về huy động vốn va thu hút đầu tu? - cece 553.3.4 Giải pháp dé nâng cao nguồn nhân lực: - 5 +2 £+z + £z£+£zezcrxes 563.4 Tiểu kết chương IÏI: ¿©5252 St S222 SE£E£E£EEEEEEEEEEEEEErErkrrrrerersee 57KET LUẬN - - L5 123C SE121E1 515125 11511111 101110 1011101 E110 HH nọ 58DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO ©2252 S2 2 S+£vE+E+EzEzEzEzzcecez 59

Trang 4

DANH MỤC BANG, BIEU

Bang 1: Cách tính điểm tính điểm tiêu chí thu nhập bình quân đầu người: tối thiêu đạt 2,25 điểm, tối đa đạt 3,0 điểm -2- 22-222 2x22x221127122122112211211 211.111.1121 re 16 Bảng 2: Cách tính điểm tiêu chí quy mô dân S6: ccccccsssessesssesssessseestessesssecssecseesseessees 17 Bang 3: Cách tính điểm tiêu chí mật độ dân sỐ 2 2 2 + 2+E£Ee£Ee£xerxsrxee L7

Bảng 4: Cách tính điểm tiêu chí tỉ lệ lao động phi nông nghiệp; - 19

Bảng 5: Cách tính điểm 1 số tiêu chí về trình độ phát triển CSHT : 20

Bang 6 : Tổng hop 1 số tiêu chí đánh giá phân loại đô thị loại II của Thành phố Hà ri 0iì0i0s.86ì 1 5 28 Bảng 7 : Tổng hợp thu nhập bình quân của thành phó, tinh Hà Giang và Việt Nam DrU›38ì 8201901202001 29

Bảng 8: Tỉ trọng thu nhập bình quân của thành phố Hà Giang so với tỉnh và 30

cả nước trong năm 2016 và 2020 - + 131121119119 1 HH HH ng 30 Bảng 9: Tiêu chuân đánh giá về chỉ tiêu thu nhập bình quân đâu người năm so với cả 0001 34

Bảng 10: Tổng hợp diện tích đất trên địa bàn đô thị Hà Giang năm 2016,2018 và 2020 ¬ 35

Bảng 11: Tổng hợp dân số trên địa ban đô thị Hà Giang năm 2016, 2018 và 2020 35

Bảng 12 : Tổng hợp mật độ dân số trên địa ban đô thị Hà Giang 2016, 2018 36

82/201 — 36

Bang 13: Tiêu chuẩn đánh giá về tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số 39

Bảng 14: Tổng hợp số lượng lao động của Thành phố Hà Giang -. - 40

Bảng 15: Cơ cấu lao động các ngành nghề theo cơ cấu kinh tẾ: -2-52 40 Bảng 16 : Tiêu chuẩn đánh giá về tiêu chí tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 43

Bang 17: Tổng hợp một số tiêu chí về CSHTKT của Thành phố Hà Giang 44

Bảng 18: Tiêu chí về hạ tang kĩ thuật thành đô thị Hà Giang - 5:5.46 Bảng 19 : Tổng hợp 1 số tiêu chí đánh giá phân loại đô thị loại II của Thành phố Hà Giang, tinh Ha Giang nh ê.ê.ê 47

Trang 5

DANH MỤC VIET TAT

UBND Uỷ ban Nhân dân

Trang 6

Đầu tiên, sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo- TS.Bùi ThịHoàng Lan và toàn thé các thầy cô Khoa Môi trường-Biến đổi khí hậu va Đô thi, Dù

ảnh hưởng của Dịch COVID-19, cô Lan vẫn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp hoàn

thiện bài luận văn Một lần nữa, em rất biết ơn cô và chúc cô luôn xinh tươi, hạnh phúc

và luôn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục cũng như các thế hệ sinh viên, học sinh khác

Lời cảm ơn tiếp theo dành cho đơn vị thực tập- phòng Quản lý Khoa học Kỹthuật tại Viện Quy hoạch Đô thi và Nông thôn Quốc gia Đơn vị dù bận rộn nhưng vẫngiúp đỡ em rat nhiệt tình trong việc tìm tài liệu, hướng dẫn chuyên môn và cho em mộtmôi trường làm việc chuyên nghiép.

Tuy nhiên, kiến thức chuyên ngành/chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cònhạn chế nên không thé tránh khỏi những thiếu sót trong bài luận văn, mong các thầy cô

và các anh chị tại đơn vị thực tập sẽ góp ý đề hoàn thiện bài tốt hơn

Một lần nữa, sinh viên xin chân thành cảm ơn mọi người đã luôn đồng hành vàgiúp đỡ trong suốt quá trình học và nghiên cứu, hoàn thành bài

Hà Nội, ngày 21 thang 04 năm 2020.

Sinh viên/ Tác giả

Trần Hương Giang

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên xin cam đoan đề tài “ Phân tích một số chỉ tiêu chưa đạt theo tiêuchuẩn đô thị loại II của Hà Giang tinh đến năm 2020” là một bài nghiên cứu độc lập

cùng với sự hướng dẫn của GVHD-TS.Bùi Thị Hoàng Lan và trưởng phòng Quản lý

Khoa học Kỹ thuật- ThS Lê Kiều Thanh Số liệu và kết quả nghiên cứu trung thực vàđược tính toán, thực hiện tại phòng QLKT Đề tài và nội dung là sản phẩm của sự nỗlực có gắng của em, hoàn toàn không sao chép từ bat cứ đâu Ngoài ra, trong bài có sửdụng một số tài liệu tham khảo được chú thích cũng như trích dẫn, trich nguồn ro rang

Nếu phát hiện bắt kì sự sao chép dưới bắt ky hình thức nao, sinh viên xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2020.

Sinh viên/ Tác giả

Trần Hương Giang

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Phát triển đô thị là một xu thé không thé thiếu của các quốc gia trong thời kỳhiện đại hóa- công nghiệp hóa hiện nay Các đô thị ở Việt Nam luôn giữ vai trò quantrọng trong công tác quản lý phát triển đất nước Nhận diện quy mô, chất lượng đô thị

có thê đánh giá chính xác thực trạng phát triển và xây dựng các định hướng phát triểntrong tương lai Công tác đánh giá đô thị ngày càng trở nên phổ biến Mỗi quốc gia,đất nước đều có những quy định, hệ thống các tiêu chí để đánh giá đô thị Ở Việt Nam,mỗi tiêu chí lại thể hiện một khía cạnh của đô thị như trình độ phát triển kinh té- xã hộihay cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật Các đô thị luôn được chú trọng các định hướngphát triển và được xem xét để nâng hạng đô thị Qua đó, thành phố sẽ thu hút nhiềuđầu tư phục vụ cho sự phát triển đô thị

Hà Giang là một đô thị miền núi Các tiêu chí đánh giá dành cho Hà Giang nhậnđược nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý Để phát triển thành phố này, các nhàquản lý đô thị đã và đang đề ra nhiều giải pháp, định hướng phát triển phù hợp nhất

2 Sự cần thiết của van đề:

Đô thị là một yêu cầu khách quan của mọi quốc gia trên thế giới và ở các thờiđại khác nhau Đô thị được coi là bộ mặt của một đất nước, địa phương hay khu vực

vì đô thị là trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị Phân loại đô thị luôn được gắn với tổchức chính quyền địa phương Việc phân loại đó đã góp phan củng cé và nâng cao hệthống đô thị tại Việt Nam

Những năm gần đây, các đô thị tại Việt Nam nói chung và đô thị Hà Giang nóiriêng đều có sự phát triển rõ ràng về cả quy mô và chất lượng Diện mạo đô thị thayđổi, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng

Việc nâng hạng đô thị chứng minh rằng đô thị đó có tiềm năng, động lực đểphát triển kinh tế-xã hội Tuy nhiên, còn nhiều đô thị nợ chỉ tiêu theo tiêu chuẩn phânloại đô thị của Chính phủ, điển hình là đô thị Hà Giang

Hà Giang là đô thị hiện hữu đã được mở rộng Tuy Thành phó Hà Giang đãđược công nhận là đô thị loại III vào năm 2009 theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP và

theo tiêu chí đánh giá đô thị thực hiện theo Nghị quyết 1210,1211/2016/UBTVQHI3.

Thành phố Hà Giang đang hướng tới đạt chuẩn tiêu chí đô thị loại II

Với vai trò là trung tâm kinh tế- chính trị của tỉnh và năm ở vị trí trung tâm của,Thành phố Hà Giang sẽ được tạo điều kiện tốt nhất dé phát triển cũng như nâng hang

đô thị Việc phân tích tiêu chí chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn đô thị loại II của Thành phó

Hà Giang là hết sức cần thiết Trên cơ sở các tiêu chí đô thị loại II còn chưa đáp ứng,

Trang 9

Hà Giang phải có những giải pháp dé hoàn thiện tiêu chí và tạo tiền dé trở thành đô thịloại II trực thuộc tỉnh vào năm 2030.

Em chọn đề tài “Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tớixây dựng tiêu chuẩn đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang” làm

đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình Với đề tài này, em không chỉ tìm ragiải pháp giúp thành phố đạt được các chỉ tiêu nhanh hơn mà còn cả bài học kinhnghiệm cho các năm sau.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Phân tích 4 tiêu chí nổi bật chưa đạt của Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang(thu nhập bình quân đầu người năm, dân số và mật độ dân sé, tỉ lệ lao động phi nông

nghiệp, cơ sở hạ tầng), sau đó so sánh với các tiêu chí đánh giá đô thị loại II theo Nghị

quyết 1210/2016/UBTVQHI3 va thông tư 34/2009/TT-BXD và tìm nguyên nhân vìsao các chỉ tiêu vẫn chưa hoàn thiện, cuối cùng đề ra giải pháp khắc phục Đồng thờirút ra kinh nghiệm cho chính quyền về định hướng phát triển đến năm 2030

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Phântích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tới xây dựng tiêu chuẩn đô thịloại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang ” sẽ bao gồm:

- Làm rõ các cơ sở khoa học về đô thị; phân loại đô thị và hệ thống các tiêuchuẩn, tiêu chí nâng hạng đô thị; các phương pháp đánh giá, tính điểm đô thị Từ đólàm phần cơ sở lý luận cho đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Phân tích kĩ các chỉ tiêu chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị: xu hướng biến động;các yếu tố ảnh hưởng; so sánh với tiêu chuẩn của phân loại của Chính phủ; chỉ ranguyên nhân, các thành tựu, hạn chế trong công tác phát triển đô thị

- Từ các tồn tại hiện hữu trong khu vực đô thị, đề ra các giải pháp dé hoàn thiệntiêu chí, định hướng va dự báo nhu cầu phát triển đô thị của thành phố/tỉnh

5 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 4 tiêu chí chưa đạt chuẩn hướng tới xâydựng đô thị loại II của thành phố Hà Giang Các chỉ tiêu này đều có thể định lượng vàtính toán ban đầu đề phản ánh trình độ phát triển đô thị

6 Phạm vỉ nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thành phố Hà Giang, tập trung khu vực nộithành- nơi có trình độ phát triển nhanh và có các quy hoạch, dự án đô thị quan trọng,phù hợp với mục tiêu nâng hạng đô thị của thành phó

7, Tiêu chí nghiên cứu:

Trang 10

Các tiêu chí phục vụ cho đề tài được so sánh với các tiêu chí trong Nghị quyết1210/2016/UBTVQHI3, phụ lục 1, phụ lục 3 và thông tư 34/200/TT-BXD; Nghị định

số 42/2009/NĐ-CP

8 Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:

- Các khái luận cơ bản về đô thị; phân loại đô thị ở Việt Nam và Hà Giang

- Nguyên nhân và yếu tô tác động đến các tiêu chí chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn

- Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí

9, Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu ở chương II về tình hình pháttriển kinh tế-xã hội của Thành phố Hà Giang Các số liệu được thu thập bao gồm: thunhập bình quân đầu người năm; dân số; diện tích đất; số lao động các ngành nghề vàcác cơ sở hạ tầng Kĩ thuật thoát nước, chiếu sáng, diện tích san nha

Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh, đối chiếu các số liệu, kết quả tính toánđược thu thập ở trên với các tiêu chuẩn phân loại đô thị trong Nghị quyết1210/2016/UBTVQHI3 và Thông tư 42 dé đánh giá hiện trang dat chỉ tiêu hay vancòn nợ chỉ tiêu.

10 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có

3 phần chính:

Chương I: Cơ sở lý luận về đô thị và tiêu chí phân loại đô thị

Chương II: Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn hướng tới xây dựngtiêu chuẩn đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Chương III: Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí chưa đạt

tiêu chuẩn đô thị loại II

Sau đây là nội dung của từng chương của luận văn.

Trang 11

“Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động tronglĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoáhoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc

một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phó;

nội thị, ngoại thị của thị xã; thị tran.”

Theo bài giảng Đô thị hóa và phát triển của Khoa Môi trường, Biến đổi khí hau

và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nói một cách tổng quát: Đô thị hóa là quátrình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân

cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thờiphát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật

và tăng quy mô dân số

1.1.2 Đặc điểm của đô thị:

Đô thị có cau trúc đồng bộ và hoàn chỉnh, là một hệ thống các hoạt động Do làcác hoạt động về kinh tế- xã hội trên cơ sở hạ tầng đô thị Mọi hoạt động của đô thịđều được liên kết chặt chẽ, nếu xảy ra một hay một vài sai sót sẽ dẫn đến sự mất cânbang, bat 6n và hệ thống đô thị sẽ kém bền vững Vì vậy, mục tiêu của các nhà quản lý

đô thị chính là quản lý rủi ro, duy trì sự ôn định cho đô thi

Đô thị luôn luôn phát triển Đô thị đã hình thành và phát triển cùng với sự pháttriển của con người, gắn với lịch sử của chúng ta, với nền kinh tế hàng hóa Đô thị chịutác động của các quy luật kinh tế Do vậy, kinh tế- xã hội của con người luôn phát triểnsong song cùng với đô thị Trong nền kinh tế thị trường, các đô thị luôn phải phấn đấu

dé duy tri sự hài hòa, phù hợp với các quy luật thị trường

Sự vận động và phát triển của đô thị có thé điều khiển được Như đã nói, việcphát triển đô thị luôn song hành với nền kinh tế- xã hội Nhưng con người nói chunghay các nhà quản lý đô thị nói riêng đều có thể tham gia và điều khiển được sự pháttriển đó theo các quy luật khách quan Các đô thị được phát triển thêm thông qua quátrình đô thị hóa.

10

Trang 12

1.1.3 Chức năng của đô thị:

Chức năng kinh tế: Day là chức năng chủ yếu của đô thị Sự phát triển kinh tếthị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán Chính yêucầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạtầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa Tập trung sảnxuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là công nhân và gia đình của họ tạo ra bộ

phận chủ yếu của cư dân đô thị.

Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăngquy mô dân cư đô thị Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại, là những van dé gan liềnvoi yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường

Chức năng văn hóa: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao,

do đó ở đô thị cần cố hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tân nghiên

cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.

Chức năng quản lý: Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêukinh tế, xã hội, sinh thái, kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao khảnăng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cánhân.

1.1.4 Đặc trưng của đô thị:

Quy mô dân số: quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000người Riêng đối với khu vực miền núi thì quy mô dân số tối thiểu của một đô thịkhông nhỏ hon 2000 người Quy mô này chi tính trong khu vực nội thi.

Các đơn vi hành chính của nội thi bao gồm: Quận và Phường, các đơn vi

hành chính của ngoại ô gồm: Huyện và xã

Mật độ dân số: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị đượcxác định trên cơ sở quy mô dân số của khu vực nội thị và diện tích xây dựng trong giớihạn nội thị của đô thị Don vị tính là người/km2 Dân số đô thị thường phân bố khôngđược đồng đều, càng gần khu vực trung tâm thì mật độ dân số ngày càng cao

Ty lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 60% Tỷ lệ này chỉ tính trong khu vực nội thi.

Lao động phi nông nghiệp là những lao động làm việc trong các ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch,tài chính ngân hàng, cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, KHKT )

Cơ sở hạ tầng đô thị: bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, bưu điện,thông tin — liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môitrường) và cơ sở hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ côngcộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tại, nghiên cứu khoa học, thể

dục thê thao, công viên, cây xanh và các công trình công cộng khác).

11

Trang 13

Cơ sở hạ tầng phản ánh trình độ phát triển, sự tiện nghi sinh hoạt của cư dân đôthị và được xác định theo các chỉ tiêu cơ bản, đó là:

- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: Lít/người/ngày

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: KWH/người

- Mật độ đường phố: Km/Km2 và đặc điểm hệ thống giao thông

- Ty lệ tầng cao trung bình, mật độ xây dựng, diện tích sử dụng1.2 Phan loại đô thị:

1.2.1 Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị

Thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I hoặc đô thị loại đặc biệtThành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung

ương được phân loại là đô thị loại I hoặc đô thi loại II hoặc đô thi loại III

Thị xã được phân loại đô thi là đô thị loại III hoặc đô thị loại IVThị tran được phân loại đô thị là đô thị loại IV hoặc đô thị loại VKhu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chíloại đô thị tương ứng

1.2.2 Nguyên tắc phân loại đô thị

Việc phân loại đô thị dựa trên cơ sở chương trình phát triển đô thị của quốc gia,chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển từng đô thị để quản

lý phát triển đô thị, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từngđịa phương.

Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí của loại đô thị nào sẽđược đánh giá theo loại đô thị tương ứng.

Đánh giá loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai làmột trong những cơ sở dé thành lập, phân định lại địa giới hành chính đô thị

Phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm, điểm phân loại đôthị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí

1.2.3 Tham quyền quyết định phân loại đô thị

Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II

Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định công nhận đô thị loại II và IV

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại IV

1.2.4 Phân loại đô thị:

Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQHI3 đã ban hành và có hiệu lực từ25/05/2016 về phân loại đô thị: Việt Nam có 6 loại đô thị, bao gồm loại đặc biệt, loại Iđến loại V Các loại đô thị dùng số La Mã dé kí hiệu

Việc phân loại đô thị phải phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.Chính phủ đã trình UBTVQH ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQHI3 (Nghịquyết số 1210) về phân loại đô thị Theo Nghị quyết số 1210, đô thị bao gồm thành phố

12

Trang 14

trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và khu vực dự kiến hìnhthành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.

Thay vì 6 tiêu chuẩn phân loại đô thị cũ được quy định tại Nghị định số42/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 1210 xác định đô thị được phân thành

6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo năm tiêu chuẩn

cơ bản Năm tiêu chuan đó là vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triểnkinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng

1.2.5 Phân loại đô thị đối với các đô thị có tính chất đặc thù

Đô thị là trung tâm du lịch khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo thì tiêu chí

quy mô dân số và mật độ dân số có thé thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy

định, các tiêu chí khác phải đảm bảo mức quy định của đô thị tương ứng.

Đô thị loại II, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao có đường biên giới quốcgia thì tiêu chí quy mô dân số có thê thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định,các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của đô thị tương ứng

Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đôthị tối thiểu phải đạt 50% mức quy định, các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân sé,

tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức

quy định của loại đô thị tương ứng.

1.2.6 Khung đánh giá, tính điểm của phân loại đô thị:

Nghị quyết số 1210 có 5 tiêu chí và 59 tiêu chuẩn:

- Tiêu chí 1: VỊ trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xãhội (tối thiểu đạt 3,75 điểm, tối đa đạt 20 điểm)

Tiêu chí 1 đề cập đến vị trí, chức năng của đô thị đó là trung tâm tong hợp cấpquốc tế/ cấp quốc gia/ cấp vùng/ cấp tỉnh hay chuyên ngành cấp vùng/ tỉnh

Tiếp sau đó là phân loại chức năng đô thị: có vai trò thúc đây kinh tế- xã hội

của cả nước/ vùng liên tỉnh hay một tỉnh.

Nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế- xã hội bao gồm: cân đốithu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước; chuyền dịch cơ cấukinh tế; mức tăng trưởng kinh tế 3 năm gần nhất; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ tăng dân số hằngnăm (bao gồm tăng tự nhiên và tăng cơ học)

- Tiêu chí 2: Quy mô dân số (tối thiểu đạt 6,0 điểm, tối đa đạt 8,0 điểm)Bao gồm 2 tiêu chuẩn: Dân số toàn đô thị và Dân số khu vực nội thành, nội thị-

- Tiêu chí 3: Mật độ dân số (tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm)Bao gồm 2 tiêu chuẩn: Mật độ dân số toàn đô thị và Mật độ dân số khu vực nộithành, nội thi tính trên diện tích đất xây dựng đô thị (đối với thành phố loại đặc biệt, I,

13

Trang 15

II, II, thị xã loại II, IV); mật độ dân số trên diện tích đất xây dựng (đối với thị tranloại IV hoặc loại V)

- Tiêu chí 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt6,0 điểm)

Bao gồm 2 tiêu chuẩn: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và Tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị.

- Tiêu chí 5: Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

(chỉ xét khu vực nội thành, nội thị) (tối thiểu đạt 36 điểm, tối đa đạt 48 điểm)

Nhóm các tiêu chuẩn về ha tang xã hội gồm: (tối thiểu 7,5 điểm, toi đa10,0 điểm)

Các tiêu chuẩn về nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân và Tỷ lệ nhà ở kiên có,bán kiên cố;

Các tiêu chuẩn về công trình công cộng: Dat dân dụng; Dat xây dựng các công

trình dịch vụ công cộng đô thi; Dat xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở; Cơ sở

y té cap đô thi; Co sở giáo duc, đào tạo cấp đô thị; Công trình văn hóa cấp đô thị;Công trình thé duc, thé thao cap đô thi; Công trình thương mai, dịch vu cấp đô thị

Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tang kỹ thuật gồm: (tối thiểu 10,5 điểm, toi đa14,0 điểm)

Các tiêu chuẩn về giao thông: Đầu mối giao thông: Tỷ lệ đất giao thông so vớiđất xây dựng; Mật độ đường giao thông; Diện tích đất giao thông tính trên dân số; Tỷ

Các tiêu chuẩn về thu gom, xử lý nước thải, chất thải: Tỷ lệ chất thải nguy hạiđược xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn say xử lý, tiêu hủy; Tỷ lệ nước thải đô thị được

xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; Ty lệ chất thải răn sinh hoạt được thu gom; Tỷ lệ chấtthải ran sinh hoạt được xử lý tại khu chôn lấp hợp vệ sinh hoặc tại các nhà máy đốt,

nhà máy chê biên rác thải.

14

Trang 16

Các tiêu chuẩn về nhà tang lễ; các tiêu chuân về cây xanh đô thị: Nhà tang lễ;

Ty lệ sử dụng hình thức hỏa tang; Đất cây xanh toàn đô thi; Dat cây xanh công cộng

tại khu vực nội thành, nội thi.

Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc và cảnh quan đô thị gồm (toi thiểu 7,5điểm, tối da 10,0 điểm):

Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thịtính trên tổng số trục phố chính; số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị; công trìnhkiến trúc tiêu biểu

Các tiêu chuẩn trên đây đều có đơn vị tính riêng và đều có chỉ tiêu tươngđương với 6 loại đô thị, được nêu rõ trong phụ lục | ban hành kèm theo Nghị quyết

1210/2016/UBTVQHI3 ngày 25 thang 05 năm 2016.

1.2.7 Diễn giải 4 tiêu chí chưa đạt chuẩn hướng tới xây dung đô thị loại II:

1.2.7.1 Tiêu chí về thu nhâp bình quân đầu người:

Theo từ điển Kinh tế hoc của trường Đại học Kinh té Quốc dân: Thu nhập đầungười hay thu nhập bình quân đầu người (income per capita) là đại lượng được tínhbằng cách lấy thu nhập quốc dân (tổng thu nhập quốc dân - GNI hay thu nhập quốcdân - NI) chia cho dân số của nó Đại lượng này là mức tính cho mỗi người dân trongnèn kinh tế, không kể tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính Chỉ tiêu nay dùng dé đánh giámức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chínhsách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo Thu nhập bìnhquân đầu người được tính toán trên cơ sở cuộc khảo sát mức sống dân cư hộ gia đình

do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ 2 năm/lần Tuy nhiên, trong nền kinh tế thịtrường ngày nay, thu nhập phân bố không đồng đều vì nhiều lí do nên đó không phải làđại lượng hoàn hảo thê hiện phúc lợi kinh tế và mức sống dân cư

Tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước thuộc nhóm tiêuchuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội Vì các lí do như hoạt động nội trợ,lao động bị mất sức, nền kinh tế ngầm nén tiêu chi này không thể hiện toàn bộ mứcsông dân cư Tuy nhiên, tiêu chí thu nhập bình quân thu nhập năm nằm trong | nhómtiêu chuẩn bao gồm: cân đối thu chi ngân sách, chuyên dịch cơ cấu kinh tế, mức tăngtrưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ tăng dân số hằng năm.Nhóm tiêu chuẩn này đầy đủ để đánh giá trình độ phát triển kinh tế- xã hội cho việcphân loại đô thị của Việt Nam hiện nay.

Thu nhập quốc dân (Gross National Income — GNI) là chỉ số kinh tế phản ánhkết quả thu nhập lần đầu Được tạo ra từ các yêu tố sở hữu của một quốc gia tham giavào hoạt động sản xuất trên lãnh thé quốc gia đó, hay ở nước ngoài Trong một thờigian nhất định, thường được tính là một năm

15

Trang 17

Các thành phần của GNI gồm có: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trongquốc gia (GDP) + thu nhập nhận được từ bên ngoài (chủ yếu là lãi vay và cổ tức) —khoản tương tự phải trả ra bên ngoài.

Vậy nên, thu nhập bình quân đầu người năm phụ thuộc chính vào GDP và cáckhoản chênh lệch thu nhập.

Bảng 1: Cách tính điểm tính điểm tiêu chí thu nhập bình quân đầu người: tối

thiểu đạt 2,25 điểm, tối đa đạt 3,0 điểm

Nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (tối thiêu đạt 11,25 điểm, tối đa đạt 15 điểm)

Tiéu chuan

1.2.7.2 Tiêu chí về dân số và mật độ dân số:

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc mộtkhông gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế — xã hội,thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số

Dân số là tập hợp những người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định haymột vùng địa lý Lãnh thé ở đây có thé là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộTrái Đất Dân cư của một vùng lãnh thổ có thê được xem xét trên nhiều góc độ, như: sốdân, sức khỏe, lịch sử, kinh tế, ngôn ngữ, thời trang, phong tục, tập quán,

Dân số ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển đô thị nói chung Quy mô dân

số ảnh hưởng đến chất lượng của đô thị như việc ùn tắc giao thông, phân bố việc làmtại các khu vực, dịch vụ công cộng và việc phát triển không gian của thành phó

Tiêu chí Quy mô dân sốQuy mô dân số toàn đô thị bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quyđổi khu vực nội thành, nội thị và ngoại thành, ngoại thị, được tính theo công thức sau:

NEN:i+N:

Trong đó:

N: Dân số toàn đô thị (người);

Ni: Dân số khu vực nội thành, nội thị (người);

No: Dân số khu vực ngoại thành, ngoại thị (người);

Quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị (N¡) và khu vực ngoại thành, ngoạithị (N2) được xác định gồm dân số thống kê thường trú và dân số tạm trú đã quy đồi

16

Trang 18

Tiêu chí Mật độ dân số:

- Mật độ dân số toàn đô thị được tính theo công thức sau:

D=N/S

Trong đó:

D: Mật độ dân số toàn đô thị (người/km?);

N: Dân số toàn đô thi đã tính quy đổi (người);

S: Diện tích đất tự nhiên toàn đô thị (km?)

- Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị được tính theo công thức sau:

D1=N1/S1

Trong đó:

D¡: Mật độ dân số trong khu vực nội thành, nội thị (người/km?);

Ni: Dân số khu vực nội thành, nội thị đã tính quy đổi (người);

S¡: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thành, nội thị không baogồm các diện tích tự nhiên như núi cao, mặt nước, không gian xanh (vùng sinh thái,khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học ) và các khu vực cắm không

1 Dân sô toàn đô

Mat đồ dân số toàn đô > 3.500 | > 3.000 | > 2.000 |> 1.800]> 1.400} > 1.200

hi QO dan so toan do người/km?

3.000 | 2.000 | 1.800 | 1.400 | 1.200 | 1.000

Mật độ dân sé khu 20.000 |> 12.000 |> 10.000 |> 8.000 |> 6.000] > 4.000

Trang 19

ực nội thành, nội thị

ính trên diện tích đất

ây dựng đô thị (đối

ới thành phố loại đặc

loại II, IV); mật độ 12.000 | 10.000 | 8.000 | 6.000 | 4.000 | 3.000 | 3,5

(2 Nếu mật độ dân số vượt quá 20.000 người/km? thì đánh giá đạt 3,0 điểm.

Nguôn: Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH131.2.7.3 Tiêu chí về ty lệ lao động phi nông nghiệp

Việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp có vai trò không thé thay thế được

trong quá trình đô thị hóa của mỗi khu vực, mỗi địa phương Tỷ lệ lao động phi nông

nghiệp là một địa lượng phan ánh trién trình phát triển của một tỉnh, thành phố Cácngành nghề phi nông nghiệp đã thể hiện rõ nét quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

và xây dựng nông thôn Quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất canh tác nôngnghiệp giảm đi, cơ sở hạ tầng và cơ cau lao động thay đôi Một điều tiêu cực trong quátrình đô thị hóa là tỷ lệ nông dân thất nghiệp đang có chiều hướng tăng lên

Các ngành nghề phi nông nghiệp góp phần tạo nhiều việc làm cho cư dân ởvùng nông thôn, giảm thời gian nông nhàn, giúp các hộ gia đình tăng thu nhập Diệntích đất dành cho phát triển nông nghiệp bi thu hồi, kéo theo lao động nông nghiệp bịmất việc làm Thời kì nông nhàn, lao động đã rảnh rỗi lại thêm việc bị mat việc làm,ngày càng có nhiều lao động di chuyền ra thành phó dé kiếm tiền Việc di dân từ nôngthôn ra thành thị nếu không được tô chức hợp lý sẽ dẫn đến những khó khăn trong viêcquản lý xã hội ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Cách xác định tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được quy định tại Phụ lục ban hành

kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và

phân loại đơn vi hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó:

Cách xác định tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:

a) Lao động phi nông nghiệp là lao động thuộc các ngành kinh tế quốc dânkhông thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá,

công nhân lâm nghiệp được tính là lao động phi nông nghiệp).

b) Ty lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị được tính theo công thức sau:

K = (Eo/E,) x 100

Trong đó:

K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (%);

Eo: Số lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (người);

E,: Số lao động làm việc ở các ngành, kinh tế toàn đô thị (người)

18

Trang 20

Bảng 4: Cách tính điểm tiêu chí tỉ lệ lao động phi nông nghiệp;

(tối thiêu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm)

Nguồn: Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13

1.2.7.4 Tiêu chí về 1 số cơ sở hạ tang kĩ thuật:

Cơ sở hạ tang là một thuật ngữ tổng hop dùng dé chỉ những bộ phận kết cấu,nên tang cho việc phát triển nền kinh tế Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tang

là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình

công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức Dựa trên cơ

sở có sẵn, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển Đây

cũng chính là những công trình thuộc ha tang xã hội hoặc ha tang cơ sở theo quy địnhtại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc day tăng trưởngkinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phân giải quyết các vấn

đề xã hội Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đốivới sự phát triển Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu

đã gây tr đọng trong luân chuyền các nguồn lực, khó hap thụ, vốn dau tư, gây ra những

“nút cô chai kết cau hạ tang” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội, đượctrang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người Cơ

sở hạ tang vừa có các yếu tố vật chất vừa phi vật chat và nó cũng là sản phẩm của quá

trình đâu tư đê làm nên tảng cho sự phát triên của toàn xã hội.

Trang 21

- Hệ thống cấp nước;

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (XLNT);

- Hệ thống quản lý chất thải ran (CTR);

- Hệ thống vệ sinh công cộng;

- Hệ thống nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng:

- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác

Bang 5: Cách tính điểm 1 số tiêu chí về trình độ phát triển CSHT :

(tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm)

Tiêu chuẩn Đơn vị tính

fa fa ^ rs À À ~ LAs

INhóm các tiêu chuân về ha tang xã hội

Cac tiêu chuẩn về công trình công cộng

INhom các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật

Các tiêu chuẩn về giao thông

mrramsresm Boo

Co giai phap Cac tiêu chuân vê nha ở

Nguồn: Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13

20

Trang 22

1.2.8 Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác về tiêu chí đánh giá đôthị loại IT:

1.2.8.1 Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh:

Thành phố Hà Tĩnh đã hoàn thành tiêu chí đô thị loại II vào tháng 4 năm 2019.Thu nhập bình quân đầu người thành phó đã đạt tiêu chí thu nhập bình quân đầu ngườinăm so với cả nước Thu nhập bình quân vào thời điểm đó bằng 1,56 lần cả nước, đãđạt chỉ tiêu về nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển kinh tế- xã hội UBND thành phố vàtinh đã dé ra giải pháp, định hướng tăng thu nhập bình quân đầu người từ năm 2012.Thành phố Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 15.2%,gấp đôi giai đoạn 2011-2015; đã có những bước phát triển mạnh mẽ để đạt đượcnhững thành tựu về kinh tế nổi bật, xứng đáng là địa phương dẫn đầu của tỉnh UBNDThành phố và người dân cùng nhau thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó mới nângcao được thu nhập của người dân Sau 12 năm phan đấu và phát triển từ “nền” đô thịloại III, đến nay thành phố Hà Tĩnh tự hào là một trong 29 đô thị loại II của cả nước;thu ngân sách trên địa bàn đạt cao, chiếm 1/3 tổng thu ngân sách của các huyện, thị xãtrong toàn tỉnh; thu nhập đầu người đạt 47,3 triệu đồng, tăng 3 lần so với năm 2006

UBND Thành phố khuyến khích ứng dụng Khoa học kỹ thuật vào sản xuất vàkhuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp Thành phố còntiếp tục thúc day phát triển, tái co cau nông nghiệp 1 cách bài bản

Thành phố Hà Tĩnh có các khu công nghiệp khai thác Hà Tĩnh có 19 cụm côngnghiệp (CCN) đã hoạt động với 305 dự án đăng ký đầu tư, giá trị sản xuất hăng năm

đạt khoảng 3.500 tỷ đồng Một số dự án mới thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo có quy

mô đi vào hoạt động đã b6 sung giá trị sản xuất công nghiệp khá như: Công ty TNHH

Trần Châu (CCN Bắc Cam Xuyên), Nhà máy Haivina (CCN Nam Hồng), dự án Nhà

máy Sản xuất gỗ MDF/HDF Thanh Thanh Đạt (CCN Vũ Quang) Với sự nỗ lực củaChính quyền và người dân, Thành phố đã được đánh giá là có bộ mặt khang trang, phùhợp với tiêu chuẩn đô thị loại II Thành phố có rất nhiều khu công nghiệp phụ trợ, hậuthép Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là “then chốt” của ngành công nghiệp HàTĩnh, góp phần đưa giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 ước đạt trên 84.000 tỷ đồng,tăng 6,79 lần so với năm 2015 Các khu công nghiệp luôn được mở rộng và phát triểnsản xuất, tạo rất nhiều việc làm cho người dân Từ đó, thu nhập bình quân đầu ngườităng lên.

Thành phó Hà Tĩnh đã sử dụng các nguồn vốn thật khéo léo để xây dựng bộ mặtkhang trang đô thị, từ hệ thống đến đường đến giao thông, thuận lợi đi lại giữ cácvùng Việc giao thương và vận chuyên các sản phẩm công, nông, lâm nghiệp đi cácnơi khác ngày càng dé dàng và giảm bớt các chi phí trung chuyên liên quan

21

Trang 23

Các đô thị khác có thé học tập Thành phé Hà Tĩnh đã xác định ngành kinh tếmũi nhọn chuẩn xác dé phát trién theo đúng hướng và nhận ra thế mạnh sản xuất nên

đã huy động vốn va dau tư, phát trién CSHT đúng mục dich

1.2.8.2 Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;

Tuyên Quang là đô thị miền núi Năm 2009, thị xã Tuyên Quang được côngnhận là đô thị loại III Thang 2 năm 2021, Tuyên Quang trở thành đô thị loại II Điềunày chứng tỏ sau 12 năm phan đấu, thành phố Tuyên Quang đã có những thành tựu nồibật so với toàn khu vực miền núi phía Bắc Thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệuđồng/người/năm, gấp 1,4 lần cả nước Các tiêu chí khác đều vượt chỉ tiêu Thành phốchú trọng ban hành chuyên đề xây dựng với mục đích trở thành đô thị loại II từ năm

2015 và nghiêm túc thực hiện theo, đặc biệt là Đồ án điều chỉnh quy hoạch chungthành phố Tuyên Quang Thành phó xác định ngành kinh tế mũi nhọn là thương mại,dịch vụ nên tập trung phát triển CSHT các khu du lịch, tạo điều kiện cho các tập đoàn,

tổ chức đầu tư và xây dựng Đồng thời, thành phố phát triển du lịch sinh thái, tâm linhvới các lễ hội có mô hình lớn nhất, có sức hút đối với hàng nghìn du khách Tất cả các

xã thực hiện chuyền đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng theo chuỗi giátrị nên các xã đều đã đạt nông thôn mới Về công nghiệp, Thành phố khuyến khích cácngành tiềm năng của địa phương như sản xuất thép, hàng may mặc và chè Các chínhsách của Thành phố đều hướng đến việc dao tạo dạy nghề và sử dụng công nghệ dé cảithiện môi trường làm việc, kinh doanh Thành phố cắt giảm khá nhiều thủ tục hànhchính để thuận lợi hơn cho việc phát triển đô thị như việc đầu tư CSHT sẽ dễ dànghơn.

Là đô thị II, Thành phố Tuyên Quang có những nguồn lực lớn mạnh hơn hai thị

xã kia nhưng để có được bộ mặt đô thị khang trang như bây giờ, người dân và chínhquyền đã cùng nhau thực hiện mục tiêu đề ra và đảm bảo tính nghiêm túc, sự khéo léotrong xây dựng các dự án phát triển đô thị

1.3 Tiểu kết chương I:

Chương I nêu lên những khái luận chung về đô thị và phân loại đô thị cũng như cáctiêu chí đánh giá phân loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQHI3 Phầnmục tiêu của bài luận văn là phân tích các tiêu chí chưa đạt tiêu chuẩn phân loại đô thị

từ đó tìm được những giải pháp cụ thé dé nâng cao, hoàn thiện và bổ sung Thành phố

Hà Giang có tính đặc thù địa hình núi cao, khó khăn trong việc phát triển kinh tế- xãhội Đề đánh giá thực trạng phát triển đô thị của Thành phố Hà Giang, tác giả đã đưa

ra khung đánh giá định lượng và kinh nghiệm, bài học rút ra từ các đô thị loại II mới

được công nhận khác Sau khi đã có những phân tích cụ thê về từng tiêu chí, tác giả sẽđưa ra nguyên nhân và giải pháp cho các nhóm tiêu chí chưa đạt chuẩn

22

Trang 24

CHUONG II: PHAN TÍCH MOT SO TIÊU CHÍ CHƯA ĐẠT CHUAN HƯỚNG

TỚI XÂY DỰNG TIEU CHUAN ĐÔ THỊ LOẠI II CUA THÀNH PHO

Địa hình của Hà Giang khá phức tạp và khó khăn cho viêc sản xuất nôngnghiệp và giao thông Tỉnh có nhiều núi đá cao và sông suối Địa hình có thê chia làm

3 vùng Trong đó, vùng III là vùng núi thấp còn lại Gồm các huyện: Bắc Quang, VịXuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang Thành phố Hà Giang là vùngtrọng điểm kinh tế của Hà Giang

Về giao thông, tỉnh Hà Giang có Quốc lộ 279 Đây là đường quốc lộ nối QuảngNinh, Bắc Giang, Lang Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,Sơn La và Điên Biên Cuối quốc lộ 279 là một phan của đường Xuyên A AHI3, nốiđến của khẩu quốc tế Tây Trang

Tinh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trân và 175 xã.Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang

Thành phó Hà Giang là một thành phó tinh ly của tỉnh Hà Giang, Việt Nam Thànhphố nơi đây là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, tọa lạc ở vị trí trung tâm củatỉnh, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 320 km

Vị trí địa lý thành phố Hà Giang: Phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị

Xuyên, Phía Đông giáp huyện Bắc Mê Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9

năm 2010 trên cơ sở mở rộng và nâng cấp thị xã Hà Giang Hiện nay, thành phố vùngnày rộng 135,45 km? và có gồm 22 sắc tộc khác nhau

2.1.1.2 Đặc điểm dân cư:

Dân số tỉnh Hà Giang là 854.679 người, theo kết quả điều tra 2 năm 1 lần ngày

01 tháng 04 năm 2019 Dân số thành thị chiếm 15,8% dân số của tỉnh, trong đương135.465 người Cùng là các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng dân số tỉnh Hà Giang lạiđông hơn các tỉnh khác Hà Giang có khá nhiều dân tộc thiểu số, đó là các dân tộcMông, Tay, Dao, Việt, Nùng được sắp xếp theo dân số giảm dan Tỉnh có 7 tôn giáo

23

Trang 25

khác nhau được sắp xếp giảm dan là Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, còn lại là Hồigiáo, Cao Đài tỉnh Hà Giang vẫn còn khá nhiều thủ tục lạc hậu.

Dân số thành phé Hà Giang khá ít so với các huyện khác trong tỉnh Theo Niêngiám thống kê thành phó Hà Giang 2020 có 27329 người nam, 28405 người nữ Thànhphố Hà Giang có 15600 hộ gia đình Tỷ số giới tính nam/nữ là 98,10% Theo kết quảtong điều tra dân số 2 năm I lần, vào ngày 01/04/2019, tỷ lệ tăng dân số chung là32,84% Tỷ lệ dân số biết chữ trên 15 tuổi ở thành thi là 93,70%

hưởng việc sản xuất nông nghiệp

Hà Giang tập trung điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển Thànhphố toàn bộ lĩnh vực Từ đó, thành phố sẽ được đảm bảo gắn kết, thống nhất với quyhoạch phát triển đô thị đã được đề ra Sau khi tỉnh công bố các nội dung trọng tâm,Nhà nước và nhân dân cùng tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy hoạch Đồngthời, việc huy động vốn và nguồn lực sẽ được chú trọng để đầu tư vào địa bàn đô thị

Có thé nói, nhờ những nỗ lực, bộ mặt đô thị Hà Giang ngày càng hiện đại và khang

trang, phù hợp quá trình đô thị hóa.

Tình hình phát triển đô thị Hà Giang hiện nay không còn phù hợp với Quy

hoạch chung năm 2008 nên việc thực hiện nghiêm túc Quy hoạch xây dựng năm 2020

là vô cùng cần thiết Vì năm 2008, dự báo tiềm lực của Hà Giang còn hạn chế so vớithực tế hiện nay, điển hình khả năng tiếp nhận và phát triển du lịch trong Quy hoạch

cũ không đủ sức là tiền đề phát triển đô thị của Thành phố Hà Giang

Dựa vào quy hoạch của vùng và các khu kinh tẾ, quy hoạch Hà Giang được chútrọng hơn đề phù hợp với thực tiễn và thúc day phát triển kinh tế- xã hội Với vai trò làtrung tâm kinh tế cấp vùng và nơi đảm bảo an ninh quốc phòng, tỉnh Hà Giang đã cónhững tiến bộ trong việc chuyển mình, đáp ứng tiêu chuẩn phân loại đô thị và tuynhiên vẫn còn nhiều khó khăn Hà Giang đây mạnh phát triển du lịch, dịch vụ thànhngành kinh tế mũi nhọn

Trong Quy hoạch xây dựng chung 2020, đô thị Hà Giang sẽ được phân chia

thành 9 phân khu Đô thị bao gồm 4 khu phát triển đô thị: Trần Phú - Minh Khai;

Nguyễn Trãi; Phong Quang; Ngọc Hà - Quang Trung và 5 khu hạn chế phát triển đô

thị Ngọc Đường; Đạo Đức - Phú Linh; Phương Thiện; Phương Độ và Phong Quang.

Các phân khu đô thị đều được xác định rõ phạm vi, quy hoạch sử dụng đất và phát

24

Trang 26

triển không gian, và được thiết kế phù hợp với dân số và chức năng của từng khu vực.Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội tinh Quy hoạch cũng nêu rõ về Cơ caukinh tế: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng chiếm29% và dịch vụ chiếm 38% Giải quyết việc làm cho khoảng 15.000-16.000 laođộng/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% năm 2020 Tỷ lệ tăng trưởng dân số tựnhiên khoảng 1,4% vào năm 2020; giảm hộ nghèo xuống khoảng dưới 5% năm 2020,

trung bình mỗi năm giảm từ 3-5%

Hà Giang đã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới sau 10 năm, được công nhậnvào năm 2019 và đạt kết quả khá khả quan An ninh lương thực được đảm bảo và nôngnghiệp ngày càng tăng năng suất

Về tình hình phát triển CSHT:

Hà Giang được đánh giá là 1 đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh và có tiềm lựcphát triển du lịch- thương mại Kết cấu cơ sở hạ tầng của Hà Giang tuy được kết nốiđồng bô nhưng còn yếu kém Thành phố đã có những chính sách, cơ chế thu hút đầu

tư, phát triển sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn tồn tại những bat cập Cơ sở hạ tang kỹthuật như giao thông, nhà ở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị Tình

trạng thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt vẫn là vấn đề đang tồn đọng tại nơi đây Chất

lượng nguồn nước còn chưa hợp vệ sinh Trang thiết bị y tế còn thiếu thốn và lạc hậu,không đủ nguồn lực phục vụ người dân Các trường học còn khá thiếu phòng học,thiếu công trình vệ sinh và nhà bếp phục vụ học sinh bán trú và nội trú Nhà ở chưa đạt

diện tích tối thiểu, một số vẫn còn tạm bo, bán kiên cố hoặc nhà cấp 4 đã xuống cấp.

Các phường, xã đã kiên cố quá các con đường bang viêc nâng cấp, trải thảm bê tông

Và số tiền đầu tư được đóng góp bởi người dân của tuyến phố Các hộ dân được sửdụng điện 6n định

Tinh Hà Giang có 522km đường quốc lộ; hơn 310km đường tỉnh lộ; đường đô

thị khoảng 220km Địa hình đôi núi hiểm trở, sạt lở thường xuyên diễn ra, khối lượng

xe cộ lưu thông đường bộ ngày càng gia tăng Một số tuyến đường đã xuống cấp vàgây cản trở tới việc giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng và trong địa bàn tỉnh

Tuy nhiên thành phố vẫn tạo điều kiện để cho dân cư 2 bên biên giới đi lại và hoạt

động tiểu ngạch

Quỹ đất xây dựng thuận lợi không nhiều, gây khó khăn cho việc phát triển đôthị tâp trung Hình thái đô thị dễ bị phân tán Lượng khách du lịch khá nhiều tuy nhiênthời gian lưu trú khá ngắn do cảnh quan và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá hạn ché,

chưa đủ sức thu hút.

25

Trang 27

Kinh phí cho các Chương trình, Đề án của Chính phủ phê duyệt chưa đủ vàđảm bảo yêu cầu thực hiện Chính sách và thủ tục huy động vốn và thực hiện dự áncòn nhiều rườm rà và chậm trễ.

Thành phố Hà Giang báo cáo tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm

Dự án tuyến đường lên trận địa và đài quan sát phòng không tại núi Mỏ Neo đã đượckhởi công nhưng chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng thu hồi đất Các dự án: Khuliên hợp thê thao và văn hóa tỉnh (giai đoạn I); dự án cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh;

dự án cải tạo Nhà tang lễ, thành phố Hà Giang; dự án xây dựng Trụ sở phườngNguyễn Trãi (thành phố Hà Giang); dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2, đoạn từ Km285+995 đến Cầu Mè mới và xây dựng cầu mới nối Quốc lộ 2 (tại Km 286+450) vớiđường vành đai phía Nam thành phố (tại Km 2+315,31) thuộc Dự án “Chương trìnhphát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)”; du án mở rộng Quảng trường 26/3 đang tiến hành các thủ tục chuẩn bị dau tư, chờ thầm định, phê duyệt

Về tình hình phát triển kinh tế:

Kinh tế của tinh/ thành phố Ha Giang phát triển chưa bền vững Thành phố HàGiang tập trung phát triển ngành dịch vụ- thương mại, công nghiệp hơn ngành nôngnghiệp Tuy nhiên quy mô kinh doanh còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế Các

hộ dân cũng đã góp phần xây dựng hợp tác xã, các mô hình kinh doanh hiện đại nhưngkhông nhiều Việc thu hút và huy động các nguồn vốn còn hạn chế Trình độ lao động,chất lượng lao động còn hạn chế Điều này dẫn đến đời sống của 1 bộ phận người dâncòn khó khăn và thu nhâp còn thấp

Hà Giang có khí hậu ôn đới nên thuân lợi cho phát triển các loại cây trồng, vậtnuôi có giá tri cao như các cây ăn quả ôn đới, dược liệu, cá nước lanh và du lịch.

Thành phó Hà Giang là đô thi với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, vănhóa, KHKT, dịch vụ Đó cũng là đầu mối giao thông trong tỉnh và có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc thúc day sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thành phố HàGiang luôn là ngọn cờ tiên phong trong phát triển của tỉnh, luôn phấn đấu là một bộmặt khang trang Đời sống nhân dân của thành phố cao hơn các vùng khác của tỉnh,thay đôi rõ rệt Thu nhâp bình quân đầu người năm năm 2010 là 15 đã tăng lên hơn 52triệu đồng/người/năm vào năm 2019 Sự thay đổi không chỉ thé hiện rõ ràng ở đô thi

mà còn ở các vùng khác của tỉnh Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,24% và đặc biệt khôngcòn | hộ dân nào sinh sống ở những vùng thiếu an toàn

Các hình thức tô chức sản xuất nông thôn tiếp tục đổi mới, kinh tế nông nghiệpphát triển theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, ngành nghề, đã góp phần tạo việc làmtăng thu nhập cho dân cư nông thôn.Các hộ dân có những hình thức kinh doanh mới như kinh doanh dịch vụ du lịch Homestay.

26

Trang 28

Hà Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn Bao gồmhơn 200 điểm mỏ và 30 loại khoáng sản quý Tỉnh còn có bước đột phá trong việc pháttriển thủy điện.

Tình hình phát triển xã hội:

Nhân dân có | sự gắn kết chat chẽ và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo cấp

ủy, chính quyền Thành phố Hà Giang Người dân đoàn kết, tập trung phát huy tiềmnăng, lợi thế, huy động nguồn lực và tư duy đổi mới

Các lễ hội, festival với những bản sắc của riêng Hà Giang được tổ chức nhằmquảng bá, thu hút khách du lịch Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam ít nơi cóđược như Suối Tiên, thác nước Quảng Ngân, công trời đaqực biệt là cao nguyên đáĐồng Văn và ruộng bậc thang Hà Giang cũng khai thác du lịch sang tỉnh Vân Nam,Trung Quốc, mở ra quan hệ thương mại 2 chiều

Hà Giang có những chính sách hỗ trợ người dân về giáo dục, kế hoạch hóa giađình và bình đăng giới Thành phố hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí, tiền ăn ở

để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bố mẹ các em, đặc biệt cho các dân tộc thiểu số

và các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tuy nhiên vẫn còn 1 bộ phận các học sinh

bỏ học dé giúp cha mẹ lao động, kiếm tiền Thành phó tuyên truyền van đề kế hoạchhóa gia đình, đặc biệt là chống nạn tảo hôn và bình đăng giới, xỏa bỏ các thủ tục lạchậu Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em được đây lùi tuy vẫn còn nhiều trường hợp

2.1.2 Tiêu chí phân loại đô thị:

Thành phố Hà Giang đang hướng tới xây dựng đô thị đạt tiêu chuẩn đô thị loại

II nên các tiêu chí hiện nay đã đạt với tiêu chuẩn đô thị đặc thù loại III Thành phốđang cố gắng phát triển, hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí để đạt được mục tiêu cụthé vào 3 giai đoạn: năm 2025, năm 2030 và năm 2035

2.2 Phân tích một số tiêu chí chưa đạt chuẩn nhằm hướng tới xây dựng tiêu chuẩnphân loại đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang:

2.2.1 Giới thiệu chung 1 số tiêu chí chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo tiêu chuẩn phânloại đô thị loại II của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang:

Do đô thị Hà Giang là đô thị có tính chất đặc thù, vừa là đô thị miền núi, vừa cóđường biên giới quốc gia nên các tiêu chí có quy định rõ ràng hơn dé đáp ứng tiêuchuẩn phân loại đô thị Tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiêu đạt50% mức quy định, các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của đô thị tươngứng Đối với 4 tiêu chí của nội dung bài phân tích, tác giả tóm tắt lại khung đánh giánhư sau:

27

Trang 29

Bảng 6 : Tổng hợp 1 số tiêu chí đánh giá phân loại đô thị loại II của Thành

phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Tiêu chuân đánh giá

D D6 thi | Dé thi | Dd thi | Đô thi

1 Thu nhap binh quan > 1,75 21,225) >14 | 50,98 3,0

đầu người năm so với | lần

cả nước 14 098 | 105 | 0,735 | 22Dân số và mật độ dân số

tính trên diện tích đât 2

5 ^ = ke km

xây dựng đô thị (đôi 8.000 6.000 | 4200 | 3,5với thành phô loại

đặc biệt, I, II, II)

Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp

Tỷ lệ lao động phi >70 >49 >70 >49 1,5

6_ | nông nghiệp toàn đô %

thị 65 45) 60 | 42 | 10Trình độ phát triển CSHT

Trang 30

12 A % : pháp phòng chông, hiện | hiện

giảm ngập úng 14 | Có giải | Có giải20

; ° 0,75

pháp | phápNguồn: Nghị quyết 1210/2016/UBTVQHI3 và Nghị định Số: 42/2009/NĐ-CP

2.2.2 Tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người năm trên địa bàn Thành phố Hà

Giang :

2.2.2.1 Diễn giải tiêu chí thu nhập bình quân đâu người năm:

Thu nhập bình quân toàn đô thị so với cả nước phản ảnh trình độ phát triển kinhtế-xã hội toàn đô thị đó so với quốc gia đó

Số liệu về thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hà Giang, tỉnh HàGiang va cả nước được nêu rõ trong Nghị quyết số 39/NQ-HDND, Báo cáo chính tricủa Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVI, trong năm 2016 và năm 2020,Tác giả tổng hợp và tóm tắt tại bảng 7 dưới đây

Bảng 7 : Tổng hợp thu nhập bình quân của thành phó, tỉnh Hà Giang và Việt

Nam trong năm 2016 và 2020

Dvi: trđ/ngườinăm

Thu nhập bình oa `

ax ” Thu nhập bình quân an `

quân đâu người R ¬ ` Thu nhập bình quân

` Loe dau người tỉnh Ha R Nhi.

thành phô Hà ; đâu người Việt Nam

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w