Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 136 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
136
Dung lượng
3,16 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN VĂN HẢI
ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN VĂN HẢI
ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG DUY HÕA
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Văn Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, Tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Tiễn sỹ Trƣơng Duy Hòa, ngƣời hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
qua trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn;
- Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại
học Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình truyền đạt những kiến thức mới,
những kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và kinh nghiệm sống.
- UBND tỉnh Hà Giang, Lãnh đạo và chuyên viên Sở Lao động-TBXH,
Cục Thông kê, Trƣờng Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.
- UBND thành phố Hà Giang, phòng Lao động -TB&XH, phòng Thống
kê, các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm, UBND các xã,
phƣờng, các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan ở thành phố Hà Giang.
Tôi trân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn./.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Văn Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ........................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 4
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM .............................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản đào tạo nghề ................................................... 6
1.1.2. Việc làm và giải quyết việc làm .............................................................. 9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ........ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới .......................................... 21
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc ................................. 25
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 30
2.1. Cách tiếp cận và câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu có liên quan đế đề tài ...... 30
2.1.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 30
2.1.2. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết........................................................... 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
iv
2.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ............................ 31
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................... 31
2.2.3. Phƣơng pháp và xử lý thông tin ............................................................ 32
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 33
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 33
2.4. Dự báo nhu cầu lao Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang đến năm 2020 ................... 34
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN
VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG GIAI
ĐOẠN 2009 - 2013 ......................................................................................... 35
3.1. Tổng quan về thành phố Hà Giang, tỉnh Hà giang .................................. 35
3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên............................................................. 35
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 37
3.1.3. Dân số và cơ cấu dân số ........................................................................ 39
3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến
công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở thành phố Hà Giang ........ 40
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 40
3.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 41
3.3. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn
thành phố Hà Giang ........................................................................................ 41
3.3.1. Thực trạng đào tạo nghề........................................................................ 41
3.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.................................. 56
3.3.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc về ĐTN gắn với GQVL .................. 61
3.3.4. Nhận thức của xã hội về học nghề gắn với việc làm ............................ 66
3.3.5. Đào tạo nghề gắn với chủ thể sử dụng lao động (doanh nghiệp, các
cơ sở kinh doanh, dịch vụ) .............................................................................. 68
3.3.6. Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát ......................................... 72
3.3.7. Tổng hợp và sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT để tìm ra các
giải pháp chủ yếu phát triển ĐTN gắn với GQVL ở thành phố Hà Giang ......... 78
v
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014- 2020 ................................ 79
4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển tới 2020 ....................................... 79
4.1.1. Dự báo nhu cấu sử dụng lao động qua đào tạo ..................................... 79
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng của địa phƣơng ...................... 80
4.2. Một số giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm .................... 83
4.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của ngƣời lao động, doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, các ngành về đào tạo nghề gắn với giải quyết
việc làm ........................................................................................................... 83
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và xã hội hóa trong đào tạo nghề ........ 85
4.2.3. Có chiến lƣợc và tƣ duy đúng đắn về đào tạo nghề và phát triển
nguồn nhân lực ................................................................................................ 89
4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát khu công nghiệp tập trung và các
nghề thủ công mỹ nghệ ................................................................................... 91
4.2.5. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa CSDN với doanh nghiệp, dạy nghề
gắn với thị trƣờng lao động ............................................................................. 92
4.2.6. Một số giải pháp khác ........................................................................... 95
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 97
4.3.1. Một số kiến nghị hàm ý về chính sách đối với cơ quan quản lý nhà
nƣớc ở cấp Trung ƣơng và Tỉnh về lĩnh vực ĐTN và GQVL ........................ 97
4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý thành phố Hà Giang và
chính quyền cơ sở.......................................................................................... 101
4.3.3. Đối với các CSDN............................................................................... 101
4.3.4. Đối với các doanh nghiệp ................................................................... 103
4.3.5. Đối với ngƣời học ............................................................................... 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
ASEAN
CBQLDN
CĐN
CTMTQG
CMKT
CSDN
CSVC
CNH
ĐTN
GVDN
GQVL
HĐND
HTX
KHCN
LĐTBXH
LĐNT
LLLĐ
NNL
SCN
TTLĐ
TCN
TTATGT
TTDN
THCS
THPT
WTO
UBND
XHH
Ngân hàng phát triển Châu Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cán bộ quản lý dạy nghề
Cao đẳng nghề
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
Chuyên môn kỹ thuật
Cơ sở dạy nghề
Cơ sở vật chất
Công nghiệp hóa
Đào tạo nghề
Giáo viên dạy nghề
Giải quyết việc làm
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Khoa học công nghệ
Lao động thƣơng binh xã hội
Lao động nông thôn
Lực lƣợng lao động
Nguồn nhân lực
Sơ cấp nghề
Thị trƣờng lao động
Trung cấp nghề
Trật tự an toàn giao thông
Trung tâm dạy nghề
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổ chức thƣơng mai thế giới
Ủy ban nhân dân
Xã hội hóa
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1:
kinh tế củ
...... 38
Bảng 3.2: Dân số và giới tính qua các năm 2009-2013 .................................. 39
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi qua các năm 2009-2013 ................. 40
Bảng 3.4: Số lƣợng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Giang..... 42
Bảng 3.5: Năng lực đào tạo nghề của các CSDN ........................................... 43
Bảng 3.6: Các nghề có nhu cầu đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Giang..... 44
Bảng 3.7. Các ngành nghề đƣợc cấp phép đào tạo từ năm 2009-2013........... 46
Bảng 3.8: Cán bộ, viên chức tại các CSDN trên địa bàn Tp Hà Giang .......... 49
Bảng 3.9: Số vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất từ 2009-2013 ............. 51
Bảng 3.10: Kinh phí dầu tƣ cho ĐTN qua các năm 2009 - 2013 ................... 52
Bảng 3.11: Kết quả đào tạo nghề cho lao động thành phố Hà Giang giai
đoạn 2009-2013 ............................................................................ 54
Bảng 3.12: Lao động trong các khu vực của Tp Hà Giang giai đoạn 2009
- 2013 ............................................................................................ 56
Bảng 3.13: Trình độ văn hóa, chuyên môn của lực lƣợng lao động ở
thành phố Hà Giang ...................................................................... 58
Bảng 3.14: Số lao động làm việc các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 20092013............................................................................................... 59
Bảng 3.15: Số lao động đƣợc tạo việc làm mới qua các năm 2009-2013 ...... 59
Bảng 4.1: Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo trong các ngành kinh tế .... 80
Bảng 4.2: Số lƣợng lao động và các ngành nghề đào tạo ............................... 82
Bảng 4.3: Nhu cầu vốn đầu tƣ cho các CSDN trên địa bàn Tp Hà Giang ...... 87
Bảng 4.4: Liên kết hoạt động ĐTN gắn với GQVL giữa CSDN và doanh
nghiệp ............................................................................................ 94
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến ĐTN gắn với GQVL. ........................ 16
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến ĐTN gắn với GQCL ........... 20
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến ĐTN gắn với GQVL .......... 21
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế
, nền kinh tế chuyển dần từ lao động chân tay sang lao động
trí óc, các sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ cao thƣờng có giá trị lớn, tiêu hao tài
nguyên thiên nhiên ít, sự ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hạn chế. Chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta đến năm 2020 đƣợc Đại hội Đảng lần thứ
XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá, để thực hiện đƣợc
mục tiêu đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại
vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó có
nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm sau đào tạo.
Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với
thế giới. Trong bối cảnh đó, nƣớc ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời
đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam đã đạt đƣợc những
tiến bộ rất ấn tƣợng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết
việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam cũng
phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ đã
giảm đi đáng kể. Lao động đã qua đào tạo còn thấp, trình độ tay nghề và kỹ
năng làm việc nhóm còn hạn chế, sản phẩm có hàm lƣợng chất xám chiếm tỷ
trọng rất nhỏ....
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chƣơng trình hành động của
Chính phủ là: “Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo và việc
làm. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo người trong độ tuổi
lao động đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở
nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ
, cơ sở công
ộ phận
nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ
2
năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào
tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”.
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa XI), Ban chấp hành
Trung ƣơng đã đặt ra yêu cầu đổi mới: “Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập
trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ,
đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp
ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật, công nghệ của thị trường lao động trong nước
và quốc tế”. Chiến lƣợc và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011-2020, Chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 trong đó yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội
nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm,
đào tạ
.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc, công tác dạy nghề có
đóng góp không nhỏ, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản đội ngũ lao động đƣợc qua đào tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh
tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đã tăng từ 20% năm 2006 lên
30% vào năm 2011, mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nƣớc
lên 55% vào năm 2020.
Hà Giang là địa phƣơng có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, do còn
hạn chế về trình độ, năng lực nên nguồn lao động ở đây chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu của quá trình phát triển. Năm 2009 tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các
ban ngành liên quan triển khai Đề án Đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2010 2020. Mục tiêu của Đề án là tuyển sinh dạy nghề ngắn hạn, dài hạn cho
28.760 lao động, trong đó đào tạo nghề bằng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc là
17.430 ngƣời, nguồn kinh phí lao động tự đóng góp là 11.330 ngƣời.
3
Những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua của công tác đào tạo nghề
gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
có sự đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, góp
phần ổn định trật tự
ội và giải quyết công ăn, việc làm cho ngƣời
lao độ
.... Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt đƣợc thì công tác ĐTN gắn với GQVL vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế yếu kém và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội nhƣ: chất
lƣợng đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao; chƣa chuyển mạnh đào tạo theo nhu cầu của
xã hội, chƣa giải quyết tốt giữa việc tăng số lƣợng đào tạo với nhu cầu các
nghề mà xã hội cần. Công đào tạo nghề chƣa gắn kết đƣợc với các doanh
nghiệp, chƣơng trình đào tạo còn nặng tính lý thuyết, việc thực hành tại các
nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp còn ít; chậm đổi mới nội dung, hình thức
đào tạo, đào tạo những nghề mà xã hội không có nhu cầu, những nghề mà xã
hội đang cần thì lại đào tạo chƣa đủ hoặc chƣa đạt yêu cầu, v.v…
Xuất phát từ tình trạng trên đây, đòi hỏi cấp ủy và chính quyền thành
phố Hà Giang phải có những mục tiêu, phƣơng hƣớng cụ thể trong công tác
đào tạo nguồn nhân lực; theo đó, việc đào tạo phải gắn với thị trƣờng lao
động, mở rộng ngành nghề nhƣng phải nâng cao chất lƣợng đào tạo và đặc
biệt là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Xuất phát từ những thực tế
đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm trên địa bàn thành phố
làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao
chấ
ạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên đại bàn thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang.
4
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các khía cạnh lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn
với giải quyết việc làm;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang trong thời gian qua;
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các bên có liên
quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với giải quyết
việc làm trên đại bàn thành phố Hà Giang trong giai đoạn hƣớng tới 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và các
vấn đề có liên quan.
- Phạm vi về không gian: thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2009 đến 2013
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về
đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Phân tích, đánh giá đầy đủ về thực
trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
cho ngƣời lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm từ năm 2009 đến nay, luận văn chỉ ra đƣợc
những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của địa
phƣơng gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang.
5
Luận văn phân tích và rút ra những thành tựu, đồng thời phát hiện
những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm ở thành phố Hà Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà
Giang trong điều kiện mới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên
địa bàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2009-2013.
Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề gắn với
giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang,
.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản đào tạo nghề
1.1.1.1. Khái niệm về nghề và dạy nghề
Khái niệm về nghề: Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để
làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những
nhu cầu của xã hội.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trƣờng Đại học kinh tế quốc dân
thì khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân
công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kĩ năng mà một
ngƣời lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một
lĩnh vực lao động nhất định.
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
Nghề nghiệp cũng giống nhƣ một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu
vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công
nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành
cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần
cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân
tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du
lịch tiếp nối ra đời…
Ở Việt Nam, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung sang cơ chế thị trƣờng, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong
cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trƣờng, nhất là trong nền
kinh tế tri thức tƣơng lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của
thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về
7
mọi mặt của ngƣời lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này nhƣ thế nào
là do “hàm lƣợng chất xám” và “chất lƣợng sức lao động” quyết định. Khái
niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị
trƣờng. Con ngƣời phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm
vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao
động sản xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời bằng năng lực thể chất và tinh thần của
mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao
động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với
tƣ cách là những phƣơng tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Theo Luật dạy nghề thì khái niệm đào tạo nghề đƣợc hiểu : “Dạy nghề
là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kĩ năng và
thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học
hành được một nghề trong xã hội”
Nhƣ vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến
thức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể
hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao ngƣời lao động ngay
trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn
nhân lực”, coi công nhân nhƣ cái máy sản xuất. Nó cũng thể hiện sự đầy đủ
hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động - một yêu cầu vô cùng quan trọng
trong hoạt động sản xuất với công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay
1.1.1.2. Các đặc điểm về dạy nghề và phân loại đào tạo nghề
a) Các đặc điểm về dạy nghề
Dạy nghề là hoạt động đào tạo đặc thù, khác với các loại hình dạy học
và đào tạo hàn lâm khác ở những đặc điểm chủ yếu sau :
- Dạy nghề gắn chặt với với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc làm,
đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo
để ngƣời học trở thành ngƣời lao động trong các doanh nghiệp.
8
- Là hoạt động đào tạo nghề nghiệp mang tính thực hành kỹ thuật cao,
thời gian học thực hành chiếm khoảng 70% thời gian học tập, có những nghề
chiếm tới 90- 95%.
- Đối tƣợng học nghề là những ngƣời đã trƣởng thành, thậm chí đã
lớn tuổi.
- Hình thức dạy nghề rất phong phú và đa dạng, bao gồm: Dạy nghề dài
hạn; Dạy nghề ngắn hạn: Dạy nghề theo modul; Dạy nghề kèm cặp; Dạy nghề
lƣu động; Dạy nghề tại nơi làm việc hoặc dạy một công đoạn trong dây truyền
sản xuất, một phần công việc cụ thể…
b) Phân loại đào tạo nghề
Có rất nhiều cách phân loại đào tạo nghề khác nhau, tùy theo mỗi tiêu
thức ngƣời ta có thể phân loại ĐTN theo các loại hình đào tạo khác nhau:
- Căn cứ vào nghề đào tạo và ngƣời học: gồm đào tạo mới, đào tạo lại
và đào tạo nâng cao:
Đào tạo mới là: là loại hình ĐTN áp dụng cho những ngƣời chƣa có
nghề (đào tạo mới là để đáp ứng yêu cầu tăng thêm lao động có nghề)
Đào tạo lại: là quá trình ĐTN áp dụng với những ngƣời đã có nghề,
nhƣng vì một lý do nào đó, nghề của họ không còn phù hợp nữa.
Đào tạo nâng cao: là quá trình bồi dƣỡng nâng cao kiến thức và kinh
nghiệm làm việc để ngƣời lao động có thể đảm nhận đƣợc những công việc
phức tạp hơn.
- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề: gồm đào tạo ngắn hạn, đào tạo
dài hạn;
Đào tạo ngắn hạn là loại hình ĐTN có thời hạn dƣới một năm, chủ yếu
áp dụng đối với phổ cập nghề hoặc những nghề đơn giản;
Đào tạo dài hạn: là loại hình ĐTN có thời hạn đào tạo từ một năm trở
lên. ĐTN dài hạn thƣờng có chất lƣợng cao hơn đào tạo ngắn hạn.
9
1.1.1.3. Nội dung về đào tạo nghề
- Mục tiêu đào tạo nghề: Việc xác định mục tiêu đào tạo nghề là hết sức
quan trọng, vì bất cứ một công việc, một ngành nghề nào đều có những yêu cầu
nhất định về kiến thức, kỹ năng và khả năng hoàn thành của ngƣời lao động.
- Xác định nhu cầu đào tạo: là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo. Xác
định nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng của từng nghề, cấp bậc chuyên môn
cần đào tạo.
- Xác định chƣơng trình đào tạo nghề: là xác định trình độ cần đào tạo
cho ngƣời lao động, ngành nghề đào tạo, khối lƣợng kiến thức thực hành cần
cung cấp cho ngƣời học phù hợp với điều kiện công việc thực tiễn.
- Phƣơng pháp đào tạ
.
- Đánh giá kết quả đào tạ
.
Dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ đào tạo ngƣời lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân
cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc
làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế
sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội.
1.1.2. Việc làm và giải quyết việc làm
1.1.2.1. Khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm
a) Khái niệm về việc làm
Khái niệm việc làm đã đƣợc quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động nhƣ
sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm
đều đƣợc thừa nhận là việc làm".
10
Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, ta phải liên hệ đến
phạm trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu đƣợc của con ngƣời, nó
là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con ngƣời. Bản thân cá nhân
mỗi con ngƣời trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định.
Mỗi vị trí mà ngƣời lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tƣ
cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất đƣợc gọi
là chỗ làm hay việc làm.
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Ngƣời lao động đƣợc
coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất
của xã hội. Nhờ có việc làm mà ngƣời lao động mới thực hiện đƣợc quá trình
lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Một hoạt động đƣợc coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là
những công việc mà ngƣời lao động nhận đƣợc tiền công, đó là những công
việc mà ngƣời lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó
phải đƣợc pháp luật thừa nhận.
Trên thực tế, việc làm đƣợc thừa nhận dƣới 3 hình thức:
- Làm công việc để nhận đƣợc tiền lƣơng, tiền công hoặc hiện vật cho
công việc đó.
- Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử
dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất để tiến hành
công việc đó.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù
lao dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao
gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc
một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
11
b) Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trƣờng bảo đảm
cho mọi ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu
tìm việc làm với mức tiền công thịnh hành trên thị trƣờng đều có cơ hội làm
việc. Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nƣớc.
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động vừa là mục tiêu, vừa là động
lực phát triển. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề việc làm
cho ngƣời lao động. Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định việc giải quyết việc
làm cho ngƣời lao động "Giải quyết việc làm và đảm bảo cho mọi ngƣời có
khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nƣớc,
các doanh nghiệp và toàn xã hội". Nhà nƣớc hàng năm đang nỗ lực tạo những
điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn, giảm thuế và áp
dụng các biện pháp khuyến khích để ngƣời lao động có khả năng tự giải quyết
việc làm, để các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tạo việc làm cho ngày càng
nhiều ngƣời lao động có việc làm.
1.1.2.2. Vai trò của việc làm
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể
thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã
hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi
sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hƣởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời
sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ
tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những ngƣời không có việc làm
thƣờng tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cƣ khó khăn về
điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm ngƣời nhất định (lao
động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc
12
làm trong dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình
độ kĩ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng,
là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo
nên tăng trƣởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo
tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài
hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu
hƣớng phát triển bền vững, ngƣợc lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm
năng của ngƣời lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên
xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động
tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó đƣợc duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh
trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con ngƣời đƣợc
dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngƣợc lại khi nền kinh tế không đảm
bảo đáp ứng về việc làm cho ngƣời lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực
trong đời sống xã hội và ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhân cách con ngƣời.
Con ngƣời có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm
bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trƣờng hợp
khi không có việc làm sẽ ảnh hƣởng đến lòng tự tin của con ngƣời, sự xa lánh
cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có việc
làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh
ra các mâu thuẫn và nó ảnh hƣởng đến tình hình chính trị.
Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan
trọng. Vì vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà
nƣớc phải có những chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể đáp ứng đƣợc nhu cầu này.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề với giải việc làm
Đào tạo nghề là tạo ra năng lực thực hiện cho ngƣời học. Đào tạo để
làm việc, ngƣời lao động có đƣợc năng lực thực hiện, cần có chỗ để thể hiện
13
năng lực đó. Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu chất lƣợng
của lực lƣợng lao động, tạo cho ngƣời lao động có kỹ năng thực hành, thành
thạo các động tác kỹ thuật về một nghề nào đó. Đó là quá trình cho phép con
ngƣời tiếp thu các kiến thức, các kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hay
hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân. Việc làm tạo
ra nhu cầu đào tạo, ngƣời lao động muốn có việc làm, thu nhập tốt, làm đƣợc
việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra cho đào tạo. Đào tạo là mô
phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó có thể nói việc làm quy định
nội dung đào tạo.
Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động và giải
quyết việc làm phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động trên thị trƣờng lao đông.
Đào tạo ai, đào tạo ghề gì, cần đào tạo ở cấp trình độ nào… phải do cầu lao
động trên thực tế quyết định.
Ngày nay ngƣời lao động chƣa qua đào tạo (lao động phổ thông) cơ hội
tìm đƣợc việc làm trong các doanh nghiệp, tổ chức là rất thấp. Do các yêu cầu
của trình độ kỹ thuật, tay nghề của ngƣời lao động, đòi hỏi sự hiểu biết về
máy móc, vật tƣ, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm cho xã hôi, sức cạnh tranh sản
phẩm trên thị trƣờng, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp… Hoạt động
đào tạo có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ đối
với các doanh nghiệp, tổ chức và ngƣời lao động nói riêng:
Đối với doanh nghiệp: Đào tạo nghề đƣợc xem là một yếu tố cơ bản
nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức. Chất lƣợng nguồn nhân
lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Nó
giúp doanh nghiệp giải quyết đƣợc các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ
cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp thích ứng kịp
thời với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
thành công sẽ mang lại những lợi ích sau: Cải tiến về năng suất, chất lƣợng và
hiệu quả công việc. Giảm bớt đƣợc sự giám sát, vì khi ngƣời lao động đƣợc
14
đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ
có thể tự giám sát đƣợc. Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động. Đạt
đƣợc yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Giảm bớt đƣợc tai
nạn lao động. Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo
giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những ngƣời
chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế.
Đối với người lao động: Công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn
nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho
ngƣời lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các
thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo và phát triển mà ngƣời lao
động tránh đƣợc sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội. Và
nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho ngƣời lao động.
Đối với nền kinh tế xã hội: Giáo dục, đào tạo nghề và phát triển năng
lực của ngƣời lao động có ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế
xã hội của một quốc gia. Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công
của các nƣớc phát triển mạnh trên thế giới nhƣ Anh, Pháp, Nhật…Sự phát
triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.2.4. Nội dung của đào tạo nghề gắn với việc làm
Nội dung của việc kết nối giữa đào tạo và việc làm có thể khái quát
dƣới một số hoạt động chủ yếu sau:
ngành nghề, trình độ đào tạo, về số lƣợng và chất lƣợng (những yêu cầu về
chuẩn kỹ năng hành nghề cần có …);
-
);
15
- Phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình, chuẩn kiến thức
kỹ năng các trình độ đào tạo; Phối hợp tuyển sinh đào tạo; Phối hợp đánh giá
kết quả học tập của ngƣời học trong các kỳ thi hoặc đánh giá kỹ năng nghề…;.
liên kết trong đào tạo và sử dụng sản phẩm sau đào tạo
;
- Hƣớng nghiệp và tƣ vấn, tuyển chọn và giới thiệu việc làm cho ngƣời
học nghề.
pháp luật.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Đào tạo để làm việc, ngƣời lao động có đƣợc năng lực thực hiện, cần có
chỗ để thể hiện năng lực đó. Đào tạo và giải quyết việc làm tạo ra nhu cầu cho
ngƣời lao động muốn có việc làm, doanh nghiệp có lực lƣợc lao động có chất
lƣợng. Do đó đào tạo gắn với giải quyết việc làm chịu sự tác động của các
nhân tố bên trong (chủ quan) và yếu tố bên ngoài (khách quan). Có thể phân
các yếu tố thành nhóm để xem xét nhƣ sau:
16
Sơ đồ 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTN gắn với GQVL.
Các nhân tố bên trong (chủ quan)
Các yếu tố bên ngoài (khách quan)
Ngƣời
học
nghề
Tỷ lệ
đào tạo
nghề có
việc làm
Đội ngũ
cán bộ
quản lý
và giáo
viên
Cơ sở
vật chất,
tài
chính
Chƣơng
trình,
giáo
trình
Mục
tiêu đào
tạo
Thể chế
chính trị,
kinh tếxã hội
ĐÀO TẠO
NGHỀ
GẮN VỚI
GIẢI
QUYẾT
VIỆC LÀM
Tiến bộ
khoa học
công nghệ
Quy mô
và cơ cấu
dân số,
lao động
Tâm lý xã
hội đối
với ĐTN
1.1.3.1. Các yếu tố bên trong
ĐTN gắn với GQVL ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố bên trong của
quá trình đào tạo bao gồm: ngƣời học, cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giáo
viên, chƣơng trình, giáo trình, hệ thống cơ sở dạy nghề, mục tiêu đào tạo,
17
kiểm tra đánh giá,.. những yếu tố này đảm bảo chất lƣợng của công tác ĐTN
gắn với GQVL. Có thể xem sét một số yếu tố chính sau:
a) Người học nghề
Học viên học nghề là nhân tố rất quan trọng, có tính chất quyết định
đến công tác ĐTN gắn với GQVL, nó ảnh hƣởng toàn diện đến công tác ĐTN
gắn với GQVL. Trình độ văn hóa đầu vào, độ tuổi, sự hiểu biết, cá tính, tâm
lý, quỹ thời gian, khả năng tài chính… của ngƣời học đều ảnh hƣởng đến quy
môn và chất lƣợng ĐTN gắn với GQVL. Học viên có sức khỏe, trình độ văn
hóa tốt thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học đƣợc lĩnh hội
nhiều hơn, khi đó chất lƣợng tay nghề của ngƣời học đƣợc đáp ứng tốt hơn,
kỹ năng nghề đƣợc thành thạo, khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh
nghiệp đƣợc tốt hơn.
b) Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Giáo viên là ngƣời có vai trò truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm cho ngƣời học trên cơ sở các trang thiết bị dạy học hiện có. Do đó,
năng lực của giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến khả năng thao tác,
thành nghề của ngƣời học và tác động trực tiếp đến công tác ĐTN gắn với
GQVL.
ĐTN có sự khác biệt rất lớn với các cấp học trong nền giáo dục quốc
dân, ngành nghề đào tạo đa dạng, trình độ văn hóa và độ tuổi của học viên rất
khác nhau. Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng đa dạng
với nhiều trình độ khác nhau. Do đó, giáo viên dạy nghề phải đủ về số lƣợng
và chất lƣợng, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho ngƣời học.
Vai trò của cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề cũng ảnh hƣởng
lớn đến công tác ĐTN gắn với GQVL. Thể hiện trình độ, năng lực quản lý
của các CSDN, sự nhạy bén của đội ngũ này giúp cho công tác ĐTN gắn với
GQVL đƣợc đảy nhanh hay chậm, chất lƣợng cao hay thấp, mối quan hệ với
các doanh nghiệp trong tạo việc làm, thực hành nghề, tìm kiếm cơ hội hợp
18
tác, liên kết đào tạo, quan hệ với cấp thẩm quyền để có cơ hội đầu tƣ cơ sở vật
chất và thiết bị…
Các mục tiêu của giáo dục đào tạo sẽ không thực hiện đƣợc nếu
không có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ mạnh. Chất lƣợng của đội
ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lƣợng sản phẩm giáo dục đào tạo,
mặc dù lấy ngƣời học làm trung tâm của đào tạo. Mọi sự bất cập về số
lƣợng, chất lƣợng, trách nhiệm của ngƣời thầy so với yêu cầu đào tạo đều
có ảnh hƣởng đến kết quả đào tạo. Đối với sinh viên, tấm gƣơng về đạo
đức, nhân cách, tài năng của ngƣời thầy có tác dụng rất lớn đối với việc
hình thành nhân cách, tài năng của họ.
c) Cơ sở vật chất, tài chính
Cơ sở vật chất gồm: phòng học, xƣởng thực hành, thƣ viên, vật tƣ thực
hành, các thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành, thƣ viên, học liệu, thiết bị
nghe nhìn… Đây là yếu tố dung môi để cho ngƣời học đƣợc tiếp xúc với các
kiến thức từ cơ bản đến kỹ năng thực hành, nó giúp ngƣời học nhận thức
những đƣợc vấn đề cần thiết cho một quá trình lao động kỹ thuật. Máy móc,
thiết là những thứ không thể thiếu trong quá trình dạy nghề, nó giúp cho học
viên đi từ lý thuyết đến thực hành làm cho ngƣời học hoàn thiện các thao tác
kỹ thuật thực hành nghề. Điều kiện cơ sở vật chất tốt, hiện đại và theo sát với
trình độ công nghệ sản xuất thực tế thì học viên thích ứng và vận dụng nhanh
trong công việc. Do đó cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho ĐTN đòi hỏi
phải theo kịp với tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Tài chính cho ĐTN gắn với GQVL cũng tác động gián tiếp đến việc
đảm bảo công tác ĐTN và GQVL. Thông qua khẳng năng trạng bị về phƣơng
tiện dạy học, vật tƣ thực hành, đầu tƣ cơ sở vật chất, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ
giáo viên, đậu tƣ cho ngƣời học… Tài chính nếu đƣợc đầu tƣ lớn thì có điều
kiện năng cao chất lƣợng đào tạo, thực hiện việc hỗ trợ sau đào tạo và giải
quyết việc làm cho ngƣời học. Các nguồn tài chính chủ yếu: từ ngân sách nhà
19
nƣớc, đóng góp của ngƣời học, hợp tác với doanh nghiệp, các nguồn tài trợ từ
bên ngoài khác.
d)Chương trình, giáo trình
Chƣơng trình, giáo trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu trong hoạt
động dạy nghề, là minh chứng của các CSDN trong việc dạy cái gì? Dạy nhƣ
thế náo? Và cũng là cung cụ để các cấp quản lý của Nhà nƣớc theo dõi, đôn
đốc, chấn chỉnh và phát triển trong hoạt động ĐTN.
Chƣơng trình đào tạo đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt là yếu tố quan
trọng, quyết định đến chất lƣợng ĐTN. Không có chƣơng trình đào tạo sẽ
không có căn cứ để cấp phép đào tạo, quy định môn học cần phải đào tạo theo
nghề, đành giá các ngành nghề đào tạo của đổi tƣợng tham gia học nghề và
việc đào tạo sẽ diễn ra theo chật tự nhất định, thống nhất theo tiêu chuẩn của
quốc gia. Chƣơng trình đào tạo phân chia phần lý thuyết và thực hành theo tỷ
lệ, ứng với mỗi ngành nghề thì tỳ lệ phân chia hai phần này khác nhau tƣơng
ứng với nội dung cũng nhƣ thời gian học.
Giáo trình cũng tƣơng tự nhƣ chƣơng trình, giáo trình là những quy
định cụ thể hơn chƣơng trình về cụ thể từng môn học. Nội dung giáo trình
phải tiên tiến, thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức mới thì việc ĐTN gắn
với GQVL mới sát với thực tế và hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu, xây dựng các chƣơng trình, giáo trình sao cho hợp lý,
sát với nhu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ sát với ĐTN để học viên có
thể nắm bắt đƣợc những kiến thức, áp dụng tốt vào nghề đƣợc đào tạo là rất
quan trọng ảnh hƣởng chức tiếp đến công tác ĐTN gắn với GQVL.
e) Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo bao gồm: các mục tiêu quốc gia, của ngành, của tỉnh
và của trƣờng (mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn). Mục tiêu đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của thị trƣờng lao động, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
trong hợp tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Mục tiêu càng sát thực,
20
càng khả thi thì công tác ĐTN gắn với GQVL càng hiệu quả cao. Do vây, khi
xây dựng mục tiêu đào tạo cần phải có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lƣỡng đối
với từng đối tƣợng sử dụng lao động qua đào tạo.
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ĐTN gắn với GQCL
Điều kiện môi
trƣờng đào tạo nghề
- Mục tiêu đào tạo
- Chƣơng trình, giáo trình
- Đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, học viên
- Cơ sở vật chât, tài chính
- Tổ chức, quản lý
QUÁ
TRÌNH
ĐÀO TẠO
NGHỀ
GIẢI
QUYẾT
VIỆC
LÀM
Thông tin phản hồi
1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến ĐTN và GQVL bao gồm các điều
kiện, hỗ trợ cho hệ thống, hợp với các yếu tố bên trong tác động đến kết quả
ĐTN và GQVL.
Các yếu tố bên ngoài tác động đến ĐTN và GQVL thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhƣ: kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, sự tiến bộ của khoa học công
nghệ, vị trí địa lý, truyền thống-văn hóa, tỷ lệ học viên có việc làm, tâm lý xã
hội,…. Nhƣng quan tâm nhất đến một số yếu tố cơ bản nhƣ: tỷ lệ đào tạo có
việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy mô cơ cấu dân số, chính sách của
21
của Nhà nƣớc, chủ thể sử dụng lao động (doanh nghiệp, các cơ sở kinh
doanh), yếu tố khoa học - công nghệ, nhận thức của xã hội về ĐTN.
Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến công tác ĐTN gắn với GQVL có
thể qua sát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ĐTN gắn với GQVL
Điều kiện môi trƣờng
đào tạo nghề
- Dân số và cơ cấu dân số,
lao động
- Tỷ lệ học viên có việc
làm,
- Thể chế chính trị, kinh tếxã hội,
- Tâm lý xã hội đối với
ĐTN,
- Sự phát triển của KHCN
QUÁ
TRÌNH
ĐÀO
TẠO
NGHỀ
GIẢI
QUYẾT
VIỆC
LÀM
Thông tin phản hồi
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.2.1.1. Nước Đức
Ở Đức việc học nghề và nghề đào tạo lao động cho những công việc
trực tiếp phục vụ đời sống con ngƣời đã trở thành văn hóa phát triển của quốc
gia. Và đã hình thành đƣợc nhiều thế hệ những ngƣời lãnh đạo giỏi nhất chăm
lo cho công việc đào tạo nghề.
22
Đức cũng nhƣ nhiều quốc gia châu Âu, đào tạo nghề luôn song hành
với nền kinh tế. Nâng cao năng lực phát triển bền vững đang là chủ đề hiện tại
và tƣơng lai của nhiều quốc gia và nó liên quan mật thiết đến đào tạo nghề.
Hệ thống đào tạo nghề kép của Đức có thể hiểu là học ở trung tâm và thực
hành ở doanh nghiệp trong suốt thời gian học nghề từ 3 năm đến 3,5 năm tùy
theo nghề học. Tất cả các lý thuyết và kỹ năng cơ bản đều đƣợc đào tạo tại
trƣờng còn ứng dụng vận hành tại doanh nghiệp. Tuy nhiên ngay cả học lý
thuyết ở trƣờng hoặc trung tâm đào tạo thì lý thuyết đó cũng đƣợc thực hành
trên các modul thật hoặc bài giảng 3D trên màn hình chứ không phải lý thuyết
chay. Khi xuống doanh nghiệp, học sinh hoàn toàn thực hành các kiến thức,
kỹ năng đã đƣợc học tại trung tâm.
Thực tế tại Trung tâm đào tạo nghề Nhà máy Nhiệt điện Leipzig, công
việc tuyển sinh của Trung tâm thƣờng bắt đầu vào tháng 11-12 hàng năm. Đối
tƣợng tuyển là học sinh tốt nghiệp các trƣờng phổ thông đƣợc các trƣờng đó
lập danh sách đăng ký với trung tâm. Trên cơ sở danh sách đó, Trung tâm tổ
chức kiểm tra, đánh giá và lựa chọn học viên theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Nội dung kiểm tra chủ yếu là toán, lý và các kiến thức liên quan đến nghề sẽ
làm sau này. Không chỉ nhìn vào bảng điểm mà còn xem thái độ của họ đối
với nghề họ sẽ làm. Sau khi đánh giá, lựa chọn đƣợc ngƣời đúng nhƣ yêu cầu,
Trung tâm tổ chức ký hợp đồng. Trong mầu hợp đồng miêu tả các yêu cầu
công việc mà ngƣời học sau này phải đáp ứng; thời gian đào tạo; thời gian
nghỉ hè, nghỉ lễ (thƣờng là 30 ngày nghỉ trong 1 năm) và lƣơng đƣợc trả trong
quá trình học nghề (theo thỏa thuận). Tùy theo nghề và công việc, thƣờng thì
học sinh cứ 2 tuần học lý thuyết tại trung tâm thì 2 tuần làm việc tại doanh
nghiệp. Hầu hết các phần lý thuyết đều đƣợc học sinh học trên máy. Cũng tại
đây các kỹ năng làm việc đƣợc đào tạo khá nghiêm ngặt. Ví dụ để lắp đặt, vận
hành một robot cần cẩu, học sinh đƣợc truyền đạt kiến thức nguyên lý trên mô
hình. Sau đó tự thiết kế bản vẽ, phân tích và lập kế hoạch triển khai công việc
23
(có bao nhiêu bƣớc, thời gian hoàn thành các công đoạn là bao nhiêu). Hoàn
thành phần việc nào, học sinh lấy bút tự gạch phần việc đó. Kết thúc khóa
học, ngƣời học đƣợc đánh giá bởi Phòng Công nghiệp Đức theo chuẩn thống
nhất quốc gia. Sau 3,5 năm học nghề học sinh cũng phải có một báo cáo tốt
nghiệp. Những kỳ thi không đạt đƣợc kiểm tra lại. Tốt nghiệp sau 3,5 năm
học nghề học sinh đƣợc chứng nhận là công nhân lành nghề- lƣơng khởi điểm
thƣờng 1200 - 1500 EURO/ngƣời/tháng. Nếu đáp ứng công việc đƣợc giao thì
có những mức lƣơng tƣơng ứng và tăng dần theo kỹ năng.
Tại trƣờng đào tạo nghề Delitzsch, trƣờng có 800 sinh viên. Ý tƣởng
đào tạo nghề kép, hợp tác với các doanh nghiệp đào tạo công nhân đƣợc bắt
đầu ngay từ khi thành lập trƣờng - năm 1888. Từ đó trƣờng luôn tổ chức đào
tạo theo định hƣớng thực hành, đào tạo những cái doanh nghiệp cần. Hàng
chục năm qua, các đối tác đào tạo của trƣờng là BMW, SIMEN; GHm. Các
đối tác này chủ yếu cung cấp những nội dung thực hành liên quan đến quá
trình đào tạo công nhân cho họ, đây là cách thức tạo sự gần gũi giữa chất
lƣợng học sinh đƣợc đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp.
Tại doanh nghiệp học sinh đƣợc giao các công việc từ đơn giản đến
phức tạp tƣơng ứng với thời gian học nghề và đƣợc hƣớng dẫn tỉ mỉ. Học sinh
phải học việc nhƣ một công nhân thực thụ. Việc học của học sinh tại doanh
nghiệp thƣờng 2-3 tuần học ở trƣờng sau đó là 5-6 tuần thực tập ở xƣởng. Các
kiến thức, kỹ năng cơ bản tiếp thu trên lớp đƣợc áp dụng trong thực tế ngay
sau đó là đƣợc bổ sung nâng cao theo công nghệ mới. Công việc của học sinh
này là kiểm tra, sửa chữa, bảo trì các van cảm biến, van áp suất, áp lực và van
thủy lực, mỗi tuần một lần vào ngày thứ 5. Các ngày khác thì kiểm tra mạch
và hệ thống van theo nhóm. Để đảm nhiệm đƣợc các công việc trên, học sinh
phải nắm chắc các nguyên lý lý thuyết về khí, nhiệt, áp suất, áp lực, các kiến
thức cơ bản về điện và các kỹ năng thao tác.
24
Học sinh học nghề tại doanh nghiệp đƣợc ký hợp đồng với doanh
nghiệp, đƣợc hƣởng hỗ trợ về tài chính trong quá trình học và đƣợc nhận vào
làm sau khi tốt nghiệp mà không phải thực tập nghề nữa. Cũng có thể sau khi
học ngƣời học không làm cho công ty này mà làm cho công ty khác.
1.2.1.2. Na Uy
Theo đánh giá của tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống đào tạo nghề của Na Uy
khá toàn diện và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với
chƣơng trình giáo dục phổ thông. Sự kết hợp này đã tạo điều kiện để những
ngƣời thợ có thể học lên cao hơn khi họ muốn để có một tƣơng lai sự nghiệp
vững vàng hơn.
Mô hình đào tạo Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”,
nghĩa là 2 năm học đại cƣơng và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh
nghiệp. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na
Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển
chuyển nhƣ “mô hình 1+ 3” (1 năm học tại trƣờng và 3 năm học nghề), “mô
hình 0+ 4” (cả 4 năm đều học nghề) v.v…
Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có đƣợc sự liên kết chặt chẽ đối với các
đối tƣợng liên quan. Đặc biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức
giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp
tỉnh và địa phƣơng. Các đối tác liên quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao
về chất lƣợng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Thêm vào đó, trong tình
hình thị trƣờng lao động tƣơng đối khan hiếm hiện nay, các chủ doanh nghiệp
rất quan tâm đến việc thực tập sinh.
Ở Na Uy, những ngƣời lựa chọn con đƣờng học nghề sẽ ký hợp đồng
với một công ty mà công ty này phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền công nhận
là doanh nghiệp đào tạo. Trong khoảng thời gian 2 năm thực hành về một
ngành nghề cụ thể, doanh nghiệp cần phải bảo đảm nguyên tắc: Năm 1 các
công nhân lành nghề sẽ hƣớng dẫn về kĩ thuật. Năm 2 giảm bớt hƣớng dẫn,
tăng việc tự học. Học viên sẽ đƣợc hƣởng lƣơng học việc trong cả 2 năm học.
25
Sau khi kết thúc học việc, học viên sẽ đƣợc trao chứng chỉ và bắt đầu có thể
tìm kiếm việc làm. Các mô hình đào tạo nghề khác cũng hoạt động dựa trên
nguyên tắc của mô hình “2+2”.
Về nội dung chƣơng trình dạy nghề sẽ do Các tổ chức 3 bên cấp quốc
gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội
dung đào tạo đƣợc soạn thảo dựa trên nguyên tắc: Xây dựng kiến thức cơ bản
về đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn.
Các tổ chức ba bên cấp khu vực - Ban đào tạo- chịu trách nhiệm xác
định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cấp cho đào tạo nghề, cung
cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ đào
tạo nghề v.v…
Theo thống kê, hiện có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trƣờng nghề,
khi bƣớc qua 15-16 tuổi. Sau khi học song nghề, học sinh có thể tiếp tục học đại
học để bổ sung một số bộ môn nhƣ: Toán học, Vật lý, Hóa học, Địa lý...
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.2.2.1.Đà Nẵng
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
cho hộ nghèo, lao động nông thôn đã đƣợc ngành Lao động Thƣơng binh
xã hội thành phố thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, mỗi năm có hơn 3 ngàn
lao động đƣợc đào tạo nghề với kinh phí xấp xỉ 3 tỷ đồng, gần 80% số lao
động đƣợc đào tạo đã có việc làm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vƣơn lên
ổn định cuộc sống.
Để phát huy hiệu quả đầu tƣ cho công tác dạy nghề, vấn đề quan trọng
chính là định hƣớng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã
hội cũng nhƣ thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Xác định
tầm quan trọng đó, hàng năm, Đà Nẵng tổ chức định kỳ ngày hội giới thiệu
việc làm với sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và thấu
hiểu nhu cầu giữa nhà tuyển dụng với ngƣời lao động; thực hiện tƣ vấn tuyển
26
sinh học nghề, phát hành sổ tay hƣớng dẫn đào tạo nghề cho lao động nông
thôn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội
thành phố đã phối hợp tổ chức 91 phiên giao dịch việc làm, trong đó 14 phiên
tổ chức tại vùng nông thôn, vùng di dời, giải tỏa, các trƣờng đại học, cao
đẳng, với gần 105.000 lao động tham gia tuyển dụng.
Bên cạnh đó, thành phố đã đầu tƣ cho các CSDN nâng cấp cơ sở vật
chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, tổ chức nâng
cao trình độ chuyên môn, quản lý cơ sở đào tạo nghề cho các giáo viên. Cụ
thể: 1,2 tỷ đồng cho Trung tâm dạy nghề Hòa Vang nâng cấp phòng học với
quy mô 450 m2 và mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy nghề; 3 tỷ đồng cho
Trung tâm dạy nghề Liên Chiểu để cải tạo các phòng thực hành bếp, buồng
phòng, lễ tân, nhà hàng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; 40 giáo viên tham
gia bồi dƣỡng và nâng cao trình độ, 125 giáo viên và cán bộ quản lý tham gia
học chứng chỉ sƣ phạm nghề, 72 giáo viên và cán bộ quản lý tham gia bồi
dƣỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề.
Mặt khác, thành phố chủ trƣơng xã hội hóa đối với công tác đào tạo
nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các trƣờng nghề tƣ thục phát triển, đến nay
một số trƣờng đã tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu nhất định nhƣ: Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến, Trung cấp nghề Viettin, Cao đẳng
nghề Hoàng Diệu, Trung cấp nghề Việt - Úc…
Mô hình giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững : Trên địa bàn thành
phố hiện có bốn hợp tác xã (HTX) nấm với hàng trăm hội viên làm ăn có hiệu
quả bao gồm: HTX nấm An Hải Ðông, HTX nấm Hòa Khánh Bắc, HTX nấm
Hòa Tiến, HTX nấm Hải Vân Nam. Nhiều hộ nông dân đã giàu lên nhờ nấm,
lại tiếp tục giúp nhiều hộ gia đình trong diện giải tỏa có thêm việc làm.
Bên cạnh đó, các HTX còn tận dụng các bào thải trong sản xuất nấm từ
các hộ gia đình xã viên để xử lý tạo thành đất sạch, cung cấp cho các nhà
vƣờn trồng hoa, cây cảnh hoặc trồng rau mầm trong thành phố, vừa tạo thêm
nguồn thu vừa giải quyết đƣợc vấn đề rác thải sau sản xuất ra môi trƣờng.
27
Cùng với mô hình trồng nấm, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chọn thí điểm áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất vào những mô hình nhà vƣờn ở quận Cẩm Lệ,
Túy Loan (huyện Hòa Vang) góp phần tăng năng suất, chất lƣợng cao và
không bị bệnh. Nhiều hộ dân sau khi học nghề đã tiến hành đầu tƣ, sản xuất
và bƣớc đầu ổn định cuộc sống. Mặc dù tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ nhƣng đã
giải quyết đƣợc phần nào kinh tế của gia đình.”
1.2.2.2. Thừa Thiên Huế
Trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ra trƣờng không có việc
làm hoặc làm trái với chuyên môn đào tạo thì tại các trƣờng nghề, hầu hết học
viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có đƣợc việc làm phù hợp, thu nhập ổn
định. Có đƣợc điều đó là do các trƣờng đã chú trọng đào tạo nghề gắn liền với
nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo gắn với đặc điểm của từng địa phƣơng,
từng vùng. Ghi nhận tại Trƣờng Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế.
Sau khi tốt nghiệp, trên 80% học viên, sinh viên Trƣờng Cao đẳng nghề
Thừa Thiên Huế đều có đƣợc việc làm đúng với chuyên môn đào tạo, tập
trung vào các ngành nhƣ: may mặc, cơ khí, hàn, tiện phay, nữ công gia
chánh… Đó là kết quả của quá trình liên kết đào tạo gắn liền với nhu cầu
tuyển dụng giữa nhà trƣờng và các doanh nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu
vào các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Phú Bài, Khu Kinh tế Vũng
Áng, Khu Kinh tế Dung Quất...
Tại đây, các học viên không những đƣợc tạo điều kiện thực tập, nâng
cao tay nghề, trải nghiệm công việc ngay từ lúc chƣa ra trƣờng mà còn có thể
tìm thấy cơ hội việc làm cho bản thân. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng
lao động, những năm qua, Trƣờng Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế đã chủ
động bắt tay với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Sự
hợp tác không chỉ dƣới hình thức các cơ sở thực hành, thực tập, mà ở đây,
doanh nghiệp trực tiếp cử cán bộ tham gia công tác giảng dạy và biên soạn
28
chƣơng trình, nội dung đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà trƣờng luôn cập nhật thông tin từ nhà tuyển
dụng; tƣ vấn cho học viên, sinh viên đăng ký phỏng vấn việc làm; tổ chức,
sắp xếp doanh nghiệp đến trƣờng phỏng vấn trực tiếp… Thông qua sự hợp tác
này, doanh nghiệp đã chọn đƣợc lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu
của công việc.
Tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trƣờng là một trong
những mục tiêu chính trong công tác đào tạo của Trƣờng Cao đẳng nghề Thừa
Thiên Huế. Cũng chính vì lẽ đó, nên dù là đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp hay
sơ cấp nghề, nhà trƣờng đều dành 70% thời lƣợng số tiết để thực hành. Nhà
trƣờng đã không ngừng đầu tƣ mới nhiều trang thiết bị thực hành hiện đại.
Hiện nay, trƣờng có đầy đủ các phòng thực hành đạt chuẩn theo yêu cầu của
Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, nhƣ phòng thực hành tự động hóa,
phòng thực hành tiện phay tự động, phòng thực hành hàn công nghệ cao…
Đây là cơ sở để trƣờng tiếp tục mở rộng các mô hình liên kết đào tạo, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của thị trƣờng lao động.
1.2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm ĐTN gắn với GQVL ở các nước và một
số địa phương trong nước
Qua kinh nghiệm của một số nƣớc và địa phƣơng cho thấy, Chính phủ
các nƣớc và các địa phƣơng quan tâm đến chiến lƣợc phát triển NNL đó là
con ngƣời, đặc biệt là ĐTN gắn với GQVL. Đây là bài học cho thành phố Hà
Giang tiếp thu những kinh nghiệm, từ đó vận dụng linh hoạt vào tình hình
thực tế của địa phƣơng.
- Các chính sách mà Chinh phủ các nƣớc và các địa phƣơng đƣợc thực
hiện một cách đồng bộ về ĐTN và GQVL gắn với sự phát triển nguồn lực,
quản lý chất lƣợng ĐTN về cả nội dung, chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ bằng
cấp chứng chỉ nghề. Có chính sách, chiến lƣợc ĐTN gắn với GQVL theo xu
hƣớng phát triển nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát
triển của xã hội.
29
- Chƣơng trình ĐTN gắn với GQVL đƣợc gắn với thị trƣờng lao động,
có sự cân đối số lƣợng dạy nghề với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Công tác ĐTN cho ngƣời lao động đƣợc triển khai trên các mặt hoạt
động theo các hƣớng đào tạo gồm:
+ Đào tạo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao
động đi đôi với quá trình CNH, HĐH.
+ Sự phối hợp của các doanh nghiệp trong ĐTN, doanh nghiệp tham
gia vào quá trình đào tạo, sử dụng công nhân lành nghề hƣớng dẫn, kèm cặp
học viên trong quá trình thực hành tại cơ sở sản xuất.
+ Sự phân luồng học sinh từ các trƣờng THCS, THPT đƣợc thực hiện
bài bản, đƣợc chỉ đạo xuyên suốt từ cấp Chính phủ đến địa phƣơng.
+ CSDN và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ trong công tác ĐTN, đƣợc
các doanh nghiệp tạo điều kiện về thiết bị thực hành, kinh phí hỗ trợ đào tạo,
kinh nghiệm, ngƣời kèm cặp…, quá trình thực hành học viên đƣợc nhận các
thành quả của mình (tiền công) và học viên sau khi học xong đƣợc làm tại
doanh nghiệp.
Những điều đó là kinh nghiệm đƣợc các nƣớc vận dụng một cách linh
hoạt cần đƣợc áp dụng tại Hà Giang quá trình phát triển ĐTN gắn với GQVL.
Đặc biệt là phát triển NNL trong giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Nghị quyết
hội nghị lần thứ tám BCHTW về “Đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo”.
30
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận và câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu có liên quan đế đề tài
2.1.1. Cách tiếp cận
Tác giả nghiên cứu từ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo
nghề nói chung, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm nói riêng. Các chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc đang thực hiện, hiệu quả của các chính sách này
tác động đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, sự
thay đổi của nhận thức xã hội đối với công tác đào tạo nghề.
Qua nghiên cứu, tìm ra những ƣu điểm, tồn tại và hạn chế trong công
tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động trong thời gian qua.
Từ đó, tổng hợp phân tích và đề ra một số giải pháp phù hợp để khắc phục
những tồn tại, hạn chế và đƣa ra các đề xuất, kiến nghị để công tác đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm có hƣớng phát triển, gắn với mục tiêu đổi
mới giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nƣớc.
2.1.2. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết
- Cơ sở lý luận và thực tiến về công tác ĐTN gắn với GQCL nhƣ thế
nào? Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc ĐTN gắn với
GQVL hiện nay ra sao ? Những bất cập, tồn tại và nguyên nhân ?
- Thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao
động trên địa bàn thành phố
ện nay nhƣ thế nào?
Quan niệm của ngƣời lao động và vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng
và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
ngƣời học nghề.
- Kinh nghiệm ĐTN gắn với GQVL ở một số nƣớc trên thế giới và
trong nƣớc đƣợc thực hiện nhƣ thế nào ? Những bài học kinh nghiệm có thể
áp dụng vào công tác ĐTN gắn với GQVL ở thành phố Hà Giang.
31
- Việc triển khai các chƣơng trình, chính sách đạo tào nghề gắn với giải
quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, góp phần xóa đói giảm
nghèo, ổn định trật tự -an ninh xã hội có hiệu quả nhƣ thế nào ? Cần phải tiếp
tục nghiên cứu và giải quyết ?
- Giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, yếu kém trong thời gian tới
và nâng cao công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn
thành phố Hà Giang.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
vận dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác ĐTN gắn với
GQVL làm nền tảng của quá trình nghiên cứu.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để phân tích đối tƣợng
nghiên cứu một cách biện chứng. Phƣơng pháp này cho ta thấy mọi sự vật
hiện tƣợng tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các hiện tƣợng sự vật sung
quan, là học thuyết về sự phát triển, dƣới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất
và không phiến diện, học thuyết về tính tƣơng đối của nhận thức của con
ngƣời, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không
ngừng. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng
đƣợc xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Mỗi nguyên
lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật không chỉ là sự giải thích đúng đắn
về tính biện chứng của thế giới mà còn là phƣơng pháp luận khoa học của
việc nhận thức và cải tạo thế giới.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp:
Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp từ các báo cáo phát triển
kinh tế -xã hội của UBND thành phố Hà Giang, sở Lao động - Thƣơng
binh&XH tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang, niên giám thống kê của Cục
32
thống kê tỉnh Hà Giang và các số liệu kế hoạch, các báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế - xã hội của các huyện từ năm 2009 - 2013; các số liệu từ các chƣơng
, các cơ sở đào tạo nghề, các doanh
trình m
ố Hà Giang; các kết quả nghiên cứu, điều tra
nghiệ
của các ngành chuyên môn đã thực hiện trên địa bàn thành phố và các tài liệu
đã đƣợc đăng tải trên báo chí, các đề tài khoa học trung ƣơng và địa phƣơng.
2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp:
Thông qua điều tra mẫu các đơn vị sử dụng lao động liên qua đến ĐTN
gắn với GQVL để đánh giá hiệu quả từ phía
a) Chọn địa điểm nghiên cứu
Chon địa điểm nghiên cứu đƣợc xem là bƣớc quan trọng nhất, bời kết
quả nghiên cứu phụ thuộc vào sự lựu chon này. Địa điểm nghiên cứu phải phù
hợp với yêu cầu nội dung cũng nhƣ đề tài đặt ra.
Tác giả dự kiến thu thập số liệu thực tế thông qua các bảng hỏi, đƣợc
tiến hành ở 02 phƣờng và 01 xã ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Hà Giang:
Phƣờng Minh Khai, Ngọ
; Mỗi xã, phƣờng chọn 4 tổ
( hoặc thôn), mỗi tổ chon 10 hộ, mỗi hộ chọn 01 ngƣời trong độ tuổi (tổng số
đã chon là 120 ngƣời). Mẫu đảm bảo tính điển hình khi chọn ra các địa bàn,
đồng thời có cả địa bàn có kinh tế phát triển và địa bàn có trình độ phát triển
thấp hơn.
b) Công cụ điều tra;
Sử dụng các bảng hỏi, phỏng vấn đối ngƣời học, ngƣời lao động, chủ
doanh nghiệp và với và kết hợp gửi phiếu điều tra tới các đơn vị sản xuất
nhằm thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, nhu cầu
đào tạo lại cho lao động...
2.2.3. Phương pháp và xử lý thông tin
Số liệu thu thấp đƣợc tác giả sử dụng phần mền Excel, để tổng hợp và
hệ thống hóa các tiêu thức cần thiết, tạo lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ biểu
thị các chỉ tiêu.
33
2.2.4. Phương pháp phân tích
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề
ra, kết quả sẽ đƣợc đánh giá, phân tích thực trạng và giải pháp ĐTN gắn với
GQVL thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Phân tích các yếu tố bên trong đối với
ĐTN và GQVL của ngƣời sử dụng lao động với thực tế chất lƣợng lao động;
phân tích thực trạng ĐTN và GQVL đối với ngƣời học nghề với các giải pháp
đang áp dụng hiện nay.
- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tra cứu các kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung
phù hợp với đề tài. Chon lọc các ý kiến đánh giá của ngƣời đại diện trong
quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ngƣời sử
dụng lao động, ngƣời học nghề; Hỏi ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà
khoa học, các nhà quản lý về cơ chế chính sách quản lý, khả năng đáp ứng
nhu cầu và hoạt động ĐTN gắn với GQVL tại địa phƣơng. Phân tích chất
lƣợng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại thành phố Hà Giang so với
mặt bằng chung trong tỉnh Hà Giang.
- Sử dụng mô hình phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats): Để đánh giá, xác định những điểm mạnh, cơ hội tốt
trong kế hoạch phát triển ĐTN gắn với GQVL. Đồng thời nhận diện những điểm
yếu, khó khăn, thách thức để chủ động trong phòng tránh, hạn chế những bất lợi
trong phát triển ĐTN gắn với GQVL cho lao động trong thời gian tới.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Trong qua trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các chỉ tiêu phân tích
nhƣ sau:
- Trình độ học vấn; đánh giá chất lƣợng lao động.
- Đánh giá mức thu nhập của ngƣời học sau khi có nghề, nhƣ: thu nhập,
mức độ ổn định, khả năng tìm kiếm việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu công
việc, sự hài lòng của ngƣời sử dụng lao động…
34
- Số bình quân: dùng để tính các chỉ số bình quân về dân số, lao động,
thu nhập, đầu tƣ… nhƣ:
+ Số lao động đƣợc đào tạo/tổng số lao động
+ Số ngƣời học nghề có việc làm/tổng số ngƣời tham gia học nghề
+ Thu nhập bình quân của lao đông qua đào tạo so với lao động chƣa
qua đào tạo.
+ Số nghề đƣợc cấp phép/nhu cầu đào tạo.
+ Số phòng học/nhu cầu cho đào tạo.
2.4. Dự báo nhu cầu lao Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang đến năm 2020
Các căn cứ để dự báo nhu cầu:
- Kết quả điều tra, khảo sát;
- Chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà
Giang đến năm 2020.
- Định hƣớng phát triển ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động thực
tế của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế và địa phƣơng.
- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch tổng thể phát triển
của tỉnh Hà Giang.
- Năng lực đào tạo nghề của CSDN để xây dựng kế hoạch.
35
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
3.1. Tổng quan về thành phố Hà Giang, tỉnh Hà giang
3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
Thành phố Hà Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang. Phía Bắc giáp huyện
Vị Xuyên; Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên; Phía Nam giáp huyện Vị Xuyên;
Phía Đông Nam giáp huyện Bắc Mê.
Ngày 27/9/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang. Thành
phố Hà Giang đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và
các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hà Giang với diện tích tự nhiên
13.531,93ha. Thành phố có 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phƣờng:
Trần Phú, Minh Khai, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà và các xã: Ngọc
Đƣờng, Phƣơng Thiện, Phƣơng Độ. Nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Hà
Giang, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23 km và Thủ đô Hà Nội 320 km. Trên địa
bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung
chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc
Việt Nam; Quốc lộ 34 là tuyến giao thông huyết mạch giữa Hà Giang đi Cao
Bằng; Quốc lộ 4 đi các huyện Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc Công viên Địa
chất toàn cầu rồi đi sang tỉnh Cao Bằng.
- Địa hình: Nằm trong vùng chuyển tiếp của các thành phố núi đá vùng
cao và các thành phố núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình
tƣơng đối phức tạp theo hƣớng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông.
Địa hình đồi núi thấp: Tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã
Phƣơng Độ, một phần ở xã Ngọc Đƣờng và phƣờng Quang Trung. Địa hình
36
này có độ cao thay đổi từ 100 - 700 m, địa hình đồi bát úp, sản phẩm phong
hóa của đá vôi rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài
ngày và cây ăn quả.
Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải hoặc lƣợn sóng ven
sông Lô và sông Miện. Các loại đất trên địa hình này đƣợc hình thành từ các
sản phẩm bồi tụ sản phẩm của phù sa và dốc tụ.
- Khí hậu: Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ đƣợc phân
hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn
200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
Lƣợng mƣa bình quân hằng năm 2.430 mm nhƣng phân bố không đồng
đều. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lƣợng mƣa chiếm khoảng
90% tổng lƣợng mƣa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên
thƣờng gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Độ ẩm không khí bình
quân cả năm khoảng 84%, trong đó tháng lớn nhất là 87% (tháng 7 và tháng
8) mùa khô, độ ẩm trung bình chỉ còn khoảng 79% (tháng 3).
- Thủy văn: Thành phố Hà Giang chịu ảnh hƣởng chủ yếu về chế độ
thuỷ văn của hệ thống 2 con sông là Sông Miện, Sông Lô và các suối nhỏ:
Sông Lô là sông lớn nhất ở tỉnh Hà Giang, bắt nguồn từ Lƣu Lung (Vân
Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung, chiều dài sông chảy qua
tỉnh là 111,7km, đoạn qua thành phố Hà Giang 13,037km, độ dốc lòng sông
1,97%.
Sông Miện bắt nguồn từ xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ chảy qua xã
Thuận Hòa rồi nhập vào dòng sông Lô tại phƣờng Trần Phú của thành phố Hà
Giang. Tổng chiều dài của sông Miện khoảng 58 km, đoạn qua thành phố Hà
Giang dài khoảng 9 km.
- Tài nguyên đất: Đất đai của thành phố Hà Giang đƣợc hình thành do
hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và
đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của thành phố
37
thành 4 nhóm đất chính, 8 đơn vị đất và 15 đơn vị đất phụ: Nhóm đất phù sa
(Fluvisols, nhóm đất Gley (Gleysols), nhóm đất xám (Acrisols), nhóm đất đỏ
(Ferralsols), ...
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Kinh tế của Thành phố liên tục tăng trƣởng khá, tốc độ tăng GTGT nền
kinh tế (theo giá cố định 2010) bình quân hàng năm đạt 14,06%. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hƣớng, năm 2013 tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ ƣớc đạt
70,72%, tăng 0,72% so với năm 2009; Công nghiệp - xây dựng ƣớc đạt
24,17%, tăng 0,16% so với năm 2009; Nông - lâm nghiệp ƣớc đạt 5,1% giảm
0,88% so với năm 2009.
* Thương mại, dịch vụ:
Thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh mở rộng nâng cấp các nhà hàng, khách sạn;
triển khai quy hoạch các tuyến phố phát triển kinh doanh, dịch vụ theo ngành
hàng. Một số loại hình dịch vụ phát triển mạnh nhƣ vận tải hành khách, ăn
uống, viễn thông, bán lẻ... Hiện nay có trên 4.668 hộ kinh doanh (tăng 1.217
hộ so với năm 2009), trong đó có 522 cơ sở nhà hàng ăn uống, 71 khách sạn,
nhà nghỉ (tăng 6 khách sạn và nhà nghỉ so với năm 2009). Mô hình siêu thị
(quy mô hộ gia đình) tiếp tục mở rộng và đƣợc đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật
chất khang trang và tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
* Công nghiệp - xây dựng:
Sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Giá
trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2013 đạt 587,4 tỷ đồng, tăng 102%
so với năm 2009. Trên địa bàn có 971 cơ sở sản xuất hoạt động, tăng 116 cơ
sở so với năm 2009.
38
Bảng 3.1:
kinh tế củ
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1. Tốc độ tăng trƣởng GTGT
(GCĐ năm 2010)
%
17,86
11,94
12,26
12,50
12,75
- Thƣơng mại - dịch vụ
%
21,04
12,46
12,92
13,12
13,26
- Công nghiệp - xây dựng
%
16,28
11,42
11,78
11.93
12,05
- Nông lâm nghiệp
%
6,39
5,71
6,11
6.72
8,82
2. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
100
100
- Thƣơng mại - dịch vụ
%
70
70,22
70,44
70.76
70,72
- Công nghiệp - xây dựng
%
24,01
23,97
24,12
23.90
24,17
- Nông lâm nghiệp
%
5,99
5,81
5,44
5.34
5,11
3. Tổng giá trị
Tỷ đồng
735,85
874,77
1038,7
1254
1446,6
- Thƣơng mại - dịch vụ
Tỷ đồng
502,19
606,6
731,7
887,3
1023,1
- Công nghiệp - xây dựng
Tỷ đồng
182,85
213,48
250,5
299,7
349,6
- Nông lâm ngƣ nghiệp
Tỷ đồng
50,83
54,69
56,5
67
73,9
(Nguồn do phòng Thống kê thành phố Hà Giang năm 2009-2013)
* Về Nông nghiệp, lâm nghiệp:
Chú trọng xây dựng vành đai thực phẩm theo hƣớng sản phẩm sạch,
chất lƣợng cao và nâng cao hiệu quả kinh tế. Thực hiện Đề án phát triển vành
đai thực phẩm hàng hóa theo hƣớng chất lƣợng cao, giai đoạn 2013 - 2015,
định hƣớng đến năm 2020. Triển khai các mô hình có hiệu quả kinh tế cao
nhƣ trồng hoa, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi lợn rừng, thâm canh
thuỷ sản ...Ƣớc tính đến năm 2015, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt
218,2 tỷ đồng, tăng 213% so với năm 2010, đạt 167% so với Nghị quyết.
Tổng diện tích gieo trồng đạt 1.641,1ha, tăng 182,4ha so với năm 2009, đạt
109,4% so với Nghị quyết. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 5.110 tấn đạt
100% so với Nghị quyết. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng đƣợc tăng cƣờng, tỷ
lệ che phủ rừng đạt 66,2%.
* Hoạt động của các thành phần kinh tế:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các thành phần kinh tế thực hiện tốt chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, khuyến khích và tạo
39
điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng bình đẳng phát triển. Hiện nay có
819 doanh nghiệp đang hoạt động đóng trên địa bàn; trong đó có 4 doanh
nghiệp nhà nƣớc, 170 Công ty cổ phần, 589 Công ty TNHH; 30 doanh nghiệp
tƣ nhân và 26 văn phòng đại diện; có 971 hộ và cơ sở sản xuất thủ công
nghiệp, 114 hợp tác xã. Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã tạo nhiều
việc làm cho ngƣời lao động, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
3.1.3. Dân số và cơ cấu dân số
Dân số của Thành phố Hà Giang đến 31/12/2009 là 47.663 ngƣời
(chiếm 9,9% tổng dân số của tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm giai
đoạn 2009-2011 là 3,14 %, trong đó tăng cơ học là 2%, tăng tự nhiên là
1,14%. Dân số của thành phố Hà Giang đế
.
Bảng 3.2: Dân số và giới tính qua các năm 2009-2013
Số
TT
Năm
Tổng số
(người)
Phân theo giới
Phân theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị Nông thôn
(người)
(người)
(người)
(người)
1
2009
47.663
24.257
23.406
36.346
11.317
2
2010
48.733
23.574
25.160
37.118
11.615
3
2011
50.070
24.264
25.806
38.174
11.896
4
2012
51.180
24.956
26.224
39.019
12.161
5
2013
52.315
25.551
26.584
39.700
12.435
(Nguồn do phòng Thống kê thành phố Hà Giang năm 2009-2013)
Đến năm 2013, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động của thành phố
(15-60 tuổi) chiếm 68%, tỷ trọng dân số phụ thuộc (dƣới 15 tuổi và từ 61 tuổi
trở lên) chiếm 32%. Nhƣ vậy, thành phố Hà Giang đang trong thời kỳ “cơ cấu
dân số vàng”, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số
trong độ tuổi phụ thuộc.
40
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi qua các năm 2009-2013
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng số (người)
47.663
48.733
50.070
51.180
52.315
Dƣới 15 tuổi (người)
10.677
10.867
11.115
11.260
11.509
22,4
22,3
22,2
22
22
32.173
32.895
33.847
34.700
35.574
Tỷ lệ (%)
67,5
67,5
67,6
67,8
68
61 tuổi trở lên (người)
4.813
4.971
5.108
5.220
5.232
Tỷ lệ (%)
10,1
10,2
10,2
10,2
10,2
Dân số
Tỷ lệ (%)
Từ 15-60 tuổi (người)
(Nguồn do phòng Thống kê thành phố Hà Giang năm 2009-2013)
3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến
công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở thành phố Hà Giang
3.2.1. Thuận lợi
Thành phố Hà Giang có vị trí địa lý quan trọng của tỉnh, là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của toàn tỉnh. Cách khu công nghiệp Bình
Vàng và Khu kinh tế của khẩu Thanh Thủy 20 km.
Hệ thống đƣờng giao thông thuận tiện, giao thƣơng qua cửu khẩu Quốc
gia Thanh Thủy (Việt Nam)-Thiên Bảo(Vân Nam Trung Quốc) đây là tiềm
năng để thành phố phát triển kinh tế biên mậu và dịch vụ - thƣơng mại.
Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tƣơng đối cao và đặc biệt không chịu tác động
của các trận gió, báo từ biển vào. Nguồn nƣớc dồi dào, đất đai mầu mỡ, đây là
điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao và các cây
đặc sản của địa phƣơng.
Môi trƣờng trong lành, cảnh quan, núi non hùng vĩ, sự pha trộn giữa
sông- suối và núi đã tạo cho thành phố có cảnh quan đẹp. Đặc biệt thành phố
là điểm dừng chân để du khách tiếp tục đi đến Công viên địa chất toàn cầu
Cao nguyên đá Đồng Văn. Do đó sự phát triển dụ lịch đƣợc coi là một tiềm
năng lớn của thành phố.
41
Dân số và cơ cấu dân số đang trong thời kỳ “dân số vàng” là điều kiện
để thành phố có đủ NNL phát triển kinh tế-xã hội. Công tác giáo dục, y tế
đƣợc tăng cƣờng, tỷ lệ ngƣời lao động có trình độ văn hóa hết phổ thông cơ
sở và phổ thông trung học cao.
Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ đang đƣợc thành phố và tỉnh
quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt là định hƣớng phát triển kinh tế theo hƣớng
thƣơng mai-dịch vụ và công nghiệp chế biến.
3.2.2. Khó khăn
Địa hình đồi, núi chiếm diện tích lớn. Công tác quy hoạch sử dụng đất
chƣa đƣợc hoàn thiện, diện tích hoang hóa và cây bụi chiếm phần lớn đất rừng.
Tài nguyên khoáng sản ít, chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng. Công nghiệp
chế biến chƣa phát triển, chủ yếu là khai thác và xuất bán nguyên liệu thô.
- Các nguồn lực để phát triển kinh tế của địa phƣơng còn yếu, nhất là
vốn, công nghệ sản xuất, lực lƣợng lao động kỹ thuật, thị trƣờng tiêu thụ
nhỏ. Các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ, lẻ và chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ
đúng mức.
- Cơ sở hạ tầng đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ CNH,
HĐH. Diện tích đất để phát triển các khu công nghiệp rất hạn hẹp, phải sản ủi
đồi với khối lƣợng đất, đá lớn.
- Lao động chƣa qua đào tạo còn nhiều, lao động có tay nghề cao chiếm
tỷ lệ thấp, năng suất lao động không cao và kỹ năng của ngƣời lao động còn
hạn chế.
3.3. Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn
thành phố Hà Giang
3.3.1. Thực trạng đào tạo nghề
3.3.1.1. Tình hình chung về đào tạo nghề
Thành phố Hà Giang mới đƣợc lập cấp lên đô thị loại III từ tháng 9
năm 2010, với quy mô diện tích và dân số ít. Hiện nay có 5 cơ sở dạy nghề,
42
trong đó 01 trƣờng Cao đẳng nghề, 03 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm
giới dịch vụ việc làm và có 02 cơ sở dạy nghề khác tham gia dạy nghề. Các
cơ sở dạy nghề đều là đơn vị sự nghiệp công lập, đội ngũ giáo viên rất đa
dạng về chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm.
Bảng 3.4: Số lƣợng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Giang
Năm 2009
CSDN
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
CS Số lƣợng CS Số lƣợng CS Số lƣợng CS Số lƣợng CS Số lƣợng
DN giáo viên DN giáo viên DN giáo viên DN giáo viên DN giáo viên
Trƣờng CĐN
1
62
1
68
1
75
1
110
1
115
Trung tâm DN
1
9
1
16
3
25
4
28
4
30
1
6
2
16
2
16
2
16
1
3
1
3
2
8
8
119
8
122
9
169
CSDN khác
Liên kết DN
Tổng cộng
71
5
90
(Nguồn do Phòng Lao động-TBXH Tp Hà Giang năm 2009-2013)
3.3.1.2. Phân tích nhu cầu đào tạo nghề
Nguồn lao động của thành phố Hà Giang phần lớn là lao động trẻ, tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề ngày càng đƣợc tăng lên. Theo báo cáo kết quả
khảo sát thì nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh dịch vụ tại thành phố Hà Giang, hầu hết các đơn vị này có nhu cầu
tuyển dụng lao độ
iếm tỷ lệ cao 62%, lao động qua
đào tạo đại học chiếm 20%, và 18% lao động phổng thông.
Cơ cấu đào tạo nghề hiện nay chƣa phù hợp với một thành phố trẻ thiên
về theo hƣớng thƣơng mai - dịch vụ - công nghiệp. Một số ngành nghề chƣa
đƣợc quan tâm đào tạo nhƣ: lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ chăm sóc
sắc đẹp, khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí chế tạo…
Hiện nay các CSDN trên địa bàn thanh phố có thể tiếp nhận và đào tạo
mỗi năm 2900 lao động, cao đẳng nghề la: 350, trung cấp nghề là 455, sơ cấp
nghề và dạy nghề thƣờng xuyên là: 2095.
43
Bảng 3.5: Năng lực đào tạo nghề của các CSDN
Số
Tên cơ sở
Năng lực ĐTN
Ngành nghề
TT
dạy nghề
(học viên/năm)
đào tạo
1
2
3
4
5
6
7
Trƣờng Cao đẳng
nghề
Hội nông dân tỉnh
Trung tâm Dạy nghề
Hội Phụ nữ tỉnh
Trung tâm dịch vụ
việc làm
Trung tâm dạy nghề
thành phố
CĐN
cơ
điện Hà Nội
Trƣờng
1100
nghiệp (thủy điện, ô tô, kế toán,
tin học...
Trung tâm Dạy nghề
Trƣờng
Các nghề nông nghiệp, phi nông
CĐN
điện Bắc Ninh
Tổng cộng
cơ
150
250
350
700
200
Các nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp ngắn hạn
Các nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp ngắn hạn
Các nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp ngắn hạn
Các nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp ngắn hạn
Các nghề phi nông nghiệp (kế
toán DN, điện)
Các nghề phi nông nghiệp (Kỹ
150
thuật xây dựng, kế toán DN, cơ
khí)
2900
(Nguồn do Phòng Lao động-TBXH Tp Hà Giang CSDN năm 2009-2013)
Nhu cầu học nghề của ngƣời lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang
chủ yếu tập trung là lao động nhập cƣ, ngƣời nghèo, và vùng nông thôn. Qua
khảo sát 120 ngƣời đƣợc trả lời có nhu cầu học nghề ngành nghề dịch vụ có
nhu cầu cao, sau đó đến các nghề kỹ thuật, các nghề nông-lâm nghiệp có xu
hƣớng giảm.
44
Bảng 3.6: Các nghề có nhu cầu đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Giang
Ngành nghề đào tạo
STT
Số học viên
Tỷ lệ
(người)
(%)
1
Vận hành nhà máy thủy điện
83
69,17
2
Kỹ thuật xây dựng
55
45,83
3
Điện công nghiệp
66
55
4
Thú y
65
54,17
5
Công nghệ ô tô
57
47,5
6
Quan trị cơ sở dữ liệu
55
45,83
7
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
56
46,67
8
Điện dân dụng
56
46,67
9
Điện tử dân dụng
62
51,76
10
May thời trang
18
15
11
Gia công chế biến sản phẩm mộc
15
12
12
Trồng cây lƣơng thực, thực phẩm
25
20,83
13
Kế toán
17
14,17
98
81,61
14
Nghề dịch vụ khác (du lịch, khách
sạn, nhà hàng, chăm sọc sắc đẹp...)
(Nguồn do tác giả điều tra năm 2014)
3.3.1.3. Phân tích chương trình, ngành nghề được đào tạo
a) Chương trình đào tạo
Các chƣơng trình đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nghề đã
đƣợc xây dựng theo quy định của Tổng cục dạy nghề. Tỷ lệ thời gian dành
cho thực hành so với quy định đạt trung bình 62,3% chƣa đạt yêu cầu là 70%.
- Về chƣơng trình đào tạo cao đẳng nghề: Hiện tại có 8 mã nghề đào
tạo cao đẳng, các chƣơng trình xây dựng dựa trên cơ sở quy định khung của
Tổng cục dạy nghề. Thời gian đào tạo là 36 tháng, thời gian dành cho thực
hành đạt 65%, sinh viên đƣợc học lý thuyết trên giảng đƣờng và thực hành tại
xƣởng của CSDN. Thực tế khảo sát và các ý kiến của giáo viên, chuyên gia
45
cho thấy tuy chƣơng trình chú trọng đến thực hành nhƣng chƣơng trình chƣa
có sự đổi mới, còn lạc hậu, học những kiến thức chung là chủ yếu, chƣa chú
trọng đến chuyên sâu của nghề. Đối với các nghề nông nghiệp, chƣơng trình
tập trung vào các kiến thức chung và sơ bộ, kỹ thuật ghép, lai đơn giản, không
giới thiệu đến trình độ canh tác có hạm lƣợng khoa học kỹ thật cao hoặc giới
thiệu các biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh thông thƣờng, chƣa cập nhập các
bệnh mới phát sinh trong thời gian gần đây. Các nghề kỹ thuật công nghiệp,
chƣơng trình còn nặng thời gian giới thiệu các kiến thức chung, lý thuyết vẫn
dài, tập trung chủ yếu các bộ môn có kỹ thuật đơn giản, chƣa đƣa nội dung
đào tạo các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Các nghề mộc-xây dựng, chƣơng
trình tập trung dạy các thao tác kỹ thuật cá nhân là chủ yếu, chƣa chú trọng
trong việc ứng dụng máy móc, phƣơng tiện kỹ thuật. Chƣơng trình chƣa phát
huy đƣợc tính sáng tạo của giáo viên và học sinh, khung chƣơng trình ở một
số nghề còn chƣa thật sự khoa học, một số bộ môn lắp ghép từ 2 đến 3 môn
nhƣ: Tổ chức sản xuất trong nghề xây dựng, Tổ chức sản xuất trong nghề Vận
hành nhà máy thủy điện, …
Về giáo trình, đa số giáo trình đƣợc sử dụng của các cơ sở đào tạo
khác, số lƣợng đầu sách rất ít, có bộ
, đôi khi
giáo viên sử dụng của các ngành đào tạo đại học khác. Một số bộ giáo trình sử
dụng từ những năm 90, nôi dung giáo trình chƣa đƣợc cập nhật theo su thế
phát triển của khoa học công nghệ.
- Về chƣơng trình đào tạo trung cấp: có 12 mã nghề đào tạo trung cấp.
Cũng nhƣ chƣơng trình cao đẳng, chƣơng trình trung cấp cũng giảng dạy các
bộ môn và ngành nghề của trình độ cao đăng nhƣng chỉ rút một số môn học
và thời gian học của từng môn. Chƣơng trình đào tạo các nghề chƣa có độ
chuyên sâu của từng nghề, ngƣời học nghề học xong có cảm giác chƣơng
trình cao đẳng là sự kéo dài của chƣơng trình trung cấp nghề. Kết quả kiểm
định chất lƣợng chƣơng trình cho thấy, nội dung và khối lƣợng kiến thức chỉ
46
đạt ở mức trung bình, hàm lƣợng kỹ thuật không có độ khó, chƣơng trình đạo
tạo chƣa có sự bổng sung những kiến thức mới, hiện đại, nội dung chƣơng
trình đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của doanh nghiệp.
- Chƣơng trình đào tạo sơ cấp: là 25 mã nghề đào tạo tập chung chủ
yếu các nghề nông nghiệp, điện, xây dựng, mộc, sửa chƣa xe máy... Các
chƣơng trình này tập trung dạy các kiến thức rất căn bản, mang tính chất cầm
tay chỉ việc. Thời gian đào tạo ngắn, do vậy mục tiêu là làm cho học viên hiểu
các nguyên lý cơ bản và sửa chữa, làm đƣợc những công việc thông thƣờng,
không đòi hỏi các kiến thức chuyên môn sâu
b) Ngành nghề đào tạo:
Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bƣớc đƣợc điều chỉnh theo nhu cầu
của thị trƣờng lao động. Các ngành tập chung đào tạo ngắn hạn, dài hạn từ
những năm 2009 chỉ tập chung các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y là chính,
đến năm 2013 đã có sự điều chỉnh dần sang các ngành kỹ thuật nhƣ: vận hành
nhà máy thủy điện, Xây dựng, mộc, sửa chữa ô tô, kế toán…
Bảng 3.7. Các ngành nghề đƣợc cấp phép đào tạo từ năm 2009-2013
Số lƣợng cấp phép đào tạo
Ngành, nghề đào tạo
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
1. Cao đẳng nghề
240
350
490
Vận hành nhà máy thủy điện
35
35
35
Kỹ thuật xây dựng
35
35
35
Điện công nghiệp
35
35
35
Kế toán doanh nghiệp
100
105
105
Thú y
35
35
35
Công nghệ ô tô
35
Quan trị cơ sở dữ liệu
35
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
35
Quản trị cơ sở dữ liệu
35
2. Trung cấp nghề
280
280
385
420
455
47
Số lƣợng cấp phép đào tạo
Ngành, nghề đào tạo
Năm
2009
Vận hành nhà máy thủy điện
Kỹ thuật xây dựng
Điện công nghiệp
Thú y
Công nghệ ô tô
Quan trị cơ sở dữ liệu
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Điện dân dụng
Điện tử dân dụng
May thời trang
Gia công chế biến sản phẩm mộc
Trồng cây lƣơng thực, thực phẩm
3. Sơ cấp nghề
Các nghề nông, lâm, ngƣ nghiệp
Hàn, Cơ khí, sửa chữa
May, Mộc, xây dựng
Điện, điện tử dân dụng
Năm
2010
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
455
250
70
35
100
35
585
300
150
35
100
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
935
450
210
70
205
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
35
970
450
210
105
210
35
35
35
35
35
35
35
35
35
70
35
35
970
450
210
105
210
(Nguồn do Phòng Lao động-TBXH Tp Hà Giang và các CSDN năm 2009-2013)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy: Công tác đào tạo nghề hiên nay vẫn
còn thiếu những nghề dịch vụ mà nhu cầu lao động của thành phố cần nhƣ: lễ
tân, buồng- phòng, nấu ăn, hƣớng dẫn viên du lịch, chăm sóc sắc đẹp, khai
thác mỏ, chế biến khoáng sản…
c) Phương pháp, hình thức đào tạo nghề
Theo báo cáo đánh giá Tổng kết đề án phát triển dạy nghề của thành
phố 3 năm thì ngƣời học nghề đƣợc đào tạo tại các trƣờng chính quy công lập,
độc lập rất ít cơ sở đào tạo nghề tổ chức các lớp hợp bên cạnh doanh nghiệp.
Chính vì vậy học viên đƣợc học với một chƣơng trình có sẵn đƣợc xây dựng
trƣớc cả lý thuyết và thực hành, đƣợc diễn ra tại cơ sở đào tạo nghề.
nghiệp
, TTDN xuống trực tiếp
lớp
48
học
thuyết đƣợc thực
học
.
Phƣơng pháp và hình thức đào tạo hiện nay chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức, vẫn còn bất cập. Hình thức đào tạo phổ biến và hiệu quả trên thế giới
hiện nay đƣợc rất nhiều các nƣớc phát triển áp dụng là mô hình trƣờng nghề
thuộc doanh nghiệp. Ở nƣớc ta và Hà Giang hình thức đào tạo này vẫn chƣa
đƣợc chú trọng đúng mức, thời gian gần đây mới bƣớc đầu đƣợc xem xét và
thử nghiệm ở một số doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức đào tạo không
phù hợp đã dẫn tới tốn kém về chi phí, chất lƣợng ĐTN không cao.
Tuy nhiên hiện nay việc lựa chọn phƣơng pháp đào tạo, cách thức
giảng dạy vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Có một thực tế là phƣơng pháp giảng
dạy truyền thống với những đặc trƣng: quy mô lớp lớn, chủ yếu là thông tin
một chiều giữa giảng viên và học viên… Điều này đã hạn chế tính tính cực và
sáng tạo của học viên. Phƣơng pháp đào tạo hiện đại với đặc trƣng là sử dụng
các bài giảng ngắn kết hợp với các tình huống, thảo luận nhóm, mô phỏng
bằng hình ảnh 3D nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của học viên ít
đƣợc sử dụng hoặc nếu sử dụng thì tính thuần thục và hiệu quả chƣa cao.
3.3.1.4. Phân tích các nguồn lực cơ bản củ
ị đào tạo nghề
a) Đội ngũ công chức, viên chức
Số lƣợng cán bộ, giáo viên đƣợc biên chế của các CSDN chủ yếu là các
trƣờng Cao đẳng nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm, còn
lại lực lƣợng dạy nghề thủ công mỹ nghệ đa số là giáo viên hợp đồng thỉnh
giảng hoặc nghệ nhân, ngƣời có kinh nghiệm lâu năm truyền nghề theo kiểu
cầm tay chỉ việc.
49
Số lƣợng cán bộ, giáo viên của các CSDN trên địa bàn thành phố mới
đáp ứng đƣợc một phần trong công việc: tổng số 169 ngƣời, 144 biên chế, 25
hợp đồng. Chất lƣợng viên chức nhƣ sau:
+ Trình độ thạc sỹ: 10 ngƣời; quản lý giáo dục 05, điện-điện tử: 01,
nông-lâm nghiệp: 02, xây dựng đảng 01 và quản trị kinh doanh: 01
+ Trình độ đại học: 127 ngƣời (chính quy 39, liên thông và tại chức
88); chuyên ngành kỹ thuật: 29 ngƣời, chuyên ngành kinh tế: 35 ngƣời,
chuyên ngành nông nghiệp: 37 ngƣời, chuyên ngành ngoại ngữ: 06 ngƣời,
chuyên ngành xã hội: 03 ngƣời và chuyên ngành sƣ phạm: 17 ngƣời
+ Trình độ cao đẳng: 22; khối kỹ thuật: 17 ngƣời, kinh tế: 05 ngƣời
+ Trình độ trung cấp: 05; chuyên ngành xã hội: 05
+ Công nhân kỹ thuật: 07
Bảng 3.8: Cán bộ, viên chức tại các CSDN trên địa bàn Tp Hà Giang
Số lƣợng
Tỷ lệ
(người)
(%)
1. Tổng số cán bộ, viên chức
169
100
2. Cán bộ quản lý
52
30,77
3. Giáo viên giảng dạy
117
69,23
+ Trên đại học
10
5,9
+ Đại học
127
75,1
+ Cao đẳng
22
13,0
+ Trung cấp, công nhân KT
12
7,1
+ Dƣới 5 năm
61
36,09
+ Từ 5 năm đến 10 năm
55
32,54
+ Từ 10 năm đến 20 năm
36
21,3
+ Từ 20 năm đến 30 năm
17
10,06
Chỉ tiêu
4. Trình độ độ chuyên môn
4. Cán bộ, giáo viên chia theo thâm niên công tác
(Nguồn do UBND Tp Hà Giang và các CSDN năm 2013)
50
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nghề, hàng
năm các CSDN đã cử giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Từ năm
2009- 2013, đi học sau đại học 19 ngƣời, học đại học 25 ngƣời, học cao đẳng
6 ngƣời, tham gia các chƣơng trình tập huấn của Tổng cục dạy nghề 96 ngƣời,
tham gia chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên viên và chuyên viên chính 35, bồi
dƣỡng nghề trọng điểm quốc gia 03 ngƣời tại Hàn Quốc và Malaysia.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề phát triển nhanh, chất lƣợng có cải
thiện, nhƣng chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Về kỹ năng nghề: Trong tổng số 64,6% giáo viên đang giảng dạy thực hành
và tích hợp chỉ có 47,8% giáo viên đạt chuẩn về kỹ năng nghề (4/7 hoặc
tƣơng đƣơng trở lên).
Tuy nhiên, so với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng đào tạo
thì đội ngũ giáo viên hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc, cần đẩy mạnh việc đào tạo,
nâng cao chất lƣợng GVDN, nhất là kỹ năng thực hành nghề.
b) Cơ sở vật chất
Hiện trạng cơ sở vật chất tại các CSDN, tổng diện tích mặt bằng Các
CSDN tại thành phố Hà Giang hiện nay nhìn chung có diện tích mặt bằng
chƣa đạt tiêu chuẩn qui định, có 3 CSDN có cơ sở vật, còn 2 CSDN chƣa có
địa điểm làm việc khi mở lớp phải đi thuê. Thực hiện chủ trƣơng, chính sách
của Nhà nƣớc trong quy hoạch và phát triển dạy nghề, Tỉnh đã tạo nhiều điều
kiện cho các đơn vị dạy nghề phát triển. CSDN đƣợc quy hoạch ở vị trí nền
đất cao ráo, gần trung tâm hoặc các trục đƣờng, quốc lộ chính. Số phòng học
lý thuyết là 25 diện tích bình quân 60 m2, phòng máy vi tính 05 cái (30
máy/phòng), xƣởng thực hành là 18; trong đó nghề điện-điện lạnh là 7 cái
diện tích bình quân 48m2/cái xƣởng thực hành nghề cơ khí-hàn là 3 cái diện
tích 36m2/cái, xƣởng thực hành nghề ô tô 4 cái 60m2/cái, xƣởng thực hành
nghề xây dựng-mộc 2 cái diện tích bình quấn 120m2/nghề, xƣởng vận hành
nhà máy thủy điện 1 cái diện tích 120m2, xƣởng may 1 cải diện tích 60m2 và
một số thiết bị dạy nghề khác.
51
Kinh phí đầu từ cho cơ sở vật chất ngày càng tăng, nhƣng chủ yếu là
nguồn vốn trung ƣơng, tỉnh chƣa có kinh phí đối ứng.
Bảng 3.9: Số vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất từ 2009-2013
TT
Nguồn vốn
đầu tƣ
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
1
Xây dựng cơ bản
-
11,0
13,5
10,8
11,043
2
Mua sắm thiết bị
3,0
3,0
5,0
6,5
7,0
3,0
14,0
18,5
16,5
18,043
Cộng
(Nguồn do UBND Tp Hà Giang và các CSDN năm 2009-2013)
Phỏng vấn trực tiếp 60 đối tƣợng (gồm 5 CSDN, 35 ngƣời học nghề và
20 ngƣời đã học nghề) thì có 35% số ngƣời trả lời phòng học có chất lƣợng
khá, 45% số ngƣời cho rằng chất lƣợng trung bình, 20% cho răng lạc hậu. Về
xƣởng thực hành có 10% cho là tốt, 37% chất lƣợng khá, 53% số ngƣời trả lời
là trung bình. Thiết bị dạy nghề có 3 nghề đƣợc đầu tƣ mới và đồng bộ (3
nghề trọng điểm quốc gia: mộc, xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện), số
nghề còn lại thiết bị lạc hậu chiếm hơn 60%, có những thiết bị đầu tƣ có tuổi
thọ hơn 10 năm (Máy cắt gọt kim loại, bộ thiết bị điện tử, sửa chữa ô tô…).
Do nguồn lực đầu tƣ có hạn nên việc đầu tƣ cho mua sắm thiết bị dạy
nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, thiết bị cũ chiếm đến 70%. Tuy nhiên
không còn tình trạng dạy “chay” nhƣ những năm học trƣớc 2003.
Những khó khăn: Trang thiết bị là một trong những yếu tố rất quan
trọng bảo đảm chất lƣợng dạy nghề. Tuy nhiên hiện nay, đây là vấn đề còn
thiếu đối với hầu hết các CSDN.
Về chất lƣợng thiết bị dạy nghề: Nhiều nghề thiết bị còn lạc hậu đặc
biệt ở các CSDN đƣợc thành lập trƣớc năm 2009. Cơ sở đƣợc đầu tƣ nghề
trọng điểm hoặc nằm trong các Dự án ODA, đƣợc tăng cƣờng trang thiết bị
hiện đại ngang tầm khu vực, nhƣng xét tổng thể thì các CSDN vẫn còn phải
sử dụng nhiều thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Nhiều nơi do qui mô đào tạo lớn
52
nên vẫn phải kết hợp cả thiết bị mới và thiết bị cũ để đáp ứng nhu cầu dạy và
học nghề. Điều này ảnh hƣởng chung tới chất lƣợng đào tạo nghề.
Về số lƣợng, chủng loại thiết bị Số lƣợng thiết bị phục vụ thực hành
hầu hết không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực hành của sinh viên và theo yêu cầu
của chƣơng trình đào tạo. Số lƣợng sinh viên/thiết bị quy đổi còn cao, do đó
chất lƣợng thực hành, thực tập còn hạn chế
c) Tài chính
Đầu tƣ cho hoạt động dạy nghề chủ yếu từ 02 nguồn: NSNN và nguồn
tài chính ngoài NSNN. Nguồn NSNN: gồm 03 nội dung chủ yếu là nguồn
kinh phí thƣờng xuyên, vốn đầu tƣ xây xây dựng cơ bản và vốn CTMTQG.
- Nguồn kinh phí thƣờng xuyên: các CSDN công lập đƣợc quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm đối với nguồn kinh phí này. Quy định chi tiết về
quyền tự chủ của các cơ sở đƣợc quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Nguồn kinh phí này chủ yếu phục vụ chi lƣợng, văn phòng phẩm, điện
nƣớc,… và nuôi sống bộ máy hoạt động. Kinh phí đƣợc tỉnh cấp theo biên
chế là 55 triệu đồng/biên chế, các CSDN rất vất vả với khoản kinh phí khoán
này, nhiều CSDN không có tiền để thanh toán chế độ thừa giờ của giáo viên.
Bảng 3.10: Kinh phí dầu tƣ cho ĐTN qua các năm 2009 - 2013
Nguồn Kinh phí
Phân theo CT, DA
CTMTQG về Việc làm và
dạy nghề
ĐTN cho LĐNT (ĐA 1956)
Hỗ trợ theo Đề án 844
Thu học phí, lệ phí, khác
Phân theo nguồn NS cấp
NS trung ƣơng
NS địa phƣơng
Nguồn thu học phí
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
(tr.đồng) (tr.đồng) (tr.đồng) (tr.đồng) (tr.đồng)
6.300
17.550
20.570
19.990
20.143
3.000
14.000
18.500
16.500
18.043
1.100
1.200
800
6.300
4.300
1.200
800
1.100
1.600
850
17.550
15.100
1.600
850
1.200
2.200
870
20.570
17.500
2.200
870
1.100
2.500
890
19.990
16.600
2.500
890
1.200
2.500
900
20.143
16.743
2.500
900
(Nguồn do UBND Tp Hà Giang và các CSDN năm 2009-2013)
53
- Vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia: dạy nghề hiện đang triển
khai 02 dự án thuộc CTMTQG Việc làm và dạy nghề là Dự án “Đổi mới
và phát triển dạy nghề”; Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT” còn nguồn thu học
phí là rất nhỏ. Nguồn vốn này tập trung vào ĐTN năm 2009 là 4.300 triệu
đồng, năm 2010 là 15.100 triệu đồng, năm 2011 là 17.500 triệu đồng, năm
2012 là 16.600 triệu đồng và năm 2013 là 16.743 triệu đồng. Các nguồn vốn
này chủ yếu do ngân sách Trung ƣơng cấp chiếm từ 68%-85% trong tổng số
tiền đầu tƣ của các năm.
Nguồn tài chính ngoài NSNN: gồm học phí, lệ phí tuyển sinh
học nghề. Nguồn kinh phí này rất thấp, khó thực hiện vì ngƣời học chủ yếu
là đối tƣợng chính sách. Bình quân mỗi năm thu trên từ 800-2.500 triệu đồng.
Nguồn kinh phí này đƣợc phép sử dụng đê tăng lƣơng (chiếm 40%), số còn
lại chi phí học tập và trang trải các khoản chi khác. Học phí, lệ phí tuyển sinh
học nghề. Quá trình thực hiện rất khó khăn, nhất là việc thu học phí của học
sinh, sinh viên, vì các em cũng rất khó khăn trong cuộc sống.
3.3.1.5. Kết quả đào tạo nghề
Công tác đào tạo nghề có nhiều đổi mới về nội dung, phƣơng pháp và
hình thức. Cơ sở vật chất ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, các loại hình đào
tạo đƣợc đa dạng, dần dần theo hƣớng thị trƣờng lao động. Kết quả đào tạo
nghề đƣợc thể hiện qua biểu 3.11.
54
Bảng 3.11: Kết quả đào tạo nghề cho lao động thành phố Hà Giang giai đoạn 2009-2013
TT
I
1
2
3
4
II
1
2
Chia theo các tiêu chí
Chia theo trình độ đào tạo
Cao đẳng nghề
Trung cấp nghề
Sơ cấp nghề
Dạy nghề thƣờng xuyên
Chia theo ngành nghề đào tạo
Nông lâm nghiệp
Trồng cây lƣơng thực, thực phẩm
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Thú y
Nghề phi nông nghiệp
Vận hành nhà máy thủy điện
Kỹ thuật xây dựng
Điện công nghiệp
Công nghệ ô tô
Quan trị cơ sở dữ liệu
Điện dân dụng
Điện tử dân dụng
Năm 2009
Học
Lớp
viên
22
590
9
11
2
22
8
3
3
2
13
228
300
62
590
252
96
87
69
388
2
2
2
2
1
47
50
61
62
30
Năm 2010
Học
Lớp
viên
24
660
8
11
5
24
8
2
3
3
16
1
1
2
2
2
2
1
212
316
132
660
241
61
91
89
419
17
21
43
45
67
59
29
Năm 2011
Học
Lớp
viên
29
856
3
112
9
271
12
335
5
138
29
856
8
238
2
63
3
92
3
83
21
618
2
58
1
17
2
54
2
48
2
51
2
63
1
30
Năm 2012
Học
Lớp
viên
31
838
4
116
9
265
12
319
6
147
31
838
8
245
2
71
3
95
3
79
23
593
2
71
1
16
3
74
3
71
1
27
2
55
2
63
Năm 2013
Học
Lớp
viên
30
854
4
119
9
274
12
320
5
141
30
854
8
240
2
97
3
85
2
58
23
614
2
48
1
19
3
72
3
69
1
33
2
65
2
52
55
TT
Chia theo các tiêu chí
May thời trang
Gia công chế biến sản phẩm mộc
Cơ khí- Hàn
Điện lạnh
Kế toán
Tin học văn phòng
Nấu ăn
III Chia theo loại hình đào tạo
1 Đào tạo tại CSDN
2 Đào tạo tại CSSX
3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
IV Chia theo giới tính
Nam
Nữ
V Chia theo độ tuổi
Từ 16- 30
Từ 31 - 45
Từ 45-55 hoặc 60 (nam 60, nữ 55)
Năm 2009
Học
Lớp
viên
1
27
1
23
1
16
1
22
22
9
1
12
-
590
228
20
342
590
405
185
590
443
132
15
Năm 2010
Học
Lớp
viên
2
58
1
19
1
35
1
26
24
8
2
14
-
660
212
52
396
660
464
196
660
498
145
17
Năm 2011
Học
Lớp
viên
1
25
1
25
1
19
1
24
3
112
2
59
1
33
29
856
12
383
1
38
16
435
856
641
215
856
678
165
13
Năm 2012
Học
Lớp
viên
1
22
1
26
1
20
1
18
2
72
2
47
1
29
31
838
13
381
1
37
17
420
838
615
223
838
633
187
18
(Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH và các CSDN trên địa bàn TP Hà Giang 2014)
Năm 2013
Học
Lớp
viên
1
26
1
30
1
23
1
25
2
67
2
50
1
35
30
854
13
393
1
31
16
430
854
622
232
854
643
195
16
56
3.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề
3.3.2.1. Quy mô sử dụng lao động trên địa bàn thành phố
Thành phố Hà giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục
của tỉnh nhƣng so với các thành phố trong nƣớc thì quy mô dân số và sử dụng
lao động của xã hội là rất nhỏ. Các tổ chức kinh tế ít và nhỏ, hoạt động trong
lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ là chủ yếu, cơ sở sát xuất công nghiệp-chế biến
ít, diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, phân tán. Lực lƣợng lao động làm việc trong
các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp là chủ yếu. Do đó tâm lý ngƣời đến
tuổi lao động hình thành thói quen là muốn làm việc trong các cơ quan nhà
nƣớc, đơn vị sự nghiệp, không thích làm trong doanh nghiệp tƣ nhân, công ty
TNHH, và các tổ chức ký tế tƣ nhân, hợp tác xã và kinh tế hộ.
Bảng 3.12: Lao động trong các khu vực của Tp Hà Giang
giai đoạn 2009 - 2013
TT
I
1
2
II
1
2
3
4
5
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
So với dân số (%)
Lao động thành thị
Tỷ lệ (%)
Lao động nông thôn
Tỷ lệ (%)
Lao động trong các ngành
Khu vực Nhà nƣớc
Tỷ lệ (%)
Nông lâm ngƣ nghiệp
Tỷ lệ (%)
Công nghiệp - xây dựng
Tỷ lệ (%)
Thƣơng mai, dịch vụ
Tỷ lệ (%)
Lao động thất nghiệp, thiếu
việc làm
Tỷ lệ (%)
Năm
2009
32.173
67,5
24.548
76,3
7.625
23,7
32.173
9.358
29
8.043
25
11.827
36,7
2.237
6,93
Năm
2010
32.895
67,5
25.132
76,4
7.763
23,6
32.895
9.698
29,48
7.895
24
11.963
36,37
2.615
7,95
Năm
2011
33.847
67,6
25.961
76,7
7.886
23,3
33.847
9.739
28,77
8.123
24
12.432
36,73
2.841
8,4
Năm
2012
34.700
67,8
26.684
76,9
8.016
23,1
34.700
9.763
28,13
7.634
22
11.749
33,86
4.826
13,91
Năm
2013
35.574
68
27.392
77
8.182
23
35.574
9.789
27,52
7.115
20
12.913
36,3
5.045
14,18
708
724
712
728
712
2,2
2,2
2,1
2,1
2,0
(Nguồn do phòng Lao động-TB&XH Tp Hà Giang năm 2009-2013)
57
Với dân số toàn thành phố là 52.315 tỷ lệ trong độ tuổi lao động (15-60
tuổi) là 68%, số ngƣời trong độ tuổi lao động là rất lớn 35.574, nhƣng lao
động tập trung chủ yếu trong các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị xã hội là: 9.789, lao động trong nông-lâm nghiệp 7.115, công
nghiệp-xây dựng là 12.913, trong thƣơng mại dịch 5.045vụ và thất nghiệp là
712. Hàng năm với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,14% và 2% tăng dân số cơ
học, do đó lực lƣợng lao động đƣợc bổ sung hàng năm từ 1550-2000 lao động
cho xã hội.
Đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tăng lao động trong
các ngành thƣơng mai - dịch vụ từ 6,93% năm 2009 lên 14,18% Năm 2013,
giảm số lao động trong ngành nông lâm ngƣ nghiệp từ 25% xuống 20% năm
2013. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tạo điều kiện cho
sự phát triển kinh tế theo đúng chủ trƣơng của thành phố.
Trình độ văn hóa của ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng cao, số lao
động có trình độ văn hóa THPT từ 65% năm 2009 lên 72 % năm 2013, đặc
biệt là lao động qua đào tạo có su hƣớng tăng nhanh qua các năm, từ 30%
năm 2009 lên 48% năm 2013.
58
Bảng 3.13: Trình độ văn hóa, chuyên môn của lực lƣợng lao động ở thành phố Hà Giang
Năm 2009
Trình độ văn hóa, chuyên môn
Năm 2010
Số
Tỷ
Số
lƣợng
lệ
lƣợng
I. Trình độ văn hóa
32.173
100
32.895
1. Chƣa tốt nghiệp tiêu học và tốt nghiệp tiểu học
4.504
14
2. Chƣa tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THCS
6.756
3. Chƣa tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp THPT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Tỷ
lƣợng
lệ
lƣợng
lệ
lƣợng
lệ
100
33.847
100
34.700
100
35.574
100
4.276
13
4.062
12
3.817
11
3.557
10
21
6.579
20
6.769
20
6.593
19
6.403
18
20.913
65
22.040
67
23.016
26
24.290
70
25.614
72
II. Trình độ chuyên môn, KT
32.173
100
32.895
100
33.847
100
34.700
100
35.574
100
1. Chƣa qua đào tạo
22.521
70
21.382
65
20.308
60
19.085
55
18.498
52
2. Sơ cấp nghề và tƣơng đƣơng
1.025
3,2
1.315
4,0
1.876
5,5
2.236
6,4
2.579
7,2
3. Trung cấp (chuyên nghiệp, nghề)
1.450
4,5
1.656
5,0
2.079
6,1
2.356
6,8
2.617
7,4
4. Cao đẳng (chuyên nghiệp, nghề)
1.168
3,6
1.307
3,97
1.637
4,8
1.955
5,6
2.265
6,4
5. Đại học
6.009
18,7
7.235
22,03
7.947
23,6
9.068
26,2
9.615
27
Tỷ lệ
(Nguồn do phòng Lao động-TB&XH Tp Hà Giang năm 2009-2013)
59
3.3.1.2. Tạo việc làm mới cho người lao động
Lao động tại thành phố Hà Giang làm trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 27,52%, do đó hàng năm số lƣợng lao động tham gia
các hoạt động kinh tế chiếm không nhiều, chủ yếu là sự dịch chuyển lao động
từ các huyện đến hoặc các tỉnh khác đến.
Bảng 3.14: Số lao động làm việc các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2009-2013
Lao động trong lĩnh vực
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
kinh tế
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng số
32.173
32.895
33.847
34.700
35.574
Khu vực Hành chính, SN
9.358
9.698
9.739
9.763
9.789
Thƣơng mai-dịch vu
2.237
2.615
2.841
4.826
5.045
Công nghiệp- xây dựng
11.827
11.963
12.432
11.749
12.913
Nông lâm ngƣ nghiệp
7.625
7.763
7.886
8.016
8.182
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
30
35
40
45
48
Lao động phi nông nghiệp (%)
75
76
76
78
80
(Nguồn do phòng Lao động-TB&XH thành phố năm 2009 - 2013)
Bảng 3.15: Số lao động đƣợc tạo việc làm mới qua các năm 2009-2013
Lao động trong lĩnh vực
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
kinh tế
2009
2010
2011
2012
2013
1.400
1.450
1500
1.600
1.620
Thƣơng mai-dịch vu
425
460
495
523
617
Công nghiệp xây dựng
306
489
525
567
603
Nông lâm ngƣ nghiệp
669
501
480
510
400
Tổng số
(Nguồn do phòng Thống kê thành phố năm2009- 2013)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quá trình này tất yếu làm
tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp- xây dựng và thƣơng mạidịch vụ, và làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Phải thấy rằng cả ba khu
vực kinh tế đều phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm mới, trong đó khu vực
60
thƣơng mại- dịch vụ đã tạo thêm đƣợc nhiều việc làm nhất (617 việc làm),
tiếp đến là khu vực "Công nghiệp và xây dựng" (603 việc làm). Hai khu vực
này cũng có đƣợc sự tăng lên trong tỷ trọng lao động chiếm trong tổng số lao
động của cả nền kinh tế. Có sự dịch chuyển lao động rõ nét giữa các ngành
kinh tế trong 5 năm qua.
3.3.1.3. Thực trạng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề
Trong những năm qua, giải quyết việc làm cho lao động đƣợc thành
phố rất quan tâm, chú trọng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.
Hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi kết thúc khóa học: Với những học
viên đƣợc đào tạo nghề, việc tìm kiếm việc làm sau khi kết thúc khóa học là
một vấn đề cần quan tâm. Số liệu khảo sát của phòng Lao động-TB&XH và
phòng Thống kê thành phố cho thấy, trong số 150 ngƣời trả lời đã có 40,5%
trả lời đƣợc hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi ra trƣờng; còn lại 59,5% chƣa
nhận đƣợc hỗ trợ. Điều đó cho thấy, việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm còn thấp so
với yêu cầu của học viên.
Các phƣơng thức hỗ trợ tìm kiếm việc làm: Theo kết quả khảo sát, các
học viên đƣợc hỗ trợ tìm kiếm việc làm thông qua các phƣơng thức hỗ trợ tìm
kiếm việc làm sau: thông qua cơ sở đào tạo và doanh nghiệp liên kết 20,76%,
dịch vụ Tƣ vấn việc làm 24,05%, Hội chợ việc làm 10,13% và các hình thức
khác 45,06%.
Số ngƣời có việc làm và thu nhập sau khi đƣợc đào tạo nghề: Cũng
theo kết quả từ cuộc khảo sát về tỷ lệ ngƣời có việc làm sau khi đào tạo nghề,
báo cáo của nhóm nghiên cứu thành phố Hà Giang đã thu đƣợc kết quả nhƣ
sau: 63,6% ngƣời đƣợc điều tra trả lời có việc làm và 36,4% chƣa có việc
làm. Trong số những ngƣời có việc làm, có 63,5% trả lời đƣợc làm đúng nghề
đƣợc đào tạo, 36,5% không làm đúng nghề đã đƣợc đào tạo. Tuy nhiên, trong
số những lao động có việc làm này khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp thì
có đến 42,8% phải đào tạo lại để phù hợp với công việc. Đối với những lao
61
động tìm đƣợc việc làm thì thu nhập hàng tháng của họ là từ 1,7 - 2 triệu
chiếm 39,8%, thu nhập từ 2,1 - 2,5 triệu chiếm 37,2%, các thu nhập cao hơn
(từ 2,6 triệu trở lên) hoặc thấp (dƣới 1,5 triệu) chỉ chiếm tỷ lệ thấp, tƣơng ứng
là 17,7% và 5,3%.
Số ngƣời chƣa có việc làm và nguyên nhân trong số 36,4% ngƣời chƣa
có việc làm, khảo sát đã tiến hành tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hƣởng
chính đến việc làm của ngƣời lao động với 27,38% tỷ lệ trả lời do chƣa tìm
đƣợc nơi làm việc thích hợp; 31,43% do chƣa tìm đƣợc công việc đúng nghề
đào tạo; 11,43% do chƣa muốn đi làm; 19,52% thiếu thông tin về tuyển dụng
lao động và 10,24% vì các lý do khác nhau.
Tóm lại, các hình thức hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi kết thúc khóa
học cho học viên có hiệu quả chƣa cao. Sau khi kết thúc khóa học, còn một
lƣợng khá lớn học viên khó kiếm việc làm. Số ngƣời có việc làm sau khi ra
trƣờng chiếm tỷ lệ chƣa cao 63,6% (vẫn còn đến 36,4% chƣa tìm đƣợc việc
làm), số ngƣời phải đào tạo lại chiếm tỷ lệ lớn (42,8%). Những con số này
cho thấy công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cho các học viên khi đăng ký học nghề
vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt cũng nhƣ hiệu quả đào tạo nghề vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu xã hội. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
chƣa chặt chẽ (cả về trách nhiệm và quyền lợi). Mặc dù một số cơ sở đào tạo
vẫn liên kết với doanh nghiệp đào tạo lao động nhƣng trên thực tế các trƣờng
vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chƣa thực sự đào tạo
theo “cầu” của doanh nghiệp.
3.3.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về ĐTN gắn với GQVL
Những năm gần đây công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc
Trung ƣơng rất qua tâm, Ban hành Luật Dạy nghề, Chiến lƣợc đào tạo nghề
dài hạn 2011-2020, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ban ngành từ
trung ƣơng đến địa phƣơng về công tác ĐTN và giải quyết việc làm.
62
a) Chính sách đối với người học nghề
+ Chính sách chung
- Chính sách tuyển thẳng vào học nghề và chính sách ƣu tiên khi xét
tuyển, thi tuyển theo đối tƣợng và theo khu vực.
- Học bổng khuyến khích học nghề: Học sinh, sinh viên có kết quả học
tập đạt loại khá, giỏi, xuất sắc. Học sinh, sinh viên đạt giải các kỳ thi tay nghề
và có kết quả rèn luyện từ loại khá trở lên thì đƣợc xét cấp học bổng khuyến
khích học nghề của năm đó.
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các CSDN
đƣợc vay vốn để học nghề. Học sinh, sinh viên đƣợc hƣởng chế độ miễn,
giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham
quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
+ Đối với lao động nông thôn: Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn,
hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ tiền đi lại. Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn,
đƣợc vay để học nghề; Đƣợc hƣởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân
tộc thiểu số khi tham gia học nghề trình độ CĐN, TCN đối với LĐNT là
ngƣời dân tộc thiểu số thuộc diện hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với
cách mạng, hộ nghèo, LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề
đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với các khoản vay học nghề; Đƣợc
vay vốn để tự tạo việc làm sau khi học nghề.
+ Đối với thanh niên: Đƣợc hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi để học
nghề; Đƣợc hƣởng chính sách tín dụng ƣu đãi để đào tạo bồi dƣỡng doanh
nhân trẻ và khởi sự doanh nghiệp, mở rộng làng nghề.
+ Đối với người nghèo: Miễn giảm học phí đối với học viên thuộc hộ
nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo; Đƣợc hỗ trợ
chi phí đào tạo nghề ngắn hạn, hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ tiền đi lại đối với
ngƣời nghèo là LĐNT; Đƣợc hƣởng chính sách dạy nghề đối với học sinh
dân tộc thiểu số đối với học viên là LĐNT, lao động nữ thuộc hộ nghèo, hộ
63
có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo khi tham gia các khóa học trình độ
TCN, CĐN.
+ Đối với thương binh, người tàn tật, khuyết tật: Đƣợc tƣ vấn học
nghề theo khả năng của ngƣời khuyết tật; Đƣợc tham gia học nghề phù
hợp; Miễn giảm học phí đối với ngƣời học nghề mà khả năng lao động bị
suy giảm từ 41% trở lên; Giảm 50% học phí đối với ngƣời học nghề mà
khả năng lao động bị suy giảm từ 31% đến 40%; Đƣợc hƣởng học bổng
chính sách đối với học sinh, sinh viên là thƣơng binh, ngƣời tàn tật, khuyết
tật thuộc diện không hƣởng lƣơng hoặc sinh hoạt phí trong thời gian tham
gia học nghề; Trợ cấp xã hội đối với ngƣời tàn tật, khuyết tật bị suy giảm
khả năng lao động từ 41% trở lên.
+ Đối với người dân tộc thiểu số: Học sinh tốt nghiệp trƣờng trung học
cơ sở dân tộc nội trú, trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú
dân nuôi đƣợc tuyển thẳng vào học trƣờng TCN; Miễn giảm học phí đối với
học sinh, sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu
nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo; Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn
hạn, hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ tiền đi lại đối với ngƣời dân tộc thiểu số là LĐNT
hoặc lao động nữ; Đƣợc hƣởng học bổng chính sách;
+ Đối với bộ đội xuất ngũ: Đƣợc hỗ trợ một lần để học nghề; Nếu học
trình độ CĐN, TCN, ngoài các chính sách của ngƣời học nghề còn đƣợc học
nghề theo cơ chế đặt hàng. Nếu học trình độ sơ cấp nghề (SCN) thì đƣợc cấp
thẻ học nghề; Đƣợc vay vốn để học nghề.
+ Đối với phụ nữ: Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, hỗ trợ tiền
ăn, hỗ trợ tiền đi lại đối với lao động nữ thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu
đãi, ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời
tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các
doanh nghiệp; Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn đối với lao động nữ
còn lại; Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn, đƣợc vay để học nghề;
64
+ Đối tượng cử tuyển: Đƣợc thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
Đƣợc cấp học bổng, miễn học phí và hƣởng các chế độ ƣu tiên khác theo quy
định hiện hành của Nhà nƣớc trong thời gian đào tạo; Đƣợc tiếp nhận và phân
công công tác sau khi tốt nghiệp.
b) Chính sách đối với giáo viên dạy nghề/ người dạy nghề
- GVDN trong các trƣờng công lập đƣợc hƣởng chính sách tiền lƣơng
và chính sách tiền lƣơng dạy thêm giờ. Thời gian giảng dạy của giáo viên
trong biên chế các CSDN công lập đƣợc tính hƣởng phụ cấp thâm niên.
- Giáo viên làm công tác quản lý; giáo viên kiêm công tác đảng, đoàn
thể; giáo viên dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; giáo
viên trong thời gian tập sự, thử việc, nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng đƣợc giảm
giờ giảng so với số giờ giảng tiêu chuẩn.
- Giáo viên chƣa đạt chuẩn sẽ đƣợc bồi dƣỡng chuẩn hóa, giáo viên
đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên, những giáo viên đã đạt chuẩn đƣợc bồi dƣỡng
nâng cao.
- Nhà giáo, cán bộ quản lý công tác ở các trƣờng chuyên biệt, vùng có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng một số loại phụ cấp,
trợ cấp sau: phụ cấp ƣu đãi; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thu hút; phụ cấp
lƣu động; trợ cấp thăm quan, học tập, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; trợ
cấp lần đầu, đƣợc giải quyết nhà công vụ…
- Giáo viên dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
đƣợc hƣởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. GVDN cho ngƣời tàn
tật, khuyết tật đƣợc hƣởng phụ cấp đặc thù.
c) Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
- Hỗ trợ CSDN thực hiện dạy nghề cho ngƣời nghèo theo hợp đồng đào
tạo nghề do cơ quan LĐTBXH đặt hàng (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và
thời gian học nghề thực tế do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quy định). CSDN
tham gia dạy nghề cho LĐNT đƣợc xem xét, hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy nghề. Các trƣờng đƣợc lựa chọn nghề trọng điểm sẽ đƣợc đầu tƣ tập
65
trung, đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lƣợng đào tạo nghề (gồm CSVC - TTB
dạy nghề, chƣơng trình, giáo trình, giáo viên và CBQLDN).
- Đối với CSDN công lập thuộc các tỉnh miền núi đƣợc ƣu tiên đầu tƣ
đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lƣợng dạy nghề đạt trình độ quốc gia; phát triển
và hỗ trợ đầu tƣ các trƣờng dạy nghề dân tộc nội trú và khoa dân tộc nội trú
trong các trƣờng CĐN, TCN; tiếp tục hỗ trợ đầu tƣ cho các TTDN công lập.
- Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng điểm của Đoàn thanh
niên đƣợc hỗ trợ đầu tƣ nâng cao năng lực và hiện đại hóa từ kinh phí Đề án
Hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm.
- CSDN ngoài công lập đƣợc hƣởng một số chính sách nhƣ: Thuê dài
hạn cơ sở vật chất với giá ƣu đãi; Đƣợc giao đất hoặc thuê đất đã hoàn thành
giải phóng mặt bằng; Đƣợc miễn lệ phí trƣớc bạ khi đăng ký quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất, đƣợc miễn các khoản phí, lệ phí khác
liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất; Đƣợc ƣu đãi về thuế giá
trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Đƣợc ƣu đãi về thế thu nhập
doanh nghiệp; Đƣợc hƣởng các loại hình ƣu đãi tín dụng đầu tƣ phát triển của
Nhà nƣớc;
d) Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề
Doanh nghiệp đƣợc thành lập CSDN để đào tạo nhân lực trực tiếp trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho xã hội; Đƣợc tổ chức dạy nghề
hoặc liên doanh, liên kết với CSDN để tổ chức dạy nghề, tổ chức nghiên cứu,
sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; Đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ khi tiếp
nhận ngƣời tàn tật, khuyết tật vào học nghề và làm việc cho doanh nghiệp;
Đƣợc mời tham gia hội đồng thẩm đinh chƣơng trình, giáo trình dạy nghề,
giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành, tham gia xây dựng TCKNNQG; Đƣợc trừ để
tính thu nhập chịu thuế đối với các khoản đầu tƣ, chi phí hợp lý để duy trì
hoạt động của CSDN trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp; Doanh nghiệp có đề án tự tổ chức dạy nghề theo hình thức
truyền nghề, vừa học vừa làm và nhận ngƣời nghèo vào làm việc ổn định tại
66
doanh nghiệp tối thiểu 24 tháng sẽ đƣợc hỗ trợ kinh phí từ NSNN; Đƣợc
hƣởng các chính sách nhƣ CSDN ngoài công lập; Đƣợc tham gia đấu thầu, đặt
hàng dạy nghề.
Các chủ trƣơng, chính sách về công tác ĐTN gắn với GQVL đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc ban hành kịp thời, hàng năm có bổ sung chỉnh sửa để phù
hợp với điều kiện thực tế. Các địa phƣơng, cũng nhƣ ở Hà Giang đã chủ động
ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các CSDN, các doanh nghiệp trên
địa bàn và ngƣời lao động tham gia vào công tác ĐTN gắn với GQVL.
Tuy nhiên qua trình thực hiện cũng còn nhiều bất cấp: Chƣa có chế tài
quy định việc hợp tác giữa doanh nghiệp với CSDN, bắc buộc doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất phải bố trí tiếp nhận học viên đến thực tập sản xuất hoặc
trong quá trình đào tạo các phần thực hành nên thực hành tại xƣởng của
doanh nghiệp (vì doanh nghiệp thấy có lợi về nhân công thì mới hợp tác),
điều này giúp đào tạo gắn liền với công nghệ sản xuất. Việc khó thƣ hai chính
là khâu thủ tục hành chính, nhất là thanh toán, cấp kinh phí đào tạo cho các
đối tƣợng đƣợc hỗ trợ học nghề, thủ tục bị lạm dụng, các giấy tờ nhiều là cho
ngƣời học, CSDN không còn mặn mà.
3.3.4. Nhận thức của xã hội về học nghề gắn với việc làm
Hiện nay có một thực tế không thể phủ nhận là đa số ngƣời dân không
muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trƣờng đại học ngày
một rộng mở với nhiều hệ đào tạo, nhiều loại hình, tạo cơ hội tốt nhất để mọi
ngƣời có thể đến với các giảng đƣờng đại học. Và hệ lụy tất yếu, số ngƣời
đến với học nghề thì ngày càng ít đi, trong khi đó, lao động qua đào tạo nghề
lại là lực lƣợng lao động chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.
Học đại học để trở thành kỹ sƣ, bác sỹ hay cử nhân. Đó là niềm mơ ƣớc
của đa số học sinh và là mong mỏi của các bậc phụ huynh. Bằng mọi cách,
bằng mọi giá phải cho con học đại học, bởi quan niệm có tấm bằng đại học sẽ
kiếm đƣợc một công việc ổn định để tạo dựng cuộc sống. Với nhận thức
67
không đúng của xã hội về việc học nghề, làm nghề nên trong nhƣng năm qua,
ngƣời dân chỉ muốn con em của họ vào học đại học. Điều này dẫn đến một hệ
lụy đáng buồn: Ngoài việc gây mất cân đối trong cơ cấu nhân lực của quốc
gia, thiếu hụt lực lƣợng lao động qua đào tạo nghề cho sự phát triển kinh tế
đất nƣớc thì đó còn là sự lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của ngƣời học
và gia đình của họ.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Trƣớc hết đó là do tâm lý
coi trọng bằng cấp của phụ huynh, học sinh và xã hội. Và nguyên nhân sâu xa
nhất là do hạn chế trong việc nhận thức về nghề nghiệp. Các tiết hƣớng
nghiệp dạy nghề ở các trƣờng THPT chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu các
trƣờng đào tạo theo từng ngành học; khối học, năng lực học của học sinh mà
chƣa có sự định hƣớng cụ thể, giới thiệu về nghề nghiệp, việc làm sau khi học
sinh tốt nghiệp các ngành, nghề đã học. Học sinh rất mù mờ về cơ hội việc
làm, về ngành nghề mình theo học.
Nhận thức lệch lạc và thiếu định hƣớng về nghề nghiệp đang là thực
trạng đáng cảnh báo trong giới trẻ hiện nay. Việc phân luồng học sinh đã
đƣợc chỉ đạo tại Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII). Năm 2011, Bộ Chính
trị đã ban hành Chỉ thị 10-CT/TW, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2015 có ít
nhất 15% HS sau tốt nghiệp THCS đi học trung cấp nghề
, đến năm 2020 con số này là 30%. Tuy nhiên đến nay, công tác phân
ẫn còn bế tắc khi số lƣợng HS tốt nghiệp
luồ
THCS đi học nghề khá thấp.
, những năm gần đây, việc phân luồng học
THCS đã đƣợc chú trọng hơn. Tỉnh ban hành Đề án 844 của UBND tỉnh ban
hành ngày 8/5/2013, về việc dạy học văn hóa gắn với đào tạo nghề cho học
viên tại Trung tâm GDTX huyện, giai đoạn 2013 - 2015, định hƣớng đến 2020.
Qua thực tế triển khai, các CSDN và Trung tâm GDTX các huyện,
thành phố đã tích cực phối hợp tuyển sinh. Tại thành phố Hà Giang mở đƣợc
68
22 lớp, gắn học nghề với văn hóa. Nhìn chung bƣớc đầu có dấu hiệu tích cực,
các học sinh đƣợc tiếp cận ngay từ lớp 10, các em đƣợc tự chon nghề học, cơ
sở vật chất và giáo viên do các CSDN bố trí. Ngoài ra các em còn đƣợc hƣởng
các chế độ, chính sách về học nghề, đƣợc tƣ vấn việc làm và giới thiệu việc
làm sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá của các CSDN, học sinh theo học có
đông hơn, nhƣng đa số học để đối phó, để đƣợc cộng điểm khi thi tốt nghiệp
và lấy tiền trợ cấp hàng tháng, chất lƣợng học các em chƣa quan tâm (bỏ giờ,
bỏ tiết nhiều). Tại trƣờng Cao đăng nghề Hà giang, nhà trƣờng cùng doanh
nghiệp tƣ vấn và tuyển lao động đi làm ngoài tỉnh, nhƣng các em đi làm rất ít,
lý do các em đƣa ra là không muốn xa gia đình. Nhƣng thực chất, các em
chƣa có ý thức trong việc lập thân, lập nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật kém, tay
nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp.
Phỏng vấn học sinh đang học THPT tại Trung tâm giáo dục thƣờng
xuyên, THPT Ngọc Hà, THPT Lê Hồng Phong về học nghề; 15% trả lời sẽ
tham gia học nghề khi không đỗ đại học, còn lại 85% không thích học nghề.
Các em thích học đại học hoặc cao đẳng hàn lâm hơn và học nghề chỉ khi bị
nhỡ nhàng trong thi cử thị mới học. Điều này cho thấy, các em chƣa đƣợc
định hƣớng nghề nghiệp, chỉ thích theo trào lƣu của xã hội, không tính đến
tƣơng lai sau nay. Đây là thực trạng đáng buồn, là hệ quả của xã hội sính bằng
cấp, sự vào cuộc của các cấp các ngành trong việc tuyên chuyền ĐTN chƣa
đƣợc chu đáo, CSDN chƣa phối hợp tốt với các trƣờng phổ thông trong khâu
tƣ vấn, hỗ trợ định hƣớng nghề nghiệp, việc làm…
3.3.5. Đào tạo nghề gắn với chủ thể sử dụng lao động (doanh nghiệp, các
cơ sở kinh doanh, dịch vụ)
Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo đảm và nâng cao chất
lƣợng dạy nghề. Dạy nghề chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp khi
gắn kết đƣợc với doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể trong
69
quá trình dạy nghề. Mặt khác, việc dạy nghề chính là đào tạo lao động cho
doanh nghiệp, doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng kết quả, sản phẩm của quá trình
dạy nghề. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào dạy nghề.
Tuy nhiên hiện nay, chính sách phát triển nhân lực Việt Nam và của Hà
Giang, xác định không cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác
đào tạo nhân lực. Hầu hết doanh nghiệp không quan tâm đến đào tạo, chỉ
quan tâm đến tuyển dụng. Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy, cơ
chế trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề là nguyên tắc cơ bản của đào
tạo nhân lực.
Tham khảo kinh nghiệm của Đức, cơ chế đào tạo nghề "KÉP" (Dual
system) là mô hình đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới học tập bởi tính ƣu việt của
nó: Việc học lý thuyết ở trƣờng (chiếm 30% thời gian), việc thực hành, thực
tập ở doanh nghiệp (chiếm 60-70% thời gian). Do vậy, kết quả đào tạo bảo
đảm chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Khảo sát tại một số CSDN và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Giang, về nội dung của việc kết nối giữa đào tạo gắn với việc làm giữa CSDN
và doanh nghiệp chƣa thực sự có kết nối:
Từ năm 2009 đến nay, đã tổ chức 03 hội nghị bàn về sự hợp tác đào tạo
lao động giữa doanh nghiệp và CSDN. UBND tỉnh, sở Lao động và các ngành
chủ trì và làm cầu nối giữ doanh nghiệp và CSND. Đồng thời kêu gọi các
doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề và giải quyết việc làm. Sự phối
hợp giữa CSDN và doanh nghiệp thể hiện qua các mặt sau:
ngành nghề, trình độ đào tạo, về số lƣợng và những yêu cầu về chuẩn kỹ năng
hành nghề cần có: Các hoạt động này, các CSDN và doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố chƣa có sự phối hợp với nhau, những thông tin về nhu cầu lao
động, trình độ đào tạo nghề cần tuyển dụng của doanh nghiệp hàng năm chƣa
đƣợc các CSDN cập nhật hay là doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các
CSDN. Hoạt động này đang bỏ ngỏ, có thì chỉ mang tính chất tham khảo.
70
Tại trƣờng Cao đẳng nghề Hà Giàng, việc thu thập thông tin về nhu cầu
lao động hàng năm là rất ít, từ năm 2009 đến nay thực hiện 01 lần, nhƣng việc
thu thập số liệu vê nhu cầu lao động chƣa trở thành hoạt động thƣờng xuyên,
dữ liệu thu thập đƣợc chƣa đƣợc ứng dụng vào công tác đào. Còn các CSDN
khác không có hoạt động tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp, họ xây dựng kế
hoạch trên cơ sở đăng ký học nghề của các xã, phƣờng, các đoàn thể nhân dân
cơ sở và chỉ tiêu giao của cấp thành phố.
- Phối hợp xây dựng, phát
động rất bổ ích cho ngƣời học nghề, giúp học viên thực hành trên các thiết bị
của doanh nghiệp, từ đó hành thành đƣợc các kỹ năng cần thiết trong thực tế,
tạo tác phong làm việc công nghiệp và có thu nhập.
Hiện tại các CSDN chƣa phối hợp tốt với cơ sở sản xuất, khảo sát
trƣờng Cao đẳng nghề chỉ có hai nghề đƣợc thực hiện là nghề Kỹ thuật xây
dựng và nghề Vận hành nhà máy thủy điện. Đối với nghề kỹ thuật xây dựng,
học viên đƣợc đƣa đến công trƣờng xây dựng, ở đó đƣợc các kỹ sƣ và giám
sát kỹ thuật chỉ bảo và uốn nắn các kỹ thuật xây, trát, làm giàn giáo, làm sắt,
đổ bên tổng…., Còn nghề Vận hành nhà máy thủy điện ký hợp đồng đào tạo
với Thủy điện Nho Quế 01 lớp với 17 học viên. Học viên đƣợc đƣa đến nhà
máy thủy điện Nậm Mu, doanh nghiệp hƣớng dẫn kỹ thuật, tập làm quen với
máy móc tại nhà máy, trực ca, vận hành, các thao tác kỹ thuật từ khởi động
máy đến đóng hòa vào điện lƣới… Quá trình của học của học viên đƣợc nhà
máy nghiệm thu từng phần và trả tiền theo hợp phần đào tạo, sau khi tốt
nghiệp các em đƣợc nhà máy nhận vào làm việc.
Các CSDN trên địa bàn thành phố chƣa phối hợp với doanh nghiệp xây
dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình, chuẩn kiến thức kỹ năng các trình độ
đào tạo; phối hợp tuyển sinh đào tạo; phối hợp đánh giá kết quả học tập của
71
ngƣời học trong các kỳ thi hoặc đánh giá kỹ năng nghề; Sự phối hợp giữa
dụng sản phẩm sau đào tạo chƣa thực hiện đƣợc, vì các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố chủ yếu là doanh nghiệp thƣơng mại và doanh nghiệp xây
dựng. Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, số lƣợng rất ít và không có sự gắn
kết giữa CSDN và doanh nghiệp.
Trong các nghề về nông-lâm nghiệp nhƣ kỹ thuật trồng rau, chăn nuôi,
thì đƣợc sự ủng hộ của các xã, phƣờng, hợp tác xã nông nghiệp là mở lớp tại
nơi sản xuất nông nghiệp. Học viên thực hành trên diện tích của các nông hộ,
sản phẩm làm ra học viên đƣợc thu hoạch. Tuy nhiên, các lớp học chƣa đáp
ứng đƣợc nguyện vọng của ngƣời học, vì: học viên muốn học những kỹ thuật
canh tác tiên tiến, các sản phẩm cây trồng mới, có giá trị hàng hóa cao, các kỹ
năng về quản lý sau thu hoạch… thì chƣa đáp ứng đƣợc. Lớp học mở ra
thƣờng giới thiệu những kiến thức trồng trọt, chăn nuôi những cây, vật nuôi
thông thƣờng, hàm lƣợng kiến thức chung chung, chƣa đƣa các tiến bộ khoa
học vào áp dụng.
Một số doanh nghiệp hợp tác với CSDN nhƣ: Doanh nghiệp An thông
đến trƣờng Cao đẳng nghề liên kết trong đào tạo; khi tiến hành đƣa các em đi
thực hành tại nơi sản xuất của doanh nghiệp ba tháng. Thực hành tại nhà máy
các em đƣợc hƣởng lƣơng 2 triệu đồng/em và các khoản trợ cấp khác. Kết
thúc khóa đào tạo tuyển các học viên học nghề điện, nghề sửa chữa ô tô và
các nghề khác để phục vụ công tác khai thác và chế biến quặng sắt, nhƣng chỉ
đƣợc 5/52 học viên tham gia tuyển chon, chiếm 9,6% đến làm việc số còn lại
không tham gia. Khi phỏng vẫn các em đƣa ra là nghề đó quá vất vả, lại xa
trung tâm thành phố Hà Giang.
Đây là một thực tế đáng buồn, học viên không muốn vất vả, chƣa có ý
thức lao động, ƣớc mơ hoài bão viển vông. Một phần do tâm lý lứa tuổi, phong
tục tập quán, văn hóa bản địa, nhƣng cái chính là sự giáo dục về ý thức nghề
72
nghiệp trong nhà trƣờng của xã hội chƣa thực sự hiệu quả, chƣa giáo dục học
viên đƣợc ý thức, tránh nhiệm về lao động việc làm, chƣa trang bị cho ngƣời
học hành trang vào đời, chƣa động viên, khích lệ học sinh, sinh viên trong việc
lập thân, lập nghiệp và sống có trách nhiệm với xã hội. Đây là sự lãng phí rất
lớn trong đào tạo, tác động không nhỏ đến công tác ĐTN và GQVL.
Qua khảo sát cho thấy, các CSDN và doanh nghiệp cƣa có sự liên kết
chặt chẽ trong việc đào tạo và sử dụng sản phẩm sau đào tạo. Chỉ có một số ít
doanh nghiệp quan tâm đến công tác ĐTN và GQVL, đây là lỗ hổng lớn cần
đƣợc cấp ủy và chính quyền địa phƣơng quan tâm. CSDN chƣa chú trọng thu
thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất và doanh
nghiệp. Việc điều tra, thu thập số liệu về nhu cầu của thị trƣờng lao động để
phục vụ công tác đào tạo nghề trong tƣơng lai chƣa đƣợc quan tâm. Các
doanh nghiệp chỉ biết sử dụng lao động sẵn có, chƣa thực sự vào cuộc cùng
xã hội để giải quyết vấn đề đào tạo NNL có chất lƣợng.
3.3.6. Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát
3.3.6.1. Những tồn tại, hạn chế
- Năng lực của các CSDN còn hạn chế, cơ cấu ngành nghề đào tạo chƣa
phù hợp, chất lƣợng đào tạo chƣa ổn định. Công tác ĐTN chƣa gắn với thị
trƣờng lao động, dẫn đến lãng phí kinh phí đào tạo và gây ra thiệt hại cho
ngƣời học nghề, ảnh hƣởng đến chính sách ĐTN.
- Việc liên kết giữa các CSDN với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, hiệu quả
chƣa cao. Chất lƣợng đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà tuyển
dụng. Số nghề do các CSDN trên địa bàn đào tạo còn chƣa phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động. Chƣa bổ sung thƣờng xuyên các
nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trƣờng lao động; thiếu lao động kỹ
thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và thành phố.
73
- Đội ngũ CBQLDN của các CSDN vẫn còn 75% chƣa đƣợc bồi dƣỡng
về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. Chƣa có cơ sở chuyên đào tạo, bồi dƣỡng đội
ngũ CBQLDN.
- Đội ngũ GVDN còn thiếu về số lƣợng (tỷ lệ học sinh quy đổi trên
giáo viên mới đạt 30 học sinh, sinh viên/giáo viên), hạn chế về trình độ kỹ
năng nghề. Năng lực nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin
học vào dạy học còn hạn chế, do vậy khả năng cập nhật kiến thức và công
nghệ mới của đội ngũ GVDN chƣa hiệu quả.
- Phần lớn CSDN chƣa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng
đƣờng theo quy định. Một số CSDN chƣa có cơ sở riêng, phải thuê giảng
đƣờng, phòng làm việc. Do vậy địa điểm phân tán, khiến cho việc triển khai
các hoạt động đào tạo gặp nhiều khó khăn, thành phố chƣa dành quỹ đất cho
các CSDN. CSDN đƣợc giao đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải
phóng mặt bằng nên công tác xây dựng, hoàn thiện theo kế hoạch còn chậm,
ảnh hƣởng tới công tác đào tạo. Thƣ viện của các trƣờng nhỏ chỉ đáp ứng
khoảng 1% nhu cầu của ngƣời học, số lƣợng đầu sách nghèo nàn. Chƣa có
trƣờng nào có thƣ viện điện tử.
- Xƣởng thực hành thực tập chƣa đáp ứng yêu cầu đào tạo, mặt bằng
nhà xƣởng nhỏ, không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí
thực hành cho học sinh, sinh viên; chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về thiết
kế xây dựng nhƣ tiêu chuẩn chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, thông gió, tải
trọng…Ký túc xá của các trƣờng hiện trung bình mới đủ chỗ cho 15% học
viên hệ chính quy tập trung. Các CSDN không có diện tích dành cho các hoạt
động văn hoá, thể thao.
- Chất lƣợng dạy nghề vẫn còn thấp, nội dung chƣơng trình, giáo trình
giảng dạy chất lƣợng chƣa cao, chƣa gắn chặt lý luận với thực tiễn, tính lôgic,
tính khoa học chƣa cao chƣa thoả mãn nhu cầu của ngƣời học và chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, chƣa phù hợp với sự thay đổi
nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
74
- Việc phân bổ kinh phí còn chậm so với kế hoạch và tiến độ thực hiện,
đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề còn thấp (hệ trung cấp 2,5 triệu đồng/học
viên/năm, hệ sơ cấp 3 triệu/học viên/khóa), số kinh phí này chỉ đủ đối với các
nghề trồng trọt, chăn nuôi, thú y, kế toán, còn các nghề sử dụng vật tƣ nhiều
nhƣ công nghề ô tô, điện, xây dựng, mộc… không đáp ứng đƣợc.
- Số lao động chƣa qua đào tạo nghề còn lớn. Ngƣời lao động có tâm lý
trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nƣớc, ngại học nghề. Tình trạng lao động
không có nhu cầu học nghề hoặc 1 ngƣời học nhiều nghề đang có chiều
hƣớng gia tăng.
- Các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng đã đƣợc
ban hành nhiều, nhƣng vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Các văn bản chỉ đạo đƣợc
ban hành ra nhiều gây nhiễu và khó hiểu, có văn bản chƣa thực hiện đã bị lỗi,
còn chồng chéo. Việc cụ thể hóa của chính quyền địa phƣơng còn chậm, chƣa
cải thiện đƣợc nhiều, nhất là việc thanh toán các khoản hỗ trợ ngƣời học
(nhiều thủ tục, giấy tờ), đôi khi làm cho ngƣời học và các CSDN thấy khó
thực hiện.
Các doanh nghiệp trên địa bàn chƣa tham gia vào công tác ĐTN gắn
với GQVL, chỉ biết sử dụng lao động sẵn có, chƣa thực hiện trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình là phải tham gia vào quá trình ĐTN để tránh lãnh phí trong
đào tạo, giúp ĐTN có hiệu quả hơn, thiết thực hơn và là ngƣời kiểm định chất
lƣợng ĐTN cho các CSDN. Đồng thời các doanh nghiệp là ngƣời định hƣớng
phát triển và đƣa các tiến bộ khoa học cho các CSDN để tham gia vào qua
trình ĐTN, tiến hành trên thực tế, áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến vào
giảng dạy, gắn “lý thuyết với thực tiễn”, “học đi đôi với hành”, điều đó chƣa
thực sự là hiện thực trên địa bàn thành phố Hà Giang.
3.3.6.2. Nguyên nhân của tồn tại
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và các tầng nhân dân về
ĐTN còn chƣa đúng. Các tổ chức chính trị-xã hội các cấp chƣa thấy rõ đƣợc
75
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền vận động thực hiện các
chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về ĐTN gắn với GQVL. Công
tác thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn học nghề cho ngƣời lao động cong nhiều
bất cập, hạn chế. Một bộ phận lớn nhân dân chƣa coi trọng việc học nghề.
Công tác tƣ vấn, hƣớng dẫn và phân luồng học sinh còn yếu. Sự phối
hợp của các CSDN với các trƣờng phổ thông chƣa đƣợc thực hiện tốt, công
tác tƣ vấn học nghề ở cấp phổ thông mang tính hình thức (mỗi tuần có 3 tiết
học, giáo viên dạy nghề kiêm nhiệm), hiệu quả chƣa cao. Việc định hƣớng lựa
chọn ngành nghề đặc trƣng của các cơ sở cũng yếu kém, dẫn đến tình trạng
đào tạo nghề chồng chéo, chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng.
Ngƣời học ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc, dẫn đến tình
trạng thất nghiệp với chính nghề đƣợc đào tạo ra.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu và yếu về chuyên môn, kỹ năng
nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Công tác bồi dƣỡng cho cán bộ, giáo viên
hàng năm chƣa đƣợc chú trọng, chủ yếu bồi dƣỡng về lý thuyết, về sƣ phạm,
còn về thực hành nghề và nâng cao tay nghề chƣa đƣợc chú trọng. Năng lực
nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học vào dạy học còn
hạn chế, do vậy khả năng cập nhật kiến thức và công nghệ mới của đội ngũ
GVDN chƣa hiệu quả Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn lạc hậu, việc
đầu tƣ nâng cấp còn chậm so với yêu cầu của ĐTN. Chƣơng trình, giáo trình
chậm đổi mới, chƣa cập nhật các kiến thức mới. Nội dung chƣơng trình, giáo
trình chƣa đƣợc đầu tƣ bài bản, đồng bộ, nhiều nội dung giảng dạy không
còn phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động, vì vậy chƣa thu hút đƣợc
ngƣời học.
Thông tin thị trƣờng lao động, việc làm còn yếu, không đầy đủ, chƣa
kịp thời nên ngƣời lao động còn lúng túng trong việc lựa trọn nghề, tìm kiếm
việc làm sau khi học nghề. Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm chƣa chuyên
nghiệp, chƣa khoa học. Sự phối hợp hoạt động giữa các trung tâm giới thiệu
76
việc làm, giữa trung tâm với các doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động còn
hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp thông tin thị trƣờng lao động, do
vậy thông tin thị trƣờng lao động lao động chƣa có sự kết nối giữa các CSDN
với doanh nghiệp.
Kinh phí đầu từ cho công tác ĐTN còn thấp so với yêu cầu thực tế
(định mức đƣợc xây dựng từ những năm 2008 do HĐND tỉnh khóa XIV ban
hành), việc huy động xã hội tham gia vào công tác ĐTN chƣa đƣợc quan tâm.
Việc nồng ghép giữ chƣơng trình ĐTN và chƣơng trình khuyến nông, khuyến
công chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả. Cơ sản vật chất, trang thiết bị còn lạc
hậu, chƣa đáp ứng đƣợc yếu cầu đào tạo. Một số thiết bị đƣợc đầu tƣ mới
nhƣng chƣa phát huy tác dụng.
3.3.6.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác ĐTN gắn với GQVL trên địa bàn
thành phố Hà Giang
Các cơ quan chức năng của Tỉnh và thành phố, cấp ủy chính quyền địa
phƣơng cần làm tốt công tác tuyên truyền, tham mƣu, dự báo về công tác dạy
nghề để làm thay đổi nhận thức về ĐTN.
Tỉnh có chính sách phối hợp chặt chữ giữa các CSDN và các trƣờng
học trên địa bàn, trong công tác định hƣớng nghề nghiệp cho giới trẻ. Có sự
phân công gắn với trách nhiệm của từng thành viên trong việc phân luồng
định hƣớng giáo dục nghề nghiệp trong các trƣờng THCS và THPT.
Ƣu tiên đầu từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, tập trung xây dựng
hoàn chỉnh và đồng bộ cơ sở vật chất cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề
trọng điểm của tỉnh cho các CSDN ….
Tỉnh và thành phố Hà Giang cần tăng cƣờng đội ngũ giáo viên, hàng
năm bố trí kinh phí và thời gian để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn,
sƣ phạm, kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng chiến lƣợc phát
triển đội ngũ tri thức phục vụ cho ĐTN, đồng thời ban hành cơ chế chính sách
thu hút nhân tài cho lĩnh vực ĐTN.
77
Đổi mới công tác ĐTN theo hƣớng mở, phải đổi mới tƣ duy từ cấp trên
xuống, với phƣơng châm “Đào tạo đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ của doanh
nghiệp và xã hội không đào tạo những cái có sẵn”. Cải tiến phƣơng pháp đào
tạo, gắn việc học lý thuyết tại trƣờng với thực hành nghề tại doanh nghiệp.
Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá
chất lƣợng đào tạo. Các hình thức đào tạo cần đƣợc đa dạng, phong phú hơn,
các lớp đào tạo phải đƣợc gắn với mô hình sản xuất thực tế tại địa phƣơng.
Đào tạo các nghề phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu, quốc phòng, an ninh của thành phố và gắn với thị trƣờng lao động.
Tập trung đào tạo nghề có chất lƣợng cao, dài hạn thực hiện theo Đề án 844
“Đào tạo nghề gắn với học văn hóa tại các TTGDTX", mở rộng đối tƣợng học
nghề từ THCS theo mô hình “đào tạo kép”. Nâng cao chất lƣợng và định
hƣớng thị trƣờng của hệ thống đào tạo ở tất cả các cấp. Xây dựng hệ thống
đánh giá đào tạo đào tạo theo các chuẩn mực quốc gia. Cải cách nội dung và
phƣơng pháp đào tạo, cần tập trung đánh giá các kỹ năng mà ngƣời học có thể
thu nhận đƣợc hơn là các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ số lƣợng và cơ cấu học viên
theo các ngành học.
Xã hội hóa công tác ĐTN vì hiện nay hệ thống ĐTN chủ yếu do nhà
nƣớc định hƣớng, quản lý và tài trợ. Sự phối hợp giữa các thành viên trong xã
hội còn yếu kém, chƣa có sự gắn kết giữa các bên sử dụng và đào tạo. Do vậy
cần phải có một phƣơng pháp hiệu quả hơn để huy động và sử dụng các
nguồn lực cho phát triển ĐTN. Đặc biệt hệ thống đào tạo phải trở thành một
mắt xích quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
78
3.3.7. Tổng hợp và sử dụng công cụ phân tích ma trận SWOT để tìm ra các
Bên ngoài
Bên trong
giải pháp chủ yếu phát triển ĐTN gắn với GQVL ở thành phố Hà Giang
Tích cực
Điểm mạnh (Strengths):
- Vị trí địa lý thuận lợi, tà trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội của tỉnh. Các khu kinh tế cƣa
khẩu Thanh Thủy và khu công
nghiệp Bình Vàng 20 km. Hệ
thống giao thông thuận lợi, cơ sở
hạn tầng tƣơng đối đồng bộ.
- Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa,
cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp.
- Dân số đang trong giai đoạn cơ
cấu “dân số vàng”. Lực lƣợng lao
động có trình độ văn hóa cao, cần
cù, sáng tạo, thuận lợi cho việc
tiếp thu kiến thức mới.
- Mạng lƣới CSDN đƣợc phân bố
hợp lý, đang đƣợc đầu tƣ mạnh về
cơ sở vật chất, giáo viên, nguồn
lực tài chính.
Cơ hội (Opportunities):
- Nhà nƣớc quan tâm đến ĐTN,
giải quyết việc làm. Nhiều chính
sách mới đã và đang đƣợc ban
hành tạo điều kiện cho CSDN và
ngƣời học;
- Phát triển kinh kế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đƣợc quan tâm đặc
biệt. Khu công nghiệp tập trung đã
đƣợc khuyến kích và đầu tƣ mạnh
mẽ. Nhất là phát triển kinh tế biên
mậu;
- Chiến lƣợng xây dựng, phát triển
NNL giai đoạn 2012-2020 của
tỉnh Hà Giang. Sự vào cuộc của
các cấp các ngành trong việc nâng
cao chất lƣợng NNL
Tiêu cực
Điểm yếu (Weaknesses):
- Diện tích tự nhiên bình luận đầu
ngƣời thấp, đồi núi chiến phân lớn diện
tích, mặt bằng hẹp;
- Tài nguyên, khoáng sản ít, Cơ sở sản
xuất chƣa nhiều. Sản xuất công nghiệp
chủ yếu là khai thác và chế biến thô;
- Lao động qua có tay nghề cao chiếm
tỷ lệ nhỏ, năng suất lao động còn thấp;
- Công tác quản lý dạy nghề còn nhiều
bất cập, thiếu đồng bộ và chặt chẽ.
ĐTN chƣa gắn với thị trƣờng lao động;
- Chất lƣợng ĐTN còn nhiều thiếu sót,
đội ngũ làm công tác dạy nghề còn
thiếu về số lƣợng, hạn chế về năng lực
thực hành nghề;
- Công tác điều tra, quy hoạch chƣa
đƣợc quan tâm. Việc liên kết đào tạo
với doanh nghiệp chƣa phát huy tính
chủ động.
Thách thức (Threats):
- Có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
trƣờng chuyên nghiệp trên địa bàn để
thu hút học viên.
- Xã hội có tâm lý coi nhẹ học nghề,
coi trọng học hàn lâm. Việc phân luồng
học sinh từ cấp THCS, THPT gặp khó
khăn.
- Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc
làm còn thấp. Nhiều nghề học song,
ngƣời học không thể nuôi bản thân
bằng nghề đã học nên quay lại nghề cũ
hoặc học ngành nghề khác.
- Công tác xã hội hóa học nghề chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Nguồn lực
đầu tƣ cho ĐTN chủ yếu từ nhà nƣớc
và nguồn vốn đi vay nƣớc ngoài
79
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014- 2020
4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển tới 2020
4.1.1. Dự báo nhu cấu sử dụng lao động qua đào tạo
Căn cứ Phê duyệt chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011-2020, phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020
của Thủ tƣớng chính phủ, Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn
2012-2015 và định hƣởng 2020, Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch dạy
nghề năm 2011, giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến 2020 trên địa bàn
tỉnh Hà Giang
Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo và các vấn đề của ngƣời sử dụng
lao động liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ chuyên
môn, kỹ thuật. Việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và nội dung đào tạo đáp
ứng đƣợc nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội nhằn đáp ứng phát triển kinh tếxã hội và giải quyết việc làm là cấp thiết, đảm bảo nguồn cung cho thị trƣờng
lao động, đồng thời tránh lãnh phí trong đào tạo.
Số liệu khảo sát mới nhất về lao động và việc làm cho thấy nhu cầu sử
dụng lao động qua đào tạo hàng năm tăng trong các lĩnh vực thƣơng mại-dịch
vụ la 230-280, công nghiệp -xây dựng là 310-400, lĩnh vực nông-lâm nghiệp
giảm dần là 380. Đây cũng là su hƣớng chung của xã hội phát triển. Mỗi năm
cần sử dụng từ 950-1060 lao động qua đào tạo, đây là cơ hội lớn để các
CSDN trên địa bàn thành phố có cơ hội tiếp cận và đào tạo số lao động trên
cung cấp cho các doanh nghiệp.
80
Bảng 4.1: Dự kiến nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo
trong các ngành kinh tế từ 2014 - 2020
Số
Nhu cầu sử dụng lao động
Năm
Năm
Năm
TT
qua đào tạo
2014
2015
2020
I
Theo ngành nghề
950
950
1060
1
Thƣơng mại- dịch vụ
230
230
280
100
100
120
Khách sạn, nhà hàng
80
80
100
Chăm sóc sắc đẹp
50
50
60
Công nghiệp-Xây dựng
310
310
400
Cơ khí, sửa chữa
50
50
70
Giao thông-xây dựng
70
70
100
Điện
80
80
100
Vận hành nhà máy thủy điện
50
50
50
Gia công, chế biến
60
60
80
Nông lâm nghiệp
410
410
380
Trồng trọt
150
150
130
Chăn nuôi
130
130
130
Thú y
130
130
120
II
Theo trình độ đào tạo
950
950
1060
1
Cao đẳng nghề
110
110
130
2
Trung cấp nghề
160
160
200
3
Sơ cấp nghề
500
500
600
4
Dạy nghề thƣờng xuyên, bồi dƣỡng, đào
tạo lại và cập nhật kỹ thuật mới
180
180
130
Kinh doanh (Kế toán, quản trị, tiếp thị,
quản lý,…)
2
3
(Nguồn do Phòng Lao động -TB&XH thành phố điều tra năm 2013)
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng của địa phương
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của
việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các
chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của
81
một địa phƣơng, một quốc gia. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là biện
pháp trung tâm của thành phố Hà Giang, nó cho phép không chỉ giải quyết
đƣợc các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội.
Định hƣớng chính của chiến lƣợc việc làm 2011 - 2020 là tạo việc làm
với thu nhập đảm bảo cuộc sống (ít nhất mức thu nhập của ngƣời lao động
phải trên chuẩn nghèo), tức là tạo việc làm có chất lƣợng, bền vững. Nâng cao
chất lƣợng nguồn nhân lực, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động phải gắn với quy hoạch kinh tế - xã hội, các chƣơng trình phát triển kinh
tế, ngành nghề và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.
Thực hiện tốt việc phần luồng học sinh từ cấp phổ thông theo Đề án
844 của tỉnh “Gắn học nghề với dạy văn hóa..”, phấn đấu đến năm 2020 đạt
50% học sinh phổ thông THCS đƣợc tiếp cân học nghề ở trình độ tƣơng
đƣơng sơ cấp nghề, 70% học sinh tại TTGDTX học nghề có trình độ tƣơng
đƣơng trung cấp nghề trở lên.
Thực hiện tốt chiến lƣợc quốc gia về dạy nghề và việc làm giai đoạn
2011-2020. Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao
động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng
đào tạo của một số nghề đạt trình độ quốc gia; hình thành đội ngũ lao động
lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho
ngƣời lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao
th
, đảm bảo an sinh xã hội.. Mở rộng và nâng
cấp hệ thống dạy nghề cho ngƣời lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề,
trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao
động nƣớc ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ nhƣ trên. Có nhƣ vậy mới đáp
ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng lao động trong những năm tới. Trong
đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hƣớng nhu cầu lao
động của thị trƣờng (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất)
tạo khả năng cung cấp lao động có chất lƣợng cao về tay nghề và sức khỏe
82
tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hóa ... cho thị trƣờng trong
nƣớc và thị trƣờng ngoài nƣớc.
Bảng 4.2: Số lƣợng lao động và các ngành nghề đào tạo
Năm
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2020
Số
Số
Số
%
lƣợng
Theo nhóm nghề đào tạo
1000
100
1100
100
1200
100
350
35
450
41
500
41,7
Nhóm nghề dịch vụ-thƣơng mại
250
25
300
27,2
400
33,3
Nhóm nghề nông, lâm, ngƣ nghiệp
400
40
350
31,8
300
25
Theo trình độ đào tạo
1000
100
1100
100
1200
100
Cao đẳng nghề
300
30
350
32
400
33,3
Trung cấp nghề
450
45
500
45,4
550
45,85
Sơ cấp nghề
250
25
250
22,6
250
20,85
xây dựng
lƣợng
%
Ngành nghề
Nhóm nghề Công nghiệp -
lƣợng
%
(Nguồn do phòng Lao động-TB&XH năm 2014)
Mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60% mỗi
năm đào tạo nghề cho 1000-1300 lao động, chuyển dịch đào tạo nghề theo
hƣớng thị trƣờng lao động. Trong đó trọng tâm là các nghề kỹ thuật từ 3541,7%, nghề dịch vụ từ 25-33,3%và nghề nông nghiệp giảm từ 40% xuống
25%. Áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp trọng tâm là các loại
hoa, rau có chất lƣợng cao cung cấp cho thị trƣờng thành phố và thị trƣờng
vùng xuôi. Ƣu tiên phát triển các nghề kỹ thuật, nghề trọng điểm quốc gia
(nghề kỹ thuật xây dựng, nghề gia công thiết kế sản phẩm mộc...) và các nghề
phục vụ ngành du lịch - dịch vụ.
- Tăng cƣờng liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học của Tỉnh,
của các Bộ để có cơ hội tiếp thu chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất. Liên kết
với các doanh nghiệp trong công tác ĐTN và gắn với sử dụng lao động sau
đào tạo.
83
- Đầu tƣ hoàn thiện cơ sở vật chất cho ba nghề trọng điểm quốc gia
trong năm 2015. Đồng thời đƣa 320 lƣợt giáo viên tham gia bồi dƣỡng, nâng
cao tay nghề theo trình độ chuẩn, phát triển chƣơng trình, giáo trình...
4.2. Một số giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
4.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của người lao động, doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế, các ngành về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Nhận thức của xã hội đối với công tác ĐTN gắn với GQVL rất quan
trọng, đảm bảo thực hiện thằng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp
phần vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa
phƣơng. Việc tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, ngƣời lao động và
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiểu và thực hiện chủ trƣơng này có vai
trò rất lớn của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phƣơng.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các cơ quan chức năng có tác động
mạnh mẽ đến xã hội về công tác ĐTN gắn với GQVL. Cấp ủy, chính quyền
và đoàn thể từ thành phố đến xã, phƣờng, thị trấn phải quán triệt tinh thần
Nghị quyết hội nghị lần thứ tám BCH Trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục đào tạo, chiến lƣợc và quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2011-2020, chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 20112020, chƣơng trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 20122015, Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Đề án
“Học văn hóa gắn với dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.
Các tổ chức xã hội, Hội nghề nghiệp phải quán triệt chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, nhà nƣớc về dạy nghề giai đoạn 2011-2020, chiến lƣợc đào
tạo nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm
2020. Tuyên truyền vận động, tƣ vấn, hƣớng nghiệp hội viên, đoàn viên của
tổ chức mình thực hiện, đồng thời vận động nhân dân góp phần thay đổi nhận
thức của xã hội về học nghề.
84
Các CSDN và các trƣờng THPT cần phối hợp tăng cƣờng công tác tƣ
vấn, hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng, hình thành các bộ phận chuyên trách tƣ
vấn, tuyên truyền cho học sinh, gia đình về định hƣớng nghề nghiệp và học
nghề. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nƣớc của thành phố, chính quyền
địa phƣơng phải vào cuộc làm thay đổi nhận thức của nhân dân về ĐTN, tạo
sự đồng thuận trong xã hội, hƣớng đến xã hội học tập và gắn học văn hóa với
dạy nghề.
Các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình cần tuyên truyền mạnh
mẽ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng các gƣơng điển hình trong học
nghề và tạo việc làm từ học nghề. Các CSDN và cơ quan quản lý nhà nƣớc
của thành phố phải tiếp xúc, gặp gỡ học sinh và phụ huynh để trao đổi, chia
sẻ, tƣ vấn về chọn nghề và việc làm. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tuyên
truyền, tƣ vấn trong các trƣờng PTTH, trƣờng THCS để các em nhận thấy cơ
hội việc làm đối với học nghề là rất cao và tầm quan trọng của đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất đƣợc ƣu tiên để phát triển kinh tế xã hội.
Một trong những nguyên nhân khiến không ít những sinh viên ra trƣờng phải
làm trái ngành, trái nghề là sinh viên chƣa có định hƣớng nghề nghiệp đúng
trƣớc khi vào trƣờng; thiếu sự tƣ vấn trong hƣớng nghiệp để chọn lựa việc
làm phù hợp với năng lực. Các CSDN cần phải chú trọng đến việc cải tiến nội
dung, hình thức hƣớng nghiệp tại các trƣờng trung học phổ thông và trung
học cơ sở, giúp học sinh có định hƣớng nghề nghiệp. Nếu định hƣớng nghề
nghiệp tốt thì ngƣời học sẽ đƣợc đào tạo nghề theo đúng khả năng và năng lực
cũng nhƣ năng khiếu của mình, để sau khi đƣợc đào tạo ngƣời học sẽ rất dễ
dàng trong việc tìm kiếm việc làm.
Cấp ủy và chính quyền địa phƣơng và các trƣờng học cần tập trung làm
tốt khâu tuyên truyền vận động nhân dân và học sinh có nhận thức đúng đắn
về công tác ĐTN, làm do sự cần thiết của học nghề, đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật là để công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, phục vụ nhu cầu phát
85
triển 2 khu công nghiệp Bình Vàng và Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các
khu vực vực tƣ nhân mà Đại hội Đảng bộ đã đề ra.
4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và xã hội hóa trong đào tạo nghề
Trƣớc khi trông chờ vào những thay đổi tích cực mang tính khách
quan, các CSDN phải tự cứu lấy chính mình bằng cách tự nâng cao chất
lƣợng đào tạo để tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng lao
động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “ thừa thầy - thiếu thợ” nhƣ hiện
nay đó là chất lƣợng dạy nghề vẫn còn thấp, nội dung chƣơng trình, giáo trình
giảng dạy chƣa phù hợp, chƣa gắn chặt lý luận với thực tiễn, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, chƣa phù hợp với sự thay đổi nhanh
công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Thất nghiệp không phải là xã hội đang
thừa lao động mà là đang thiếu lƣợng lao động có chất lƣợng.
Để làm đƣợc điều đó trƣớc tiên phải xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là
quá trình liên tục, phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Tỉnh và thành phố
phải đảm bảo việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩn
hóa, đủ về số lƣợng và chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ
đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân tham gia
dạy nghề cho lao động.
Để phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lƣợng, chất lƣợng, năng lực
chuyên môn và khả năng thích ứng với bối cảnh hội nhập và phát triển, trƣớc
tiên các CSDN cần rà soát, quy hoạch, bố trí đội ngũ cho phù hợp với Luật dạy
nghề, Luật Viên chức và Điều lệ các Trƣờng dạy nghề cả về chức danh, tiêu
chuẩn chuyên môn, khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ. CSDN cần tăng
cƣờng công tác quản lý và thực hiện có nề nếp, hiệu quả yêu cầu đánh giá cán
bộ, giáo viên, đồng thời, chủ động sàng lọc những cán bộ, giáo viên không đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, hiệu quả công tác thấp, không đạt tiêu chuẩn.
86
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên hiện có của
các CSDN. Đồng thời có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích mỗi
cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng học tập, bồi dƣỡng, nâng cao trình
độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
Tỉnh và thành phố cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, tạo
động lực cho cán bộ, giáo viên đi nghiên cứu thực tế, học cao học; có chính sách
khen thƣởng, tuyên dƣơng kịp thời những cán bộ, giáo viên, nhân viên có các
công trình nghiên cứu khoa học, có tiết dạy giỏi hoặc có những thành tích thi đua
nổi bật để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ.
Công tác cán bộ luôn là khâu then chốt, quyết định sự phát triển bền
vững của nhà trƣờng. Việc quy hoạch, xây dựng đội ngũ, nhất là đội ngũ giáo
viên không chỉ chú trọng đến trình độ, bằng cấp theo quy định mà còn phải
quan tâm đến phẩm chất, tƣ tƣởng chính trị, cũng nhƣ khả năng thích ứng,
hiệu quả công tác; xây dựng môi trƣờng làm việc hợp tác, có kế hoạch đào tạo
và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ kế cận đủ đức, đủ tài đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai.
Song với công tác cán bộ, phải đổi mới mục tiêu, nội dung giáo trình,
hình thức đào tạo và tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề:
Đổi mới chƣơng trình, giáo trình, nội dung phƣơng pháp và mục tiêu
đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng lao động, tạo nhiều cơ
hội học tập cho ngƣời lao động. Việc đổi mới phải dựa trên những thành tựu
đã đạt đƣợc, đồng thời nắm bắt những trào lƣu và xu hƣớng phát triển của xã
hội. Chƣơng trình, giáo trình cần đƣợc sửa đổi theo công nghệ và thiết bị của
doanh nghiệp đang áp dụng sản xuất hoặc tiến tới đƣợc áp dụng vào sản xuất.
Áp dụng đƣợc bộ giáo trình dạy nghề tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới áp dụng
tiêu chuẩn nghề khu vực Asian. Cấp quản lý cần thay đổi nhận thức về mục
tiêu đào tạo nghề, mục tiêu là phải hƣớng tới doanh nghiệp và ngƣời học khi
ra trƣờng là có việc làm, đào tạo những nghề mà thị trƣờng lao động cần chứ
không đào tạo những nghề mà các CSDN có.
87
Sử dụng các phƣơng pháp tiến tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo. Loại bỏ những nội dung không cần thiết, bổ sung những kiến
thức mới, gắn liền với sản xuất, thực tiễn, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật,
tăng năng lực thực hành nghề cho ngƣời học đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Quan tâm và tìm hiểu một cách bài bản và có chiến lƣợc về nhu cầu các
doanh nghiệp cần gì, từ đó điều chỉnh lại chƣơng trình đào tạo các nghề sát
với thực tế, tránh tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng,
đồng thời bổ sung các môn tự chọn phù hợp nhằm tăng cƣờng kỹ năng mềm
cho ngƣời học, giúp ngƣời học có khả năng thích ứng kịp thời với biến động
của nghề nghiệp.
Các CSDN trên địa bàn thành phố Hà giang còn rất thiếu thốn và lạc
hậu, do đó Tình và thành phố phải đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
nghề cho phù hợp với tình hình hiện nay. Xây dựng các xƣởng thực hành đảm
bảo theo tiêu chuẩn, các thiết bị thực hành nghề phải đồng bộ cụ thể nhƣ: thiết
bị nghề điện tử, nghề điện lạnh, công nghệ thông tin, ô tô, thú y,… và nhà làm
việc, xƣởng thực hành cho 2 CSDN chƣa có.
Theo đề án đào tạo nghề từ 2013-2020 của các CSDN cần tổng nguồn
vố là: 101,5 tỷ đồng, tập trung xây dựng vào các hạng mục nhà xƣởng và nhà
làm việc 50,5 tỷ, mua sắm thiết bị 23 tỷ, biên soạn chƣơng trình-giáo trình 3,2
tỷ, bồi dƣỡng giáo viên 1,8 tỷ và hỗ trợ đào tạo nghề 23 tỷ đồng.
Bảng 4.3: Nhu cầu vốn đầu tƣ cho các CSDN trên địa bàn Tp Hà Giang
2014
2015
2016- 2020
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
Xây dựng cơ bản
12,5
12,2
25,8
50,5
Mua sắm thiết bị
6
7
10
23
Biên soạn chƣơng trình, giáo trình
0,5
0,5
2,2
3,2
Bồi dƣỡng giáo viên
0,3
0,3
1,2
1,8
Hỗ trợ đào tạo nghề
3,5
3,5
16
23
22,8
23,2
55,2
101,5
Danh mục đầu tƣ
Tổng cộng
(Nguồn do UBND Tp Hà Giang và các CSDN năm 2014)
Cộng
88
Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để có thể tự mua sắm trang
thiết bị. Cần từng bƣớc tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu bằng những
thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học
tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật
chất, trang thiết bị học tập sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng hiệu
quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nhà nƣớc khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham
gia phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm tăng cƣờng trách nhiệm và nguồn
lực cho dậy nghề. Mở rộng các quỹ khuyến học, khuyến khích cá nhân và tập
thể đầu tƣ mở thêm trƣờng mới. Mở rộng tăng cƣờng các mối quan hệ của
CSDN với các ngành, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... tạo điều
kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp ý kiến
cho sự phát triển của ĐTN.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề có nghĩa là mọi lực lƣợng
xã hội đều tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trong hệ
thống đào tạo nghề đƣợc xã hội hóa một cách rộng rãi, vai trò của Nhà nƣớc
chỉ nên tập trung vào những mặt sau:
- Xây dựng và hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng
xuyên cho ngƣời lao động, chủ động giới thiệu với ngƣời lao động và các tổ
chức sử dụng lao động theo phƣơng thức kinh doanh dịch vụ;
- Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chấtkỹ thuật phục vụ đào tạo và bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ lao động;
- Phối hợp định hƣớng nhu cầu và hƣớng dẫn ngƣời lao động cũng nhƣ tổ
chức sử dụng lao động xây dựng, thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo
và bồi dƣỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu mới.
- Các tổ chức sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu đào
tạo trƣớc mắt và dự báo nhu cầu đào tạo lâu dài, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào
tạo để giúp các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp xây dựng và hoàn thiện
89
chƣơng trình đào tạo, bổ sung và hiện đại hóa cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ
công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho xã hội.
- Bản thân ngƣời lao động cũng có vai trò chủ động, vừa trực tiếp thể
hiện nhu cầu đào tạo và bồi dƣỡng đối với công tác đào tạo, thực hiện chức
năng thừa nhận đối với từng CSDN.
4.2.3. Có chiến lược và tư duy đúng đắn về đào tạo nghề và phát triển
nguồn nhân lực
Để nâng cao chất lƣợng lao động thì trƣớc hết phải có một chiến lƣợc
về đào tạo nghề hợp lý, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển
nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình mới. Hoàn thiện các chính sách
ĐTN, GQVL, liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo
tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá. Trong đó đặc biệt là các chính
sách nhƣ: khuyến khích ngƣời lao động tham gia vào đào tạo CMKT, phát
triển và điều chỉnh thị trƣờng lao động, phát triển hệ thống cung ứng, tƣ vấn
việc làm; chính sách tác động lên cung - cầu và quan hệ cung - cầu lao động,
chính sách di chuyển lao động trên thị trƣờng lao động... tiền lƣơng và tiền
công đối với hệ thống những ngƣời làm công tác đào tạo, dạy nghề và lao
động chuyên môn kỹ thuật cao, ƣu tiên đối với học sinh học các nghề khó thu
hút học sinh (nghề kém hấp dẫn, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...)
Đổi mới tƣ duy và nhận thức của xã hội và nhân dân về vai trò của dạy
nghề. Hiện nay tình trạng thừa thày thiếu thợ là do nhận thức của sai lầm của
ngƣời dân, không coi trọng vấn đề học nghề mà chỉ chú ý đến đào tạo đại học
và cao đẳng chuyên nghiệp. Cần chú trọng hơn nữa vào đào tạo nghề, đào tạo
chuyên môn kỹ thuật để làm hợp lý cơ cấu đào tạo của thành phố, cần tăng
cƣờng chƣơng trình đào tạo chính quy dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao.
Thực hiện các chính sách đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu đội ngũ lao động có chất lƣợng cao bao
90
gồm trình độ văn hóa, trình độ đào tạo kỹ năng tay nghề, kỷ luật lao động…
Trong điều kiện thị trƣờng, chất lƣợng lao động còn bao gồm khả năng thích
ứng và khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng. Theo dự báo, để thực hiện
mục tiêu nâng tỉ lệ nguồn lao động qua đào tạo của thành phố từ 40% năm
2013 đến 50% năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 30%
năm 2013 đến 35-45% năm 2020. Cần có sự điều chỉnh tốc độ đào tạo theo
các cấp, tốc độ ĐTN tăng 10%/năm. Nâng cao chất lƣợng và định hƣớng thị
trƣờng của hệ thống đào tạo ở tất cả các cấp. Xây dựng hệ thống đánh giá đào
tạo đào tạo theo các chuẩn mực quốc gia. Các tiêu chuẩn sử
ần phản
ánh chất lƣợng quá trình, đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo hơn là các chỉ
tiêu đầu vào. Cải cách nội dung và phƣơng pháp đào tạo, cần tập trung đánh
giá các kỹ năng mà ngƣời học có thể thu nhận đƣợc hơn là các chỉ tiêu định
lƣợng nhƣ số lƣợng và cơ cấu học sinh theo các ngành và bậc học.
Để là tốt việc này, Tỉnh và thành phố phải có cơ chế chính sách hợp lý,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các CSDN và doanh nghiệp cùng tham gia vào
công tác ĐTN và GQVL. Tập trung cho công tác đào tạo nghề theo định
hƣớng thị trƣờng nhằm tạo ra đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng đƣợc quá
trình CNH-HĐH. Đặc biệt hệ thống đào tạo phải trở thành một mắt xích quan
trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Muốn vậy cần phải mở
rộng quy mô đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật ở các cấp trình độ nhƣ: đào
tạo chính quy, đào tạo ngắn hạn… và xây dựng có hiệu quả mối quan hệ giữa
trƣờng học, trƣờng dạy nghề và các nhà đầu tƣ. Làm tốt công tác hƣớng
nghiệp phổ thông giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
Coi trọng công tác đào tạo nghề phục vụ chƣơng trình xuất khẩu lao động
nhằm làm giảm sức ép đối với vấn đề việc làm, tạo cơ hội cho ngƣời lao động
có việc làm, nâng cao thu nhập vì vậy công tác đào tạo nghề cần phải cung
cấp cho ngƣời lao động những kỹ năng nghề, phẩm chất cần thiết để đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng lao động quốc tế.
91
ấ
844 “Gắn giáo dục với dạy nghề cho
học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên”
4.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát khu công nghiệp tập trung và các
nghề thủ công mỹ nghệ
i.
ụ
.
h
d
, công nghiệp tiêu dùng, ...
92
.
quà
), nhƣng ch
.
-
,
ỏ
, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giả
.
4.2.5. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa CSDN với doanh nghiệp, dạy nghề
gắn với thị trường lao động
Kinh tế của thành phố Hà Giang hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn nhân
lực giá rẻ, lực lƣợng lao động trẻ, năng động, tỉ lệ ngƣời dân biết chữ cao...
Tuy nhiên, trình độ tay nghề của lao động Hà Giang không cao, khoảng cách
giữa đào tạo nghề và môi trƣờng làm việc thực tế còn xa. Do vậy, các CSDN
cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trƣờng trong việc tìm hiểu nhu cầu của ngƣời
sử dụng lao động, thiết kế chƣơng trình học sát với yêu cầu công việc thực tế.
Có làm nhƣ vậy thì chƣơng trình đào tạo mới thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và
93
đổi mới phù hợp với nhu cầu của sản xuất. CSDN sẽ không mất nhiều chi phí
về thời gian và tiền bạc để tìm kiếm và theo đuổi các chƣơng trình thực hành
phù hợp. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm đƣợc chi phí về thời gian và tiền bạc để
đào tạo lại lực lƣợng lao động mới tuyển.
Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho nguồn
nhân lực của mình (tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho lao động của doanh
nghiệp; phối hợp với CSDN để cùng đào tạo hoặc đặt hàng đào tọa), có trách
nhiệm đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề. Đồng thời tham gia trực tiếp vào
các hoạt động đào tạo nghề ( Xác định nhu cầu học nghề, xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề, chƣơng trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học viên…)
Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm
(thời gian, số lƣợng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ, yêu cầu về thể lực,
năng lực, kỹ năng nghề…) và các chế độ ngƣời lao động đƣợc hƣởng (môi
trƣờng và điều kiện làm việc, tiền lƣơng, thƣởng, chỗ ăn, ở…) cho các CSDN.
Đồng thời thông tin phản hồi cho các CSDN về chất lƣợng, kỹ năng tay nghề
của học viên để các CSDN điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện.
ập thông tin về
học viên sau khi tốt nghiệp, có tổng kết rút kinh nghiêm hàng để xác định nhu
cầu và định hƣớng đào tạo.
Để xác định mặt mạnh, yếu và điều chỉnh chiến lƣợc đào tạo, nội dung
giảng dạy cho phù hợp, các CSDN cần tăng cƣờng phối hợp giữa nhà trƣờng
và doanh nghiệp để phân tích, đánh giá chất lƣợng lao động. Đây là việc làm
cần thiết vì nhà trƣờng có đào tạo ra hàng năm nhiều lao động tới đâu mà
không nghiên cứu, điều tra tính hiệu quả thì chƣa thấy đƣợc lợi ích của nó.
Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu, lắng nghe sự phản hồi của doanh nghiệp và
đơn vị sử dụng NNL, các trƣờng có cơ hội, nhìn nhận lại trên nhiều phƣơng
94
diện từ nội dung đào tạo, phƣơng pháp dạy học, chiến lƣợc phát triển đến
đánh giá chất lƣợng NNL của doanh nghiệp, các trƣờng có thể dựa vào những
thông số nhƣ tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề, tác phong, kỹ năng giao tiếp,
khả năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ,... Từ đó, định hƣớng để nhà
trƣờng và doanh nghiệp cùng nhau gắn kết để đào tạo NNL, đảm bảo về chất
lƣợng, đầy đủ về số lƣợng để phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng và giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Bảng 4.4: Liên kết hoạt động ĐTN gắn với GQVL giữa CSDN
và doanh nghiệp
Hoạt động của CSDN
Nội dung
liên kết
Tổ chức tuyển sinh và tƣ vấn
Tuyển sinh
học nghề theo quy định
Xây dựng mục tiêu đào tạo, Xây dựng mục
chƣơng trình đào tạo, giáo tiêu, nội dung
trình
đào tạo
Bố trí giáo viên, kỹ thuật viên
Nhân sự
của CSDN
Quản lý toàn bộ quá trình đào
Tổ chức, quản
tạo tại CSDN và giám sát
lý
thực tập tại doanh nghiệp
Ngân sách và các khoản thu
Tài chính
theo quy định
Sử dụng cơ sở vật chất, thiết Cơ sở vật chất,
bị hiện có
thiết bị dạy nghề
Đánh giá kết
Tổ chức toàn bộ các kỳ thi
quả học tập
Tìm kiếm thị trƣờng việc làm,
cung cấp thông tin, giới thiệu Việc làm
sinh viên đến các DN
Hoạt động của
doanh nghiệp
Tuyển mới và gửi lao động
đến CSDN để tham gia
khóa học
Cử chuyên gia tham gia
góp ý, chỉnh sửa nội dung
và mục tiêu đào tạo theo
yêu cầu của sản xuất
Cử cán bộ kỹ thuật, công
nhân có tay nghề cao
hƣớng dẫn thực hành sản
xuất
Tham gia giám sát đào tạo
tại trƣờng và tổ chức quản
lý thực tập sản xuất tại DN.
Đóng góp kinh phí đào tạo
từ lợi nhuận, quỹ phát triển
doanh nghiệp…
Nhà xƣởng và các thiết bị,
dây chuyền sản xuất hiện có
Phối hợp tổ chức thi tại
xƣởng của doanh nghiệp
Tiếp nhận một số sinh viên
tốt nghiệp (theo nhu cầu
thực tế của doanh nghiệp
95
4.2.6. Một số giải pháp khác
Triển khai đồng bộ và đẩy mạnh tuyên truyền, quán triển nghị quyết
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung và giáo
dục nghề nghiệp nói riêng, có nghĩa là phải có sự chuyên động từ nhận thức
đến hành động. Từ chỗ chúng ta đang tạo ra sinh viên kém về tay nghề, thụ
động, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hôi thì phải tạo ra đƣợc đội ngũ ngƣời
lao động-sản phẩm của ĐTN là ngƣời năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi
thị trƣờng lao động. Để có chuyển biến cụ thể thực sự phải bắt đầu từ cấp lãnh
đạo, quản lý cao nhất trong nhận thức và các chính sách cụ thể. Đổi mới cơ
chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ
chế ngƣời học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham
gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ
quan quản lý nhà nƣớc. Có chế độ ƣu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục; nhóm tạo động lực gồm có: giao quyền tự chủ hơn nữa cho các
CSDN, chế độ tiền lƣơng và các điều kiện làm việc của giáo viên, tạo môi
trƣờng tự do nghiên cứu, sáng tạo cho giáo viên. Bên cạnh việc chú trọng đầu
tƣ những điều kiện làm việc, cần có chế độ nâng cao trình độ chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên. Có chế độ sàng lọc đội ngũ giáo viên để loại bỏ những
ngƣời không đủ năng lực chuyên môn, trì trệ trong đổi mới phƣơng pháp,
thiếu tƣ cách ngƣời thày... Lƣơng của nhà giáo đƣợc ƣu tiên xếp cao nhất
trong hệ thống thang bậc lƣơng hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy
theo tính chất công việc, theo vùng.
Tỉnh và thành phố Hà Giang quan tâm đến nghiên cứu khoa học giáo
dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực, chất lƣợng, hiệu
quả hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh, thành phố. Nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai
chƣơng trình nghiên cứu các đề án về khoa học giáo dục, kỹ thuật trong sản
96
xuất... Tăng cƣờng năng lực, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở nghiên cứu vào giáo dục nghề
nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích học sinh,
sinh viên nghiên cứu khoa học. Khuyến khích thành lập trung tâm nghiên cứu
và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng
ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ
chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp. Ƣu tiên nguồn lực, tập trung đầu tƣ và có cơ chế đặc
biệt để phát triển Trƣờng cao đẳng nghề để nghiên cứu ứng dụng trong các
nghề trọng điểm quốc gia, đủ năng lực hợp tác với các doanh nghiệp và cơ sở
khoa học khác.
Các cơ sở giáo dục THPT, THCS, phòng giáo dục đào tạo và cấp ủy
chính quyền thành phố cần quan tâm đến giáo dục bồi dƣỡng thế hệ trẻ, nhất là
thanh niên. Giáo dục, bồi dƣỡng tác phong công nghiệp, tăng tính tổ chức, kỷ
luật, tinh thần hợp tác, lƣơng tâm nghề nghiệp, tính tự trọng, lòng tin, tính cộng
đồng và trách nhiệm công dân. Đây là việc làm rất khó khăn không thể hoàn
thành trong thời gian ngắn, song nhất thiết phải thực hiện và cần thực hiện một
cách thƣờng xuyên, liên tục, bền bỉ, kiên trì, sâu rộng và bằng nhiều hình thức
khác nhau ở mọi nơi, mọi lúc, sao cho những đức tính đó ngấm dần một cách
tự nhiên vào tâm khảm và trở thành thói quen tự giác của mọi ngƣời.
Thực hiện công tác cải cách hành chính, nhất là các khâu xây dựng
chƣơng trình, kế hoạch, các thủ tục cấp phép ĐTN, đầu tƣ mở rộng, thủ tục
giấy tờ liên quan đến việc làm.... Công khai minh bạch trong khâu tuyển
dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đề bạt, bổ nhiệm công tác cán bộ. Lành mạnh hóa
nền hành chính nhà nƣớc, xóa bỏ cơ chế xin cho (trong công tác cán bộ, cấp
kinh phí, đất đai, ...), tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, đoàn
thể chính trị xã hội trong công tác ĐTN.
97
Bên cạnh việc tăng cƣờng tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo, Nhà nƣớc
cần quản lý chất lƣợng đào tạo của các CSDN. Để quản lý đƣợc chất lƣợng
đào tạo, cần có những biện pháp sau đây:
- Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn các trình độ và ngành nghề đào
tạo. Đây là cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý không thể thiếu để có thể kiểm
tra, đánh giá và quản lý chất lƣợng đào tạo. Thiếu hệ thống chuẩn này thì coi
nhƣ chất lƣợng bị thả nổi.
- Nhanh chóng hình thành hệ thống kiểm định chất lƣợng thống nhất và
khuyến khích các CSDN áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng tổng thể trong
quản lý. Bên cạnh đó, cần củng cố hệ thống thanh tra chuyên môn để thực
hiện phƣơng thức quản lý giáo dục theo chuẩn.
- Thiết lập hệ thống thông tin Quản lý giáo dục
Để quản lý hệ thống GD nói chung và hệ thống GDNN nói riêng một
cách có hiệu quả, cần có một hệ thống thông tin về quản lý giáo dục (MES)
hiện đại với các chỉ tiêu quản lý cần thiết cho giáo dục từ Cơ quan quản lý
Nhà nƣớc đến các cơ sở đào tạo để thƣờng xuyên cập nhật, xử lý và phổ
biến thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và đủ độ tin cậy, làm công cụ
không thể thiếu cho việc quản lý hệ thống dạy nghề rất đa dạng, phức tạp
một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề,
chất lƣợng thi tay nghề.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Một số kiến nghị hàm ý về chính sách đối với cơ quan quản lý nhà
nước ở cấp Trung ương và Tỉnh về lĩnh vực ĐTN và GQVL
4.3.1.1. Xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi bổ sung chương trình khung
- Cần ban hành Luật Việc làm để quy định cụ thể về chính sách việc
làm của Nhà nƣớc. Trong đó, Nhà nƣớc không chỉ có trách nhiệm tạo việc
làm mà phải có trách nhiệm định hƣớng phát triển việc làm hƣớng tới thúc
đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho ngƣời lao động; có những quy định về
98
các giải pháp cụ thể của Nhà nƣớc. Gắn kết chính sách việc làm với chính quá
trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hƣớng hiện đại và phát
triển bền vững. chủ động phát triển có tổ chức các thị trƣờng lao động có
nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong đào
tạo nghề hoặc tiếp nhận một phần thực hành nghề trong qua trình học. Xây
dựng và ban hành các quy định về doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các
cơ sở đào tạo, chi trả lệ phí đào tạo cho các CSDN, đồng thời phối hợp với
các CSDN để thực hiện biên soạn chƣơng trình, giáo trình và đánh giá chƣơng
trình, nội dung đào tạo, kết quả đào tạo.
- Đối với chƣơng trình khung, cần đƣợc chỉnh sửa bổ sung và hoàn
thiện lại cho phù hợp với tình hình mới, nhiều ngành nghề đào tạo hiện nay đã
lỗi thời không theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và day
truyền sản xuất của doanh nghiệp. Khối lƣợng kiến thức cần đƣợc cập nhật
mới, nâng cao hơn và khoa học hơn. Đồng thời loại bỏ bớt những nội dung
kiến thức chung chung, giảm bớt lý thuyết và tăng thời lƣợng thực hành nghề.
Mỗi trình độ và mỗi nghề cần làm rõ những kỹ năng, năng lực cơ bản đáp ứng
yêu cầu thực tế của nghề nghiệp.
- Sớm xây dựng và ban hành khung trình độ quốc gia (NQF) và khung
trình độ nghề quốc gia (NVQF). Một trong những mục tiêu của Chiến lƣợc
phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 là xây dựng khung trình độ nghề
quốc gia để tham chiếu với khung trình độ khu vực và tiến tới công nhận lẫn
nhau về trình độ kỹ năng nghề giữa các nƣớc ASEAN. Đánh giá chuẩn đầu ra
và bảo đảm chất lƣợng sẽ là điều kiện thực hiện việc công nhận văn
bằng/trình độ kỹ năng nghề giữa Việt Nam và các nƣớc khu vực, trên thế giới.
- Sửa đổi bổ sung Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH, quy định về
mẫu biểu, sổ sách giáo án cho phù hợp với tình hình mới; Khi thực hiện các
biểu nhƣ: Lịch giảng dạy, Kế hoạch giáo viên, Lịch phân công giảng dạy, Kế
99
hoạch học kỳ, sổ lên lớp các biểu mẫu này trùng lặp nhiều nội dung và không
cần thiết gây lãng phí giấy tớ, công sức của giáo viên, chỉ cần lịch phân công
giảng dạy, kế hoạch học kỳ và sổ lên lớp là đủ. Đối với giáo án và đề cƣơng
bài giảng đề nghị không nhất thiết phải ít ra mà sử dụng giáo án điện tử (lƣu
bằng đĩa lại tại bộ phận quản lý đào tạo).
- Cải cách thủ tục hành chính, nhất là quy trình hỗ trợ kinh phí trong
đào tạo nghề và đặt hàng đào tạo các nghề cho lao động nông thôn, các khoản
kinh phí bố trí chƣa kịp thời, thủ tục thanh toán còn rất chậm và nhiều giấy tờ
kèm theo. Cần xây dựng quy trình thủ tục cấp phát, thanh toán và đƣợc công
khai, minh bạch trong thực hiện.
4.3.1.2. Tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý dạy nghề.
- Tăng cƣờng các nguồn lực tài chính cho các CSDN từ các CTMTQG
về Việc làm và dạy nghề, các nguồn vốn viện trợ, nguồn vốn vay từ các nƣớc
để các CSDN đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, nhà xƣởng...
Để nâng cao chất lƣợng ĐTN đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
- UBND tỉnh và thành phố Hà Giang cần quy hoạch lại mạng lƣới các
CSDN trên địa bàn thành phố Hà Giang sao cho thuận lợi và có mặt bằng xây
dựng nhà xƣởng thực hành (2 CSDN chƣa có nhà làm việc, xƣởng thực hành).
- Tăng cƣờng các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng quản lý cho
đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề va kỹ năng nghề thực hành nghề cho giáo
viên. Do tính chất dạy nghề gắn liền với công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp, sự đổi mới dây truyền sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ mới của doanh nghiệp ngày càng nhanh, nên đội ngũ giáo viên phải
đƣợc thƣờng xuyên bồi dƣỡng những kiến thức mới, công nghệ mới và nâng
cao tay nghề, đây là điều kiện tiên quyết để các CSDN nâng cao chất lƣợng
ĐTN gắn với thị trƣờng lao động và doanh nghiệp.
100
4.3.1.3. Nâng cao công tác nghiên cứu và hợp tác về dạy nghề
- Nghiên cứu, ứng dụng mô hình đạo tạo “nghề kép” của nƣớc Đức
hoặc mô hình đào tạo nghề “2+2” của ở Na Uy vào dạy nghề ở Việt Nam.
Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để phát triển lý luận về khoa học dạy nghề.
Đồng thời mở rộng ra các địa phƣơng áp dụng. Đảm bảo sự gắn kết giữa ĐTN
với thị trƣờng lao động. Đẩy mạnh tiếp thu những thành tựu khoa học giáo
dục kỹ thuật và ĐTN của thế giới.
- Tăng cƣờng hợp tác với nƣớc ngoài về nghiên cứu khoa học, trao đổi
kinh nhiệm: Hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, nghiên cứu ứng dụng
các thành tựu khoa học và công nghệ dạy nghề tiên tiến để nâng cao chất
lƣợng dạy nghề.. Tiếp nhân và chuyển giao tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chƣơng
trình, giáo trình dạy nghề của các nƣớc tiên tiến vào dạy nghề ở Việt Nam. Tổ
chức, trao đổi các đoàn tham quan khảo sát, hội thảo, diễn đàn về dạy nghề.
Thực hiện hợp tác về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề giữa Việt Nam và
các nƣớc ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Tăng cƣờng thu hút nguồn lực nƣớc ngoài: Tiếp nhận các chuyên gia
và tình nguyện viên nƣớc ngoài đến hỗ trợ giảng dạy chuyên môn và kỹ năng
nghề. Thu hút tài trợ của nƣớc ngoài từ các tổ chức quốc tế: Wold Bank,
ADB, UNDP; tài trợ song phƣơng của các nƣớc Châu Âu (Đức, Anh,
Pháp,...); Châu Á Thái Bình Dƣơng (Nhật Bản, Úc, Canada, Mỹ, Hàn Quốc..).
- Xây dựng trung tâm dự báo phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia,
vùng, miền. Dựa vào những dự báo, các cơ sở đào tạo nghề có thể đón đầu
nhu cầu thị trƣờng, định hƣớng quy mô và lĩnh vực đào tạo. Cần tạo ra một
động lực, cơ chế để các doanh nghiệp “đặt hàng” trƣớc các trƣờng dạy
nghề, khuyến khích và hƣớng dẫn các thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh
vực đào tạo. Cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có trách nhiệm phân tích thị
trƣờng lao động khu vực, dự báo cung - cầu, dự báo xu hƣớng và nhu cầu
phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu của ngành nghề kinh tế, khu vực doanh
101
nghiệp. Trên cơ sở đó tạo ra các chính sách giải quyết việc làm, đào tạo
nghề phù hợp, hiệu quả.
4.3.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý thành phố Hà Giang và
chính quyền cơ sở
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục định hƣớng nghề nghiệp
cho học sinh THCS và THPT. Công tác giáo dục định hƣớng nghề nghiệp
phải đƣợc co trọng trong nhà trƣờng, làm cho học sinh và các bậc phụ huynh
thấy đƣợc tầm quan trọng của học nghề; học nghề là để CNH, HĐH nền kinh
tế của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh kế cho phù hợp với điều
kiện hiên nay.
Xây dựng kế hoạch phát triển NNL gắn với đào tạo và sử dụng lao
động trong tƣơng lai. Thực hiện chiến lƣợc xây dựng ngƣời lao động có thể
lực, trí lực, hoàn thiện nhân cách sống, con ngƣời xã hội chủ nghĩa.
Đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo
định hƣớng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ
cán bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ
chức thực hiện các chủ trƣơng, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Quyết
tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã, phƣờng tối thiểu phải có trình độ
đào tạo cao đẳng, về quản lý nhà nƣớc từ cấp chuyên viên trở lên. Chỉ bố trí
vào bộ máy lãnh đạo quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận
thức triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc làm
và dạy nghề có hiệu quả.
Cấp ủy chính quyền cơ sở xã, phƣờng phải tăng cƣờng công tác tuyền
truyền phổ biến các chủ trƣơng, chính sách về dạy nghề tới ngƣời dân. Thực
hiện chiến lƣợc phát triển NNL và chiến lƣợc ĐTN gắn với GQVL đến 2020.
4.3.3. Đối với các CSDN
- Chủ động kết nối với doanh nghiệp trong công tác ĐTN gắn với
GQVL. Thƣờng xuyên khảo sát TTLĐ từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho
sát với thực tế. Đồng thời điều chỉnh và bổ sung những kiến thức mới vào các
102
bài giảng, đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy sao cho học viên có
thể tiếp thu một cách có hiệu quả nhất. Gắn học lý thuyết trên lớp với học
thực hành tại xƣởng sản xuất của các doanh nghiệp.
- Trong công tác bồi dƣỡng, đào tạo và sử dụng cán bộ cần phải công
bằng và minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, đồng thời phải có cƣơng
quyết đƣa những cán bộ giáo viên không đủ trình độ, năng lực, kỹ năng
nghề, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp ra khỏi hệ thống ĐTN. Đây là biện
pháp tăng cƣờng chất lƣợng dạy nghề hiệu quả, vì con ngƣời quyết định 80
% công việc. Nâng cao hệ số sử dụng thiết bị trong thực hành; ngƣời học
đƣợc thƣờng xuyên rèn luyện trên thiết bị và công nghệ tại xƣởng của
CSDN sau đó đƣợc thực hiện tại doanh nghiệp thì hiệu quả ĐTN đƣợc nâng
cao rất nhiều, ngƣời học cảm thấy phấn khích khi đã tạo ra sản phẩm và
đƣợc doanh nghiệp công nhận.
- Các CSDN cần phối hợp với các trƣờng THCS, THPT trong công tác
giáo dục và định hƣớng nghề nghiệp, tuyên truyền sau rộng trong học sinh
THCS và THPT để các em có ý thức trong chon nghề, chon ngành học.
- Thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc các CSDN. Trung
tâm này có chức năng, nhiệm vụ là thu thập các dữ liệu, thông tin về việc làm
của các doanh nghiệp (nhu cầu các nghề, số lƣợng lao động các nghề, trình độ
tay nghề của ngƣời lao động cần có...). Đồng thời kết nối với ngƣời học nghề
cho doanh nghiệp, giới thiệu cho ngƣời lao động về việc làm, dạy nghề, tƣ
vấn các chính sách đến ngƣời học nghề....
Các CSDN và cấp ủy chính quyền xã, phƣờng cần vào cuộc một cách
mạnh mẽ, phối hợp và phân công cụ thể trong việc truyền bá cho các tầng
lớp nhân dân hiểu và thấm nhuần các nội dung về đào tạo NNL kỹ thuật,
chỉ có học kỹ thuật mới CNH, HĐH nền sản xuất công nghiệp của thành
phố và Tỉnh.
103
4.3.4. Đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, hàng năm gửi nhu cầu sử dụng lao động cho các
CSDN để đặt hàng, đƣa ra các yêu cầu về kỹ nằng tay nghề của các vị trí cần
tuyển dụng. Đồng thời hỗ trợ các CSDN trong khâu đào tạo và thực hành trực
tiếp trên dây chuyển sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi khóa học kết thúc,
doanh nghiệp đành giá và lựa chọn ngƣời học để vào doanh nghiệp lao động
trực tiếp.
Các doanh nghiệp liên kết với các CSDN thực hiện đào tạo nguồn lao
động cho doanh nghiệp hoặc đào tạo nghề phụ vụ cho xuất khẩu lao động,
giúp địa phƣơng giải quyết vấn đề việc làm. Doanh nghiệp có thể chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho các CSDN, nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề cho các
thày, cô giáo. Đồng thời thực hiện lồng ghép nghiên cứu, cải tiến dây truyền
sản xuất, mẫu, mã sản phẩm, tăng năng suất lao động... để vừa giúp doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa nâng cao kỹ năng nghề
cho đội ngũ giáo viên và tạo ra thu nhập.
Các doanh nghiệp liên kết lại với nhau cùng hợp tác trong vấn đề trao
đổi cung cấp thông tin, thực hiện liên kết cùng thành lập Hội đồng đánh giá
kỹ năng nghề cho ngƣời học. Đồng thời thông qua việc đánh giá để có sự
phân bổ số lƣợng học nghề cho các CSDN đào tạo (Vì mỗi cơ sở sử dụng 2-3
lao động của 1 nghề sẽ tạo thành 01 lớp học nghề).
4.3.5. Đối với người học
Lao động học nghề cần nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chon
những nghề phù hợp với trình độ nhận thức của mình; tìm hiểu nhu cầu đầu ra
của ngành học. Trong qua trình học cần phải cần cù, chịu khó học hỏi, trau
dồi kiến thức mới, kiến thức khó, tự lực trong rèn luyện kỹ năng nghề, nâng
cao tầm hiểu biết về nghề và kiến thức xã hội.
Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nhất là tác phong nghề nghiệp, kỹ
năng làm việc nhóm, giao tiếp,... góp phần hoàn thiện bản thân.
104
KẾT LUẬN
Là một công dân sống trên địa bàn thành phố Hà Giang và là cán bộ
của Trƣờng Cao đẳng
dụng vào hoạt động dạy nghề. Mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra các hạn chế,
vƣớng mắc trong ĐTN và GQVL, từ đó nâng cao chất lƣợng giảng dạy, thu
hút ngƣời học, đổi mới nhận thức của xã hội đối với công tác đào tạo nghề
trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực
tiễn ĐTN gắn với GQVL. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số
kết luận chủ yếu sau:
Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận về ĐTN gắn với GQVL, sự
cần thiết phải ĐTN gắn với GQVL, trong đó vấn đề đổi mới và phát triển
ĐTN gắn với GQVL trong tình hình mới là rất quan trọng. Quan điểm để phát
triển ĐTN gắn với GQVL phải hƣớng đến các nhiệm vụ cơ bản là: đào tạo đội
ngũ lao động có kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh đủ về số lƣợng và chất
lƣơng, cơ cấu ngành nghề hợp lý. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣơng ĐTN
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo và giải quyết một số vấn đề xã hội.
Đánh giá thực trạng công tác ĐTN gắn với GQVL, luận văn đã đi sâu
phân tích thực trạng và đặc điểm của công tác ĐTN gắn với GQVL trên địa
bàn thành phố Hà Giang trong những năm gần đây.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy: tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tọa còn
thấp so với số lƣợng lao động (đến cuối năm 2013 là 40%), tỷ lệ ngƣời học
nghề tìm đƣợc việc làm còn chƣa cao (63,6%), chất lƣợng ĐTN còn bất cập.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo chƣa hợp lý, chƣa đào tạo các nghề dịch vụ mà
xã hội đang cần nhiều nhƣ: các nghề kỹ thuật cao, dịch vụ nấu ăn, lễ tân,
phòng buồng, chăm sóc sắc đẹp… các trình độ đào tạo chƣa gắn với thị
105
trƣờng lao động. Các CSDN chỉ đào tạo những nghề mà trƣờng có, chƣa đào
tạo những nghề xã hội cần, cơ cấu trình độ còn bất cập (dạy ngắn hạn nhiều
hơn dài hạn). Công tác điều tra, nắm bắt thông tin về ĐTN còn yếu, chƣa
chủ động trong khâu khảo sát thị trƣờng lao động. Chất lƣợng đào tạo chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển sản xuất, khoa học công nghệ và thị
trƣờng lao động.
Việc liên kết giữa CSDN với doanh nghiệp trong ĐTN gắn với sự dụng
lao động chƣa hình thành, mặc dụ đã có cơ chế, chính sách. Các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố chƣa có chiến lƣợc lâu dài trong vấn đề đào tạo NNL,
chỉ biết tận dụng lao động sắn có trên thị trƣờng, chƣa chú trọng phát đào tạo
NNL chất lƣợng cao cho doanh nghiệp. Mối liên kết giữa đào tạo và sử dụng
còn nhiều lỏng lẻo, sự liên kết không có CSDN chỉ biết đào tạo còn doanh
nghiệp chỉ biết sử dụng (tuyển dụng sau đó về đào tạo lại cho phù hợp với
doanh nghiệp của mình) đây thực sự là khâu lãng phí trong đào tạo và làm
cho CSDN mất uy tín.
Công tác tuyển sinh những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nguyên
nhân chủ yếu vấn là năng tâm lý bằng cấp, thích học hàn lâm hơn học nghề, ai
cũng muốn làm nhà nƣớc chứ không thích làm doanh nghiệp, thích làm thày
hơn làm thợ. Đối tƣợng tam gia học nghề là những ngƣời lớn tuổi, học sinh
yếu kém không thi đỗ đại học hoặc là học sinh ở TTGDTX theo đề án 844
gắn..., do đó trình độ đầu vào của các lớp học nghề có chất lƣợng không cao.
Cơ sở vật chất thiết bị còn thiếu và lạc hậu, các thiết bị mới và đồng bộ
chủ yếu là các nghề trọng điểm quốc gia (3 nghề), còn lại chủ yếu là bổ sung
chắp vá. Phát triển chƣơng trình giáo trình còn nhiều chỗ vƣớng mắc, chƣa
phù hợp với thực tế địa phƣơng, nhiều môn học và mô đun bị chói buộc bởi
quy định của Tổng cục Dạy nghề, vì vậy các chƣơng trình, giáo trình chƣa có
tiến bộ và không theo kịp với thực tế của sản suất và thị trƣờng lao động.
Nguồn vốn bố trí cho công tác ĐTN còn nhiều bất cập và chậm, ngân sách
106
Trung ƣơng là chủ yếu, ngân sách tỉnh không có để bố trí cân đối, do đó phụ
thuộc vào ngân sách Trung ƣơng cấp.
Công tác đào tạo nghề trong thời gian qua có thay đổi, đổi mới cách
nghĩ, cách làm, tạo ra cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy công tác đào tạo
nghề ngày cành phát triển. Nổi bật nhất là đã xây dựng và ban hành chƣơng
trình khung các nghề trọng điểm quốc gia, nghề trọng điểm cấp độ khu vực
ASIAN và quốc tế.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTN gắn với GQVL; tham khảo từ
những kinh nghiệm của một số nƣớc và một số địa phƣơng trong nƣớc những
năm qua; trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, thực
trạng ĐTN và GQVL tại địa phƣơng, Tác giả đề xuất một số phƣơng hƣớng,
biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng ĐTN cho lao động và phát triển mạng
lƣới CSDN trên địa bàn thành phố Hà Giang, đồng thời có hƣớng giải quyết
việc làm cho ngƣời học trong những năm tiếp theo.
-
bƣ
. Hoạt động dạy nghề muốn đạt hiệu quả cần có sự gắn kết
chặt chẽ giữa 4
(tức là đầu vào), đến
việc tổ chức đào tạo nghề sau đó là giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm
(đầu ra) cho ngƣời học nghề. Đồng thời, tr
... Coi việc ĐTN là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển NNL
có chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của địa phƣơng trong đại đoạn tiếp theo.
107
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngang tầm
với nhiệm vụ. Để các nhà giáo có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong
quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, cần phải có những đột phá
trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Việc làm đầu tiên là cần phải đổi mới nhận
thức về bồi dƣỡng tay nghề nhà giáo. Bản thân mỗi nhà giáo, cán bộ phận
quản lý phải coi công tác bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ nhà giáo
là nhiệm vụ cấp bách. Bồi dƣỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn giáo viên
đang giảng dạy và phải tuyển chọn ngƣời dạy từ chính những ngƣời có tay
nghề giỏi. Do vậy cần có chính sách đồng bộ thu hút những ngƣời có tâm
huyết, trình độ tay nghề cao tham gia vào công tác ĐTN.
- Bố trí đủ các nguồn lực tài chính cho công tác ĐTN. Đối với nguồn
lực tài chính từ NSNN, dạy nghề với đặc thù là đầu tƣ lớn về cơ sở vật chất
thiết bị, chi phí tốn kém, hơn nữa NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong
các nguồn lực tài chính cho dạy nghề để thực hiện đƣợc mục tiêu đổi mới và
phát triển dạy nghề... Với đặc điểm quản lý đó, cần quy định rõ tỷ lệ ngân
sách chi cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo để các
cơ quan quản lý có cơ sở để xây dựng và bảo vệ kế hoạch ngân sách dạy nghề
hàng năm, qua đó đảm bảo đƣợc chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề.
Đối với nguồn thu học phí, đây là địa bàn kinh tế khó khăn, học viên đa
số là những ngƣời có điều kiện kinh tế eo hẹp, do đó Tỉnh và thành phố Hà
Giang cần có chính sách hỗ trợ thêm hoặc bổ sung đối tƣợng đƣợc miễn giảm
học phí…Về nguồn đầu tƣ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nƣớc. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, để huy động tối đa sự tham gia
của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dƣới các hình
thức nhƣ tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tƣ cơ sở dạy nghề; Liên kết
với các cơ sở dạy nghề để học sinh đƣợc thực tập nghề trong thực tiễn sản
xuất; DN đóng góp kinh phí vào Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề khi tiếp nhận lao
động qua đào tạo nghề vào làm việc trong DN.
108
- Phát triền, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo: Chƣơng trình, giáo
trình phải phù hợp với điều kiện kỹ thuật của doanh nghiệp, thông tin phải
đƣợc cập nhập thƣờng xuyên, giáo trình phải dễ học dễ thực hành; đa dạng
hóa các mô hình đào tạo, hình thức hợp phải phù hợp với từng đối tƣợng
ngƣời học và gắn thực hành nghề tại nơi sản xuất của các doanh nghiệp.
- Phát triển mạng lƣới thông tin thị trƣờng lao động và dịch vụ đào tạo,
tiềm kiếm, giới thiệu việc làm. Đây chính là cầu nối giữa cung và cầu lao
động, giữa ngƣời lao động, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Đa
dạng hóa các kênh giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch
trực tiếp giữa ngƣời lao động và đơn vị tuyển dụng; tăng cƣờng các hoạt động
thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động
nhƣ hợp đồng lao động, tiền lƣơng và các chế độ khác cho ngƣời lao động.
Các CSDN đẩy mạnh điều tra, tìm hiểu các yêu cầu về chất lƣợng, tiêu chuẩn
về trình độ nhân lực của các doanh nghiệp để kịp thời cung cấp thông tin cho
các cơ sở đào tạo.
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang (2013), Báo
cáo kết quả giám sát về công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà
Giang năm 2011, 2012 và 4 tháng đầu năm 2013.
2.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2020.
3.
Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
việc làm và dạy nghề giai đoàn 2012-2015.
4.
Đề án số 844/ĐA-UBND của UBND tỉnh Hà Giang (2013), về “Gắn
giáo dục với dạy nghề cho học viên tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên, giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến 2020”.
5.
Hội An- Thùy Linh (2012), Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại
Đà Nẵng, Trang thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
6.
Nguyễn Công Hậu (2014) Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại
Thừa Thiên Huế, Trang thông tin điện tử thành phố Huế.
7.
PGS.TS Dƣơng Đức Lân (2005), Phát triển dạy nghề theo hướng hội
nhập với khu vực và thế giới, Tạp chí Lao động và Xã hội số 274, tháng
12/2005
8.
Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp và phát triển
nguồn nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội
9.
TS. Dƣơng Đức Lân (2004), Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề thông
qua việc tăng cƣờng mối quan hệ trƣờng, ngành, Tạp chí Lao động và Xã
hội số 230+ 231 + 232, tháng 1/2004
10. Từ Lƣơng (2013), Phải gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, Báo
điện tử Chính phủ.VN
11. Thảo Linh (2013), Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn vùng dân tộc thiểu số từ năm 2010 đến 2013, Trang
thông tin điện tử của Ban nội chính Trung ƣơng.
110
12. Xuân Minh (2013), Đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động, Báo
điện tử Văn hiến.vn
13. Phùng Xuân Nhạ (2008), Luận văn thạc sỹ: Mô hình đào tạo nghề gắn
với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
14. Quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009của Thủ tƣớng Chính
phủ: Phê duyệt Đề án “
2020”.
15. PGS.TS Cao Văn Sâm (2007), Đẩy mạnh hợp tác quốc tế là nguồn lực
quan trọng phát triển dạy nghề, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 309
(tháng 4/2007).
16. Tổng cục Dạy nghề (2005), Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến
trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Đề tài cấp
Bộ, Hà Nội./.
17. Tổng cục Dạy nghề (2009), Kinh nghiệm đào tạo nghề tại Đức, Na Uy.
Theo Website TCDN
18. Tổng cục dạy nghề, Báo cáo hội nghị sơ kết 3 năm và triển khai kế
hoạch năm 2014 Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” thuộc
CTMTQG việc làm và dạy nghề.
19. Thái Tuấn (2013), Đào tạo nghề phải gắn với việc làm, Báo điện tử
Info.net của Bộ thông tin và truyền thông
20. Thành ủy Hà Giang (2010), Nghị quyết Đại hội Đại biểu thành phố Hà
Giang nhiệm kỳ 2010-2015.
21. Thống kê thành phố tỉnh Hà Giang (2009 - 2013), Niêm giám thống kê
kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang các năm 2009,2010, 2011, 2012.2013.
22. Ths. Phan Chính Thức (2001), Phát triển đào tạo nghề góp phần đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH và hướng tới nền kinh
tế tri thức, Tạp chí Lao động và Xã hội số chuyên đề III.
111
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ
Anh/chị vui lòng một số thông tin về bản thân, công việc và nhu cầu học nghề
1. Họ và tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: .................................................………
Năm sinh:………….. Giới tính: …………(Nam, Nữ)
Xã, phƣờng…………………, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
2. Trình độ văn hóa:...................................................
3. Trình độ chuyên môn: .........................................
4. Thực trạng hoạt động việc làm:..........................
5. Nhóm nghề hiện tại đang làm:............................................
6. Anh/chị có tham gia học tại lớp đào tạo nghề tại địa phƣơng không?
Có
Không
Nếu không thì anh/chị có nhu cầu tham gia học nghề tại địa phƣơng không?
Có
Anh/chị muốn học ngành, nghề gì?...........................................
Không :
Bởi vì: + Đào tạo chƣa gắn với giải quyết việc làm
+ Do tâm lý muốn học một chƣơng trình cao hơn
+ Do điều kiện kinh phí
+ Do chất lƣợng đào tạo nghề không đảm bảo
7. Anh/chị có đƣợc cung cấp thông tin cho việc chọn ngành, nghề và công tác
đào tạo nghề tại địa phƣơng không?
Có
Không
Nếu có thì nguồn thông đó Anh/chị biết từ nguồn nào?
Do các phƣơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo, internet..)
Do cán bộ địa phƣơng tuyên truyền, giới thiệu
Khác
112
8. Ngành nghề đào tạo nào Anh/chị đã tham gia:
Nông nghiệp
Cơ khí, sửa chữa
Điện, điện công nghiệp
Thƣơng mại, dịch vụ
Khác:
9. Anh/chị tham gia vào khóa đào tạo nghề nào trƣớc đây?
Ngắn hạn
Thời gian:……
Trung hạn
Thời gian:……
Dài hạn
Thời gian:……
Khác
Thời gian:……
10. Anh/chị có đƣợc cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc tìm việc làm từ các
cấp chính quyền sau khi tham gia vào các lớp đào tạo nghề không?
Có
Không
Nếu có, các cấp chính quyền địa phƣơng đã hỗ trợ Anh/chị tìm việc làm nhƣ
thế nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nếu không, Anh/chị làm thế nào để tìm việc làm sau khi kết thúc khóa đào tạo?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
11. Việc tiếp thu các kỹ năng nghề quá trình học tập của Anh/chị nhƣ thế nào?
Tốt
Trung bình
Chƣa tốt
12. Theo Anh/chị, các khóa đào tạo nghề do địa phƣơng tổ chức đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu và nguyện vọng của Anh/chị chƣa?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
113
13. Sự phù hợp của các hình thức và nội dung chƣơng trình đào tạo nghề tại
địa phƣơng đƣợc anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào?
Đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động
Phù hợp với nhu cầu và xu thể phát triển
Chƣa phù hợp cần bổ sung thêm
14. Anh/chị có nhu cầu và kế hoạch học nghề gì trƣơng thời gian tới.
- Nghề 1 .............................................................................................................
- Nghề 2 ..............................................................................................................
- Nghề 3 ..............................................................................................................
- Nghề 4 ..............................................................................................................
- Nghề 5 ..............................................................................................................
15. Trình độ/Thời gian đào tạo:
Ngắn hạn
Thời gian:……
Trung hạn
Thời gian:……
Dài hạn
Thời gian:……
Khác
Thời gian:……
16. Hình thức dạy nghề:
Dạy nghề thƣờng xuyên
Dạy nghề chính quy
Cả hai hình thức trên
XIN CẢM ƠN ANH/CHỊ VỀ SỰ HỢP TÁC!
114
Phụ lục 2:
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT NHU CẦU VỀ LAO ĐỘNG
QUA ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Tên doanh nghiệp……………………………………………………………
2. Địa chỉ:……………………………………………………………………..
3. Điện thoại …………………..............…Email………………....……………
4. Năm thành lập………………...............................................……………...
5. Loại hình doanh nghiệp...................................................................................
6. Vốn điều lệ......................................................................................................
7. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính...........................................................
.............................................................................................................................
……………………………………………………………………………...…
…………………………………………………………………………………
8. Ngành nghề sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động nhất................
.............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………
9. Số lao động thƣờng xuyên của cơ sở ................................ ngƣời.
10. Số lao động thời vụ trong năm ........................................ ngƣời
11. Hiện nay doanh nghiệp có thực hiện công tác tập huấn/ đào tạo nâng cao
tay nghề/ dạy nghề cho ngƣời lao động không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
12.Hình thức dạy nghề cho lao động là nhƣ thế nào?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
13.Thời gian dạy là bao lâu?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
115
14.Doanh nghiệp có liên kết/ đặt hàng đào tạo nghề với các trung tâm hay cơ
sở dạy nghề không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….........
15. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong năm 2014
Nghề
(Xếp thứ tự nghề sử
dụng lao động nhiều
nhất)
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Tổng số lao
động đang
làm việc
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề
hiện đang còn thiếu
Cao
Trung
Nghề dƣới
Sơ cấp
đẳng
cấp
3 tháng
16. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong năm 2015 - 2020
Nghề
(Xếp thứ tự nghề sử
dụng lao động nhiều
nhất)
Năm 2015
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Năm 2016
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Năm 2017
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Năm 2018
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Tổng số lao
động đang
làm việc
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề
hiện đang còn thiếu
Cao
Trung
Nghề dƣới
Sơ cấp
đẳng
cấp
3 tháng
116
Nghề
(Xếp thứ tự nghề sử
dụng lao động nhiều
nhất)
Năm 2019
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Năm 2020
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Nghề ...........................
Tổng số lao
động đang
làm việc
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề
hiện đang còn thiếu
Cao
Trung
Nghề dƣới
Sơ cấp
đẳng
cấp
3 tháng
17.Kiến nghị của doanh nghiệp với các cấp về công tác đào tạo nghề cho
ngƣời lao động?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ!
117
Phụ lục số 3:
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN,
CUNG CẤP THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
ST
T
Chức vụ; Đơn vị công tác
Họ và tên
Phó Giám đốc- Sở Lao động-TBXH tỉnh
1
Nguyễn Thanh Long
2
Nguyễn Thị Thu Hƣờng
3
Trần Thái Sơn
Chủ tịch- UBND thành phố Hà Giang
4
Nguyễn Văn Hoặc
Phó trƣởng phòng Lao động-TBXH thành phố
5
Hoàng Thị Út
Trƣởng phòng Kinh tế thành phố
6
Nguyễn Đức Tấn
7
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
8
Bùi Anh Tuấn
9
Trần Đức Toàn
10 Đặng Văn Đạt
Phó trƣởng phòng Dạy nghề- Sở Lao độngTBXH
Phó hiệu trƣởng-Trƣờng Cao đẳng nghề Hà
Giang
Trƣởng phòng Đào tạo-Trƣờng CĐN Hà Giang
Trƣởng khoa Nông lâm nghiệp- Trƣờng CĐ
Nghề
Trƣởng khoa Công nghệ TT- Trƣờng CĐ Nghề
Trƣởng phòng khảo thí QLCL- Trƣờng CĐ
Nghề
11 Nguyễn Thị Hƣơng
Giám đốc - Trung tâm Dạy nghề thành phố
12 Nguyễn Thanh Quang
Giám đốc - Trung tâm Dịch vụ việc làm
13 Nguyễn Thị Thúy
Giám đốc - Trung tâm Dạy nghề Hội nông dân
14 Nguyễn Văn Thành
Chủ tịch UBND phƣờng Minh Khai
15 Trần Văn Hƣơng
Chủ tịch UBND phƣờng Ngọc Hà
16 Kiều Văn Bắc
Chủ tịch UBND xã Phƣơng Thiện
118
Phụ lực số 4:
CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ HIỆN NAY
1. Văn bản của cơ quan quản lý Trung ƣơng:
TT
Ký hiệu văn bản
Cơ quan ban hành
Ngày ban
hành
1
139/2006/NĐ-CP
Chính phủ
20/11/2006
2
07/2006/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
3
4
5
76/2006/QH11
151/2007/NĐ-CP
157/2007/QĐ-TTg
Quốc hội
Chính phủ
Chính phủ
6
14/2007/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
7
14/2007/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
8
9
11
13/2007/QĐ-BLĐTBXH
08/2007/QĐ-BLĐTBXH
16/2007/TTLT/BTCBLĐTBXH
72/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Tài chính - Bộ Lao
động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
12
62/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
13
103/2008/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
14
15
09/2008/TT- BLĐTBXH
57/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
10
Trích yếu nội dung văn bản
Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và
Bộ luật Lao động về dạy nghề.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lƣới trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng
2/10/2006 trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hƣớng đến
năm 2020.
29/11/2006 Luật Dạy nghề.
10/10/2007 Về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
27/9/2007 Tín dụng cho học sinh, sinh viên.
Hƣớng dẫn xếp hạng trƣờng cao đẳng nghề, trƣờng trung cấp nghề, trung
30/8/2007
tâm dạy nghề công lập.
Ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề
24/5/2007
hệ chính quy.
14/5/2007 Ban hành Quy chế mẫu trung tâm dạy nghề.
26/3/2007 Ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề.
Hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề
08/3/2007
30/12/2008 Ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
Ban hành hệ thống biểu mẫu, số sách quản lý dạy và học trong đào tạo
04/11/2008
nghề.
Phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn
21/7/2008
2008 - 2015
27/06/2008 Hƣớng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề.
26/5/2008 Ban hành Quy định sử dụng, bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề.
119
TT
Ký hiệu văn bản
Cơ quan ban hành
Ngày ban
hành
16
54/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Bộ LĐ TB & XH
19/5/2008
17
18
19
53/2008/QĐ-BLĐTBXH
52/2008/QĐ-BLĐTBXH
51/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
06/5/2008
5/5/2008
5/5/2008
20
43/2008/NĐ-CP
Chính phủ
8/4/2008
21
22
23
08/2008/QĐ-BLĐTBXH
07/2008/QĐ-BLĐTBXH
116/2009/NĐ-CP
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
Chính phủ
25/3/2008
25/3/2008
31/12/2009
24
1956//QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
27/11/2009
25
44/2009/QH12
Quốc hội
25/11/2009
26
121/2009/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
09/10/2009
27
70/2009/NĐ-CP
Chính phủ
21/8/2009
28
71/2009/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
29/4/2009
29
27/2010/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH
30
31/2010/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
08/10/2010
31
17/2010/TT- BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
04/06/2010
32
33
30/2010/TT-BLĐTBXH
29/2010/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
Bộ Lao động TB & XH
29/9/2010
23/09/2010
Bộ GDĐT - Bộ Lao động
28/10/2010
TB & XH
Trích yếu nội dung văn bản
Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HS, SV hệ chính quy
trong các cơ sở dạy nghề.
Ban hành quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề.
Ban hành Điều lệ mẫu trƣờng trung cấp nghề.
Ban hành Điều lệ mẫu trƣờng cao đẳng nghề.
Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy
nghề về chế độ phụ cấp cho giáo viên thực hành các nghề nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm và chế độ phụ cấp đặc thù cho giáo viên dạy nghề cho
ngƣời tàn tật khuyết tật.
Ban hành Quy định về kiểm định chất lƣợng dạy nghề.
Ban hành Quy định về quy trình kiểm định chất lƣợng dạy nghề.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Phê duyệt Phê duyệt Đề
năm 2020.
Luật Giáo dục sửa đổi Luật Giáo dục số 38/2005/QH11.
Cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính
sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề.
Quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về dạy nghề.
Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động
góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.
Hƣớng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ TCN, CĐN lên trình độ cao
đẳng, đại học.
Hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ
sơ cấp.
Ban hành bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ
cao đẳng nghề.
Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Hƣớng dẫn định mức biên chế của trung tâm dạy nghề.
120
TT
Ký hiệu văn bản
Cơ quan ban hành
34
58/2008/QĐ-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
35
112/2010/TTLT-BTCBLĐTBXH
Bộ Tài chính - Bộ Lao
động TB & XH
36
20/2010/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
37
19/2010/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
38
17/2010/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
39
49/2010/NĐ-CP
Chính phủ
40
295/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
41
664/CV-ĐCT
42
21/HD- ĐCT
43
1216/QĐ-TTg
ĐCT TW Hội LHPN
Việt Nam
ĐCT TW Hội LHPN
Việt Nam
Thủ tƣớng Chính phủ
44
19/2011/TT-BLĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
45
826/QĐ-LĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
46
579/QĐ-TTg
27/2011/TTLT- BTCBLĐTBXH
1201/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
Bộ Tài chính - Bộ Lao
động TB & XH
Thủ tƣớng Chính phủ
47
48
Ngày ban
hành
Trích yếu nội dung văn bản
Quy định chƣơng trình khung trình độ trung cấp nghề, chƣơng trình
khung trình độ cao đẳng nghề.
Hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiệ
30/07/2010
2020”.
Quy định về công tác thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra trong
26/7/2010
các trƣờng CĐN, TCN, TTDN.
Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trung tâm
07/7/2010
dạy nghề.
Ban hành Bảng danh mục nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ
04/6/2010
cao đẳng nghề.
Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử
14/5/2010 dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 26/02/2010
2015".
Hƣớng dẫn thực hiện lồng ghép Đề án 295 với Đề án 1956.
29/7/2011
06/9/2010
Hƣớng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc
làm giai đoạn 2010 - 2015".
22/7/2011 Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
Quy định chƣơng trình khung sƣ phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình
21/7/2011
độ TCN, giảng viên dạy trình độ CĐN.
Phê duyệt nghề trọng điểm và trƣờng đƣợc lựa chọn nghề trọng điểm để
07/7/2011
hỗ trợ đầu tƣ từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2015.
19/04/2011 Phê duyệt chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
Quy định về nội dung và mức chi xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình
28/02/2011
độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
31/8/2012 Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn
29/7/2011
121
TT
Ký hiệu văn bản
Cơ quan ban hành
Ngày ban
hành
49
50
711/QĐ-TTg
630/QĐ-TTg
Thủ tƣớng Chính phủ
Thủ tƣớng Chính phủ
13/6/2012
29/5/2012
51
54/2012/TT-BTC
Bộ Tài chính
09/4/2012
52
102/2013/TTLT-BTCBLĐTBXH
Bộ Tài chính - Bộ Lao
động TB & XH
30/07/2013
53
1277/TCDN-BQL
Bộ Lao động TB & XH
22/07/2013
54
1108/TCDN-KHTC
Bộ Lao động TB & XH
26/06/2013
55
1107/TCDN-KHTC
Bộ Lao động TB & XH
26/06/2013
56
937/QĐ-LĐTBXH
Bộ Lao động TB & XH
24/06/2013
Trích yếu nội dung văn bản
2012-2015.
Phê duyệt ''Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020"
Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020
Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ
nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015
Quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số Dự
án của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn
2012-2015
Hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch và quản lý các dự án dạy nghề vốn
CTMTQG năm 2014
Về việc xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí về lĩnh vực dạy nghề năm
2014 (cho bộ ngành).
Về việc xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí về lĩnh vực dạy nghề năm
2014 (cho địa phƣơng).
Về việc thành lập Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia.
122
2. Văn bản của cơ quan quản lý ở địa phƣơng
TT
Số, ký hiệu
Cơ quan ban hành
Ngày
ban hành
1
2662/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
27/8/2010
2
02-NQ/TU
Tỉnh ủy Hà Giang
12/01/2010
3
4199/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
30/12/2010
4
97/LĐTBXH-DN
191/HD-SLĐTBXH
-STC
Sở Lao động - TBXH
Liên sở, sở Tài chính,
sở Lao động - TBXH
14/2/2011
30/3/2011
6
672/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
30/3/2011
7
207/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
04/05/2011
8
754/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
13/4/2011
9
11
380/LĐTBXH-DN
68/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
Sở Lao động - TBXH
27/5/2011
16/6/2011
12
457/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
20/6/2011
13
14
484/KH-LĐTBXH
1629/QĐ-UBND
Sở Lao động - TBXH
UBND tỉnh Hà Giang
28/6/2011
08/05/2011
15
441/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
23/3/2012
16
255/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
05/04/2012
17
386/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
20/6/2012
5
Trích yếu nội dung
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch dạy nghề năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015
trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Nghị quyết về phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà
Giang, giai đoạn 2010 - 2015, tính đến năm 2020;
Công văn yêu cầu CSDN đề xuất tên nghề xây dựng chƣơng trình, giáo trình SCN
Hƣớng dẫn về thực hiện hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho lao động nông thôn từ nguồn
kinh phí Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/9/2009
Quyết định về việc ban hành quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2011 - 2015, định hƣớng đến 2020;
Hƣớng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm 2011;
Quyết định về phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm
2011;
Công văn về việc tổ chức Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp cơ sở;
Công văn về việc kiểm tra công tác đào tạo nghề năm 2011;
Công văn về việc hƣớng dẫn quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí dạy nghề cho lao
dộng nông thôn thuộc Chƣơng trình MTQG về việc làm;
Kế hoạch kiểm tra công tác đào tạo nghề năm 2011;
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề năm 2012;
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đào nghề trình độ sơ cấp và dƣới 3 tháng cho
lao động nông thôn năm 2012;
Công văn về việc về việc đăng ký nhu cầu dạy nghề, giải quyết việc làm đáp ứng
nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã;
Công văn về việc đào tạo nghề cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới năm 2012;
123
TT
Số, ký hiệu
Cơ quan ban hành
18
406/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
Ngày
ban hành
29/6/2012
19
47/2012/NQ-HĐND HĐND tỉnh Hà Giang
17/7/2012
20
21
22
23
24
450/LĐTBXH-DN
1456/QĐ-UBND
511/LĐTBXH -DN
550/LĐTBXH -DN
02/BCĐ
Sở Lao động - TBXH
UBND tỉnh Hà Giang
Sở Lao động - TBXH
Sở Lao động - TBXH
BCĐ đề án 1956
17/7/2012
30/7/2012
08/03/2012
16/8/2012
22/10/2012
25
2772/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
13/12/2012
26
27
28
07/LĐTBXH-DN
80/LĐTBXH-DN
121/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
Sở Lao động - TBXH
Sở Lao động - TBXH
01/07/2013
02/06/2013
03/07/2013
29
478/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
19/3/2013
30
221/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
24/4/2013
31
844/QĐ-UBND
UBND tỉnh Hà Giang
05/08/2013
32
33
364/LĐTBXH-DN
Sở Lao động - TBXH
06/07/2013
96/2013/NQ-HĐND HĐND tỉnh Hà Giang
07/12/2013
Trích yếu nội dung
Hƣớng dẫn tự kiểm định chất lƣợng dạy nghề 2012;
Nghị quyết về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã
hội;
Công văn yêu cầu đánh giá, xếp hạng trung tâm dạy nghề;
Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề năm 2013;
Công văn về việc đánh giá, xếp loại giáo viên dạy nghề;
Công văn về việc kiểm tra công tác đào tạo nghề năm 2012;
Công văn về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về dạy nghề cho LĐNT năm 2012
Quyết định về việc ban hành định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và
dạy nghề dƣới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Công văn về việc hƣớng dẫn liên kết đào tạo nghề;
Công văn về việc hƣớng dẫn công tác đào tạo nghề cho LĐNT năm 2013;
Công văn hƣớng dẫn đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề;
Quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo nghè trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3
tháng cho lao động nông thôn năm 2013;
Công văn đăng ký nhu cầu bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng dạy học;
Quyết định về việc ban hành Đề án gắn giáo dục với dạy nghề cho học viên tại các
Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013 - 2015,
định hƣớng đến năm 2020;
Công văn hƣớng dẫn tự kiểm định chất lƣợng dạy nghề;
Nghị quyết quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối
với cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
124
Phụ lục số 5:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG
Học nghề điện tử - lạnh
Học nghề Vận hành nhà máy thủy điện
125
Học nghề Điện dân dụng
Học nghề Quản trị cơ sở dữ liệu
126
Học viên học nghề Công nghệ ô tô
Học nghề Điện công nghiệp
[...]... luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang trong thời gian qua; - Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với các bên có liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên đại bàn thành phố Hà Giang trong giai đoạn... về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Phân tích, đánh giá đầy đủ về thực trạng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn thành phố Hà Giang 5 Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề gắn với giải quyết. .. quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2009-2013 Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản đào tạo nghề 1.1.1.1 Khái niệm về nghề và dạy nghề Khái niệm về nghề: Nghề là một lĩnh... nghiên cứu Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và các vấn đề có liên quan - Phạm vi về không gian: thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2009 đến 2013 4 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Luận văn góp phần làm rõ... đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang trong điều kiện mới 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên. .. với giải quyết việc làm Xuất phát từ những thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố làm luận văn tốt nghiệp của mình 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Phân tích, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấ ạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên đại bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang 4 2.2... việc làm từ năm 2009 đến nay, luận văn chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của địa phƣơng gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang 5 Luận văn phân tích và rút ra những thành tựu, đồng thời phát hiện những bất cập, hạn chế trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở thành phố Hà Giang Từ đó, đề xuất một số giải. .. hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo, ngƣời lao động muốn có việc làm, thu nhập tốt, làm đƣợc việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra cho đào tạo Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó có thể nói việc làm quy định nội dung đào tạo Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động và giải quyết việc làm. .. năng nghề ; liên kết trong đào tạo và sử dụng sản phẩm sau đào tạo ; - Hƣớng nghiệp và tƣ vấn, tuyển chọn và giới thiệu việc làm cho ngƣời học nghề pháp luật 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm Đào tạo để làm việc, ngƣời lao động có đƣợc năng lực thực hiện, cần có chỗ để thể hiện năng lực đó Đào tạo và giải quyết việc làm tạo ra nhu cầu cho ngƣời lao động muốn có việc. .. với giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang có sự đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, góp phần ổn định trật tự ội và giải quyết công ăn, việc làm cho ngƣời lao độ Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì công tác ĐTN gắn với GQVL vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế yếu kém và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội nhƣ: chất lƣợng đào tạo nghề chƣa ... lao Đào tạo nghề gắn với giải việc làm cho ngƣời lao động địa bàn thành phố Hà Giang đến năm 2020 34 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HÀ GIANG. .. đào tạo nghề gắn với giải việc làm thành phố Hà Giang 40 3.2.1 Thuận lợi 40 3.2.2 Khó khăn 41 3.3 Thực trạng đào tạo nghề gắn với giải việc làm địa bàn thành phố Hà Giang. .. chế công tác đào tạo nghề gắn với giải việc làm thành phố Hà Giang Từ đó, đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với giải việc làm địa bàn thành phố Hà Giang điều kiện