TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA THONG KE
Dé tai:
PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN HIEU
QUA HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH CUA CAC
DOANH NGHIEP NGANH THEP NIEM YET TREN THI
TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM
Ho va tén sinh vién : Nguyén Diệu Anh
Mã sinh viên : 11190240
Khoa : Thống kê
Lớp chuyên ngành : Thống kê kinh tế 61A Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Hoài Nam
Hà Nội, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình rèn luyện, học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tôi
đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bé ích, chuyên sâu và biết cách áp dụng vào thực tế Thông qua chuyên đề thực tập này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành
đến toàn bộ thầy cô trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói chung và khoa Thống kê nói riêng, những người đã luôn tận tâm, nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt những năm tháng học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn Ths Trần Hoài Nam, người đã tận tình chỉ dạy, góp ý và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu dé em có thé hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhật.
Do điều kiện thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót Tôi hy vọng nhận được những sự quan tâm, góp ý quý giá từ thầy cô nhằm hoàn thiện chuyên đề trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Diệu Anh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập “Phan tích tích các nhân tô ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành tháp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên
cứu độc lập của riêng tôi.
Dữ liệu được sử dụng trong chuyên đề đều minh bạch và do chính tôi thu thập; kết quả phân tích thống kê cũng dam bảo tính chính xác và đều có sự trao đôi
chuyên môn với giảng viên hướng dẫn trước khi đưa vào chuyên đề Ngoài ra, trong chuyên đề có sử dụng một số tài liệu tham khảo, đã được trích dẫn nguồn và
Trang 4LOT MO DAU wassssssssssssssssssssssssessssssssssssssnesssssssesssssssscsssssssssssssssssssssssssssessssssesecs 1
1 Ly do lựa chọn GG tầi St TT 1121111111 1111111111111111111511E11 E111 rree 1
2 Mucc ti6u Nghien CUU 011 22.1 Muc ti€t CHUNG? oo 2
2.2 Mục tiêu cụ thỂ: St tt E921 SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111115111111 5111 2 3 Đối tượng — phạm vi nghiên cứu ¿2-2 + ++£+E£+E££Ee£EerxeExrrxrrsrrered 2 3.1 Đối tượng nghiên cứỨu ¿+ +Sk9EE+EESEEEEE2EE217171712111 111 re 2
3.2 Phạm vi nghién CỨU - - + 1 3199911 911 9111991011991 19 ng nếp 24 Phương pháp nghiÊn CUU - - 5 6 5213191199191 1v vn nh ng nrệt 24.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 5-5 S511 sssEsreereseerres 24.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: - 5 5-52 **+kseeseeereeeerree 2
5 Kết câu của chuyên đề ¿- ¿5+ +keExEEE9EEEE1211211212111117111 1.1 re 3
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG DEN HIỆU
QUA HOẠT DONG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ảad-ddỔ - 4
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - s- + 4 1.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - s5: 5 1.1.3 Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - : 6 1.1.4.Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh s- 7 1.1.5 Chỉ tiêu do lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 8 1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10 1.2.1 Lý thuyết về hàm sản XuẤt - 2 ¿2 s+SE+EE+EE+E£EcEEeEEerxerxrreres 10 1.2.2 Tông quan các lý thuyết về cấu trúc vốn - + scs+zs+se2 I1
1.3 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiỆp - 2 ©2©5¿2+22£++£x++zxzzxzreees 13
1.3.1 Quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động -+ + 13
1.3.2 Cau tric VOD nẽ 4 14 1.3.3 Đặc điểm của chủ doanh nghiệp c.cscceccsessesesessesseseeseeseesessesesesees 15
1.3.4 Tính thanh khoản của doanh nghiép 555555 <++s<++ss2 20
Trang 51.3.5 Thời gian hoạt động của doanh nghi€p 5+5 <<++<<++<ss2 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -s°-s<cssecss 25
2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2-2-2 2+++EE+EE£+EE+EEerxzEe+rxerxerxee 25
2.1.1 Biến phụ thUỘC 2 5£ 2 EE+EE+EEEEE2EEEEEEEEEEEE2E12717171 2111 txeU 25 2.1.2 Biến độc lập ¿- -2sSx2 22 12E1271211211271112112112111111 1 1xx ee 26
2.2 Dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu -: -: - 31
2.2.1 Xác định mẫu nghiên cứu - ¿2 2s ++++z++E+z++xzx+zzxezxzxerxee 31
2.2.2 Nguồn thu thập dit liệu - - -©s E+Sx+E++E2E£EeEEerEerkerxrrxrrerree 31
2.3 Phương pháp phân tích ditt liệu - - 5 +55 + 22 * + +vvseerseereerrserres 31
2.3.1 Phương pháp phân tích thông kê mô tả - 55+ +5 <S+x+<ssss2 31
2.3.2 Phương pháp phân tích tương quan - 5-55 s+s+sx+esserses 32
2.3.3 Phương pháp hồi quy đa biến dữ liệu bảng 2- 2-5255: 32
2.3.4 Kiểm định và lựa chọn các mô hình phù hợp -.<-<<«2 35
CHUONG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH
HUONG DEN HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG SAN XUẤT KINH DOANH CUA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP NIÊM YÉT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOAN VIET NAM -°s°cs©ss+rssexssvssersserseesssrsserse 36
3.1 Một số đặc trưng mô tả mẫu nghiên cứu 2-2 + s2 s+zz+£+zse2 36 3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 2- 2 + ++££+E+E££Eerxerxerxerxrrsrxee 36
3.1.2 Thống kê mô tả các biễn -2- 2+ 2 2+EE+EE££E2EE2EEEEEEEEEEEErrkerreee 38 3.2 Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
1 40 3.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROA . ¿ +=+¿ 40 3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROE -:- ¿s2 50
3.2.3 So sánh kết quả khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROA va ROE:
« 60
3.3 Kết luận và hầm ý -¿ ¿- 2-52 +E22EEEEEE21221121127111121121111 111.1 xe 61 3.3.1 Kết luận chung về kết quả nghiên cứu -¿-sz+s+s++z++ 61
3.3.2 Một số hàm ý đưa ra từ kết quả nghiên cứu .: -:-s+=+2 64
3:7.98 90097000277 ,ÔỎ 66 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5< s<ssssevssess 68
01080190227 A ,ÔỎ 73
Trang 6DANH MỤC VIET TAT
Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
HQSXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh KQSXKD Kết quả sản xuất kinh doanh SXKD Sản xuất, kinh doanh
HQHĐSXKD Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
TSCD Tài san cố định
DN Doanh nghiệp
VCSH Vốn chủ sở hữu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
CEO Chủ doanh nghiệp
Trang 7DANH MỤC BANG
Bang 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến HQSXKPD 22
Bang 2.1 Cách đo lường các biến độc lập 2- 22 2+ z+£x+£xezEczrrrserxeee 27
Bàng 3.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình -¿ s¿szz£‡ 38 Bảng 3.2 Bảng ma trận tương quan giữa các biến -2- ¿©2555 40 Bang 3.3 Kết quả chạy mô hình Pooled OLS -2- 2 2 + + s2 £sz£++sz+‡ 41 Bang 3.4 Kết quả kiểm định VIB c.ccccccccsccssssessessessessessesseseseeseesessessessessesneaees 42 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian - 43 Bang 3.7 Kết quả chạy mô hình tác động ngẫu nhiên REM - 45
Bang 3.8 Kết quả chạy kiểm định Hausman - 2 2 255 s2£E2££+£s£xzet 46
Bang 3.9 Kết qua chân đoán hiện tượng đa cộng tuyến 2-5-5: 46 Bảng 3.10 Kết quả kiểm định phương sai sai SỐ -5- 5525522252555: 47 Bảng 3.12 Kết quả chạy mô hình GLS khắc phục lỗi . :-: 48 Bang 3.13 Bang tóm tắt kết quả hồi quy -¿ 5c 52+s++cx+zxczxzxeerxerxeee 49 Bang 3.14 Bang ma trận tương quan giữa các biến - ¿2-5-5 s+cs+czei 51 Bang 3.15 Kết quả chạy mô hình Pooled OLS ¿- 2 2 s5 s2 £s+£+++£2 52 Bang 3.16 Kết quả kiểm định VITF 2-5-5 SSE+EE+EE£E2E£EeEEeEEerkerkersrreee 53 Bang 3.17 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian - 53
Bang 3.18 Kết qua chạy mô hình tác động cố định FEM - 54
Bang 3.19 Kết quả chạy mô hình tác động ngẫu nhiên REM - 55 Bảng 3.20 Kết qua chạy kiểm định Hausman 2 52 2552552222252: 56 Bảng 3.21 Kết quả chân đoán hiện tượng đa cộng tuyến -: : 56 Bảng 3.22 Kết quả kiểm định phương sai sai SỐ -. -2- ©2552: 57 Bang 3.24 Kết quả chạy mô hình GLS khắc phục lỗi - 5-2 5¿: 58 Bang 3.25 Bảng tóm tắt kết quả hồi quy 2-2 2252+c+Ee£xezxerxerxrrerreee 59
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt Cạnh tranh
là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Cạnh tranh cũng là động lực thúc đây các doanh nghiệp sản xuất vươn lên tự khăng định mình, không ngừng hoàn thiện dé tồn tại và phát triển Do đó, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả mới
có thê đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vừa có điều kiện tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sông cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước Nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là cơ sở đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực, chi phí, thức đây sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cũng như năng lực tài chính, tao tiền dé cho sự phát triển lâu dai của doanh nghiệp Bên cạnh đó, dé có thể giúp doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải am hiểu thị trường, nắm bắt được thông tin nhanh chóng dé điều chỉnh lại cơ cấu quản lý, hình thức kinh doanh một cách hợp lý, đồng thời dé hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh dựa trên số liệu được tổng hợp từ phòng kế toán Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thé khai thác hết khả
năng tiềm tàng cũng như hiểu rõ được những khó khăn, những vấn đề còn hạn chế
đồng thời thay rõ được nguyên nhân nguồn gốc của các van dé phát sinh và có giải pháp cụ thé dé nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Có rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã và đang quan tâm đến các yếu tô tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, một số nghiên
cứu trước đó vẫn còn tôn tại những mặt hạn chê.
Nhận thay duoc tam quan trong đó nên em đã chon đề tài “Phân tích tích các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” dé làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp em có cái nhìn hệ thống
hơn về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, dé từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Trang 92 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thé:
- Phân tích tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Phân tích tác động các yếu tô đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp dé nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3 Đối tượng — phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của dé tài là các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu qua hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghién cứu
+ Pham vi không gian: Dé tài nghiên cứu các nhân tố anh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2021.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu từ các ban báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên các năm của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2 Phương pháp phan tích dữ liệu:
Đề hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp
+ Phương pháp thống kê mô ta: Sử dung các phương pháp thống kê mô ta
như bang thống kê, đồ thị thống kê, tính toán các thống kê mô tả, với sự trợ
Trang 10giúp của phan mềm SPSS, STATA, EXCEL dé phân tích đặc trưng của mẫu khảo sát, làm rõ thực trạng vé các nguồn lực, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
+ Phương pháp phân tích tương quan: xác định mối liên hệ tương quan giữa các nhân tố và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phương pháp phân tích ước lượng mô hình hồi quy: Sử dụng phương pháp gộp tức mô hình Pooled OLS, mô hình đánh giá tác động cô định (FEM), mô hình đánh giá tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình GLS khắc phục khuyết tật từ mô
hình được chọn.
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về các nhân tổ tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
Trang 11CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC YEU TO TAC ĐỘNG DEN HIEU QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA DOANH NGHIEP
1.1 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh là thu được
lợi ích nhiêu hơn.
Do quan niệm hiệu quả là thu được lợi ích nhiều hơn nên trong thực tế tồn
tại nhiều cách hiểu khác nhau về phạm trù hiệu quả Cụ thé là, có quan niệm cho
rằng hiệu quả là loại chỉ tiêu tuyệt đối, biéu hiện sự gia tăng về kết qua của kỳ
nghiên cứu so với kỳ sốc Loại hiệu quả này được gọi là hiệu quả tuyệt đối Gọi
như vậy vì nó là sự gia tăng kết quả biểu hiện bang số tuyệt đối Nhìn chung, cách đánh giá này tương đối đơn giản, dé hiểu nhưng van còn tồn tại hạn chế đó là đánh giá hiệu qua chi mới xem xét đến kết quả mà chưa xét tới chi phí Bởi vì nếu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian có gia tăng về số tuyệt đối nhưng lại có tốc độ phát triển chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanh thì cũng không thể đánh giá được răng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả Chính vì vậy, một quan niệm khác đầy đủ hơn cho răng: Hiệu quả là loại chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa KQSXKD với chi phí cho
sản xuất kinh doanh Quan hệ này có thê biểu hiện dưới dạng hiệu số hoặc thương số Nếu xét về quan hệ hiệu số (nêu KQSXKD trừ đi chi phí sản xuất kinh doanh mang dau đương thì doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại) thì vẫn chưa hợp lý và thuyết phục do nếu tốc độ tăng hiệu quả chậm hơn tốc độ tăng của KQSXKD và chậm hơn tốc độ tăng của chi phí thì vẫn chưa thé đánh được giá
được răng doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả Mặt khác, nếu xét theo quan
hệ thương số thi HQSXKD là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa KQSXKD với chi phí sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này có thé là dạng thuận hoặc dạng nghịch, giúp ta đánh giá HQSXKD của doanh nghiệp một cách hợp lý, đầy
đủ nhât.
Tóm lại, HQSXKD là loại chi tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa KQSXKD với chi phí san xuat, kinh doanh (chi tiéu dạng thuận) hoặc ngược lại
(chỉ tiêu dạng nghịch).
Trang 121.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
HQHDSXKD được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Dưới đây là một số tiêu thức phân loại cơ bản nhất.
a) Phân loại hiệu quả theo mục đích kinh doanh
Đối với tiêu thức này, HQHDSXKD của doanh nghiệp được phân thành: hiệu
quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội.
- Hiệu quả kinh doanh cá biệt: là HQSXKD thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh doanh xã hội: là sự đóng góp của HDSXKD trong lĩnh vực
mà doanh nghiệp hoạt động vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng thu cho ngân sách Nhà nước
b) Phân loại hiệu qua theo nội dung chi phí
Đối với tiêu thức này, HQSXKD của doanh nghiệp được phân thành: hiệu qua của chi phí bộ phận và hiệu qua của chi phí tổng hop.
c) Phân loại hiệu quả theo phương pháp tính toán
Đối với tiêu thức này, HQSXKD của doanh nghiệp được phân thành: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Hiệu quả tuyệt đối: là hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh
doanh cụ thể, bằng cách xác định chênh lệch giữa mức lợi ích thu được với lượng
chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả tương đối: là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh về số
tương đối giữa chỉ tiêu kết quả với chi phí.
d) Phân loại hiệu quả theo ý nghĩa phản ánh
Đối với tiêu thức này, HQSXKD của doanh nghiệp (hiệu quả tương đối)
được phân thành: hiệu quả tính dưới dạng thuận và hiệu quả tính dưới dạng nghịch.
- Hiệu quả tính dưới dạng thuận: là HQSXKD được đo lường bằng chỉ tiêu tương đối, biéu hiện quan hệ so sánh giữa kết qua đầu ra với chi phí đầu vào, phan
ánh kết quả đầu ra đạt được khi bỏ ra một đơn vị chỉ phí đầu vào.
- Hiệu quả tính dưới dạng nghịch: là HQSXKD được đo lường bằng chỉ tiêu tương đối biéu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra, phản
ánh chi phí đầu vào phải bỏ ra dé tạo ra một đơn vị kết qua đầu ra.
e) Phân loại hiệu quả theo phạm vi tính toán5
Trang 13Đối với tiêu thức nay, HQSXKD của doanh nghiệp (hiệu quả tính dưới dang
thuận và dạng nghịch) được phân thành: hiệu quả toàn phần, đầy đủ và hiệu quả
đầu tư tăng thêm.
- Hiệu quả toàn phan, day đủ: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối, dạng thuận va dạng nghịch được tính chung cho toàn bộ KQSXKD và tính đầy đủ với toàn bộ chi phí của từng yếu tố hoặc tính chung cho tông nguồn lực.
- Hiệu quả đầu tư tăng thêm: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng thuận và dạng nghịch chỉ tính cho phần yếu tố chi phi đầu tư tăng thêm và kết qua tăng thêm tương ứng của thời kỳ tính toán, được xác định bằng cách so sánh kết quả gia tăng do dau tư tăng thêm mang lại trong kỳ với phan chi phí đầu tư tăng thêm trong kỳ.
1.1.3 Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh đoanh là công cụ hữu hiệu dé các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bat kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thé tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp Đề thực hiện mục tiêu tối da
hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng
nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất dé các nhà quan trị thực hiện chức năng quan trị của mình Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu
quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dé từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chỉ
phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng dé kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp ma còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.
Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất
6
Trang 14kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất dé thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu dé thực hiện,là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự ton tại và phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là nhân tố thúc day sự cạnh tranh và tiễn bộ trong sản xuất kinh doanh Vì vậy, đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản tri kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu dé quản trị kinh doanh.
1.1.4 Ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc phân tích HQSXKD của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng
cho nhiều nhóm đối tượng quan tâm khác nhau: a) Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
- Thông qua việc phân tích HQSXKD đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản,
nguôn vốn, chỉ phí, Từ đó thay được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát huy những mặt tích cực và đưa ra được những giải pháp nhằm tối ưu hóa từng yếu tố góp phan nâng cao hiéu qua sản xuất kinh doanh, tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp ngày một phát
triển vững mạnh, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động.
b) Đối với các nhà đầu tư
- Thông qua việc phân tích HQSXKD của doanh nghiệp cụ thé là các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh, các nhà đầu tư đã nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư thêm hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
c) Đối với cơ quan chức năng của Nhà nước
- Thông qua các chỉ tiêu phân tích HQSXKD của doanh nghiệp, nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp từ đó kiến nghị với các co quan chức năng hỗ trợ, thúc day hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đây phát triển kinh tế nước nhà.
Trang 151.1.5 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Như đã phân tích ở mục trên, HQSXKD là loại chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa KQSXKD với chi phí sản xuất, kinh doanh Như vậy, muốn đo lường được các chỉ tiêu phản ánh HQSXKD trước hết cần xác định các chỉ tiêu
KQSXKD và chỉ tiêu phan ánh chi phí sản xuất, kinh doanh.
a) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
e Nhóm chỉ tiêu tính bằng đơn vi hiện vật, gồm các chỉ tiêu: Số lượng sản phẩm hiện vật, số lượng sản phẩm hiện vật quy ước (quy đổi ra sản phẩm tiêu
e Nhom chỉ tiêu tính bang don vi tién té, gom các chi tiêu: Giá tri sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), giá trị gia tăng thuần (NVA), các chỉ tiêu doanh thu (doanh thu bán hàng, doanh thu thuần bán hàng, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh), các chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần về bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế, tổng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận thuần
sau thuế).
b) Các chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh
e _ Nhóm chi phí về lao động: gồm chi phí nguồn lực lao động (được biểu hiện bằng chỉ tiêu số lao động bình quân), chi phí thường xuyên về lao động biểu hiện bằng thời gian lao động (giờ - người, ngày — người), chi phí thườn xuyên về lao động biéu hiện bằng tiền (tổng quỹ lương, tong quỹ phân phối cho lao động, tổng thu nhập lần đầu của lao động)
e Nhóm chi phí về tài sản (vốn): gồm chi phí nguồn lực về tài sản (vốn)
(tông tài sản bình quân, tài sản dài hạn bình quân trong đó có tài sản cố định bình
quân, tài sản ngắn hạn bình quân trong đó có tài sản lưu động bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân ) , chi phi thường xuyên về tài sản (vốn) ( tổng giá tri khấu hao tài sản cố định, tong chi phí sản xuất, tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm hang
hóa, tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, chi phí trung gian, )
e Nhom chi phí về đất đai: gồm tong diện tích mặt bằng của doanh nghiệp,
tổng diện tích sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Các chỉ tiêu đo lường HQSXKD
Trang 16e Chi tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp: Ty
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS).
e Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác: Hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ, số vòng quay tông nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên TSCD, hiệu suất sử dụng
TSCĐ, năng suất lao động bình quân, tỷ suất sinh lời bình quân của lao động.
e Ngoài ra cũng còn nhiêu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khác của doanh nghiệp Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, tac giả lựa chọn hai chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
làm thước đo hiệu quả SXKD va đưa vào mô hình nghiên cứu chủ yếu vì tính phổ
biến được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu trước đây (Dewenter và cộng
sự (2001); Abblasali Pouraghajan và cộng sự (2012); Mahfuzah Salim và cộng sự
(2012); Saurabh Chadha và cộng sự (2016); Phạm Đức Cường và Trần Xuân Quân (2017); Phạm Thị Hồng Điệp (2020); ) và tính bồ sung lẫn nhau của các chỉ tiêu trong việc nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
e Ty suất sinh lời trên tong tài san (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tong tài sản (ROA) hay còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn tổng
tài sản Ty số này là tỷ số tài chính dùng dé đo lường khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của doanh nghiệp Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa là doanh
nghiệp hoạt động sinh lãi Tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả Còn nếu tỷ số này nhỏ hơn 0, thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bang phan trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Do đó, tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (%) = x100%
Tổng tài sản
e _ Tỷ suât lợi nhuận trên von chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suât lợi nhuận trên vôn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả sử dụng vôn là tỷsô giữa lợi nhuận sau thuê và vôn chủ sở hữu của doanh nghiệp Công thức tínhnhư sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu= x100%
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đông vôn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đông lợinhuận hay nói cách khác khả năng tạo ra lợi nhuận của một đông vôn chủ sở hữu.
Dé tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị có thé gia tăng khả
Trang 17năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu, đồng thời giảm chỉ phí làm gia tăng lợi
nhuận thuần Hoặc doanh nghiệp có thé sử dụng tài sản hiệu quả hơn bằng cách
nâng cao vòng quay tài sản hay nói cách khác doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu
hơn từ những tài sản sẵn có của doanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể
nâng cao tỷ số này lên bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính tức là vay nợ dé tăng vôn đầu tư.
e _ Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tử nhiều yếu
tố Tuy nhiên, nhân tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ phát triển thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Song, mặt trái của sự phát triển của
kho học và công nghệ chính là làm cho tài sản của doanh nghiệp nhanh bị hao mòn
vô hình Thậm chí có những máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án mà đã
bị lạc hậu Bên cạnh đó, yêu tố con người cũng có tác động nhiều đến hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp Nhà quan trị doanh nghiệp có hướng di đúng dan, chiến luocj đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó dẫn sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển
vững mạnh hơn.
1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất
Theo TS Phan Thế Công, lý thuyết hàm sản xuất được trình bày như sau:
Sản xuất là quá trình chuyền hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều phải quan tâm hai van đề: chi phí về nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả do hoạt động đó mang lại Điều này liên quan đến hai yếu tố đầu vào và đầu ra Các yếu tố đầu vào có thê hiểu là lao động, vốn, tài sản, máy móc,
thiết bị, đất đai, nguyên nhiên vật liệu, Các yếu tố đầu ra như hàng hóa, dịch vụ,
doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận Ham sản xuất là hàm số biểu hiện lượng hàng hóa tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được (đầu ra) từ những kết hợp khác nhau của các yêu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định.
Trang 18x1,x2,x3, ,Xn các yêu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất Lý thuyết hàm sản xuất là cơ sở đề tiếp cận hàm hiệu quả Bởi vì với giả định hiệu quả không đổi theo quy mô, nếu chia hai về của hàm sản xuất cho một nguồn lực nào đó thì về trái hàm sản xuất sẽ trở thành một chỉ tiêu hiệu quả và hàm sản xuất lúc này sẽ trở thành hàm hiệu quả Từ đó có được hàm hiệu quả thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, nguồn lực (lao động, vốn, tài sản, ) sử dụng trong quá trình sản xuất với HQSXKD của doanh nghiệp.
1.2.2 Tổng quan các lý thuyết về cau trúc von
1.2.2.1 Khái niệm cầu trúc vôn
- Cấu trúc vén là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn vốn
và phương pháp hình thành nên nguồn vốn dé doanh nghiệp có thé sử dụng mua
sam tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.
- Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động của doanh nghiệp:
° Giúp doanh nghiệp tối thiêu hóa chi phí vốn bình quân gia
quyền (WACC)
° Tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp.
- Ngoài ra cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà chính doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong
quản trị tài chính.
1.2.2.2 Lý thuyết cau trúc vốn của Modigliani va Miller
- Lý thuyết của Modigliani va Miller là lý thuyết đầu tiên nghiên cứu về cấu
trúc vốn, lý giải mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ của
doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn có sẵn trong nội bộ thì nguồn vốn huy động bên ngoài cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Lý thuyết M&M nghiên cứu về cấu trúc vốn trong trường hợp không thuế (M&M 1958) và trường hợp có thuế (M&M 1963).
- Đối với trường hợp không thuế, lý thuyết M&M đưa ra các giả định sau: + Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
+ Không có chi phí giao dịch
+ Không có chi phí phá sản và chi phí khó khăn tài chính
+ Cá nhân và doanh nghiệp đêu có thê vay tiên ở mức lãi suât như nhau
11
Trang 19Từ những giá định trên, giá định không có thuế và trong điều kiện thị trường
vốn hoàn hảo, rõ ràng những lợi ích của việc vay nợ (lợi thuế) và chi phí của việc
đi vay (chi phi giao dich, chi phí phá san, chi phí đại dién, ) đều không tổn tai.
Do đó, việc sử dụng nợ vay không đem lại bat kỳ khoản lợi ich tang thêm va chi
phi tăng thêm nào cho DN DN có giá trị không đổi bất chấp co cấu nguồn vốn Giải thích bằng hình ảnh, nếu giá trị DN là một chiếc bánh thì với các lát cắt khác nhau dé chia chiếc bánh thành 2 phan, (nợ phải trả và vốn CSH) đều không ảnh hưởng tới kích thước chiếc bánh Bánh to hay nhỏ không phụ thuộc vào cách cắt bánh Do đó, giá trị DN không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ vay nợ và vốn chủ sở
hữu Điều đó cũng có nghĩa là dù cho DN có lựa chọn bất kỳ phương thức tài trợ
bang nợ như thé nào đi nữa, cũng không làm thay đổi giá tri DN Tức là giá trị DN
có sử dụng nợ vay bằng với giá trị của DN không sử dụng nợ vay.
Tuy nhiên, giả định về thị trường vốn hoàn hảo và không có thuế là không có thực nên trong đề tài , tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu vào trường hợp này.
- Đối với trường hợp có thuế, lý thuyết M&M đưa ra các giả định sau: + Có thuế thu nhập DN
+ Không có chi phí giao dịch
+ Các cá nhân và DN đều có thể vay nợ với lãi suất như nhau
Trong trường hợp này, theo M&M,với thuế TNDN, việc sử dung nợ sẽ làm
tăng giá trị cua DN Vì chi phi lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN, do đó mà một phần thu nhập của DN có sử dụng nợ được chuyền sang cho các nhà đầu tư Phần tiết kiệm thuế đó còn được gọi là “lá chắn thuế từ
lãi vay” Nên giá trị DN có sử dụng nợ vay bằng giá trị DN không sử dụng nợ vay cộng với giá trị hiện tại của lá chăn thuế từ lãi vay (VL = Vu + t% XD) Trong đó: t là thuế suất thuế TNDN, D là nợ vay Mặt khác, đưới góc độ nhà đầu tư, việc sử dụng quá nhiều nợ cũng phát sinh chỉ phí, tăng gánh nặng nợ cũng như áp lực đối với doanh nghiệp Bên cạnh đó, chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành
kinh doanh, thậm chí, dẫn tới doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, đòi hỏi
doanh nghiệp phải tăng tỷ suất sinh lợi vì đó là phần bù đắp cho rủi tăng lên từ việc gia tăng hệ số nợ.
Nói chung, lý thuyết này giúp làm rõ thêm được ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến lợi nhuận cổ đông, rủi ro và mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp Hiện nay, đây vẫn được coi là lý thuyết cơ sở nền tang dé các nhà nghiên cứu sau này có thé dựa vào và áp dụng tiếp vào các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết M&M trong bài nghiên cứu của mình, tiêu biêu như: Zeitun va Tian (2007),
12
Trang 20Elsayed Ebaid va cộng sự (2009), Mahfuzah Salim và cộng sự (2012), Dinh Bao
Ngọc và Võ Duy Khương (2014), Phạm Đức Cường và Trần Xuân Quân (2017), Phạm Thi Hồng Điệp (2020)
1.3 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đấy, tác giả đã tông hợp các yếu tố tac động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như sau:
1.3.1 Quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên dé nhà dau tư biết đến doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp Quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu
quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đó theo nhiều cách khác nhau Do vậy quy mô doanh nghiệp được coi là một yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận Nghiên cứu
của Pervan và Visié (2012)[1] tập trung sự chú ý vào quy mô doanh nghiệp va
đánh giá ảnh hưởng của nó đối với lợi nhuận của doanh nghiệp Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2002 — 2010 và kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đáng ké đối với lợi nhuận Ngoài ra vẫn còn nhiều lý do dé lý giải cho sự ảnh hưởng của quy mô Cụ thể là, các công ty lớn hơn có sức mạnh kinh tế, tiềm lực lớn hơn nên kiếm được lợi nhuận cao hơn Bên cạnh đó, doanh nghiệp càng lớn thì số tài sản càng nhiều hay số lao động càng cao Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường mạnh về tài chính, có uy tín, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Do đó, các doanh nghiệp đều có mong muốn mở rộng quy mô dé có thê khai thác lợi thế quy mô dé từ đó tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Chính vì thế, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả này phù hợp với phát hiện của Zeitun, Rami va Tian, Gary G (2007).[2] Ở nghiên cứu này, Zeitun, Rami va Tian, Gary G nghiên cứu anh hưởng của quy mô doanh nghiệp (đo lường bằng chỉ tiêu logarit tổng tài sản) đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp băng cách sử dụng một
mau dữ liệu mảng đại diện cho 167 công ty Jordan trong giai đoạn 1989-2003.
Trong nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng mối quan hệ giữa quy mô doanh
nghiệp va lợi nhuận đó là quy mô doanh nghiệp càng lớn thì có nghĩa là lợi nhuận
của doanh nghiệp càng nhiều Một trong số đó là nghiên cứu của Malik (201 1)[3]
13
Trang 21chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ đương với lợi nhuận của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa lợi nhuận
và tuổi của công ty nhưng lại có mối quan hệ đáng ké giữa lợi nhuận và quy mô.
Trong một nghiên cứu khác, Amoroso (2015)[4] chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có lực lượng sản xuất đạt trình độ kỹ thuật cao, có khả năng tham gia cạnh tranh với kỹ thuật tiên tiễn và hiện đại, có đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và kỹ thuật chất lượng Ở khía cạnh khác, Boglicacino & Pianta (2012)[5] cho rằng doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có kha năng đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, mở rộng kinh doanh ở da dạng các ngành nghé, hình thành thay đổi trên thị trường trong
nước và nước ngoài Các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận, có nghĩa là càng phát triển quy mô thì
lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng, lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất kinh doanh đang phát triển theo chiều hướng tốt.
Ở Việt Nam, một bài báo của Phạm Thị Hồng Điệp (2020) đã phân tích tác động cấu trúc vốn đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội.[6] Dữ liệu bảng của 383 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2015-2019 được hồi quy bằng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
(REM) Kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến ROA và thu nhập trên mỗi cô phiếu (EPS) Nghiên cứu của Nghi và Nam (2011)[7] tiến hành
nghiên cứu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cần Thơ cũng đi đến kết luận rằng doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ Khi có sự gia tăng về quy mô hoạt động, các doanh nghiệp có thê gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận nhờ đáp ứng kịp thời lượng cầu khi có sự thiếu hụt lương cung
trên thị trường.
1.3.2 Cấu trúc vẫn
Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp phản ánh mức độ sử dụng nợ và
vốn cô phần để tài trợ cho tài sản của nó Việc nợ nhiều hay ít sẽ tác động đến hành
vi của nhà quản lý cũng như các quyết định tài chính của họ, và do đó, tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Harris & Raviv, 1991[8]; Graham & Harvey, 2000[9]) Cau trúc vốn cũng được xem là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp Cấu trúc vốn lý tưởng là cơ sở dé tạo ra dự cân bang giữa ty lệ rủi
ro và lợi nhuận Đòn bây tài chính là một chỉ tiêu thê hiện câu trúc vôn của một14
Trang 22doanh nghiệp Nó là tỷ lệ giữa vốn đi vay và vốn chủ sở hữu, cho biết mỗi quan hệ giữa vốn đi vay và vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp Nghiên
cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được khởi nguồn từ việc sử dụng số liệu ở nước phát triển Nghiên cứu của Roden & Lewellen (1995)[10] xem xét cơ cấu vốn của 48 doanh nghiệp ở Mỹ trong giai đoạn 1981 — 1990 và chỉ ra mối quan hệ dưỡng giữa cau trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp Nghiên cứu cua Saurabh Chadha và cộng sự (2016)[11]
thực hiện trên 422 công ty sản xuất An Độ niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán Bombay (BSE) đã được thu thập để phân tích mối quan hệ giữa đòn bây và hiệu
quả hoạt động của công ty trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 — 2004 đến 2012
— 2013 Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và dùng tỷ
suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số Q của Tobin
được sử dụng làm công cụ dé đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của công ty Kết quả cho thay đòn bay tài chính không ảnh hưởng đến các thông số hoạt động tài chính của công ty về tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và hệ số Q của Tobin Tuy nhiên, nó có tác động âm và có tương quan đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Bên cạnh đó Hadlock & James (2002)[12] cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn Trong những năm gần đây, mối quan hệ này cũng đã được khám phá ở các nước dang phát triển Majumdar & Chhibber
(1999)[13] xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp ở Ấn Độ đã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ sử dụng nợ và lợi nhuận của doanh nghiệp Nghiên cứu Salim (2012)[14] trên các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán của Malaysia sử dụng bốn thước đo hiệu suất (bao gồm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), hệ số Q của Tobin và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) làm biến phụ
thuộc Ba thước đo cấu trúc vốn (bao gồm nợ dài hạn trên tài sản (LTD), nợ ngắn
hạn trên tài sản (STD), tổng nợ trên tổng tài sản (TD) là các biến độc lập Kết quả
chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của công ty, được đo lường bằng ROA, ROE và
EPS có mối quan hệ nghịch biến với STD, LTD, TD Tuy nhiên đối với chỉ tiêu hệ
số Q của Tobin, báo cáo chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều với STD, LTD và
TD Như đã nói ở trên, trong tài chính, tỷ lệ đòn bây tài chính của doanh nghiệp là
yêu tô đặc trưng cho câu trúc vôn, và được xác định theo công thức sau:x 100%
> ow R r, us 2 Tổng số no Ty SỐ nợ tren tong tai san = — g ———
Tổng tài san
1.3.3 Đặc điểm của chủ doanh nghiệp
a) Giới tính của chủ doanh nghiệp
15
Trang 23Theo nghiên cứu của Larson và Freeman[ 15] tìm thấy ton tại sự khác biệt
trong phong cách lãnh đạo giữa nam giới và nữ giới, và có sự khác biệt đó ảnh
hưởng tới kết quả kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thé thấy giới tính của chủ doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp Sự khác nhau tập trung ở chỗ nữ giới ưa thích phong cách
lãnh đạo dân chủ, họ khuyến khích sự tham gia, chia sẻ quyền lực, thông tin và tìm cách phát huy khả năng của người đưới quyền Họ thích kiểu lãnh đạo thông qua và dựa vào khả năng thu hút mọi nhân viên về chuyên môn, quan hệ, và kỹ năng
giao tiếp Trái lại, nam giới lại ưa thích kiểu lãnh đạo định hướng Nam giới thường
ưa thích kiểu chỉ đạo mệnh lệnh, kết hợp với kiểm soát Họ dựa vào quyền lực của mình làm cơ sở gây ảnh hưởng lên cấp dưới Nhiều nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp được điều hảnh bởi nữ giới sẽ có nhiều lợi ích hơn nam giới, do đó, doanh
nghiệp hoạt động có hiệu qua hơn Các lợi ích theo như Burke & McKeen
(1996)[16] là mức độ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của các đồng nghiệp khác, theo như Singh & Vinnicombe (2004)[17] là độ am hiểu phân
khúc thị trường của doanh nghiệp, còn theo Smith et al (2006)[18] thì là kinh
nghiệm cả trong công việc cũng như kinh nghiệm trong cuộc sông Các lợi ích này sẽ trực tiếp và gián tiếp tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ở một khía cạnh khác cũng có các nghiên cứu lập luận rằng, mức độ thận trọng và khả năng chấp nhận rủi ro của nữ giới tốt hơn nam giới,
do đó CEO nữ có tác động tích cực trong việc gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro
trong hoạt động của doanh nghiệp (Khan & Vieito, 2013).[19] Bên cạnh đó, nghiên
cứu của Barua[20] và Krishnan và Parsons[21] cho thấy các công ty được quản lý bởi CEO nữ đưa ra các quyết định tài chính một cách thận trọng hơn Huang và
Kisgen[22] thì cho rằng các công ty do nữ CEO lãnh đạo sẽ ít thực hiện các thương
vụ mua lại và ít phát hành nợ hơn các công ty đứng đầu là nam giới Palvia và Vahamaa[23] sử dung dit liệu các ngân hàng thương mại Hoa Ky và cho thấy các ngân hàng do các nữ CEO điều hành có xu hướng có mức vốn cao hơn và ít có khả
năng thất bại trong cuộc khủng hoảng tài chính Nghiên cứu của Faccio, Marchica và Mura Faccio[24] đã cho rằng các công ty do CEO nữ đứng đầu có đòn bẩy thấp hơn các công ty do nam CEO đứng đầu Không chỉ vậy, Betz, O'Connell, và Shepard[25] xem xét mối quan hệ của giới tính và mức độ sẵn sàng tham gia các hành vi kinh doanh phi đạo đức Họ thấy rằng nam giới có khả năng thực hiện các giao dịch nội gián và các hành vi tư lợi cá nhân nhiều hơn nữ giới Ruegger[26] cho thay rằng giới tính là một nhân tố chính trong việc xác định hành vi đạo đức
và thường nữ giới có đạo đức hơn nam giới trong lĩnh vực kinh doanh Ford và
16
Trang 24Richardson[27] nhận thấy rang các nhà quản lý nữ thường dành ít lợi ích cá nhân
hơn từ công ty, do đó đưa ra nhiều quyết định có đạo đức hơn ở nơi làm việc so
với nam giới Powell[28] cũng cho thấy có sự khác biệt trong cách ứng xử của nam giới và nữ giới, chăng hạn phụ nữ thường ít chấp nhận những hành vi bất hợp pháp hơn so với nam giới Hiện nay, có thể thấy các nhà nghiên cứu gần đây theo quan điểm của lý thuyết ràng buộc các nguồn lực và lý thuyết các bên liên quan đều đánh giá cao vai trò của nữ giới trong việc điều hành doanh nghiệp Theo đó, Tate & Yang (2015)[29] cho rằng CEO nữ không những góp phan mang lại nhiều lợi
ích kinh tế cho doanh nghiệp mà con xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn
và chi trả lương công bằng hơn Ho et al (2015)[30] cũng cho rằng các CEO nữ
hành xử công bằng, không tự tin thái quá và có tính thận trọng cao hơn so với CEO
nam, và do đó, công ty có CEO là nữ giới hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng tồn tại những quan điểm trái chiều về mối quan hệ giữa giới tỉnh nữ của CEO và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Fairlie & Rob (2009)[31] cho rang các CEO nữ có nguồn vốn nhân lực với tài
chính hạn chế hơn so với nam giới Các kinh nghiệm và tầm nhìn của họ đối với
hoạt động của doanh nghiệp cũng hạn chế hon do lối tư duy theo kiểu hộ gia đình Do đó, các tác giả cho rằng các doanh nghiệp được điều hành bởi CEO là nữ giới
sẽ đạt được ít thành công về hiệu quả tài chính hơn CEO là nam giới và mối quan
hệ giữa CEO nữ giới và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tương quan nghịch
biến Kết quả này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Inmyxai và
Takahashi (2010)[32], Amran (2011)[33], Hsu et al (2013)[34] và Singhathep &Pholphirul (2015).[35]
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hiền (2016)[36] cho rằng các công ty được điều hành bởi chủ doanh nghiệp nữ có đòn bầy tài chính thấp hơn, thu nhập ít biến động
hơn so với các doanh nghiệp được điều hành bởi chủ doanh nghiệp nam Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, hành vi né tránh rủi ro của chủ doanh nghiệp nữ
có thê dẫn đến sự bóp méo trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
Sự hiện diện của nhà quản lý nữ chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên số lượng các công ty được điều hành từ các nhà quản lý nữ dần gia tăng (Ho và ctg, 2015) Không những vậy, vai trò của nhà quản lý nữ ngày càng được nghiên cứu nhiều trên khắp các quốc gia Đây được xem là một tín hiệu quan trọng về nữ quyền trong việc điều hành doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu cho rằng, doanh nghiệp được điều hành bởi nữ giới sẽ có nhiều lợi ích tốt hơn so với nam giới Bởi vì, theo Smith và ctg (2006), nhà điều hành nữ giới có nhiều kinh nghiệm khác nhau từ cuộc sống công
17
Trang 25việc lẫn ngoài công việc Họ hiéu biết nhiều phân khúc thị trường của doanh nghiệp
hơn nam giới, do đó làm gia tăng chất lượng và sự đột phát trong quá trình ra quyết
định (Singh và Vinnicombe, 2004) Ngoài ra, nhà điều hành nữ cấp cao có thé ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của các đồng nghiệp nữ trẻ dưới quyền (Burke và McKeen, 1996) Do đó hiệu suất hoạt động của công ty sẽ gia
tăng một cách trực tiếp cũng như gián tiếp Minh chứng cho những quan điểm trên, Khan và Vieito (2013) điều tra các doanh nghiệp Mỹ giai đoạn 1992-2004 và tìm thấy, CEO nữ làm gia tăng khả năng sinh lợi của công ty và làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp hơn so với CEO nam Tuy nhiên, tồn tại những quan điểm
cho rằng, công ty được điều hành bởi nữ giới sẽ có hiệu quả kém hơn (Inmyxai và
Takahashi, 2010; Amran, 2011; Hsu và ctg, 2013) Fairlie va Robb (2009) cho rang, doanh nghiệp được điều hành bởi nữ giới sé ít thành công hơn về hiệu qua tài chính khi so với doanh nghiệp được điều hành bởi nam giới Bởi vì nhà sáng lập hay nhà điều hành nữ giới thường ít nguồn vốn nhân lực, tài chính và kinh
nghiệm của nữ giới thường bị giới hạn từ hình thức kinh doanh theo hộ gia đình.
Một nghiên cứu gần đây của Singhathep và Pholphirul (2015), các tác giả đã tìm thấy CEO nữ tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và lợi nhuận hàng năm Mặc dù ton tại hai quan diém trai ngược, song lý thuyết ràng buộc các nguồn lực và lý thuyết các bên liên quan đều đánh
giá cao CEO nữ Theo đó, CEO nữ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho công ty, xây dựng môi trường làm việc thân thiện hơn và chỉ trả lương thưởng công bằng hơn
(Tate và Yang, 2015) Quan trọng hơn, CEO nữ có hành xử mang tính đạo đức,
không tự tin thái quá, và thận trọng trong báo cáo tài chính hơn so với CEO nam(Ho và ctg, 2015) Do đó, nghiên cứu kỳ vọng, công ty có CEO là nữ giới sẽ có
hiệu quả tốt hơn.
b) Trình độ học van của chủ doanh nghiệp
Một trong những vai trò quan trọng của HĐQT đó là thuê và/hoặc bồ nhiệm
CEO có năng lực Xác định và đo lường năng lực của CEO không dễ dàng, tuy
nhiên về mặt tương đối có thể tham chiếu trình độ học vẫn như một đặc điểm đại diện cho năng lực của CEO Trình độ học vấn có thé ảnh hưởng đến năng lực của
CEO theo ba cách khác nhau Thứ nhất, trình độ học vấn gia tăng sự hiểu biết và
tri thức cho CEO, giúp CEO am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn và nhận thức tốt các vấn đề phức tạp Thứ hai, trình độ học vấn giúp CEO khai phóng trí tuệ, mở rộng kiến thức và khả năng lập luận Sau cùng, các mối quan hệ xã hội được xây dựng trong môi trường Đại học và Sau Đại học có thé rất hữu ích cho sự nghiệp
18
Trang 26của CEO trong tương lai Chính vì vậy, Hambrick và Mason (1984),[37] các tác
giả theo lý thuyết quản lý cấp cao (Upper Echelon Theory) cho răng, trình độ học
van của nhà quản lý cấp cao có thé ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn chiến lược của công ty và do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Minh chứng cho nhận định này, Jalbert và ctg (2002)[38] đã cho thấy CEO tốt nghiệp Sau Đại học có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động Tương tự, Bertrand và Schoar (2003)[39] đã chỉ ra, ở những công ty mà CEO có bằng Cao học quản lý sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn Một cách tổng quát, chất lượng hay trình độ học van của các nhà quản lý là một đặc điểm quan trọng góp phan gia tăng
hiệu quả hoạt động công ty (Cheng và ctg, 2010[40]; Huang, 2013[41]; Joh và
Jung, 2016[42]) Tuy vậy, tồn tại những nghiên cứu không tìm được mối quan hệ
nào giữa trình độ học vấn của CEO và hiệu quả hoạt động công ty (Palia, 200143];
Bhagat và ctg, 2010[44]) Theo đó, Bhagat va ctg (2010) cho rang, trình độ học
vấn là một trong những phẩm chất quan trọng đáp ứng những đòi hỏi ở cương vị CEO, nhưng chưa phải là một đại lượng tốt đại diện cho năng lực của CEO Có thể nhận thay trình độ học vấn của CEO ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty còn nhiều tranh luận Tuy nhiên, theo Hambrick va Mason (1984), kết quả đầu ra của doanh nghiệp có thê chịu ảnh hưởng từ năng lực của các nhà quản lý cấp cao Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực của
nhà quan lý với hiệu quả hoạt động công ty (Dunphy và ctg, 1997[45]; Ljungquist,
2007[46]) mà năng lực có thé được dai diện bởi trình độ học vấn (Cheng và ctg, 2010; Joh và Jung, 2016) Do đó, nghiên cứu kỳ vọng trình độ học van của CEO
tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động công ty c) Tuổi của chủ doanh nghiệp
Trên quan điểm tiếp nhận tri thức quan lý doanh nghiệp, tuổi của các nhà quản lý có thể được xem như kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân (Farh và ctg,
1998).[47] Ưu điểm của các nhà quản lý lớn tuổi đó là họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, sự hiểu biết và do đó có thé sử dụng kinh nghiệm của minh để thực
thi công việc một cách hiệu quả hơn (Tsui va ctg, 2002).[48] Theo nghiên cứu của
Kang và công sự (2007)[49], với tuổi đời lớn, các nhà quản lý được xem là trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý và cơ hội thăng tiến Theo lý thuyết ràng buộc các nguồn lực, khi các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải nghiệm của họ sẽ gia tăng Họ chia sẻ những giá trị hiểu biết về yêu tô xã hội và con người, lich sử hình thành công ty và tương đồng nhiều hơn với giá trị công ty (Murray, 1989).[50] Vì vậy, có thể cho rằng độ tuổi của nhà
19
Trang 27quản lý tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Cheng và ctg, 2010).
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu trái chiều cho rằng mặc dù các nhà điều hành lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhưng họ cũng có khuynh hướng bảo thủ và độc đoán dẫn đến ra quyết định tiềm ân nhiều rủi ro (Carlson và Karlsson, 1970).[51] Trong khi đó, các nhà điều hành trẻ tuôi thường có khuynh hướng chấp nhận rủi ro và những chiến lược tăng trưởng đột phá tốt hơn (Guthrie và Olian, 1991).[52] Họ có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn so với các nhà điều hành lớn tuổi Với độ tuổi trẻ, họ có nhiều năng lượng hoạt động và khả năng chịu đựng hơn đề thực hiện những quyết định lịch sử Hơn nữa, họ rất dễ được đào tạo cũng như tự đào tạo và được ky vọng có nhiều kỹ năng và nam bat van đề một cách nhanh nhạy (Bantel va Jackson, 1989).[53] Fahlenvrach (2009)[54], Li va Srinivasan (2011)[55] đã chỉ ra, tuổi của CEO gia tang sé lam
giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Từ những thảo luận trên, có thé nhận thay tồn tại hai quan điểm khác nhau về độ tuổi của CEO Các nhà quản lý lớn tuổi có những thuận lợi trong việc tích lũy nhiều kinh nghiệm xã hội cũng như von hiểu biết, từ đó thực thi vai trò tư van hiệu quả hơn Trong khi các nhà quản lý trẻ tuổi có khuynh hướng sáng tạo và chap nhận đôi mới, khả năng học hỏi và ghi nhớ cao hơn Nhìn nhận ở một góc độ khác, khi tuổi đời của nhà quản lý dần gia tăng, đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động công ty gia tăng Tuy nhiên, một khi tuổi của nhà quản lý gia tăng đến mức độ nào đó, họ xem trọng cả an toàn về sự nghiệp lẫn an toàn về tài chính, và họ cố gắng tránh những quyết định mang tính rủi ro (Vroom va Pahl, 1971)[56] dẫn đến hiệu qua hoạt động công ty tăng chậm lại và có thể giảm Hay nói cách khác, hàm ý từ
nghiên cứu của Mincer (1974)[57], tồn tại một hiệu ứng biên giảm dan đối với khả
năng đóng góp của người lao động khi độ tuổi gia tăng Chính vì vậy nghiên cứu kỳ vọng độ tuổi của CEO có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả hoạt động doanh
1.3.4 Tính thanh khoản của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng dé quyết định khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thanh khoản đề cập đến mức độ nợ đến hạn trong vòng 12 tháng tới có thê được thanh toán băng tiền mặt hoặc các tài sản có thể chuyền đổi thành tiền mặt Tính thanh khoản cho thấy khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền mặt nhanh chóng và phản ánh khả năng của doanh nghiệp khi kinh doanh vốn lưu động ở mức bình thường Một doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản lỏng
20
Trang 28để tài trợ các hoạt động và đầu tư của mình khi không có nguồn tài chính bên ngoài hoặc nó là quá tốn kém Mặt khác, theo nghiên cứu của Liargovas et al (2011)[58]
thanh khoản cao hơn sé cho phép một doanh nghiệp dễ đối phó với những bat ngờ và với các nghĩa vụ của nó trong thời gian có thu nhập thấp Tính thanh khoản cao
cho phép một doanh nghiệp vượt qua những tình huống bất ngờ và vượt qua khó
khăn trong thời kỳ khủng hoảng Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Almajali &
Alamro (2012)[59] cho thay khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu suất hoạt động tài chính của doanh nghiệp Qua đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp cần tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ ngắn hạn vì mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kha năng thanh toán ngăn hạn và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của Akenga (2017)[60], Khidmat và
cộng sự (2014)[61] khẳng định tính thanh khoản tác động cùng chiều với hiệu quả
doanh nghiệp Theo đó, tính thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp do lường thông qua ROA va ROE Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của Pervan & Visié (2012) lại cho thấy rằng tính thanh khoản không có ảnh hưởng đáng kề đến lợi nhuận Tương tự, Saridakis et al (2013)[62] nghiên cứu các tác động mang tính ràng buộc của thanh khoản cho thấy rằng sự tác động đó là không đáng ké đến sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu của Khalifa và Zurina (2013)[63], Thuy và cộng sự (2015)[64] cho thay, nếu doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán quá cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đầu tư quá
nhiều vào các tài sản ngắn, với việc tăng chi phí hoạt động nên lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ giảm.
1.3.5 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp thành lập lâu năm, có thời gian hoạt động nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
hơn so với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động Nghiên cứu của Panco & Korn
(1999)[65] chỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp hay số năm hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nghiên cứu
cua Claudio Loderer & Klaus Neusser (2008)[66] khảo sát thời gian hoạt động anh
hưởng đến sự sống còn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cho thấy rằng vấn dé ở các doanh nghiệp dường như là tương đồng với nhau: xác suất ton tại của một
doanh nghiệp thời gian đầu hoạt động độc lập hiểu quả những về sau lại giảm đi.
Có vẻ như các công ty hoạt động lâu dài bị mất đi tính độc lập và phải tìm kiếm sự
giúp đỡ dé hoạt động Hiệu suất hoạt động trở nên suy giảm hon theo độ tuổi Các công ty làm tốt nhất trong thời gian đầu thành lập và sau đó bắt đầu đi xuống Với
21
Trang 29các công ty niêm yết, khoảng 15 đến 20 năm sau khi niêm yết, họ bắt đầu kém hơn so với một công ty trung bình trong ngành Tuy nhiên, vẫn có một số ít công ty khi
đến chiều dốc đi xuống của thời gian hoạt động vẫn có thé thay đôi dé biến đổi mọi thứ xung quanh và đưa công ty trẻ hóa trở lại như thời kỳ đầu hoạt động,
nhưng đây là những trường hợp hiếm hoi Nhìn chung, quá trình lão hóa cũng là
một vân đê đôi với các doanh nghiệp.
Ở một nghiên cứu khác, Agarwal & Gort (2002)[67] lại cho rằng những công ty hoạt động lâu năm trong ngành có kiến thức, năng lực và kỹ năng bị lỗi thời không cập nhật được xu thế thị trường Thậm chí tô chức của công ty đó bị mục nát Sorenseu va cộng sự (2000)[68] lập luận rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến HQSXKD của doanh nghiệp Cu thé, hoạt động tô chức của
các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu sẽ mang tính ì, có xu hướng không
linh hoạt và không đánh giá cao sự thay đôi trong môi trường kinh doanh.
Bảng 1.1: Tóm tắt một số nghiên cứu nhân tô ảnh hưởng đến HOSXKD.
Nhân tô Tác giả Tác động
Quy mô Amoroso (2015
Boglicacino & Pianta(2013)
Pham Thi Hồng Điệp (2020)
Nguyễn Quốc Nghi và
Mai Văn Nam (2011)
Roden & Lewellen +(1995)
Saurabh Chadha va cộng
-Cau trúc vốn sự (2016)
Hadlock & James (2002)
-Majumdar & Chhibber +
Salim (2012)
+/-Dac diém cua chu doanh | Larson va Freeman
Burke & McKeen (1996)Singh & Vinnicombe
(2004)
+/-Smith et al (2006)
22
Trang 30Khan & Vieito (2013)
Trang 31Akenga (2017) +
Khidmat va cộng sự +
Tính thanh khoản của | (2014)
doanh nghiệp Pervan & Visié (2012) KSaridakis et al (2013) KKhalifa và Zurina (2013)
Thuy và cộng sự (2015)
-Panco & Korn (1990) +Thời gian hoạt động cua | Claudio Loderer & Klaus +doanh nghiép Neusser (2008)
Agarwal & Gort (2002)
Trang 32CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu 2.1.1 Biến phụ thuộc
Trên lý thuyết có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như: các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, các chỉ tiêu đánh
giá khả năng sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng tài sản cố định, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng lao động Tuy nhiên để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu cơ bản dé nghiên cứu là: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản — ROA, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu —
Các chỉ tiêu này được mô tả cụ thê như sau:
e Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA
Ty suất sinh lời trên tong tài sản (ROA) hay còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn tổng
tài sản Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản đầu tư ban đầu, doanh nghiệp có thé tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Tỷ số này là tỷ số tài chính dùng dé đo lường kha năng sinh lời trên một đồng tài sản của doanh nghiệp Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động sinh lãi Tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả Còn nếu tỷ số này nhỏ
hơn 0, thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ Mức lãi hay lỗ
được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Do đó, tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho
doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (%) = x100%Tổng tài sản bình quân
e Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu — ROE
Tý suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Công thức tính
như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu= x100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay nói cách khác khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn chủ sở hữu Đề tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị có
thé gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu, đồng thời giảm chi phí
làm gia tăng lợi nhuận thuần Hoặc doanh nghiệp có thê sử dụng tài sản hiệu quả
25
Trang 33hơn bằng cách nâng cao vòng quay tài sản hay nói cách khác doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có của doanh nghiệp Ngoài ra, doanh
nghiệp cũng có thé nâng cao tỷ số này lên bang cách nâng cao đòn bẩy tài chính tức là vay nợ đề tăng vôn đầu tư.
2.1.2 Biến độc lập
Dựa vào lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, các biến giải thích được đưa vào mô hình gồm nhóm yếu tố thé hiện quy mô doanh
nghiệp, nhóm yếu tố thể hiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nhóm yếu tố thể hiện đặc điểm của chủ doanh nghiệp, nhóm yếu té thé hiện tính thanh khoản của doanh nghiệp, nhóm yếu tố liên quan đến khu vực hoạt động của doanh nghiệp, nhóm yếu t6 về hoạt động xuất nhập khâu của doanh nghiệp và nhóm yếu tố thé hiện năng suất lao động của doanh nghiệp.
Quy mô doanh
Trang 34Bang 2.1 Cách đo lường các bién độc lập
Ký hiệu Tên biến Cách đo lường
SIZE Quy mô doanh nghiệp Logarit tự nhiên của giá trị số sách của tông tài
Cấu trúc vốn (đại diện là | Don bay tài chính Đòn bẩy tài chính =
Tổng tài sản
GIOITINH Giới tính của chủ doanh | Biên giả, giới tính của
nghiệp chủ doanh nghiệp nữ
nhân giá trị bằng 1 và
nhận giá trị bằng 0 trong
trường hợp ngược lại
TRINHDO Trình độ học van của Biến giả, trình độ của
chủ doanh nghiệp chủ doanh nghiệp là đại
học trở lên nhận giá tri
doanh nghiệp sinh ra.LIQ Tính thanh khoản của Khả năng thanh toán
doanh nghiệp ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
AGE Thời gian hoạt động của | Từ năm niêm yết đến
doanh nghiệp thời điểm hiện tại
a) Quy mô của doanh nghiệp
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây thì quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến HQSXKD Lý do là các doanh nghiệp càng lớn thì số tài sản càng nhiều hay số lao động càng cao đồng thời các doanh nghiệp có quy mô lớn
thường mạnh về tài chính, có uy tín, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Từ những
27
Trang 35lợi thế đó mà doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng có cơ hội tìm kiếm nhiều hơn
lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Như
vậy, quy mô càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả Giả
thuyết HI đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến HOSXKD
b) Cấu trúc vốn
Theo các nghiên cứu trước đề cập ở phan tổng quan, ty lệ đòn bay tài chính (thé hiện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp) có thé tác động cùng chiều hoặc
ngược chiều đến hiệu quả HĐSXKD của doanh nghiệp Điều này còn tùy thuộc vào cau trúc vốn của doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Theo lý thuyết đánh đổi, ở ty lệ nợ thấp, cấu trúc vốn có thé
tác động cùng chiều đến hiệu quả SXKD, còn nếu tỷ lệ nợ cao, cấu trúc vốn có tác động ngược chiều đến hiệu quả SXKD Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cho thấy, đòn bay tài chính tác động ngược chiều đến HQSXKD của doanh nghiệp và Việt Nam cũng không ngoại lệ Do đó, giả thuyết H2 đề xuất như sau:
Giả thuyết H2: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến HQSXKD
của doanh nghiệp.
c) Đặc điểm của chủ doanh nghiệp
s+ Giới tính của chủ doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra răng có sự ảnh hưởng của giới tính chủ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, giữa các nghiên cứu chưa có sự nhất quán khi một số cho rằng giới tính nữ ảnh hưởng tích cực đến HQSXKD hơn giới tính nam trong khi một số khác cho rằng giới tính nữ ảnh hưởng tiêu cực đến HQSXKD hơn giới tính nam Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày càng được thừa nhận rõ ràng hơn Lý thuyết ràng buộc các nguôn lực và lý thuyết các bên liên quan đều lập luận rằng doanh nghiệp được điều hành bởi chủ doanh nghiệp là nữ giới sẽ có nhiều lợi ích tốt hơn so với nam
giới Mặt khác, chủ doanh nghiệp là nữ giới có kinh nghiệm từ cuộc sống, công việc cũng như kiến thức tích lũy từ thực tế nhiều hơn so với nam giới Các lợi thế này giúp cho chủ doanh nghiệp là nữ giới am hiểu về phân khúc thị trường của doanh nghiệp tốt hơn, giúp cho quá trình ra quyết định hiệu quả hơn Mặt khác,
các chủ doanh nghiệp là nữ giới cũng là những người tinh tế, đề cao sự đổi mới và
28
Trang 36tính sáng tạo, có khả năng kiểm soát và cân bằng trong các cuộc tranh luận, có thể có sự ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp và nhân viên dưới quyền Từ đó, hiệu quả HDSXKD của doanh nghiệp sẽ gia tăng một cách trực tiếp cũng như gián
tiếp Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp là nữ giới cũng được đánh giá cao về mặt
hành xử, không tự tin thái quá và thận trọng trong quá trình ra quyết định hơn Do
đó, chủ doanh nghiệp là nữ giới không chỉ làm gia tăng khả năng sinh lợi mà còn
giúp hạn chế mức độ rủi ro của doanh nghiệp Chính vì thế, tuy rằng cũng có những quan điểm trái chiều về tác động của chủ doanh nghiệp là nữ giới lên HQSXKD của doanh nghiệp, song hầu hết các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong thời
gian gần đây đều ủng hộ vai trò của nữ giới Do vậy, giả thuyết H3 đề xuất như
Giả thuyết H3: Doanh nghiệp có chủ sở hữu là nữ thì có HOSXKD cao hơn
doanh nghiệp có chủ sở hữu là nam.
s* Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu đều cho răng trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến HQSXKPD Chủ doanh nghiệp có trình độ học van càng cao thì sẽ có khả năng nhận thức đa dạng, phân tích những vấn đề phức tạp mà
doanh nghiệp gặp phải từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp
ngày càng phát triển vững mạnh Như vậy, có thê thấy trình độ học vấn của chủ
doanh nghiệp có thé ảnh hưởng đến năng lực điều hành và quản lý doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau và qua đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động
SXKD của doanh nghiệp Do đó, giả thuyết H4 đề xuất như sau:
Giả thuyết H4: Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến HQSXKD
của doanh nghiệp.
s* Tuổi của chủ doanh nghiệp
Dựa trên các lý thuyết nghiên cứu trước đây có thể nhận thấy tồn tại mối quan hệ ảnh hưởng giữa tuổi của chủ doanh nghiệp với HQSXKD của doanh nghiệp.
Da phan các lý thuyết cho răng tuổi của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với HQSXKD Điều này được lý giải bởi các chủ doanh nghiệp có độ tuôi càng lớn thì càng có nhiều kinh nghiệm, vốn hiéu biết và mối quan hệ xã hội giúp ích nhiều trong việc giải quyết các van đề phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải Ngược lại những người quản lý trẻ có nhiều ý tưởng mới, sáng tạo nhưng lại có quá ít kinh nghiệm dé giải quyết những van dé của doanh nghiệp Hơn nữa, những
người quản lý trẻ có quá ít sự hiêu biệt và môi quan hệ xã hội dé có thê mở rộng
29
Trang 37và phát triển doanh nghiệp Đối với ngành tư vấn, thiết kế và kiểm định xây dựng,
kinh nghiệm, vốn hiểu biết cũng như mối quan hệ xã hội đóng vai trò vô cùng quantrọng Chính vì vậy mà các doanh nghiệp có chủ sở hữu có độ tuổi cao hơn được
kỳ vọng là ảnh hương tích cực đến HQSXKD hơn các doanh nghiệp có chủ sở hữu
trẻ tuôi hơn Do đó, giả thuyết H5 đề xuất như sau:
Giả thuyết H5: Tuổi của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến
HQSXKD của doanh nghiệp.
d) Tính thanh khoản của doanh nghiệp
Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây, tính thanh khoản của doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Tính thanh khoản cao giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong các tình
huống khó khăn, bởi vì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ nếu lượng tiền mặt trong ngân quỹ không đủ dé đáp ứng cho các nhu cầu cấp thiết như trả
lương cho công nhận, thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chi phí khác Mặt khác, tính thanh khoản cũng là một yếu tốt để đánh giá quá trình
quản tri tài chính của doanh nghiệp đó Việc quản tri chặt chẽ sẽ giúp tăng tính
thanh khoản và doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn Chính vì vậy, tính thanh
khoản của daonh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả HDSXKD của doanh nghiệp Tác giả đề xuất giả thuyết H6 như sau:
Giả thuyết H6: Tính thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến HQSXKD của
doanh nghiệp.
e) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây hau hết đều cho rang thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều này được lý giải bởi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đa
phan là các doanh nghiệp có quy mô lớn trong nền kinh tế và có thời gian hoạt động lâu đời Về cơ bản, doanh nghiệp hoạt động càng lâu thì càng am hiểu thị
trường và người tiêu dùng Doanh nghiệp cũng đã xây dựng được thương hiệu và
tên tuổi của mình trên thi trường đó Do đó, một doanh nghiệp hoạt động càng lâu
thì càng có khả năng hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp mới thành lập Vì
vậy, giả thuyết H7 được đề xuất như sau:
Giả thuyết H7: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực
đến HOSXKD cua doanh nghiệp.
2.1.3 Mô hình nghiên cứu
30
Trang 38Dựa trên các nghiên cứu trước đây, cũng như quá trình tìm hiểu và phân tích của tác giả, tác đề xuất xây dựng 2 mô hình hôi quy đa biến như sau:
ROA¡:= BO + B1* SIZE; + B2 LEV; + B3 GIOITINH,,+ B4 TRINHDO;,
+ B5* TUOI;, + Bó* LIQ„+ B7* AGE, + eit
ROE: = B0 + B1* SIZE„ + B2 LEV,, + B3 GIOITINH;,+ B4 TRINHDO¿ +
Trong đó:
+ HQHĐSXKD¡: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thứ i
trong năm t
+ ROA, ROE: lần lượt là các biến phụ thuộc
+ SIZE, LEV, GIOITINH, TRINHDO, TUOI, LIQ, AGE,: lần lượt là các biến
độc lập
+ e: là sai số ngẫu nhiên của mô hình
2.2 Dữ liệu nghiên cứu và nguôn thu thập dữ liệu
2.2.1 Xác định mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu bao gồm 26 doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam bao gồm: Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE), sàn UPCOM Dữ liệu nghiên cứu được kiểm tra, trích xuất từ BCTC được công bố
trên website của các doanh nghiệp cũng như các báo cáo thường niên và báo cáoquản tri.
2.2.2 Nguôn thu thập dữ liệu
Nguôn dữ liệu sử dụng được lây từ các báo cáo tài chính hợp nhât hàngnăm đã được kiêm toán, bào cáo quản tri và báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu.
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dé thấy được tác động của các nhân tô đến hiệu quả HDSXKD của doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS, STATA và phần mềm EXCEL.
2.3.1 Phương pháp phân tích thông kê mô tả
Thống kê mô ta (Descriptive Statistic) là phương pháp giúp chúng ta mô ta
những dit liệu thu thập được bằng các đặc tính cơ bản của dữ liệu Cụ thể, phương
31
Trang 39pháp này chỉ ra các thuộc tinh, các chỉ số thống kê cơ bản của dit liệu như: giá trị
lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), giá tri trung bình (mean) và độ lệch chuẩn
(standard deviation) Việc phân tích dữ liệu ở bước thong kê mô ta khái quát được
tình hình sản xuất kinh doanh và một số đặc trưng chung trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành thép được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.3.2 Phương pháp phân tích tương quan
Phân tích tương quan là phương pháp thiết lập ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến và xem xét các hệ số tương quan cặp, giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc hoặc giữa các biến độc lập với nhau Các hệ số tương quan đưa ra các mỗi quan hệ tương quan giữa các cặp biến cũng như cho biết độ mạnh yếu của mối tương quan tuyến tính giữa các cặp biến này Hệ số tương quan có giá trị dao động trong khoảng từ -I đến 1 Nếu hệ số tương quan có giá trị bang 0 nghĩa là hai biến số này không có quan hệ gì với nhau, ngược lại, nếu hệ số tương quan có giá tri
tuyệt đối càng lớn thì mối quan hệ tương quan giữa hai biến sẽ càng mạnh Tuy
nhiên, hệ số tương quan giữa hai biến quá cao có thể xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến Cu thé, hệ số tương quan vướt quá giá tri dao động từ -0,8 đến 0,8 phương
trình hồi quy có thé sẽ gặp van dé đa cộng tuyến nghiêm trọng Chính vì vậy, trước khi thực hiện các phân tích đa biến phức tạp hơn cần thực hiện phân tích tương
2.3.3 Phương pháp hồi quy đa bién dữ liệu bảng
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, cũng như quá trình tìm hiéu và phân tích,
dạng mô hình của quá trình phân tích được viết như sau:
ROA: = B0 + BI* SIZE, + 2 LEV, + B3 GIOITINH„+ B4
TRINHDO;, + BS* TUOI,, + B6* LIQ„+ B7* AGE iz + eụ
ROE = B0 + B1* SIZE„ + B2 LEV;, + B3 GIOITINH,„+ B4 TRINHDO¿ +B5* TUO1„ + B6* LIQ„+ B7* AGE; + €it
Trong đó:
+ HQHĐSXKD¡: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thứ i trong năm t
+ ROA, ROE: lần lượt là các biến phụ thuộc
+ SIZE, LEV, GIOITINH, TRINHDO, TUOI, LIQ, AGE : lần lượt là các biến độc lập
32
Trang 40+ £: là sai số ngẫu nhiên của mô hình
2.3.3.1 Hồi quy bằng phương pháp gộp (Mô hình Pooled OLS)
Mô hình Pooled OLS được thực hiện với giả định là mô hình không có đặc
điểm riêng của các đối tượng (doanh nghiệp), không có tác động phổ quát theo
thời gian.
Mô hình Pooled OLS hay còn gọi là mô hình hồi quy bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS) Phương pháp gộp được thực hiện với giả định là mô hình
hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và không gian, nghĩa là bỏ qua bình diện không và thời gian của dữ liệu Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiến hành ước lượng hồi quy OLS thông thường và xếp chồng lên nhau các
quan sát của từng đơn vị chéo, tức là xem xét ảnh hưởng của từng quan sát và dữ
liệu là như nhau, không có sự khác biệt Do đó một nhược điểm của mô hình được
hồi quy theo phương pháp này là việc có thể bóp méo mối quan hệ giữa biến phụ và các biến độc lập đồng thời xuất hiện hiện tượng tự tương quan dương Mô hình
đánh giá tác động có định và mô hình đánh giá tác động nhẫu nhiên sẽ giúp khắc phục hiện tượng trên.
Xét phương trình hồi quy mẫu với dạng như sau:
Yit = Bo + BiX1it + BaXat + B3Xait + ñkXkt + Eí
Phương pháp OLS sử dung dé tim đường hồi quy gần nhất với giá trị liên tục
của biến phụ thuộc hay nói cách khác là làm sao dé tông bình phương các hang nhiễu hay sai số (#`u?: ) nhỏ nhất như tên gọi của chính phương pháp này.
2.3.3.2 Hồi quy bằng mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) - FEM Mô hình đánh giá tác động cô định (FEM) là một phương án giúp nhà nghiên cứu giải quyết hạn chế trên đây của phương pháp gộp Ước lượng mô hình hồi quy bằng FEM được thực hiện với giả định cho rằng mỗi quan sát có thê có những đặc điểm riêng, vi thế cho nên tung độ gốc trong mô hình hồi quy băng FEM được phép khác nhau giữa các quan sát Để xem xét các hệ số tung độ gốc khác nhau,
người thực hiện nghiên cứu có thé sử dung các biến giả trong mô hình Mô hình hồi quy bằng phương pháp FEM với các biến giả được gọi là mô hình biến giả bình
phương tối thiêu (Least Square Dummy Variable, LSDV) Ưu điểm lớn nhất của mô hình ước lượng FEM là phù hợp trong những tình huỗng mà hệ số tung độ gốc của mỗi quan sát tương quan với một hay nhiều biến độc lập khác Do đó, mô hình ước lượng FEM giúp nhà nghiên cứu giải quyết được hạn chế của phương pháp
gop Tuy nhiên, FEM cũng tồn tại nhược điểm.
33