1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích chênh lệch thu nhập khu vực thành thị - nông thôn tại Việt Nam

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUYEN DE TOT NGHIEP

DE TÀI:

PHAN TÍCH CHENH LECH THU NHAP KHU VUC THANH THI - NONG THON TAI VIET NAM

Ho tén sinh vién : Nguyén Hoang Linh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan dé tài “Phân tích chênh lệch thu nhập khu vực thành thị - nông thôn tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu trong chuyên dé là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu là do em tự tính toán, không sao chép hoặc sử dụng kết quả của bất kỳ công trình nghiên cứu nào

trước đây.

Nêu phát hiện có bat ky gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm hoan toantrước bộ môn, khoa và nhà trường.

Hà Nội, tháng 3 năm 2023Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Linh

il

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian em theo học tại trường Thời gian qua, được các thầy cô tận tâm truyền đạt kiến thức, em đã hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên ngành của minh dé từ đó có thé hoàn thành

tốt chuyên đề tốt nghiệp.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Bích, người đã luôn tận tâm hướng dẫn, góp ý và động viên cũng như truyền đạt những kiến thức chuyên môn vô cùng hữu ích cho em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song, do thời gian hạn chế và kiến thức chuyên môn của ban thân chưa cao, nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô dé nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2023Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Linh

iil

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT << s£ se ©s<ss£sse se £ssessessezses iii

DANH MỤC BẢNG s- se cssteetvseEsereerkeetserserksrrsrrssrssrssrrserssrsee iv

DANH MUC HÌNH -< s£s£©Ss£EssESseEvseEssEEseExserksersserserssersserse V

PHAN MỞ ĐẦUU -2 - +42 EEEE.44E921441 9222440 p9Aa1peorrrditip 1

1 Lý do lựa chọn đề tài -¿-©2¿©2+22+‡2x2EE2EEE2EEE2EE2EE2ExEEEeEkrrrrrrrvee 1

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - << E1 9 E3 1 TH HH 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2: + ¿©++2+++£x++zx++x++zxesrxesree 2

4 Phurong bia n A" 2

5 Kết cấu chuyên đề - 2 2 £+k+E£EkEEEEEEEE1211211212171111111 1.1 re 3

0:0019)i057 7 4

CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CUU 4

LL Co li 5 -“Q AA.LHHH 4 1.1.1 _ Khái niệm chung về thu nhập 2-2 ¿52 + x+£x+£++£+z£ezxezxe2 4 1.1.2 Cách tính thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình 4 1.1.3 Chênh lệch về thu nhập ¿2-2 +2 E£+E£+E££E££EeEEeEEzErEerrerree 5 1.2 Tổng quan các nghiên cứu về chênh lệch thu nhập - - 5

1.2.1 _ Các nghiên cứu trên thé giới -2- s+x+E+E++EEeEEerxzrerrkerxee 5

1.2.2 Cac nghiên cứu ở Việt Nam - - 5 + + 1k ng ngư 8

0:09) 12

SO LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -s s- se sss«e 12

2.1 Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề 2 + s+s+zs+zz+zzzse2 12

2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - 5 + 3321183113351 EE1ESEEErerrree 13

2.2.1 Phương pháp hồi quy phân vị ước lượng hàm thu nhập 13

2.2.2 Phương pháp phân rã sự chênh lệch thu nhập - 152.2.3 MO hinh nghién Cu 16

CHƯNG 3 << 0 0 0 0000401908000 0.0 22

KET QUÁ NGHIÊN CỨU -s° vs#EE+xxsseeeorrrrdrrorrrree 22

Trang 5

3.1 Mô tả mẫu nghiên CỨU - - 2 c2 SE E£+E+EE+E£EE£EEEEEEEEEerkrkererrerxee 22

3.2 Thực trạng về thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình năm 2010 và

0 28

3.3 Hỏi quy phân vị hàm thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình 30 3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người năm

3.3.2 Các yêu tô ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người năm

QOL 1n — ÔỎ 36

3.3.3 So sánh hệ số hồi quy của các yếu tố tác động đến thu nhập bình

quân hộ gia đình ở nông thôn giữa năm 2010 và năm 2018 - 38

3.3.4 So sánh hệ số hồi quy của các yếu tô tác động đến thu nhập bình

quân của hộ gia đình ở thành thị giữa năm 2010 và năm 2018 423.4 Phân rã chênh lệch thu nhập giữa thành thi và nông thôn 43

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -<s<css<cssssevsserseerseesserssersee 47

LKQ 1.8 ŒÖl 47 2 Kiến nghie.eccecceccccccccsesscscscsscsscssesscssesscsucscsessessessessesussvesecsesssssssesseseeseeaee 48 3 Những han chế của chuyên dé tốt nghiệp - 2-2 5+©5z+cs+zxecse2 49

TÀI LIEU THAM KHẢO - 2< s£©ss£Sss se sseEssessevsserssessee 51 PHU LUC A THONG KE MO 'TÁ -. 2c s22 ©ssscssessessesserssesee 53 PHU LUC B KET QUA HOT QUY PHAN VỊ -s- «se 55 PHU LUC C KET QUA PHAN RA . -s- 5c s2 ©ssessessecssesee 68

il

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

: Khảo sát mức sống dân cư

(VietNam Living Standards Survey)

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài - 2 2 2 s+cx+zs+zx+zzrszxez 7 Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước -¿ ¿+ s+s+zx+zx+zs+rxsrxez 10 Bảng 2.1 Mô tả các biến có trong mô hình 2-2222 s+++£E£+£++ze+zxzsez 18 Bang 2.2 Thống kê mô tả các biến năm 2010 2-2 2+ x+£++£++£++£zzse2 20 Bang 2.3 Thống kê mô tả các biến năm 2018 - 2-2 2 + x+£s+£++£++£zzsez 20 Bảng 3.1 Cơ cau giới tính của chủ hộ ở thành thị và nông thôn - 22 Bang 3.2 Kết quả hồi quy phân vị hàm thu nhập bình quân của nhóm hộ ở nông

thôn và thành thi năm 220 ÏÚ - - - 22+ E231 1 91 91 91v th nh nh nh nành 30

Bang 3.3 Kết quả hồi quy phân vị hàm thu nhập bình quân của nhóm hộ ở nông

thôn và thành thị năm 20 18 2-¿++2E+++E+++2E++2EE++£E+tzzx+zrx+zrxrrrrxeers 32

Bảng 3.4 Hệ số hồi quy theo bang cấp ở nông thôn -¿-5¿5+¿ 39

Bảng 3.5 Hệ số hồi quy theo ngành ở nông thôn -. 2:22 ©5z+5¿+55+¿ 41

Bảng 3.6 Hệ số hồi quy theo nghề nghiệp ở thành thị - 55+ 42 Bang 3.7 Hệ số hồi quy theo ngành kinh tế ở thành thị - 2+ 43 Bang 3.8 Kết quả phân rã chênh lệch thu nhập 2-5 + s2 s2 £s+£zz5+2 44

iv

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Tỷ lệ các nhóm bằng cấp theo khu vực năm 2010 - 23

Hình 3.2 Ty lệ các nhóm bằng cấp theo khu vực năm 2018 - 24

Hình 3.3 Tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp theo khu vực năm 2010 - 25

Hình 3.4 Tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp theo khu vực năm 2018 - 26

Hình 3.5 Tỷ lệ các nhóm ngành kinh tế theo khu vực năm 2010 - 27

Hình 3.6 Tỷ lệ các nhóm ngành kinh tế theo khu vực năm 2018 27

Hình 3.7 Hàm mật độ thu nhập trên toàn bộ mẫu số liệu ¿-ss+sscs2 28 Hình 3.8 Hàm mật độ thu nhập ở thành thị - nông thôn trong 2 năm 29

Hình 3.9 Hàm mật độ thu nhập trong 2 năm ở thành thị và nông thôn 29

Hình 3.10 Hệ số hồi quy theo nghề nghiệp ở nông thôn — 2010 - 40

Hình 3.11 Hệ số hồi quy theo nghề nghiệp ở nông thôn — 2018 - 40

Hình 3.12 Hệ số chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn năm 2010 45

Hình 3.13 Hệ số chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn năm 2018 46

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều chuyên biến tích cực trong thập niên

2010-— 2020 vừa qua Theo Dự thảo Báo cáo chính tri thang 10/2020, quy mô GDP

nước ta tăng gấp 2.4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020.

GDP bình quân đầu người tăng từ 1311 USD năm 2010 lên khoảng 2750 USD năm 2020 Tăng trưởng GDP thời kỳ này đạt khoảng 5.9%/năm Theo bảng xếp hạng quốc gia Chi số phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index-ECI) của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard, nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2010-2020), chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng được 18 bậc (từ 70 lên 52 thé giới) Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng van tổn tai những vấn đề như người nghèo tập trung cao ở vùng sâu, vùng xa, xã hội bất bình đăng, mức sống không đồng đều, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế,

văn hóa, giáo dục, chênh lệch thu nhập theo giới tính hay giữa các vùng, lĩnh vực

kinh tế Trong số đó, phải ké đến tình trạng chênh lệch thu nhập bình quân đầu

người giữa thành thị và nông thôn tại Việt Nam.

Chênh lệch về thu nhập bình quân giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn vừa thé hiện sự chênh lệch về mức sống giữa hai khu vực, đồng thời nó lại là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia Các nhà kinh tế học như

Becker (1971), Cain (1986) đưa ra hai cách giải thích cho vấn đề chênh lệch thu

nhập đó là: chênh lệch thu nhập do phân biệt đối xử và chênh lệch thu nhập do chênh lệch về vốn con người và/hoặc năng suất lao động Chênh lệch thu nhập do chênh lệch về vốn con người hay năng suất lao động có thé được coi là những chênh lệch “tích cực” tạo ra động lực phát triển Chênh lệch thu nhập “tiêu cực” thé hiện ở các bat bình đăng trong xã hội mà chúng ta cần phải nhanh chóng điều

chỉnh như kỳ thị lao động nữ giới, ưu ái lao động nam giới, chênh lệch thu nhập

dẫn đến chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa thành thị - nông thôn, Vấn đề bất bình đăng thu nhập giữa thành thị và nông thôn là nguyên nhân kéo theo một loạt các van đề kinh tế - xã hội cần được nhanh chóng giải quyết như gây

bức xúc trong xã hội, vấn đề chuyền dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.

Do đó, phân tích sự chênh lệch về thu nhập trong thập kỷ vừa qua cũng như

xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập là nền tảng giúp đưa ra những chính sách hợp lý dé giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về chênh lệch thu nhập theo khu vực thành

1

Trang 10

thị - nông thôn Tuy nhiên, nguồn số liệu sử dung dé phân tích của các nghiên cứu này đều đã khá cũ, không còn mang tính thời sự Nghiên cứu gần đây nhất là của Trần Thị Tuấn Anh (2015), sử dụng bộ đữ liệu VHLSS 2012 Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Phân tích chênh lệch thu nhập khu vực thành thị - nông thôn tại Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề tốt nghiệp được thực hiện nhăm hoàn thành các mục tiêu sau:

Thứ nhất, phân tích tac động của các yếu tô đến thu nhập của 2 khu vực thành

thị và nông thôn.

Thứ hai, xác định chênh lệch về thu nhập bình quân của hộ khu vực thành thị, nông thôn, từ đó phân rã chênh lệch đề làm rõ phần chênh lệch có thể giải thích được và phần chênh lệch không được giải thích Đồng thời, so sánh kết quả phân tích trong giai đoạn 2010 và 2018 dé làm rõ sự thay đổi chênh lệch thu nhập theo

thời gian.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình và chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người Mức thu nhập được tính theo đơn

vị nghìn đồng/người/tháng.

Phạm vì nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình thuộc 63 tỉnh thành của Việt

Nam trong 2 năm 2010 và 2018 Lý do em chọn giai đoạn này là vì trong năm

2020, nền kinh tế nước ta đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cú sốc dịch bệnh Covid-19, các chỉ số kinh tế đều bị ảnh hưởng tiêu cực Vì vậy, những phân tích của chuyên dé sẽ chỉ phân tích xu hướng thay d6i về thu nhập trong giai đoạn 2010

— 2018.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thong kê mô tả: mô tả và trình bay dit liệu bằng bảng và đồ thị, tính toán các đặc trưng của dữ liệu như trung bình (Mean), trung vi (Median), mốt

(Mode), độ lệch chuẩn (Standard deviation),

Phương pháp hồi quy phân vị: ước lượng tham số hồi quy trên từng phân vị của bién phụ thuộc sao cho tổng chênh lệch tuyệt đối của hàm hồi quy tại phân vi T của biến phụ thuộc là nhỏ nhất.

Trang 11

Phương pháp phân rã chênh lệch bằng hôi quy phân vị: phân tách chênh lệch trên các phân vị của biến phụ thuộc giữa 2 nhóm thành hai phần: chênh lệch gây

ra do sự khác biệt về các biến độc lập và chênh lệch gây ra do sự khác biệt về hệ số hồi quy.

5 Kết cau chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứu

Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 12

CHUONG 1.

CO SO LY THUYET VA TONG QUAN NGHIEN CUU

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm chung về thu nhập

Thu nhập được định nghĩa là khoản của cải, thường được quy đổi thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hay một nên kinh tế nhận được từ công việc, dịch vụ hoặc một hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian nhất định Thu nhập có thé bao gồm các khoản như tiền lương, tiền cho thuê tài sản hay lợi nhuận kinh doanh Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau như từ hoạt động lao động, từ thừa kế, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá tri hoặc được cho tang,

1.1.2 Cách tính thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình 1 tháng được tính bang cách chia tông thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân

khẩu của hộ và chia cho 12 tháng Công thức tính như sau:

Tổng thu nhập của hộ dân cư trong năm Thu nhập bình quân đầu

người | thang

12 x (Số nhân khẩu bình quân năm của hộ)

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ đi chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một thời kỳ

nhất định, thường là một năm Thu nhập của hộ gồm:

Thu từ tiền lương, tiền công;

Thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm, ngư nghiệp (sau khi đã trừ đi chỉ

phí sản xuất và thuế sản xuất);

Thu khác được tính vào thu nhập như lãi tiết kiệm, được biếu, mùừng,

Các khoản không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ,

vay nợ, các khoản chuyên nhượng vôn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản

xuất kinh doanh,

Trang 13

1.1.3 Chênh lệch về thu nhập

Thu nhập là một trong các yếu tố gắn liền mới mức sống của người lao động Vì thế, chênh lệch thu nhập cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến chênh

lệch mức sống là phân hóa giàu nghèo.

Các lý thuyết kinh tế học cố điển cho rằng sự tôn tại của chênh lệch thu nhập

và tiền lương giữa các nhóm lao động là tất yêu Phần chênh lệch về thu nhập này chính là khoản đãi ngộ xứng đáng cho sự khác biệt về năng lực cá nhân hoặc năng suất của người lao động Tuy nhiên, các lý thuyết này gặp khó khăn trong việc lý giải các mức chênh lệch thu nhập quá lớn xảy ra trong nền kinh tế Nhiều nghiên cứu áp dụng các phương pháp định lượng cũng chỉ ra răng sự chênh lệch thu nhập bên cạnh những chênh lệch về đặc điểm và trình độ lao động thì còn chịu ảnh

hưởng rat lớn bởi các yếu tô không đo lường năng lực của người lao động như giới

tính, khu vực sinh song, dân tộc, tình trạng hôn nhân.

Oaxaca - Blinder (1973) là những người tiên phong trong việc phân rã chênh

lệch thu nhập thành các nhóm nguyên nhân Tiếp nối ý tưởng nghiên cứu này, hầu như trong tất cả các nghiên cứu, phần chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm lao động được chia ra 2 phần: phần chênh lệch được giải thích, gây ra do sự chênh lệch về các đặc điểm của người lao động và phần chênh lệch chưa được giải thích, gây ra bởi chênh lệch về hệ số hồi quy, thể hiện sự khác nhau trong chính sách đãi ngộ

giữa các nhóm lao động Phần chênh lệch chưa được giải thích này được xem như là phần thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc sự bất bình đắng trong thu nhập giữa các

nhóm lao động.

1.2 Tong quan các nghiên cứu về chênh lệch thu nhập

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Sau khi phương pháp hồi quy phân vi được Koenker và Bassett giới thiệu vào

năm 1978, Buchinsky (1994) đã khởi xướng việc ứng dụng phương pháp này vào

việc ước lượng hàm hồi quy tiền lương theo trình độ học van Buchinsky sử dụng số liệu tiền lương của Mỹ trong giai đoạn 1963 — 1987, cùng với phương pháp hồi quy phân vị, ông đã xây dựng và so sánh hàm tiền lương theo thời gian Kết quả

cho thấy hệ số hồi quy của các biến số năm đi học và số năm kinh nghiệm khác nhau trên từng phân vị nhưng xu hướng biến đổi của hệ số hồi quy của 2 biến này

trên các phân vị tiền lương có nét tương đồng.

Trang 14

Năm 2002, AJwad và các cộng sự nghiên cứu sự chênh lệch về tiền lương ở

Sri Lanka trên bộ số liệu khảo sát của Sri Lanka năm 1999 và 2000 Nghiên cứu

đặt ra bốn mục tiêu như sau: thir nhất, xem xét xem giữa các nhóm lao động có sự

lênh lệch về tiền lương phân theo giới tính và dân tộc hay không; thứ hai, xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ở Sri Lanka; thir ba, phân tích ảnh hưởng

của các nhân tố này trên từng phân vị của hàm tiền lương; thir tw, phân rã khoảng chênh lệch tiền lương theo giới tính và dân tộc thành hai phần là chênh lệch gây ra bởi khác biệt về đặc điểm lao động và chênh lệch gây ra do sự khác biệt giá trị của hệ số hồi quy Dé trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả giá trị trung bình và giá trị các phân vị của tiền lương.

Phương pháp hồi quy OLS và hồi quy phân vị được sử dung cho mục đích nghiên

cứu thứ hai và thứ ba Dé trả lời cho mục đích thứ tư, các tác giả sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder Dựa trên kết quả hồi quy OLS và hồi quy phân vị được xét trên các phân vị 10%, 25%, 50%, 75%, 90%, nhóm tác giả kết luận rằng tiền lương ở Sri Lanka không bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân tộc Tuy nhiên, các tác giả khang định răng có sự khác biệt tiền lương theo giới tinh Cu thé, tiền lương

của nam giới cao hơn nữ giới 10% ở nhóm Tamils và tăng lên tới 48% ở những

dân tộc khác Sự chênh lệch tiền lương theo giới tính gây ra bởi sự khác biệt hệ sỐ hồi quy Mức chênh lệch tiền lương theo giới tính giảm dần từ phân vị thấp tới

phân vi cao.

Năm 2005, Machado và Mata thực hiện hồi quy phân vị hàm tiền lương

Mincer (1974) theo cách tương tự như Buchinsky (1994) đã áp dụng Họ thực hiện

nghiên cứu trên bộ dữ liệu về tiền lương của lực lượng lao động Bồ Đào Nha trong hai năm 1986 và 1995 Hai ông đã đề xuất phương pháp mới đó là phân rã chênh lệch tiền lương theo từng phân vị dựa theo phương pháp của Oaxaca — Blinder (1973) Biến phụ thuộc được Machado — Mata đưa vào mô hình nghiên cứu là logarit tiền lương tính theo giờ Các biến giải thích được đưa vào mô hình gồm: giới tính, tuôi, học van và thời gian làm công việc hiện tại Kết qua cho thấy tiền lương trung bình của lao động nam cao hơn lao động nữ và khoảng cách tiền lương càng tăng lên khi xét ở phân vị càng cao Hàm phân phối tiền lương của lao động nữ ít phân tán hơn so với hàm phân phối tiền lương của lao động nam.

Su và Heshmati (2013) đã sử dụng bộ số liệu Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Trung Quốc cùng với phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder và Machado — Mata dé thực hiện phân tích chênh lệch thu nhập hộ gia đình giữa hai khu vực nông thôn và thành thị Kết quả cho thấy hai yếu tố là trình độ học van và nghề

Trang 15

nghiệp có ảnh hưởng quan trọng tới thu nhập Hai biến độc lập này có ảnh hưởng khác nhau trên từng phân vi của thu nhập Ở khu vực thành thị, trình độ học van

có ảnh hưởng lớn hơn tới nhóm hộ có thu nhập cao, trong khi đó ở nông thôn, học

trường nghề hoặc đại học lại có tác động lớn tới các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy khoảng chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông

thôn gia tăng trong giai đoạn 2000 — 2004 và giảm xuống trong giai đoạn 2004 —

Năm 2016, Landmesser phân tích sự khác biệt về tiền lương theo phân phối thu nhập của các hộ gia đình có 1 nhân khâu giữa khu vực thành thị và nông thôn trên bộ dữ liệu khảo sát ngân sách hộ gia đình tại Ba Lan năm 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy khi phân tích ở nhóm hộ có tiền lương cao, khoảng chênh lệch tiền lương giữa hai khu vực có xu hướng gia tăng Bên cạnh đó, kết quả phân rã cho thấy phần chênh lệch được giải thích bởi các biến độc lập có xu hướng tăng lên và phần chênh lệch được giải thích bởi hệ số hồi quy có xu hướng giảm đi Điều này cho thấy sự chênh lệch tiền lương giữa thành thị và nông thôn chủ yếu là do sự khác biệt về đặc điểm lao động giữa hai khu vực.

Bảng 3.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài

STT Tac gia Nam Số liệu Kết quả nghiên cứu

Tiền lương Trình độ học vẫn và số năm kinh của lao nghiệm có ảnh hưởng đến tiền

1 Buchinsky | 1994 động ở My | lương, hệ sô hôi quy của các biêntrong giai này khác nhau trên từng phân vi.

đoạn 1963 —

Tiền lương Tiên lương không bị ảnh hưởng

Ajwad và ở Sri Lanka | bởi yếu tố dan tộc.

2 " 2002 |.

Các cong sự năm 1999 Mức lương của nam giới nhận

và 2000 được cao hơn của nữ giới.

Tiên lương Tiên lương trung bình của nam

Machado & của lao gid cao hơn nữ giới và khoảng

3 Mata 2005 | động Bồ cách tiên lương càng tăng lên khi

Đào Nha xét ở phân vi càng cao.trong những

Trang 16

năm 1986và 1995

Trình độ học vân là yêu tô chínhtác động đên sự gia tăng của chênhlệch tiên lương.

Các biên tuôi, sô năm làm côngviệc hiện tại, trình độ học vân có

ảnh hưởng đến tiền lương.

Dinh dưỡng | ø thôn gia tăngTrung Quốc trong giai đoạn 2000 — 2004 vàgiảm xuông trong giai đoạn 2004 —

Chênh lệch tiên lương giữa thành

Bộ dữ liệu | thị và nông thôn có xu hướng gia

khảo sát tăng khi xét ở nhóm hộ có tiền

5 Landmesser | 2016 ngân sách Mong cao,

hộ giađình | Sự chênh lệch tiền lương giữa

tại Ba Lan | thành thị và nông thôn chủ yếu là năm 2012 | do sự khác biệt về đặc điểm lao

động giữa hai khu vực.

1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

(Nguôn: Tác giả tự tổng hợp)

Năm 2004, Liu đã sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư VLSS 1993 và 1998 dé nghiên cứu bất bình đăng giới về tiền lương tại Việt Nam Đối tượng

của nghiên cứu là người lao động có làm việc và có thu nhập trong độ tuôi từ 18

đến 60 Nghiên cứu áp dụng hàm tiền lương của Mincer (1974) và mở rộng thêm

với các biên giả vê dân tộc, tình trạng hôn nhân, nghê nghiệp, Đông thời, bài

nghiên cứu thực hiện phân tích chênh lệch tiền lương bằng phương pháp phân rã

Oaxaca — Blinder và cho thấy với mỗi năm đi học tăng thêm vào năm 1993, lao động nam nhận được mức lương cao hơn 5% so với lao động nữ Đến năm 1998,

8

Trang 17

số năm đi học tăng lên lại làm cho lương của lao động nữ cao hơn của lao động nam Sự thay đổi của tiền lương theo biến kinh nghiệm có dạng hình chữ U ngược, nghĩa là khi kinh nghiệm tăng đến một mức độ nào đó, thì số năm kinh nghiệm tăng lên sẽ không làm cho tiền lương tăng thêm nữa mà giảm đi Bên cạnh đó,

chênh lệch tiền lương năm 1998 giảm khoảng 6% so với năm 1993, chủ yếu do các nguyên nhân sau: 13% được giải thích bởi biến nghề nghiệp của nam và nữ, và 46% sự chênh lệch được giải thích bởi loại hình kinh tế Tuy nhiên, những thay đổi về trình độ học van đã làm tăng khoảng cách tiền lương, điều này có thé cắt nghĩa là do lao động nữ bị hạn chế các điều kiện để cải thiện trình độ học vẫn hơn

lao động nam.

Năm 2007, Binh và các cộng sự cũng sử dụng bộ số liệu VLSS năm 1993 và năm 1998 dé nghiên cứu bất bình đăng về thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị Các tác giả xem xét sự bất bình dang bằng cách sử dụng biến chi tiêu

tiêu dùng làm thước đo cho thu nhập Phương pháp được sử dụng trong bài nghiêncứu tương tự phương pháp phân rã Machado — Mata (2005) nhưng thay vì đánh

giá hàm mật độ thu nhập, phương pháp này áp dụng trực tiếp vào các phân vị của

thu nhập Kết quả cho thấy, trong năm 1993, bất bình đẳng trong thu nhập chủ yếu

do sự khác biệt về đặc điểm lao động và tập trung ở các biến dân tộc, giáo dục và tuổi Đến năm 1998, nguyên nhân của chênh lệch thu nhập chủ yếu gây ra bởi phan chênh lệch do hệ số hồi quy.

Hung T.P và các cộng sự (2007) sử dụng bộ số liệu VLSS 1993, VLSS 1998, VHLSS 2002 để nghiên cứu chênh lệch tiền lương giữa các nhóm lao động xét theo dân tộc ở Việt Nam, cụ thể là giữa nhóm lao động thuộc dân tộc Kinh — Hoa

với nhóm lao động là dân tộc khác Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy phân

vị theo dang hàm tiền lương của Mincer (1974) và phương pháp phân rã của Machado — Mata (2005) Biến phụ thuộc là logarit tiền lương theo giờ, được tính bang tổng lương và các khoản phụ cấp khác theo lương của công việc chính Các biến độc lập bao gồm: tuổi, biến giả đại diện cho dân tộc thiểu số, giới tính, tình

trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, khu vực làm việc (khu vực kinh té công lập

hay tư nhân), vùng kinh tẾ, nơi sinh sống (khu vực thành thị hoặc nông thôn) và trình độ học van Kết quả cho thấy có sự chênh lệch về tiền lương giữa nhóm lao động thuộc dân tộc Kinh — Hoa với nhóm lao động thuộc dân tộc thiểu số Chênh lệch tiền lương càng cao ở những phân vị càng thấp Ở phân vị càng cao, phần chênh lệch tiền lương được giải thích bởi phần chênh lệch về đặc điểm lao động càng lớn Tuy nhiên, phần chênh lệch này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, bằng khoảng

Trang 18

một phan ba tổng mức chênh lệch Phần chênh lệch tiền lương gây ra bởi chênh lệch do hệ số hồi quy giải thích phần lớn chênh lệch tiền lương giữa hai nhóm.

Trần Thị Tuấn Anh (2015) sử dụng bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư VHLSS năm 2002 và 2012 cùng phương pháp hồi quy phân vị và phương pháp phân rã Machado — Mata dé xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương người lao động ở khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời tác giả cũng xác định chênh lệch tiền lương của lao động giữa hai khu vực này Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,

thực sự có sự chênh lệch về tiền lương của người lao động giữa hai khu vực này,

cu thé là lao động ở thành thị có thu nhập cao hơn ở nông thôn trên mọi phan vi được xét Biến băng cấp có tác động mạnh đến tiền lương và bằng cấp càng cao thì mức lương người lao động nhận được càng lớn Ngoài ra, các biến độc lập được đưa vào mô hình hàm tiền lương như tình trạng hôn nhân, dân tộc, kinh nghiệm, nghề nghiệp, ngành của lao động cũng đều có tác động đến tiền lương người lao động Tổng chênh lệch tiền lương ở khu vực thành thị và nông thôn càng lớn khi xét ở phân vi càng cao Phan chênh lệch thu nhập được giải thích bởi sự khác biệt về đặc điểm lao động giảm theo từng phân vị nhưng luôn cao hơn 50% Ngược lại, phần chênh lệch do sự khác nhau về hệ số hồi quy chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng dần

theo phân vi được xét.

Bang 1.4 Tóm tắt các nghiên cứu trong nước

STT| Tácgi | Năm Số liệu Kết quả nghiên cứu

Số năm đi học, kinh nghiệm làm

Bộ dữ HỆ" vigc, nghề nghiệp và loại hình kinh Khao sit 1/8 ảnh hưởng đến chênh lệch tiền

1 Liu 2004 mực song luong theo gidi tinh.

dan cu l

VLSS 1993 Khoang cach tién luong theo gidiva 1998 tính năm 1998 đã giảm so với năm

Bộ số liệu Năm 1993, bất bình đăng trong

2 Binh và các 2007 VLSSnăm | thu nhập chủ yêu gây ra bởi sự

cộng sự 1993 và khác biệt vê đặc điêm lao độngnăm 1998 giữa hai khu vực.

10

Trang 19

Năm 1998, chênh lệch thu nhập

chủ yếu gây ra bởi chênh lệch do hệ số hồi quy.

Hung và các

Bộ sô liệu

điêu tra mứcsông dân cư

Có sự chênh lệch về tiên lương

giữa nhóm lao động thuộc dân tộcKinh — Hoa với nhóm lao động

thuộc dân tộc thiêu sô 2007 | (VLSS) nam

cộng sự „

1993, 1998 Nguyên nhân chủ yêu gây ra và VHLSS | chênh lệch tiền lương là do chênh 2002 lệch về hệ số hồi quy.

Thực sự có sự chênh lệch về tiền

lương của người lao động giữa hai

Bộ sô liệu khu vực thành thị và nông thôn.

khảo sát § , ,

` cà Băng câp có ảnh hưởng lớn đên

Trân Thị mức sông "

, 2015 tiên lương.

Tuân Anh dân cư năm

2002 và Chênh lệch tiền lương của lao

2012 động giữa khu vực thành thị và

nông thôn chủ yếu gây ra bởi sự khác biệt về đặc điểm lao động.

(Nguon: Tác giả tự tong hop)

Trang 20

CHƯƠNG 2

SÓ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề

Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS)

năm 2010 và 2018 của Tổng Cục Thống kê Việt Nam Đây được xem là bộ dữ liệu tổng quan về mức sống của cá nhân và hộ gia đình Việt Nam, được thực hiện khảo

sát hai năm một lần Nội dung thu thập từ cuộc khảo sát gồm:

Các thông tin nhân khẩu học của các thành viên trong hộ gia đình, bao gồm: tuổi, dan tộc, giới tính, tình trạng hôn nhân;

Thu nhập của hộ, gồm: mức thu nhập; thu nhập phân theo các nguồn thu từ tiền công, tiền lương; từ hoạt động sản xuất tự làm về nông, lâm nghiệp, thủy sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; và từ các nguồn thu khác; thu nhập phân theo các khu vực và các ngành kinh tế;

Chi tiêu của hộ: mức chỉ tiêu; chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi

(chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hóa, và chi khác theo danh mục

các nhóm/khoản chỉ tiêu dé tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng);

Trình độ học van, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên trong

Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế;

Tình trạng việc làm, thời gian làm việc;

Tai san, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh;

Hộ gia đình có hay không tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, tình

hình tín dụng của hộ;

Quản lý điều hành và quản lý rủi ro.

Đối tượng điều tra của khảo sát gồm các hộ dân cư (viết gọn là hộ), các thành viên trong hộ và các xã phường trên phạm vi tất cả các tinh/thanh phố trực thuộc

trung ương.

Số liệu về thu nhập và chỉ tiêu trong VHLSS được tính theo giá hiện hành của năm điều tra Tốc độ trượt giá có thé ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ thu nhập thực tế của người dân Vì vậy, số liệu về thu nhập bình quân đầu người được sử dung trong bài đã được quy đổi về cùng một năm gốc để so sánh mức tăng thu

12

Trang 21

nhập thực tế Năm 2018 được chọn làm năm gốc, thu nhập năm 2010 được quy đôi

về mức giá tương đương năm 2018 theo công thức sau:

Thu nhập bình quan da ời năm 2010

Thu nhập bình quân đầu u nhập binh quần đầu người năm

người năm 2010 theo giá ,

Chỉ sô giá tiêu dùng của năm 2010 so với

năm 2018

so sánh năm 2018

Công thức quy đổi này được tham khảo theo thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT quy định việc quy đối các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp hồi quy phân vị ước lượng hàm thu nhập

Phương pháp hồi quy phân vị được Koenker & Bassett giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1978 Phương pháp này xây dựng hàm hồi quy của biến phụ thuộc theo biến độc lập trên từng phân vị của biến phụ thuộc Hàm hồi quy phân vị tuyến tính có điều kiện của Y theo X ở phân vị 7 € (0,1) là hàm số Qz(Yi) = Xi Br Trong đó,

tham sô Bt được chọn sao cho tông chênh lệch sai sô ở phân vi r là nhỏ nhat.

Hôi quy phân vị có những ưu, nhược điêm như sau:Vé ưu điêm:

Thứ nhất, nêu như phương pháp OLS chỉ phản ánh được mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trên giá trị trung bình của biến phụ thuộc, hồi quy phân vị có thé thé hiện chi tiết mối quan hệ này trên từng phân vị của biến phụ

thuộc, đặc biệt là trong trường hợp biến phụ thuộc biến động nhiều.

Thứ hai, dé ước lượng OLS không bị chệch, các quan sát bất thường thường sẽ bị loại bỏ Trong khi đó, hồi quy phân vị sẽ không bị ảnh hưởng bởi các quan

sát bat thường do phương pháp này có tính 6n định (robustness).

Thứ ba, các kiêm định về tham số của phương pháp hồi quy phân vị không dựa vào tính chuẩn của sai số và cũng không dựa trên bất kỳ một giả định nào về dạng phân phối của sai số hồi quy Vì vậy, phương pháp này đặc biệt phù hợp dé áp dụng phân tích các mô hình hồi quy có hiện tượng phương sai sai số thay đồi hay trong trường hợp hàm phân phối của biến phụ thuộc bat dối xứng quanh giá

trị trung bình.

Vệ nhược điêm:

13

Trang 22

Một là, so với hồi quy tuyến tính OLS, các tính toán trong hồi quy phân vị phức tạp hơn Trong hồi quy OLS, nếu muốn tìm giá trị ước lượng của tham số hồi

quy dé tông bình phương sai số là nhỏ nhất, chúng ta có thé áp dụng các công thức tìm cực trị của giải tích toán học Trong khi đó, hồi quy phân vị ước tính các tham số hồi quy bằng cách giải bài toán quy hoạch tuyến tính Việc này sẽ khó khăn nếu

không có sự trợ giúp của máy tính.

Hai là, việc áp dụng phương pháp hồi quy phân vị cho các dạng hàm phi

tuyến tính còn khá hạn chế Các lý thuyết dé xử lý hiện tượng nội sinh hoặc tự

tương quan trong hồi quy phân vị còn chưa được phát triển đầy đủ.

Sự phù hợp của hồi quy phân vị khi áp dụng vào nghiên cứu chênh lệch thu

Thứ nhất, có thé thực hiện hồi quy phân vị tại bat kỳ một phân vi nào t €

(0,1) Khi các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoảng cách thu nhập, bên

cạnh việc phân tích sự khác biệt về thu nhập bình quân, họ cũng cần chú ý phân tích chênh lệch thu nhập ở các nhóm thu nhập khác từ thấp đến cao Do đó, áp dụng phương pháp hồi quy phân vi rất phù hợp để chỉ ra sự khác biệt giữa các

nhóm thu nhập.

Thứ hai, hàm phân phối của thu nhập bình quân đầu người thường là hàm

phân phối lệch phải Phương pháp hồi quy phân vị không đòi hỏi hàm phân phối của biến phụ thuộc phải dối xứng quanh giá trị trung bình.

Thứ ba, hồi quy phân vị có thé được thực hiện cùng lúc với nhiều phân vị khác nhau (cách nhau 5% hay 1%) Do vậy, chúng ta có thê thấy được tác động của các yếu tố đến thu nhập khác nhau ra sao trên từng phân vị Mỗi nhóm phân

vị của thu nhập có thé có những yếu tổ tác động khác nhau Từ đó, nhà nghiêu cứu có thể đưa ra các chính sách và kiến nghị phù hợp.

Chuyên dé thực hiện hồi quy phân vị đồng thời trên nhiều phân vị dé có cái

nhìn toàn diện về mẫu số liệu nghiên cứu Mặc dù hồi quy phân vi có thể ước lượng

trên tất cả các phân vị của biến phụ thuộc, nhưng do hạn chế về thời gian nên nghiên cứu chỉ thực hiện hồi quy ở các phân vi cơ bản là 0,1 ; 0,25 ; 0,5 ; 0,75 ; 0,9 Kết quả hồi quy tại những phân vị cơ bản này đủ dé làm cơ sở giúp chuyên đề

đưa ra các phân tích thông kê và đê xuât các chính sách.

14

Trang 23

2.2.2 Phương pháp phân rã chênh lệch thu nhập

Phương pháp phân rã chênh lệch bằng hồi quy phân vị được Machado — Mata (2005) đề xuất dựa trên phương pháp Oaxaca — Blinder (1973) Phương pháp phân rã Oaxaca — Blinder phân tách chênh lệch trung bình của biến phụ thuộc giữa 2

nhóm thành hai phần: chênh lệch gây ra do sự khác biệt về các bién độc lập và

chênh lệch gây ra do sự khác biệt về hệ số hồi quy giữa hai nhóm Các nhà nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp này để phân rã sự chênh lệch của tiền lương/thu

nhập theo giới tính cũng như chủng tộc (màu da) Bên cạnh vai trò là phương pháp

chủ đạo khi nghiên cứu về sự phân biệt đối xử, phương pháp Oaxaca — Blinder có

thê được áp dụng rộng khắp khi thực hiện nghiên cứu về sự chênh lệch của bất kỳ

biến đầu ra liên tục giữa hai nhóm hay giữa hai thời điểm.

Giả thiết căn bản của phương pháp Oaxaca — Blinder là các biến phân tích thỏa mãn giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính.

Goi k : số tham số,

Y : biến phụ thuộc,

Y : giá trị trung bình của biến phụ thuộc,

X : ma trận n x k bao gồm giá trị cụ thé của các yếu tổ tác động

đến biến phụ thuộc.

X : ma trận k x | các giá trị trung bình của các yếu tô trong X, Xi= (1 X¿¡ Xp)!

B : vecto các tham số hồi quy,

B : vecto là ước lượng của ZB

Ta có hàm hồi quy tuyến tính: Y =X/+~u

Khi đó, hàm hồi quy mẫu có dạng: Y=X+e

Hàm hồi quy tuyến tính tại giá trị trung bình: Y = X'?

Giả sử cho 2 nhóm A và B, xét xem có bao nhiêu phần trăm trong phần chênh

lệch trong giá tri trung bình cua Y của 2 nhóm được giải thích bởi sự khác biệt của

các biến độc lập X Khi đó, hàm hồi quy trung bình giữa 2 nhóm như sau:

Nhóm A: Y4= X'4f, (1.1) Nhóm B: Y;= X'zỞ, (1.2)

15

Trang 24

Lay (1.1) — (1.2) ta được chênh lệch trung bình giữa 2 nhóm A và B:

Yạ — Yp = X'sB, — X;?Ð,

Hay Ya — Ys = ( X'sB, — X';Ø,) + (X's B, — X';Ð,) Suyra Y,4—Yg=(X,-Xg)’ B, + X'3(B,- Ba)

Độ chênh lệch trung bình được phân rã thành 2 phan:

(Xu - Xp)' B, : là phần giải thích được do sự khác biệt về giá tri/ đặc tính của

các biên độc lập.

X' al Ø„_ By) : là phan chưa giải thích được từ sự khác biệt về giá trị hay đặc

tính của các biến độc lập, gây ra bởi chênh lệch về hệ số hồi quy giữa 2 nhóm Trong các nghiên cứu của Oaxaca (1973), Dalton (1977), Dunn (1986) và một sỐ nghiên cứu khác, phan lệch này chính là thé hiện cho sự bat bình đăng hoặc su phân biệt đối xử trong xã hội.

Chuyên đề tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân rã chênh lệch của Machado

- Mata (2005) trên từng phân vi của thu nhập bình quân giữa hai nhóm hộ ở hai

khu vực thành thị và nông thôn Kết quả phân rã sẽ cho thấy phần chênh lệch thu nhập gây ra bởi chênh lệch của các biến độc lập giữa hai nhóm hộ và phần chênh

lệch gây ra do khác biệt về hệ số hồi quy Phần chênh lệch gây ra do chênh lệch về giá trị của các biến độc lập cũng chính là sự khác biệt về đặc điểm của hộ và chủ hộ giữa hai khu vực Phần chênh lệch gây ra do khác biệt về hệ số hồi quy được

xem như là sự khác biệt trong chế độ đãi ngộ đối với người lao động và cũng được xem là thể hiện của vấn đề phân biệt đối xử trong đãi ngộ đối với các nhóm hộ ở

hai khu vực thành thi - nông thôn.

2.2.3 Mô hình nghiên cứu

Hàm phân phối của biến thu nhập bình quân hộ gia đình là hàm phân phối

bất cân xứng Khi lấy logarit nepe của thu nhập ta được biến mới có hàm phân phối chuẩn, phù hợp với giải thiết của mô hình hồi quy tuyến tính Vì vậy, biến

phụ thuộc trong mô hình hồi quy là biến In-thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình Thu nhập bình quân năm 2010 được quy đôi về mức giá tương đương năm 2018 Sau khi điều chỉnh trượt giá, biến thu nhập bình quân được lấy logarit nepe rồi đưa vào hồi quy Mô hình hồi quy chung được trình bày như sau:

Ln (Y) = Bo + 61XI + B2X2 + + Bo-1Xn-1 + BnXn

16

Trang 25

Với Xj là các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập bình quan đầu người hộ gia

Dựa vào lý thuyết và tổng quan nghiên cứu được trình bày ở trên, các yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của hộ gia đình Việt Nam được chuyên đề đưa

vào mô hình nghiên cứu như sau:

Nhóm yêu tô liên quan dén hộ và các thành viên trong bao gồm:

Tỷ lệ phụ thuộc: được tính bang phan trăm tổng số người dưới 18 tuổi và trên

55 tuôi đôi với nữ hoặc trên 60 tuôi đôi với nam trong tông sô nhân khâu trong hộ.

Tuôi bình quân của lao động: nhận giá trị trung bình theo tuôi của các nhân

khẩu tham gia lao động của hộ.

Sô giờ làm việc bình quân của lao động: nhận giá trị trung bình của sô giờ

làm việc một ngày của các nhân khâu tham gia lao động trong hộ Nhóm yếu to liên quan đến đặc điển chủ hộ bao gồm:

Dân tộc: được thé hiện bằng một biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là người dân tộc Kinh hoặc Hoa, nhận giá tri bằng 0 nếu chủ hộ 1a người dân tộc

Giới tính: được thê hiện băng một biến gia, nhận giá tri băng 1 nếu người lao động là nam, nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động là nữ.

Tình trạng hôn nhân: được thê hiện bằng một biến giả, nhận giá trị bang 1 nếu chủ hộ đang hoặc đã từng kết hôn, nhận giá trị bằng 0 nếu chủ hộ chưa từng

lập gia đình.

Bằng cấp: là bằng cấp cao nhất cảu chủ hộ, thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ Bằng cấp được chia thành các nhóm: Không có bằng cấp, Tiểu học và Trung

học cơ sở, Trung học pho thông, Hoc nghé, Cao dang — Dai hoc — Sau dai hoc.

Nhóm chủ hộ không có bằng cấp được chọn làm nhóm cơ sở.

Nghề nghiệp: được chia thành các nhóm nghề Lãnh đạo — Quân đội, Chuyên

môn kỹ thuật, Nhân viên văn phòng, Dịch vụ — Bán hàng, Lao động kỹ thuật và

Lao động giản đơn Nghề nghiệp cu thé trong mỗi nhóm nghề phân chia ở trên được quy định trong bảng số liệu điều tra của VHLSS Nhóm nghề Lao động giản

đơn được chọn làm nhóm cơ sở.

Ngành kinh tế: gồm có Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ Nhóm ngành

Nông nghiệp được chọn làm nhóm cơ sở.

17

Trang 26

Biến định lượng được đưa vào mô hình bao gồm tỷ lệ phụ thuộc, tuổi bình quân, số giờ làm việc bình quân Các biến định tính như dân tộc, giới tính, tình trạng hôn nhân, bằng cấp, nghề nghiệp, ngành kinh tế được đưa vào mô hình hồi

quy dưới dạng biến giả.

Đưa các yêu tố ảnh hưởng đến thu nhập đã xác định ở trên vào hàm thu nhập,

ta được mô hình nghiên cứu sau:

InThunhapbq = Bo + Bi *tylephuthuoc + B2 *tuoibq + B3 *sogiolambq + Ba*dantoc + Bs *gioitinh + Bo *honnhan + B7 *bangcap + Bs *nghenghiep + Bo

2 tylephuthuoc Ty lệ số người phụ thuộc trong hộ (-)

3 tuoibq Tuổi bình quân của lao động trong hộ (+/-)

; Số giờ làm việc bình quân của lao

4 sogiolambq động trong hộ (+)

Dân tộc của chủ hộ (Biến giả: = 1 nêu

5 dantoc là người dân tộc Kinh/Hoa, = 0 nếu là (+)

các dân tộc khác)

Giới tính của chủ hộ (Biên giả, =1 nêu

6 gioitinh er aren (+)

chủ hộ là nam, =0 nêu chủ hộ là nữ)

Tình trang hôn nhân của chủ hộ (Biến

7 honnhan giả, = 1 néu dang hoặc đã từng kết hôn, | (4/-) = 0 nếu chưa từng lập gia đình)

Chủ hộ không có bằng cấp (Biến cơ

8 khongcobangcap

18

Trang 27

Băng cấp cao nhất của chủ hộ (Bién

giả: = 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp Tiểu học

hoặc Trung học cơ sở)

Băng cấp cao nhất của chủ hộ (Bién giả: = 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp Trung

học phổ thông)

Bang cấp cao nhất của chủ hộ (Biến

giả: = 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp Hoc nghề)

12 CaoDang_DaiHoc_ SauDaiHoc

Bang cấp cao nhất của chủ hộ (Biến

giả: = 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp Cao

đăng, Đại học hoặc Sau Đại học)

13LaoDongGianDon Chủ hộ là lao động giản đơn (Biến cơ

Nghề nghiệp chủ hộ (Biến gia: = 1 nếu

chủ hộ là quân đội hoặc lãnh đạo các

15ChuyenMonKyThuat Nghề nghiệp chủ hộ (Biên giả: = 1 nêu

chủ hộ làm nghề chuyên môn kỹ thuật)

16NhanVienVanPhong N ghé nghiệp chu hộ (Biến giả: = 1 néu

chủ hộ là nhân viên văn phòng)

Ngành kinh tế chủ hộ đang làm việc (Biến giả: = 1 nếu chủ hộ làm trong

ngành công nghiệp)

Nganh kinh té chu hé dang lam viéc

(Biến gia: = 1 nếu chủ hộ làm trong

ngành dịch vụ)

(Nguon: Tác giả tự tong hợp)

19

Trang 28

Bảng 2.2 Thống kê mô tả các biến năm 2010

Tén bién quan trung D9 lech nhỏ bán nhá t

sat binh nhat

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) Bảng 2.3 Thống kê mô tả các biến năm 2018

Tên biến quan rung Độ lệch ihe Gia trịsát bình chuân nhất lớn nhât

Trang 30

CHƯƠNG 3.

KET QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu nghiên cứu của chuyên đề phụ thuộc vào kích thước mẫu

điều tra của bộ số liệu VHLSS do Tổng cục Thống kê thực hiện.

Từ mau điều tra ban đầu của bộ số liệu VHLSS, chuyên đề tiến hành chon lọc các quan sát là chủ hộ từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ số liệu về thu nhập bình quân đầu người và giá trị của các biến giải thích Chủ hộ gia đình được định nghĩa như sau: “Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu,

quyết định những công việc của hộ Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ

hộ là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế

và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ.” [Phương án Khảo sát mức sống

dân cư năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đâu tu] Chủ hộ được xác định trong mẫu

điều tra là thành viên trong gia đình có mã thành viên là 1.

Với bộ số liệu VHLSS 2010, mẫu ban đầu có 9402 quan sát là tong số hộ

gia đình tham gia khảo sát, sau khi chọn lọc, bộ dữ liệu còn lại 7656 quan sát.

Trong 7656 quan sát này, có 5631 quan sát ở nông thôn (chiếm 73,55%) và 2025 quan sát ở thành thị (chiếm 26,45%).

Với bộ số liệu VHLSS 2018, sau khi chọn lọc từ 45839 quan sát ban đầu, mẫu số liệu còn lại 28967 quan sát có đầy đủ số liệu về thu nhập và các biến độc

lập dé có thé tiến hành hồi quy Trong tổng số 28967 hộ tham gia khảo sát, có 20885 hộ ở nông thôn (chiếm 72,10%) và 8082 hộ ở thành thị (chiếm 27,9%).

Bảng 3.1 Cơ cấu giới tính của chủ hộ ở thành thị và nông thôn

Trang 31

Năm 2018

Nông thôn 3725 17160 20885Thành thị 2395 5687 8082

Tổng 6120 22847 28967

Nguồn: Theo tính toán cua tác giả

Bảng 3.1 thé hiện số lượng chủ hộ phân theo giới tính và khu vực Ta có thé

thây ở cả 2 năm và ở cả 2 khu vực, sô lượng chủ hộ là nam đêu cao hơn sô chủ hộ

là nữ Cụ thể, năm 2010, số lượng chủ hộ là nam cao gấp 4,73 lần chủ hộ là nữ ở nông thôn , con số này là 2,44 lần ở thành thị Năm 2018, mức chênh lệch số lượng chủ hộ về giới tính giảm xuống một chút, số chủ hộ giới tính nam cao hơn nữ là

4.61 lần ở nông thôn và 2,37 lần ở thành thị.

'Tiên hành phân tô mẫu sô liệu theo băng câp cao nhât của chủ hộ, cơ câu chủ

hộ phân theo băng cấp và khu vực ở 2 năm 2010 và 2018 được thê hiện lần lượt

trong Hình 3.1 và Hình 3.2 dưới đây.

Hình 3.1 Tỷ lệ các nhóm bằng cấp theo khu vực năm 2010

hoc/Sau đại hoc

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

23

Trang 32

Theo kết quả mô tả năm 2010, tỷ lệ chủ hộ ở nông thôn có bằng cấp cao nhất bằng hoặc thấp hơn Trung học cơ sở chiếm đa số 81,3% (=21,6% + 59,7%) Ở cả

hai nhóm bang cấp thấp, không có bang cấp và bang Tiểu hoc — Trung học cơ sở, chủ hộ ở nông thôn có tỷ lệ cao hơn hắn so với chủ hộ ở thành thị Trong khi đó, ở những nhóm bang cấp cao từ Trung học phổ thông trở lên, nhóm chủ hộ ở thành

thị có tỷ lệ cao hơn hắn ở nông thôn Cụ thé, tỷ lệ chủ hộ có bang Trung hoc phô

thông ở thành thị là 10,8% (so với 7,2% ở nông thôn), bằng Học nghề là 20,9% (so với 9,0% ở nông thôn) và bằng Cao đăng — Đại học — Sau đại học là 17,4% (so với 2,6% ở nông thôn) Từ kết quả trên cho thấy, trình độ học vấn được thể hiện

qua chỉ tiêu bằng cấp cao nhất của chủ hộ ở thành thị cao hơn hắn ở nông thôn.

Hình 3.2 Tỷ lệ các nhóm bằng cấp theo khu vực năm 2018

Không có bằng _ Tiểu hoc/THCS THPT Học nghề Cao đẳng/Đại

câp học/Sau đại họcmNông thôn m Thành thị

(Nguôn: Theo tính toán của tác giả) Số liệu thống kê khi xét cơ cầu chủ hộ theo bằng cấp năm 2018 cho thấy trình

độ học vấn của nhóm chủ hộ ở nông thôn đã có xu hướng tăng lên Cụ thể, tỷ lệ chủ hộ không có bằng cấp đã giảm từ 21,6% trong năm 2010 xuống còn 17,7% trong năm 2018 Ngược lại, tỷ lệ chủ hộ có bằng Cao đăng — Đại học — Sau đại học

đã tăng từ 2,6% năm 2010 lên 4,0% trong năm 2018 Bên cạnh sự gia tăng trình

độ học vấn của nhóm chủ hộ ở nông thôn, trình độ học van của nhóm chủ hộ ở thành thị năm 2018 không có sự thay đổi nhiều so với năm 2010 Nhìn chung, tỷ lệ chủ hộ có bằng cấp bang hoặc thấp hơn Trung học cơ sở ở thành thị vẫn thấp

24

Trang 33

hơn ở nông thôn và tỷ lệ chủ hộ ở thành thị có bằng cấp từ Trung học phổ thông trở lên vẫn cao hon ở nông thôn Điều này thé hiện nhóm chủ hộ ở thành thị vẫn

luôn có trình độ học vấn cao hơn nhóm chủ hộ ở nông thôn ở cả hai thời điểm

Lao động giản Lãnh Chuyên môn Nhân viên văn Dịch vụ/Bán Lao động kỹđơn đạo/Quân đội kỹ thuật phòng hàng thuật

mNông thôn m Thành thị

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

25

Trang 34

Hình 3.4 Ty lệ các nhóm nghề nghiệp theo khu vực năm 2018

Lao động giản Lãnh Chuyên môn Nhân viên văn Dịch vụ/Bán Lao động kỹđơn đạo/Quân đội kỹ thuật phòng hàng thuật

mNông thôn m Thành thi

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) Ta có thé thay cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ ở cả 2 năm nghiên cứu khá tương đồng Cụ thể, ở nông thôn, tỷ lệ chủ hộ là lao động giản đơn ở cả hai năm

đều chiếm hơn 50% (55,2% năm 2010 và 53,6% năm 2018), tỷ lệ nghề nghiệp cao

thứ hai ở nông thôn trong 2 năm là lao động kỹ thuật (khoảng hơn 30%), tiếp theo sau đó lần lượt là nghề dịch vụ — bán hàng và chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ chủ hộ

làm nhân viên văn phòng và lãnh đạo — quân đội ở cả hai khu vực thành thị, nông

thôn trong 2 năm đều rất thấp ( khoảng 1% ở nông thôn và thấp hơn 5% ở thành thị) Ở thành thị, tỷ lệ chủ hộ làm các nghề lao động kỹ thuật, dịch vụ — bán hàng,

chuyên môn kỹ thuật và lao động giản đơn khá tương đồng, cơ cau không thay đổi

nhiều giữa 2 năm nghiên cứu.

Cơ cấu chủ hộ năm 2010 và 2018 phân theo ngành kinh tế và khu vực được

thé hiện lần lượt ở Hình 2.5 và Hình 2.6 dưới đây:

26

Trang 35

Hình 3.5 Tỷ lệ các nhóm ngành kinh tế theo khu vực năm 2010

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Hình 3.6 Tỷ lệ các nhóm ngành kinh tế theo khu vực năm 2018

(Nguôn: Theo tính toán của tác giả) Cơ cấu ngành kinh tế theo khu vực là tương đồng giữa hai năm 2010 và 2018.

Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ chủ hộ làm trong ngành nông nghiệp là cao nhất (54,9%

năm 2010 và 54,0% năm 2018), tỷ lệ chủ hộ làm trong ngành công nghiệp đứng

thứ hai và thấp nhất là ngành dịch vụ Ngược lại hoàn toàn với cơ cau nganh kinh tế ở nông thôn, ở thành thi, tỷ lệ chủ hộ làm trong ngành dịch vụ là cao nhất ở cả hai năm, đứng thứ hai là ngành công nghiệp và cuối cùng là ngành nông nghiệp.

27

Trang 36

3.2 Thue trạng về thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình năm 2010

và 2018

Hàm mật độ kernel là một phương pháp dạng phi tham số (non — parametric)

dùng để ước lượng hàm mật độ của đại lượng thong ké Hoanh d6 dinh cao nhat

của hàm mật độ kernel cho biết số mode của đại lượng thống kê đó Xét về hình dáng của hàm mật độ, đại lượng thống kê có hàm mật độ càng nhọn và hẹp thì càng ít biến thiên, ngược lại, hàm mật độ càng thấp và rộng sẽ cho thấy mức độ biến thiên nhiều hơn Về vị trí của hàm mật độ, nếu đường biểu diễn dịch chuyển sang phải hay sang trái cho thấy sự tăng lên hoặc giảm đi của đại lượng thống kê, không chỉ ở giá trị trung bình mà còn ở giá trị trên tất cả các phân vị của đại lượng thong kê đó.

Hình 3.7 Hàm mật độ thu nhập trên toàn bộ mẫu số liệu

Ham mat do log thu nhap binh quan

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả) Hình 3.7 biéu diễn hàm mật độ log-thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình trong 2 năm 2010 và 2018 Ham mật độ thu nhập năm 2018 dịch chuyền sang phải, nhọn và cao hơn so với năm 2010 Sự dịch chuyển sang phải của hàm mật độ cho thấy có sự tăng lên về thu nhập của chủ hộ sau 8 năm Bên cạnh đó, hàm mật độ thu nhập năm 2018 cao và nhọn hơn năm 2010 cho thấy mức độ biến thiên và phân tán thu nhập năm 2018 đã giảm đi, từ đó có thể thấy khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp đã được thu hẹp lại vào năm

28

Trang 37

Hình 3.8 Hàm mật độ thu nhập ở thành thị - nông thôn trong 2 năm

Ham mat do log thu nhap binh quan cua thanh thi - nong thon - 2010 Ham mat do log thu nhap binh quan cua thanh thi - nong thon - 2018Log Thu nhap binh quan Log Thu nhap binh quan

Nong thon Nong thon

Thanh thi Thanh thi

(a) (b)

(Nguon: Theo tinh toán cua tác giả)

Hinh 3.8 cho thay sự khác biệt rõ rệt về thu nhập của chủ hộ ở thành thị và nông thôn Hàm mật độ thu nhập bình quân của chủ hộ ở nông thôn ở bên trái, thấp

và rộng hơn so với hàm mật độ thu nhập của chủ hộ ở thành thị ở cả hai năm 2010

(Hình 3.8(a)) và năm 2018 (Hình 3.8(b)) Điều này cho thay nhóm hộ ở nông thôn

có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và biến thiên nhiều hơn so với khu

vực thành thị ở cả hai năm.

Hình 3.9 Hàm mật độ thu nhập trong 2 năm ở nông thôn và thành thị

Ham mat do log thu nhap binh quan cua nong thon Ham mat do log thu nhap binh quan cua thanh thi

(Nguon: Theo tính toán của tác giả)

Hình 3.9(a) và (b) cho thấy hàm mật độ thu nhập bình quân ở cả hai khu vực thành thi và nông thôn đều dịch chuyển qua phải theo thời gian, nghĩa là sau 8 năm, thu nhập bình quân hộ gia đình ở cả hai khu vực đều tăng lên Vẻ hình dáng,

hàm mật độ thu nhập năm 2018 ít phân tán hơn năm 2010 ở cả hai khu vực thành

thị và nông thôn.

29

Trang 38

3.3. Hồi quy phân vị hàm thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình

Kết quả hồi quy hàm thu nhập của nhóm hộ ở hai khu vực nông thôn và thành thị trong năm 2010 và năm 2018 được trình bày lần lượt trong Bảng 3.2 và Bảng

3.3 dưới đây.

Bảng 3.2 Kết quả hồi quy phân vị hàm thu nhập bình quân của nhóm

hộ ở nông thôn và thành thị năm 2010

Ngày đăng: 09/04/2024, 17:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w